Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

báo cáo tham quan và quy trình sản xuất gạch men của nhà máy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 15 trang )

Báo cáo tham quan thực tế

A: CÔNG TY CỔ PHẦN GẠCH MEN Ý MỸ
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
GẠCH MEN Ý MỸ
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần gạch men Ý Mỹ.
a. Địa chỉ:
Địa chỉ :KCN Tam Phước, QL51, Xã Tam Phước,Biên Hòa , Tỉnh Đồng Nai
Điện thoại:(+84) 613 511425
Fax: (+84)
613 511064
Email:
Website:www.ymyceramic.com.vn
b. Lịch sử hình thành và phát triển:
Công ty cổ phần gạch men Ý Mỹ được thành
lập theo quyết định số 00347/GP/TLDN ngày
17/02/1997 của UBND tỉnh Đồng Nai.Công ty
cổ phần gạch men Ý Mỹ được thành lập theo quyết định số 00347/GP/TLDN ngày
17/02/1997 của UBND tỉnh Đồng Nai.
Nhà máy sản xuất được xây dựng tại Khu Công Nghiệp Tam Phước, Quốc Lộ 51,
xã Tam Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai với dây chuyền sản xuất gạch
men - thạch anh ốp lát cao cấp theo công nghệ hiện đại của Ý. Dây chuyền sản xuất
hoàn toàn được tự động hóa của các hãng nổi tiếng như SITI, SACMI; Lò nung của
hãng NASSETTI; dây chuyền tráng men, in lụa dùng bơm tự động của OMIS.

Bắt đầu năm 1998, Nhà máy sản xuất ra lô hàng đầu tiên. Song song với việc triển
khai thị trường được tiến hành thông qua các hoạt động phát mẫu và trưng bày sản
phẩm tại các Cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng đồng thời phát triển hệ thống
Đại lý phân phối trên toàn quốc là việc không ngừng nâng cao khả năng quản lý, chất
lượng sản phẩm, tái đầu tư mở rộng sản xuất và hiện đại hóa dây chuyền sản xuất.


1
SVTH: Nguyễn Hương


Báo cáo tham quan thực tế
Đầu năm 2009 công ty đã đầu tư thêm 2 máy mài để nâng cao chất lượng sản
phẩm.
Năng lực sản xuất của Nhà máy đạt 45.000 m2/ngày (16.200.000 m2/năm)
1.2 Các loại sản phẩm của công ty:
Gạch Ốp Tường : 20 x 25, 30 X 45, 30 x 45 (Ốp ngang), 25 x 40, 25 x 40 (Ốp
ngang), 30 x 60.

Gạch Lát Nền: 30 x 30, 40 x 40, 50 x 50

Gạch Sân Vườn:30 x 30, 40 x 40
Gạch Sàn Nước:20 x 20, 25 X 25, 30 X 30
Gạch Len Tường:12 x 50, 12 x 40
Gạch Ngói Cao Cấp:30 x 40
Gạch Nhập Khẩu
Gạch Bộ
Phụ Kiện Ngói:SN01, SN02, SN03, SN04, SN05, SN06, SN07

2
SVTH: Nguyễn Hương


Báo cáo tham quan thực tế
1.3 Nhữngthành tựu đạt được của công ty:
 Chứng Nhận Hợp Chuẩn (CEROMEGA,OSCACERA)
Tổng Cục Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng

