Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

PHƯƠNG PHÁP SINH học TRONG xử lý nước THẢI của NGÀNH CÔNG NGHIỆP GIẤY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.06 KB, 14 trang )

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT
KHOA KỸ THUẬT NÔNG LÂM
BÀI THẢO LUẬN
MÔN: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
Chủ đề: PHƯƠNG PHÁP SINH HỌC TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP GIẤY
Giáo viên : Th.s QUYỂN THỊ DUNG
Lớp : K9-QLMT
Nhóm SV thực hiện
1. Hữa Thị Thư
2. Hoàng Thị Trang
3. Triệu Trung Kiên
4. Hoàng Văn Viện
5. Triệu Văn Choai
6. Hoàng Minh Trần
7. Trần Văn Thăng
8. Nguyễn Kin Cương
I-GIỚI THIỆU CHUNG
1.1 VÀI NÉT VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP GIẤY.
Công nghiệp giấy Việt Nam (CNGVN) có một vò trí quan trọng trong
nền kinh tế quốc dân mặc dù quy mô của nó còn nhỏ bé so với khu vực và thế
giới. Theo thống kê năm 1995, sản xuất CNGVN đạt 572 tỷ VNĐ, chiếm
2,34% tổng giá trò công nghiệp cả nước và đứng hàng thứ 10 trong nghành
công nghiệp. CNGVN bao gồm 1048 cơ sở sản xuất trong đó có 42 cơ sở quốc
doanh (của trung ương và đòa phương), 39 cơ sở thuộc kinh tế tập thể, 38 xí
nghiệp tư nhân và phần còn lại (hơn 1269 cơ sở) là các hộ lao động thủ công
cá thể. Tổng công suất sản xuất bột giấy và giấy của CNGVN tương ứng là
200.000 tấn/năm và 400.000 tấn/năm. Toàn nghành chỉ có 3 cơ sở quy mô lớn
với công suất 20,000 tấn giấy/năm: Công ty giấy Bãi Bằng (55.000 tấn/năm),
Công ty giấy Tân Mai ( 48.000 tấn/năm) và Công ty giấy Đồng Nai (20.000
tấn/năm), 33 đơn vò quy mô trung bình (> 1.000 tấn/năm) và còn lại là các cơ


sở sản xuất quy mô nhỏ (< 1.000 tấn/năm).
Theo kế hoạch, đến năm 2010 CNGVN sẽ có sản lượng 1.050.000 tấn giấy
các loại, đáp ứng 85-90% nhu cầu sử dụng giấy của xã hội. Chính vì thế phải
có đònh hướng phát triển, đưa ra các giải pháp trong vấn đề đầu tư, nguyên
liệu, vấn đề môi trường và các chính sách.
- Giải pháp đầu tư:
Căn cứ quyết đònh số 160/1998/QĐ-TTg ngày 04/09/1998, việc thực hiện
đầu tư theo 3 giai đoạn của dự án nhằm khai thác và phát triển các nguồn lực
sản xuấtm, đảm bảo 85-90% nhu cầu tiêu dùng trong nước, từng bước tham gia
hội nhập khu vực. Đổi mới thiết bò, hiện đại hóa công nghiệp, đầu tư chiều
sâu và mở rộng hài hòa với đầu tư xây dựng mới.
Hiệu quả đầu tư phụ thuộc nhiều yếu tố, việc đầu tư chiều sâu, mở rộng
tại chỗ hoặc đầu tư mới đều có tính ưu việt của từng dự án. Cả 2 hướng đầu tư
này đều được áp dụng trong quá trình đầu tư của ngành giấy.
- Giải pháp nguyên liệu:
Nguyên liệu là sự sống của ngành giấy. Đối với các nhà máy đã có sẵn
cùng với vùng nguyên liệu hình thành từ trước đến nay thì nên quy hoạch lại
đất nâng cấp nhằm đảm bảo đủ nguyên liệu cho nhà máy hoạt động (khu
trung tâm Bắc Bộ, khu trung tâm Đông Nam Bộ).
Để đảm bảo cân đối sinh thái, giảm bớt rừng bò khai thác, cũng như giảm
giá thành sản phẩm, phương án nhập giấy phế liệu về tái chế lại bột giấy đưa
vào sản xuất đang được nhiều công ty, nhà máy thực hiện.
- Giải pháp về vấn đề ô nhiễm môi trường:
Một nguyên tắc đặt ra khi phát triển công nghiệp giấy là phải chống ô
nhiễm môi trường. Các dự án mới đầu tư đều phải có hệ thống xử lý chất thải.
Đối với các nhà máy cũ đã có sẵn hệ thống xử lý thì cần phải tu sửa, nâng cấp
để đạt hiệu quả hơn. Trường hợp đầu tư không hiệu quả thì ngừng sản xuất bộ
phận gây ô nhiễm nặng, không cho đầu tư các xí nghiệp nhỏ không đạt tiêu
chuẩn môi trường.
- Các chính sách:

