Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Thế giới nghệ thuật thơ nguyễn quang thiều 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (736.05 KB, 127 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRẦN NGUYỄN MINH THÀNH

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ
NGUYỄN QUANG THIỀU
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.34

LUẬN VĂN THẠC SỸ
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học : PGS.TS. HỒ THẾ HÀ

Đà Nẵng - Năm 2014


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và
chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả

Trần Nguyễn Minh Thành


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1


1. Lý do chọn đề tài .................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................ 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 5
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................ 6
5. Đóng góp của luận văn ........................................................................... 7
6. Cấu trúc luận văn.................................................................................... 7
CHƢƠNG 1. NGUYỄN QUANG THIỀU - HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO
VÀ KHUYNH HƢỚNG TƢ DUY THƠ ....................................................... 8
1.1. NGUYỄN QUANG THIỀU - CUỘC SỐNG VÀ HÀNH TRÌNH
SÁNG TẠO ....................................................................................................... 8
1.1.1. Cuộc sống ......................................................................................... 8
1.1.2. Hành trình sáng tạo .......................................................................... 9
1.2. QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT CỦA NGUYỄN QUANG THIỀU.......... 20
1.2.1. Quan niệm về nhà thơ .................................................................... 20
1.2.2. Quan niệm về thơ ca....................................................................... 22
1.3. CÁC KHUYNH HƢỚNG TƢ DUY TRONG THƠ NGUYỄN
QUANG THIỀU ............................................................................................. 24
1.3.1. Khuynh hƣớng lạ hóa và tự do hóa hình thức ................................ 24
1.3.2. Khuynh hƣớng triết lý, chiêm nghiệm ........................................... 29
CHƢƠNG 2. THẾ GIỚI HÌNH TƢỢNG VÀ BIỂU TƢỢNG TRONG
THƠ NGUYỄN QUANG THIỀU ................................................................ 34
2.1. HÌNH TƢỢNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH - TÁC GIẢ.................................. 34
2.1.1. Cái tôi trữ tình đời tƣ, thế sự .......................................................... 34
2.1.2. Cái tôi trữ tình triết lý, chiêm cảm ................................................. 42


2.2. HÌNH TƢỢNG CUỘC SỐNG VÀ NHÂN VẬT .................................... 50
2.2.1. Hình tƣợng nông thôn và con ngƣời chân quê, nhân hậu .............. 50
2.2.2. Hình tƣợng đô thị và con ngƣời phân hóa, bất an .......................... 56
2.3. THẾ GIỚI BIỂU TƢỢNG ĐẶC TRƢNG .............................................. 64

2.3.1. Làng Chùa, Dòng sông và Cánh đồng ........................................... 64
2.3.2. Đất, Lửa và Ngôi mộ ...................................................................... 69
CHƢƠNG 3. PHƢƠNG THỨC THỂ HIỆN THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT
THƠ NGUYỄN QUANG THIỀU ................................................................ 76
3.1. THỂ THƠ VÀ KẾT CẤU THƠ .............................................................. 76
3.1.1. Thể thơ tự do .................................................................................. 76
3.1.2. Kết cấu thơ ..................................................................................... 82
3.2. NGÔN NGỮ THƠ, GIỌNG ĐIỆU THƠ ................................................ 91
3.2.1. Ngôn ngữ thơ .................................................................................. 91
3.2.2. Giọng điệu thơ ................................................................................ 99
3.3. NHỮNG THỦ PHÁP NGHỆ THUẬT ĐẶC SẮC ............................... 107
3.3.1. So sánh, đối lập ............................................................................ 107
3.3.2. Liên tƣởng, lạ hóa......................................................................... 111
KẾT LUẬN .................................................................................................. 116
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 119
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO).


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sau chiến tranh, văn học trở lại với đề tài đời tƣ - thế sự, quay về với
cái tôi trữ tình ở biên độ rộng hơn, đa dạng và đa quan hệ hơn. Nhiệm vụ đặt
lên vai thế hệ những nhà thơ trẻ là họ phải tìm tòi, đổi mới để lý giải các quan
hệ đạo đức xã hội phong phú, nhiều chiều, nhiều vẻ trên nền tảng hình thái
kinh tế - xã hội mới. Nhƣng không phải mọi sự đổi mới, cách tân đều mang
lại cho văn học những giá trị đích thực. Mỗi nhà thơ, mỗi tác phẩm xuất hiện
đều chịu sự sàng lọc của thời gian và sự thẩm định của công chúng độc giả.
Trong số hơn 45 gƣơng mặt thơ đƣợc nhận diện từ sau năm 1975, thu hút

nhiều nhất sự quan tâm của báo giới và bạn đọc cả nƣớc là hiện tƣợng thơ
Nguyễn Quang Thiều.
Trong nền thơ ca đƣơng đại Việt Nam, Nguyễn Quang Thiều đƣợc xem
nhƣ một nhà thơ cách tân, làm dấy lên những cuộc tranh luận đa chiều. Trình
làng tập thơ Ngôi nhà mười bảy tuổi (1990), đặc biệt là Sự mất ngủ của lửa
(1992), Nguyễn Quang Thiều và “con đẻ tinh thần” của ông ngay lập tức tạo
ra một cuộc tranh luận sôi nổi trên các diễn đàn văn học. Ngƣời khen nhiều
mà ngƣời chê cũng không ít. Có ý kiến cho rằng đây là một xu hƣớng cách
tân mới mẻ, táo bạo và tích cực; đem lại diện mạo mới cho thơ Việt Nam thời
kỳ hậu chiến; giúp văn học nói chung và thơ Việt Nam nói riêng bƣớc nhanh
vào quá trình hiện đại hóa và hội nhập. Nhƣng cũng có ý kiến cho rằng đây là
những vần thơ tắc tị, tối nghĩa, “tây giả cầy”…
Thông thƣờng, việc đọc thơ, thẩm thơ ở độc giả chủ yếu phụ thuộc vào
sở thích, hứng thú, động cơ, tình cảm; thậm chí có một số chủ thể tiếp nhận
còn dựa trên nguyên tắc, lập trƣờng, quan điểm giai cấp… Nên ở góc độ cá
nhân, họ có quyền đƣa ra những nhận định của riêng mình.


