Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

Bài thu hoạch đọc sách kinh điển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (427.84 KB, 65 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
KHOA VĂN HÓA HỌC

BÀI THU HOẠCH ĐỌC SÁCH KINH ĐIỂN
MÔN HỌC: ĐỌC SÁCH KINH ĐIỂN
GVHD: PGS.TS PHAN THU HIỀN

Học viên: Bùi Đức Thuận
Lớp Cao học Văn hóa học K11
Mã số học viên: 0305161025

Thành phố Hồ Chí Minh
3 - 2011


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
KHOA VĂN HÓA HỌC

BÀI THU HOẠCH ĐỌC SÁCH KINH ĐIỂN
MÔN HỌC: ĐỌC SÁCH KINH ĐIỂN
GVHD: PGS.TS PHAN THU HIỀN

Học viên: Bùi Đức Thuận
Lớp Cao học Văn hóa học K11
Mã số học viên: 0305161025

Thành phố Hồ Chí Minh
3 - 2011



Nội Dung
Nội Dung...................................................................................................................................3
QUYỂN 1: VĂN HÓA NGUYÊN THỦY...............................................................................3
QUYỂN 2: CÀNH VÀNG......................................................................................................18
QUYỂN 3: NGHIÊN CỨU VỀ LỊCH SỬ- MỘT CÁCH THỨC DIỄN GIẢI......................30
QUYỂN 4: NHỮNG GỐC RỄ LỊCH SỬ CỦA TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN KÌ..................38
QUYỂN 5: SÁNG TÁC CỦA FRANCOIS RABELAIS VÀ NỀN VĂN HÓA DÂN GIAN
TRUNG CỔ VÀ PHỤC HƯNG.............................................................................................48

QUYỂN 1: VĂN HÓA NGUYÊN THỦY
Edward Tylor


1.1

Phân tích định nghĩa của Tylor. Nhận xét về quan hệ giữa định

nghĩa này và cấu trúc các phần, các chương của công trình Văn hóa nguyên
thủy.
1.1.1

Định nghĩa văn hóa của Tylor.

Văn hóa hay văn minh, theo nghĩa rộng về tộc người học, nói chung gồm có: tri thức,
tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán và một số năng lực và thói quen
khác được con người chiếm lĩnh với tư cách là một thành viên của xã hội. (tr13)
Theo định nghĩa của ông, trước tiên ông đã đồng nhất văn hóa với văn minh. Bao
gồm các phạm trù về đời sống vật chất và tinh thần của con người.
Chủ thể nghiên cứu là con người, thông qua hoạt động của họ. Nghiên cứu văn hóa

thông qua các thành tố như nhận thức, tổ chức đời sống cộng đồng, tổ chức đời sống
cá nhân và ứng xử của con người.
Nghiên cứu văn hóa với một không gian rộng lớn trong khoảng thời gian dài của loài
người thời nguyên thủy.
Trong nghiên cứu của mình Tylor chia văn hóa thành những bộ phận hợp thành và
xếp lọai chúng theo từng vùng địa lý hay lịch sử và vạch ra những mối quan hệ giữa
chúng, đồng thời miêu tả, liệt kê các thành tố của văn hóa.


Ưu điểm của phương pháp này là giúp chúng ta nhận diện cụ thể và chính xác đối
tượng của văn hóa; xác định mối quan hệ giữa con người với môi trường tự nhiên.
Nhược điểm của phương pháp này là có tính khái quát thấp; với những đối tượng
văn hóa phức tạp thì định nghĩa trở nên dài dòng mà vẫn không thể liệt kê hết. Khi
đối tượng thay đổi thì định nghĩa sẽ không còn phù hợp nữa. Tylor đồng nhất văn hoá
với văn minh, do đó không vạch rõ được nội dung văn hoá
1.1.2

Nhận xét về quan hệ giữa định nghĩa này và cấu trúc các phần,

các chương của công trình Văn hóa nguyên thủy
Trong cấu trúc của từng chương, từng phần ta thấy có mối liên hệ chặt chẽ với nhau
theo xu hướng phát triển từ trạng thái hoang dã nguyên thủy đến văn minh hiện đại
thông qua việc xem xét những bằng chứng có giá trị của các tộc người.
Kết cấu của công trình Văn hóa nguyên thủy










1.2
1.2.1

Phần 1: Dẫn nhập và cơ sở lý luận (gồm 4 chương từ chương I - IV)
Phần 2: Các lĩnh vực của văn hóa nguyên thủy (từ chương V - XXII)
Kỹ thuật (gồm 4 chương từ chương V - VIII)
Các nghệ thuật tao nhã (chương IX)
Chữ viết (chương X)
Khoa học (chương XI)
Huyền thoại (chương XII – XIV)
Thuyết vật linh (chương XV – XXI)
Nghi lễ và lễ nghi (chương XXII)
Khoa học về văn hóa theo quan niệm của Tylor?
Đối tượng nghiên cứu

Tác giả nghiên cứu các các điểm chung của các hiện tượng văn hóa ở những xã hội
loài người khác nhau trên thế giới, làm cơ sở để nghiên cứu các qui luật trong quá
trình tư duy và hoạt động của loài người.
Khoa học về văn hóa nghiên cứu các qui luật của lịch sử văn hóa của loài người
giống như các khoa học tự nhiên, nghiên cứu các qui luật của lịch sử tự nhiên. “Lịch


sử loài người là một bộ phận, thậm chí một bộ phận rất nhỏ của lịch sử tự nhiên, rằng
những ý nghĩ, mong muốn và hành động của chúng ta cũng phải được hiểu theo
những qui luật cũng xác định như những qui luật chi phối vận động của sóng, chi
phối sự vận động của các yếu tố hóa học và sự tăng trưởng của cây cối và động vật”
[15]

Lịch sử không phải một cuốn lịch đơn giản, “triết học lịch sử theo nghĩa rộng, như là
sự giải thích những hiện tượng đã qua và dự đoán những hiện tượng sắp tới về đời
sống của con người trên cơ sở những qui luật chung, thật ra là đối tượng mà với tình
hình tri thức hiện nay, ngay cả những đầu óc thiên tài đi nữa, cũng không thể nào
thực hiện được bằng những tìm tòi rộng lớn nhất” [15]
1.2.2

