Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

CHI PHÍ MARKETING VÀ HỆ THỐNG PHÂN PHỐI LÚA GẠO ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (599.65 KB, 10 trang )

Tạp chí Nghiên cứu Khoa học 2005:3 138-147 Trường Đại học Cần Thơ

137
CHI PHÍ MARKETING VÀ HỆ THỐNG PHÂN PHỐI LÚA GẠO
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Lưu Thanh Đức Hải
1

ABSTRACT
This study examined the current rice marketing system and the channels of rice distribution in the
Mekong River Delta. In the domestic rice market, private rice traders have an important role in
distributing the product to regional and inter-regional consumers. Large millers/polishers control
the export channels. Domestic channels of rice distribution are organized quite effectively to
provide the convenient form and quality of the product to final consumers. The rice assemblers
and retailers may be considered as most efficient in trading. In contrast, the rice millers/polishers
seem to be inefficient owing to their relatively higher percentage shares of marketing cost to
gross marketing margins. The open market orientation in Vietnam has created a favorable
environment for private rice traders. The national trade flows are completely liberalized offering
a good opportunity for increasing the efficiency of the marketing systems.
Keywords: Rice Distribution System, Marketing Costs, Marketing margin
Title: The Analysis of Rice Marketing Costs and Rice Distribution System in The Mekong River Delta
TÓM TẮT
Bài viết này nhằm khảo sát hệ thống marketing và kênh phân phối lúa gạo Đồng bằng sông Cửu
long. Ở thị trường nội địa, thương lái gạo tư nhân giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp gạo
cho người tiêu dùng trong vùng và các vùng lân cận. Nhà máy xay xát và lau bóng có quy mô lớn
thì kiểm soát hầu hết kênh xuất khẩu gạo. Kênh phân phối nội địa được tổ chức khá hiệu quả,
cung cấp đúng loại, phẩm cấp gạo đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Thương lái và hộ bán lẻ gạo
có kết quả kinh doanh hiệu quả nhất. Ngược lại, nhà máy xay xát và lau bóng gạo thì kinh doanh
kém hiệu quả hơn vì họ phải gánh chịu chi phí marketing khá cao so với tổng biên tế marketing.
Xu hướng tự do hóa thị trường ở Việt nam đã tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi cho thương
lái gạo tư nhân. Hệ thống thương mại quốc gia được tự do hóa hoàn toàn đã tạo ra cơ hội tốt để


nâng cao hiệu quả hệ thống marketing.
Từ khóa: hệ thống phân phối, chi phí marketing, kênh tiêu thụ, biên tế marketing
1 GIỚI THIỆU
Việc chuyển đổi từ kinh tế tập trung sang cơ chế thị trường đã góp phần thúc đẩy đại đa
số nông dân sản xuất ra nhiều lương thực hàng hóa bằng việc thâm canh và áp dụng các
biện pháp kỹ thuật cao trong canh tác. Kết quả là sản lượng lương thực tăng nhanh trong
thời gian qua. Chúng ta đã và đang có nhiều thuận lợi cơ bản để đẩy nhanh sản xuất lúa
gạo – mặt hàng nông sản quan trọng và chiến lược của quốc gia.
Tuy nhiên nếu đánh giá chi tiết về thực trạng sản xuất kinh doanh lúa gạo hiện nay và
phân tích triển vọng trong tương lai thì hệ thống tiêu thụ lúa gạo hiện còn nhiều bất cập.
Chúng ta sản xuất ra được nhiều lúa gạo, nhưng khâu marketing để tiêu thụ lúa gạo thì
chưa hoàn chỉnh và hiệu quả (Monot and Goletti, 2000). Những vấn đề bất cập là:
- Hệ thống kênh phân phối hình thành một cách tự phát, chưa được tổ chức chặt ch.
- Thiếu sự liên kết, phối hợp giữa các tổ chức, thành viên trung gian tham gia phân phối
lúa gạo. Vấn đề cạnh tranh không thích hợp trong hoạt động mua bán lúa gạo.