2

Nhƣng để đánh giá một hiện tƣợng văn học có vị trí và tầm ảnh hƣởng
nhƣ Nguyễn Quang Thiều, chúng ta cần có một cái nhìn khách quan, nhiều
chiều để định vị chính xác một chân dung, một phong cách và những đóng
góp tích cực của ông trong nền thơ hiện đại Việt Nam.
Chính vì thế, việc tìm hiểu Thế giới nghệ thuật thơ Nguyễn Quang
Thiều sẽ giúp chúng ta có một cái nhìn đa diện, sâu sắc và đầy đủ, khách quan
hơn về những điều mà tác giả chiêm nghiệm, lý giải và hiện thực hóa vào
trong sáng tác.
2. Lịch sử vấn đề
Nguyễn Quang Thiều là một hiện tƣợng khá đặc biệt. Mặc dù có nhiều

ý kiến khen chê xung quanh thi phẩm của ông, nhƣng hầu hết chỉ là những bài
viết tản mạn, những bài bút chiến trên phƣơng tiện internet và một số tạp chí
với nội dung chủ yếu nhƣ đó là thơ hay phản thơ, truyền thống hay cách tân,
phƣơng Đông hay phƣơng Tây, cổ điển hay hiện đại?
Công trình đầu tiên đề cập đến thơ Nguyễn Quang Thiều là Thơ - phản
thơ của Trần Mạnh Hảo. Nhà phê bình đã tiến hành điểm diện một số gƣơng
mặt có xu hƣớng cách tân thơ ca nhƣ: Lê Đạt, Hoàng Hƣng, Đặng Đình
Hƣng… Riêng về Nguyễn Quang Thiều, trong bài viết Sự mất ngủ của lửa
hay là bệnh ngủ của thơ, tác giả nhận định những cách tân của Nguyễn Quang
Thiều là “thứ thơ tây giả cầy”, “từ cách cảm, cách nghĩ, cách ví von, liên
tƣởng, cách hành văn, kết cấu… tất cả đều nhƣ… tây cả, tịnh không có chút
không khí Việt Nam nào” [13, tr.67]. Sau khi đƣa ra một vài ví dụ để chứng
minh, tác giả Trần Mạnh Hảo đã đi đến đúc kết: “Bên cạnh cái non kém lồ lộ
của nghệ thuật làm thơ, có ý mà thiếu tứ, có quả mà không nhân, nhiều chữ
mà ít nghĩa, ƣa triết mà thiếu lý, muốn siêu mà bỏ thực, muốn cô mà không
đọng, muốn tâm mà thiếu huyết…” [13, tr.18].


3

Tác giả Nguyễn Việt Chiến trong công trình Thơ Việt Nam - Tìm tòi và
cách tân (1975-2005) lại có một ý nghĩ khác. Theo ông thì sự cách tân này là
cần thiết cho thơ ca Việt Nam trong quá trình hiện đại hóa và có tác dụng tạo
ra một diện mạo mới cho thơ ca thời kỳ hậu chiến. Trong số 45 gƣơng mặt
đƣợc điểm diện thì Nguyễn Quang Thiều đƣợc xem là “xu hƣớng cách tân
đích thực và tích cực” [4, tr.30]. Với những vần thơ đƣợc biết đến từ những
năm 90 của thế kỷ XX, Nguyễn Quang Thiều đã góp phần làm cho “thơ
đƣơng đại Việt Nam khởi hành sang chặng đƣờng mới” [4, tr.31].
Tác giả Đỗ Lai Thúy khi bàn đến một số gƣơng mặt có xu hƣớng cách
tân thơ ca trong bài viết Về một xu hướng đổi mới thi pháp thơ hiện nay cũng

đã lƣu tâm đến Nguyễn Quang Thiều. Theo ông thì đây là sự “đi tiếp những
kiếm tìm sau Thơ Mới” [66].
Tác giả Nguyễn Vũ Tiềm trong lúc Đi tìm mật mã của thơ cũng đã thấy
đƣợc “mảng hiện thực góc cạnh”, “một mảng hiện thực đặc biệt mà các nhà
thơ hiện đại hay sử dụng” [68] đang ngày càng đặc sắc trong sáng tác của
Nguyễn Quang Thiều.
Tác giả Nguyễn Thị Hiền trong Nguyễn Quang Thiều trong tiến trình
đổi mới thơ Việt Nam sau 1975 đã khái quát quan niệm thơ của Nguyễn
Quang Thiều: “làm thơ để gọi lên nỗi thống khổ của những kiếp ngƣời trên
thế gian và niềm hy vọng mơ hồ, mong manh về một đời sống hoàn hảo sẽ
đến…” [15, tr.38]. Công trình đã góp tiếng nói khẳng định tài năng và tên tuổi
của Nguyễn Quang Thiều.
Trong công trình Thơ Việt Nam hiện đại và Nguyễn Quang Thiều, tập
hợp hơn 20 bài viết từ Hội thảo cùng tên, do Viện Văn học và Hội Nhà văn
Việt Nam tổ chức tại Hà Nội đã có những tổng kết và đánh giá tƣơng đối đầy
đủ về sự nghiệp sáng tạo của Nguyễn Quang Thiều.


4

Tác giả Nguyễn Đăng Điệp nhận thấy ở thơ của Nguyễn Quang Thiều
một “sự trăn trở về sự suy kiệt của cõi thế và khả năng tái sinh của nhân loại”
[7, tr.6].
Tác giả Vũ Văn Sỹ cũng dành cho thơ Nguyễn Quang Thiều khá nhiều
nhận xét tinh tế: “Sức gợi cảm và truyền cảm của thơ Nguyễn Quang Thiều là
ở chi tiết. Chính những chi tiết miêu tả này, nhà thơ đã bộc lộ sự thông minh,
tài hoa và sắc sảo” [38, tr.339].
Tác giả Đông La tỏ ra rất đồng cảm với Nguyễn Quang Thiều:
“Nguyễn Quang Thiều cũng là một thi sĩ thƣờng không viết những điều
hƣớng ngƣời đọc thích thú mà anh viết những điều buộc ngƣời ta phải suy

nghĩ.” [21, tr.67].
Còn theo tác giả Nguyễn Quyến, “Con đƣờng thi ca của Nguyễn Quang
Thiều luôn luôn chứa đầy những khúc ngoặt bi kịch”. Nguyễn Quyến đã tiếp
cận hầu hết các tập thơ của Nguyễn Quang Thiều và đƣa ra nhận xét: “Các bài
thơ hầu nhƣ “gạt bỏ” hết làn khói mù mờ của cảm giác mà đi thẳng vào những
biến đổi nội tâm của con ngƣời trƣớc thực tại” [60].
Bạn đọc còn có thể tìm thấy ở công trình này những hƣớng tiếp cận,
hƣớng tìm tòi mới mẻ, khả thi từ thi giới Nguyễn Quang Thiều của các tác giả
khác nữa nhƣ Chu Văn Sơn, Phạm Xuân Nguyên, Hồ Thế Hà, Văn Giá,
Nguyễn Mạnh Tiến, Phạm Khải, Trần Quang Quý, Mai Văn Phấn, Nguyễn
Đức Tùng, Đoàn Ánh Dƣơng… với những nhận định mới, thuyết phục.
Ngoài ra, còn nhiều bài viết trên mạng internet, trong đó đáng chú ý
nhất là bài viết của các tác giả Nguyễn Trọng Tạo, Hàn Vũ Hùng, Phạm Xuân
Nguyên, Lê Thiếu Nhơn… Theo đa số các tác giả thì đây là một tƣ duy thơ
mới mẻ, độc đáo, táo bạo; dám dấn thân, dám thử thách và đạt đƣợc hiệu quả
nghệ thuật đáng trân trọng.


