Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn cao duy sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (856.95 KB, 113 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM






LÝ THỊ THU PHƢƠNG





THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT

TRONG TRUYỆN NGẮN CAO DUY SƠN






LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN












THÁI NGUYÊN - 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM




LÝ THỊ THU PHƢƠNG





THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT
TRONG TRUYỆN NGẮN CAO DUY SƠN

CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60.22.34


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN






NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS TÔN THẢO MIÊN






THÁI NGUYÊN - 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

LỜI CẢM ƠN


Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Phó Giáo sư - Tiến sĩ Tôn Thảo Miên
(Viện Văn học), người đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình học tập,
nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi chân thành cảm ơn nhà văn Cao Duy Sơn đã cung cấp những tư
liệu quý giá liên quan đến đề tài luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo, chân thành cảm
ơn đồng nghiệp, bạn bè và người thân đã tạo điều kiện, động viên tôi trong
suốt quá trình học tập, nghiên cứu.


Thái Nguyên, tháng 8 năm 2010

Lý Thị Thu Phương












Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 8
Chƣơng I: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Cao Duy Sơn 8
1. Khái niệm thế giới nhân vật, nhân vật văn học 8
2. Các kiểu nhân vật trong truyện ngắn Cao Duy Sơn 9
2.1. Những con ngƣời nhỏ bé, bình dị, có số phận bất hạnh 9
2.2. Những nhân vật lí tƣởng 13
2.2.1. Khát vọng tình yêu và niềm tin vào cuộc sống 13
2.2.2. Những con ngƣời nhân hậu, chung thủy, nghĩa tình 17
2.2.3. Những con ngƣời dũng cảm, cao thƣợng, giàu lòng vị tha 20
2.3. Nhân vật tha hóa 23
3. Nghệ thuật miêu tả nhân vật 26
3.1. Miêu tả ngoại hình, hành động của nhân vật 26
3.1.1. Miêu tả ngoại hình, hành động để khắc họa chân dung 27

3.1.2. Miêu tả ngoại hình, hành động để nhận dạng tâm tính,
đoán định tính cách 31
3.2. Miêu tả nội tâm 36
3.2.1. Đặt nhân vật vào những tình huống tâm lí xung đột
để nhân vật tự bộc lộ 37
3.2.2. Miêu tả nội tâm nhân vật nhiều chiều, nhiều cung bậc
và luôn biến chuyển 41
3.2.2.1. Miêu tả nội tâm nhân vật nhiều chiều 41
3.2.2.2. Miêu tả nội tâm nhân vật nhiều cung bậc và luôn
biến chuyển 44
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Chƣơng II: Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật 50
trong truyện ngắn Cao Duy Sơn
1. Không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Cao Duy Sơn 51
1.1. Khái niệm không gian nghệ thuật 51
1.2. Không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Cao Duy Sơn 51
1.2.1. Không gian địa lí 52
1.2.1.1.Không gian địa lý nhƣ một khách thể thẩm mĩ 52
1.2.1.2. Không gian địa lý là phông nền cho sự vận động
tâm lý và tính cách, là dấu hiệu phản ánh tâm tƣ,
tình cảm của nhân vật 55
1.2.2. Không gian đời tƣ 59
2. Thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Cao Duy Sơn 64
2.1. Khái niệm thời gian nghệ thuật 64
2.2. Thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Cao Duy Sơn 65
2.2.1. Thời gian đan xen giữa quá khứ và hiện tại 65
2.2.2. Thời gian tâm lí 70
2.2.3. Thời gian phong tục, lễ hội 74
Chƣơng III: Ngôn ngữ truyện ngắn Cao Duy Sơn 79

1. Ngôn ngữ giàu hình ảnh với thủ pháp so sánh - nét đặc trƣng
của truyện ngắn Cao Duy Sơn 79
2. Ngôn ngữ đậm sắc thái dân tộc 89
2.1. Vận dụng lối nói hồn nhiên, hay ví von của ngƣời miền núi 89
2.2. Sắc thái dân tộc thể hiện ở việc đƣa tiếng địa phƣơng,
tiếng dân tộc vào tác phẩm 97
KẾT LUẬN 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO 104