Phương pháp nghiên cứu

Khoa học văn hóa phải được nghiên cứu theo cách thức của khoa học tự nhiên. “Nói
chung người ta rất ít được chuẩn bị để coi nghiên cứu đời sống con người là một lãnh
vực tri thức tự nhiên và để áp dụng chỉ dẫn sau đây của một nhà thơ theo nghĩa rộng:
phải giải thích những hiện tượng đạo đức giống như những hiện tượng tự nhiên” [15]
Khoa học về văn hóa như các nhà khoa học tự nhiên: “Bước đầu trong nghiên cứu
văn hóa phải chia nó thành những bộ phận hợp thành và xếp loại những bộ phận đó.
Ví dụ: Khi phân tích:
Vũ khí phải chia ra: giáo, chùy, ná, cung, tên…
Dệt phải chia ra: đồ bện, đồ đan, cách kéo sợi, cách dệt sợi…
Huyền thoại: huyền thoại về mặt trời mọc, về mặt trời lặn, nhật thực, nguyệt thực,
huyền thoại giải thích địa danh, huyền thoại về tên của bộ lạc…
Tập quán nghi lễ: tế sinh, thanh tẩy bằng nước hoặc lửa…
Văn hóa được qui về những bằng chứng có thể tách biệt độc lập; những bằng chứng
được thu thập bởi những người du lịch, những thương nhân, những nhà truyền giáo


và được xử lý bởi những nhà nhân học “ghế bành” trong tư cách những mẫu vật đại
diện”.
1.3

Thái độ của Tylor đối với quan điểm về thoái hóa văn hóa?


Tranh luận với thuyết suy thoái suy thoái văn hóa
Theo Joseph de Maistre (đầu thế kỷ 19): Lịch sử văn hóa khởi đầu khi trên trái đất
xuất hiện những chủng tộc người nửa văn minh.
Từ đó, văn hóa đi theo 2 con đường: trở lui tạo ra người hoang dã và đi tới tạo ra
người văn minh.
Tylor không phủ nhận những ngoại lệ cho thấy khả năng thoái hóa. Tiến bộ hay suy
sụp ở đây được đo không phải là theo thước đo thiện và ác lý tưởng, theo sự vận động
từ nấc này đến nấc khác của thang độ các trạng thái hoang dã, man dã và văn minh
mà về căn bản được hiểu theo tính chất hiện nay của chúng ta.
Tylor đã bác lại là do con người đang ở những nấc thang khác nhau trong quá trình
phát triển với xu hướng đi lên từ thấp đến cao, nhằm hoàn thiện văn hóa của con
người.
Ông cho rằng, bên cạnh sự phát triển văn hóa của con người cũng có sự thoái hóa.
Ông cho là khó có thể theo một thang chung nào đó có thể đo được tri thứ, nghệ
thuật, ưu thế đạo đức và chính trị cho dù chúng có phát triển cạnh nhau nhưng không
theo cùng nhịp độ. Môt người dù hoang dã vẫn có những tiến bộ nhất định. Còn một
người cho là văn minh vẫn có những điểm hoang dã. Hoang dã hay văn minh còn tùy
vào trình độ nhận xét của từng tộc người ở từng thời đại.E.Btylor so sánh chế độ nô
lệ từng tồn tại ở các bộ lạc hoang dã và man dã với chế độ nô lệ tồn tại suốt nhiều thế
kỉ ở các thuộc địa của Châu Âu sau này để thấy sự độc ác từ đó chỉ ra sự thoái hóa về
văn hóa của loài người.Ông cũng so sánh quan hệ giữa các giới tính ở nhiều bộ lạc
hoang dã và các giai cấp giàu có thuộc thế giới Hồi giáo” từ đó có thể nhận ra rằng,
quan hệ giới tính của giới giàu có hồi giáo ngày nay đã bị thoái hóa so với các bộ lạc
hoang dã [45]


Theo tác giả thì không có sự thoái hóa, xu hướng cơ bản là:
Hoang dã


Man dã

Văn minh

Đây là qui luật của tiến hóa.
1.4

Nội dung tư tưởng tiến hóa luận của Tylor?

Khái niệm tàn tích văn hóa:
Theo Tylor tàn tích là tính bền vững của văn hóa, những tập quán những thói quen
đã có từ trước và nó vẫn còn tiếp tục tồn tại về sau này. Các tập quán văn hoá “giống
như một dòng thác, một khi đã tạo ra được luồng lạch của nó thì tiếp tục chảy trong
nhiều thế kỉ liền”. “Những biến đổi và những đảo lộn trong lịch sử loài người cũng
cho phép những dòng suối rất nhỏ tiếp tục chảy ”
Tàn tích văn hoá là “những sự kiện của nền văn hoá thấp đã tiêu vong trong nền văn
hoá đang tồn tại” , “những nghi thức, những tập quán, những quan điểm...do thói
quen mà được chuyển từ một giai đoạn văn hoá đã có những thứ đó sang một giai
đoạn khác, muộn hơn, trong đó chúng còn lại như bằng chứng sống hay như tượng
đài của quá khứ” [30-31]
Ví dụ: Ở thảo nguyên Trung Á cách đây 600 trăm năm việc bước lên ngưỡng cửa và
đụng những sợi dây khi bước vào lều bị coi là tội lỗi. Quan niệm này vẫn còn giữ lại
cho đến nay. Khi sự biến đổi chung trong tình hình của một dân cư diễn ra cùng thời
gian thì vẫn thấy nhiều cái rõ ràng đã có gốc rễ không phải trong trật tự mới của sự
vật mà chỉ là gốc rễ của cái cũ. Tính bền vững của tàn tích đó là sản phẩm của một
trạng thái xưa hơn nào đó.
Ý nghĩa của nghiên cứu tàn tích văn hóa?
Tylor còn phân biệt giữa cái gọi là tàn tích và mê tín.
Nguyên cứu những tàn tích văn hóa giúp chúng ta nhận ra và hiểu rõ những tập quán
của loài người, phân biệt tâp quán và mê tín.