Trung Tâm Kỹ Thuật Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng 3
 Chứng Nhận Hợp Chuẩn (YMY,SJC,CK,YMG,OSCAR)
Tổng Cục Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng
Trung Tâm Kỹ Thuật Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng 3
 Chứng Nhận ISO 9001 : 2008
Công ty cổ phần gạch men Ý Mỹ
 Phiếu kết quả thử nghiệm Gạch 12x40
Tổng Cục Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng
Trung Tâm Kỹ Thuật Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng 3
 Phiếu kết quả thử nghiệm Gạch 25x40
Tổng Cục Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng
Trung Tâm Kỹ Thuật Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng 3
 Phiếu kết quả thử nghiệm Gạch 40x40
Tổng Cục Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng
Trung Tâm Kỹ Thuật Tiêu Chuẩn Đo Lư.ờng Chất Lượng
1.4 Quy định oan toàn lao động của công ty:
Công ty luôn cố gắng phối hợp với bộ phận tổ chức lao động xây dựng nội quy,
quy chế quản lý công tác BHLĐ của đơn vị. Phổ biến pháp luật, chế độ, quy định,
quy trình nội quy về ATVSLĐ do Nhà nước, Công ty hoặc đơn vị ban hành đến các
cấp quản lý và người lao động trong đơn vị. Công ty luôn luôn đề xuất các hoạt động
tuyên truyền về ATVSLĐ và theo dõi, đôn đốc việc thực hiện
Công ty có những chuyên viên phụ trách công việc phối hợp với với phòng kỹ
thuật, nghiệp vụ, chuyên viên theo dõi công tác bảo vệ và cơ sở trực thuộc xây dựng
hoặc bổ sung, hoàn thiện quy trình, nội quy, biện pháp ATVSLĐ. -Phối hợp với bộ
phận tổ chức lao động, bộ phận kỹ thuật, y tế đơn vị, chuyên viên theo dõi công tác
bảo vệ và thủ trưởng các cơ sở trực thuộc tổ chức huấn luyện ATVSLĐ cho người
lao động. Phối hợp với bộ phận y tế tổ chức đo kiểm tra và giám sát môi trường lao
động, theo dõi tình hình bệnh tật, TNLĐ; đề xuất các biện pháp quản lý và chăm sóc
sức khoẻ người lao động. Tham gia điều tra các vụ TNLĐ và thống kê, báo cáo tình
hình TNLĐ xảy ra tại đơn vị.

Công ty luôn cố gắng tổng hợp và đề xuất với giám đốc, thủ trưởng đơn vị giải
quyết kịp thời các kiến nghị của các đoàn thanh tra, kiểm tra; kiến nghị của tổ chức
công đoàn, của các cơ sở trực thuộc và người lao động. - Dự thảo trình thủ trưởng
đơn vị các báo cáo định kỳ và đột xuất về công tác bảo hộ lao động theo quy định.

3
SVTH: Nguyễn Hương


Báo cáo tham quan thực tế
CHƯƠNG II: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ VÀ CÁC THIẾT BỊ TRONG SẢN
XUẤT.
2.1. Tổng quan về nguyên liệu:
a. Đất sét:
Đất sét là loại đất mịn, có màu từ trắng đến nâu, xám, xanh, đến màu đen.
Khi thêm nước thì tạo hình theo ý muốn, để khô vẫn được giữ nguyên hình dạng.
Thành phần chính của đất sét là khoáng dẻo còn gọi là khoáng sét. Khoáng dẻo là
Alumosilicat ngậm nước có công thức tổng quát: nAl2O3.mSiO2.pH2O, chúng được
tạo thành do fenspat bị phong hoá tuỳ theo nhiệt độ môi trường và áp suất mà đất sét
tạo thành các khoáng khác nhau.
Trong môi trường acid yếu pH: 6 ÷ 7 tạo ra Caolinite (Al2O3.2SiO2.2H2O).
6SiO2.Al2O3.K2O + 2H2O + CO2 = Al2O3.2SiO2.2H2O + 4SiO2 + K2CO3
Trong môi trường kiềm pH: 7.3 ÷ 10.3 tạo ra Môntmôrilônite (Al2O3.4SiO2.nH2O).
6SiO2.Al2O3.K2O + nH2O + CO2 = Al2O3.4SiO2.nH2O + 2SiO2 + K2CO3
Đất sét chỉ chứa khoáng Caolinite gọi là Cao lanh (Al2O3.2SiO2.2H2O).
Đất sét chỉ chứa khoáng Môntmôrilônite gọi là Bentonite (Bentonite có tính dẻo
cao do nhiều hạt mịn (hơn 60%) trong thành phần).
b. Cao lanh:
Cao lanh chứa khoáng kaolinite. Công thức hoá học đơn giản:
Al2O3.2SiO2.2H2O có tính dẻo vừa phải, có lẫn các mảnh vụn mica, thạch anh…