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1
MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
1.1. Sáng tác nghệ thuật là một thế giới riêng đƣợc sáng tạo theo các nguyên
tắc tƣ tƣởng, khác với thế giới thực tại vật chất hay thế giới tâm lí của con
ngƣời, mặc dù nó phản ánh những thế giới ấy. “Thế giới nghệ thuật là khái
niệm chỉ tính chỉnh thể của sáng tác nghệ thuật.”[32]. Thế giới nghệ thuật có
không gian riêng, thời gian riêng, có quy luật tâm lí riêng, có quan hệ xã hội
riêng, quan niệm đạo đức, thang bậc giá trị riêng chỉ xuất hiện một cách có
ƣớc lệ trong sáng tác nghệ thuật.
Nghiên cứu thế giới nghệ thuật trong sáng tác của nhà văn là cơ sở để hiểu
hình tƣợng nghệ thuật trong tác phẩm, quan niệm và cách cắt nghĩa của nhà
văn về thế giới. Thế giới nghệ thuật giúp ta hình dung tính độc đáo về tƣ duy
nghệ thuật của sáng tác nghệ thuật, có cội nguồn trong thế giới quan, văn hóa
chung và cá tính sáng tạo của ngƣời nghệ sĩ. Tìm hiểu thế giới nghệ thuật
chính là khám phá thế giới bên trong ẩn kín - cái thế giới chi phối sự hình
thành phong cách nghệ thuật - của nhà văn.

1.2. Trong đời sống văn học Việt Nam đƣơng đại, Cao Duy Sơn đƣợc đánh
giá là một trong những cây bút có khả năng khai thác độc đáo về đề tài miền
núi. Nhà văn Cao Duy Sơn sinh năm 1956 tại Cao Bằng, ngƣời dân tộc Tày,
là hội viên Hội nhà văn Việt Nam, hiện công tác tại Hội Văn học Nghệ thuật
các dân tộc thiểu số Việt Nam. Những trang viết đậm đà bản sắc văn hóa
vùng cao của ông đã để lại ấn tƣợng sâu sắc trong lòng bạn đọc và khẳng định
đƣợc vị trí trong mảng văn xuôi viết về miền núi. Năm 1993, tiểu thuyết
Người lang thang của Cao Duy Sơn đƣợc Hội đồng văn học dân tộc miền núi
Hội nhà văn Việt Nam trao giải A, đồng thời đoạt giải Nhì - Hội nghị Việt
Nhật. Năm 1999, tập truyện ngắn Những chuyện ở lũng Cô Sầu đƣợc tặng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
thƣởng của Hội nhà văn Việt Nam. Tiểu thuyết Đàn trời đƣợc Hội Văn học
Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam trao giải A năm 2007. Ngôi nhà
xưa bên suối là tập truyện đã đoạt giải thƣởng của Hội nhà văn Việt Nam năm
2008 và Giải thƣởng văn học ASEAN năm 2009.
Sáng tác của Cao Duy Sơn là những “mảng sống đậm đặc, tươi ròng”
(Hữu Thỉnh) về miền núi. Đặc biệt, hiện thực cuộc sống và con ngƣời miền
núi hiện ra trong truyện ngắn của ông đa diện, nhiều chiều. Những trang văn
mở ra một thế giới nghệ thuật mới lạ, đầy hấp dẫn, mang đến cho ngƣời đọc
sự hiểu biết về đất và ngƣời vùng cao, vun đắp niềm tin yêu tha thiết với
những miền xa xôi của tổ quốc. Tác phẩm của Cao Duy Sơn đã đƣợc in ấn,
xuất bản và giới thiệu nhiều trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng. Tuy
nhiên, đến thời điểm này, ngoài một số bài báo hoặc những ý kiến bàn luận,
đánh giá nhỏ lẻ, có rất ít công trình nghiên cứu chuyên biệt về Cao Duy Sơn
và tác phẩm của ông. Vì vậy, việc tìm hiểu thế giới nghệ thuật trong truyện
ngắn của nhà văn Cao Duy Sơn là một việc làm cần thiết, có ý nghĩa thực tiễn
và ý nghĩa khoa học.
1.3. Trên cơ sở nhìn nhận mỗi thế giới nghệ thuật có một mô hình nghệ