1
Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh.
Tạp chí Nghiên cứu Khoa học 2005:3 138-147 Trường Đại học Cần Thơ

138
- Cơ chế điều hành kinh doanh lúa gạo trong nước và xuất khẩu chưa thật chủ động
trong việc tìm thị trường đầu ra nên lệ thuộc rất lớn vào thị trường thế giới.
- Vấn đề tổ chức thu mua, tồn trữ, chế biến, phân loại lúa gạo chưa đồng bộ và khoa
học, tạo ra nhiều kẻ hở, điểm yếu cần khắc phục.
Mục tiêu nghiên cứu
- Chuyên đề này nhằm phân tích một cách hệ thống và đầy đủ cấu trúc thị trường lúa
gạo, phân tích hệ thống kênh phân phối – tiêu thụ lúa gạo trong nước và xuất khẩu.
- Ước lượng và phân tích hiệu quả về mặt chi phí marketing của các trung gian tham

gia phân phối lúa gạo ở Đồng bằng sông Cửu long.
- Đề xuất giải pháp tối ưu cho đầu ra của hạt gạo góp phần nâng cao thu nhập của nông
dân, tăng hiệu quả kinh doanh của các thương nhân, các tổ chức kinh doanh lúa gạo
và nhất là làm cho hạt gạo Việt nam cạnh tranh lành mạnh và hiệu quả trên thị trường
thế giới, mang lại nguồn thu ngoại tệ ổn định cho quốc gia.
2 PHÂN TÍCH CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG GẠO ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
2.1 Mức độ tập trung của nhà sản xuất và kinh doanh lúa gạo
Mức độ tập trung của nhà sản xuất và kinh doanh lúa gạo được xác định dựa trên số
lượng sản xuất và kinh doanh lúa gạo kiểm soát hay sở hữu thị phần trên thị trường. Mức
độ này được đánh giá bằng việc sử dụng chỉ tiêu tỉ lệ tập trung của 4 doanh nghiệp hàng
đầu (CR4).
Bảng 1: Tỉ lệ tập trung của 4 doanh nghiệp hàng đầu
Tỉ lệ tập trung
Nhà máy xay/
lau bóng gạo (%)
Thương lái/
buôn sỉ (%)
1 DN hàng đầu
4 DN hàng đầu
8 DN hàng đầu
12 DN hàng đầu
1,14
3,54
5,67
7,00
2,87
6,38
7,23
7,65
Nguồn: Số liệu sơ cấp từ phỏng vấn trực tiếp các đối tượng mua bán (Lưu Thanh Đức Hải, 2004)

Qua bảng số liệu cho thấy 4 doanh nghiệp buôn sỉ hàng đầu kiểm soát hơn 6% thị trường
bán sỉ lúa gạo, trong khi đó đối với nhà máy xay xát và lau bóng thì tỉ lệ này thấp hơn
(3,54%) điều nầy cho thấy mức độ tập trung của thị trường lúa gạo ở mức độ thấp, thể
hiện áp lực cạnh tranh lẫn nhau giữa các nhà buôn sỉ và nhà máy xay xát/lau bóng khá rõ
rệt. Lượng lúa gạo xay xát, mua bán không tập trung nhiều cho một vài nhà máy xay xát
và buôn sỉ mà phân tán đều cho các doanh nghiệp khác nhau. Thị trường mua bán lúa gạo
thuộc nhóm thị trường cạnh tranh ở mức độ cao. Doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo rất ít
có khả năng kiểm soát thị trường.
2.2 Mức độ khác biệt của các loại gạo trên thị trường
Mức độ khác biệt này thể hiện sự phân loại sản phẩm trên thị trường hay cho biết cơ cấu
sản phẩm gạo chủ yếu trên thị trường. Kết quả thể hiện ở Bảng 2 và Bảng 3 như sau:
Bảng 2: Tỉ trọng các loại lúa khác nhau mua bán tại nông hộ Đồng bằng sông Cửu long
Địa bàn
Loại lúa dài (%)
Loại lúa tròn (%)
Tiền Giang
An Giang
Vĩnh Long
Cần Thơ
Sóc Trăng
54,3
62,9
58,5
60,9
56,7
45,7
37,1
41,5
39,1
43,3

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế (Lưu Thanh Đức Hải,2004)
Tạp chí Nghiên cứu Khoa học 2005:3 138-147 Trường Đại học Cần Thơ

139
Bảng 3: Tỉ trọng các loại gạo mua bán tại thị trường bán lẻ ở Đồng bằng sông Cửu long
Địa bàn
Loại gạo đặc sản (%)
Loại gạo thường (%)
Tiền Giang
An Giang
Vĩnh Long
Cần Thơ
Sóc Trăng
43,5
48,2
38,4
46,8
36,7
56,5
51,8
61,6
53,2
63,3
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế (Lưu Thanh Đức Hải, 2004)
Kết quả ở 2 bảng trên cho thấy, thị trường lúa gạo gạo ở ĐBSCL được phân biệt khá chi
tiết. Ở thị trường nông hộ tỉ trọng lúa dài chất lượng cao được được cung ứng nhiều trên
thị trường. Tại thị trường bán lẻ thì tỉ trọng gạo đặc sản được bán ra thấp hơn gạo thường.
Lý do chủ yếu là có sự ưu tiên cho nhóm gạo đặc sản, chất lượng cao để xuất khẩu, còn
lại gạo có chất lượng trung bình, giá trung bình s thích hợp để bán ở thị trường nội địa.
Bảng 4 dưới đây còn cho thấy có 4 nhóm sản phẩm khác nhau trên thị trường từ 5% đến