cao lanh dễ bóp nát vụn. Các phân tử nước giữa các cụm mạng lưới tinh thể của nó
rất ít nên kaolinite không có khả năng liên kết với nước do đó cao lanh không dẻo
bằng đất sét.
Cao lanh có màu trắng, trắng xám rất tốt cho quá trình làm gạch.
Đặc tính trong sản phẩm: Làm giảm độ co quá mức của đất sét (nhiều đất sét thì
độ co lớn gây nứt và biến dạng sau nung) ngoài ra cao lanh còn có tác dụng làm
trắng xương mà đất sét thì không có khả năng này.
Hàm lượng Al2O3 trong cao lanh giúp xương làm giảm độ biến dạng trong quá
trình nung.
Cả đất sét và cao lanh có chứa các ion Al3+ phân huỷ ở nhiệt độ cao, khuếch tán
trong trường thạch nóng chảy tạo điều kiện xuất hiện khoáng Mullite. Khoáng này sẽ
cứng lại khi làm nguội làm tăng độ bền cơ, bền nhiệt.
4
SVTH: Nguyễn Hương


Báo cáo tham quan thực tế
c. Nguyên liệu gầy:
Frit, Frit hiệu chuẩn., Kaolin, ballclay, Al2O3, Thạch anh., ZrSiO4., Tràng
thạch và các nguyên liệu khác, CMC, MgO., STPP
Loại trường
thạch
K2O.Al2O3.6SiO

Thành phần trọng lượng(%)
Si
O2

Al2
O3


2

65.
75

2

Na2O.Al2O3.6Si
O2

68.
79

4

CaO.Al2O3.2Si
O2

43.
79

Na
O
2

18.3
11.
19.4 83


K2
O

Ca
O

16.
93

Kl
thể
tích
2.5
4

20.
16

5

1170
1120

2.6
2

36.6

Nhiệt
độ nóng

chảy

1552

2.7
5

d. Phụ gia :
 CMC:Carbon metyl cellulose
 STPP: Sudium trypoly phosphat
 Silicat lỏng
 Chất tăng cứng (Cancinium ligno).
e. nguyên liệu in
 Dầu in.
 Bột in.
 Màu.
Nguyên liệu trước khi đem sử dụng phải kiểm tra, so sánh với mẫu chuẩn về
màu sắc, độ đồng nhất, độ ẩm, độ nhớt, sót sàng, co rút sau nung, mất khi nung, độ
hút nước.

5
SVTH: Nguyễn Hương


Báo cáo tham quan thực tế
2.2. Quy trình công nghệ sản xuất gạch men.
a. sơ đồ quy trình sản xuất:
Phối liệu
Sàng
Nghiền Trộn

Bể huyền phù
Khử từ

Sản phẩm
dạng Pass

Sấy phun

Ép tạo hình

Xử lý bề mặt
Tráng men lót
Tráng men phủ

Sấy mộc

Sản phẩm
mộc

Loại bỏ ngậm nước hàm
ẩm 5% - 8 %

Tráng men
Nung
90-1200oC
Phân loại

Thị trường

b. Thuyết quy trình công nghệ.

 Định lượng nguyên liệu và nghiền hồ xương:
Nguyên liệu làm xương được mua về và dự trữ trong kho theo từng khoang riêng
biệt. Khi đưa vào sử dụng, xe xúc lật sẽ xúc từng loại dựa vào khối lượng được ghi
trên đơn phối liệu để nạp vào cân định lượng và cấp vào máy nghiền ướt gián đoạn
bằng băng tải vận chuyển. Sau khi nạp đủ khối lượng của đơn phối liệu, công nhân
vận hành sẽ đóng nắp và khởi động máy nghiền.
6
SVTH: Nguyễn Hương


Báo cáo tham quan thực tế
Sau một thời gian cần thiết cho mẻ nghiền, công nhân vận hành sẽ dừng nghiền và xả
hồ xuống bể chứa qua sàng rung và máng khử từ.Hồ trong bể luôn được khuấy bởi
hệ thống cánh khuấy chống lắng.
 Sấy phun và dự trữ bột ép:
Hồ lưu chữ trong bể khuấy được hệ thống bơm màng qua thiết bị sàng rung và
khử từ được chứa vào bể trung gian nhờ hệ thống bơm piston gốm, bơm cấp cho tháp
sấy. Dưới áp lực cao và nhiệt độ sấy, hồ được phun dạng sương tiếp với tác nhân sấy
tiếp xúc với không khí nóng tạo thành bột ép có độ ẩm khoảng 5-6% được đưa lên
các si lô chứa để đồng nhất độ ẩm.
 Ép và sấy khô:

Hình 4.8: Hình vẽ mô tả chu trình ép.
Chú thích
A: Nạp bột vào khuôn ép.