thuật trong việc phản ánh thế giới, luận văn tiếp cận các truyện ngắn của Cao
Duy Sơn nhằm giải mã những tín hiệu nghệ thuật, tìm hiểu quan niệm và cách
cắt nghĩa của nhà văn về thế giới. Trong giới hạn luận văn thạc sĩ khoa học,
ngƣời viết mong muốn đƣợc góp phần nhỏ bé vào lĩnh vực nghiên cứu, từ đó
khẳng định vị trí của một nhà văn dân tộc Tày trong văn xuôi Việt Nam
đƣơng đại.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Thế giới nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của ngƣời nghệ sĩ. Nó là kiểu
tồn tại đặc thù vừa trong chất liệu, vừa trong cảm nhận của ngƣời thƣởng
thức, vừa là sự thống nhất giữa nội dung và hình thức trong chỉnh thể thẩm mĩ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
của tác phẩm. "Chỉnh thể tác phẩm được nhận thức qua khái niệm thế giới
nghệ thuật" [44]. Thế giới nghệ thuật bao gồm hiện thực, cá tính sáng tạo của
nhà văn, chất liệu nghệ thuật. Thế giới nghệ thuật không chỉ tƣơng đƣơng mà
còn rộng hơn tác phẩm nghệ thuật. Nó có thể bao quát tất cả các tác phẩm của
một nhà văn, một trào lƣu nghệ thuật, một thời kì văn học. Khái niệm thế giới
nghệ thuật đƣợc nhìn nhận nhƣ một phạm trù mĩ học bao gồm tất cả các yếu
tố của quá trình sáng tạo nghệ thuật và tất cả kết quả của hoạt động sáng tạo
nghệ thuật.
2.2. Trong nền văn học đƣơng đại, nhà văn Cao Duy Sơn đã có những đóng
góp to lớn cho văn xuôi viết về miền núi, khẳng định đƣợc tài năng và phong
cách của mình khi khai thác đề tài này. Sự bàn luận, đánh giá về sáng tác của
Cao Duy Sơn, đến thời điểm này, ngoài một số bài báo hoặc những ý kiến nhỏ
lẻ dừng ở những nét khái quát nhất trong những công trình nghiên cứu về văn
học các dân tộc thiểu số, có rất ít công trình nghiên cứu quy mô hoặc một
cuốn sách chuyên khảo riêng biệt.
Hầu hết những bài viết về nhà văn Cao Duy Sơn đăng tải trên báo chí là
những bài phỏng vấn về sự ra đời của tác phẩm, về những cảm nghĩ của nhà

