Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

NHÂN VIÊN CÔNG sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.33 KB, 24 trang )

NHÂN VIÊN CÔNG SỞ
I. Các kiểu nhân viên nơi công sở:
1. Nhân viên theo chủ nghĩa cá nhân
Những người theo chủ nghĩa cá nhân không muốn nhà lãnh đạo lúc
nào cũng kè kè bên họ. Họ thích làm những thứ của riêng họ.
Họ có thể là những người thích vượt trội hơn những người xung
quanh, hoặc họ là những người đủ vô tâm và đủ thông minh để
động viên chính họ, hoặc những người sẽ làm việc trong thời gian
và cách làm riêng của họ.
2. Nhân viên phụ thuộc
Những nhân viên phụ thuộc lại khác với những nhân viên thuộc
kiểu chủ nghĩa cá nhân. Theo tự nhiên, họ không muốn làm việc
một mình. Với họ, các nhà lãnh đạo là tâm điểm của tất cả những
điều họ làm.
Những người phụ thuộc có thể là những người cần mức độ an toàn
và quyền lợi cao trong công việc, sự đảm bảo mà chừng nào sếp
thấy ổn, họ cũng thấy ổn. Họ có thể cũng là những người thích lúc
nào cũng bận rộn và hạnh phúc nhất khi có một chuỗi công việc ổn
định do sếp giao cho. Họ cũng có thể là những người thích sự rõ
ràng trong công việc, những người cần biết điều gì sẽ tiếp diễn, và
những người chỉ có thể nhận thông tin này từ một ông chủ có hiểu
biết.
3. Nhân viên hợp tác
Những người hợp tác là những người cần được nằm trong mối
quan hệ với những người khác, đặc biệt là lãnh đạo nhóm. Họ có
thể là những người muốn được cảm thấy mình cần thiết, muốn
được ngưỡng mộ và muốn được cảm thấy đặc biệt.
Những người muốn được cảm thấy cần thiết sẽ dựa vào tình cảm
của sếp để cảm thấy họ là thành viên đáng giá trong nhóm. Họ
không mong gì hơn là được gọi vào lúc khẩn cấp.
Những người muốn được ngưỡng mộ khao khát được thừa nhận.


Càng nhiều công việc của họ được làm để gây ấn tượng với những
người khác, đặc biệt là với sếp.
Những người muốn được cảm thấy đặc biệt muốn được thừa nhận
vì tài năng và những đóng góp đặc biệt. Sự thừa nhận này đặc biệt
có giá trị khi xuất phát từ nhà lãnh đạo, nhất là vào lúc họ không
trông đợi có được điều đó.
II. Những thói xấu của nhân viên nơi công sở:
Khi làm việc, có bao giờ bạn để ý sếp của mình luôn tỏ ra khó chịu
với một hay một vài nhân viên nào đó chưa? Đấy chính là thái độ
“không thích” cuả sếp với tính cách cũng như phương pháp làm
việc của những nhân viên này.
Vậy, họ là người như thế nào mà lại gây mất thiện cảm với mọi
người cũng như với sếp như vậy. Dưới đây là những mẫu nhân
viên mà các vị sếp không thể nào “ưa nổi”.
1. Không chuẩn bị trước
Cuộc họp về dự án của bạn bắt đầu cũng là lúc bạn lục tung cặp tài
liệu tìm bản dự toán. Cả cơ quan khó chịu và bạn chắc chắn mất
điểm trong mắt sếp. Hãy dành 15 phút trước mỗi cuộc họp hoặc
buổi gặp gỡ nào đó với đối tác để chuẩn bị những thứ cần thiết.
Đây là thói quen đầu tiên giúp bạn tạo được thương hiệu cho mình
và giải tỏa được nỗi bực tức cho người khác.
2. Ba phải
Sếp bảo mẫu thiết kế đó tồi, bạn gật gù. Sếp thích màu xanh đồng
phục, bạn cũng cho rằng nó tinh tế. Anh bạn đồng nghiệp khen
"Trai Nhảy" hay, bạn cũng bảo nó xuất sắc. Kiểu "nói đông cũng
gật bảo tây cũng ừ" ấy chẳng làm bạn được mọi người yêu quý mà
còn khiến bạn đánh mất chính kiến. Hãy học cách phản bác đúng
đắn để bảo vệ ý kiến, sáng tạo của mình. Điều này cần thiết để bạn
trở thành một người mạnh mẽ, tin cậy.
3. Phơi bày quá nhiều đời tư

