Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Khái niệm công nghệ và công nghệ ngoại sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.84 KB, 22 trang )

Mở đầu
Chúng ta biết rằng, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một quá trình
tất yếu khách quan đối với mọi quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam
chúng ta. Các cuộc cách mạng Khoa học kĩ thuật đã chứng minh ngoài các yếu
tố tài nguyên, vốn sản xuất, lao động còn có các yếu tố khác ngày càng giữ vị
trí quan trọng hơn trong nền kinh tế, đó là đổi mới công nghệ, đổi mới tổ chức
quản lí,…K.Marx đã dự đoán rằng: “đến giai đoạn công nghiệp, việc sản sinh
ra sự giàu có thực sự không phụ thuộc nhiều vào thời gian lao động mà lại
phần lớn phụ thuộc vào tình trạng chung của khoa học và sự tiến bộ của kĩ
thuật hay sự vận dụng khoa học vào sản xuất”. Như vậy, khoa học công nghệ
có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của nền kinh tế và quá trình công nghiệp
hóa hiện đại hóa đất nước. Trong số đó, ngoài sự tác động của nhân tố công
nghệ nội sinh như đã tìm hiểu, chúng ta phải xét đến sự tác động của nhân tố
công nghệ ngoại sinh đến quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta
hiện nay như thế nào.
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Khái niệm và mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa :
1.1 Khái niệm
Hội nghị Trung ương 7 khóa VII ( 1/1994) đưa ra khái niệm công nghiệp hóa,,
hiện đại hóa: CNH, HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt
động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lí kinh tế, xã hội từ sử dụng lao
động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công
nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển của
công nghiệp và tiến bộ của khoa học- công nghệ, tạo ra năng xuất lao động xã
hội cao.
1.2Mục tiêu

 Mục tiêu cơ bản là:
Công nghiệp hóa là mục tiêu lâu dài, xây dựng Việt Nam trở thành nước công
nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, quan hệ cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ
sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất , đờii


sống vật chất, tinh thần cao, an ninh quốc phòng vững chắc, dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Ra sức phấn đấu để đến
năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp, với tỷ trọng ngành công
nghiệp vượt trội hơn các ngành khác.
 Mục tiêu cụ thể
Đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp với tỷ trọng
trong GDP của nông nghiệp chiếm 16-17%, công nghiệp khoảng 40-41%, dịch vụ
chiếm 42-43%, tỷ trọng lao động trong tổng lao động xã hội, lao động công nghiệp
và dịch vụ là 50%, nông nghiệp là 50%.
2. Khái niệm công nghệ và công nghệ ngoại sinh:
2.1 Công nghệ:
Ở Việt Nam “Công nghệ là kiến thức, kết quả của khoa học ứng dụng nhằm biến
đổi các nguồn lực thành các mục tiêu sinh lợi”.
Định nghĩa khái quát: Công nghệ là tất cả những cái gì dùng để biến đổi yếu tố
đầu vào thành đầu ra.
2.2 Công nghệ ngoại sinh:
2.2.1 Khái niệm:
Công nghệ ngoại sinh là công nghệ có được thông qua mua công nghệ
do nước ngoài sản xuất .
2.2.2 Quá trình có được một công ngoại sinh:

Nhập công nghệ về-> thích nghi -> làm chủ.

Các hình thức nhập công nghệ ngoại sinh.
• Mua thiết bị, nhà máy chìa khóa trao tay (bên bán bàn giao nhà máy hoàn
chỉnh),hay
sản phẩm trao tay (bên bán bàn giao nhà máy đã sản xuất ra sản phẩm);
• Liên doanh, hợp tác kinh doanh với các công ty xuyên quốc gia trong đó phía
nước ngoài
chịu trách nhiệm cung cấp phần chủ yếu của công nghệ.

• Mua giấy phép bản quyền công nghệ rồi xây dựng lên công nghệ.
1.2.3 Các tiêu thức lựa chọn công nghệ ngoại sinh phù hợp
 Thu hút số lượng lớn lao động, đáp ứng nhu cầu cơ bản của nhân dân,
đặt biệt nhân dân nông thôn.
 Bảo tồn và phát triển công nghệ truyền thống và tạo ra các ngành nghề mới.
 Tạo khả năng hoạt động cho các cơ sơ sản xuất nhỏ, vừ và lớn kết hợp.
 Tiết kiệm tài nguyên, thu hút sử dụng vật liệu trong nước.
 Sử dụng phế liệu và không gây ô nhiễm môi trường
 Tạo cơ hội tăng trưởng kinh tế không gây xáo trộn văn hóa xã hội.
 Tạo tiền đề tăng cường xuất khẩu.
 Tạo tiềm năng nâng cao dần năng lực công nghệ trong nước.
Tóm lại, chính con người xác định sự thích hợp của công nghệ bằng cách
phối hợp tối đa hiệu quả và tối thiểu hậu quả của công nghệ trong hiện tại cũng
như tương lai. Môi trường xung quanh đòi hỏi được xem xet một cách toàn
diện.
3. Mối quan hệ giữa công nghệ ngoại sinh và công nghiệp hóa hiện đại
hóa ở nước ta hiện nay:
 Khoa học kĩ thuật phát triển mạnh mẽ, quan hệ kinh tế giữa các nước
ngày càng mở rộng, đây là điều kiện cần thiết khách quan trên cơ sơ tận
dụng lợi thế của mỗi nước thúc đẩy phát triển kinh tế nói chung và từng
nước nói riêng.
 Nước ta là một nước nông nghiệp đang trên đường công nghiệp hóa, vì
vậy việc nhập công nghệ tiên tiến để thúc đẩy phát triển kinh tế của đất
nước là một yêu cầu hết sức bức thiết
 Sự hợp tác kinh tế với các nước cho phép chung ta có cơ hội tốt để đổi
mới công nghệ, áp dụng kĩ thuật hiện đại, xây dựng những ngành công
nghiệp tiên tiến, tận dụng những ưu thế vốn có của chúng ta để đẩy mạnh
quá trình công nghiệp hóa.
4. Ưu điểm và hạn chế của công nghệ ngoại sinh:
Ưu điểm