+ Nhà nước tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn, bảo lãnh vốn vay
nước ngoài để đầu tư dự án.
+ Kêu gọi đầu tư nước ngoài với những ưu đãi riêng như thuế đất, thuế doanh
thu…
+ Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào ngành giấy.
+ Giao đất, giao rừng cho các lâm trường quốc doanh ngành giấy đang quản lý
tự chủ sản xuất kinh doanh nguyên lliệu giấy.
+ Chính sách giá, thuế, các yếu tố khác để tạo điều kiện cho người trồng cây
nguyên liệu giấy có lãi, sản xuất giấy có hiệu quả.
1.2. TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP GIẤY.
Công nghiệp giấy thực chất là ngành sản xuất đa ngành và tổng hợp, sử
dụng một khối lượng khá lớn nguyên liệu đầu vào (nguyên liệu từ rừng, các
hóa chất cơ bản, nhiên liệu, năng lượng, nước …) so với khối lượng sản phẩm
tạo ra ( tỷ lệ bình quân khoảng 10/1).
Quá trình sản xuất bột giấy và giấy đã sinh ra một lượng rất lớn các chất thải
rắn, khí thải và đặc biệt là nước thải.
1.2.1. Chất thải rắn.
Chất thải rắn có ở tất cả các công đoạn của quá trình sản xuất giấy và bột
giấy.
1.2.2. Khí thải.
Khí thải chủ yếu phát sinh từ quá trình đốt nhiên liệu, thành phần khí
thải bao gồm: SO
2
, NO
2
, bụi, SO
3
…. Đặc trưng là khí xả và khói bụi từ quá
trình xả khí khi nấu bột, đốt dòch đen trong lò thu hồi.
1.2.3. Nước thải

Trong các nguồn chất thải của ngành công nghiệp giấy thì vấn đề nước
thải là vấn đề cần quan tâm hàng đầu, chi phí xử lý khá cao. Hiện nay, các
nhà máy sản xuất giấy bắt buộc phải có hệ thống xử lý nước thải trước khi
thải ra môi trường.
1.3. ĐẶC TÍNH CỦA NƯỚC THẢI NGÀNH CÔNG NGHIỆP GIẤY
Công nghệ sản xuất bột giấy và giấy là một trong những công nghệ sử
dụng nhiều nước.Tùy theo từng công nghệ và sản phẩm, lượng nước cần thiết
để sản xuất 1 tấn giấy dao động từ 200 đến 500 m
3
.Nước được dùng cho các
công đoạn rửa nguyên liệu, nấu, tẩy, xeo giấy và sản xuất hơi nước.
Các dòng thải chính của các nhà máy sản xuất bột giấy và giấy bao gồm:
- Dòng thải rửa nguyên liệu bao gồm chất hữu cơ hòa tan, đất đá, thuốc bảo
vệ thực vật, vỏ cây, …
- Dòng thải của quá trình nấu và rửa sau nấu chứa phần lớn các chất hữu cơ
hòa tan, các hóa chất nấu và một phần xơ sợi. Dòng thải có màu tối nên được
gọi là dòch đen. Dòch đen có nồng độ chất khô khoảng 25-35%, tỷ lệ giữa chất
hữu cơ và vô cơ là 70:30. Thành phần hữu cơ trong dòch đen chủ yếu là lignin
hòa tan vào dòch kiềm (30-35% khối lượng chất khô), ngoài ra là những sản
phẩm phân hủy hydratcacbon, axit hữu cơ. Thành phần vô cơ bao gồm những
hóa chất nấu, một phần nhỏ là NaOH, Na
2
S tự do, Na
2
SO
4
, Na
2
CO
3

