Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Thế giới nghệ thuật trong tập truyện ngắn ngôi nhà bên triền sông của nguyễn hồng thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (618.16 KB, 66 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGƢ̃ VĂN
**********

KHỔNG THỊ HẠNH

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG TẬP
TRUYỆN NGẮN “NGÔI NHÀ BÊN
TRIỀN SÔNG” CỦA NGUYỄN HỒNG THÁI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lí luận văn học

HÀ NỘI - 2015


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGƢ̃ VĂN
**********

KHỔNG THỊ HẠNH

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG TẬP
TRUYỆN NGẮN “NGÔI NHÀ BÊN
TRIỀN SÔNG” CỦA NGUYỄN HỒNG THÁI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lí luận văn học

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN THỊ KIỀU ANH


HÀ NỘI - 2015


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài khóa luận tốt nghiệp
ngành Cử nhân Văn học, tôi đã nhận đƣợc nhiều sự giúp đỡ quý báu từ phía thầy
cô, bạn bè, ngƣời thân.
Với tấm lòng chân thành và sự biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin đƣợc gửi lời
cảm ơn đặc biệt tới TS. Nguyễn Thị Kiều Anh đã tạo điều kiện giúp đỡ, hƣớng
dẫn tôi ngay từ những bƣớc đi đầu tiên trên con đƣờng đến với khoa học.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong khoa Ngữ
Văn trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những
kiến thức trong suốt bốn năm học làm nền tảng và tạo điều kiện cho tôi thực hiện
khóa luận này.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn những ngƣời thân trong gia đình, bạn bè
đã động viên khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu của mình.
Mặc dù đã cố gắng nỗ lực hết sức mình song chắc chắn luận văn không
khỏi còn nhiều thiếu sót. Tôi rất mong nhận đƣợc sự thông cảm và chỉ bảo tận
tình của quý thầy cô và các bạn.
Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2015
Sinh viên thực hiện
Khổng Thị Hạnh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi đƣợc thực
hiện dƣới sự hƣớng dẫn của TS Nguyễn Thị kiều Anh. Các số liệu, kết quả nêu
trong khóa luận là trung thực và chƣa đƣợc công bố ở bất kỳ công trình khoa học
nào khác.
Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2015

Sinh viên thực hiện
Khổng Thị Hạnh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề .................................................................................................... 1
3. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................... 2
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3
5. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................... 3
6. Những đóng góp mới của luận văn .................................................................... 4
7. Cấu trúc luận văn................................................................................................ 4
CHƢƠNG 1. THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TẬP TRUYÊN NGẮN NGÔI
NHÀ BÊN TRIỀN SÔNG CỦA NGUYỄN HỒNG THÁI .................................. 5
1.1. Quan niệm về nhân vật .................................................................................... 5
1.2. Quan niệm về thế giới nhân vật ...................................................................... 7
1.3. Các kiểu nhân vật trong tập truyện ngắn Ngôi nhà bên triền sông của
Nguyễn Hồng Thái ................................................................................................. 8
1.3.1. Người chiến sĩ công an................................................................................. 8
1.3.2. Nhân vật tội phạm ......................................................................................11
1.3.3. Nhân vật dân thường ..................................................................................13
1.3.4. Nhân vật trẻ thơ..........................................................................................16
1.4. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tập truyện ngắn Ngôi nhà bên triền
sông của Nguyễn Hồng Thái................................................................................18
1.4.1. Nhân vật được đặt vào tinh huống có vấn đề.............................................19
1.4.2. Xây dựng nhân vật qua miêu tả ngoại hình ...............................................23
1.4.3. Xây dựng nhân vật qua miêu tả hành động ...............................................25
1.4.4. Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua miêu tả nội tâm ..................................26



CHƢƠNG 2. THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TẬP
TRUYỆN NGẮN NGÔI NHÀ BÊN TRIỀN SÔNG CỦA NGUYỄN HỒNG
THÁI ....................................................................................................................29
2.1. Thời gian nghệ thuật trong tập truyện ngắn Ngôi nhà bên triền sông của
Nguyễn Hồng Thái ...............................................................................................29
2.1.1. Khái niệm về thời gian nghệ thuật .............................................................29
2.1.2. Thời gian nghệ thuật trong tập truyên ngắn Ngôi nhà bên triền sông của
Nguyễn Hồng Thái ...............................................................................................31
2.2. Không gian nghệ thuật trong tập truyên ngắn Ngôi nhà bên triền sông của
Nguyễn Hồng Thái ...............................................................................................38
2.2.1. Khái niệm về không gian nghệ thuật ..........................................................38
2.2.2. Không gian nghệ thuật trong tập truyên ngắn Ngôi nhà bên triền sông
của Nguyễn Hồng Thái.........................................................................................39
CHƢƠNG 3. NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU NGHỆ THUẬT TRONG TẬP
TRUYỆN NGẮN NGÔI NHÀ BÊN TRIỀN SÔNG CỦA NGUYỄN HỒNG
THÁI ....................................................................................................................43
3.1. Ngôn ngữ trong tập truyện ngắn Ngôi nhà bên triền sông của Nguyễn Hồng
Thái.......................................................................................................................43
3.1.1. Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật .................................................................43
3.1.2. Ngôn ngữ nghệ thuật trong tập truyện ngắn Ngôi nhà bên triền sông của
Nguyễn Hồng Thái ...............................................................................................44
3.2.1. Khái niệm giọng điệu nghệ thuật ...............................................................49
3.2.2. Giọng điệu nghệ thuật trong tập truyện ngắn Ngôi nhà bên triền sông của
Nguyễn Hồng Thái ...............................................................................................49
PHẦN KẾT LUẬN ..............................................................................................56
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Nguyễn Hồng Thái là một trong những cây bút tiêu biểu của phong trào
sáng tác văn học trong ngành công an. Sáng tác của ông có nhiều thể loại khác
nhau nhƣ: truyện ngắn, tiểu thuyết, bút ký, thơ, kịch bản phim truyền hình… Ở
thể loại nào nhà văn cũng tỏ rõ tài năng, thế mạnh của mình trong việc khám phá
hiện thực cuộc sống, con ngƣời. Song trong số đó truyện ngắn là thể loại đã giúp
nhà văn gặt hái đƣợc nhiều thành công với những giải thƣởng có uy tín.
Tập truyện ngắn Ngôi nhà bên triền sông (NXB Công an nhân dân, 2010), đã
thu hút đƣợc sự chú ý của bạn đọc bởi những câu chuyện kể thẫm đẫm tình
ngƣời, những tình huống xử lý đầy khéo léo, nhẹ nhàng cùng với những nghệ
thuật xây dựng quen mà lạ. Tuy nhiên, qua khảo sát chúng tôi nhận thấy cho đến
nay vẫn chƣa có một công trình nghiên cứu nào đi sâu nghiên cứu có hệ thống về
truyện ngắn của Nguyễn Hồng Thái. Thực tế đó gợi ý cho chúng tôi lựa chọn đề
tài Thế giới nghệ thuật trong tập truyện ngắn Ngôi nhà bên triền sông của
Nguyễn Hồng Thái. Chúng tôi mong muốn đƣợc đóng góp một phần nhỏ vào sự
đánh giá cho những thành công của nhà văn đối với mảng đề tài “Vì an ninh tổ
quốc và bình yên cuộc sống” nói riêng và văn học Việt Nam hiện đại nói chung.
2. Lịch sử vấn đề
Tập truyện Ngôi nhà bên triền sông của Nguyễn Hồng Thái, gồm 11
truyện ngắn đã in báo, nay đƣợc đƣa vào trong một tập sách thể hiện một ƣu
điểm không phải nhà văn nào cũng gìn giữ đƣợc trong nghiệp viết: tránh đƣợc sự
khập khiễng rời rạc, không dính kết của những cá thể riêng lẻ khi đứng chung
vào một đội ngũ (là bởi rất có thể từng truyện riêng lẻ khi in trên báo, tạp chí thì
đứng đƣợc, nhƣng khi đƣa vào một tập thì lại trở nên luyễnh loãng).
Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy đã có một số ý kiến bàn luận về tập
truyện ngắn Ngôi nhà bên triền sông của Nguyễn Hồng Thái.

