Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

ĐỀ (6) KTĐK CUỐI HK IInh 2010 2011MÔN TIẾNG VIỆT 5* ĐỌC THẦM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.95 KB, 2 trang )

LUYỆN TẬP ÔN THI CUỐI NĂM – LỚP 5
2
ĐỀ 23 – MÔN TIẾNG VIỆT

Họ và tên :………………………………………………………
Ngày kiểm tra :…………………………………………………….

VƯỜN VẢI CÔN SƠN
Lên núi Côn Sơn, chúng ta nhìn thấy một cảnh đẹp mới của miền di tích lòch sử
này: “ Vườn quả Bác Hồ”. Mùa này, vải thiều được mưa xuân đang rộ hoa. Những cây vải
thiều, trông trên núi xuống, giống như mâm xôi. Nhìn từ trên cao xuống, thấy những mâm
xôi màu xanh ấy nở đầy hoa và điểm những lá non mới bật lên sau những trận mưa đầu
năm.
Hễ có chim tu hú về kêu là cùng thời kì vải thiều ra mã. Thời kì ấy, quả vải bắt đầu
chín, cứ đỏ dần từ cuống cho đến toàn quả vải. Vườn vải lúc ấy đỏ ối, đỏ tím, đủ các sắc
độ của màu đỏ… nói không tả hết vẻ đẹp của ba nghìn cây cùng chín đỏ dưới nắng tháng
năm.
Mùa vải ra hoa, từ mờ sáng đã có hàng ngàn hàng vạn con ong bay đến vườn vải,
hương vải lan toả lâng lâng thấm vào hồn người. Thật kì lạ, ở đầu những chùm hoa vải có
nhiều giọt nước long lanh, tưởng như đấy là như đấy là những giọt nước mưa. Mà đúng
buổi đêm có chút mưa bụi thật. Nhưng chính đây là những giọt nước đã ngọt chất mật của
vải rồi … Ta đưa lưỡi nhấp thử, thấy những giọt ấy ngọt và thơm, thơm mùi vò của vải
thiều đang làm mật…
Mùa vải chín cũng là dòp Tết Đoan Ngọ. Ta vẫn có tục giết sâu bọ và quả vải phải
được hái sớm để ăn Tết mồng năm ấy. Vì thế, ta có hai loại quả vải : vải sớm, vải muộn.
Quả vải sớm còn hơi chua, hột to, cùi chưa dày lắm; quả vải muộn, hột be bé nhiều khi chỉ
bằng hột đậu đen và cùi thì rất dày, gần như chỉ toàn cùi, ăn ngọt lự như đường phèn.
(Theo Quang Dũng – “Về Côn Sơn”)
Dựa vào nội dung bài “ Vườn vải Côn Sơn” hãy làm các bài tập sau:
1. Vườn quả Bác Hồ ở núi Côn Sơn là cảnh đẹp của:
a. Một danh lam thắng cảnh Côn Sơn b. Miền di tích lòch sử Côn Sơn


c. Khu bảo tồn di sản thiên nhiên Côn Sơn d. Một cảnh đẹp nổi tiếng ở vùng núi Côn Sơn
2. Vì sao nói không thể tả hết vẻ đẹp của ba nghìn cây cùng đỏ chín dưới nắng tháng năm?
a. Vì các quả vải lúc đó đỏ ối, đỏ tím,… đủ các sắc độ của màu đỏ.
b. Vì chim và tu hú bay về kêu vang khi vườn vải bắt đầu chín đỏ.
c. Vì từ mờ sáng đã có hàng ngàn, hàng vạn con ong bay lượn trên các quả vải đang đỏ dần.
d. Vì vào thời kì ấy, quả vải bắt đầu chín, cứ đỏ dần từ cuống, cho đến toàn quả vải.
3. Mùa vải chín vào dòp nào trong năm?
a. Tết Nguyên Đán b. Tết Trung thu c. Tết Đoan Ngọ d.Lễ Giỗ tổ Hùng Vương
ĐIỂM
4. Quả vải muộn mang đặc điểm gì thật hấp dẫn?
a. Còn hơi chua, hột to, cùi chưa dày lắm.
b. Hột be bé, cùi thì rất dày, ăn ngọt lự như đường phèn.
c. Nhiều giọt nước long lanh, tưởng như đấy là như đấy là những giọt nước mưa.
d. Ngọt và thơm, thơm mùi vò của vải thiều đang làm mật.
5. Nội dung chính của bài văn là gì?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
6. Các câu trong đoạn văn sau được liên kết với nhau bằng cách nào?
“Mùa vải chín cũng là dòp Tết Đoan Ngọ. Ta vẫn có tục giết sâu bọ và quả vải phải được hái sớm để
ăn Tết mồng năm ấy. Vì thế, ta có hai loại quả vải : vải sớm, vải muộn.”
a. Bằng cách dùng từ ngữ nối. Đó là từ ngữ : ………………………………………………………………………………………………………
b. Bằng cách thay thế từ ngữ. Đó là từ ngữ: …………………………………………………………………………………………………………
c. Bằng cách lặp từ ngữ. Đó là từ ngữ : …………………………………………………………………………………………………………………
d. Bằng cách dùng quan hệ từ. Đó là từ ngữ : …………………………………………………………………………………………………….
7. Câu nào dưới đây là câu ghép?
a. Mùa vải thiều chín cũng là dòp Tết Đoan Ngọ.
b. Những cây vải thiều, trông trên núi xuống, giống như mâm xôi.
c. Vì thế, ta có hai loại quả vải : vải sớm, vải muộn.
d. Ta vẫn có tục giết sâu bọ và quả vải phải được hái sớm để ăn Tết mồng năm ấy.
8. Dấu phẩy trong câu: “Thời kì ấy, quả vải bắt đầu chín, cứ đỏ dần từ cuống cho đến toàn quả vải.”

(1) (2)
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
9. Từ “xuân” trong câu: “Mùa này, vải thiều được mưa xuân đang rộ hoa.” được dùng với nghóa gốc hay
nghóa chuyển?
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
10. Dấu hai chấm trong câu sau: “Vì thế, ta có hai loại quả vải : vải sớm, vải muộn.” có tác dụng gì?
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
11. Đặt 2 câu để phân biệt nghóa của từ đồng âm “vải”
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

12. Chọn câu trả lời đúng nhất về tác dụng của dấu ngoặc kép:
a. Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó.
b. Đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghóa đặc biệt.
c. Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời nói trực tiếp của nhân vật.
d. Chỉ có câu a và b đúng.

13. Trong câu văn sau :
Lên núi Côn Sơn, chúng ta nhìn thấy một cảnh đẹp mới của miền di tích lòch sử này: “ Vườn quả
Bác Hồ.” dấu ngoặc kép có tác dụng gì?
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

×