35% tấm. Trong đó loại gạo 5% đến 15% tấm trở lại thì đa số được nắm giữ bởi các công
ty lương thực nhà nước để xuất khẩu, còn lại các chủng loại gạo từ 20% tấm trở lên
thường do thương lái tư nhân nắm giữ để tiêu thụ nội địa. Kết quả này cho thấy có sự
phân chia thị trường mục tiêu cụ thể cho đầu ra của lúa gạo.
Bảng 4: Các chủng loại gạo phân theo đối tượng mua bán trên thị trường
Các đối tượng mua bán
Chủng loại gạo theo tỉ lệ phần trăm (%)
Tổng
5%
10%-15%
20%-25%
35%
Buôn sỉ tư nhân
0,0
8,6
18,2
19,6
16,6
Thương lái đường dài
14,2
18,1
24,6
31,4
24,2
Xay xát tư nhân
10,3
16,0
12,9
20,4
16,9

Công ty lương thực
70,8
47,0
32,5
21,2
32,6
Mua bán lẻ
0,0
4,1
5,1
5,4
4,9
Loại khác
4,7
6,2
6,7
2,0
4,8
Tổng cộng
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế(Lưu Thanh Đức Hải, 2004)
2.3 Các rào cản, giới hạn khi gia nhập và rút khỏi thị trường kinh doanh lúa gạo
Bảng 5: Các rào cản ảnh hưởng đến việc gia nhập thị trường của thương lái mua bán sỉ
Các rào cản chủ yếu
Số trả lời theo các mức độ đánh giá (n=67)
Không trở

ngại
Ít quan
trọng
Quan trọng
Rất quan
trọng
Điểm TB
(*)
1. Thiếu vốn kinh doanh
6
18
17
26
1,94
2. Thiếu nguồn cung lúa gạo
58
8
1
0
0,15
3. TT đầu ra không ổn định
44
3
13
7
0,75
4. Thuế cao
63
0
4

0
0,12
5. Khó xin giấy phép KD
67
0
0
0
0,00
6. Áp lực cạnh tranh
38
6
15
8
0,90
7. Yếu tố khác
62
1
2
2
0,16
Nguồn: Số liệu phỏng vấn trực tiếp 67 thương lái buôn sỉ (Lưu Thanh Đức Hải, 2004)
(*)
Điểm trung bình được tính theo cách tính bình quân gia quyền với thang điểm: 0 điểm – không trở ngại, 1 điểm – ít quan trọng, 2
điểm – quan trọng, 3 điểm – rất quan trọng. Cách tính này được áp dụng cho cả Bảng 6 và Bảng 7.
Kết quả ở Bảng 5, Bảng 6 và Bảng 7 cho thấy việc tham gia thị trường kinh doanh lúa gạo
không bị ngăn trở nhiều, có thể xem là khá dễ dàng. Đối với hoạt động mua bán sỉ lúa
gạo, vấn đề thiếu vốn kinh doanh là rào cản chủ yếu (1,94 điểm – xem Bảng 5). Đối với
các doanh nghiệp xay xát, lau bóng gạo thì ngoài yếu tố vốn kinh doanh vẫn là rào cản
quan trọng (1,34 điểm) thì có 3 rào cản quan trọng khác là hạn chế về kỹ thuật chế biến,
Tạp chí Nghiên cứu Khoa học 2005:3 138-147 Trường Đại học Cần Thơ


140
thị trường đầu ra không ổn định, và áp lực cạnh tranh trên thị trường rất gay gắt (Bảng 6).
Đối với thị trường bán lẻ thì các thương nhân bán lẻ phải đương đầu với 2 loại rào cản
chủ yếu khi tham gia kinh doanh đó là thiếu vốn và bị áp lực cạnh tranh rất lớn từ phía
đối thủ cùng cấp (Bảng 7).
Bảng 6: Các rào cản ảnh hưởng đến việc gia nhập thị trường của thương lái, doanh nghiệp xay xát
Các rào cản chủ yếu
Số trả lời theo các mức độ đánh giá (n=53)
Không trở
ngại
Ít quan trọng
Quan trọng
Rất quan
trọng
Điểm TB
1. Thiếu vốn kinh doanh
16
12
16
9
1,34
2. Rào cản về kỹ thuật
26
3
9
15
1,25
3. Thiếu nguồn cung lúa gạo
48