1



Bài viết Một tập sách mang đậm tính hướng thiên - Nhân đọc tập truyện
ngắn Ngôi nhà bên triền sông của Nguyễn Hồng Thái- NXB CAND, tác giả Hà
Khái Hƣng (http: //thethao60s.com/index/2999674/25022011.aspx) đã khẳng
định một vài thành công cũng nhƣ sức hút của tập truyện từ phƣơng diện nội
dung lẫn hình thức nghệ thuật.
Trong bài viết Ấn tượng Nguyễn Hồng Thái (in trên báo Nhân dân cuối
tuần ngày 19/4/2012), từ việc phân tích để chỉ ra những thành công của tập
truyện, Nhà phê bình văn học Bùi Việt Thắng đã khẳng định: “Tôi thấy Nguyễn
Hồng Thái trong Ngôi nhà bên triền sông đã thể hiện một bước tiến xa, một sự
chin muồi cả về sáng tạo và nghệ thuật thể hiện so với Đối mặt (2000) và tiểu
thuyết Đất nóng (2005). Cũng là tất nhiên bởi cái khoảng cách thời gian giữa
các tác phẩm, giữa đó nhà văn đã trưởng thành”.
Nhƣ vậy, từ những ý kiến bàn luận trực tiếp về tập truyện Ngôi nhà bên
triền sông của tác giả Nguyễn Hồng Thái có thể nhận thấy tập truyện mới chỉ
đƣợc đề cập ở góc độ nhìn nhận chung, sơ bộ về nội dung cũng nhƣ hình thức chứ
chƣa đƣợc đặt vấn đề nghiên cứu có hệ thống về nghệ thuật.Bởi vậy, đây là một
hƣớng nghiên cứu còn để ngỏ. Trên cơ sở kế thừa, tiếp thu ý kiến của ngƣời đi
trƣớc, trong công trình nghiên cứu của mình chúng tôi sẽ cố gắng tìm hiểu những
đặc sắc về nghệ thuật trong tập truyện ngắn Ngôi nhà bên triền sông của Nguyễn
Hồng Thái. Hy vọng kết quả nghiên cứu sẽ góp một phần nhỏ trong việc khẳng
định những đóng góp của Nguyễn Hồng Thái đối với mảng đề tài “Vì an ninh tổ
quốc và bình yên cuộc sống” nói riêng và văn học Việt Nam hiện đại nói chung.
3. Mục đích nghiên cứu
+ Tìm ra đƣợc những điểm đặc sắc trong thế giới nghệ thuật của Nguyễn
Hồng Thái.
+ Đánh giá đƣợc những đóng góp của ông trong nền văn chƣơng của Việt
Nam và đặc biệt là mảng truyện ngắn viết về đề tài “Vì an ninh tổ quốc và bình
yên cuộc sống”.
2



4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Thế giới nghệ thuật trong tập truyên ngắn Ngôi nhà bên triền sông của
Nguyễn Hồng Thái: Thế giới nhân vật, không gian và thời gian nghệ thuật, ngôn
ngữ và giọng điệu nghệ thuật.
- Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tập truyện ngắn Ngôi nhà triền triền
sông của Nguyễn Hồng Thái. Nhƣng để có cái nhìn tổng thể, trọn vẹn về thế giới
nghệ thuật trong tập truyện ngắn Ngôi nhà bên triền sông của Nguyễn Hồng
Thái, khi phân tích chúng tôi có so sánh với các truyện ngắn khác của một số nhà
văn cùng thời.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Khi tiến hành thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng nhƣng phƣơng pháp
nghiên cứu chủ yếu là: Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp; phƣơng pháp lịch sử;
phƣơng pháp so sánh đối chiếu. Với những phƣơng pháp này, tôi cố gắng tìm
những đặc điểm cơ bản nhất của thế giới nghệ thuật trong tập truyện ngắn Ngôi
nhà bên triền sông của Nguyễn Hồng Thái.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
Để làm rõ đề tài này chúng tôi còn sử dụng phƣơng pháp phân tích tác
phẩm, nhân vật, tình tiết cụ thể. Từ đó khái quát, tổng hợp những đặc điểm nghệ
thuật trong truyên ngắn Ngôi nhà bên triền sông của Nguyễn Hồng Thái.
- Phương pháp lịch sử
Phƣơng pháp lịch sử: Xem xét những đặc trƣng nghệ thuật trong tập
truyện ngắn Ngôi nhà bên triền sông của Nguyễn Hồng Thái trong sự kế thừa
của văn học truyền thống nhƣng cũng có những cách tân độc đáo tạo nên dấu ấn
riêng của Nguyễn Hồng Thái trên văn đàn hôm nay.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
Phƣơng pháp so sánh đối chiếu: Nhằm làm nổi bật những đặc trƣng riêng
trong thế giới nghệ thuật trong tập truyện ngắn Ngôi nhà bên triền sông của

3


Nguyễn Hồng Thái trong sự so sánh với văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới, nhất
là với những cây bút cùng thời và với giai đoạn văn học trƣớc.
6. Những đóng góp mới của khóa luận
Tìm hiểu thế giới nghệ thuật tập truyên ngăn Ngôi nhà bên triền sông của
Nguyễn Hồng Thái trên các phƣơng diện: Thế giới nhân vật, không gian và thời
gian nghệ thuật, ngôn ngữ và giọng điệu nghệ thuật để khẳng định vai trò, vị trí,
tên tuổi, những đóng góp của Nguyễn Hồng Thái đối với văn học Việt Nam, đặc
biệt ở mảng đề tài "Vì an ninh tổ quốc và bình yên cuộc sống".
7. Bố cục của khóa khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và thƣ mục tham khảo, phần nội dung chính
của khóa luận gồm ba chƣơng:
Chƣơng 1: Thế giới nhân vật trong tập truyện ngắn Ngôi nhà bên triền
sông của Nguyễn Hồng Thái.
Chƣơng 2: Thời gian và không gian nghệ thuật trong tập truyện ngăn Ngôi
nhà bên triền sông của Nguyễn Hồng Thái.
Chƣơng 3: Ngôn ngữ và giọng điệu trong tập truyện ngắn Ngôi nhà bên
triền sông của Nguyễn Hồng Thái.

4


CHƢƠNG 1
THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TẬP TRUYÊN NGẮN
NGÔI NHÀ BÊN TRIỀN SÔNG CỦA NGUYỄN HỒNG THÁI
1.1. Quan niệm về nhân vật
Thông thƣờng khi nói đến nhân vật trong tác phẩm văn học ngƣời ta
thƣờng hiểu đó là con ngƣời đƣợc xây dựng bằng các phƣơng tiện của văn học.