Ngày nay, mê tín được hiểu như một sự mê muội. E.B.Tylor đã dùng thuật ngữ tàn
tích để chỉ một sự kiện đã xảy ra, được loài người áp dụng và tồn tại.
Những tập quán sau này mang một hình thức mới nhưng ẩn chứa những tàn tích trong
đó không mang tính chất mê tín mù quáng và có một vị trí độc lập trong văn hóa con
người.
E.B.Tylor đưa ra một số ví dụ dẫn chứng: Tục cướp vợ, các cung tên…. ngày nay các
tục lệ này tồn tại ở dạng trò trơi của những đứa trẻ con, có thể nói nó đã bị thoái hóa
thành những trò chơi trẻ con, mặc dù trước đây được xem như một phong tục, một
nghi lễ, hay la những vũ khí thực sự.
Tylor đã chỉ ra tàn tích của việc hiến tế và không được cứu người chết đuối. Trong
tục hiến tế, những thổ dân xưa cho rằng khi xây một cây cột hay một bức tuờng phải
hiến vào đó một người sống (Có khi là một cô gái hay một đứa trẻ) cho quỷ phá hoại.
Có như vậy thì bức tường đó mới bền vững và không bị sụp đổ. Còn đối với người
chết đuối thì không được vớt lên vì họ quan niệm vớt lên như vậy là lấy đi môt vật
của hà bá. Điều đó sẽ mang lại nhiều xui xẻo thậm chí sẽ bị hà bá bắt đi vào một dịp
khác. Và ngày nay thì những quan niệm như vậy không còn trong đời sống con người
hiên đại và hiển nhiên nó trở thành một thứ tàn tích. Tuy hiên nay con người không
còn quan niêm như vậy nhưng việc tin vào hà bá hay ma da vẫn còn và nó chỉ là niềm
tin mù quán ở một số người mà thôi.
Một tàn tích được Tylor nhắc đến nữa là ma thuật. Ma thuật thuộc về những nấc
thang văn hóa thấp được biết tới và được hội có văn hóa hơn gán cho những xã hội
kém văn hóa hơn. Thực chất ma thuật là cái vốn có ở các bộ lạc kém văn hóa hơn
chính họ và nó đã từng có một vị trí thật sự ở các bộ lạc đó.
Như người Mã Lai ở bán đảo họ tiếp thu tôn giáo và văn hóa hồi giáo, họ có những
pháp sư của họ nhưng họ coi những pháp sư đó thấp hơn những phù thủy của bộ lạc
Mintir trong rừng sâu. Họ tin tưởng cả khiếp sợ những phù thủy này. Ngoài ra còn có
người hindu ở An Độ, người Phần Lan tuy họ có những phù thủy nhưng họ lại tin và
sợ những phù thủy của những bộ lạc lạc hậu hơn mình.



Ngay cả trong trạng thái trí tuệ thấp kém, con người đã học cách liên kết trong ý nghĩ
những con vật mà nó cho là có liên quan với nhau thành hiện thực và sau đó nó biến
mối liên hệ thành hiện thực một cách sai lầm. Việc chôn móng tay, mẫu tóc để tránh
điều xấu. Có những điềm báo người dân Đức tin một cách chất phác: nếu con chó sủa
nhìn xuống đất là báo trước cái chết, nếu nó nhìn lên cao thì sẽ khỏi bệnh v.v…
Ngoài ra còn niềm tin vào những con vật khác như: Chim cú, chim ưng. Chim cú nhỏ
thí tiếng kêu khiếp hãi, chim cú trắng thì mang lại hạnh phúc.
Ngoài niềm tin vào điềm xấu tốt do động vật mang lại Tylor còn nghiên cứu về giải
mã những giấc mơ. Người cổ vưa tin vào những điềm báo mộng sẽ là điều ngược lại.
Như mơ thấy một người chết thì họ tin rằng người đó sẽ sống khỏe mạnh. Và còn rất
nhiều điềm báo trong giấc mơ được lí giải một cách thú vị: Khóc trong giấc mơ là đi
tới niềm vui, rụng răng trong giấc mơ là mất một người bạn, đuổi theo ong sẽ có lơi
nhuận, bị rắn đuổi là phải đề phòng những người đàn bà độc ác,…
Kế đến là việc đoán theo phủ tạng của người Mã Lai, đoán bằng xương của người da
đỏ ở Bắc Mỹ, đoán trên mai rùa của người Mông Cổ, thuật tướng tay của người Hy
Lạp và Itali cổ, que bói toán của những phù thủy Tân Tây Lan và thuật bói bằng cái
rây và cái kéo quay tròn như một quả cầu,...
Tập quán “khó hiểu do hoàn cảnh mới ý nghĩa ban đầu của nó đã mất đi, nên thành
vô nghĩa’
Tóm lại, E.B.Tylor nghiên cứu những tàn tích trong văn hóa nhằm phân loại, phân
tích những tàn tích đó. Qua đó chỉ ra được một tiến trình những tiến bộ và phát triển
của văn hóa loài người.
Có thể nghiên cứu tàn tích văn hóa dựa vào những nguồn dữ liệu:
Nghiên cứu tàn tích văn hóa thông qua những: trò chơi trẻ con, những câu ngạn ngữ
cổ, những câu tục ngữ ca dao, những thói quen…
Ví dụ:



Thói quen của một người khi xuất hành theo một hướng nhất định, với niềm tin sẽ có
được sự may mắn.
Kiêng không ăn một thứ gì đó, sợ sẽ gặp điều không may.
1.5

Tóm tắt huyền thoại (chương 12) – (Làm theo nhóm)

Huyền thoại là gì?
Huyền thoại là những câu chuyện cổ tích, những truyền thuyết, những giai thoại do
những tộc người sáng tạo ra và truyền tụng từ đời này sang đời khác.
Quan điểm nghiên cứu huyền thoại của Tylor:
+Dựa theo thuyết tiến hóa, xã hội loài người đi từ hoang dã, man dã và văn minh.
+ Tiếp tục bảo tồn và phát huy huền thoại không những với một thái độ bao dung mà
cả với thái độ tôn trọng [tr. 383].
Phương pháp nghiên cứu huyền thoại của Tylor:
Tổng kết, phê phán những phương pháp, quan điểm của các nhà nghiên cứu huyền
thoại khác như Pausaias với tư tưởng tiếc nuối quá khứ hoàng kim [tr.376], Grote,
Pltarch có khuynh hướng biến huyền thoại thành hiện thực lịch sử [tr.377]. Hư cấu và
ẩn dụ là 2 phương pháp chính của họ.
So sánh: Tylor vẫn thừa nhận hư cấu, ẩn dụ đã đóng vai trò quan trọng trong sự phát
triển của huyền thoại nhưng ông vẫn đề xuất thêm phương pháp so sánh, đối chiếu
nhiều truyền thuyết để giải thích một cách khoa học về các huyền thoại [tr.382].
Phân loại và khái quát hóa: Phân loại các huyền thoại để có thể theo dõi các động tác
của quá trình tưởng tượng chịu những qui luật nhất định và từ đó rút ra những ý
tưởng chung nhất (khái quát hóa) [tr.383 – 384].
Đặc điểm của huyền thoại:
Là sản phẩm của sự hư cấu, có tính ẩn dụ và tính lịch sử.