.
- Dòng thải từ công đoạn tẩy bằng phương pháp hóa học và bán hóa chứa
các hợp chất hữu cơ, lignin hòa tan và hợp chất tạo thành của những chất đó
với chất tẩy ở dạng độc hại, có khả năng tích tụ sinh học trong cơ thể sống như
các hợp chất clo hữu cơ. Dòng thải có độ màu, BOD
5
,COD cao.
- Dòng thải từ quá trình nghiền bột và xeo giấy chủ yếu chứa xơ sợi mòn, bột
giấy ở dạng lơ lửng và các chất phụ gia như nhựa thông, phẩm màu, cao lanh.
Nước thải từ công nghệ xeo giấy được tách ra từ các bộ phận của máy xeo
giấy như khử nước, ép giấy. Phần lớn dòng thải này được tuần hoàn sử dụng
trực tiếp cho giai đoạn tạo hình giấy hay cho công đoạn chuẩn bò nguyên liệu
vào máy xeo hoặc có thể gián tiếp sau khi nước thải được qua bể lắng để thu
hồi giấy và xơ sợi.
Nước tuần hoàn nhiều lần thì hàm lượng các chất ô nhiễm trong nước càng
tăng.
- Nước ngưng của quá trình cô đặc trong hệ thống xử lý thu hồi hóa chất từ
dòch đen, mức độ ô nhiễm của nước ngưng phụ thuộc vào loại gỗ, công nghệ
sản xuất.
1.4. VẤN ĐỀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP GIẤY
VIỆT NAM.
Theo thống kê, cả nước có khoảng 10% doanh nghiệp sản xuất giấy đạt
tiêu chuẩn môi trường, còn hầu hết các nhà máy đều không có hệ thống xử lý
nước thải hoặc có nhưng chưa đạt yêu cầu, vì vậy tình trạng ô nhiễm môi
trường nước từ công nghiệp sản xuất giấy là vấn đề đang được quan tâm hiện
nay.
Căn cứ các tiêu chí bảo vệ môi trường. Kết quả đánh giá ngành giấy cho thấy
mức xếp hạng của ngành giấy tập trung ở mức kém và trung bình. Có 44% cơ
sở xếp hạng kém, và 56% cơ sở xếp hạng trung bình. Không có cơ sở xếp
hạng khá.