5

Về tuyển tập Châu thổ của Nguyễn Quang Thiều, tác giả Nguyễn Thị
Loan trong bài viết Nguyễn Quang Thiều: Miền tâm linh ngập tràn “Châu
thổ” đã nhận định “Chiều sâu tâm linh trong thơ Nguyễn Quang Thiều là
hành trình đi tìm vẻ đẹp của cuộc sống, là hành trình hƣớng tìm một đức tin
đối lập với thế giới trần tục đầy mƣu mô, dục vọng và tội lỗi, là hành trình
hƣớng về nguồn với ký ức tuổi thơ sáng trong và thánh thiện...” [22]. Ngoài
ra, chúng tôi cũng chú ý đến các hƣớng tìm tòi, giải mã thơ Nguyễn Quang
Thiều từ góc nhìn mẫu gốc nhƣ Nguyễn Đăng Điệp với bài Nước, lửa, những
cánh đồng và dòng sông, Hồ Thế Hà với bài Thơ Nguyễn Quang Thiều nhìn
từ mẫu gốc, Nguyễn Mạnh Tiến với bài Nguyễn Quang Thiều, lửa thức…

Trên đây, chúng tôi đã điểm lại một số bài viết, nhận định khá sâu sắc
và có giá trị về một số phƣơng diện trong thơ Nguyễn Quang Thiều. Nhìn
chung, hầu hết các tác giả nêu trên đã góp phần quan trọng trong việc khám
phá thế giới nghệ thuật thơ Nguyễn Quang Thiều. Nhƣng quả thật, chƣa có
một công trình, bài viết nào đi vào khai thác một cách toàn diện và sâu sắc
những yếu tố làm nên chỉnh thể nghệ thuật thơ Nguyễn Quang Thiều. Vì thế,
với sự gợi mở từ nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu đi trƣớc, chúng tôi
mạnh dạn đƣa ra những kiến giải riêng với hy vọng góp một cái nhìn đầy đủ,
tiếp tục đi sâu hơn trong việc nghiên cứu thế giới nghệ thuật thơ Nguyễn
Quang Thiều và khẳng định những đóng góp của ông cho nền văn học Việt
Nam hiện đại, đặc biệt qua tuyển tập thơ Châu thổ.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Tìm hiểu đặc điểm thế giới nghệ thuật thơ Nguyễn Quang Thiều, chúng
tôi đã nghiên cứu nhiều tập thơ đã xuất bản của ông nhƣ: Ngôi nhà mười bảy
tuổi (1990), Sự mất ngủ của lửa (1992), Trường ca - Những người lính của


6

làng (1994), Những người đàn bà gánh nước sông (1995), Nhịp điệu châu thổ
mới (1997), Bài ca những con chim đêm (1999), Châu thổ (tuyển tập, 2010).
Ngoài ra, chúng tôi còn tham khảo những bài viết, bài trả lời phỏng vấn
của ông đƣợc đăng tải trên sách, báo và trên mạng internet để có cơ sở triển
khai nội dung và phục vụ cho những nhận định của mình.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu thơ Nguyễn Quang Thiều trong tính chỉnh thể giữa nội
dung và hình thức, nhƣng luận văn chỉ tập trung đi sâu vào những phƣơng
diện nổi bật làm thành giá trị riêng. Những yếu tố mờ nhạt, ít xuất hiện hoặc
không chỉ có ở Nguyễn Quang Thiều, chúng tôi sẽ điểm qua hoặc kết hợp

bình chú để làm rõ những yếu tố chính.
Cụ thể, luận văn sẽ đi sâu nghiên cứu từng phƣơng diện của đặc điểm
nghệ thuật thơ Nguyễn Quang Thiều nhƣ: hành trình sáng tạo, quan niệm
nghệ thuật, các khuynh hƣớng thơ, các hình ảnh mang tính biểu tƣợng, ngôn
ngữ, giọng điệu và các biện pháp nghệ thuật đặc sắc… Từ đó, chúng tôi hy
vọng sẽ có đƣợc cái nhìn khái quát, sâu sắc về thế giới nghệ thuật thơ Nguyễn
Quang Thiều.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Chúng tôi đã sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau:
4.1. Phương pháp thống kê, phân loại
Phƣơng pháp này giúp ngƣời viết khảo sát một cách có hệ thống những
hình ảnh, yếu tố xuất hiện nhiều lần nhƣ ám ảnh nghệ thuật trong thơ Nguyễn
Quang Thiều. Các thao tác phân tích, tổng hợp đƣợc vận dụng trong quá trình
triển khai các chƣơng mục cũng đƣợc sử dụng nhƣ là các thao tác bổ trợ.
4.2. Phương pháp so sánh, đối chiếu
Phƣơng pháp này giúp ngƣời viết khẳng định, lý giải các yếu tố, các
phƣơng diện của đặc điểm nghệ thuật thơ Nguyễn Quang Thiều; đồng thời


7

qua việc đối chiếu, so sánh với các tác giả khác để nhận định rõ hơn bản sắc
riêng, phong cách riêng, thi pháp riêng của thơ Nguyễn Quang Thiều.
4.3. Ngoài ra, còn vận dụng lý thuyết thi pháp học và phân tâm học
Việc vận dụng này nhằm góp phần nghiên cứu chỉnh thể tác phẩm và
nghiên cứu các biểu tƣợng đặc trƣng của thơ Nguyễn Quang Thiều đƣợc
thuyết phục, thông qua tần suất của các yếu tố nghệ thuật đặc sắc, các cổ mẫu,
biểu tƣợng đặc trƣng.
5. Đóng góp của luận văn
Luận văn cung cấp cho ngƣời đọc một cái nhìn khá toàn diện và khoa

học về những đặc điểm nổi bật trong thế giới nghệ thuật thơ Nguyễn Quang
Thiều, từ đó nhận diện phong cách và vị trí của nhà thơ trong nền văn học
hiện đại Việt Nam.
Luận văn gợi mở thêm cho ngƣời đọc một cách nhìn về thơ Nguyễn
Quang Thiều trong dòng chảy thơ đổi mới, cách tân sau năm 1975; đồng thời
ghi nhận đóng góp của ông trong quá trình làm phong phú thơ Việt Nam hiện
đại và đƣơng đại.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Luận văn đƣợc
chia làm ba chƣơng:
Chƣơng 1. Nguyễn Quang Thiều - Hành trình sáng tạo và khuynh
hƣớng tƣ duy thơ
Chƣơng 2. Thế giới hình tƣợng và biểu tƣợng trong thơ Nguyễn Quang
Thiều
Chƣơng 3. Phƣơng thức thể hiện thế giới nghệ thuật thơ Nguyễn Quang
Thiều