Có nguồn gốc là lòng tin vào sinh khí của tự nhiên dẫn tới sự nhân cách hóa. Người

xưa đã gán tính cách con người cho nhiều sự vật, hiện tượng, quá trình tự nhiên như
như mặt trời, mặt trăng, các ngôi sao, gió, mưa, sấm, chớp, bão lụt…
Ngôn ngữ ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của huyền thoại.
Ý nghĩa khoa học của việc nghiên cứu huyền thoại: là một phương tiện để nghiên cứu
lịch sử và các qui luật phát triển của trí tuệ con người.
Phân loại huyền thoại [419-461]:
Huyền thoại tự nhiên: giải thích các hiện tượng hay quá trình tự nhiên.
Huyền thoại triết học: được suy luật thành lịch sử giả có thuê dệt thêm.
Huyền thoại địa chất: Những câu chuyện liên quan đến đặc tính kỳ lạ của đất đá
Huyền thoại về khỉ và người: phản ánh mối quan hệ giữa khỉ và người.
Huyền thoại dựa trên sự lầm lẫn, bóp méo và cường điệu: Câu chuyện về người
khổng lồ, người lùn và quái vật.
Huyền thoại giải thích bằng tưởng tượng: Các huyền thoại có quan hệ với những
nhân vật truyền thuyết hay lịch sử.
Huyền thoại từ nguyên học: tên địa phương, tên người.
Huyền thoại đặt tên các bộ lạc, các cư dân, các nước.
1.6

Quan điểm nghiên cứu tôn giáo của Tylor? Vị trí của thuyết vật

linh trong tiến trình phát triển các tôn giáo của nhân loại?
1.6.1

Quan điểm nghiên cứu tôn giáo của Tylor

Theo ông điều cần thiết đầu tiên trong việc nghiên cứu có hệ thống về tôn giáo của
các xã hội nguyên thủy là định nghĩa về tôn giáo. Nếu trong định nghĩa này, tôn giáo
phải mang sự tín ngưỡng đối với thần linh tối cao hay sự phán xét sau khi chết,
phải có sự thờ cúng các thần tượng, có tập tục hiến tế, hay có những học thuyết
hoặc nghi thức nào tương đối phổ biến, thì tất nhiên phải loại bỏ nhiều bộ lạc ra



khỏi phạm trù các bộ lạc có tôn giáo. Nhưng vì định nghĩa chật hẹp này có khuyết
điểm là nó đồng nhất tôn giáo trước hết với những biểu hiện tín ngưỡng riêng hơn là
với một quan niệm sâu sắc làm cơ sở cho chúng. Vì thế tốt hơn cả là nên dừng lại
ngay ở nguồn gốc chủ yếu này và chấp nhận sự tín ngưỡng đối với những thực thể
tâm linh là mức tối thiểu của tôn giáo [508]
Quan tâm đến trí lực của tôn giáo: “Tôi đã lưu ý đến mặt trí tuệ của tôn giáo hơn là
tới mặt xúc cảm. Thế nhưng ngay trong cuộc sống của chính những người man dã thô
thiển, những tín ngưỡng tôn giáo thường kèm theo những chuyển động tâm hồn mạnh
mẽ nhất: sự tôn kính xốn xang, nỗi sợ hãi khủng khiếp, niềm ngây ngất hân hoan, khi
tình cảm và suy nghĩ được nâng lên cao hơn mức độ đời sống hàng ngày” [941].
Vị trí của thuyết vật linh trong tiến trình phát triển các văn hóa của nhân loại:
“Các học thuyết vật linh nguyên thủy ngày càng biến thành thuyết vật linh phức
tạp khi thích nghi với những điều kiện mới và đang phát triển của văn hóa”
[939]
Nhấn mạnh logic duy lý của những ý niệm, tín ngưỡng nguyên thủy: “những tín
ngưỡng và những nghi thức ấy hoàn toàn không phải là một sự trộn lẫn thảm hại
những điều nhảm nhí mà trái lại rất nhất quán và hết sức lôgic” [37].
1.6.2

Về thuyết vật linh

Vật linh là đặc trưng của những bộ lạc đứng ở nấc hết sức thấp của loài người mà nó
không ngừng tự nâng lên từ đó, đã biến đổi sâu sắc khi chuyển vào môi trường văn
hóa cao hiện đại. (Văn hóa nguyên thủy. tr 510)
Thuyết vật linh là học thuyết sâu sắc vốn có của con người về những thực thể tâm
linh, là cơ sở của triết học của người hoang dã cũng như các cư dân văn minh.
Thông thường người ta thấy lý thuyết vật linh tách ra làm hai tín điều chủ yếu như hai
bộ phận của một học thuyết hoàn chỉnh. Tín điều thứ nhất bao trùm hồn của những

thực thể khác nhau có thể tồn tại cả sau khi sự chết hay sau khi thân thể bị hủy diệt.


Tín điều thứ hai bao trùm những vị thần được đưa lên trình độ cao của những vị thần
hùng mạnh. (Văn hóa nguyên thủy. tr 510)
Trong thuyết vật linh thì bao gồm trước tiên là những học thuyết về linh hồn: đó là
một hình ảnh tinh tế phi vật chất của con người, về bản chất nó giống như hơi, không
khí hay bóng đen. Nó là nguyên nhân của sự sống và của ý tưởng về một thực thể
được nó đem lại sự sống. Nó hoàn toàn và độc lập chi phối ý thức và ý chí cá nhân
của con người. Nó có thể rời bỏ thân thể đi từ nơi này sang nơi khác. Phần lớn là
không thể sờ và nhìn thấy, nó vẫn bộc lộ một sức mạnh vật chất và hiện lên với
những người đang ngủ hay thức như một ảo ảnh, một bóng ma. Nó có thể nhập vào
thân thể người khác, động vật hay đồ vật, chi phối và tác động tới chúng. (Văn hóa
nguyên thủy. tr 514)
Từ định nghĩa mang tính khái quát này có thể hiểu một cách đơn giản linh hồn là một
thực thể vô hình giữ lấy cuộc sống của con người chừng nào nó vẫn nằm trong cơ thể
ấy.
Người tongan cho rằng linh hồn tỏa ra toàn bộ thân thể nhưng chủ yếu nằm ở trái tim.
Người La Mã thì cho rằng linh hồn người hấp hối thoát ra bằng lỗ mũi. Thổ dân các
đảo Fiji thì phân biệt linh hồn đen tối và linh hồn sáng láng. Bộ lạc dakota thì nói
rằng con người có tới bốn linh hồn (một trong thân thể, một ở nơi cư trú, một bay lên
không trung và một bay vào xứ sở ma quỷ). Người da đen ở bắc Guinee thì cho rằng
chứng mất trí là do linh hồn rời bỏ người bệnh, nhưng nó chỉ đi khỏi trong giấc ngủ
một cách tạm thời. Do đó ở nhiều nơi người ta thường nhờ các thầy phù thủy để gọi
hồn trở về. . (Văn hóa nguyên thủy. tr 516-517)
Lý thuyết nguyên thủy về linh hồn còn bao gồm cả giấc mơ như sự phiêu diêu của
linh hồn khi con người rơi vào giấc ngủ. Ở nhiều nền văn hóa, người ta tin rằng nếu
con người bị cắt mất bất cứ một bộ phận nào của cơ thể thì linh hồn cũng sẽ không
thể nào được toàn vẹn. Cũng vì thế cho nên người nguyên thủy ở nhiều nơi (Ấn Độ,
Nhật Bản, Trung Quốc...) còn có thêm tập tục hiến tế người (nô lệ, vợ của người quá

cố) để những linh hồn này tiếp tục theo phục vụ cho linh hồn người đã chết.