− Đáp ứng kịp thời nhu cầu đòi hỏi của thị trường và của xã
hội. Nếu như để sản xuất ra được một công nghệ chúng ta phải đấu tư rất nhiều
thời gian để nghiên cứu, triển khai. Trong khi đó nếu nhập khẩu công nghệ
chúng ta vừa có một công nghệ hiện đại mà không tốn quá nhiều thời gian
đồng thời đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước.
− Tiếp thu, khai thác và thừa kế kinh nghiệm của nhiều nước,
tạo môi trường học tập, rèn luyện nâng cao tay nghề qua công nghệ ngoại
nhập.
− Công nghệ ngoại nhập giúp ta tận dụng nguồn lực sẵn có mà
chưa khai thác được vì thiếu nhiều công nghệ cần thiết, đồng thời tạo viêc làm,
tăng thu nhập cho người lao động, qua đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế.
− Có đủ điều kiện hòa nhập vơi cộng đồng quốc tế, một số quốc
gia không có dủ khả năng để tạo được công nghệ nên họ phải nhập khẩu công
ngệ từ nước ngoài để có thể đáp ứng nền sản xuất trong nước và nâng cao khả
năng cạnh tranh của các sản phẩm trong nước với sản phẩm nước ngoài.
− Công nghệ ngoại sinh đóng góp tích cực trong phát triển kinh
tế - xã hội, góp phần bổ sung có hiệu quả các công nghệ trong nước.
− Công nghệ ngoại sinh giúp chúng ta tranh thủ được vốn đầu
tư nước ngoài, thông qua các hình thức như liên doanh, liên kết với các công ty
nước ngoài.
− Công nghệ ngoại sinh giúp cho các nước đi tắt đón đầu, thực
hiện bước nhảy vọt trong quá trình pháp triển, rút ngắn thời gian và đạt được
sự tăng trưởng nhanh chóng, giảm khoảng cách giàu nghèo giữa các nước.
Hạn chế :
 Bị phụ thuộc vào nước ngoài: để có một công nghệ cao thường đòi hỏi vốn
lớn. Do đó, chúng ta phải đi vay từ nước ngoài để mua công nghệ, hoặc nhập
công nghệ thông qua các hình thức như liên doanh, liên kết với nước ngoài mà
theo đó bên nước ngoài sẽ chịu trách nhiệm cung cấp phần chủ yếu là công
nghệ. Điều này làm chúng ta dễ bị phụ thuộc vào nước ngoài về kinh tế và từ

đó dễ dẫn đến bị phụ thuộc về chính trị.
 Dễ bị ảnh hưởng tiêu cực từ công nghệ nhập: nếu chúng ta nhập khẩu
những công nghệ lỗi thời, kém chất lượng thì sẽ gây ô nhiễm môi trường, bên
cạnh đó việc sử dụng một công nghệ lỗi thời để sản xuất sẽ tạo ra những sản
phẩm kém chất lượng không đủ sức cạnh tranh trên thị trường.
 Thất bại nếu bản thân thiếu năng lực: các nước nhập khẩu công nghệ
thường có trình độ thấp hơn, do đó một yêu cầu đặt ra là nước này phải có
năng lực công nghệ nhất định để có thể tiến tới thích nghi và làm chủ công
nghệ.
II. PHẦN THỨ HAI:
THỰC TRẠNG CÔNG NGHỆ NGOẠI SINH Ở NƯỚC TA
HIỆN NAY

1. Thực trạng vai trò công nghệ ngoại sinh đối với công nghiệp hóa hiện
đại hóa ở nước ta hiện nay:
Công nghệ là một động lực mạnh mẽ của sự nghiệp đổi mới và là nền tảng của
quá trình công nghiệp, hóa hiện đại hóa. Nhưng công nghệ trong nền kinh tế
Việt Nam hiện nay so với các nước trong khu vực Đông Nam Á nói riêng và
các nước nói chung là rất thấp và lạc hậu. Điều cần thiết đầu tiên là phải có
định hướng phát triển đổi mới công nghệ nhanh, mang tính định hướng cao
mới có thể có được những thành công. Vì vậy, ta không nên chỉ tập trung
vào việc khai thác các cơ hội trước mắt hoặc duy trì quy mô hiện có về thiết
bị, công nghệ cũ mà cần cập nhật thông tin, thành tựu công nghệ mới, thu
hút trí tuệ, kinh nghiệm… của các chuyên gia giỏi, nhân viên có kinh
nghiệm từ bên ngoài để thực hiện kế hoạch đổi mới công nghệ. Đây cũng là
cơ sở để có thể tiếp nhận công nghệ chuyển giao từ bên ngoài.
1. Đối với công nghệ thông tin: phát triển được dựa trên 3 ngành kĩ thuật: điện tử, tin
học, viễn thông. Có tốc độ phát triển khá nhanh, vì nó được ví như là cơ sở hạ tầng
của kinh tế xã hội, cho nên tất cả các quốc gia đều có những chiến lược phát triển
riêng. Đối với Việt Nam thì hiện nay đang ứng dụng công nghệ thông tin để phát

triển viễn thông và thông tin liên lạc mà chưa ứng dụng nó một cách có hiệu quả
toàn diện trên bước đường CNH, HĐH đất nước. Và một lĩnh vực nữa là vi tính, vi
tính đã được sử dụng rộng rãi trong thiết kế và sản xuất nhằm nhiên liệu, năng
lượng, vật liệu dung cho một đơn vị sản phẩm, làm giảm chất thải và hạn chế tác
động xấu đến môi trường trong nước. Công nghệ thông tin có thể hiện đại hóa các
công nghệ cổ truyền vá đảm bảo hiệu quả cho các công nghệ truyền thống.

2. Đối với công nghệ sinh học phục vụ công nghiệp nông nghiệp và y tế: Việt Nam là
nước có thiên nhiên nhiệt đới ẩm với nguồn gen đa dạng phong phú. Công nghệ
sinh học bao gồm từ kĩ thuật chọn, lai tạo giống truyền thống, công nghệ vi sinh,
công nghệ mô, công nghệ tế bào đến công nghệ di truyền có ý nghĩa quan trọng đối
với sự phát triển toàn diện, bền vững, tác đông đến việc bảo vệ và cải tạo môi
trường, thiên nhiên và sinh thái đất nước. Thành tích trong việc tiếp thu các tiến bộ
công nghệ sinh học còn rất khiêm tốn nhưng thực lực nó cũng góp phần thúc đẩy
mạnh mẽ nền kinh tế quốc dân. Đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất những mặt hàng
nông sản chủ lực để xuất khẩu, điển hình là mặt hàng gạo xuất khẩu (Việt Nam
đứng thứ 2 thế giới sau Thái Lan)
Nhờ tiếp nhận và làm chủ được một số CNSH hiện đại đưa vào ứng dụng hiệu quả
chủ yếu tập trung ở những lĩnh vực chính như chuyển gen mang tính trạng tốt vào
giống cây trồng, vật nuôi đã tạo ra những giống có năng suất cao, thích nghi với điều
kiện thời tiết khắc nghiệt, có khả năng chống chịu dịch bệnh và tạo ra các chế phẩm
sinh học bảo vệ cây trồng, vật nuôi.
Nhiều địa phương đã ứng dụng CNSH vào trồng trọt, chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế
cao. Đơn cử như việc triển khai 14 đề tài chọn tạo giống cây trồng nông, lâm nghiệp
bằng phương pháp chỉ thị phân tử đã chọn tạo được 7 giống lúa chịu hạn, 2 giống lúa
kháng đạo ôn, 4 giống lúa kháng rầy nâu, 2 giống lúa thơm chất lượng cao, 2 giống chè
có triển vọng về năng suất, chất lượng, 8 giống bông kháng bệnh xanh lùn Trong lĩnh
vực chăn nuôi, các kết quả nghiên cứu đã lựa chọn được môi trường bảo quản tinh dịch
dài ngày, cải tiến được các quy trình công nghệ tạo phôi, cấy truyền phôi, đông lạnh
phôi lợn và bò trong ống nghiệm. Việc sử dụng tinh nhân tạo giúp bò trưởng thành tăng