văn khi sáng tác và khi đƣợc nhận giải thƣởng. Bài viết "Cả đời tôi chỉ đeo
đuổi đề tài về người miền núi" của Chu Thu Hằng ghi lại cuộc phỏng vấn nhà
văn Cao Duy Sơn về lợi thế của nhà văn và cái khó khi viết về đề tài miền núi
[12]. "Với tác giả Ngôi nhà xưa bên suối", tác giả Mai Thi tìm hiểu lí do Cao
Duy Sơn chọn tên truyện Ngôi nhà xưa bên suối đặt tên cho tập truyện và
đƣợc nhà văn giải thích: "Ngôi nhà xưa bên suối chọn vì nói thay cho cả tập
truyện về sự tiếc nuối một cái gì tốt đẹp đã qua mất rồi."[47]. Tác giả Hứa
Hiếu Lễ thể hiện niềm tự hào của ngƣời Cô Xàu về Cao Duy Sơn khi nghe tin
tập truyện Ngôi nhà xưa bên suối của nhà văn giành giải thƣởng của Hội nhà
văn Việt Nam năm 2008 [20]. Trong bài "Viết văn phải có sự ám ảnh"[40] và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
"Viết văn là một cuộc viễn du về cội nguồn"[50], các tác giả đã ghi lại cảm
xúc của Cao Duy Sơn khi nhận giải thƣởng của Hội nhà văn Việt Nam và suy
nghĩ của nhà văn về đề tài sáng tác: "Cái để tạo nên trong tôi cảm xúc là
quãng đời ấu thơ, nơi mình sinh ra và lớn lên.( ) Viết văn nhất định phải có
sự ám ảnh " [40]; " với tôi viết văn giống như một cuộc viễn du về cội
nguồn, cuộc viễn du về xứ sở mình sinh ra, lớn lên và trưởng thành"[50].
Có một số ít bài đi vào nội dung tác phẩm nhƣ: Cõi nhân gian như cổ tích
(Nguyễn Chí Hoan), Ban mai có một giọt sương (Đỗ Đức). Viết về tiểu thuyết
Đàn trời, tác giả Nguyễn Chí Hoan nhận xét: "Chủ đề hai hàng của cuốn tiểu
thuyết được khai triển song song trên hai tuyến thời gian quá khứ và hiện tại
( ). Bằng cách ấy, tiểu thuyết này kể cho chúng ta một câu chuyện cổ tích
qua một phiên bản hiện đại " [16]. Còn tác giả Đỗ Đức đã thể hiện những
cảm nhận ban đầu của mình về tập truyện Ngôi nhà xưa bên suối của Cao
Duy Sơn, suy nghĩ về nhân vật và chủ đề của các tác phẩm: Ngôi nhà xưa bên
suối, Chợ tình, Song sinh, Hoa bay cuối trời [7].
Nghiên cứu văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam, nhà phê bình Lâm
Tiến nhận xét về Cao Duy Sơn: “Ông miêu tả nhân vật dưới góc độ đời tư, có

số phận riêng và một sự tự ý thức. Điều đó càng được thể hiện rõ trong những
truyện ngắn sau này của ông. ( ) Truyện của Cao Duy Sơn còn hấp dẫn
người đọc ở cách viết giàu cảm xúc, giàu hình tượng với cách cảm nhận sự
vật, hiện tượng tinh tế, chính xác, sắc sảo với những tình huống căng thẳng
gay gắt, bất ngờ.” [53, tr.151]
Luận văn thạc sĩ Ngữ văn của Đặng Thùy An (Trƣờng Đại học Sƣ phạm
Hà Nội - 2007) với đề tài “Thi pháp nhân vật tiểu thuyết trong tiểu thuyết
Người lang thang và Đàn trời của Cao Duy Sơn” là công trình nghiên cứu
chuyên biệt đầu tiên về tác phẩm của Cao Duy Sơn. Tuy nhiên luận văn này
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
chỉ nghiên cứu hai tác phẩm thuộc thể loại tiểu thuyết theo hƣớng tiếp cận thi
pháp nhân vật.
Luận văn thạc sĩ Ngữ văn của Đinh Thị Minh Hảo (Trƣờng Đại học Sƣ
phạm Thái Nguyên - 2009) với đề tài “Truyện ngắn Cao Duy Sơn” là công
trình nghiên cứu chuyên biệt đầu tiên về truyện ngắn Cao Duy Sơn. Tác giả
đã đi sâu tìm hiểu ba tập truyện ngắn của Cao Duy Sơn (Những chuyện ở lũng
Cô Sầu; Những đám mây hình người; Ngôi nhà xưa bên suối), từ đó khái quát
những nét tƣơng đồng và khác biệt của Cao Duy Sơn với các tác giả văn xuôi
miền núi đƣơng đại. Tác giả viết: “Là một nhà văn xuất hiện trong thời sau
đổi mới, Cao Duy Sơn vừa hòa nhập vừa vượt trội lên trên mặt bằng chung
của văn xuôi miền núi đương đại.” [11, tr.24]
Nghiên cứu hiện thực và con ngƣời miền núi trong truyện ngắn Cao Duy
Sơn, tác giả Đinh Thị Minh Hảo khẳng định đó là “bức tranh xã hội miền núi
với những xung đột “ngầm” và in đậm bản sắc văn hóa Tày” và nhận xét về
hình tƣợng con ngƣời miền núi: “Họ đã vượt lên trên những bi kịch của số
phận tỏa sáng lòng nhân hậu, dũng cảm trong đói nghèo và bất hạnh.” [11,
tr.40]. Khi tìm hiểu một số phƣơng diện nghệ thuật trong truyện ngắn Cao
Duy Sơn, tác giả luận văn tập trung vào cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân

vật và đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn Cao Duy Sơn.
Nhƣ vậy, đến thời điểm hiện tại, vẫn chƣa có một công trình chuyên biệt
nào nghiên cứu thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn của Cao Duy Sơn. Việc
tìm hiểu nghiên cứu thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn của nhà văn vì thế
đƣợc đặt ra nhƣ một yêu cầu tất yếu.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là ba tập truyện ngắn của Cao Duy Sơn:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
- Tập truyện ngắn Những chuyện ở lũng Cô Sầu - Tặng thƣởng của Hội
nhà văn Việt Nam năm 1999.
- Tập truyện ngắn Những đám mây hình người - Giải B của Hội Văn học
Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam năm 2003.
- Tập truyện ngắn Ngôi nhà xưa bên suối - Giải thƣởng Hội nhà văn Việt
Nam năm 2008; Giải thƣởng Văn học ASEAN năm 2009.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn không đi sâu nghiên cứu tất cả những vấn đề thi pháp mà chỉ tập
trung vào một số phƣơng diện cơ bản trong thế giới nghệ thuật của truyện
ngắn Cao Duy Sơn. Đó là: thế giới nhân vật, không gian nghệ thuật và thời
gian nghệ thuật, ngôn ngữ truyện ngắn Cao Duy Sơn.
4. Mục đích nghiên cứu
Mục đích khoa học của luận văn là góp phần làm rõ hơn những nét riêng
của thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Cao Duy Sơn, tìm hiểu quan niệm
nghệ thuật của nhà văn về con ngƣời và thế giới. Từ đó khẳng định thành
công và chỉ ra một số hạn chế của Cao Duy Sơn khi viết về đề tài miền núi,
góp phần đánh giá vị trí của nhà văn trong nền văn học đƣơng đại Việt Nam.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng những phƣơng pháp

nghiên cứu cơ bản sau:
- Phƣơng pháp thống kê, khảo sát.
- Phƣơng pháp phân tích.
- Phƣơng pháp hệ thống, tổng hợp.
- Phƣơng pháp đối chiếu, so sánh.
6. Đóng góp của luận văn
Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống một số phƣơng
diện cơ bản của thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Cao Duy Sơn. Từ đó
chúng tôi mong muốn góp phần khẳng định những đóng góp của nhà văn
Cao Duy Sơn trong nghệ thuật tự sự khi khai thác đề tài miền núi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và thƣ mục tham khảo, nội dung luận văn
triển khai thành ba chƣơng:
Chƣơng 1: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.
Chƣơng 2: Không gian - thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn
Cao Duy Sơn.
Chƣơng 3: Ngôn ngữ truyện ngắn Cao Duy Sơn.



















Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
NỘI DUNG

CHƢƠNG I
THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CAO DUY SƠN

1. Khái niệm thế giới nhân vật, nhân vật văn học
Tác phẩm văn học là công trình nghệ thuật ngôn từ, là một thực thể hoàn
chỉnh, thống nhất của các yếu tố nội dung và hình thức, vừa có khả năng phản
ánh hiện thực cuộc sống vừa biểu hiện thế giới tâm hồn, tƣ tƣởng, tình cảm
của ngƣời viết, nó đƣợc sáng tạo theo quy luật thẩm mĩ và có ý nghĩa xã hội.
Theo Bêlinxki: "Mọi sản phẩm nghệ thuật đều là một thế giới riêng mà khi đi
vào đó thì ta buộc phải sống theo các quy luật của nó, hít thở không khí của
nó". Thế giới nghệ thuật không chỉ tồn tại trong tác phẩm nghệ thuật mà còn
tồn tại trong trí tƣởng tƣợng, sự hình dung của độc giả. Nó thống nhất nhƣng
không đồng nhất với thế giới thực tại.
Thế giới nhân vật là hạt nhân của thế giới nghệ thuật, cũng là phƣơng tiện
quan trọng nhất để thể hiện tƣ tƣởng trong các tác phẩm kịch và tự sự. Nó
quyết định các yếu tố khác nhƣ cốt truyện, sự lựa chọn chi tiết, phƣơng tiện
ngôn ngữ và cả kết cấu của truyện. Vì thế khám phá thế giới nhân vật là