Theo quan niệm của người nguyên thủy, không chỉ con người có linh hồn mà ngay cả
thú vật cũng có linh hồn, vì vậy ở nhiều nơi khi đi săn hoặc lỡ hạ sát một con vật nào
đó người ta dâng cúng và cầu nguyện để xin linh hồn giận dữ của con thú ấy không
quay lại báo thù. Tuy nhiên, ở một vài bộ lạc khác thì người ta lại hiến tế thú vật theo
người chết để linh hồn của chúng tiếp tục phục vụ cho người đã khuất (chẳng hạn
như hiến tế ngựa cho linh hồn người chiến binh tử trận) . (Văn hóa nguyên thủy. tr
554)
Cũng giống như động vật, người nguyên thủy tiếp tục quan niệm rằng cây cối và các
đồ vật cũng có linh hồn trú ngụ bên trong. . (Văn hóa nguyên thủy. tr 556)
Nói tóm lại, ở người hoang dã, ý niệm về linh hồn đã được xây dựng một cách rộng
rãi và có trình tự. Linh hồn của động vật được thừa nhận do sự mở rộng một cách tự
nhiên học thuyết về linh hồn của con người. Linh hồn cây cối đi theo một con đường
đặc biệt và phần nào không rõ ràng. Cuối cùng, linh hồn của những vật không hồn đã
đưa toàn bộ lý thuyết này tới những giới hạn cực độ. (Văn hóa nguyên thủy. tr 583)
Học thuyết này đã bị biến dạng một cách hết sức rất khác nhau trong các nền văn hóa,
tuy vậy những ý niệm cơ bản về linh hồn con người thực chất vẫn không thay đổi từ
triết học của các nhà tư tưởng – hoang dã cho tới học thuyết của các giáo sư thần học
hiện nay: trong mọi thời đại, linh hồn bao giờ cũng được định nghĩa như một bản chất
đem lại sự sống, tách riêng ra và bất tử, như nguyên nhân của sự tồn tại cá nhân...
(Văn hóa nguyên thủy. tr 585)
Thuyết vật linh từ quan niệm về linh hồn đã phát triển thành học thuyết rộng hơn về
ma, trở thành triết học đầy đủ của tôn giáo tự nhiên. Người tasman ở Australia, người
dayak ở Borneo... đều cho rằng bệnh tật và cái chết có nguyên nhân là do ma ám. Từ
việc sợ hãi những những năng lực siêu nhiên của linh hồn, của các loại ma quỷ, con
người trở nên sùng kính đối với người chết, cầu cúng người chết, ma quỷ, những linh
hồn lang thang vất vưởng để có cuộc sống yên ổn. Đồng thời để chữa bệnh do ma ám,
bên cạnh việc mời các thầy phù thủy đến làm phép thì bái vật cũng được sử dụng như

một phương cách phòng ma ám, ngăn ngừa bệnh tật. Bái vật là những dạng bùa có


thể có rất nhiều loại khác nhau tùy theo từng khu vực nhất định (khúc xương, cái
vuốt, hòn đá vẽ màu...)
Từ thực tế sợ hãi mọi thứ có linh hồn có thể quấy nhiễu, người nguyên thủy còn phát
triển thêm qua một khía cạnh khác là thờ ngẫu tượng. Việc thờ ngẫu tượng phát triển
đến nỗi nó như trở thành một thứ tôn giáo của người man dã, hoang dã. Ở Mexico
việc thờ ngẫu tượng phát triển đầy đủ nhất những trạng thái của nó, các ngẫu tượng
được tìm thấy khắp nơi trong các ngôi nhà, dọc đường phố, trên đồi, trong mỗi tảng
đá... và tất cả đều nhận được lễ vật của người qua đường từ bó hoa, mẩu trầm hương,
đến những giọt máu...
Từ quan niệm dường như mọi vật đều có linh hồn và có thể tác động tốt hay xấu đến
con người, tín ngưỡng nguyên thủy sơ khai đã dẫn đến việc hình thành việc thờ cúng
các thần linh hay ma của cây cối, thờ thú vật (tôtem), thờ rắn... Nhìn chung khi
nghiên cứu các học thuyết vật linh, người ta vẫn thường chú trọng vào những con
“ma nhỏ” mà những hoạt động của nó đụng tới lợi ích gần gũi và trực tiếp hơn của
đời sống con người và môi trường chung quanh nó.
1.6.3

Vị trí của thuyết vật linh trong tiến trình phát triển các tôn giáo

của nhân loại.
Tylor khẳng định rằng ông không nghiên cứu tôn giáo dưới mọi khía cạnh của nó,
ông chỉ nghiên cứu thuyết vật linh dưới hình thức ban đầu của xã hội nguyên thủy,
ông đã chỉ ra những biến đổi trong các giai đoạn phát triển tôn giáo khác nhau.
Trong công trình Tylor đã cho thấy rằng, tín ngưỡng vật linh là giai đoạn đầu tiên của
tôn giáo. Những quan niệm về linh hồn, khi con người ngủ, trong giấc mơ của con
người, sau khi con người chết. Qua đó ông cũng giải thích việc thờ cúng người chết,
thờ cúng tổ tiên của loài người.

Sau này con người thần thánh hóa không những các đối tượng cá thể mà còn thần
thánh hóa các hiện tượng tự nhiên ( mây, mưa, sấm, chớp…). Ban đầu từ thuyết vật
linh, phát triển thành tôn giáo.