từ 180kg/con lên 250-300kg/con, tỷ lệ xẻ thịt tăng 1,5 lần. Nông dân ở nhiều địa phương
còn ứng dụng CNSH trong ủ, chế biến thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm để tận
dụng các phế phẩm nông nghiệp, giảm chi phí đầu vào
3. Đối với giao thông vận tải: giao thông vân tải được xem là mạch nối xuyên suốt các
lĩnh vực kinh tế, văn hóa, chính trị an ninh quốc phòng. Phát triển công nghệ giao
thông vận tải đồng nghĩa với việc phát triển đất nước. Đưa công nghệ tiên tiến vào
giao thông vận tải là việc đáp ứng tính đồng bộ của nền sản xuất và lưu thông hàng
hóa xuyên suốt toàn bộ quá trình. Do vậy mà không thể không coi trong và xuất tiến
phát triển nhanh, mặt khác nếu như phát triển chậm và không đồng bộ sẽ đưa nước
ta rơi vào tụt hậu so với khu vực và thế giới.
Trong giai đoạn 2005-2010, ngành Giao thông Vận tải đã triển khai nhiều giải pháp,
chương trình hành động và áp dụng nhiều tiến bộ trong khoa học công nghệ trong lĩnh
vực giao thông vào các công trình, dự án, trong sản xuất và dịch vụ giao thông.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tham quan thiết bị đo độ nhám mặt
đường (Ảnh: Chinhphu.vn)
Nhờ áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ, ngành giao thông đã tạo ra được bước
đột phá lớn về công nghệ xây dựng công trình giao thông và các lĩnh vực khác, các kỹ sư,
công nhân ngành giao thông vận tải đã tự làm chủ được công nghệ mà trước đây chúng ta
phải thuê chuyên gia nước ngoài.
Trong giai đoạn này đã có nhiều công trình xây dựng giao thông có quy mô lớn, công
nghệ hiện đại, chất lượng và có tính kỹ mỹ thuật cao như: Cầu Hàm Luông có công nghệ
bê tông cốt thép dự ứng lực, nhịp dài đến 150m; Công nghệ cầu dây văng nhịp lớn như
Cầu Cần Thơ, cầu Bãi Cháy, Rạch Miễu…; Ứng dụng khoa học công nghệ trong việc xử
lý lún nền đường, tăng độ bền mặt đường; sử dụng đường ray hàn liền trong lĩnh vực
đường sắt, tăng năng lực vận chuyển; xây dựng nhiều cảng nước sâu cho phép tàu biển cỡ
lớn ra vào cảng áp dụng khoa học công nghệ đồng bộ, góp phần đưa các lĩnh vực giao
thông vận tải của nước ta ngang tầm các nước trong khu vực và trên thế giới.
Trong thời gian tới, Bộ GTVT tiếp tục đầu tư trong lĩnh vực khoa học công nghệ giao
thông, đặc biệt là ở các lĩnh vực còn yếu như: dịch vụ sửa chữa máy bay, đường sắt, phát
triển các lĩnh vực vận tải hàng hải, đóng tàu và đặc biệt là khai thác hiệu quả các dịch vụ

cảng biển (logictics)…
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đánh giá cao hoạt động
khoa học công nghệ trong nền kinh tế nói chung, ngành giao thông vận tải nói riêng. Việc
nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật góp phần quyết định vào
tốc độ tăng trưởng bền vững về mọi mặt kinh tế-xã hội của đất nước. Những thành tích
đáng kể trên là sự khẳng định bước tiến bộ vượt bậc của đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật
và công nhân ngành GTVT đạt tầm khu vực và đang từng bước tiếp cận trình độ thế giới.
4. Trong lĩnh vực xây dựng: Trong xây dựng các công trình nhà cao tầng trên khu đất yếu,
có địa hình phức tạp đã áp dụng TBKT: cột thấm bản nhựa (công nghệ Thụy Điển), cọc cát
móng bè, cọc bê tông cọc nhồi chịu lực; thiết kế và thi công những công trình nhiều tầng,
có kiến trúc phức tạp, quy mô lớn như: nhà làm việc Tỉnh uỷ, bệnh viện 500 giường, xi
măng Duyên Linh đã góp phần phát triển ngành xây dựng nước ta.
Hay nhờ dây chuyền sản xuất gạch không nung mà DmC Group chuyển giao có
công nghệ tự động hóa cao, sử dụng ít nhân công, năng suất cao, cho sản phẩm đồng
đều về kích thước và chất lượng.
Đây là công nghệ thân thiện với môi trường, không tàn phá tài nguyên đất, không ảnh
hưởng tới an ninh lương thực, không dùng than để đốt nên không tàn phá tài nguyên
rừng, không qua nung nên không có khói bụi, không phát thải khí gây ô nhiễm môi
trường sống. Công nghệ sản xuất gạch không nung là một công nghệ hiện đai hoàn
toàn khác so với các công nghệ đã được ứng dụng từ trước tại Việt Nam. Gạch được
sản xuất theo công nghệ mới này hoàn toàn đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn, chất lượng
và có nhiều tính năng vượt trội so với các loại gạch truyền thống như hệ số dẫn nhiệt
thấp, chống cháy tốt, có kích thước hình học lý tưởng. Với công nghệ sản xuất mới này,
doanh nghiệp tận dụng được tối đa năng suất lao động, giá thành sản phẩm hợp lý.
Trước đó, vào tháng 10/2010, DmC đã ký hợp đồng chuyển giao công nghệ sản xuất
gạch không nung xi măng cốt liệu cho Công ty TNHH Một thành viên đầu tư và kinh
doanh khoáng sản Vinaconex (Vinamine) với công suất 35 triệu viên/năm.
Với hệ thống dây chuyền công nghệ sản xuất của Italia và sử dụng men màu của Tây Ban
Nha, gạch ceramic của Prime không chỉ chiếm lĩnh thành công thị trường trong nước mà
còn từng bước chinh phục được những thị trường nước ngoài khó tính và đã trở thành đối