8

CHƢƠNG 1
NGUYỄN QUANG THIỀU - HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO
VÀ KHUYNH HƢỚNG TƢ DUY THƠ
1.1. NGUYỄN QUANG THIỀU - CUỘC SỐNG VÀ HÀNH TRÌNH
SÁNG TẠO
1.1.1. Cuộc sống
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều tuổi Đinh Dậu, sinh ngày 13 tháng 02
năm 1957 tại làng Chùa, xã Sơn Công, huyện Ứng Hoà, tỉnh Hà Tây, nay
thuộc Hà Nội; hiện sống tại thành phố Hà Đông, Hà Nội. Ông học tập và tốt
nghiệp Đại học ở Cuba. Về nƣớc, Nguyễn Quang Thiều từng làm việc tại

Tuần báo Văn Nghệ, Tuần Việt Nam (tuanvietnam.vn) thuộc báo điện tử
Vietnamnet.vn. Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hội viên Hội Nhà báo
Việt Nam. Ông hiện là Uỷ viên Hội đồng Thơ và là Phó Chủ tịch Hội Nhà
văn Việt Nam khoá VIII, Phó Tổng Thƣ ký thứ nhất Hội Nhà văn Á - Phi.
Bắt đầu viết văn từ năm 1983, Nguyễn Quang Thiều là cây bút đa năng
và sung sức, xuất hiện thƣờng xuyên trên văn đàn, báo chí. Ông nhanh chóng
nổi lên nhƣ một nhà thơ trẻ cách tân hàng đầu thuộc thế hệ mình với những
tác phẩm có giọng điệu mới mẻ cũng nhƣ sự mở rộng biên độ câu thơ, bài
thơ. Bên cạnh thơ, Nguyễn Quang Thiều cũng ghi dấu ấn về văn xuôi, tiểu
luận, dịch thuật và góp phần quan trọng vào việc quảng bá văn học Việt Nam
ra thế giới. Những hiệu quả nghệ thuật của Nguyễn Quang Thiều, thông qua
dƣ luận tiếp nhận của độc giả, đã cho thấy ông là nhà thơ có nhiều tìm tòi,
trăn trở từ chính cuộc sống và khát khao sáng tạo của mình trên vốn sống thực
từ quê hƣơng làng Chùa chôn nhau cắt rốn của ông và rộng hơn từ các vùng
quê, các quốc gia mà ông có dịp tìm hiểu, tiếp xúc và ám ảnh. Từ hành trình
cuộc sống - hiện thực thứ nhất - đã tạo thành hành trình nghệ thuật - hiện thực


9

thứ hai - trong thơ ông đa dạng, hấp dẫn, lấp lánh lời giải đáp về những hằng
cửu của cuộc sống và con ngƣời. Tất cả đã làm nên phong cách riêng đặc sắc
Nguyễn Quang Thiều. Thơ Nguyễn Quang Thiều là một hiện tƣợng đáng
nghiên cứu trong nền thơ hiện đại Việt Nam.
1.1.2. Hành trình sáng tạo
Nguyễn Quang Thiều là nghệ sỹ đa tài. Ông viết và sáng tác nhiều thể
loại với nhiều bút pháp, nhiều kiểu tƣ duy. Cho đến nay, ông đã có 10 tập thơ,
15 tập văn xuôi và 05 tác phẩm dịch.
Ngoài ra, Nguyễn Quang Thiều còn viết kịch bản sân khấu, kịch bản
điện ảnh và và hơn 500 bài báo, bút ký, ghi chép, tiểu luận… với các bút danh

nhƣ Trực Ngôn, Vƣơng Thảo, Hạnh Nguyên, Hoàng Lê…
Thơ và truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều đã đƣợc in thành sách và
đƣợc giới thiệu trên các tạp chí và báo ở các nƣớc nhƣ Mỹ, Pháp, Úc, Ireland,
Nhật, Hàn Quốc, Venezuela, Colombia, Na Uy, Thụy Điển, Malaysia, Thái
Lan…
Với những thành tựu đa dạng và liên tục nhƣ vậy, Nguyễn Quang
Thiều đã nhận đƣợc những giải thƣởng cao quý:
- Giải thƣởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1993 cho tập thơ Sự mất ngủ
của lửa.
- Giải thƣởng Final năm 1998 cho tập thơ The Women Carry River
Water của The National Literary Translators Association of America.
Riêng lĩnh vực thi ca, có thể khái quát thành tựu thơ Nguyễn Quang
Thiều thành những nhóm nội dung chủ yếu sau:
a. Hồi ức về tình yêu, tuổi trẻ và chiến tranh
Ngôi nhà mười bảy tuổi là tập thơ đầu tay của Nguyễn Quang Thiều,
gồm hầu hết những bài thơ đƣợc sáng tác vào thập niên 80 của thế kỷ XX.
Nhƣ một quy luật tất yếu, sau những vần thơ lửa, văn học bắt đầu trở lại với


10

đề tài thế sự, quay trở về với cái tôi hƣớng nội, đi sâu hơn vào cuộc sống đời
thƣờng với nhu cầu phát huy, thể hiện cảm xúc, tình cảm của những cá thể.
Đặc biệt là nhu cầu nhìn nhận lại chiến tranh với những diện mạo đích thực
của nó. Không còn âm hƣởng hào hùng của những tiếng kèn xung trận, không
còn dựng lên một “dáng đứng Việt Nam tạc vào thể kỷ” (Lê Anh Xuân), văn
học giai đoạn này chủ yếu đi sâu vào mặt trái của chiến tranh với tất cả sự
khốc liệt vốn có, với những mất mát, đau thƣơng của một dân tộc qua gần một
phần ba thế kỷ đạn bom; với sự lạc lõng của những con ngƣời từng cầm súng
sống chết bên những chiến hào trong cuộc sống đời thƣờng và những ký ức