D: Thớt trên di chuyển lên

B: Thớt trên di chuyển xuống


E: Cần gạt đẩy gạch ra

C: Thớt trên ép chặt bột vào khuôn
Bột ép được lưu trữ trên các silô cố định để đồng đều độ ẩm nhờ hệ thống băng
tải cấp liệu cấp cho các máy ép, bột ép được ép theo phương pháp ép bán khô, mộc
sau khi ép được đưa vào thiết bị sấy nằm tác nhân sấy là không khí nóng tận dụng
từ khí thảI của lò nung. Mộc sau khi sấy có độ ẩm<1%
 Tráng men in lưới:
Men từ trên chảy xuống chuông men thành màng. Gạch sau khi ra khỏi lò sấy sẽ
được băng tải đưa đến thiết bị thổi bụi để làm sạch bụi trên bề mặt, rồi qua bộ phận
phun nước để làm dịu bề mặt trước khi qua bộ phận tráng men .
7
SVTH: Nguyễn Hương


Báo cáo tham quan thực tế
Đầu tiên, gạch được tráng một lớp engobe, lớp engobe này có chức năng che các
khuyết tật bề mặt xương đồng thời là lớp trung gian tạo liên kết giữa xương và men
giúp chúng liên kết với nhau tốt hơn.
Sau khi tráng men lót gạch được tráng một lớp men chính, lớp men này quyết
định nhiều đến chất lượng sản phẩm như là độ bền uốn, độ hút nước…. Tráng men
xong gạch được xoay một góc 900 để qua thiết bị mài cạnh nhằm loại bỏ phần men
dính ở hai cạnh gạch do quá trình tráng men, men được phủ đều lên gạch với khối
lượng khoảng 60g, lượng men dư qua thiết bị khử từ được đưa xuống thùng chứa có
cánh khuấy và được bơm sử dụng lại. Tráng men xong gạch được đưa sang công
đoạn in lụa để tăng thêm tính thẩm mỹ cho gạch
 Nung sản phẩm:
Sản phẩm sau khi được tạo hoa văn qua thiết bị sấy sơ bộ được nạp tải vào lò
nung thanh lăn, nhiệt độ vào lò nung là 90 độ, sau đó tăng dần đến 1200 độ và sản
phẩm được nung ở nhiệt độ đó khoảng 10p qua các giai đoạn lý , hóa khác nhau. Sau

đó giảm nhiệt đến 80 độ, sp ra có thể chạm vào được
.

Giản đồ nung
 Phân loại, mài, đóng hộp:
Sản phẩm sau khi nung qua công đoạn phân loại bề mặt, kích thước, độ phẳng
được đưa vào dây chuyền mài cạnh và được chuyển đến nơi bốc xếp đóng hộp.

8
SVTH: Nguyễn Hương


Báo cáo tham quan thực tế

2.3. Các thiết bị sử dụng trong sản xuất của nhà máy.
a. Thiết bị (cối nghiền bi truyền động bằng dây đai):
 Cấu tạo:

Chú thích:
1: Cửa nạp liệu
2: Khoang nghiền
3: Lớp đệm cao su
4 : Bi nghiền
5: Bệ đỡ