tác xuất khẩu tin cậy của Hàn Quốc, Đài Loan, Pakistan, Năm 2007, Prime Group hoàn
thành 04 dự án mở rộng các công ty thành viên sản xuất gạch ốp lát, hoàn thành đưa vào
vận hành nhà máy sản xuất thiết bị vệ sinh và bình nước nóng; cuối Quý II/2007 sẽ đưa
nhà máy sản xuất gạch gốm nội thất và ngói cao cấp vào vận hành. Trong năm 2007,
Prime sẽ tiếp tục đầu tư nhà máy gạch ốp lát lớn nhất ASEAN, đầu tư khu đô thị cao cấp
Làng hoa Tiền Phong giáp phía Bắc Hà Nội rộng 40ha, tiếp tục mở rộng đầu tư siêu thị
chuyên ngành, thương mại và tài chính thông qua hợp tác chiến lược trong nước và quốc
5. Trong y học:
Bệnh viện Việt Đức đạt được nhiều thành tựu y học nổi bật trong lĩnh vực ngoại khoa
nhờ ứng dụng công nghệ nước ngoài
Bệnh viện được trang bị tất cả những thiết bị máy móc tiến tiến nhất như cộng hưởng từ,
chụp cắt lớp vi tính 64 dãy, chụp mạch số hóa xóa nền, siêu âm, siêu âm xuyên sọ, chụp
PET/CT… Nhiều kỹ thuật mới, hiện đại đã được thực hiện thành công tại Bệnh viện.
Hiện nay, Bệnh viện là nơi duy nhất thực hiện thành công ghép nhiều cơ quan cho nhiều
bệnh nhân trong cùng một lúc (ghép tim, ghép gan, ghép thận cho 2 người trong một
ngày). Bệnh viện là nơi đầu tiên của Việt Nam ghép gan người lớn và cũng là nơi đầu
tiên ghép tạng từ người chết não. Tỷ lệ ghép tạng tại Bệnh viện thành công 100%. Bệnh
viện cũng là nơi duy nhất của Việt Nam thực hiện hầu hết các phẫu thuật nội soi như
phẫu thuật nội soi ổ bụng, phẫu thuật nội soi lồng ngực, phẫu thuật nội soi tim mạch,
phẫu thuật nội soi tiết niệu, phẫu thuật nội soi khớp…; là nơi đầu tiên thực hiện phẫu
thuật tim hở, thay van tim.

Bệnh viện thực hiện thành công hầu hết các loại phẫu thuật thần kinh khó như vi phẫu
thuật u não, dị dạng mạch não, phẫu thuật nội soi u mềm sọ não…; phẫu thuật tiêu hóa,
gan, mật như cắt gan phức tạp, cắt thực quản, cắt tá tụy, cắt u dạ dày… bằng nội soi; phẫu
thuật chấn thương chỉnh hình; phẫu thuật cột sống…
Ngoài ra, các số liệu sơ bộ ước tính mỗi năm nước ta có khoảng 100 nghìn trường hợp mắc
mới và có khoảng 50 nghìn người chết do ung thư. Trong y học Việt Nam, các chất đồng vị
phóng xạ là sản phẩm của cyclotron đã được ứng dụng trong chẩn đoán và điều trị ở 21
bệnh viện với nhiều chuyên khoa: tim mạch, thần kinh, bệnh nhiễm trùng, nội tiết, xương

khớp, ung thư Các đồng vị phóng xạ được sử dụng trong ngành y học hạt nhân ở nước ta
đã thu được kết quả bước đầu khích lệ.
Ðón nhận công trình máy gia tốc 30 MeV(chẩn đoán sớm, theo dõi, đánh giá kết
quả điều trị và kiểm soát tái phát các bệnh lý tim mạch, ung thư-hai bệnh hàng
đầu gây tử vong ở nước ta hiện nay )phục vụ chăm sóc sức khỏe bộ đội và nhân dân,
cán bộ, thầy thuốc, nhân viên Bệnh viện T.Ư Quân đội 108 lao động sáng tạo, bảo quản, sử
dụng có hiệu quả, an toàn công trình; góp phần tích cực thực hiện thắng lợi chương trình
phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình của Việt Nam trong thời kỳ
đẩy mạnh CNH, HÐH, hội nhập kinh tế quốc tế.
Trên đây là một số lĩnh vực công nghệ điển hình đang được Đảng và nhà nước ta
chú trọng và có những định hướng, chiến lược phát triển nhằm mục đích đưa
công nghệ Việt Nam trong mọi lĩnh vực tiên tiến kịp với nhịp độ và khu vực và dặc
biệt là tiến kịp với xu thế hội nhập toàn cầu hóa ở Việt Nam.
2. Đánh giá:
2.1 Ưu điểm:
- Nhờ tiếp thu, làm chủ, thích nghi và khai thác có hiệu quả các công nghệ
nhập từ nước ngoài, trình độ công nghệ trong một số ngành sản xuất, dịch vụ
đã được nâng lên đáng kể, nhiều sản phẩm hàng hoá có sức cạnh tranh cao
hơn
- Hoạt động chuyển giao công nghệ góp phần chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế
theo hướng tích cực. Nó làm tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, chuyển nền
kinh tế truyền thống của nước ta từ nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn sang một nền
kinh tế có tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ ngày càng chiếm ưu thế. Đây là sự
chuyển dịch phù hợp với quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đát nước và phù
hợp với sự phất triển của các nền kinh tế hiện đại
- Việc tiếp thu và ứng dụng các dây truyền công nghệ hiện đại vào sản xuất góp
phần cải thiện nền công nghiệp lạc hậu của nước ta. Nhiều công nghệ tiên tiến,
hiện đại đã đươcj chuyển giao và nước ta trong các lĩnh vực như khai thác dầu
khí, thông tin, viễn thông, xây dưng…Tạo nền tảng cho các ngành công nghiệp
chủ chốt ở nước ta. Từ đó thúc đẩy, rút gắn quá trình công nghiệp hóa hiện đại

hóa đất nước, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Nhờ có hoạt động chuyển giao công nghệ từ nước ngoài, các doanh nghiệp của ta
thường xuyên tiếp cận với kỹ thuật và công nghệ mới, từ đó góp phần thúc đẩy
tính chủ động, sáng tạo trong việc tự đổi mới công nghệ. Nhờ đó, có khả năng cải
tiến chất lượng và tính năng sản phẩm, giúp hạ giá thành sản phẩm do tiết kiệm
năng lượng và nguyên liệu trong nước. Sản phẩm tạo ra vừa có chất lượng cao
vừa có năng lực cạnh tranh trên thị trường khu vực, cho phép tăng thu ngoại tệ.
- Viêc chuyển giao công nghệ trong thời gian qua đã tận dụng được các yếu tố cần
có, đó là sử dụng tốt nguồn tài nguyên thiên nhiên, cải thiện môi trường lao động,
nâng cao trình độ tay nghề và trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ và tạo điều kiện
cho công tác nghiên cứu khoa học.
2.2 Hạn chế:
Công nghệ ngoại sinh được chuyển giao chưa phải thuộc loại tiên tiến, hiện đại
Các đối tác nước ngoài vì mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận cao và nhanh nên ít chịu
đầu tư chuyển giao loại công nghệ tiên tiến, hiện đại. Thậm chí có nhiều trường
hợp lợi dụng sự kém hiểu biết của bên nhận chuyển giao để trục lợi. Theo ý kiến
đánh giá của chuyên gia, có tới 25% trong số hàng vạn thiết bị đã nhập về là đã
qua sử dụng , được tân trang lại và nâng cấp. Trong số các dự án đầu tư nước
ngoài đang hoạt động vẫn còn khá nhiều dây chuyền sản xuất sử dụng nhiều lao
động thủ công hoặc có trình độ thấp.Ví dụ trong nông nghiệp các công nghệ
chuyển giao chưa đáp ứng đủ nhu cầu thay đổi cơ bản về trình độ và năng lực
công nghệ trong toàn ngành do công nghệ áp dụng trong lĩnh vực này còn khá lạc
hậu. Theo số liệu gần đây, Việt Nam là một nước nông nghiệp có nguồn nông sản
nguyên liệu dồi dào nhưng thiết bị, công nghệ chế biến nông sản không đủ năng
lực sản xuất hàng xuất khẩu. Có thể điểm qua các số liệu sau:
- 128 nhà máy xay xát gạo, tổng công suất 2,4 triệu tấn nhưng thiết bị từ những
năm 60 (ở miền Bắc) và những năm 80 (ở miền Nam);
- 126 nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh, 11 cơ sở chế biến bột cá, 84 doanh
nghiệp chế biến nước mắm không đủ đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và tiêu dùng nội
địa;