1
3
1
0,19
4. TT đầu ra không ổn định
29
4
8
12
1,06
5. Thuế cao
42
5
4
2
0,36
6. Khó xin giấy phép KD
52
0
1
0
0,04
7. Áp lực cạnh tranh
21
2
13
17
1,49
8. Yếu tố khác
50

0
1
2
0,15
Nguồn: Số liệu phỏng vấn trực tiếp 53 nhà máy (Lưu Thanh Đức Hải, 2004)
Bảng 7: Các rào cản ảnh hưởng đến việc gia nhập thị trường của các doanh nghiệp mua bán lẻ
Các rào cản chủ yếu
Số trả lời theo các mức độ đánh giá (n=30)
Không trở
ngại
Ít quan trọng
Quan trọng
Rất quan
trọng
Điểm TB
1. Thiếu vốn kinh doanh
12
4
7
7
1,30
2. Thiếu nguồn cung lúa gạo
29
1
0
0
0,03
3. TT đầu ra không ổn định
18
1

7
4
0,90
4. Thuế cao
21
1
6
2
0,63
5. Khó xin giấy phép KD
30
0
0
0
0,00
6. Áp lực cạnh tranh
9
2
7
12
1,73
7. Yếu tố khác
29
0
1
0
0,07
Nguồn: Số liệu phỏng vấn trực tiếp 30 nhà buôn lẻ (Lưu Thanh Đức Hải, 2004)
2.4 Điều kiện nắm bắt thông tin thị trường
Kết quả ở Bảng 8 cho thấy trên 80% các đối tượng tham gia kinh doanh lúa gạo đều cho

rằng việc nắm bắt thông tin về giá cả, chất lượng, thị hiếu tiêu dùng lúa gạo trên thị
trường rất dễ dàng, không có gì cản trở lớn. Có rất nhiều nguồn cung cấp thông tin về thị
trường, trong đó chủ yếu qua thông tin truyền miệng từ thương lái, nhà trung gian, nhà
máy khác và từ các công ty lương thực nhà nước (Bảng 9).
Bảng 8: Điều kiện nắm bắt thông tin thị trường
Các đối tượng kinh doanh
Tỉ lệ trả lời theo các mức độ khác nhau (%)
Dễ dàng
Hơi khó
Rất khó
Nông dân (n=62)
88,70
9,67
1,63
Buôn sỉ/thương lái (n=67)
79,10
19,40
1,50
Nhà máy xay/lau bóng (n=53)
81,10
17,00
1,90
Buôn lẻ (n=30)
80,00
20,00
0,00
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế (Lưu Thanh Đức Hải, 2004)
Tóm lại, qua khảo sát cấu trúc thị trường gạo các tỉnh Đồng bằng sông Cửu long ta có thể
kết luận rằng thị trường gạo ở ĐBSCL thuộc nhóm thị trường cạnh tranh với thị phần của
12 doanh nghiệp chỉ vào khoảng 7% - 8%, thị phần của 4 doanh nghiệp hàng đầu chỉ ở

mức 4% - 6% (Bảng 1). Sản phẩm gạo trên thị trường được phân biệt khá rõ từ gạo 5%
tấm đến 30 -35% tấm, trong đó ở thị trường nội địa phổ biến nhất là mặt hàng gạo 25%
(Bảng 4). Việc tham gia và rút khỏi thị trường gạo ở mức độ dễ dàng, không bị ràng buộc
Tạp chí Nghiên cứu Khoa học 2005:3 138-147 Trường Đại học Cần Thơ

141
lớn chủ yếu là yếu tố vốn kinh doanh và kinh nghiệm trên thị trường. Nguồn thông tin
trên thị rất rộng và dễ dàng nắm bắt.
Bảng 9: Nguồn cung cấp thông tin từ thị trường
Nguồn thông tin
Tỉ lệ trả lời của các đối tượng (%)
Nông dân
Buôn sỉ
Nhà máy xay
Buôn lẻ
1. Báo chí, phát thanh, truyền hình
29,0
7,8
24,3
4,0
2. Các công ty lương thực nhà nước
2,6
25,5
32,7
20,8
3. Nhà máy, thương lái trung gian
20,5
54,0
30,3
58,4

4. Người trong gia đình hàng xóm
43,5
4,0
9,2
10,4
5. Nguồn khác
4,4
8,7
3,5
6,4
Tổng cộng
100,0
100,0
100,0
100,0
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế (Lưu Thanh Đức Hải, 2004)
3 HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI, TIÊU THỤ LÚA GẠO ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
3.1 Các thành viên tham gia vào mạng lưới kênh phân phối lúa gạo
Qua điều tra khảo sát tình hình vận chuyển, chế biến và tiêu thụ lúa gạo ở các tỉnh
ĐBSCL, các thành viên tham gia mạng lưới phân phối gồm: nông dân, người thu gom,
hàng xáo, nhà máy xay xát, lau bóng tư nhân, thương lái, vựa, buôn sỉ, buôn lẻ địa
phương, hệ thống thu mua chế biến và cung ứng xuất khẩu của các Công ty lương thực.
3.2 Kênh phân phối lúa của nông dân