Thực ra phạm vi nhân vật rộng hơn. Nhân vật có thể là những con ngƣời đƣợc
miêu tả trong tác phẩm. Đó là những nhân vật nhƣ Thạch Sanh, A.Q, thằng bán
tơ, Chí Phèo, “mụ nào” (gần miền có một mụ nào - Truyện Kiều) hay chỉ qua
một đại từ nhân xƣng nhƣ “tôi” , “chàng”, “thiếp”, “mình”, “ta”. Thậm chí có cả
ma quỷ, thần, tiên nữa. Những đồ vật này trở thành nhân vật khi đƣợc “người
hóa”, nghĩa là cũng mang tâm hồn, tính cách nhƣ con ngƣời. Bởi vậy trong nhiều
trƣờng hợp khái niệm nhân vật đƣợc sử dụng một cách ẩn dụ nhằm chỉ một hiện
tƣợng nổi bật nào đó trong tác phẩm. Chẳng hạn ngƣời ta thƣờng nói đến nhân
dân nhƣ là một nhân vật trung tâm trong Chiến tranh và hòa bình của L.Tôn
xtôi, ca dao là nhân vật chính trong Đất dữ của G.Amađô, “Chiếc quan tài” là
nhân vật trong tác phẩm Chiếc quan tài của Nguyễn Công Hoan…Tô Hoài đã
nhận xét về Chiếc quan tài: “Trong truyện ngắn Chiếc quan tài của Nguyễn
Công Hoan, nhân vật không phải là người mà là một chiếc quan tài. Nhưng
chiếc quan tài ấy chẳng phải là vô tri mà là một sự thê thảm, một bản án tố cáo
chê độ thảm khốc thời Pháp thuộc. Như vậy chiếc quan tài cũng là một thứ nhân
vật” ( Tuy vậy
nhìn chung, nhân vật vẫn là hình tƣợng của con ngƣời trong tác phẩm văn học.
Và cũng chính bởi vậy có nhiều quan niệm về nhân vật nhƣ sau:
Theo cuốn Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên): “Nhân vật là đối
tượng (thường là con người) được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm nghệ thuật”
[5; tr.171].

5


Nhà văn Tô Hoài cho rằng: "Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy,
giải quyết hết thảy trong một sáng tác"
( />Nhƣ vậy nhân vật không chỉ là hình thức đơn thuần mà còn bao hàm cả
nội dung, tƣ tƣởng và quan niệm của nhà văn về con ngƣời, về thế giới: “nhân
vật văn học lúc nào cũng biểu hiện cách hiểu của con người theo một quan điểm

nhất định và qua các quan điểm mà anh ta lựa chọn. Nhân vật văn học chính là
mô hình về con người của tác giả” ( />Trong truyện ngắn, nhân vật là đơn vị cơ bản để ngƣời đọc truyện và
truyện ngắn sống đƣợc cũng bằng nhân vật.
Nguyễn Minh Châu cho rằng, điều cốt yếu là qua “nhân vật mà người viết
đàm luận về vai trò số phận con người sống giữa xã hội và cuộc đời” (Trang
giấy trước đèn, tập phê bình tiểu luận, Tôn Phƣơng Lan tuyển chọn và giới
thiệu, Nxb KH, 1994). Qua nhân vật truyện ngắn có thể miêu tả, khắc họa sắc
nét, đầy ấn tƣợng. chiều sâu, tính cách, tâm hồn và số phận con ngƣời. Nhà văn
sáng tạo nhân vật là để thể hiện những cá nhân xã hội và về quan niệm về các cá
nhân đó, nói cách khác nhân vật là phƣơng tiện khái quát những tính cách, số
phận con ngƣời và các quan niệm về chúng.
Truyện ngắn có thể kể về cả một cuộc đời hay một đoạn đời, một sự kiện
hay một “chốc lát” trong cuộc sống nhân vật, nhƣng cái chính của truyện ngắn
không phải ở hệ thống sự kiện mà là ở cái nhìn tự sự đối với cuộc đời. Truyện
ngắn nói chung không phải vì “truyện” của nó “ngắn”, mà vì cách nắm bắt cuộc
sống của thể loại. Tác giả truyện ngắn thƣờng hƣớng tới khắc họa một hiện
tƣợng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn
con ngƣời. Chính vì vậy trong truyện ngắn thƣờng rất ít nhân vật, ít sự kiện phức
tạp. Chỗ khác biệt quan trọng giữa tiểu thuyết là, nếu nhân vật của tiểu thuyết
6


thƣờng là một thế giới, thì nhân vật truyện ngắn là một mảnh nhỏ của thế giới.
Truyện ngắn thƣờng không nhằm tới việc những tính cách điển hình và có cá
tính đầy đặn, nhiều mặt trong một tƣơng quan với hoàn cảnh. Nhân vật truyện
ngắn thƣờng là hiện thân cho một trạng thái, quan hệ xã hội, ý thức xã hội hoặc
trạng thái tồn tại của con ngƣời. Mặt khác truyện ngắn lại có thể mở rộng diện
nắm bắt các kiểu loại nhân vật đa dạng của cuộc sống. Chẳng hạn nhƣ chức
nghiệp, xuất thân, gia hệ, bạn bè… những kiểu loại mà trong tiểu thuyết thấp
thoáng trong các nhân vật phụ.

Cốt truyện của truyện ngắn có thể là nổi bật, hấp dẫn nhƣng chức năng
của nó là để nhận ra một điều gì. Cái chính của truyện ngắn là gây một ấn tƣợng
sâu đậm về cuộc đời và tình ngƣời. Kết cấu của truyện ngắn thƣờng là sự tƣơng
phản, liên tƣởng. Bút pháp trần thuật thƣờng là chấm phá. Yếu tố có ý nghĩa
quan trọng bậc nhất của truyện ngắn là chi tiết có dung lƣợng lớn và hình văn
mang ẩn ý, tạo cho tác phẩm những chiều sâu chƣa nói hết. Ngoài ra, giọng điệu,
cái nhìn cũng hết sức quan trọng làm nên cái hay của truyện ngắn. Truyện ngắn
là một thể loại dân chủ, gần gũi với đời sống hàng ngày, lại súc tích, dễ đọc, gắn
liền với hoạt động báo chí, có tác dụng ảnh hƣởng kịp thời trong đời sống.
1.2. Quan niệm về thế giới nhân vật
Tác giả nào cũng vậy, khi sáng tạo ra một tác phẩm nghệ thuật thì đều có
hệ thống nhân vật. Thế giới nhân vật đó thật đa dạng, phong phú và chính điều
này đã tạo chiều sâu cho mỗi tác phẩm ấy.
Thế giới nhân vật của mỗi tác giả là khác nhau. Ta có thể thấy nhân vật
trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp thu hút đƣợc sự chú ý của đông đảo
bạn đọc và giới phê bình văn học. Trƣớc đây đã có thời kì trong các sáng tác văn
học ta khó có thể tìm thấy một nhân vật xấu, những nhân vật có phẩm chất tốt
đẹp ở hầu hết các trang văn, điều ấy là do lịch sử mang lại. Đến thời kì “đổi mới”
Nguyễn Huy Thiệp với một tƣ duy hiện đại, một cách viết độc đáo đã đƣa đến
cho ngƣời đọc những nhân vật không còn “toàn thiện, toàn mỹ” nữa: Con ngƣời
7