- Ngành khai thác hải sản mới chủ yếu hoạt động gần bờ, chưa có nhiều phương
tiện tàu và máy móc phục vụ đánh bắt xa bờ;
- Các khu vực chế biến dầu thực vật, chè, cà phê, cao su cũng chưa được đầu tư
thích đáng, thiết bị cũ, hiệu quả thấp.
Phần lớn công nghệ ngoại sinh của nước ta có nguồn gốc từ Trung Quốc
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, hiện tại có tới 75% doanh nghiệp Việt Nam
nhập khẩu thiết bị công nghệ từ Trung Quốc, trong đó bên cạnh những công nghệ
mới không loại trừ những dây chuyền sản xuất cũ kỹ, lạc hậu đã bị thải loại từ các
nhà máy cũ. Nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng nhập khẩu vào Việt
Nam trong 6 tháng qua có xuất xứ chủ yếu từ Trung Quốc với 2,4 tỷ USD, chiếm
36% tổng trị giá nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước. Tiếp theo là Nhật Bản:
1,3 tỷ USD (chiếm 18%), Hàn Quốc: 548,5 triệu USD (chiếm 8%), Đài Loan:
419,2 triệu USD (chiếm 6%); Đức: 379,7 triệu USD (chiếm 5%); Hoa Kỳ: 360
triệu USD (chiếm 5%). Các thị trường còn lại chiếm 22% tổng kim ngạch.
Những công nghệ được chuyển giao đổi mới trong thời gian qua chưa tạo được
lực đẩy cần thiết cho việc tiếp tục nâng cao năng lực công nghệ và tự đổi mới
công nghệ
- Những công nghệ ngoại sinh cho đến nay được thực hiện chủ yếu trong lĩnh vực
lắp ráp, gia công, chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng.Trong lĩnh vực chế biến máy, đặ
biệt là máy công cụ, việc sử dụng công nghệ ngoại sinh được sử dụng chưa được
nhiều.
- Những công nghệ ngoại sinh trong thời gian qua còn dừng lại ở khâu tiếp nhận,
vận hành chứ chưa tạo ra được mối quan hệ chặt chẽ với các cơ quan nghiên cứu và
triển khai công nghệ để nghiên cứu, thích nghi và cải tiến công nghệ.
- Những công nghệ ngoại sinh cho đến nay phần lớn do phía nước ngoài giới thiệu.
Nhiều hợp đồng về chuyển giao công nghệ được kí kết với sự soạn thảo sẵn của bên
nước ngoài, kèm theo những điều khoản có lợi cho bên chuyển giao. Nhiều doanh
nghiệp ký hợp đồng chuyển giao công nghệ nhưng lại không có điều khoản quy
định rõ ràng về đào tạo và trợ giúp kỹ thuật nên dễ bị vấp khi công nghệ gặp trục
trặc kỹ thuật. Doanh nghiệp chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của hoạt động chuyển

giao công nghệ và công nghệ sử dụng trong sản xuất, vì thế hợp đồng chuyển giao
công nghệ thường lập sơ sài (thậm chí có doanh nghiệp không cần đàm phán, lập
hợp đồng chi tiết về chuyển giao công nghệ mà mua trực tiếp); không tham vấn ý
kiến của nhà tư vấn công nghệ,…nên nhiều trường hợp nhận chuyển giao công nghệ
cũ hoặc không sử dụng được (sau khi đã thanh toán hết cho đối tác). Chủ yếu là phía
nước ngoài tự đặt phí chuyển giao công nghệ quá cao (có khi tới 5 – 7 % giá bán),
hoặc công nghệ nhập vào Việt Nam là công nghệ đã sử dụng phổ biến ở nước ngoài.
Có thể nói rằng ở lĩnh vực này, doanh nghiệp nhà nước đa phần bị động.
Đơn cử, Công ty Mountain Leather ký hợp đồng chuyển giao công nghệ với Công
ty Baltic Hide với điều khoản, công ty Baltic sẽ giám sát sản xuất cho đến khi vận
hành trôi chảy và chịu trách nhiệm nhập khẩu 75% sản phẩm đầu ra của Moutain
là da thuộc. Song, lẽ ra trách nhiệm mua máy móc thiết bị phải được giao cho đối
tác Baltic với ưu thế là có nhiều kinh nghiệm hơn, Mountain lại "ôm" về mình,
mặc dù không am hiểu về công nghệ này bằng Baltic. Đó cũng là lý do khiến
nhiều dây chuyền công nghệ mua về bị xếp xó bởi không sử dụng được, lại không
thể "bắt đền" đối tác.
Năng lực nội sinh của các doanh nghiệp nhà nước còn yếu, chưa ddurkhar
năng tự ra quyết định trong vấn đề công nghệ
Năng lực lựa chọn và quyết định về công nghệ còn rất hạn chế. Sự thiếu hụt này
một phần bắt nguồn từ những thiếu hụt về thông tin và đội ngũ cán bộ, Doanh
nghiệp không đủ kỹ năng để thẩm định thiết bị công nghệ khi được chuyển giao,
nên máy móc nhận về gặp bệnh, hư hỏng hoặc không sử dụng được.
Các cơ quan hoạch định chính sách bị chia cắt
Chẳng hạn, Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan chịu trách nhiệm đề ra chiến
lược khoa học công nghệ, song bộ này chưa phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ để tạo điều kiện tốt nhất cho
việc tiếp nhận công nghệ nước ngoài một cách hiệu quả.
Sự thiếu đồng bộ, thiếu hoàn chỉnh của cơ sở hạ tầng kinh tế cho hoạt động
chuyển giao công nghệ ngoại sinh
Ví dụ: Hệ thống giao thông vận tải yếu kém, tình trạng ùn tắc giao thông, chất