Sơ đồ 1: Kênh phân phối lúa của nông dân Đồng bằng sông cửu long
Sơ đồ 1 và Sơ đồ 2 cho thấy hệ thống kênh phân phối lúa gạo ĐBSCL có rất nhiều thành
viên trung gian tham gia, đường đi của sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ rất chi
tiết và phức tạp. Một cách đại điện, có 8 kênh phân phối lúa gạo khác nhau, trong đó có 5
kênh chủ yếu, đóng vai trò quan trọng vì nó chuyển tải được nhiều số lượng lúa gạo và là
đường huyết mạch của cả hệ thống tiêu thụ trong tỉnh, ngoài tỉnh và xuất khẩu. Các kênh

cụ thể là:
(1) Nông dân – Hệ thống thu mua, CB - cung ứng XK của Cty LT – Nhà nhập khẩu
(2) Nông dân – Công ty lương thực – Người tiêu dùng trong ngoài tỉnh
(3) Nông dân – Thu gom – Công ty lương thực – Nhà nhập khẩu
(4) Nông dân – Thu gom – Nhà máy tư nhân – Công ty lương thực – Nhà nhập khẩu
(5) Nông dân – Thu gom – Nhà máy tư nhân – Thương lái – Cty lương thực – Nhà NK
(6) Nông dân – Thu gom – Nhà máy tư nhân – Thương lái – Buôn lẻ – TD trong tỉnh
(7) Nông dân – Nhà máy tư nhân – Thương lái – Buôn lẻ – TD trong tỉnh
(8) Nông dân – Thu gom – NM tư nhân – Thương lái đường dài – Buôn lẻ – TD ngoài
tỉnh
Nông dân
(100 %)
Thu gom
(83,1 %)
Xay xát
tư nhân
(88,2%)
Công ty LT
(11,8 %)
83,1 %
13,8 %
3,1 %
8,7 %
74,4 %
Tạp chí Nghiên cứu Khoa học 2005:3 138-147 Trường Đại học Cần Thơ

142
3.3 Kênh phân phối gạo trên thị trường Đồng bằng sông Cửu long

Sơ đồ 2: Hệ thống kênh phân phối gạo trên thị trường Đồng bằng sông Cửu long

Các kênh 1, 3 và 5 được đánh giá là rất quan trọng cho cung ứng xuất khẩu, nó chuyển tải
trên 70% lượng gạo xuất khẩu của vùng ĐBSCL. Kênh 6 và 8 thì đặc trưng cho mạng
lưới tiêu thụ trong và ngoài tỉnh. Các kênh còn lại cũng không kém phần quan trọng, nó
làm cho hệ thống phân phối thêm đa dạng, chi tiết nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu
dùng của khách hàng trong và ngoài nước. Qua phân tích tổng hợp kênh phân phối chúng
ta nhận thấy rằng thương lái tư nhân đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thống phân phối.
4 PHÂN TÍCH CHI PHÍ CHẾ BIẾN VÀ CHI PHÍ MARKETING
4.1 Chi phí chế biến, xay xát gạo
Bảng 10: Chi phí xay xát và lau bóng gạo của nhà máy tư nhân
Các khoản chi phí
Xay xát
Lau bóng
Chi phí
(Đồng/tấn)
Tỉ trọng các
khoản mục (%)
Chi phí
(Đồng/tấn)
Tỉ trọng các
khoản mục (%)
1. Lao động
17.600
23,47
17.950
25,00
2. Nhiên liệu, điện
28.400
37,87
18.700
27,50

3. Vật liệu
5.070
6,76
15.650
23,00
4. Khấu hao máy móc
7.580
10,11
5.100
7,50
5. Bảo trì sửa chữa
5.650
7,53
2.720
4,00
6. Thuế, giấy phép kinh doanh
4.200
5,60
4.080
6,00
7. Chi khác
6.500
8,67
4.760
7,00
Tổng cộng
75.000
100,00
68.000
100,00

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế (Lưu Thanh Đức Hải,2004)
Công ty
nhập khẩu
(56,7 %)

56,7 %
32,6 %
Nhà máy xay xát tư nhân (100%)
Bán sỉ
tư nhân
(45,6 %)

Nhà máy
lau bóng
(27,2 %)
Công ty lương
thực nhà nước
(70,9 %)
Thương lái
ngoài tỉnh
(13,9 %)