hãi hùng luôn đeo đẳng họ trong từng giấc ngủ.
Sinh ra và lớn lên trong cuộc bão lửa thứ hai của dân tộc (kháng chiến
chống Mỹ), không trực tiếp cầm súng đứng trên chiến hào, nhƣng hít thở và
ám ảnh bầu không khí đẫm mùi thuốc súng và trực tiếp chứng kiến những mất
mát, đau thƣơng xung quanh ngƣời thân và quê hƣơng mình từ thuở sơ sinh
cho đến lúc trƣởng thành, nên chiến tranh hiện lên trong sáng tác đầu tay của
Nguyễn Quang Thiều với đầy đủ tính chất và chiều kích của nó. Đó là một
đêm trên sân ga với dòng ngƣời sơ tán buồn rầu, u uất trong tiếng đàn nhị và
hoảng hốt, lo sợ qua từng luồng âm thanh đạn bom (Đêm sân ga). Đó là một
phố Khâm Thiên bị bom thù cày xéo (Nhớ những em bé Khâm Thiên); là sự
tuyệt vọng đớn đau của những ngƣời mẹ mong con rồi khóc con trên từng tấm
đá (Trong chiều nghĩa trang). Đó là sự mòn mỏi chờ chồng của ngƣời vợ ở
chốn hậu phƣơng tự đánh lừa nỗi đau bằng niềm hạnh phúc (Người hàng xóm
goá chồng đan áo), để rồi gắng gƣợng vƣợt lên nỗi đau mà sống còn (Thao
thức một dòng sông)…
Song song với những bài thơ viết về chiến tranh, những khúc du ca trữ
tình cũng là một phần chính yếu trong tập thơ này và nhiều bài đƣợc ông lựa
chọn in lại trong tuyển tập thơ Châu thổ.


11

Đó là cái tôi trữ tình công dân lặng lẽ, thẳm sâu, một tình yêu quê
hƣơng thống thiết khi nghe tiếng kêu của con chim cuốc: “Hỡi con chim kêu
suốt cả mùa hè - Kêu buồn rầu dưới những bờ tre - Kêu khắc khoải miên man
bên đầm cỏ lác - Tuổi lên mười ta nghe mà nhớ mẹ”. Để rồi, những lan tỏa
trong tâm hồn nhà thơ là những gì thân thuộc mà day dứt nhất lại hiện ra
thành những vết loang ký ức: “Hoàng hôn hè sụp tối chân đê - Mẹ đi làm
chiều nào về cũng muộn - Muỗi bay như cát ném ngõ ta chờ - Tuổi hai mươi
ta nghe không ngủ được - Lặng lẽ ra sân đứng ngắm trăng mờ”. Và cuối cùng

là ngoái đầu nhìn lại từ trong thẳm sâu ký ức của chính mình để tự buốt tê,
day dứt.
Ba mươi tuổi ngồi một mình im lặng
Tiếng chim kêu dứt thịt dứt da
Chim ơi chim, sao không oà lên khóc
Một lần thôi cho vợi bớt đau buồn
Nấc chi mãi rách xơ từng lá phổi
Kêu chi hoài rút hết một đời chim
Bây giờ ta qua tuổi ba mươi
Không còn nghe từ bờ tre gầy rạc
Không còn nghe từ xác xơ cỏ lác
Ta đi về đường quê cỏ nát
Ngực ta gầy, rạc mãi tiếng quê hương
(Nghe tiếng con chim cuốc)
Đó là những kỷ niệm ấu thơ, những ƣớc ao về phút giây bé dại, hồn
nhiên bên ngƣời mẹ hiền: “Sao mẹ không gọi về cho con - Những con thuyền
thuở trước - Những con thuyền lần ra cửa biển - Mưa rất dài ướt hết cả dòng
sông - Con ốm đau ngồi ho bên cửa - Những con thuyền ốm đau nằm đâu”.
Hình ảnh mẹ lại hiện ra với những liên hệ gần gũi, thân quen, gọi về những


12

hình ảnh thú vị, nhƣng da diết: “Mẹ ơi mang áo con thả vào bến nước - Cho
những con thuyền bớt rét, bớt ho - Con không áo nhưng con có mẹ - Những
con thuyền ngủ trên nước lênh đênh - Những con thuyền sinh ra từ rừng sâu Mang hình lá đổ về biển cả - Cánh buồm nâu như những bàn tay nhỏ - Vẫy
con…vẫy con về với biển”. Và rồi, còn lại nỗi buồn hoài niệm trong tâm hồn
nhà thơ lặng lẽ mà xa xót.
Chiều nay con ngồi ho bên cửa
Bao sợi mưa đứt hết cuối trời

Con chờ đợi nỗi niềm già như cát
Lặng lẽ suốt đời cởi áo thả vào sông
(Những con thuyền sông Đáy)
Đặc biệt, trong những khúc du ca trữ tình này là những bài viết về tình
yêu - một đề tài muôn thuở của thi ca.
Nhƣ bao thi nhân khác, khi vừa mới đặt chân vào con đƣờng thi ca,
Nguyễn Quang Thiều cũng viết khá nhiều về tình yêu. Nhƣng vƣợt lên những
bồng bột của tuổi mới lớn, những đắm say rạo rực khi mới nếm trải lần đầu,
tình yêu trong thơ Nguyễn Quang Thiều vẫn có sự hồn nhiên, trong trẻo, ý
nhị, xuyến xao (Đêm gần sáng).
Nhìn chung, mặc dù đã có những chiêm nghiệm ban đầu về cuộc sống
nhƣng tập thơ Ngôi nhà mười bảy tuổi chỉ có tác dụng giới thiệu hơn là định
hình một tên tuổi. Rất nhiều nhà nghiên cứu nhận xét rằng ở tập thơ này,
Nguyễn Quang Thiều vẫn còn yêu thích những hình ảnh bóng bẩy và những
câu thơ êm ái, kiểu nhƣ: “Bây giờ đang cuối mùa đông - Làng bao cô gái lấy
chồng đi xa - Chút chiều hoe nắng ngõ nhà - Tôi đi, tôi đứng để mà vu vơ Bây giờ lấm tấm lộc mơ - Lưa thưa lộc khế, lơ thơ lộc đào - Tình tôi có chút
lộc nào - Nẩy xanh qua tiếng thét gào bão mưa - Bây giờ cải đã thành dưa Làng bao cô gái cũng vừa lớn lên - Ra đường gặp tiếng xưng em - Đêm về tôi


13

với ngọn đèn nhìn nhau”. Tháng năm xa vợi, còn lại đây trong trong nuối tiếc
tình yêu tuổi thơ không thành hiện thực.
Thế rồi ngày tháng qua mau
Lại nghe pháo nổ ở sau ngõ mình
Chồng em có ở xóm đình
Để tôi tránh lối rập rình đón dâu
Bây giờ chưa biếc ngàn dâu
Cho con tằm nhả tơ màu nắng sông
Thế rồi lại đến cuối đông