lượng các tuyến đường còn thấp, hệ thống cấp thoát nước,…không chỉ làm nản
lòng các nhà đầu tư chuyển giao công nghệ mà còn làm cho hoạt động đổi mới
công nghệ bị hạn chế, phân bổ công nghệ không đều giữa các vùng, khu vực và
lãnh thổ đất nước.
- .Công nghệ ngoại sinh được chuyển giao trong điều kiện thiếu quy hoạch và
chiến lược, thiếu sự gắn bó giữa phương hướng đổi mới, chuyển giao công
nghệ với chiến lược phát triển cũng như chiến lược kinh doanh.
Điều này thể hiện qua các mặt sau:
- Các doanh nghiệp thực hiện chuyển giao công nghệ do sức ép của thị trường chứ
không phải chủ động theo kế hoạch.
- Các công nghệ được chuyển giao phần lớn do phía nước ngoài giới thiệu chứ
không phải tự các doanh nghiệp tìm kiếm hoặc tự nghiên cứu thiết kế.
- Công nghệ được chuyển giao trong lúc còn thiếu nhiều điều kiện, tiền đề cần
thiết (về cơ sở hạ tầng, thị trường, lao động, tiền vốn,…)
- Tình trạng nhập máy móc thiết bị lẻ nhiều và phổ biến hơn là các dây chuyền
đồng bộ và khép kín.
- Các phương hướng, chủ trương và chiến lược của các cơ quan quản lý ngành
chưa gắn bó với phương hướng, dự án đổi mới công nghệ và kĩ thuật của các
doanh nghiệp.
- Các doanh nghiệp đang gặp nhiều lung túng trong việc xác định hướng kinh
doanh và chiến lược kinh doanh. Nhiều doanh thực hiện chọn công nghệ mới cũng
chính là thực hiện chuyển hướng kinh doanh.
=> Tình trạng này không chỉ hạn chế hiệu quả sản xuất kinh doanh, mà còn hạn
chế trình độ kĩ thuật sản xuất (trong mỗi dây chuyền luôn có những thiết bị lạc hậu
so với những loại khác) và làm giảm tính đông bộ cần thiết của công nghệ.
- Trình độ công nghệvà trình độ thiết, bị máy móc sau khi chuyển giao vẫn
thấp; chưa phải là hiện đại:
Một cuộc khảo sát với hơn 700 thiết bị, 3 dây chuyền tại 42 nhà máy cho thấy kết
quả sau:
- Hơn 50% máy móc, thiết bị là đồ cũ tân trang lại.

Kết quả điều tra, đánh giá trình độ công nghệ trong ngành công nghiệp nhẹ cũng
cho thấy:
- 46% doanh nghiệp có trình độ công nghệ ở mức trung bình khá.
- 40%doanh nghiệp có trình độ công nghệ trung bình cần được cải tiến.
- 14% doanh nghiệp có trinh độ công nghiệp thấp cần dược đổi mới.
Kết quả này phản ánh các doanh nghiệp đã có sự đầu tư, đổi mới công nghệ, tuy
nhiên trình độ công nghệ còn thấp. Nghĩa là mục tiêu đổi mới công nghệ nâng cao
trình độ kĩ thuật về cơ bản là chưa đạt hoặc đạt mức thấp, ngay sau khi chuyển
giao công nghệ đã nảy sinh nhu cầu đổi mới hoặc tìm kiếm công nghệ khác để
thay thế.
Thực tế này không những gây lãng phí mà còn làm tăng thêm sự lạc hậu về công
nghệ của nền kinh tế. Ở đây có hai nguyên nhân chủ yếu là phía Việt Nam thiếu
thông tin về các loại công nghệ cần thiết có thể chuyển giao và những tiêu cực nảy
sinh trong quá trình chuẩn bị và thực hành chuyển giao công nghệ.
3. Nguyên nhân hạn chế:
 Cơ sở vật chất phục vụ việc sử dụng công nghệ chưa được nâng cấp
tới mức độ cần thiết. Khâu yếu nhất cần phải cải tiến là hệ thống giao
thông vận tải phục vụ việc cung ứng nguyên vật liệu và tiêu thụ sản
phẩm. ban thân từng doanh nghiệp không thể tự mình giải quyết vấn
đề này, vì đây không phải là một vài km đường nội bộ hoặc đường
nhánh nối với các quốc lộ, mà là toàn bộ hệ thống đường xá, bến bãi,
cầu phà,…của toàn vùng, của cả nước.
 Các hoạt động hỗ trợ, tiếp nhận công nghệ, đào tạo bồi dưỡng lao
động (cả lao động kĩ thuật lẫn lao động quản lí) dịch vụ đời sống xã
hội cho lực lượng lao động và dân cư có liên quan đến việc sử dụng
công nghệ mới được chuyển giao ( kể cả văn hóa, giáo dục, y tế…)
cũng chưa được tăng cường. Vấn đè cần lưu ý là khi tiến hành công
nghệ ngoại sinh, dù muốn hay không cũng sẽ dẫn tới sự hình thành
các cụm công nghiệp, các trung tâm công nghiệp và gắn với chúng là
các khu dân cư có quan hệ chặt chẽ với bộ phận này.

 Sức ép về giải quyết công việc làm, tạo thu nhập cho người lao động.
Vì việc chuyển giao công nghệ từ nước ngoài không chỉ là vấn đề kĩ
thuậy đơn thuần, mà có liên quan đến công ăn việc làm, thu nhập và
đòi sống của công nhân viên nên thông thường các doanh nghiệp ít
dám đổi mới triệt để mà lựa chọn những công nghệ và thiết bị tiên tiến
nhất.
 Sự hạn chế về vốn vay ( kể cả vốn vay và vốn tự có ) cũng làm chậm
tốc độ, giảm quy mô và hiệu quả của chuyển giao công nghệ nước
ngoài.
 Những khó khăn trong sản xuất kinh doanh mà các donh nghiệp
thường gặp: Một là các khoản nợ lớn chưa trả cho ngân hàng, hai là
tài sản thế chấp để vay vốn mới còn hạn chế ba là phương án kinh
doanh dùng để vay vốn thường có độ rủi ro cao nên khó vay vốn của
ngân hàng hoặc thu hút vốn liên doanh với nước ngoài và vay vốn của
chính đối tác liên doanh nhằm chuyển giao công nghệ. Trong trường
hợp này, Việt Nam thường chấp nhận những công nghệ có trình độ kĩ
thuật không cao do chính đối tác chuyển giao gới thiệu. Hơn thế nữa
giá chuyển giao thường bị tính cao hơn thực tế 15-20% chưa kể các tỉ
lệ hoa hồng kèm theo (thường khoảng 5%). Chỉ tính riêng 300 dự án
đầu tư mà phía nước ngoài góp vốn bằng thiết bị, các bên Việt Nam
dã thua thiệt 50 triệu USD.
Dẫn chứng: Tình hình nguồn vốn: Việc chuyển giao công nghệ từ bên ngoài đòi
hỏi chi phí cao, trong khi nguồn lực trong nước thì hạn hẹp.
Nguồn lực đầu tư cho khoa học còn thấp, mặc dù được nhà nước chi 2% tổng
chi ngân sách quốc gia, tương đương các nước trên thế giới. Nhưng với các
nước khác họ còn có nguồn đầu tư từ xã hội, tức là ngoài ngân sách nhà nước
cho khoa học công nghệ rất lớn. Thêm vào đó GDP của họ lớn nên chi ngân
sách của họ cũng lớn về giá trị tuyệt đối. Nguồn lực cho khoa học công nghệ ít
như vậy, nên khó đem lại sản phẩm tương xứng với mong mỏi của xã hội.
Theo công bố của Tạp chí Kinh tế The Economist, tỷ lệ nợ công năm 2010 của