Chồng rượu chè, ở bẩn. Mẹ chồng khắt khe. Con cái học hành
chẳng ra gì Đừng ngộ nhận đó là những chủ đề hấp dẫn cho
người ngoài cuộc. Hầu hết mọi người đều muốn quan tâm tới đời
tư người khác nhưng chỉ một chừng mực nào đó thôi; còn nếu quá
nhiều thì họ chỉ lắng nghe vì lịch sự. Nếu quá bức xúc hoặc ngột
ngạt trong đời sống gia đình, hãy tìm một chuyên gia hoặc một
người bạn thân chứ đừng bắt đồng nghiệp mất thời gian nghe bạn
giải tỏa căng thẳng.
4. Mượn đồ người khác
Tiện bút ở bàn bên cạnh, bạn mượn để ký vào bản cáo. Sẵn cái
máy tính của ai đó, bạn tranh thủ nhấn vài nút. Sticker dập ghim
của mình đi đâu mất thì bấm nhờ của cô em cùng phòng. Việc này
cũng chẳng sao nhưng cái tệ là bạn quên phéng việc đặt chúng vào
vị trí cũ. Cái sự lung tung của bạn không chỉ đảo lộn trật tự trong
phòng mà còn khiến người khác bực mình. Hãy dán tên bạn vào
những vật dụng riêng và nhớ cất đúng chỗ để khỏi làm phiền người
khác.
5. Nói điện thoại oang oang
Có thể bạn chẳng để ý đến volume của mình khi đã ở cao trào buôn
điện thoại nhưng mỗi lần bạn nhấc máy là thế nào cả phòng cũng
ngừng làm việc. Đừng cho rằng cái giọng cha sinh mẹ đẻ của tôi có
thể nói chuyện dài hơn hoặc giảm giọng thấp đến mức có thể và
nhanh chóng kết thúc cuộc điện thoại để trả lại sự yên tĩnh cho cơ
quan.
6. Thiếu tự tin
Ai có thể giao việc cho một người không tin vào chính bản thân
mình. Sự thiếu tự tin không chỉ khiến bạn nhu nhược mà còn làm
cho các đồng nghiệp khác coi thường còn sếp thì đánh giá thấp.
Hãy mạnh dạn đảm nhận những việc mình có thể, liệt kê những lỗi
mình hay mắc để tránh. Hãy làm việc với tinh thần bạn là một

trong những mắt xích của công ty và hãy chứng tỏ mắt xích đó vô
cùng quan trọng.
Một nhân viên nhút nhát khi gặp bất kỳ khó khăn nào trong công
việc cũng không dám hỏi,vì họ sợ mọi người sẽ chê cười hoặc
trách mắng. Hơn nữa, khi trong phòng làm việc có một nhân viên
nhút nhát thì cả ngày bạn cũng không nghe được một câu nói nào
của người này, họ không dám nói vì sợ nói sai điều gì.
Là một vị sếp phụ trách những nhân viên như thế, bạn có thấy ngán
ngẩm? Trong những cuộc họp họ chỉ như những cái bóng, có mặt
như một điều kiện đủ chứ không bao giờ tham gia hoặc có bất kỳ ý
kiến nào. Chính vì thế những vị sếp sẽ không bao giờ để ý hay cất
nhắc những nhân viên này hoặc sẽ không chấp nhận họ làm việc
một cách thụ động như vậy, việc đào thải chỉ là vấn đề thời gian
mà thôi.
7. Dài dòng
Trưởng phòng chỉ hỏi lúc này là mấy giờ rồi, thế là bạn ra sức giải
thích lý do mình đi muộn. Sếp hỏi đã ăn sáng chưa mà bạn kể mất
năm phút việc tại sao mình phải nhịn. Sự dài dòng trong tất cả
những vấn đề bạn đề cập khiến cả công ty sợ mỗi khi bạn phát
biểu, nhất là trong những cuộc họp của cả cơ quan. Giải pháp duy
nhất cho bạn có lẽ là sự tập trung vào câu hỏi, nắm ý chính và
nhằm đúng trọng tâm để trả lời.
Nguồn :Bạn trẻ_cuộc sống 24h
8. Vung tay quá trán
Trong thời đại người khôn của khó, kiếm được đồng tiền đâu phải
dễ. Ấy vậy mà cái kiểu tiêu tiền “kiếm củi ba năm đốt một giờ”
không những tồn tại mà dường như nhiều hơn.
9. Ôm đồm
Mình luôn tự hào về lượng công việc của mình làm thường gấp 2-3
lần so với nhân viên khác. Không cần quan tâm công việc đó khó