Công nghệ sản xuất giấy ở Việt Nam còn rất lạc hậu. Để sản xuất ra 1 tấn
giấy thành phẩm. Các nhà máy phải sử dụng từ 30-100 m
3
nước, trong khi các
nhà máy giấy hiện đại của thế giới chỉ sử dụng 7-15 m
3
/tấn giấy. Sự lạc hậu
này không chỉ gây lãng phí nguồn nước ngọt, mà còn tăng chi phí trong việc
xử lý nước thải.
Hiện nay, ở các khu vực có cơ sở sản xuất giấy đang phải chòu sức ép
nặng nề về vấn đề ô nhiễm nước từ các cơ sở này. Trước thực trạng trên, dự
thảo về “Nước thải công nghiệp giấy” đang được Bộ Tài nguyên và Môi
Trường hoàn thiện và chuẩn bò ban hành. Quy đònh này sẽ đưa ra những tiêu
chuẩn khắt khe về chất lượng nước trước khi thải ra môi trường tự nhiên. Theo
đó, với những cơ sở sản xuất giấy gây ô nhiễm nặng, lại nằm trongkhu vực
thượng lưu đầu nguồn nước, chính quyền các cơ sở phải có biện pháp yêu cầu
các đơn vò sản xuất đảm bảo tốt khâu xử lý nước thải hoặc phải ngừng sản
xuất nếu không đảm bảo.
Có thể nói, để ngành giấy phát triển ổn đònh theo hướng bền vững, cùng
với việc đầu tư mở rộng, các nhà khoa học cũng cần chú trọng đầu tư, nghiên
cứu, áp dụng những công nghệ có khả năng giảm thiểu tối đa và xử lý nước
thải đạt tiêu chuẩn môi trường.
II-NỘI DUNG
2.1. CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP GIẤY
HIỆN NAY.
Các phương pháp xử lý loại bỏ các chất ô nhiễm nước của ngành giấy bao
gồm lắng, đông keo tụ hóa học và phương pháp sinh học.
2.1.1. Phương pháp lắng.
Phương pháp này dùng để tách các chất rắn dạng bột hay xơ sợi, trước hết
đối với dòng thải từ công đoạn nghiền và xeo giấy. Với mục đích thu hồi lại

xơ sợi, bột giấy thì thường dùng thiết bò lắng hình phễu. Trong quá trình lắng
cần phải tính toán thời gian lưu thích hợp vì với thời gian lưu dài dễ có hiện
tượng phân hủy yếm khí, khi bùn lắng không được lấy ra thường xuyên. Để
nước thải loại này lắng được tốt và tạo điều kiện các hạt liên kết với nhau tạo
thành bông cặn dễ lắng, người ta thường tính toán với tải trọng bề mặt từ 1-2
m
3
/m
2
.h (lưu lượng dòng thải tính cho 1 đơn vò bề mặt lắng của bể trong một
đơn vò thời gian). Để giảm thời gian lưu trong bể lắng, nâng cao hiệu suất lắng
người ta có thể thổi khí nén vào bể lắng. Loại bể lắng – tuyển nổi này thường
có tải trọng bề mặt 5-10 m
3
/m
2
.h.
2.1.2. Phương pháp đông keo tụ hóa học.
Phương pháp này dùng để xử lý các hạt rắn ở dạng lơ lửng, một phần chất
hữu cơ hòa tan, hợp chất photpho, một số chất độc và khử màu. Phương pháp
này có thể xử lý trước hoặc sau xử lý sinh học. Các chất keo tụ thông thường
là phèn sắt, phèn nhôm và vôi. Các chất polime dùng để trợ keo và tăng tốc
quá trình lắng. Đối với mỗi loại phèn cần điều chỉnh pH của nước thải ở giá trò
thích hợp, chẳng hạn như phèn nhôm pH từ 5-7, phèn sắt pH từ 5-11 và dùng
vôi thì pH >11.
2.1.3. Phương pháp sinh học.
Nước thải của công nghiệp giấy và bột giấy có tải lượng ô nhiễm chất hữu
cơ cao, đặc biệt có chứa hàm lượng các hợp chất ở dong thải của xí nghiệp.
Các hợp chất của lignin là những chất không có khả năng phân hủy hiếu khí
và phân hủy kỵ khí rất chậm. Do đó trước khi đưa nước thải vào xử lý sinh học