Những thành tựu nghiên cứu của Tylor đã ngự trị trong gần nửa thế kỷ những nghiên
cứu của các nhà nhân học, xã hội học và lịch sử tôn giáo. Mặc dù sau này có một số ý
kiến phê bình, nhưng các nghiên cứu của Tylor là tiền đề hết sức quan trọng cho các
nghiên cứu sau này.
1.7

Suy nghĩ của anh /chị về phương hướng vận dụng Tylor trong

nghiên cứu văn hóa?
Phương hướng vận dụng Tylor trong nghiên cứ văn hóa.
Công trình Văn hóa nguyên thủy của E.B.Tylor là một công trình nghiên cứu đóng
một vai trò quan trọng, làm nền tảng cho khoa học về văn hóa, những đóng góp của
ông, “văn hóa” đã trở thành tên gọi của một ngành khoa hoc, có thể nói rằng ông là
nhà sáng lập ra ngành nhân học về văn hóa.
E.B.Tylor kết hơp nhiều ngành khoa học để nghiên cứu văn hóa con người: khảo cổ
học, tộc người học…ông đã minh họa mối liên hệ quá khứ và hiện tại tồn tại trong
các hoạt động văn hóa của con người với những ví dụ , những cứ liệu cụ thể.
Chúng ta có thể áp dụng nghiên cứu tàn tích văn hóa cho việc nghiên cứu văn hóa cổ
xưa của xã hội loài người ở bất kỳ một khu vực nào trên thế giới.
Theo ông thuyết vật linh như là khởi thủy của sự hình thành tôn giáo của loài người.
Theo đó có thể áp dụng dể nghiên cứu tôn giáo trong bất cứ nền văn hóa thuộc thời
đại nào.


QUYỂN 2: CÀNH VÀNG

Jame George Frazer

2.1 Về tác phẩm


1.7.1

2.1.1 Nhan đề tác phẩm
“Cành Vàng” là một bức họa nổi tiếng của danh họa người Anh Turner. Đó

cũng là một đồ vật đóng vai trò then chốt trong ‘câu chuyện’ hay nói đúng hơn là
trong tác phẩm của J.G.Frazer. Bởi vì tác giả đã tìm cách cắt nghĩa chức năng của
một giáo sĩ có danh hiệu là Vua của Rừng và một trong những danh hiệu, mang tới
cho ông ta cái quyền do trách nhiệm của mình, được chặt một cành cây – Cành Vàng
– trong một khu rừng thiêng liêng.
2.1.2 Đối tượng
Mục đích ban đầu của quyển sách là cắt nghĩa cái quy tắc khác thường xác
định dòng kế tục của các giáo sĩ của Diane ở xứ Aricie. Nhưng từ đó, tác giả đã phải
tìm hiểu rất nhiều những vấn đề khác, những nội dung tổng quát hơn. Đề tài của
quyển sách bàn nhiều về: sự ra đời, cuộc sống, cái chết, sự bất tử, tôn giáo… Nhưng
từ tất cả những nội dung ấy toát lên nội dung chính yếu của tác phẩm là văn hóa tinh
thần, tư tưởng của người nguyên thủy. Hoặc nói rõ hơn là Frazer đã nghiên cứu sự
tiến hóa của văn hóa thông qua sự phát triển của tư duy nhân loại. Phạm vi nghiên
cứu ban đầu chỉ là một vùng xứ La Mã cổ xưa nhưng toàn bộ quyển sách đã cho thấy
tác giả đã bỏ công sức khảo sát văn hóa rất nhiều vùng trên toàn thế giới nguyên thủy
cho tới thời điểm viết sách.
2.1.3 Phương pháp nghiên cứu
“Theo nhà triết học thực chứng Pháp A.Comte thì tư duy nhân loại phát triển
theo 3 giai đoạn: Ma thuật – tôn giáo và khoa học. J.Frazer đã ứng dụng sơ đồ này
vào nghiên cứu sự tiến triển của tư duy nhân loại ở vào cái bước ngoặc quan trọng

nhất là từ tư duy ma thuật chuyển sang tư duy tôn giáo thông qua các tư liệu huyền
thoại, cổ tích, truyền thuyết, phong tục tập quán, lễ hội do các tu sĩ, các nhà thám
hiểm, người thực dân, nhà khoa học, người du lịch thu nhập từ tất cả các nơi trên thế
giới. J.Frazer không làm việc theo cảm tính mà ông sử dụng tinh thần và phương


pháp khoa học để xử lý số liệu, dùng ‘mắt thần khoa học’ để xem xét, lý giải và soi
sáng các giai đoạn tư duy trước đó.
“Như vậy, trong Càng Vàng, J.G.Frazer đã có ý định xây dựng lý thuyết phổ
quát về sự tiến hóa của tư duy nhân loại dựa trên việc thừa nhận sự thống nhất tâm lý
– văn hóa của tất cả các dân tộc trên thế giới thông qua ba phương thức quan hệ với
tự nhiên: ma thuật, tôn giáo, và khoa học.”
2.2 Ma thuật
Nhìn chung, ma thuật có hai nguyên lý: nguyên lý thứ nhất là Quy luật tương đồng và
nguyên lý thứ hai là Quy luật tiếp xúc hay là của sự lây truyền.
Trong quy luật tương đồng, người ta gọi ma thuật cái tên là ma thuật vi lượng hay ma
thuật bắt chước. Còn ma thuật lây truyền được thực hành dựa trên quy luật của sự
tiếp xúc. Người ta cũng cần hiểu là cả hai kiểu ma thuật đều là ma thuật giao cảm.
Gọi là ma thuật giao cảm vì cả hai kiểu ma thuật đều thừa nhận trước rằng các sự vật
tác động lẫn nhau ở khoảng cách xa bằng mối giao cảm bí mật, áp lực của mọi giao
cảm đó được truyền từ vật này đến vật kia nhờ vào cái mà chúng ta có thể nhận biết
như một vật chất ê-te vô hình, tương tự, nếu như ta có thể nói như vậy, như cái mà
nền khoa học hiện đại, để có cách giải thích rõ ràng là giống nhau, coi như định đề,
biết rằng bằng cách nào các sự vật có thể tác động lẫn nhau qua một không gian có vẻ
như là trống vắng.
Như vậy, ta có sơ đồ:
Ma thuật giao cảm
(Quy luật giao cảm)
Ma thuật vi lượng


Ma thuật lây truyền

(Quy luật tương đồng)

(Quy luật tiếp xúc)