hay dễ, có nằm trong khả năng hay không mà chỉ cần ai đó nhờ
làm việc này hay việc kia thì đều nhận lời.
Để không bị tụt hậu so với các đối thủ, bạn đã phải làm việc ngày
đêm. Để có được số lượng kếch xù, bạn không hề quan tâm tới
chất lượng sản phẩm. Những mong nhận .
10. Khen trước mặt - chửi sau lưng
Mặc dù không hài lòng với sếp từ cách làm việc đến ứng xử thế
nhưng bạn luôn phải tươi cười và nịnh nọt. Bạn khen sếp hôm nay
phong độ quá, sếp diện bộ này trông lịch sự và trẻ hơn nhiều…
Nhưng sau lưng ra sức nói xấu đại ý lão ta là đồ vô tích sự
11. Kiêu ngạo :
Bước vào công ty chẳng thèm nhìn hay chào ai. Thậm chí, mình là
cấp trên nên tự cho mình có quyền đi trễ, về sớm trong công việc.
Với cấp dưới thì luôn nạt nộ, quát tháo, hống hách thậm chí chửi
bới để ra oai. Tự khoe mình quá mức nhằm nâng mình lên trên
người khác, coi thường, khinh chê người khác, chà đạp, trèo lên
vai, lên cổ người khác để mình được cao hơn.
Nguon 24h.com.vn
12. Thấy người sang bắt quàng làm họ
Đây là những người luôn tỏ ra mình quen biết, thân thiết lãnh đạo,
những nhân vật quan trọng, coi đó là cách để nâng cao giá trị bản
thân.
Hưng là trưởng phòng của một sở ở tỉnh. Gặp nhau lúc thì Hưng
khoe hôm qua mới nhậu với vị giám đốc nọ, lúc bảo giám đốc kia
mới đến nhà chơi. Khi nghe ai nói về một vị nào đó, anh luôn
chứng minh vị đó quen biết hoặc thân thiết với mình.
Một lần nghe người quen nhắc đến vị lãnh đạo nọ, lập tức Hưng
nói: “Tớ mới nhậu với ông ấy hôm qua”. Sự thực thì vị đó đi công
tác xa.
Lần khác, khi nghe anh bạn nói ngày mai sẽ gặp vị lãnh đạo một sở

nọ để giải quyết việc riêng, Hưng sốt sắng: “Tưởng ai chứ tay ấy
mình quá thân, mình mới nhậu với lão ấy hôm kia, có cần để mình
dẫn đi”. Anh bạn suýt phì cười vì vị lãnh đạo ấy là nữ và không
bao giờ nhấp một ngụm rượu.
Cho đến một lần, Hưng được mời dự tiệc tại nhà một cán bộ. Vừa
đến nơi, anh đã oang oang với chủ nhà: “Này, thế tay chủ nhiệm
của cậu hôm nay có đến không? Tớ thân với cha ấy lắm đấy! Có gì
khó khăn cứ nói, tớ bảo một cái là xong ngay ấy mà”.
Không ngờ “cha” chủ nhiệm lúc ấy đang đứng ngay cạnh, nhìn
Hưng từ đầu đến chân rồi thủng thẳng: “Chắc anh nhầm chứ hình
như tôi chưa gặp anh lần nào!”.
13. Nịnh trên, nạt dưới
Đây cũng là kiểu người khá phổ biến trong công sở. Họ là những
người với cấp dưới thì luôn nạt nộ, quát tháo, hống hách thậm chí
chửi bới để ra oai, nhưng với cấp trên lại “nhũn như con chi chi”.
Ví dụ:Một lần, anh Khoa (TP HCM) đến một cơ quan liên hệ công
tác, gặp lúc vị cấp phó của một bộ phận đang đỏ mặt tía tai mắng
nhân viên như tát nước. Lý do chỉ là cô gái khi dọn dẹp vô tình làm
vỡ mất chiếc bình hoa.
Cuộc "tổng xỉ vả" đang lúc cao trào thì cấp trên đến. Lập tức, vị
cấp phó kia thay đổi thái độ, quýnh quáng chạy ra bắt tay. Anh ta
hai tay cứ xoa mãi vào nhau, dạ lấy dạ để, nom đến tội, thật khác
hẳn thái độ lúc nãy.
Tìm hiểu mới biết, anh này chẳng tài cán gì nhưng biết khéo chiều
lòng cấp trên, thuộc lòng ngày giỗ, chạp, sinh nhật của gia đình các
sếp nên được cất nhắc. Vì vậy, anh em mới gọi anh ta là “công
công”.
14. Đi muộn về sớm
Với họ, khái niệm “giờ hành chính” chỉ dành cho khách đến liên
hệ. Buổi sáng quy định làm việc lúc 8 giờ nhưng có khi đến 9 giờ

chưa thấy. Đến nơi còn đủng đỉnh làm mấy tuần trà và hơn 10 giờ
thì đã “lặn không sủi tăm”.
14 giờ chiều họ đến cơ quan, việc đầu tiên là nghe ngóng xem đã ai
có “chương trình” gì chưa? Nếu chưa thì nháy nhau, điện thoại để
“thiết kế” và 16 giờ thì bộ sậu đã họp đủ ngoài quán để cùng “bàn
loạn” công việc cơ quan.
Lý do của những nhân viên này đưa ra để biện minh cho hành
động đi làm muộn của mình thì rất nhiều. Nào là: tắc đường, hỏng
xe, đưa con đi học vv và vv…Nếu những lý do này được đưa ra từ
1 đến 2 lần thì sếp có thể thông cảm cho bạn, còn ngày nào cũng
chỉ có những “nguyên nhân gây chậm trễ” đó thì dù sếp dễ tính đến
mấy chắc chắn cũng phải có ý kiến.
Việc đến muộn của nhân viên không những sẽ gây xáo trộn hoặc
làm trì trệ công việc mà còn vi phạm quy định giờ làm việc của
công ty. Và việc này sẽ tạo ra một tiền lệ xấu cho những nhân viên
khác. Không vị sếp nào muốn mình đến công ty trước rồi phải ngồi
chờ nhân viên đến. Chính vì thế bạn nên sắp xếp và bố trí công
việc một cách hợp lý để luôn đến công sở đúng giờ quy định.
15. Buôn dưa lê
Căn bệnh này tưởng chỉ có bên ngoài xã hội, thực tế lại khá phổ
biến ở công sở, nhất là trong cơ quan nhà nước. Đến cơ quan là các
bà, các chị, các cô lại xúm lại một chỗ nói đủ thứ chuyện trên trời
dưới đất: Mặt hàng nào tăng giá, hạ giá, cô nào có bộ váy mới, bà
nào giảm được mấy cân, anh nào bị vợ cắm sừng, chuyện đụng xe,
rồi cả chuyện con chó cưng bị đau bụng… Tóm lại chẳng chuyện
nào liên quan đến công việc.
Điều lạ là các quý ông cũng không chịu thua nếu không muốn nói
có mặt còn hơn. Chẳng thế mà ngày nào cũng gặp, nhậu với nhau
mà không hết chuyện.
Có khác chăng là đề tài của các quý ông có tầm “vĩ mô” hơn, như