thì dòch đen của quá trình sản xuất bột giấy cần được xử lý sinh học thì dòch
đen của quá trình sản xuất bột giấy cần được xử lý cục bộ để tách lignin.
Trong nước thải của sản xuất giấy và bột giấy có hàm lượng các hợp chất
cacbonhydrat cao, là những chất dễ phân hủy sinh học nhưng lại thiếu nitơ và
photpho là những chất dinh dưỡng, đảm bảo tỷ lệ cho quá trình hiếu khí
BOD
5
: N : P
là 100:5:1; đối với quá trình kỵ khí BOD
5
: N : P = 100 : 3 : 0.5.
Đặc tính nước thải ngành giấy thường có tỷ lệ BOD
5
: COD < 0.55 và hàm
lượng COD cao (>1000 mg/l) nên trong xử lý thường kết hợp giữa kết hợp
giữa phương pháp hiếu khí và kỵ khí.
2.2. XỬ LÝ NƯỚC THẢI BẰNG PHƯƠNG PHAP SINH HỌC
Đây là phương pháp được sử dụng để tách các chất hữu cơ hòa tan và một
số chất vô cơ như H
2
S, các sunfit, ammoniac, niitơ … ra khỏi nước thải. Phương
pháp này dựa trên cơ sở sử dụng hoạt động của vi sinh vật để phân hủy các
chất hữu cơ gây nhiễm bẩn trong nước thải. Các vi sinh vật sử dụng các chất
hữu cơ và một số chất khoáng làm nguồn dinh dưỡng và tạo năng lượng.
Trong quá trình dinh dưỡng, chúng nhận các chất dinh dưỡng để xây dựng tế
bào, sinh trưởng và sinh sản nên sinh khối của chúng được tăng lên.
Công trình xử lý sinh học được chia làm 2 nhóm: xử lý trong điều kiện tự
nhiên và xử lý trong điều kiện nhân tạo
2.2.1. Công trình xử lý nước thải trong điều kiện tự nhiên.
2.2.1.1. Hồ sinh học

Hồ sinh học hay còn gọi là oxy hóa hoặc hồ ổn đònh. Đó là một chuỗi gồm
từ 3-5 hồ. Nước thải chảy qua hệ thống hồ trên với vận tốc không kớn. Các vi
sinh vật sử dụng oxy sinh ra trong quá trình quang hợp của tảo và oxy được
hấp thụ từ không khí để phân hủy các chất hữu cơ. Tảo sử dụng CO
2
, NH
4
+
,
photphat được giải phóng ra trong quá trình phân hủy các chất hữu cơ để thực
hiện quá trình quang hợp. Để hồ sinh học làm việc bình thường cần duy trì pH
và nhiệt độ ở giá trò tối ưu.
Trong điều kiện tự nhiên, gió và nhiệt độ là những yếu tố quan trọng ảnh
hưởng tới mức độ khuấy trộn nước trong hồ. Vì quá trình quang hợp chỉ xảy ra
ở độ sâu
150-300 mm dưới bề mặt thoáng của nước, do đó nếu không có khuấy trộn
phần lớn nước trong hồ nằm trong vùng tối. Chiều sâu tối thiểu của nước trong
hồ là 0,6 m để phòng ngừa sự phát triển của các loài thực vật có rễ. Chiều sâu
tối đa là 1,5 m để phòng ngừa vấn đề mùi do quá trình yếm khí gây ra.
2.2.1.2. Cánh đồng tưới và bãi lọc
Cánh đồng tưới và bãi lọc là những lô đất được san phẳng hoặc dốc không
đáng kể, được ngăn cách bằng những bờ đất. Nước thải được phân phối vào
nhờ hệ thống mạng lưới tưới. Mạng lưới tưới bao gồm: mương chính, mương
phân phối, và hệ thống mạng lưới tưới trong các ô.
Việc xử lý nước thải dựa vào khả năng giữ các cặn nước ở trên mặt đất,
nước thấm qua đất như đi qua lọc, nhờ có oxy trong các lỗ hổng và mao quản
của lớp đất mặt, các vi sinh vật hiếu khí hoạt động phân hủy các chất hữu cơ
nhiễm bẩn. Càng sâu xuống, lượng oxy càng ít và quá trình oxy hóa các chất
hữu có nhiễm bẩn giảm dần. Cuối cùng đến độ sâu ở đó chỉ diễn
ra quá trình khử Nitrat. Quá trình oxy hóa nước thải chỉ xảy ra ở lớp đất mặt