Bán lẻ tư nhân (28,8 %)
Người
tiêu dùng
(43,3 %)
10,3 %
27,2 %
13,9 %
13,9 %

4,9 %
28,8 %
14,2%

0,3%
45,6 %
16,9 %
11,1 %
10,0 %
Tạp chí Nghiên cứu Khoa học 2005:3 138-147 Trường Đại học Cần Thơ

143
Chi phí chế biến đối với các nhà máy xay xát và lau bóng thường là các khoản: Nhiên
liệu, lao động, khấu hao, bảo trì sửa chữa, vận chuyển, bốc xếp tồn trữ Từ số liệu thu
thập trong quá trình nghiên cứu chúng ta tính ra chi phí bình quân để xay xát và lau bóng
gạo ở các nhà máy như Bảng 10.
Kết quả ở Bảng 10 cho thấy các nhà máy xay xát phải tiêu hao chi phí chế biến cho 1 tấn
gạo thành phẩm bình quân vào khoảng 75.000 đồng/tấn còn lau bóng vào khoảng 68.000
đồng/tấn trong đó khoảng 30% đến 37% là chi phí nhiên liệu, điện, khoảng 25% chi phí
trả công lao động, các khoản sửa chữa bảo trì từ 4% đến 7%.
4.2 Phân tích chi phí marketing và lợi nhuận của hoạt động kinh doanh lúa gạo
Bảng 11: Chi phí marketing và lợi nhuận của các thương nhân kinh doanh lúa gạo
Chỉ tiêu
Chi phí và giá
mua bán
(Đồng/tấn)
Tổng biên tế
marketing
(1)
Tổng CP

Marketing
(2)
Lợi nhuận
(3) = (1) – (2)
Nông dân
Chi phí sản xuất cho 1 tấn lúa
Giá bán lúa bình quân 1 tấn lúa

1.328.000
1.854.000





II. Thương lái
Giá mua lúa bình quân
Chi phí Marketing
Tổng chi phí mua (3 = 1 + 2)
Giá bán lúa bình quân

1.854.000
50.500
1.904.500
2.040.000
186.000
50.500
135.500
III. Nhà máy
Giá mua lúa bình quân

Tổng chi phí chế biến
Phơi sấy
Tồn trữ
Xay xát
Tỉ lệ chuyển đổi thành gạo (30%)
Tổng chi phí (3 = 1 + 2)
Giá bán gạo bình quân

2.040.000
1.203.000
55.000
38.000
75.000
1.035.000
3.005.000
3.450.000
1.410.000
1.203.000
207.000
IV. Buôn sỉ
Giá mua bình quân
Chi phí Marketing
Tổng chi phí (3 = 1 + 2)
Giá bán gạo bình quân

3.450.000
125.000
3.575.000
3.750.000
300.000

125.000
175.000
Buôn lẻ
Giá mua bình quân
Chi phí Marketing
Tổng chi phí (3 = 1 + 2)
Giá bán gạo bình quân

3.750.000
83.500
3.833.500
4.010.000
260.000
83.500
176.500


Nguồn: Trường hợp lúa thường và loại gạo 25% tấm (Lưu Thanh Đức Hải, 2004)
Kết quả ở Bảng 11 cho thấy nhà máy nhận được tổng biên tế marketing cao nhất:
1.410.000 đồng/tấn, khi đó các thương lái tư nhân nhận thấp nhất: 186.000 đồng/tấn. Tuy
nhiên nếu đánh giá đầy đủ hơn thì mặc dù nhà máy xay xát nhận được phần biên tế
marketing cao nhưng họ phải gánh vác rất nhiều chi phí marketing trong hoạt động kinh
doanh (1.203.000 đồng/tấn). Trong số các trung gian phân phối thì thương lái và nhà buôn
lẻ gánh vác chi phí marketing thấp nhất (50.500 đồng/tấn và 83.500 đồng/tấn).


Tạp chí Nghiên cứu Khoa học 2005:3 138-147 Trường Đại học Cần Thơ

144
Bảng 12: So sánh chi phí marketing và lợi nhuận của các thương nhân kinh doanh lúa gạo

ĐVT: Nghìn đồng/tấn
Thương nhân
Giá mua
bình quân
Giá bán
bình quân
Biên tế
Mar.