chuyện lão trưởng phòng nọ kém tài nhưng giỏi nịnh nên lên chức,
dự án kia khó có tính khả thi, rồi vì sao giá dầu thế giới giảm đã
lâu mà giá xăng trong nước chưa giảm, nhà hàng nào có món ăn
ngon và tiếp viên bắt mắt…
Mỗi chuyện tại sao nhà nước lại phải trả lương cho thời gian vô bổ
của họ thì chẳng thấy ai nói đến.
16. Thích chê bai
Người tốt đến mấy họ cũng tìm cái để chê. Với họ, không ai tốt,
không ai giỏi cả, trừ họ. Lãnh đạo nghiêm khắc thì chê khô cứng,
máy móc không có tình cảm. Lãnh đạo dễ dãi thì chê dốt, không
biết quản lý. Lãnh đạo ôn hòa, chê dĩ hòa vi quý, không có cá tính.
Bị giao nhiều việc thì chê dốt, không biết làm gì, làm lãnh đạo thế
ai chả làm được. Giao ít việc hoặc không giao việc, chê không biết
dùng người. Người nhiệt tình bị chê háo danh, ngựa non háu đá.
Người có ý chí phấn đấu: chê cơ hội, thủ đoạn. Người ít đấu tranh:
chê ngậm miệng ăn tiền. Người hay đấu tranh: chê thọc gậy bánh
xe…
Chỉ có một điều là họ rất sợ và không bao giờ muốn nghe người
khác chê mình.
17. Quá tinh vi
Trong các cuộc họp hay trong những buổi liên hoan, sinh nhật của
của công ty, mọi người sẽ đều phải “chịu trận” những buổi diễn
thuyết hoặc bảng thành tích của một số nhân viên nào đó. Nôi dung
của những buổi diễn thuyết này sẽ chỉ xoay quanh các vấn đề: họ
giỏi như thế nào? họ biết những gì? Hay họ đã gặp và làm quen với
những người nổi tiếng ra sao? vv và vv… Nhiều khi sự nổ thái quá
của những nhân viên này đều gặp phải những cái nhăn mặt khó
chịu của lãnh đạo và của nhiều đồng nghiệp khác nữa.
Có thể những nhân viên này có trình độ thực sự đáng để người
khác khâm phục. Nhưng trước mặt sếp họ cũng chỉ là những nhân

viên cấp dưới, cũng phải nên tỏ thái độ tôn trọng với những người
chức vụ cao hơn mình. Hơn nữa nếu họ chỉ “tự cao tự đại” trong
lời nói mà thực tế lại không làm được việc thì sớm muộn gì những
nhân viên này cũng sẽ bị nghỉ việc hoặc điều sang làm những công
việc khác đơn giản và lương thấp hơn nhiều. Và đương nhiên,
những quyết định này cũng đến từ những vị sếp đáng kính.
18. Suốt ngày than vãn
Bạn thử hình dung nếu cùng làm với một đồng nghiệp suốt ngày
than vãn thì sẽ khó chịu như thế nào? Hầu như ngày nào bạn cũng
phải “chịu trận” bằng những lời than vãn, trách móc về mọi thứ,
mọi đối tượng mà không hiểu ngòai việc “giỏi trách móc” ra thì
những nhân viên này có khả năng làm được việc khác hay không?
Sếp bạn chắc chắn cũng sẽ có những suy nghĩ giống bạn.
Một nhân viên hay than vãn không những tạo ra áp lực cho công
việc của chính họ mà còn gây khó chịu và ảnh hưởng đến tâm lý
làm việc của những nhân viên khác. Điều này sẽ làm sếp không hài
lòng và chắc chắn những nhân viên hay than vãn này sẽ rơi vào
“tầm ngắm” cần phải điều chỉnh của sếp.
19. Hay nói dối
Nếu như được sếp giao cho công việc nhưng vì một lý do nào đó
bạn đã không hoàn thành. Và để chữa cháy cho tình huống này bạn
sẽ bịa ra một loạt lý do để sếp tin rằng đấy không phải do lỗi của
bạn. Dần dần, bạn sẽ có thói quen tìm ra mọi lý do để bản thân
không phải chịu trách nhiệm trước mọi công viẹc không đuợc hoàn
thành. Bạn nghĩ sếp sẽ không phát hiện ra chăng?
Nếu sếp phát hiện ra bạn nói dối để gỡ tội cho mình thì uy tín của
bạn trong mắt sếp gần như sẽ bị xóa nhòa. Bạn sẽ làm cho sự tín
nhiệm của sếp và mọi người dành cho mình mất đi. Hơn nữa tư
cách của bạn cũng sẽ bị xem xét lại. Một nhân viên hay nói dối
chắc chắn sẽ nhanh chóng bị tẩy chay và cũng nhanh chóng bị đào