2.2.1 Ma thuật vi lượng


Ma thuật vi lượng có thể xuất phát từ ý định làm tổn thương, huỷ diệt kẻ thù bằng
cách làm tổn thương hoặc hủy diệt hình nhân thế mạng của kẻ thù đó. Ví dụ có thể
thấy ở rất nhiều vùng như Ấn Độ cổ đại, Babylone, Ai Cập, Hy Lạp, Rome cổ điển,
thậm chí ngày nay ở Australia, châu Phi thậm. Thổ dân Bắc Mỹ nghĩ rằng chỉ cần vẽ
hình nhân của kẻ thù trên cát, tro than, rồi đất sét hoặc nửa thay thế một đồ vật nào đó
để tượng trưng cho thân xác của kẻ thù rồi dùng một chiếc gậy nhọn chọc lên hình vẽ
để gây tổn thương cho kẻ thù thật sự của họ. Đôi khi người ta dùng cách ‘đốt cháy
linh hồn’, dùng các bộ phận cơ thể của kẻ đó đại diện rồi nặn thành tượng và ‘đốt’
dần dần trên ngọn lửa đồng thời cầu khấn. Đó cũng là hành động kết hợp cả hai
nguyên lý ma thuật vi lượng và ma thuật lây truyền.
Ma thuật vi lượng không chỉ dùng với mục đích để gây hại kẻ khác mà còn có thể
dùng để tăng dân số hay nói cách khác là tác động tích cực lên việc phụ nữ sinh con.
Ví dụ ở tộc người Bataks trên đảo Sumatra, người phụ nữ muốn có con sẽ gọt đẽo
một đứa trẻ bằng gỗ rồi đặt nó trên đầu gối của mình và nghĩ rằng chị ta sẽ mang thai.
Ở Bungary hay người Thổ Nhĩ Kỳ còn có tục lệ để chú bé vào dưới váy của người
phụ nữ và rồi xem nó là con của người phụ nữ đó. Đấy cũng chính là tục lệ nhận con
nuôi.
Một kiểu ứng dụng khác là để phòng ngừa hoặc trị bệnh. Ví dụ người Ấn Độ cổ đại
chữa bệnh vàng da, người Hy Lạp cồ đại cũng có cách chữa bệnh vàng da riêng. Ma
thuật vi lượng còn cho phép chữa bệnh trên thầy thuốc thay thế cho chữa trên cơ thể
người bệnh. Ví dụ nông dân ở Perche có cách chữa bệnh dạ dày kỳ lạ: người thầy

thuốc tự mình lăn lộn dữ dội với mục đích tháo rời dạ dày của chính mình tới hai lần
để ‘cắt’ cơn đau dạ dày ở bệnh nhân.
Ngoài ra ma thuật vi lượng cũng như nói chung ma thuật giao cảm giữ một vai trò to
lớn trong những biện pháp mà người thợ săn thú và người đánh cá áp dụng để thu
được một lượng lớn thực phẩm. Ví dụ tộc người Warramungas tìm cách thu hút con
chim tổ Kakatoes lông trắng bành cách giơ lên không trung một hình nộm giống chim
đó và bắt chước tiếng kêu khô khốc của nó. Thổ dân xứ Colombie thì có thầy phù
thủy Nootka vẽ một con cá đang bơi rồi ném bức vẽ ấy xuống nước ở nơi mà thông


thường đàn cá sẽ xuất hiện. Còn nhiều ví dụ khác ở Ấn Độ, Campuchia, TânGuinée…
Người ta cũng tuân theo nhiều cấm kỵ để tự vệ và bảo vệ bản thân dựa trên những
quy luật sự tương đồng – ma thuật tiêu cực. Ví dụ Madagascar không ăn thịt nhím. Ở
Lào, khi chồng đi săn voi, vợ ở nhà không được cắt tóc, không được xoa lên người
một chất dầu trơn.
Ở nơi mà tín ngưỡng về thần giao cách cảm diễn ra phổ biến thì chiến tranh trước hết
đã đánh thức mối liên hệ giao cảm giữa những người bạn ở cách xa.
Một nhánh sinh lợi của ma thuật vi lượng là tim đến sự giúp đỡ của người chết. Ví
dụ, ở Java một tên trộm rắc nắm đất của một ngôi mộ quanh một căn nhà và người
trong nhà sẽ ngủ như chết để hắn dễ bề hành động.
Người ta tin rằng các con vật có những phẩm chất hoặc những đặc tính giúp ích cho
con người, và ma thuật vi lượng hay ma thuật bắt chước tìm cách truyền thụ, bằng
nhiều cách khác nhau những phẩm chất ấy sang cho con người.
Theo nguyên lý của ma thuật vi lượng, những vật tĩnh cũng như cây cỏ, động vật có
thể reo rắc may mắn hay bất hạnh xung quanh chúng.
Đôi khi người ta mời gọi ma thuật vi lượng để xóa bỏ một điềm dự báo xấu nhờ vào
hiệu quả của việc bắt chước thông qua việc nhái lại đáng nực cười một tai biến để gạt
bỏ tai biến thật.
2.2.2 Ma thuật lây truyền
Ma thuật lây truyền tiến hành theo ý tưởng sau đây: những sự vật đã từng một lần kết

hợp với nhau rồi sau đó tách rời ra thì dù cho có khoảng cách giữa chúng với nhau,
vẫn tiếp tục có mối liên hệ giao cảm rất mạnh mẽ, đến mức mọi việc người ta tác
động đến cái này cũng sẽ tác động lên cái kia.
Ví dụ quan thuộc là một con người và các bộ phân cơ thể lấy ra từ đó. Ví dụ như
răng, cuống rốn, nhau thai… Người bị thương và vật gây thương tích cũng có nguyên
tắc tác động tương tự: con người và vũ khí. Rồi nguyên lý tác động giữa con người và


quần áo, con người và dấu vết họ để lại như dấu chân chẳng hạn. Thậm chí dấu chân
của con vật cũng bị đưa vào nguyên lý này.
Ở Hy Lạp, dấu chân sói có thể gây nguy hiểm cho ngựa.
2.3 Ma thuật và tôn giáo
Có thể thấy một số trường hợp ma thuật kết hợp với tôn giáo trong những phần trước.
Quan niệm của ma thuật về cơ bản là tương đồng với quan niệm của khoa học hiện
đại toàn bộ hệ thống dựa trên một lòng tin, vừa tiềm ẩn vừa có thực và vữn chắc, tin
vào một tự nhiên có sự phối hợp và đồng nhất.
Về mặt ma thuật, pháp sư không cầu khấn những thế lực cao cấp, tuyệt nhiên không
van xin sự phù hộ của một nhân vật tính khí thất thường và linh tinh, ông ta tuyệt
nhiên không hạ mình trước một hệ thống thần thánh đáng sợ. Ông ta chỉ tuân thủ theo
một số ‘quy luật tự nhiên’ mà thôi! Như vậy ma thuật có điểm tương đồng với khoa
học.
Tôn giáo lại là việc cầu phú hay là việc hòa giải những thế lực cao cấp hơn con
người, những thế lực này, như người ta nghĩ, chỉ huy và điều hành dòng chảy của tự
nhiên và đời sống con người.
Sự tiến bộ trong tư duy của tôn giáo là ở chỗ họ biết dòng chảy tự nhiên không phải
lúc nào cũng bất biến; tôn giáo tin rằng chúng ta có thể dẫn dắt những thế lực hùng
mạnh đang chi phối thế giới, vì lợi ích của chúng ta, làm tha đổi dòng chảy của các
biến cố, khiến dòng chảy ấy thoát ra khỏi lòng sông cũ của nó.
Vậy sự khác biệt cơ bản là tùy thuộc vào câu hỏi: những thế lực chi phối thế giới là
những thế lực có ý thức chủ quan hay đó là những thế lực vô thức và khách quan.