Chi phí
Mar
Lợi nhuận
đơn vị
% CPhí
Mar/biên tế
Mar. (%)
% Lợi
nhuận/
biên tế
Mar. (%)
% Lợi
nhuận
trên vốn
KD (%)
1. Thương lái
1.854
[0,148 ]
2.040
[0,058 ]
186,0

50,5
135,5
27,2
72,8
1.23
2. Nhà máy
2.040
[0,058 ]
3.450
[0,068]
1.410,0
1.203,0
207,0
85,3
14,7
1.48
3. Buôn sỉ
3.450
[0,068]
3.750
[0,105]
300,0
125,0
175,0
41,7
58,3
1.54
4. Buôn lẻ
3.750
[0,105]

4.010
[0,088]
260,0
83,5
176,5
32,1
67,9
0.86
Cả hệ thống
-
-
2.156,0
1.462,0
694,0
67,8
32,2

Nguồn: Số liệu trong [……] là Hệ số biến động (Lưu Thanh Đức Hải, 2004)
Qua số liệu ở Bảng 12 cho thấy thương lái là nhà trung gian chịu rủi ro trong kinh doanh
thấp nhất bởi vì họ chịu chi phí Marketing thấp (50.500 đồng/tấn), vốn bỏ ra ít, chu kỳ
kinh doanh ngắn nên ít bị ảnh hưởng của biến động giá cả lên xuống nên họ thu được
mức lợi nhuận trên biên tế Marketing rất cao (72,8%). Tỉ lệ lợi nhuận trên vốn kinh doanh
xấp xỉ 1,2% thể hiện hiệu quả kinh doanh tốt.
Đối với nhà máy xay và lau bóng, tỉ lệ lợi nhuận trên vốn kinh doanh của họ được đánh
giá là khá cao 1,48%. Tuy nhiên họ phải gánh chịu chi phí marketing cao nhất trong số
các nhà trung gian khác, đồng thời chu kỳ kinh doanh của họ cũng khá dài, thường từ 1
đến 3 tháng có khi lên đến 5, 6 tháng. Do vậy họ luôn phải đương đầu với rủi ro do giá cả
biến động và hao hụt thất thoát.
Đối tượng kinh doanh tiếp theo là nhà buôn sỉ có tỉ lệ lợi nhuận vốn kinh doanh là cao
nhất (1,54%), được xem là đối tượng tham gia kinh doanh hiệu quả nhất. Họ cung cấp

hầu hết các dịch vụ quan trọng thông qua quá trình thu mua, vận chuyển, tồn trữ và phân
phối lúa gạo đến tay người tiêu dùng. Chúng ta cần quan tâm nhiều đến đối tượng này vì
nếu cải tiến tốt khả năng phân phối của bộ phận này s góp phần tiết kiệm chi phí
marketing, đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển, cung cấp đầy đủ và kịp thời lượng lúa gạo trên
thị trường một cách hiệu quả.
Cuối cùng đối với nhà buôn lẻ, kết quả ở Bảng 12 cho thấy lợi nhuận từ bộ phận này
không cao. Tỉ lệ lợi nhuận trên vốn kinh doanh là thấp nhất (0,86%). Vấn đề này phát
sinh là do chi phí marketing chiếm số lượng khá cao trong quá trình kinh doanh mua bán
– 83.500 đồng/tấn (cao hơn cả của thương lái là 50.500 đồng/tấn). Đây là vấn đề cần quan
tâm để có biện pháp giảm chi phí nhằm tăng cường hiệu quả mua bán.
5 KẾT LUẬN
Trong những năm gần đây nhờ vào tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp và nhất là việc đẩy
mạnh cơ giới hóa trong sản xuất đã tạo nên tiền đề thuận lợi cho việc nâng cao năng suất
lúa ở ĐBSCL. Nhìn chung, tuy thời tiết trong những năm qua có bất lợi nhưng sản lượng
lúa qua các năm vẫn tăng đều, nhu cầu tiêu thụ gạo trên thế giới tiếp tục gia tăng nên mở
ra triển vọng xuất khẩu gạo rất lớn. Bên cạnh việc tăng lên về sản lượng, chất lượng lúa
gạo cũng được tăng lên theo yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu các loại gạo
có chất lượng, gạo đặc sản đang được khuyến khích phát triển góp phần đa dạng hóa
chủng loại gạo đáp ứng mọi nhu cầu thị trường thế giới.
Tạp chí Nghiên cứu Khoa học 2005:3 138-147 Trường Đại học Cần Thơ

145
Những tín hiệu vui của nông dân và nhà xuất khẩu gạo Việt nam liên tục được báo chí
nhắc đến. Tuy nhiên chúng ta vẫn còn nỗi lo về đầu ra cho hạt gạo. Bởi vì tuy chúng ta có
nhiều gạo nhưng giá cả gạo trên thị trường gạo thế giới biến động thường xuyên. Có một
nghịch lý xảy ra là khi giá gạo thế giới tăng, có nhiều đơn đặt hàng thì chúng ta lại không
có đủ số lượng theo yêu cầu để xuất. Ngược lại lúc ta có nguồn gạo dồi dào thì lại không
có đơn đặt hàng. Vấn đề then chốt cần giải quyết ở đây là khâu tiếp thị đầu ra hiện còn
gặp ít nhiều khó khăn, mà vấn đề chủ yếu là mạng lưới phân phối lúa gạo chưa thật sự
hợp lý và hiệu quả.