thải ngay tại công ty mình.
20. Hay buôn chuyện của người khác
Trong công ty nếu xảy ra chuyện gì thì những người nắm bắt được
thông tin để “buôn” đầu tiên chính là những nhân viên hay “tám”
này. Họ có thể nắm vững mọi việc gia đình, công việc của những
nhân viên trong công ty còn rõ ràng, tỷ mỉ hơn cả công việc mà họ
cần phải làm.
Và cũng như những nhân viên khác, đôi khi những việc làm hay
những việc trong gia đình của sếp cũng sẽ được mang ra “mổ xẻ”
bởi những nhân vật này. Nếu rơi vào tình huống như thế, bạn có
thể quý những người hay đưa chuyện này không? Chắc chắn là
không rồi, và sếp cũng sẽ có suy nghĩ giống bạn đấy.
21. Hay nhõng nhẽo và tự ái
Trường hợp này chỉ có ở những nhân viên nữ, những người cho
rằng mình bé bỏng và luôn cần nhận sự nâng niu, chăm sóc của
người khác. Nếu phê bình hoặc nhắc nhở trong công việc thì họ có
thể không nói chuyện với bạn trong vòng …1 tháng, đó là do họ tự
ái . Điều này có thể xảy ra nếu như họ ở trong gia đình mình. Còn
nếu như ở công ty thì những hành động này sẽ gây sự phản cảm
cho đồng nghiệp và cho cả sếp.
Sếp sẽ luôn nghĩ rằng: “Cô ta nhõng nhẽo như vậy thì không làm
việc gì nên hồn đâu”. Vô hình trung những nhân viên như vậy sẽ ít
được đảm nhiệm hoặc giao công việc quan trọng. Ho cũng ít có cơ
hội thăng tiến hoặc được tăng lương so với những đồng nghiệp
khác. Nguyên nhân thì cũng rất đơn giản: sếp không ưa và cũng
không đánh giá cao những nhân viên như vậy.
Hải Hiền (theo xinhuanet.com)
22. Lời nói “vô văn minh”
Dù đã nỗ lực cố gắng để kiềm chế, nhưng vì bản chất hay tính cách
hiếu thắng hay do áp lực công việc quá lớn… một vài người không

thể che giấu nổi “điểm yếu” của mình, buông ra những lời nói “vô
văn minh”, không những khiến đồng nghiệp tức giận, coi khinh mà
còn “lộ” ngay bản mặt đẹp đẽ vốn được hóa trang rất kỹ trước kia,
khiến sếp mau chóng loại bạn ra khỏi vị trí ưu ái.

Ngược lại, nhiều người tích cực làm việc, luôn đạt được thành tích
cao, tuy nhiên lại không thể “ngơi miệng” tranh luận, cãi vã một
cách bảo thủ, “ném đá giấu tay”, kể lể tật xấu của người khác để
tạo đà quảng bá bản thân…Những đối tượng này dù có đạt được
thành tích cao đến mấy cũng không được liệt vào tầm ngắm của
sếp.

23. Công tư bất phân
Co người cho rằng mình đã cống hiến rất nhiều, lại giữ trọng trách
quan trọng hàng đầu của công ty…do đó, có lỗi lầm gì đâu nếu
“trích” chút ích tài sản chung của công ty ra dùng. Nhỏ thì là tờ
giấy cái bút, lớn thì cái điện thoại, máy tính hay ô tô…”, tiện thể
dùng điện thoại công ty “buôn” để giải quyết việc riêng, “ăn bớt”
thời gian đến công ty để hẹn hò, chơi bời…

Kiểu nhân viên này tuy bề ngoài được sếp có phần nể trọng bởi
năng lực, khả năng làm việc nhưng trong thâm tâm luôn có ác cảm,
coi khinh và sẽ tìm cách “chặn” cơ hội thăng tiến của những người
nếu làm lãnh đạo thì chỉ là “con sâu bỏ giầu nổi canh”.

24. Đưa bản thân lên “bệ phóng”
Luôn cho rằng mình tài giỏi nhất, không có mình công ty sẽ thiệt
hại nặng nề, coi mọi người trong công ty như “ hậu bối” của
mình…từ đó bảo thủ trong cách làm việc, cứng nhắc trong xử lý
các mối quan hệ và “thất sủng” là hậu quả tất yếu.