với sự phức tạp, xấu xa, hèn kém, đốn mạt đan cài với sự tốt đẹp, nhiều khi ranh
giới giữa tốt và xấu hết sức mong manh trong một con ngƣời đƣợc nhân vật bộc
lộ một cách tự nhiên trên trang giấy. Hay Nguyễn Công Hoan lại xây dựng cho
nhân vật của mình với những vai diễn nhƣ một sân khấu hài kịch, đầy rẫy sự bịp
bợm, nhố nhăng và đồi bại. Chính cách nhìn hiện thực của nhà văn đã chi phối
đến quan điểm và cách xây dựng nhân vật trong tác phẩm. Và nhân vật trong tập
truyện ngắn Ngôi nhà bên triền sông của nhà văn Nguyễn Hồng Thái cũng

không ngoại lệ. Tập truyện gồm 11 truyện, với cách kể chuyện lôi cuốn đã cho
ngƣời đọc thấy các nhân vật hiện lên rõ nét và đầy truyền cảm. Đó là nhân vật
ngƣời chiến sĩ Công an, nhân vật tội phạm, nhân vật dân thƣờng, nhân vật trẻ
thơ. Và dù nói đến những nhân vật tội phạm thì nhà văn cũng nhìn nhân vật với
ánh mắt đầy cảm thông, sẻ chia. Bởi vậy hệ thống nhân vật trong tập truyện đã
tạo nên sự nhẹ nhàng cho cả tập truyện. Chiều sâu, sức hút đối với độc giả không
hề giảm sút mà còn có sự tăng lên thậm chí là cả sự ngƣỡng mộ bởi sẽ có nhiều
ngƣời nghĩ rằng tại sao một ngƣời chiến sĩ công an với những vụ án đầy “màu
sắc hình sự” lại có thể sáng tác những câu chuyện đầy tình ngƣời đến nhƣ thế.
Đây cũng chính là điều tạo nên sự thành công cho tập truyện ngắn Ngôi nhà bên
triền sông của nhà văn Nguyễn Hồng Thái.
1.3. Các kiểu nhân vật trong tập truyện ngắn Ngôi nhà bên triền sông của
Nguyễn Hồng Thái
1.3.1. Người chiến sĩ Công an
Chiến sĩ công an là một bộ phận của lực lƣợng vũ trang Việt Nam, lực
lƣợng Công an nhân dân đƣợc Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân tin tƣởng để thực
hiện nhiệm vụ tham mƣu, phòng ngừa và đấu tranh làm thất bại mọi âm mƣu và
hành động gây tổn hại đến an ninh, trât tự, an toàn xã hội, giữ gìn sự bình yên
cho cộng đồng.
Trong cả 11 truyện thì có đến 7 tác phẩm nói đến nhân vật ngƣời chiến sĩ
Công an. Điều này cũng dễ hiểu bởi lẽ nhà văn hoạt động lâu năm trong ngành
8


công an, lòng yêu nghề, sự cảm mến đối với những chiến sĩ công an ngày đêm
luôn xả thân mình để bảo vệ sự bình yên cho đất nƣớc, cuộc sống của mỗi gia
đình... Tất cả những điều ấy đã thấm sâu trong huyết quản của nhà văn.
Ngƣời chiến sĩ công an trong 7 tác phẩm hiện lên thật ấn tƣợng, dũng cảm
và đặc biệt là cách ứng xử đầy tình ngƣời khiến ai đọc tác phẩm cũng cảm thấy
thật khâm phục và ngƣỡng mộ. Những câu chuyện với những tình tiết nhẹ nhàng

song cũng thật bất ngờ, lôi cuốn.
Ngƣời chiến sĩ Công an đầu tiên phải kể đến là Tiến trong truyện Bức ảnh
bị đánh cắp. Câu chuyện kể về cô gái tên Thơm rất đẹp, chỉ vì muốn đi tìm một
“quá khứ trinh nguyên” mà cô đã phải dấn thân vào trốn thành thị vốn nhiều cạm
bẫy, thậm chí có lúc bán thân, bị bắt vì phạm pháp. Đây là cái giá cô phải trả để
đi tìm ân nhân - một nghệ sĩ nhiếp ảnh đã chụp cô lúc cô tầm mƣời tuổi và bức
ảnh đã đƣợc in trên một tờ báo họa nƣớc ngoài - là Thơm tự ý thức đƣợc. Nhƣng
cô là ngƣời có tinh thần dấn thân, dám chấp nhận rủi ro, bất hạnh. Cuối cùng thì
Thơm cũng gặp đƣợc ngƣời nghệ sĩ ấy và trở thành kẻ trộm “bất đắc dĩ” khi lấy
đi bức ảnh chụp chính mình của ông ta. Câu chuyện của Thơm đã khiến cho
Tiến, một sĩ quan Công an khu vực cảm thấy “đành rằng là thế, nhưng Tiến vẫn
thấy không yên” [9. tr.22]. Cái tâm thế “không yên” ấy của Tiến chính là cái tình
của con ngƣời lúc nào cũng đƣợc thôi thúc bởi tiếng gọi của tình cảm, của lòng
nhân. Dù đã mấy tháng trôi qua nhƣng anh vẫn luôn bị ám ảnh bởi câu chuyện
ấy, anh luôn nghĩ làm sao để giúp công dân Nguyễn Hiên tìm lại bức ảnh, tìm lại
cô gái trong bức ảnh ấy? Giúp đƣợc Nguyễn Hiên có lẽ lòng anh cũng sẽ thanh
thản hơn rất nhiều. Bằng sự cảm thông, chia sẻ, Tiến luôn muốn những điều tốt
đẹp nhất đến với tất cả mọi ngƣời.
Câu chuyên Người vắng mặt ở phiên tòa đầy xúc động nhƣng cũng thật
hấp dẫn, li kì. Nhân vật chính là ngƣời chiến sĩ Công an chống ma túy bị một
ngƣời bạn họ thời nhỏ lừa nên đã vô tình tham gia vào một đƣờng dây buôn bán
ma túy. Trƣớc khi ra tòa, anh đã viết một bức thƣ đầy cảm động cho con gái để
9


nói hết mọi chuyện cho con gái hiểu. Anh lặng lẽ ra đi với tâm nguyện mình làm
mình chịu, không để liên lụy đến con. Với lòng nhiệt thành luôn tin tƣởng bạn
mà vô tình anh phạm tội. Nhƣng khi biết đƣợc tất cả sự thật, chính anh là ngƣời
đã tố cáo bạn mình ra tòa, mặc dù anh biết tố cáo bạn đồng nghĩa với việc mình
cũng sẽ bị pháp luật trừng trị, thế nhƣng đã đứng trong hàng ngũ công an anh đã