Về cơ chế điều hành hoạt động kinh doanh lúa gạo còn nhiều hạn chế: lúa từ nông dân
phải mua bán lòng vòng qua nhiều khâu trung gian thì mới tới tay đầu mối xuất khẩu gạo.
Chính hạn chế này đã dẫn đến tình trạng thương lái trung gian ép giá nông dân. Mua bán
lòng vòng làm tăng chi phí marketing đẩy giá đầu ra tăng cao gây ảnh hưởng không tốt
cho việc cạnh tranh giá bán trên thị trường thế giới.
Riêng tình hình sản xuất và thị trường lúa gạo ĐBSCL trong thời gian qua còn gặp nhiều
trở ngại đáng kể. Vấn đề thiếu vốn cho sản xuất xảy ra khá phổ biến. Thị trường nguồn
vật tư phân bón đầu vào cũng là mối lo cho các nhà sản xuất. Hơn nữa thị trường tiêu thụ
gạo vận hành trong điều kiện bất lợi, thương lái chi phối giá cả mua vào và bán ra, gây tác
động tâm lý không tốt đối với nông dân. Đa phần các nhà máy, thương lái trung gian có
vốn liếng lớn và kinh doanh lâu năm thì hoạt động có hiệu quả hơn.
Trong tương lai, để khai thác tiềm năng sản xuất và xuất khẩu gạo cả nước nói chung và
các tỉnh Đồng bằng sông Cửu long nói riêng, thiết nghĩ cần có một số biện pháp cụ thể
như sau:
- Hỗ trợ vốn cho nông dân và các nhà trung gian phân phối làm ăn hiệu quả
- Liên kết với Hiệp hội xuất khẩu gạo để tìm thị trường xuất khẩu ổn định
- Có biện pháp tích cực nhằm ổn định nguồn nguyên liệu vật tư phân bón, hỗ trợ sản
xuất
- Phải có chính sách bảo hộ mạnh m trong khâu thu mua lúa của nông dân nhằm hạn
chế sự biến động giá theo thời vụ giúp nông dân yên tâm canh tác.
- Điều chỉnh các kênh phân phối phù hợp, hạn chế việc mua bán lòng vòng, kém hiệu
quả, giảm các chức năng thừa trong hệ thống phân phối.
- Lưu ý mạng lưới phân phối gạo trong nước, phía Bắc và Miền Trung, đảm bảo tính
chất điều phối lương thực chung cho cả nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Irvin, G., 1995. Vietnam: Assessing the Achievements of Doi Moi. The Journal of Development
Studies, Vol. 31, No. 5, pp. 725-750.
Lưu Thanh Đức Hải, Phước Minh Hiệp, 1999. Xác định hệ thống Marketing - phân phối lúa gạo và
những biện pháp nâng cao hiệu quả trong kinh doanh lương thực ở Tỉnh Cần Thơ. Tuyển tập Công
trình nghiên cứu khoa học. Trường Đại Học Cần Thơ, 1999.

Lưu Thanh Đức Hải, 2003. The Organization of the liberalized Rice Market in Vietnam. Ph.D. Thesis,
University of Groningen, The Netherlands, 236 p.
Lưu Thanh Đức Hải, 2003. Rice Market in The Mekong River Delta, Vietnam: A Market Integration
Analysis. Discussion Paper No. 40, Centre for ASEAN Studies - CAS, Belgium, 20 p.
Kuiper, W. E., C. Lutz and A. van Tilburg, 1999. Testing for the law of one price and identifying price-
leading markets: an application to corn markets in Benin. Regional Science, Vol. 39, No 4. pp.
713-738.
Minot, N.and F. Goletti, 2000. Rice Market Liberalization and Poverty in Vietnam. IFPRI Research
Report 114, 113 p.
Tạp chí Nghiên cứu Khoa học 2005:3 138-147 Trường Đại học Cần Thơ

146
Pohl-Nielsen, C., 2002. Vietnam in the International Rice Market. Fodevareokonomisk Institute, Report
132, Kobenhavn.
Nguyễn Trung Văn, 1998. Lương Thực Việt Nam Thời Đổi Mới Hướng Xuất Khẩu. Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia, 319 trang, Việt nam.
VFA, the Vietnamese Food Association: Report 2004.




×