25. Không biết lượng sức
Lại có những đối tượng ôm đồm mọi việc, luôn cho rằng mình sẽ
làm tốt thậm chí là những việc quá sức, đến lúc nhận ra việc đó
cũng “khó nhằn” liền cầu cứu sự giúp đỡ, tìm cách thoái thác…
Những nhân viên này được sếp hoan nghênh tinh thần làm việc
hăng hái, tuy nhiên, họ sẽ không bao giờ đuợc đảm nhận những
trọng trách quan trọng.

26. “ Phân thân” làm việc
Ngoài công việc chính thức, đảm đương thêm nghề tay trái không
còn là chuyện lạ. Làm tốt mọi công việc thì quả thật đáng nể, tuy
nhiên có người “đứng núi này trông núi nọ”, không những không
hoàn thành nhiệm vụ được giao mà còn luôn tìm cách thoái thác,
đùn đẩy công việc chỉ khiến mọi người xung quanh thêm ác cảm.

Phân thân làm việc khiến bạn không có thời gian cũng như không
thể toàn tâm toàn ý làm tốt một việc, dù sao cũng là nghề chính,
nghề phụ. Nếu hoàn cảnh khiến bạn buộc phải làm như vậy, bạn
nên cân nhắc kỹ càng, tránh tuột mất cả hai cơ hội tốt.

27. Thích bao biện
Việc đã sai rành rành ra đó mà vẫn cố tình “móc nối” mọi thế lực
để bao biện cho chính mình, tránh truy cứu trách nhiệm bản thân…
quả thật là điều tối kỵ. Đừng nghĩ sếp im lặng nghĩa là đang đồng
tình với bạn. Thật ra họ luôn quan sát kĩ càng thuộc cấp của họ. Họ
chỉ ủng hộ và đánh giá cao những ai dám làm dám chịu, tự nhận
khuyết điểm và sửa sai. Do đó, kiểu nhân viên này cũng không
được sếp coi trọng thậm chí còn bực mình với cái “loa cãi”.


28. Gây chuyện thị phi
Vì ghen ghét, đố kỵ hay bản tính thích buôn chuyện khiến một số
người trở thành chiếc “loa phóng thanh” của văn phòng. Chuyện to
chuyện nhỏ để thích xoi mói, bới móc, thậm chí phao tin đồn
nhảm, nói xấu người khác để gây chuyện thị phi…

Thay vì nhàn rỗi đi quản chuyện người khác, bạn nên tập trung vào
chuyên môn của mình, nếu có nhàn rỗi, nên tìm cho mình những
sở thích phù hợp chứ đừng lấy chuyện thị phi làm liều an thần, làm
trò tiêu khiển nơi công sở.

29. Lọng dạ hẹp hòi
Đố kỵ, ghen ghét thậm chí thù hằn vì khả năng “có hạn” của bản
thân, không được thành công như các đồng nghiệp khác, do đó,
luôn phản bác kỳ cùng những ý kiến của người khác, cho rằng điều
họ nói ra là viển vông, khó thực hiện…Kết quả là, công việc gặp
cản trở, tinh thần luôn căng thẳng, quan hệ đồng nghiệp trục trặc.
Sếp ghét kiểu nhân viên này là lẽ hiển nhiên.

30. Những thói quen thường có ở nam giới
Họp chợ là điều thường thấy ở phái nữ, tuy nhiên nếu chuyện này
xảy ra ở phái nam sẽ khiến ta khó chấp nhận. Những người thích
buôn chuyện có chung đặc điểm: Luôn theo số đông, đặc biệt là
trong giờ nghỉ. Giọng nói của họ lúc cao lúc thấp như đang nói bí
mật của chính mình. Không giữ được mồm miệng và ít để ý đến lời
nói của chính mình, thích buôn chuyện tình cảm của sếp, đánh hơi
chuyện thăng tiến, khiển trách của đồng nghiệp khác và thích thêm
thắt vào câu chuyện.
a. Luôn tỏ ra cao sang
Rất khó tưởng tượng nếu bạn làm việc với nam đồng nghiêp có