Làng bao cô gái lấy chồng… còn tôi
(Bây giờ đang cuối mùa đông)
Đây là một tập thơ hay về mặt hình thức nhƣng vẫn chƣa có một phong
cách riêng, một âm hƣởng riêng. Bƣớc chuyển đổi thi pháp thật sự quan trọng
đƣợc đánh dấu bởi sự ra đời của tập thơ thứ hai Sự mất ngủ của lửa (1992). Ở
tập thơ này, Nguyễn Quang Thiều mới có dịp chứng tỏ hết tài năng của mình.
Tập thơ đạt Giải thƣởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1993.
b. Nỗi niềm hoài cổ những giá trị văn hoá truyền thống
Hai tập thơ Sự mất ngủ của lửa (1992) và Những người đàn bà gánh
nước sông (1995) là sự truy nguyên và tái hiện giá trị văn hóa trong tiềm thức
và văn hóa chốn làng quê.
Việc dùng hình ảnh Những người đàn bà gánh nước sông để đặt tên
cho một tập thơ đã chứng tỏ sự định hình về phƣơng diện nội dung của
Nguyễn Quang Thiều trong suốt quá trình sáng tác tập thơ này, đó là hoài
niệm về những giá trị văn hóa xa xƣa.
Tiềm thức văn hóa dân tộc còn đƣợc gợi lên qua việc tác giả sử dụng
hình ảnh “ngọn lửa thiêng”:


14

Ngọn lửa thiêng triệu triệu năm
Sẽ tự mình thức dậy
Nấu một nồi cơm nếp hoa vàng
Đơm lặng lẽ vào mo cau cổ tích
(Con bống đen đẻ trứng)
Đây là ngọn lửa của truyền thống văn hóa đƣợc hun đúc và gìn giữ từ
ngàn đời. Nó không bao giờ tắt, dẫu ngủ vùi qua một giấc dài nhƣng sẽ tự
mình thức dậy để lại tiếp tục thắp lên những truyền thống, thắp lên những
khát khao, hy vọng và tiếp tục soi sáng, chắp bƣớc cho những ƣớc mơ nguyên

sơ nhƣ câu chuyện cổ tích. Nó còn là niềm tự hào về truyền thống chống giặc
của nhân dân ta suốt mấy ngàn năm dựng nƣớc.
Ngoài mô thức văn hóa mang tính chất phổ quát, những nét văn hóa
làng quê cũng đƣợc tái hiện lại một cách sống động qua lăng kính hiện đại.
Đó là văn hóa Việt Nam đƣợc nhìn nhận dƣới góc độ của một ngƣời có ảnh
hƣởng của phƣơng Tây.
Đám tang ở vùng quê, một hoạt động mang đậm dấu ấn truyền thống
văn hóa, đƣợc tác giả tái hiện lại qua cái nhìn của một đứa trẻ thơ:
Cỗ xe tang trôi mãi vào cơn mê
Những con rồng gỗ vảy vàng bay lên trong tiếng kèn, tiếng trống
(Âm nhạc)
Vẫn tái hiện đƣợc nét phong tục, vẫn đầy đủ những nghi lễ, vật dụng
cần thiết nhƣng mang âm hƣởng nhẹ nhàng, ngây thơ chứ không trang
nghiêm, trầm mặc. “Những con rồng gỗ vảy vàng” đã không còn nằm im lìm
trên chiếc xe tang mà trở nên sống động, linh hoạt cùng “tiếng kèn, tiếng
trống”. Đây không còn giống một đám tang mà nhƣ một đám rƣớc hội làng.
Tác giả đã cố tình đƣa nó thoát khỏi cái không khí u ám, tang thƣơng thƣờng
thấy.


15

Nguyễn Quang Thiều rất tự hào về mảnh đất làng Chùa của mình, ông
thƣờng kể về nó một cách say sƣa. Mỗi cử chỉ, mỗi hành động, mỗi phong
trào văn hóa đẹp của ngƣời dân nơi đây đều đƣợc ông trân trọng và cố công
lƣu giữ. Trong mạch chung của truyền thống dân tộc, ông đã tế nhị lồng
khung vào đó niềm tự hào về truyền thống quê hƣơng mình, thậm chí còn có
cả gia đình mình:
Tôi hát bài hát về cố hương tôi
Trong ánh sáng đèn dầu

Ngọn đèn đó ông bà tôi để lại
Đẹp và buồn hơn tất cả những ngọn đèn
(Bài hát về cố hƣơng)
Ánh sáng của ngọn đèn nhỏ bé, thân thuộc, yếu ớt nhƣng đã đem lại
niềm tin và hy vọng cho biết bao nhiêu ngƣời. Đó là lời dạy của bà, lời ru của
mẹ, là những bài học làm ngƣời của ông, là những nét văn hóa đặc sắc của
mảnh đất mà ông sinh ra… Đó là đạo đức truyền thống của gia đình cần có sự
giữ gìn, chăm chút của các thế hệ con cháu, là bản sắc văn hóa đặc thù cần
đƣợc bảo vệ của những ngƣời từng sinh ra và lớn lên trên mảnh đất này để
ngọn đèn ấy tiếp tục cháy sáng và mang lại hơi ấm đặc thù.
Song song với niềm tự hào là nỗi niềm đau đáu hoài cổ khi những nét
đẹp truyền thống đang dần mất đi. Cố níu giữ nhƣng ông cũng cảm nhận đƣợc
sự tàn phai bởi quá trình đô thị hóa:“Hãy mang tôi về xa nữa... - Trong bóng
tối ngấm men chảy ướt cánh đồng - Tôi là con chim sinh đầu hoàng hôn, cuối
bình minh chưa biết hót - Cặp mỏ tấy sưng mổ những thì thầm - Tôi bay qua
những cánh đồng mùa xuân còn ái ngại - Qua những ngôi sao đã mở mắt
nhưng lưỡi thì chưa mọc - Tôi gặp dơi của bình minh, sơn ca của bóng tối Những ngôi mộ tổ tiên hắt sáng gọi tôi về - Tôi khép đôi cánh xác xơ trước
ngày cúng giỗ - Ngắm những dòng sông sáp nến chảy chan hoà - Tổ tiên giơ