Ngược lại, vị giáo sĩ thì khiêm nhường thành kính quỳ gối trước ‘thần linh’/’đấng tối
cao’ thì thầy pháp/thầy phù thủy lại tự kiêu tự mãn ngạo nghễ với các thế lực cao cấp.
Dẫu sao, ma thật và tôn giáo cũng đã song hành với nhau qua hàng nghìn năm nay.
2.4 Linh hồn
XVIII: Những mối nguy hiểm của linh hồn
2.4.1 Linh hồn như là Hình nhân


Bên trong con người có một con người nhỏ bé hoặc một con vật nhỏ bé làm cho con
người hoạt động. Cái con vật ở trong con vật, con người ở trong con người, đó là linh
hồn.
Cái chết được cắt nghĩa bằng sự vắng mặt thường trực của linh hồn đó.
Người ta cố gắng ngăn cản linh hồn lìa bỏ thể xác hoặc là đảm bảo có ngày linh hồn
quay trở lại.
Một số ngăn cấm (cấm kỵ) chính là các quy tắc để đảm bảo hoặc là sự hiện diện
thường trực, hoặc bước quay trở lại của linh hồn. Đó chính là những biện pháp bảo
toàn sự sống.
(người ta cho rằng con khi chết, đem chôn, con người nhỏ bé cất cánh bay lên khi con
người to lớn kia chết đi. Có nơi lại cho rằng nó đi ra phía sau bụi cây, biển hoặc
không rõ đi đâu. )
Linh hồn có đầu, thân hình, tay, chân, chính là con người được thu nhỏ lại. (người
Esquimaux tin rằng “linh hồn có hình thù giống như cơ thể, nơi nó ẩn náu, nhưng về
bản chất thì nó tinh tế và thanh khiết hơn”)
“hình nhân” mang bản chất tinh vi và phi vật chất nhưng không quá mịn màng. (có
thể vắng mặt trong giấc ngủ, giữa phút xuất thần, lúc đau ốm và sẽ vắng mặt thường
trực sau khi chết).
Linh hồn cũng có nặng/nhẹ, to/nhỏ. Trẻ em chết yểu có linh hồn rất ngắn.
Đôi khi, người ta nhìn nhận linh hồn con người dưới một hình hài không còn là của
con người mà là hình hài một con vật.
2.4.2 Sự vắng mặt linh hồn và việc gọi linh hồn quay trở lại

Người ta giả định rằng linh hồn thoát ra bằng những cửa mở tự nhiên của cơ thể, đặc
biệt là mồm và các lỗ mũi.
(Đảo Célèbes, người ta móc những chiếc lưỡi câu vào mũi, vào rốn và và hai bàn
chân của người ốm để cho nếu như linh hồn người đó tìm cách thoát ra thì nó sẽ bị
vướng móc và bị giữ lại. Người Ấn Độ thì lại ngăn cản linh hồn thoát ra ngoài qua
cửa miệng đang mở. Ở Nam Mỹ, người ta dán kín mắt, mũi, miệng của người đang


hấp hối. Dân Nias “giam” linh hồn lang thang vào chiếc hộp đựng bánh thánh ở dưới
mặt đất bằng cách nút chặt hai lỗ mũi và buộc hai hàm của người chết lại với nhau)
Nhiều khi người ta hình dung linh hồn như một con chim sẵn sàng cất cánh.
Lại có giả định là linh hồn của một người đang ngủ rời bỏ cơ thể người đó và tới
thăm các địa điểm, gặp gỡ những người khác và thực hiện các hành vi mà người đó
nằm mơ thấy.
Sự vắng mặt của linh hồn trong gấic ngủ có những nguy hiểm của nó. Chẳng hạn
như linh hồn hồn đó gặp linh hồn một người khác đang ngủ và đánh nhau. Hoặc linh
hồn có thể gặp linh hồn một người mới chết và bị linh hồn đó cuốn đi theo.
Một tai nạn, một sức mạnh vật chất cũng có thể ngăn cản linh hồn người đang ngủ,
không quay về thể xác người đó nữa.
(có cả quy tắc không đánh thức một người đang ngủ, hoặc nếu cần thiết thì phải thật
nhẹ nhàng, từng tí một để linh hồn dần dần quay trở về. Còn nguy hiểm hơn nữa nếu
thay đổi tư thế hoặc hình dạng của người đang ngủ - có khi tương đương tội ác giết
người! )
Người Karens ở Mianma có thể thực hiện một nghi lễ để giữ lại linh hồn hoặc gọi nó
quay về và toàn thể gia đình phải tham gia dự nghi lễ đó.
Một vài bộ lạc ở Congo tin rằng người ốm bệnh tức là linh hồn anh ta rời khỏi cơ thể
đi lang thang. Người ta bèn nhờ thầy phù thủy để tóm bắt linh hồn đó và trả lại cho
người bệnh.
Người ta tìm cách gọi con người đi lang thang bằng tín hiệu, thu hút người đó, lặp lại
câu nói để ‘gọi’/’nhắc’ họ quay lại. Có nơi yêu cầu khách du hàn cầu khấn để linh

hồn trẻ con không đi theo ông ta, quay lại trở về ở lại làng.
Cuộc ra đi của linh hồn không phải bao giờ cũng là tự nguyện, có khi nó bị lôi ra khỏi
cơ thể một cách bất đắc dĩ bởi ma quỷ hoặc các thầy phù thủy.
Người Karens cột lũ trẻ lại cho đến khi đám tang đi qua. Họ còn có cách gọi lại linh
hồn bằng cách kiếm ba cái móc nhỏ, rồi vừa kêu gọi linh hồn vừa làm động tác móc
lấy linh hồn và cắm chiếc móc nhỏ xuống đất. Phù thủy xứ Karo Bataks xua đuổi linh
hồn người đang sống để khỏi bị lấp vào mộ người chết.


×