tính cách này: có thể ngửi thấy mùi nước hoa của bạn ta ngay cả
khi bạn đứng cách xa 100m; ăn mặc sặc sỡ hay cả người đều mặc
trắng toát… tự cho mình rất bắt mắt; hay hình tượng của người
nghệ sỹ, làm việc theo phong cách riêng. Không làm điều mà giới
nhà giàu không màng tới; hay để wallpaper là ảnh của người đẹp
hở hang được tải từ mạng xuống.
b. Lôi thôi
Quan sát kỹ, bạn sẽ thấy khi chuyên tâm làm việc, anh ta có những
động tác mất mỹ quan như: chùi mũi, ngoáy tai. Dựa lưng vào ghế
đến khi đứng dậy bạn phát hiện da khô bị rơi khắp ghế của anh ta.
c. Giả vờ có tiền
Luôn quan tâm đến vấn đề cổ phiếu như có nguồn vốn dồi dào,
hàng ngày có tin nội bộ nhưng thực tế thì nửa năm anh ta cũng chả
kiếm ra đồng tiền nào từ sự đầu tư này.
Tham gia vào mọi chuyện, luôn tỏ ra hơn người, mở miệng là tỏ ra
bạn bè đều là người giàu có. Tự cho mình là người giỏi giang, giàu
có, thường xuyên tặng đồ nhiều tiền cho người thân. Nhưng thực tế
thì anh ta có tiền đến mức nào mọi người đều biết rõ!
d. Ích kỉ, nhỏ nhen
Hết giờ đồng nghiệp rủ đi chơi, tụ họp vui vẻ nhưng khi thanh toán
thì không muốn bỏ tiền của mình. Không những thế, còn nhờ xe
bạn về cho dù là ngược đường mà không cảm thấy phiền hà. Đến
khi bạn muốn nhờ xe thì lập tức từ chối.
31. Những thói xấu thường gặp ở nữ giới
Là một nữ nhân viên văn phòng thì bạn luôn phải chú ý đến lời ăn
tiếng nói của mình. Đơn giản vì thông qua những hành động này
mọi người có thể đánh giá bạn là một nhân viên như thế nào. Vậy
muốn lưu lại trong người khác một ấn tượng tốt đẹp về tư cách
cũng như lối sống, bạn sẽ phải tránh những điều gì ở nơi công sở?
a. Quá tự nhiên

Trước đây ở những chốn như công sở, anh em muốn hút thuốc lá
đều phải ra ngoài hoặc tìm một nơi nào đó ít người mới dám
thưởng thức niềm đam mê của mình. Nhưng ngày nay, khi phụ nữ
cũng bắt đầu hút thuốc và quan điểm “nam nữ bình đẳng” ngày
càng được xã hội công nhận thì phụ nữ hút thuốc trong phòng làm
việc cùng với nam giới không còn được xem là một hành động phi
tự nhiên nữa.
Tuy nhiên, có những việc mà chị em không thể đòi hỏi quyền bình
đẳng với nam giới, ví dụ như… băng vệ sinh. Có nhiều nữ nhân
viên văn phòng cho rằng, việc ngang nhiên mang những vật tế nhị
này tung tẩy khắp phòng ban trước khi được đưa đến nhà vệ sinh là
một hành động bình thường, tự nhiên. Liệu có phải như vậy? Một
nữ nhân viên tế nhị, lịch sự thì nên biết tôn trọng và lắng nghe ý
kiến từ người khác. Bạn sẽ nghĩ gì khi có một đồng nghiệp là nam
giới nhận xét rằng: “Ối trời, bà đó thì quá tự nhiên, vô duyên và
không biết cách giữ tư cách cho mình” sau khi nhìn thấy hành
động trên của bạn. Đừng biến mình trở thành nhân vật chính trong
câu nói của vị đồng nghiệp nam kia, bạn nhé.
b. Nấu cháo điện thoại
Điện thoại công ty là của cải chung của rất nhiều người, từ sếp cho
tới các nhân viên, vì thế bạn đừng nên biến nó thành vật sở hữu
riêng của mình. Hiện nay, căn bệnh “nấu cháo điện thoại” là sở
thích của nhiều chị em phụ nữ khi công việc không có nhiều.
Gọi cho bạn bè, người thân, hỏi han tình hình công việc, cuộc sống
của những người xung quanh là những nội dung chính mà mọi
người hay đề cập tới khi điện thoại được “nấu cháo”. Phải biết rằng
xung quanh bạn còn rất nhiều những nhân viên khác. Việc làm này
của bạn liệu có qua được mắt đồng nghiệp, và bạn nghĩ họ sẽ đánh
giá bạn là một nhân viên như thế nào. Hậu quả của việc làm này là
cuối tháng bạn sẽ phải nhận một bản kiểm điểm, trừ lương hoặc rất

có thể bạn sẽ bị đào thải hoặc bị điều chuyển công tác sang một bộ
phận khác nhiều việc hơn để tránh tổn thất không đáng có cho
công ty.
c. Lộ nội y
Trong xã hội hiện đại như ngày nay thì việc chạy theo mốt trong
cách ăn mặc của giới nữ văn phòng không phải là một điều đáng
chê trách. Việc đáng nói ở đây chính là có nhiều nhân viên ăn mặc
quá hở hang, từ áo cho tới quần đều ngắn, khi ngồi hoặc với tay
lên cao thì nội y sẽ bị lộ thiên. Có người mặc dù tuân theo đầy đủ
quy định ăn mặc cuả chốn công sở nhưng lại … mặc cũng như
không vì vải quá mỏng. Điều này sẽ khiến bạn trở thành tâm điểm
chú ý của mọi người, đặc biệt là với giới mày râu, tuy nhiên trong
những cuộc tranh luận sau đó, nhận xét tốt đẹp và có thiện cảm hầu
như chỉ là con số 0. Nếu như thường xuyên có cách ăn mặc phản
cảm như vậy thì tư cách của bạn sẽ bị đánh giá thấp hơn những
nhân viên khác rất nhiều.
Hoặc nếu bạn quá béo thì đó không phải là một việc đáng chê trách
Nhưng quan trọng là nếu như thân hình đồ sộ của bạn lại được bọc
trong những bộ quần áo bó sát cơ thể thì trông không có chút thẩm
mỹ nào. Cứ thử hình dung những vết hằn trên cơ thể do quần áo bó
quá sát tạo ra sẽ làm cho người tiếp xúc với bạn cảm thấy ngại
ngùng. Nên tránh cho mình không bị rơi vào trường hợp như vậy.
d. Xưng hô quá ngọt
“Người yêu ơi, đưa hộ mình tập văn bản ở trên bàn với”, “Bé cưng,
in và photo hộ chị tài liệu này nhé”… Những cách xưng hô kiểu
này giờ không còn là hiếm tại công sở. Có thể đó chỉ là cách xưng
hô thân mật giữa những người bạn hoặc đồng nghiệp với nhau,
nhưng thực ra những câu nói kiểu này chỉ thích hợp với những
đồng nghiệp là nữ giới.
Với đồng nghiệp là nam, bạn nên tránh cách gọi hoặc xưng hô quá