16

lên trời xanh chứng minh thư bằng đá - Cổ xưa hoang hoang trên mỗi cánh
chuồn chuồn”. Ông liên tƣởng và nghĩ về tổ tiên trong hoài niệm cụ thể mà
mình từng trải nghiệm.
Tổ tiên tôi thức quá lâu, tôi lại ngủ quá lâu
Trong trầm vọng kèn hơi những họng người đã rách
Bầy lúa nước vừa mang thai vừa than thở
Với lũ cá rô đồng đang khao khát mọc chân
Tôi là con chim thay lông muộn và đang tập giọng bằng

cặp mỏ mềm còn ứ đầy máu loãng
Trong niềm rời rạc hân hoan của nhịp trống chân trời
Đợi bài ca sinh ra từ những hạt cơm vương trong chân cỏ dại
Từ quả trứng buồn vừa bóc vỏ thời gian.
(Bài hát)
Vì vậy, ông tình nguyện trở thành một sứ giả để canh giữ cho những
giá trị ấy dù phải đánh đổi cả một kiếp ngƣời:
Tôi hát, tôi hát bài ca về cố hương tôi
Trong những chiếc tiểu sành đang xếp bên lò gốm
Một mai đây tôi sẽ nằm trong đó
Kiếp này tôi là người
Kiếp sau phải là vật
Tôi xin ở kiếp sau làm một con chó nhỏ
Để canh giữ nỗi buồn – báu vật cố hương tôi.
(Bài hát về cố hƣơng)
c. Nỗi âu lo và tiếng kêu cứu bảo vệ giá trị truyền thống văn hóa
Cuộc sống thời hậu chiến với bao nhiêu sự thay đổi về cấu trúc và quan
hệ đã làm thay đổi hằng số tính cách và tâm lý của con ngƣời. Từ đó, kéo theo
những thay đổi và phân hóa trong nhận thức và hành động của mỗi chủ thể


17

hiện sinh. Bên cạnh những biểu hiện tốt đẹp, hợp quy luật của con ngƣời
trƣớc cuộc sống mƣu sinh và khát vọng sống, lại xuất hiện những rạn vỡ và so
le, bất cập của một bộ phận nhân dân. Ở đó, cái xấu và sự lãng quên truyền
thống văn hóa quá khứ có nguy cơ xuất hiện và ảnh hƣởng đến môi trƣờng
sống. Từ những cảm nhận day dứt đó, Nhịp điệu châu thổ mới của Nguyễn
Quang Thiều xuất hiện. Đấy đƣợc xem là tiếng than khóc cho sự đổ vỡ sâu
sắc đời sống văn hóa tâm linh của thời kỳ đô thị hóa. Những gì đã từng đƣợc

ngƣỡng vọng và tôn sùng một thời, giờ đang tiến dần đến “bên miệng huyệt
sâu” của sự nhạt nhòa, quên lãng :
Tất cả những gì còn lại giờ nghiêm trang trong nghi lễ của mình
Tôi ôm chặt cây kèn đứng sau rèm sáng
Xa xăm trên cánh đồng, những nhạc công tóc bạc
Thèm được chơi lần cuối cùng bên miệng huyệt sâu.
(Hồi tƣởng tháng Tƣ)
Trong xã hội tiêu dùng, khi vật chất đang nắm giữ vị thế tối ƣu và trở
thành nhu cầu tối thƣợng thì nó nghiễm nhiên trở thành thƣớc đo của mọi thứ,
cả tích cực và tiêu cực. Khi ấy, con ngƣời dƣờng nhƣ thờ ơ với các giá trị văn
hóa, thậm chí còn cố tình xâm hại nó vì lợi ích của cá nhân mình. “Con rồng
gỗ vảy vàng” hôm nào giờ đang ngập ngụa trong trùng trùng nguy hiểm:
Trong thống thiết, đắm mê, rền vang của trống, kèn và nhị
Chiếc quan tài dâng lên mãi, dâng lên... đám mây ngũ sắc
Lửa nếu reo cùng gió, những lá cờ của bản chất ánh sáng
Dâng cao mãi, dâng cao... con thuyền rồng trong hải lưu không
gian cuồn cuộn
Những hồ nước mắt dâng đầy, những dòng sông nước mắt
giàn giụa, không bờ bến
(Nhịp điệu châu thổ mới)


18

Nguyễn Quang Thiều nhìn thấy từ trong sâu thẳm những tiếng mọt đều
đều trong đêm nhƣ tiếng thời gian tàn nhẫn cắn nát vào từng tế bào sự sống
với hàm răng tàn nhẫn và chiếc lƣỡi mềm độc địa đang cứng dần lên. Đó là
thực tế của sự va chạm của đời sống hiện đại.
Những con mọt mang hai hàm răng giả
Cắn nát từng miền sách thánh mốc da

Những phòng máy lạnh
Làm cứng đông từng khúc lưỡi mềm
(Con bống đen đẻ trứng)
Thế giới hiện thực và quan hệ ngƣời, hình nhƣ đang chuyển động theo
chiều hƣớng riêng với vô vàn hiện hữu đang từng giờ, từng ngày thay đổi. Và
khi con ngƣời nhận ra thì mọi vật và mọi quan hệ đã trở thành những đổ vỡ,
không có cứu cánh.
Nhận ra cơn mơ của mình đang đi trên con đường đơn độc
Nhận ra cuốn sách trên tay bị đánh tráo bằng cuốn sách khác
Nhận ra một lớp học thầy và trò từ lâu rồi đã chết
Viên phấn kẹp giữa hai ngón tay thầy giáo già đã phủ đầy rêu
Nhận ra dọc dãy ghế treo lên những gương mặt bất động
Nhận ra có một người cầm một cây nến trắng
Đi trong thế giới của thì thầm và của mắt ngước lên
(Bài ca những con chim đêm)
Những chuẩn mực đạo đức một thời đã thay đổi và đƣợc ngụy trang
dƣới nhiều hình thức, không dễ gì ngƣời đời có thể lập tức nhận ra. Tín
ngƣỡng và những phong tục, tập quán tốt đẹp không còn là vùng thiêng
nƣơng náu tâm hồn để đƣợc an bình và thánh thiện, mà giờ đây, chúng cũng
bị hoài nghi và xa lánh.


19

Nguyễn Quang Thiều nhận diện và khai thác trong tính đối lập của
những hiện tƣợng, sự vật để triết lý và nhận diện bản chất vấn đề; từ đó, kêu
gọi con ngƣời hãy vì những giá trị hằng cửu tốt đẹp: “Căn phòng mịt mù khói
thuốc - Giống những đám bụi đấu trường - Và tiếng chúng ta gào thét - Bi
thương và hèn yếu làm sao”. Sự đánh lừa nhau và tự đánh lừa đã làm cho một
bộ phận chủ thể hiện sinh trở thành vô nghĩa, phi lý.