6: Thân cối nghiền
7: Dây đai
8: Trục quay
9: Hộp số
10: Động cơ


Cối nghiền bi có công suất 21 tấn nguyên liệu/mẻ nghiền, cấu taọ là khối thép
hình trụ đường kính 3m dài 6m. Trong cối nghiền lót tấm cao su, các tấm này có tác
dụng hạn chế sự va đập của bi nghiền vào thân cối, chống làm mòn và hư hỏng thân
cối trong quá trình nghiền, đồng thời còn có tác dụng nâng bi nghiền lên một độ cao
nhất định rồi rơi xuống. Cối được quay quanh một trục nằm ngang, hai đầu được gắn
trên bệ đỡ được xây bằng gạch. Thân cối được nối với động cơ và hộp số thông qua
hệ thống dây đai. Bi nghiền được nạp vào chiếm khoảng 50 ÷ 55% thể tích khoang
nghiền, đường kính bi từ 40 ÷ 100mm.
 Nguyên lý hoạt động:
Khi động cơ quay, thông qua hệ thống truyền động làm dây đai quay tròn do
ma sát giữa dây đai và thân cối làm cối quay tròn. Khi cối quay, dưới tác dụng của
lực quay nguyên liệu và bi sẽ cùng chuyển động lên một độ cao nhất định do có
trọng lực nên khi rơi xuống bi gây ra các tác động chà xát, nén ép, va đập, mài mòn
9
SVTH: Nguyễn Hương


Báo cáo tham quan thực tế
lên nguyên liệu làm nguyên liệu vỡ nát. Sau một thời gian nguyên liệu được nghiền
nhỏ đến khi đạt kích thước theo yêu cầu. sau đó xả xuống bể qua đường ống dẫn
bằng cao su.
 Các thông số kỹ thuật
Tùy vào độ cứng của nguyên liệu mà thời gian nghiền lâu hay nhanh thường thì
thời gian nghiền khoảng 10 ÷ 11 giờ đối với gạch lát nền, 8÷9h đối với gạch ốp lát.
Số vòng quay thích hợp 12 vòng/phút
Lượng nước đưa vào cối nghiền tuỳ thuộc vào độ ẩm của nguyên liệu sao cho
đạt về tỷ trọng, độ nhớt và sót sàng. Lượng nước khoảng từ 40%.
Tỷ trọng hồ D > 1.7g/ml
Độ nhớt V < 20-25 giây

Tỷ lệ sót sàng: 5,2 – 5,4 %
b. Bể chứa và ủ hồ:
1

3

2

4

Chú thích
1: Động cơ
2: Hộp số

5

3: Bể chứa hồ
4: Hồ
5: Cánh khuấy
Hình 4.2 Cấu tạo bể chứa.

Hệ thống bể chứa hồ của nhà máy gồm 3 bể chứa thông.( 3 bể chứa hồ xả từ cối
nghiền, 1 bể chứa hồ sau khi khử từ, lọc bỏ tạp chất). Các bể có cấu tạo giống nhau,
bể chứa được xây bằng bê tông. Bể có lắp đặt hệ thống cánh khuấy trộn liên tục. Mỗi
cánh khuấy dài khoảng 3m có tác dụng chủ yếu là chống lắng, tạo độ đồng đều trong
hồ, giảm bớt nhiệt trước khi đi sấy. Hồ được ủ trong 24 giờ để đạt được độ đồng
nhất. Sau khi đạt yêu cầu bùn được bơm lên hệ thống khử từ bằng bơm pittông kép
áp suất nhỏ. Thường xuyên kiểm tra độ nhớt 1h một lần o tank cuối.
10
SVTH: Nguyễn Hương



Báo cáo tham quan thực tế
c. Hệ thống sấy phun.
 Sơ đồ cấu tạo:

Hình 4.3: Sơ đồ hệ thống sấy phun
Chú thích
1: Hồ phun ra dưới dạng sương. 6: Ống khói.
2: Silo tách bụi.
7:Quạt hút.
3: Bơm pitong.
8:Thiết bị tách ẩm.
4: Ống dẫn hồ.
9: Thiết bị phân phối khí nóng.
5: Buồng đốt dầu DO.
10: Van đối trọng.
11: Tủ điện điều khiển.
 Các thông số kỹ thuật
Nhiệt độ lò đốt cung cấp khí nóng là 1000 ÷ 11000C.
Nhiệt độ sấy phun 450 ÷ 5000C.
Nhiệt độ bột ra khỏi lò sấy là 100 ÷ 1100C.
Đường kính vòi phun hồ 3.5 ÷ 7.6 mm.
Áp suất bơm 20 ÷ 80 atm.
Độ ẩm hồ 43 ÷ 48%.
Độ ẩm bột 5 ÷ 6%.
d. Thiết bị tráng men bằng phương pháp chảy tràn.
1: Viên gạch
2: Tháp phun men
3: Chuông tráng men