không còn sợ gì nữa. Quả thực, Hải quả cảm quá, anh thà hy sinh bản thân còn
hơn gián tiếp làm điều ác với bạn mình “tao không thể vì một mình tao mà để
chúng mày hoành hành. Nếu không, rồi có thể sau tao, chúng mày còn lùa để lôi
kéo những người công an ngờ nghệch khác vào cuộc. Thậm chí biết đâu đến lúc
nào đó mày có thể lừa cả con gái tao nữa chứ” [9, tr.110]. Hải đâu sợ điều tiếng
cũng không sợ cái chết, anh lại càng không muốn bạn mình dấn sâu thêm vào
con đƣờng tội lỗi ấy, nó sẽ gây thêm biết bao cái chết cho những ngƣời dân lành
khác. Anh lo cho tƣơng lai sau này của cả xã hội, của cả con gái mình bởi vậy
anh hy sinh thân mình còn hơn là để xã hội này chết dần chết mòn trong ma túy.
Hành động ấy của anh không phải ai cũng làm đƣợc thế nên nó lại càng có ý
nghĩa. Có lẽ giờ đây đứa con anh khi đã hiểu mọi điều nó sẽ không còn đau đớn
nữa thay vào đó là sự tự hào, lòng ngƣỡng mộ đối với ngƣời bố thân yêu của
mình. Đã mấy ai có đƣợc tinh thần ấy? Đã mấy ai có thể hy sinh cả tính mạng
mình để bảo vệ cho sự bình yên của cuộc sống này? Ít lắm và ngƣời công an tên
Hải ấy đã làm đƣợc.
Nhân vật ngƣời chiến sĩ công an trong mỗi câu chuyện đƣợc tái hiện hết
sức sống động. Hình ảnh ngƣời chiến sĩ Công an còn đƣợc thể hiện trong các tác
phẩm khác nhƣ Bà mẹ Cao Lan, Nơi bình yên trở lại, Cuộc truy đuổi nghiệt
ngã, Lòng nhân... Các anh ngày đêm chiến đấu không quản ngại cống hiến hết
mình chỉ với một mục đích đem lại sự bình yên, hạnh phúc cho mỗi gia đình
trong xã hội. Các anh luôn là tấm gƣơng sáng cho mọi ngƣời noi theo.
Mỗi ngƣời chiến sĩ công an là một bông hoa đẹp. Họ tuy có cách thể hiện
khác nhau, mỗi ngƣời một săc màu nhƣng ở nơi họ luôn tỏa ra thứ hƣơng thơm
10


ngào ngạt mà ngƣời ta gọi đó là “tình người”. Nguyễn Hồng Thái đã mang đến
cho bạn đọc một săc thái về ngƣời chiến sĩ công an đó là hình ảnh ngƣời chiến sĩ
công an trong những câu chuyện nhẹ nhàng đến khó tin và nhà văn đã thành
công khi làm ngƣời đọc tin đấy thôi.

1.3.2. Nhân vật tội phạm
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội đƣợc quy định trong Bộ luật
hình sự, do ngƣời có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc
vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm
phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự,
an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức
khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của
công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.
Trong tập truyện Ngôi nhà bên triền sông, 8/11 truyện có nhân vật tội
phạm đƣợc nhà văn tái hiện theo những lối kể khác nhau, có thể là trực tiếp hay
gián tiếp nhƣng những nhân vật ấy dù có phạm tội thì vẫn đƣợc nhà văn nhìn với
cái nhìn đầy cảm thông, chia sẻ.
Thơm trong Bức ảnh bị đánh cắp bất đắc dĩ trở thành kẻ phạm tội khi đã
lấy đi bức ảnh của chính mình trong nhà Nguyễn Hiên. Cô đã tìm thấy quá khƣ
“trinh nguyên” một thời kí ức ấy đẹp đẽ vô cùng và cũng chính vì muốn tìm lại
quá khứ ấy cô đã phải trả giá thật nhiều. Giờ đây cô đã chọn cách chốn chạy khỏi
trốn thành thị đầy rẫy những hiểm ác này. Có lẽ cũng chỉ Nguyễn Hiên mới hiểu
“thiên thần” đánh cắp bức ảnh ấy quan trọng với ông nhƣ thế nào? Nó khiến ông
thẫn thờ, hụt hẫng vô cùng bởi giá trị của bức ảnh là vô giá. Thơm đã lấy đi tình
yêu, niềm tin vào cuộc sống của ngƣời nghệ sĩ ấy. Nhƣng ông cũng đâu biết vì
bức ảnh vì tình yêu dành cho ngƣời nghệ sĩ mà Thơm đã phải trải qua những gì?
Nguyễn Hiên sẽ chẳng bao giờ hiểu đƣợc điều ấy cả bởi “một khoảnh khắc có
thể làm nên một sự nghiệp. Nhưng một lời hứa bang quơ cũng có thể tượng hình
một tương lai, hoặc hủy hoại một đời người” [9, tr.22], phải chăng Nguyễn Hiên
đã làm điều ấy? Kẻ đánh cắp bức ảnh nhƣ Thơm thật tội nghiệp, xót xa.
11


Ở Nơi ngã tư chật hẹp, nhân vật ở đây chƣa có thể gọi là “tội phạm” mà
chỉ là hành vi vi phạm luật giao thông. Hai thanh niên đi chiếc xe Dream 2 trở

sáu thanh niên khác vƣợt đèn đỏ. Chiêu chặn xe lại xử lý thì cậu thanh niên
ngoài hai mƣơi tuổi bảo đang rất vội. Cậu ta còn dúi vào tay Chiêu năm mƣơi
ngàn đồng kèm theo khâu lệnh: “Đã bảo rất vội. Thôi cầm lấy ông tướng. Rách
việc” [9, tr.69]. Và rồi thanh niên ấy còn dọa Chiêu “ông có giỏi thì bắt chúng tôi
đi. Thích về đuổi gà cho thì đợi đấy” [9, tr.70]. Thật chẳng ra thể thống gì, cậu
thanh niên âý đã vi phạm còn hống hách “bắt nạt” cả ngƣời thi hành công vụ bởi
có lẽ “hắn” nghĩ mình là con thứ trƣởng thì cần gì phải sợ ai! Nhƣng “hắn”
không ngờ lại gặp phải ngƣời “cứng đầu” nhƣ Chiêu. Đành rằng “hắn” vi phạm
luật giao thong đã đanh đằng này lại còn vô phép với Chiêu, thật khó mà chấp
nhận đƣợc nhƣng cũng thật bất ngờ khi chính ngƣời thanh niên ấy lại là ngƣời đã
đƣa con gái bé bỏng của anh đến bệnh viện khi bé bị bọn choai choai đi xe máy
gạt vào, chạy mất. Có lẽ khi gặp hoàn cảnh khó khăn mới đánh giá đƣợc con
ngƣời ta tốt hay xấu. Hai thanh niên ấy dù vi phạm luật giao thông va có thái độ
không phải với Chiêu nhƣng khi có hành đọng cứu bé Thảo lại khiến cho ngƣời
khác cảm động thật sự. Qua sự việc này có lẽ họ sẽ không còn có những hành
động bất cẳn nhƣ vậy, chính họ đã nói: “không ngờ gặp lại ông Chiêu. Ngã tư
hẹp, quả đất cũng hẹp thật. May là ông ấy và bố tớ đều đã đúng” [9, tr.75]. Họ
đã thay đổi, một sự thay đổi đẹp đẽ, tích cực.
Trong truyện Người vắng mặt ở phiên tòa, điều trớ trêu ở đây chính là sự
hai mặt của các nhân vật. Nhân vật Hải vừa là chiến sĩ công an vừa là kẻ vô tình
phạm tội; nhân vật Tám vừa là kẻ phạm tội nhƣng cũng là ân nhân cứu đứa con
gái của Hải. Cũng chỉ vì quá tin tƣởng ở bạn mà Hải đã mất cảnh giác để Tám
lừa anh suốt một thời gian dài mà không hề hay biết gì và chỉ đến khi một lần vô
tình anh cầm chiếc vali có chứa ma túy của Tám thì mọi việc mới sáng tỏ. Anh
đâu ngờ đƣợc rằng chỉ vì tiền mà làm lu mờ cả tình cảm bấy lâu nay của Tám
dành cho anh. Môi trƣờng sống giờ đây khắc nghiệt quá, Tám buôn ma túy, gây
12