sâu tới 1,5m. Vì vậy, các cánh đồng tưới và bãi lọc chỉ được xây dựng ở những
nơi có mực nước nguồn thấp hơn 1,5m so với mặt đất.
2.2.2. Công trình xử lý nhân tạo.
2.2.2.1. Phương pháp xử lý hiếu khí
Đây là phương pháp xử lý sinh học sử dụng các vi sinh vật kiếu khí sinh
trưởng ở dạng lơ lửng (bể Aeroten), hoặc ở dạng bám dính (bể lọc sinh học).
2.2.2.1.1. Bể Aeroten
Đây là bể chứa hỗn hợp nước thải và bùn hoạt tính. Bùn hoạt tính có dạng
bông màu vàng nâu dể lắng có kích thước từ 3-5 micromet. Những bông này
gồm những vi sinh vật sống và chất rắn (40%). Khí được cấp liên tục vào bể
để trộn đều và giữ cho bùn ở trạng thái lơ lửng trong nước thải và cấp đủ oxy
cho vi sinh vật oxy hóa các chất hữu cơ có trong nước thải. Các vi sinh vật
sống dùng chất nền (BOD) và chất dinh dưỡng (N, P) làm thức ăn để sinh
trưởng, tăng sinh khối và kết thành bông bùn.
Số lượng bùn hoạt tính sinh ra trong thời gian lưu lại trong bể của lượng
nước thải không đủ làm giảm nhanh các chất hữu cơ do đó phải sử dụng lại
một phần bùn đã lắng xuống đáy ở bể lắng đợt 2 bằng cách tuần hoàn bùn về
bể Aeroten để đảm bảo nồng độ vi sinh vật trong bể. Phần bùn hoạt tính dư
được đưa về bể nén bùn hoặc các công trình xử lý bùn cặn khác để xử lý.
2.2.2.1.2. Bể lọc sinh học
Trong bể lọc sinh học vi sinh vật sinh trưởng cố đònh trên lớp màng bám
trên lớp vật liệu lọc. Thường nước thải được tưới từ trên xuống qua lớp vật
liệu lọc bằng đá hoặc các vật liệu khác nhau, vì vậy người ta còn gọi hệ thống
này là bể lọc nhỏ giọt.
Khi nước thải được phun đều lên lớp đệm tạo ra lớp màng nhớt gọi là màng
sinh học. Màng sinh học gồm các vi khuẩn, nấm và động vật bậc thấp được
nạp vào hệ thống cùng với nước thải. Mặc dù lớp màng này rất mỏng song
cũng có 2 lớp: lớp yếm ở sát bề mặt đệm và lớp hiếu khí ở ngoài. Do đó quá
trình lọc sinh học thường được xem như là quá trình hiếu khí nhưng thực chất
là hệ thống vi sinh vật hiếu-yếm khí. Khi dòng nước thải chảy trùm lên lớp