4: Băng tải
5:Thùng chứa

11
SVTH: Nguyễn Hương


Báo cáo tham quan thực tế
e. Thiết bị nung.
 Cấu tạo thiết bị nung:

Hình 4.13 : Lò nung roller
 Nguyên lý hoạt động:
Gạch sau công đoạn tráng men in hoa được hệ thống roller đưa đến đầu lò. Sau đó
gạch được các roller đưa vào lò nung hoặc trữ ở các box nếu lượng gạch vào lò nhiều
hoặc thiếu gạch đưa vào lò thì sẽ lấy từ các box này xuống.
Trong lò nung sẽ được chia thành các vùng như sau:
Vùng sấy : Vùng này sấy sơ bộ gạch đem vào với nhiệt độ 80 ÷ 120oC tận dụng nhiệt
từ vùng nung để tiết kiệm năng lượng nhưng với một lượng ít để tránh nhiệt độ quá
cao gây sốc nhiệt cho gạch.
Vùng nung : Ở vùng này được chia làm 2 vùng nhỏ
Vùng tiền nung: nhiệt độ ở vùng này khoảng 500 – 900 0C trong khoảng nhiệt độ
này phải chú ý nâng nhiệt chậm do có sự biến mềm và thoát nước vào khoảng 573 0C
nếu trong vùng này mà thoát khí không hoàn toàn thì sẽ gây ra khuyết tật cho sản
phẩm.
Vùng nung: là khu vực quan trọng nhất nhiệt độ của vùng này thường là 900- 1200 0C
12
SVTH: Nguyễn Hương



Báo cáo tham quan thực tế
nhiệt độ cao nhất của lò trong vùng này diễn ra quá trình thoát khí gồm CO 2, S và
gạch bắt đầu có sự co rút mạnh và xảy ra các phản ứng tách nước trong sét, các phản
ứng kết hợp các khoáng cũng bắt đầu hình thành và đồng thời men cũng bắt đầu chảy
tràn trên bề mặt viên gạch. Ở vùng cuối nung là vùng giữ không đổi nhiệt độ, tức là
nhiệt độ các Module trong vùng này đều là nhiệt độ cao nhất trong lò. Tại đây cấu
trúc tinh thể của sản phẩm dần được hoàn thiện, pha mullite hình thành làm cho sản
phẩm sít đặt đạt được những tiêu chuẩn lí, hoá và độ thẩm mỹ, đồng thời men cũng
tạo được sự hoàn thiện nhất định , liên kết bền chắc với xương. Lượng nhiệt được tận
dụng từ cuối vùng nung để sấy sản phẩm và đốt cháy một số hợp chất hữu cơ có
chứa trong xương. Lượng nhiệt hút lên từ vùng cuối nung vẫn còn khá nóng khoảng
200 ÷ 560oC, nên việc dùng nó để sấy khô sản phẩm là rất cần thiết và hợp lý.
Tiếp đến là vùng làm nguội: chia làm 2 vùng nhỏ là làm nguội nhanh và làm
nguội chậm.
Làm nguội nhanh: tại đây nhiệt độ được giảm một cách đột ngột từ 1185 oC xuống
còn khoảng 700oC. Tác nhân làm lạnh trực tiếp là dòng không khí lạnh được quạt hút
thổi trực tiếp vào vùng này. Dòng không khí sau khi nhận nhiệt sẽ tiếp tục di chuyển
ra phía sau làm lạnh cho vùng sau.
Vùng làm nguội chậm: là nơi làm lạnh một cách từ từ (nhiệt độ giai đoạn này
giảm rất nhẹ khoảng từ 700oC xuống còn 200oC), vì giai đoạn này sự thay đổi thù
hình của quartz sẽ gây co trong cấu trúc gạch dễ gây nứt, vỡ sản phẩm. Phương cách
truyền nhiệt cũng là thổi trực tiếp dòng khí vào sản phẩm.
Vùng làm nguội cuối cùng có nhiệm vụ đảm bảo viên gạch sau khi ra khỏ lò có
thể cầm nắm được, nhiệt độ viên gạch sau khi ra khỏi lò khoảng 80 ÷ 100oC.
2.4. Kinh tế công nghiệp của nhà máy:
Sản phẩm được xuất khẩu ra nước ngoài hoặc phân phối đến các đại lý để bày
bán với giá hợp lý. Ví dụ: gạch len tường 6.000VNĐ/viên, gạch ốp tường từ 71.00095.000VNĐ/hộp (tuỳ theo loại sản phẩm), gạch men lát nền 40×40 Y4301, Y4358
giá 72.000VNĐ/hộp.
13
SVTH: Nguyễn Hương