nên “cái chết trắng” cho bao ngƣời, gây biết bao tội ác cho xã hội. Hải là ngƣời

hiểu rõ điều đó hơn ai hết và chính anh đã tố cáo Tám, mặc dù anh biết khi làm
điều ấy anh cũng sẽ phải nhận án tử hình, nhƣng đã là ngƣời chiến sĩ công an thì
việc ấy có hề chi. Hy sinh bản thân mình để bảo vệ sự bình yên cho gia đình, xã
hội là điều vinh dự đối với anh. Anh chấp nhận ra đi một cách thoải mái nhất với
tâm lý anh đã chuẩn bị sẵn “mình làm mình chịu” không để liên lụy đến bất kể ai
khác đặc biệt là đứa con gái của anh. Còn Tám, dù lừa gạt Hải nhƣng tình cảm anh
dành cho đứa con gái của Hải là thật lòng, anh yêu con bé nhƣ chính con đẻ của
mình vậy. “Thú thật bây giờ tôi chết cũng đáng. Chỉ thấy có lỗi với mấy đứa nhỏ.
Ai nuôi chúng đây Hải ơi?” [9, tr.113]. Con ngƣời thực sự của anh rất giàu tình
cảm, nhƣng chỉ vì lòng ích kỉ, sự yếu đuối trƣớc cám dỗ của đồng tiền mà anh đã
chọn sai con đƣờng để phấn đấu và bây giờ chính là thời điểm mà anh trả giá cho
những sai lầm của mình. Chính con đƣờng sai trái ấy đã vô tình giết chết cả những
ngƣời thân yêu của anh, nhƣ vấy liệu có đang không? Cuộc đời trớ trêu là thế.
Nhân vật tội phạm hiện lên qua ngòi bút chân thực của nhà văn đã cho ta
thấy dù cố tình hay không cố ý gây ra lỗi lầm thì các nhân vật về sau đều hƣớng
theo cái thiện, theo bản tinh tốt đẹp mà con ngƣời vốn có. Đó là nét đẹp mà con
ngƣời Việt Nam luôn giữ đƣợc cho mình. Qua đây ta cũng thấy thái độ cảm
thông, sẻ chia mà tác giả dành cho nhân vật tội phạm của mình thật đáng quý
biết bao.
1.3.3. Nhân vật dân thường
Hầu hết truyện của Nguyễn Hồng Thái đều nói đến nhân vật dân thƣờng
song trong đó nổi lên là những con ngƣời đầy bản lĩnh, tràn đầy khát vọng sống
và luôn dành tình yêu thƣơng cho ngƣời khác.
Trong Hiệu sách miền đất đỏ, lão Bản - chủ một hiệu sách thời bao cấp
hiện lên thật sống động. Lão là thần tƣợng của lớp trẻ ham mê đọc sách với
những câu chuyện lịch sử đầy ly kì phù hợp lứa tuổi. Có lần đến gần trƣa, lão
chuẩn bị đóng cửa hiệu sách về ăn cơm thì có lũ trẻ tận Đông Hiếu đạp xe lên
13



mƣợn sách của lão đọc. Lão Bản cho mỗi đứa đọc một quyển. Nhìn lũ trẻ say
sƣa đọc sách lão quên luôn cả cái đói, thấy “lồng ngực mình cuồn cuộn một niềm
vui chen lẫn sự hãnh diện về việc làm” [9, tr.29]. Rồi dần dần cửa hiệu sách duy
nhất huyện của ông trở thành nơi mở mang dân trí cho cái huyện hẻo lánh mang
tên Nghĩa Đình. Lão yêu sách đến nỗi có lần bị ngã xe mà chẳng màng bận tâm
đến tính mạng mình chỉ lo cho mấy quyển sách bị hỏng vì dính máu lão, lão Bản
còn nhờ lũ trẻ “lấy giẻ giặt nước lã lau nhẹ” kẻo rách mất. Thật hiếm có ngƣời
nào nhƣ lão. Lão Bản còn cẩn thận, ngăn nắp sắp xếp từng loại sách một, ai
mƣợn quyển nào đều đƣợc ông ghi lại cẩn thận. Không những thế ông còn là một
ngƣời bản lĩnh, dám đứng lên bảo vệ những gì quý giá nhất của mình. Đó là khi
cuộc sống có nhiều đổi thay, đƣờng sá ngày càng mở mang, ông trở thành nhân
vật bị xếp thành phần “bất mãn”. Với quan niệm “Người ta mà không đọc sách
truyện, làm sao có tâm hồn được” [9, tr.43], lão đâm đơn kiện lên nhiều cấp, đòi
phải giữ lại hiệu sách. Thậm chí lão còn định hiến cả đất nhà mình để xây hiệu
sách mới rồi hiến luôn số sách mình gom đƣợc trong mấy mƣơi năm cho huyện.
Vì nhiều lý do mà ƣớc nguyện của ông không thành, lại nhân một lần do hiểu
lầm anh con trai, lão Bản đã bỏ đi biệt tăm, đem theo gia tài sách của mình ra đi
cùng nhiều giả thuyết về sự mất tích “kì bí”.
Ở đời đâu phải cái gì muốn bảo vệ cũng đƣợc, cũng chính vì thế mà lão đã
bỏ nhà đi, lão ra đi vì chản nản, thất vọng. Nhƣng chí ít lão cũng chiến thắng với
chính bản thân mình bởi lão dám hy sinh cho những đều mình quý, đó là sách, là
trí thức của cả một đời ngƣời. Lão bảo vệ nó nhƣ là bảo vệ cho cả một nền tri thức
của nhân loại, đặc biệt là cho con lão và cái huyện nghèo của lão. Đã có mấy ai
yêu quý sách nhƣ lão Bản trong truyện? Nhiều bạn đọc khi đọc xong truyện của
nhà văn Nguyễn Hồng Thái còn hỏi một câu thật đáng yêu: “Chuyện có thật
không anh?”. Ngay ngƣời ruột thịt của nhà văn cũng vậy, cứ hỏi nhau, cái nhân
vật ông chủ hiệu sách ấy là ai nhỉ? Rồi cứ băn khoăn đi tìm trong cái thị trấn Thái
Hòa, Nghệ An nơi có dòng sông Hiếu chảy qua cái hiệu sách nhân dân đã mất
14