Việt Nam là 50,935 tỷ USD (tương đương 51,6% GDP). Trong cơ cấu nợ công
Việt Nam, nợ nước ngoài có vai trò quan trọng và chiếm tỷ trọng cao nhất. Năm
2010, trong 56,6% GDP nợ công đã có 42,2% GDP là nợ nước ngoài. Đây là vấn
đề đáng lo ngại, gây khó khăn cho việc tiêp thu khoa học công nghệ hiện đại trên
thế giới.
d. Kết quả của tiếp nhận công nghệ chưa phát huy được tác dụng tích cực của nó
đối với việc tiếp tục nâng cao năng lực công nghệ, tiếp tục đổi mới và tự đổi mới
công nghệ trong nước. Biểu hiện của mâu thuẫn này là:
- Công nghệ được thực hiện chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng, ví dụ
dệt, may, giày da, chế biến lương thực – thực phẩm…Ngành công nghiệp chế tạo
máy, đặc biệt là máy công cụ thực hiện đổi mới và chuyển giao công nghệ mới
chưa dáng kể, trong khi đó trình độ kĩ thuật và công nghệ của ngành thấp (tuổi
trung bình của thiết bị cao, hao phí năng lượng cao hơn mức bình quân thế giới
khoảng 1.5 lần, khả năng chịu nhiệt, chịu va đập, và các điều hiện khắc nghiệt của
môi trường…rất hạn chế).
- Lực lượng thực hiện đổi mới thường xuyên đối với công nghệ và thiết bị ở các
doanh nghiệp giảm sút. Hiện có không ít doanh nghiệp thuê ngoài 100% trong các
dịch vụ sửa chữa thiết bị từ mức trung bình trở lên. Gắn với hiện tượng này là sự
giảm sút số lượng sáng kiến cải tiến kĩ thuật trong các doanh nghiệp.
- Các công nghệ và thiết bị chuyên dùng, có thiết kế cứng chiếm tỉ trọng lớn tuyệt
đối trong các dự án chuyển giao công nghệ. Do đó, khi có những biến động hoặc
khi doanh nghiệp muốn tổ chức lại sản xuất, đổi mới sản phẩm hoặc chuyển
hướng kinh doanh thì thường khó tận dụng công nghệ, thiết bị chuyên dùng đó.
Thêm vào đó, sau quá trình chuyển giao công nghệ sản xuất ở các doanh nghiệp có
xu hướng khép kín khá rõ rệt. Sự hợp tác, liên kết trong sản xuất bị thu hẹp thì tác
động dây chuyền của việc đổi mới công nghệ khó xảy ra.
- Sau khi chuyển giao công nghệ, chưa tạo ra được những mối quan hệ mới chặt
chẽ hơn giữa các doanh nghiệp với nhau, giữa các doanh nghiệp với các cơ quan
nghiên cứu và triển khai tiến bộ kĩ thuật và công nghệ. Thậm chí có những viện
nghiên cứu không nắm bắt dược hết các loại công nghệ sử dụng trong ngành mình.

Tình trạng không nắm dược những thông tin mới về công nghệ quốc tế, không đủ
năng lực tư vấn và tham gia giám định công nghệ trong ngành hẹp của mình là phổ
biến.
III. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP
ĐỊNH HƯỚNG
3.1 Quá trình tiếp nhận công nghệ nước ngoài phải gắn liền với phát
triển khoa học – kĩ thuật trong nước.
Mục đích chủ yếu của việc này là phát huy tác dụng tích cực của chuyển
giao công nghệ đối với việc nâng cao năng lực công nghệ và kỹ thuật của
đất nước. Như vậy, việc chuyển giao công nghệ không chỉ thực hiện với các
doanh nghiệp mà cả với các cơ sở nghiên cứu. Mặt khác, cấn huy động các
cơ sở ngiên cứu vào việc giám định, đánh giá, cải tiến công nghệ. Đồng
thời, việc tự nghiên cứu, tự thích ứng và cải tiến, hoàn thiện công nghệ ở
các doanh nghiệp cũng cấn được đẩy mạnh. Trên cơ sở này, một mặt chuẩn
bị để có nguồn chuyển giao công nghệ từ trong nước, mặt khác đấy mạnh
công tác đăng ký, quản lý và kinh doanh các phát minh sáng chế. Trong
thời gian trước mắt, các hoạt động này cần hướng mạnh hơn vào việc làm
các công nghệ đã được chuyể giao thích ứng hơn với điều kiện Việt Nam,
từ đó nhân rộng ra phạm vi cả nước (chuyển giao lại công nghệ đã được
chuyển giao).
Chúng ta cần coi trọng hợp tác nhằm phát triển các nghành công nghệ cao,
ưu tiên hợp tác đầu tư nước ngoài vào phát triển khoa học và công nghệ, chỉ
nhập khẩu và tiếp nhận chuyển giao những công nghệ tiên tiến phù hợp với
khả năng của chúng ta
3.2 Nâng cao trình độ tay nghề và khả năng tiếp thu khoa học công nghệ
tiên tiến của nước ngoài cho người lao động.
Một trong những thách thức của quá trình CNH là khả năng cung cấp
nguồn nhân lực đủ trình độ kiến thức và kỹ năng để đảm nhận trình độ công
nghệ ngày càng cao hơn. Hệ thống giáo dục của chúng ta hiện tại chưa đủ
sức thỏa mãn nhu cầu CNH, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ cao và các