Báo cáo tham quan thực tế
CHƯƠNG ΙΙΙ: KẾT LUẬN
3.1. Cảm nghĩ của bản thân:
Qua chuyến tham quan nhà máy gạch men ý mỹ em có nhiều trải nghiệm thú vị:
+ Nhà máy có công suất làm việc rất lớn, hoạt động theo một dâychuyền tự động
hoá. Do tính chất của sản phẩm nên khi đi tham quan bên trong nhà máy em thấy khá
nhiều bụi đất, cảm thấy hơi nóng.
+ Được tận mắt chứng kiến cả quy trình sản xuất gạch từ khi còn là nguyên liệu đến
khi thành phẩm, và biết thêm nhiều thiết bị sử dụng trong quá trình sản xuất: máy
nghiền bi, hệ thống trán men theo phương pháp chảy tràn....rất có ích cho việc học
tập.
+ Định hướng được thêm nhiều công việc khi theo học ngành công nghệ hoá-thực
phẩm. Ví dụ: có thể làm trong nhà máy với bộ phận kiểm tra chất lượng nghiên liệu,
tính toán và nghiên cứu tỷ lệ phối trộn....
+ Bên cạnh đó em cảm thấy nhiều điều còn hạn chế. Do tính chất của sản phẩm nên
trong nhà máy khá nhiều bụi bẩn và đất, cảm thấy nóng và hơi mệt. Theo lời đề nghị
của cán bộ nhà máy là khi đi tham quan không nên hỏi thêm điều gì, cản trở khá
nhiều việc tìm hiểu của chúng em .
3.2. Kết luận:
+ Nhờ vào sự tạo điều kiện của công ty cổ phần gạch men Ý Mỹ và nhà trường cùng
thầy giáo hướng dẫn, chúng em học tập được thêm nhiều điều, được tiếp cận thực
tiễn. Có thể định hướng được công việc liên quan đến ngành đang theo học. Xin chân
thành cảm ơn công ty nhà trường và thầy hướng dẫn đã tạo điều kiên cho chúng em.

14
SVTH: Nguyễn Hương



Báo cáo tham quan thực tế

CHƯƠNG III: KẾT LUẬN
1. Cảm nghĩ của bản thân:
Qua chuyến tham qua nhà máy gạch men Ý Mỹ và nhà máy Yakult Việt Nam em
được biết cũng như tìm hiểu được nhiều điều thú vị giúp ích cho việc học tập trở
thành kĩ sư tốt. Mong nhà trường tạo điều kiện cho chúng em có nhiều cuộc tham
quan hơn nữa để có thể tìm hiểu và học tập ngoài sách vở. Em xin chân thành
cảm ơn nhà trường, thấy hướng dẫn và toàn thể nhà máy đã tạo điều kiện cho
chúng em.

C. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. CÔNG TY CỔ PHẦN GẠCH MEN Ý MỸ:
[1]. Đào Thanh Khê, Bài giảng silicat, Khoa công nghệ hoá học trường Cao đẳng
công nghiệp thực phẩm.
[2]. ThS. Đoàn Mạnh Tuấn, Bài giảng Công Nghệ Ceramic, Khoa công nghệ hoá
học trường Đại học công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh.
[3]. TS. Lê Văn Thanh, KS. Nguyễn Minh Phương, Công nghệ sản xuất chất màu
gốm sứ, NXB xây dựng.
[4] />[5]

/>
men-.html

15
SVTH: Nguyễn Hương




×