màng này, các chất hữu cơ được vi sinh vật chiết ra còn sản phẩm của quá
trình trao đổi chất (CO
2
) sẽ được thải ra qua màng. Các vi sinh vật sử dụng
chất hữu cơ, phần để sinh ra năng lượng cần thiết cho sự sống và hoạt động,
một phần để xây dựng tế bào. Như vậy một phần các chất bẩn hữu cơ bò loại
khỏi nước thải, mặt khác khối lượng màng sinh học trên lớp vật liệu lọc đồng
thời cũng tăng lên. Khi độ dày của màng tăng, các chất hữu cơ trong nước thải
được chuyển hóa trước khi nó tiếp xúc với vi sinh vật gần bề mặt vật liệu. Kết
quả vi sinh vật gần bề mặt vật liệu phải hô hấp nội bào do không có nguồn
chất dinh dưỡng thích hợp và do đó mất khả năng bám dính. Sau đó màng này
bò rửa trôi, màng mới được hình thành.
2.2.2.2. Phương pháp xử lý kỵ khí
Đây là phương pháp xử lý sinh học sử dụng các vi sinh vật tùy nghi và vi
sinh vật kỵ khí để tách các chất hữu cơ có trong nước thải.
2.2.2.2.1. Bể UASB
Đây là bể sinh học kỵ khí hoạt động theo nguyên tắc nước thải được đưa
trực tiếp vào từ đáy bể và được phân phối đồng đều ở đó, sau đó chảy ngược
lên xuyên qua lớp bùn sinh học và các chất bẩn hữu cơ được tiêu thụ ở đó.
Nước thải sau khi điều chỉnh pH được phân phối đều từ dưới bể lên, khi
nước thải tiếp xúc với các hạt cặn lơ lửng trong bể sẽ xảy ra những phản ứng
sinh hóa và phần lớn chất hữu cơ chuyển thành khí. Khí thoát lên trên và cặn
lắng xuống. Nước trong được chuyển lên trên và tập trung vào máng chuyển
ra ngoài.
* Ưu điểm của bể
- Sinh ra ít bùn và không cần thiết bò thông khí
- Chi phí vận hành và bảo dưỡng thấp
- Có khả năng thu hồi năng lượng từ khí mêtan.
* Nhược điểm của bể
- Phân hủy không triệt để chất hữu cơ trong nước thải

- Nhiệt độ cao
2.2.2.2.2. Bể lọc kỵ khí
Bể lọc kỵ khí là cột chứa đầy vật liệu trơ là giá thể cố đònh cho vi sinh vật
kỵ khí sống bám dính trên bề mặt. Giá thể có thể là đá, sỏi, than, vòng nhựa
tổng hợp, tấm nhựa, vòng sứ … Dòng nước thải được phân bố đều, đi từ dưới
lên, tiếp xúc với màng vi sinh bám dính trên bề mặt giá thể. Màng có khả
năng bám dính tốt do đó lượng sinh khối tăng lên trong bể được lưu giữ trong
thời gian dài nhờ đó giảm thời gian lưu nước đồng thời có thể vận hành ở tải
trọng rất cao. Tuy nhiên khi sử dụng công nghệ này cũng gặp một số trở ngại
sau:
+ Khi sử dụng giá thể là đá hoặc sỏi thường bò tắc do các chất lơ lửng hoặc
màng vi sinh không bám dính giữ lại ở các khe rỗng giữa các viên đá hoặc sỏi.
+ Trong bể, dòng chảy quanh co và tích lũy sinh khối do đó dễ dàng tạo ra
các vùng chết. Khi các vùng chết ngày càng tăng làm cản trở dòng chảy, các
dòng chảy ngắn hình thành dẫn đến giảm hiệu quả xử lý.
Để khắc phục nhược điểm này, người ta dùng vật liệu nhựa tổng hợp có
cấu trúc thoáng, độ rỗng cao làm giá thể thay cho sỏi đá. Bên cạnh đó, kiểm
tra đònh kỳ và loại bỏ chất rắn không bám dính bằng cách xả đáy bể và rửa
ngược.
2.2.2.3. Xử lý bùn cặn
Khi xử lý bước thải sẽ tạo ra nhiều bùn cặn, chúng cần được giảm khối
lượng để giảm sự nhiễm bẩn môi trường. Số lượng, tính chất hóa lý của bùn
cặn phụ thuộc vào loại nước thải ban đầu và phương pháp xử lý. Các bùn cặn
trên được chia thành 3 nhóm: bùn cặn vô cơ, bùn cặn hữu cơ, bùn cặn hỗn hợp
chứa cả chất vô cơ và hữu cơ. Trong bùn cặn, nước tự do chiếm 60-65%, nước
liên kết khoảng 30-35%, nước tự do có thể tách ra khỏi bùn cặn một cách dễ
dàng còn nước liên kết-ẩm, nước lên kết keo và hút nước khó tách hơn nhiều.

×