ngành cạnh tranh tương lai. Do vậy, với khả năng đầu tư cho giáo dục nên
tập trung có trọng điểm vào các trường đại học quốc gia và các trường có
truyền thống đào tạo công nghệ và kỹ thuật cho nền kinh tế. Định hướng
chiến lược phát triển của các cơ sở đào tạo này là chuẩn công nghệ đào tạo
của quốc gia và đầu tư tương ứng về ngân sách để các trường này đạt được
chuẩn mực yêu cầu. Chuẩn quốc gia về đào tạo cần định hướng ngang bằng
hay cao hơn các quốc gia cạnh tranh đối với các ngành công nghệ chiến
lược.
Để hỗ trợ doanh nghiệp cải tiến và đổi mới công nghệ, Nhà nước cần tạo
điều kiện cho doanh nghiệp phát triển dựa trên nền tảng công nghệ vốn có.
Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực được đào tạo chuẩn mực về công nghệ,
phù hợp với nhu cầu thực tế sản xuất. Hình thành môi trường thuận lợi cho
sự ra đời và phát triển của các doanh nghiệp công nghệ. Ngoài ra, cải cách
thể chế để các viện nghiên cứu, trường đại học trở thành lực lượng hỗ trợ
mạnh mẽ cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp cần cập nhật thông tin, thành tựu mới công nghệ, thu hút trí
tuệ, kinh nghiệm,… của các chuyên gia giỏi, nhân viên có kinh nghiệm từ
bên ngoài để thực hiện kế hoạch đổi mới công nghệ. Đây cũng là cơ sở để
có thể tiếp nhận công nghệ chuyển giao từ bên ngoài.
Đối với những người làm khoa học, chúng ta cần phải đảm bảo cho có đựơc
mức thu nhập tương ứng với giá trị lao động mà họ đã bỏ ra, trang bị cơ sở
vật chất cần thiết để làm việc, khuyến khích tạo điều kiện để cán bộ khoa
học và công nghệ là người Việt Nam sống ở nước ngoài chuyển giao tri
thức, công nghệ về nước .
3.3 Chú trọng đầu tư nguồn vốn cho hoạt động chuyển giao công ngệ
nước ngoài.
Đảng ta đưa ra chính sách đầu tư khuyến khích hỗ trợ phát triển khoa học
và công nghệ, theo đó một phần vốn ở các doanh nghiệp được dành cho
nghiên cứu, đổi mới công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực. Một phần vốn
từ các chương trình kinh tế - xã hội và dự án được dành để đầu tư cho khoa

học và công nghệ nhằm đẩy mạnh việc nghiên cứu, triển khai và đảm bảo
hiệu quả của dự án. Tăng dần tỷ lệ chi ngân sách nhà nước hàng năm cho
khoa học và công nghệ đạt không dưới 2 % tổng chi ngân sách nhà nước.
Đề ra chính sách hợp lí nhằm thu hút vốn đầu tư từ nhiều nguồn ( trong
dân, các nhà đầu tư nước ngoài,…) gấp 2 – 3 lần so với ngân sách nhà nước
để đáp ứng đủ và kịp thời nhu cầu nghiên cứu và ứng dụng khoa học công
nghệ nói chung và khoa học công nghệ nước ngoài nói riêng
3.4. Tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức quản lý hoạt động chuyển giao
công nghệ.
Hệ thống này đóng vai trò phân phối, tập trung và quản lí lực lượng cán bộ
khoa học và công nghệ, đảm bảo tính hiệu quả của các mục tiêu phát triển.
Một trong những nguyên nhân khiến cho khoa học và công nghệ quốc gia
hiện nay còn thua kém các nước trên thế giới là do tổ chức quản lý khoa
học và công nghệ còn kém hiệu quả. Vì vậy, việc tiếp tục đổi mới hệ thống
này theo hướng nhà nước thống nhất quản lý các hoạt động khoa học và
công nghệ có ý nghĩa chiến lược nhằm phát triển tiềm lực, đón đầu và phát
triển những công nghệ mới có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ nền kinh
tế.
3.5 Cần có chương trình quốc gia cho lĩnh vực ngiên cứu
khoa học công nghệ, nhằm ứng dụng hiệu quả hoạt động
chuyển giao công nghệ.
Đối mặt với sự phát triển nhanh như vũ bão của làn sóng công
nghệ mới trên thế giới hiện nay: công nghệ thông tin, công nghệ
sinh học, công nghệ nano và công nghệ vật liệu mới, chúng ta cần
nắm bắt thời cơ và có định hướng thích hợp. Là một nước nghèo,
việc đầu tư đòi hỏi phải đúng hướng và hiệu quả. Vì vậy, dựa trên
những kinh nghiệm và kết hợp với thực tế đất nước, Việt Nam cần
có chương trình quốc gia cho lĩnh vực nghiên cứu khoa học công
nghệ mới này, nhằm vừa ứng dụng hiệu quả hoạt động chuyển giao
công nghệ, vừa bắt kịp thời cơ của các công nghệ mới của thế giới.

có như vậy Việt Nam không những đạt được tiến bộ trong khoa
học công nghệ, mà còn không bị lạc hậu quá xa về khu vực và trên
thế giới.
GIẢI PHÁP:
- Xây dựng các khu công nghiệp và các khu công nghệ cao, góp
phần quan trọng trong việc đẩy nhanh chuyển giao công nghệ.
Kinh nghiệm cho thấy, một mặt khu công nghệ cao có ưu thế về
chính sách, cơ sở vật chất có sức hấp dẫn khá lớn đối với việc
chuyển giao công nghệ từ nước ngoài. Mặt khác, khu công nghiệp
công nghệ cao chủ yếu là liên doanh giữa Việt Nam và nước ngoài.
Do đó, để hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao, nhà đầu
tư nước ngoài tất nhiên sẽ cần áp dụng kĩ thuật tiên tiến, thúc đẩy
quản lí hiện đại, khai thác sản phẩm mới trong khu công nghiệp,
khu công nghệ cao. Nhờ đó, các doanh nghiệp Việt Nam có điều
kiện tiếp cận và học tập có kĩ thuật công nghệ mới trong sản xuất.
- nâng cao trình độ của cán bộ khoa học đồng đều trên mọi lĩnh
vực của khoa học và công nghệ, nhắm thích ứng với xu thể
công nghệ đa ngành, đan xen giữa các ngành hiện nay, cử
nhiều người đi học tập ở các nước đang nghiên cứu mạnh về
các công nghệ mới như Mĩ. Nhật. Đức, nhưng phải có cơ
chế thích hợp để họ chắc chắn về nước phục vụ.
- mở rộng hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ để có thể
học hỏi nhiều hơn kinh nghiệm Hệ thống đổi mới quốc gia về
công nghệ.
- Đầu tư them trang bị cơ sở vật chất hiện đại cho các phòng
thí nghiệm để vừa nghiên cứu trong nước, vừa mời chuyên
gia sang cùng nghiên cứu học hỏi kinh nghiệm.
- Tăng cường hợp tác giữa các cơ quan nghiên cứu và triển
khai (R&D) với các doanh nghiệp, tư vấn thường xuyên cho
các doanh nghiệp giúp họ lựa chọn công nghệ chính xác mà

họ cần.
KẾT LUẬN
Sự phát triển của công nghệ là một xu hướng tất yếu của tiến bộ
loài người. Trải qua các giai đoạn và các thời đại, công nghệ và
kĩ thuật luôn giữ vai trò quan trọng xuyên suốt mọi quá trình từ
sự phát triển của nền kinh tế cho đén những phương thức quản lí
đều bị công nghệ chi phối. Bởi nói đến công nghệ là nói đến sự
khám phá tìm tòi và nghiên cứu với mục đích chung là đưa xã
hội loài người tiến lên bước phát triển cao nhất. Công nghệ
ngoại sinh của nước ta mặt dù còn nhiều điểm hạn chế nhưng
không thể phủ nhận vai trò quan trọng của nó trong tiến trình
CNH, HĐH nước ta hiện nay.

×