ấy… xem nguyên mẫu còn sống hay đã chết, hoàn cảnh của ông có đúng nhƣ
trong sách không? Quả thực câu chuyện có sức lôi cuốn và ám ảnh đến diệu kì.
Hay nhƣ Người không gõ cửa với nhân vật chính là ông Tịnh làng Đục
Khê, ở chùa Hƣơng, một ngƣời lính từng đi qua chiến tranh đã cƣ xử với cuộc
đời thâm đẫm tình ngƣời, sáng trong, đúng đạo, đẹp nhƣ cổ tích vậy. Chính ông
Tịnh ngƣời phụ trách một tổ bảo vệ của khu ở khu vực chùa Hƣơng đã giải quyết
êm thấm khi xảy ra vụ va quệt xe làm hỏng gƣơng ôtô của một nữ doanh nhân.
Trong khi bác tài xƣng xƣng đòi tiền đền bù tới chục triệu đồng và và cánh bảo
vệ bến bãi thì nhao nhao phản đối, cho rằng đòi nhƣ thế là quá đáng thì ngƣời
phụ trách tổ bảo vệ lại đứng về phía du khách mà rằng “đền nhƣ thế là phải” và
bảo anh em nhanh nhanh chạy về nhà mình, nói với vợ cho mƣợn chục triệu để
đền cho khách. Thậm chí ông còn “thành thực xin lỗi các anh chị” về việc “đã
để các anh các chị đi lễ Phật mà còn không thấy vui, không thanh thản khi rời
làng Nhất Khê của chúng tôi. Xin lỗi đến bao nhiêu cũng không đền bù được
khoảnh khắc thiện tâm của đoàn ta. Mong chị trưởng đoàn cảm thông với anh
em giúp tôi…” [9, tr.207]. Đã mấy ai bây giờ có đƣợc cử chỉ và hành động đầy
thiện cảm nhƣ ông Tịnh đây? Chính lối hành xử ấy đã khiến “cả bãi xe lúc ấy
dường như im phắc”. “Bà Trang cũng vậy,bà hiểu rất nhanh rằng, ở vùng quê
thời làm ăn chụp giật lại có một người đàn ông hiểu đời đến thông tuệ, sâu sắc
đến như vậy, không phải là chuyện vừa nữa” [9, tr.207]. Khẩu khí của ông Tịnh
khiến bà nhớ về quá khứ. Và dĩ nhiên không có chuyện đền bù gì ở đây nữa rồi,
bà Trang cũng chỉ cần có vậy. Nụ cƣời tƣơi nhẹ và cái băt tay đã nói lên tất cả. Ở
cuối truyện, ta còn thấy ông Tịnh đúc kết ra triết lí thật đẹp: “Ở đời các cậu ạ, có
ít thôi những kỉ niệm đẹp, hãy giữ cho nó trong trẻo để mà tin, mà sống cho
lương thiện” [9, tr.214].
Và không thể không kể đến tác phẩm đặc sắc nhất của tập truyện Ngôi
nhà bên triền sông. Nhân vật chính là ngƣời mẹ đáng kính của tôi với những
tâm tình, lời nói, những vất vả chịu thƣơng, chịu khó hi sinh tất cả để cùng
15



chồng nuôi bảy ngƣời con trƣởng thành qua một thời chiến tranh bao cấp rồi thị
trƣờng sau này. Ngƣời mẹ ấy là con gái thành Vinh theo thuộc diện hay chữ theo
chồng lên huyện miền núi phía tây của tỉnh dựng nhà bên triền sông Hiếu làm
nghề sửa xe đạp. Làm ăn tử tế lại chiều khách đâm ra quán của ông bà có tiếng
hẳn. Đức quý bà bởi ngay từ đầu về ra mắt bà đã niềm nở thân tình, lại tự tay
làm thịt gà, làm cơm đãi khách nên Đức lại càng nể phục, kính trọng bà. Nhƣng
chứng bệnh hen đã cƣớp đi tính mạng của bà. Để lại bao xót thƣơng cho những
đứa con bà đặc biệt là Đức - đứa con rể yêu thƣơng mẹ vợ nhƣ mẹ đẻ của mình.
Nhận đƣợc tin mẹ mất anh không có ở nhà, trên chuyến bay gấp anh “miên man”
nghĩ về ngƣời mẹ vợ, mong sớm đƣợc gặp bà. Trong lúc rối bời, Đức vẫn lo chu
đáo cho đám tang của mẹ vợ, từ việc anh nhanh chóng bàn với mấy ngƣời bạn ở
cơ quan để đƣa bà cụ về quê mai táng, Đức gợi ý chỉ đƣa mấy ngƣời ra Hà Nội
chịu tang còn ở lại tập trung lo thủ tục, chọn chỗ đào huyệt ở Khe Bom, mấy đứa
em răm rắp nghe theo. Nhƣng oái oăm thay làng không mở cổng, không cho đƣa
mẹ về nhà. Và rồi bằng tài trí, sự yêu thƣơng dành cho ngƣời mẹ mà Đức đã lo
chu toàn công việc chôn cất mẹ tại quê nhà khiến ai trƣớc không đồng ý cho
chôn bà Lanh thì nay đã xin lỗi gia đình và ra thắp hƣơng bà rồi. Cách làm của
Đức đầy lòng trắc ẩn khiến ai cũng phải khâm phục.
Nhân vật dân thƣờng trong mỗi truyện lại mang hoàn cảnh, số phận riêng
song chính nét riêng đó đã tạo nên tính cách đặc trƣng của nhân vật trong truyện
đó là họ đều là những con ngƣời tràn đầy sức sống, luôn sống hết mình với cuộc
đời, luôn biết khát khao vƣơn tới hạnh phuc và có lòng yêu thƣơng mọi ngƣời
hết mực. Đó là những con ngƣời mà Nguyễn Hồng Thái gây dựng để mỗi ngƣời
trong chúng ta biết trân trọng bản thân và phấn đấu mỗi ngày. Bên cạnh nhân vật
dân thƣờng nhân vật trẻ thơ cũng là một khía cạnh độc đáo để tác giả khai thác
trong tập truyện.
1.3.4. Nhân vật trẻ thơ
Nhân vật trẻ thơ hiện lên trong tập truyên ngắn của Nguyễn Hồng Thái

không nhiều (3 truyện) tuy có cách thể hiện khác nhau xong chúng đều có điểm
16


chung là rất mực yêu thƣơng gia đình, đặc biệt là đối với bậc sinh thành. Tình
yêu thƣơng ấy thật ấm áp biết bao.
Truyện Nơi ngã tư chật hẹp, bé Thảo (con ngƣời chiến sĩ Công an tên Chiêu),
là cô bé “ngoan và xinh như một thiên thần”, lại là cô bé can đảm “mười tuổi mà dám
xin bố mẹ cho đi xe đạp đến lớp học thêm cách nhà hai cây số” [9, tr.66]. Có thể thấy
từ nhỏ cô bé đã có tính tự lập, không dựa dẫm quá nhiều vào bố mẹ. Bé còn rất
tự hào về bố, bé thƣờng khoe với bạn bố là cảnh sát giao thông. Nhƣng Thảo lại
sợ ma lắm, mà thực ra đứa trẻ nào khi còn bé mà không sợ ma cơ chứ. Có hôm
anh Chiêu về muộn, con bé không dám vào trong nhà, cứ đứng ở cánh cửa đợi
bố về. Và khi nhìn thấy Chiêu Thảo khóc mãi không thôi. Không phải Thảo khóc
chỉ vì sợ ma đâu mà sự trêu trọc ác ý của bạn bè rằng các bạn bảo bố mình “ăn
tiền” khiến con bé tổn thƣơng. Mới mƣời tuổi nhƣng Thảo hiểu đƣợc câu nói ấy
nhƣ xúc phạm bố nó bởi trong nó bố luôn là điều tự hào nhất. Rồi một lần khi bé
Thảo bị tai nạn phải vào bệnh viện. Tại đây anh Chiêu đã gặp lại ngƣời đàn bà
đƣa con đi cấp cứu mà anh đã cho họ vƣợt đèn đi ngay nhƣng trong phút chốc
anh chƣa nghĩ ra lúc sau khi ngƣời đàn bà kể lại anh mới nhớ. Đúng lúc ấy, bé
Thảo tỉnh dậy, ngồi bật dậy và ôm choàng lấy anh. Thảo dƣờng nhƣ đã nghe hết
câu chuyện, bởi thế những tiếng khóc của con bé không còn tức tƣởi nữa. Có lẽ
giờ đây Thảo đã hiểu thêm về bố nó để lại lại càng tự hào mà khoe với đám bạn
đã từng nói xấu bố nó, để rồi nó càng có thêm động lực để chăm ngoan hơn nữa.
Bé Thảo trong truyện thật đáng yêu, đôi lúc lại có những suy nghĩ nhƣ “bà cụ
non” vậy nhƣng điều đặc biệt nhất là tình yêu dành cho ngƣời bố đƣợc nhân lên
từng ngày.
Còn hai chị em Hảo (con gái của ngƣời đàn bà bán rau xấu số) trong Nơi
bình yên trở lại lại có hoàn cảnh thật đáng thƣơng. Nhà nghèo, mẹ mất vì tai
nạn, lại đƣợc mấy ngƣời hàng xóm nói “mẹ chết là do công an đuổi” làm Hảo