thân mật. Mặc dù bạn chỉ muốn tạo nên sự gần gũi giữa đồng
nghiệp với nhau mà không có bất kỳ mục đích gì khác, nhưng liệu
người ngoài có phải ai cũng hiểu được điều này? Nên tránh hiểu
nhầm, tránh thị phi tại nơi công sở vì những cách xưng hô quá ngọt
ngào này.
e. Cơ thể có mùi
Không có phụ nữ nào lại muốn người khác phê bình rằng: “Người
bạn có mùi gì lạ lắm, không dễ chịu chút nào”. Ai cũng muốn mình
được thơm tho, được mọi người thân mật bắt tay, nói chuyện mà
không phải tạo khoảng cách, đặc biệt nếu người đó lại là phụ nữ.
Vậy nếu như mùi cơ thể bạn không được dễ chịu thì nên sử dụng
những loại mỹ phẩm khử mùi như nước hoa hoặc nước thơm. Nếu
hơi thở của bạn nặng mùi thì cũng nên thường xuyên ăn kẹo cao
su hoặc súc miệng, đó là giải pháp tốt để bạn có thể tự tin tiếp xúc
với đồng nghiệp hoặc giao tiếp với đối tác.
Tuy nhiên, nếu cơ thể luôn sực nức mùi nước hoa thì cũng không
ai thích được tiếp xúc với bạn. Họ sẽ cảm thấy ngạt thở hoặc dị
ứng với những mùi thơm quá đậm đặc như vậy. Hãy lưu giữ trên
cơ thể bạn một mùi thơm nhẹ nhàng nhưng thật quyến rũ.
III. GIẢI PHÁP CỦA NHÀ QUẢN LÍ:
1. Đối với nhân viên theo chủ nghĩa cá nhân:
Những người theo chủ nghĩa cá nhân cần các mức độ quản lý theo
kiểu "để mặc". Trước mỗi công việc, nhà lãnh đạo cần đồng ý với
họ về mức độ tự do mà họ được phép. Bạn có thể nói với họ rằng
bạn tin tưởng họ hoàn toàn.
Phong cách "để mặc" không có nghĩa là lãnh đạo để cho kiểu nhân
viên này một mình "tự tung tự tác". Những người theo chủ nghĩa
cá nhân vẫn muốn biết điều họ đang làm có ổn hay không và vẫn
cần được thừa nhận từ bạn như bất cứ người nào khác. Chỉ có điều
họ muốn bạn đối xử với họ như với những người đã trưởng thành.

2. Đối với nhân viên phụ thuộc:
Các nhà lãnh đạo sẽ cần xây dựng mối quan hệ một - với - một
trong nhóm. Nhà lãnh đạo nên sử dụng mức độ khác nhau của
phong cách chỉ thị của quản lý, đối lập với phong cách "để mặc"
họ sử dụng với những người theo chủ nghĩa cá nhân. Điều này thể
hiện ở việc nói rõ ràng điều gì họ phải làm và trao đổi thường
xuyên để kiểm tra sự tiến bộ của họ. Những người phụ thuộc có
mối quan hệ giống kiểu trẻ con với nhà lãnh đạo, trong đó, họ hy
vọng được chăm sóc, trông nom.
3. Đối với nhân viên hợp tác:
Các nhà lãnh đạo cần phải nhận thức rằng những người hợp tác có
liên hệ với nhà lãnh đạo của họ bằng các cách có tình cảm. Họ cần
sự thừa nhận phản hồi, tán thành thường xuyên. Nhưng trong sự
tôn trọng, họ muốn được đối xử như những người lớn. Cũng giống
như vậy, mối quan hệ giữa nhà lãnh đạo và người hợp tác gần
giống mối quan hệ giữa người lớn và thanh niên.
Mọi người đều khác nhau và có các nhu cầu khác nhau. Đó là lí do
tại sao các nhà lãnh đạo thành công cần phải có đầy đủ các phong
cách lãnh đạo để họ có thể dẫn dắt một cách hoàn hảo nhân viên
của mình.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×