Chúng ta rót rượu tràn chén mà không hề biết
Và chúng ta không hề biết
Sự lừa dối rót đầy chúng ta.
Và lúc đó có người đứng dậy
Đi vào bóng tối
quay nhìn lại
Thấy mình mẩy chúng ta cắm đầy giáo
Phóng tới từ một đấu trường khác.
(Bức thƣ đề ngày 25 tháng 12)
Có thể nói, với hành trình châu thổ mới, Nguyễn Quang Thiều đã suy
tƣ trên vốn sống cá nhân và chất liệu quê hƣơng mình, dân tộc mình; từ đó,
ông quay về miền tâm linh, ký ức để đồng hiện, yêu thƣơng và tiếc nuối, mà
cũng là để kêu cứu, bảo vệ “nỗi buồn báu vật cố hƣơng tôi”.
Hơn ba mƣơi năm miệt mài với sự nghiệp cầm bút, từ những thử
nghiệm ban đầu đến việc chuyển đổi thi pháp và khẳng định đƣợc bản thân,
Nguyễn Quang Thiều đã gần nhƣ gây dựng đƣợc một bảo tàng nghệ thuật độc
đáo cho riêng mình. Một hành trình thơ chƣa kết thúc, nhƣng đã dự cảm đồng
hiện những tín hiệu nghệ thuật mới cho tƣơng lai. Đó chính là khát vọng và
niềm tin vào những gì tốt đẹp mà thi ca có thể mang lại cho con ngƣời và cho
chính thi ca.


20

1.2. QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT CỦA NGUYỄN QUANG THIỀU
1.2.1. Quan niệm về nhà thơ
Mỗi nhà thơ chân chính, trong quá trình sáng tạo, họ đều hình thành
cho mình một quan niệm nghệ thuật sáng rõ, dĩ nhiên là có phá và thay, có
phủ định và phát triển cho phù hợp với từng chặng hành trình, từng nhu cầu
của chủ thể tiếp nhận và chính nhu cầu của chủ thể sáng tạo cũng nhƣ nhu cầu

của chính bản thân thi ca. Nguyễn Quang Thiều là nhà thơ luôn có ý thức về
thiên chức của nhà thơ và vai trò của thi ca - với tƣ cách là một hình thái ý
thức xã hội và ý thức thẩm mỹ đặc thù. Do vậy, ông luôn lập ngôn và lập tứ
một cách có ý thức. Trong nhiều bài viết và bài trả lời phỏng vấn, ông luôn có
những quan niệm cụ thể về nghề, về chức năng của thi sĩ và thi ca một cách
linh hoạt.
“Năm 1990, tôi xuất bản tập thơ đầu tay Ngôi nhà mười bảy tuổi. Khi
tập thơ này in ra, tôi nhận thấy gƣơng mặt tôi chập chờn giữa một số gƣơng
mặt của các nhà thơ thế hệ trƣớc. Sự ảnh hƣởng ai hoặc những ai đó không dễ
tránh đối với những nhà thơ trẻ. Lúc đó tôi tự hỏi: sao tôi không phải là chính
mình? Và tôi bắt đầu viết những gì của chính tôi cho dù TÔI ấy đầy kiếm
khuyết và nhiều bóng tối. Đó là nguyên nhân dẫn đến những bài thơ trong tập
Sự mất ngủ của lửa xuất bản năm 1992. Năm 1993, tập thơ này đƣợc Giải
thƣởng Hội Nhà văn Việt Nam, nhƣng đồng thời nó cũng bị một số nhà thơ,
nhà phê bình “đánh” tơi tả. Tôi không có ý kiến gì. Tôi im lặng từ đó đến giờ.
Vì việc của tôi là viết những gì là chính tôi. Đấy là việc của tôi chứ không
phải là việc của ngƣời khác” [61]. Đấy cũng chính là niềm tin và thái độ điềm
tĩnh của ông để tự lựa chọn con đƣờng sáng tạo riêng.
Nhà thơ chính là ngƣời luôn mơ mộng và luôn đổi mới. Đó là bản
mệnh và khát khao chính đáng của họ, đặc biệt là những nhà thơ có tài.
Nguyễn Quang Thiều muốn mỗi bài thơ, tập thơ của mình phải thực sự để lại


21

dấu ấn mơ ƣớc và sáng tạo nghệ thuật của chính mình: “Hãy sống, hãy mơ
ƣớc và sáng tạo không ngừng nghỉ trong im lặng nếu không có lý do để than
thở. Khi nhà văn sống đến từng nào thì họ sẽ viết đến từng đó” [61].
Nguyễn Quang Thiều muốn thơ phải có sức ám ảnh, làm lay động lòng
ngƣời. Và đặc biệt là nhà thơ phải giàu vốn sống để tạo ra những liên tƣởng

và tƣởng tƣợng bất ngờ. Nếu không thì nên chuyển sang các lĩnh vực khác. Vì
vậy, “Điều quan trọng nhất của thơ là tạo ra sự ám ảnh và điều tệ hại nhất là
thiếu trí tƣởng tƣợng”. Có khi những ám ảnh và ấn tƣợng thi ca, đối với ông,
chúng xuất phát từ những ngƣời thân yêu và quê hƣơng ân nghĩa quanh đời.
Đó là ngƣời bà bất hạnh, ngƣời đánh thức những vô thức tuổi trẻ trong ông,
để giờ nó bật lên thành tiếng nói thi ca, thành tâm thức sáng tạo nhƣ ông đã
thú nhận trong Thay lời tựa của tuyển tập Châu thổ: “Những câu chuyện đƣợc
bà tôi kể liên miên trên giƣờng bệnh trong suốt bốn năm lại không chỉ kể về
bà tôi mà còn kể về những câu chuyện ám ảnh và trực tiếp hoặc gián tiếp liên
quan đến đời sống tinh thần của ngƣời. Bà tôi không hề có ý mù mờ hoá quá
khứ của mình. Ngƣợc lại, bà tôi đã dựng lên một cách sống động nhất lịch sử
của mình. Hiện thực này, theo tôi, nó giống nhƣ hiện thực của một bài thơ.
(...) Có một lần tôi đã nói rằng, bà tôi - một nông dân không biết chữ là nhà văn đầu tiên và vĩ đại của tuổi thơ tôi. (...) Và qua chính giọng nói ấy
của bà tôi, tôi đã lƣu giữ trọn vẹn những gì đã qua đời sống này ở làng quê
của tôi. Một đời sống mà chẳng bao giờ mất đi nhƣ ta tƣởng. Một đời sống
làm chúng ta hình dung đầy đủ hơn về vũ trụ. Một đời sống đã hoá giải dục
vọng của chúng ta. Nó đôi lúc mang đến cho tôi một cảm giác nếu tôi chém
vào không gian một nhát dao thì ở đó một cái cây trong suốt bị đổ gục, một
ngón tay trong suốt bị đứt lìa... Và kỳ diệu hơn, là trong thế giới trong suốt,
hay trong cõi hƣ vô làm ta có thể chết vì khiếp sợ lại hiện lên một phong cảnh
đầy đủ nhất. Phong cảnh ấy, đối với tôi, nó là một cõi. Cái cõi ta vừa làm đầy


×