càng thêm uất hận. Thế nên khi Công an phƣờng cử cán bộ đến hỏi nguyện
vọng, Hảo “dứt khoát im lặng, ráo hoảnh như câm” [9, tr.151]. Ngay cả nữ cảnh
17


sát đến tâm tình, gặng hỏi quê quán, sách vở Hảo đều không trả lời. Cứ thấy ai
mặc sắc phục Công an là Hảo quay mặt đi, không nhìn. Có lẽ cái chết đột ngột
của mẹ khiến con bé sốc nặng quá, mà càng sốc nó càng hận ngƣời đã gây ra cái
chết cho mẹ nó. Giờ có ngƣời bảo do công an nó không biết đầu đuôi lại càng
thêm hận.
Và rồi với tình yêu thƣơng của Thảo - ngƣời chiến sĩ công an khu vực,
con bé Hảo dần mở lòng mình hơn đã chịu đến trƣờng học. Thấm thoát cũng gần
một năm trôi qua, trong một lần chuẩn bị đi công tác, Thảo bị thƣơng do bắt tên
cƣớp giật và nhƣ có linh cảm Hảo cùng em khi ấy đang xem tivi bên nhà hàng
xóm thì nhìn thấy Thảo trên tivi. Rồi Hảo cuống cuồng kéo tay em chạy về goi
thất thanh: “Mẹ ơi…”, rồi nó đứng ở hiên nhà “khóc tức tưởi”. “nước mắt giàm
giụa”. Có lẽ con bé đã hiểu ra mọi sự, nó khóc nhƣ để trút hết hận thù mà bấy
lâu nay nó vẫn nuôi nấng. Sự ác cảm với những ngƣời công an giờ không còn
nữa. Hảo hiểu đƣợc những việc làm của chú Thảo, nó sẽ biết ơn lắm. Đây là
“dòng nước mắt đầu tiên” từ sau ngày mẹ Hảo đi xa… Hảo biết rằng, mẹ dƣới
suối vàng sẽ không phải lo lắng cho chị em mình nhiều nữa bởi sẽ luôn có những
ngƣời nhƣ chú Thảo làm việc tốt để bù đắp phần nào những tổn thƣơng mà
những đứa trẻ nhƣ Hảo phải chịu đựng mặc dù lỗi không phải là do họ gây ra.
Nhân vật trẻ thơ tuy xuất hiện không nhiều song nó làm cả tập truyện trở
nên trong sáng, thanh khiết và tự nhiên lên thật nhiều. Chính điều này đã tạo nên
sự thành công cho tập truyện này.
1.4. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tập truyện ngắn Ngôi nhà bên triền
sông của Nguyễn Hồng Thái
Nghệ thuật xây dựng nhân vật là một yếu tố tạo nên nét riêng biệt của các
tác giả cùng thời về thể loại. Bởi vì nhắc đến nhân vật văn học là đang nói đến

con ngƣời đƣợc miêu tả, thể hiện trong tác phẩm bằng những phƣơng tiện văn
học. Sự cố gắng trong nghệ thuật chính là việc sáng tạo ra những đ iều tiềm ẩn
trong mỗi nhân vật. Và để có đƣợc ấn tƣợng về nhân vật, nhà văn phải lƣu tâm
18


đến nghệ thuật xây dựng nhân vật ở những khía cạnh khác nhau điều đó sẽ làm
nổi bật số phận, tính cách của nhân vật trong tác phẩm. Đây cũng là một trong
những phần rất quan trọng để tạo nên phong cách nhà văn. Với nhà văn Nguyễn
Hồng Thái ông đã chú tâm vào nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tập truyện
ngắn Ngôi nhà bên triền sông của mình để gây đƣợc ấn tƣợng sâu đậm trong
lòng bạn đọc với những cách xây dựng nhân vật khác nhau.
1.4.1. Nhân vật được đặt vào tinh huống có vấn đề
Nếu nhƣ cấu tứ, mạch cảm xúc là điểm tựa để ngƣời đọc khám phá và tìm
hiểu một bài thơ thì tình huống truyện chính là yếu tố tạo những bất ngờ và làm
nên nét độc đáo cho câu chuyện. Tình huống truyện là hoàn cảnh bất bình
thƣờng mà con ngƣời buộc phải bộc lộ bản lĩnh, tính cách của mình.Trong tác
phẩm tự sự tình huống có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc thể hiện số
phận và tính cách.
Nhà văn Nguyễn Minh Châu cho rằng: “Với truyện ngắn và với một tác
giả có kinh nghiệm viết, tôi nghĩ rằng đôi khi người ta nghĩ ra được một cái tình
thế xảy ra chuyện, thế là coi như xong một nửa…Những nhà văn có tài đều là
những người có tài tạo ra những tình thế xảy ra chuyện vừa rất cá biệt vừa
mang tính phổ biến hoặc tượng trưng” và “…những người cầm bút có biệt tài
có thể chọn ra trong cái dòng đời xuôi chảy một khoảnh khắc thời gian mà ở đó
cuộc sống đậm đặc nhất, chứa đựng nhiều ý nghĩa nhất, một khoảnh khắc cuộc
sống nhưng bắt buộc con người ở vào một tình thế phải bộc lộ ra cái phần tâm
can nhất, cái phần ẩn náu sâu kín nhất, thậm chí có khi là khoảnh khắc chứa
đựng cả một đời người, một đời nhân loại” [Nguyễn Minh Châu, Trang giấy
trước đèn, NXB KHXH, H. 1994, tr.258].

Nhƣ vậy, tình huống còn đƣợc gọi là tình thế và các nhà văn Việt Nam
quen dùng tình thế hơn là tình huống. Nhà văn Nguyễn Khiên đã hơn một lần nói
về bản chất và vai trò của tình huống: “Theo quan niệm của tôi, mỗi truyện ngắn
chỉ tập trung vào một tình thế nảy sinh trong cuộc sống. Nếu truyện ngắn có đến
19


×