chặng đƣờng đầu tiên không thể thiếu của hành trình tìm hiểu thế giới nghệ
thuật trong sáng tác của một nhà văn.
Nhân vật văn học là “thuật ngữ chỉ hình tượng nghệ thuật về con người,
một trong những dấu hiệu về sự tồn tại toàn vẹn của con người trong nghệ
thuật ngôn từ.” [34, tr.1254]. “ Nhân vật văn học là con người cụ thể được
miêu tả trong tác phẩm văn học ” [33, tr.202]. Qua nhân vật văn học, nhà văn
thể hiện quan niệm nghệ thuật và lý tƣởng thẩm mĩ của mình về con ngƣời.
Nhân vật là “công cụ khái quát hiện thực và phương tiện để tác giả hiện thực
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
hóa quan niệm nghệ thuật về con người dưới một hình thức biểu hiện tương
ứng.” [45, tr.365].
Nhân vật văn học đƣợc miêu tả qua các biến cố, xung đột, mâu thuẫn, qua
ngôn từ và chi tiết. Các phƣơng diện loại hình của nhân vật văn học rất đa
dạng. Xét về vai trò nhân vật trong tác phẩm có nhân vật chính, nhân vật phụ,
nhân vật trung tâm. Xét về phƣơng diện hệ tƣ tƣởng, về quan hệ đối với lý
tƣởng xã hội của nhà văn, có thể nói tới nhân vật chính diện, nhân vật phản
diện, nhân vật lý tƣởng, nhân vật tƣ tƣởng Vì vậy khi phân định loại hình
nhân vật phải rất linh hoạt dựa trên cơ sở khả năng phản ánh hiện thực của
chúng và ý đồ tƣ tƣởng nghệ thuật của nhà văn.
2. Các kiểu nhân vật trong truyện ngắn Cao Duy Sơn
Mỗi nhà văn, trong quá trình sáng tạo đều hƣớng tới xây dựng những kiểu
loại nhân vật nhất định. “Nhân vật là nơi tập trung hết thảy và giải quyết hết
thảy trong một sáng tác.” [15, tr.62]. Trong tác phẩm văn học, nhân vật luôn
đƣợc miêu tả nhƣ một loại hình tính cách, một mô hình cá nhân. Mô hình cá
nhân đƣợc miêu tả nhƣ một chỉnh thể còn đƣợc gọi là vai văn học. Ngoài đảm
nhiệm vai văn học trong tác phẩm, nhân vật còn là sự thể hiện những vai xã
hội nhất định, có tính chất tiêu biểu trong đời sống. Trên sơ sở vai văn học,
các kiểu loại nhân vật đƣợc định hình trong mối tƣơng quan với thân phận

đích thực của họ trong đời thực và với quan niệm thẩm mĩ của nhà văn. Thế
giới nhân vật trong truyện ngắn của nhà văn Cao Duy Sơn mang những đặc
điểm có sức khái quát và giá trị nghệ thuật sâu sắc.
2.1. Những con ngƣời nhỏ bé, bình dị, có số phận bất hạnh
Trong thế giới nhân vật phong phú của truyện ngắn Cao Duy Sơn, nhân vật
trung tâm chủ yếu là những ngƣời lao động ở miền núi, những con ngƣời nhỏ
bé, bình dị. Ta có thể gặp những con ngƣời nhƣ thế ở bất cứ nơi đâu trong đời
sống hàng ngày. Đó là lão Khơ chuyên đóng xe ngựa (Hoa bay cuối trời); lão
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
Sấm ăn mày (Người ở muôn nơi); bà Ban quét chợ, lão Khuề ngày kiếm củi
bán, đêm bắt tắc kè (Âm vang vong hồn); Kí - nhân viên bán thịt (Những đám
mây hình người); Thùng - lái xe ở lâm trƣờng (Mùa én gọi bầy) Từng cá
thể, từng mảnh đời thầm lặng góp phần tạo nên thế giới nhân vật phong phú
trong truyện ngắn của Cao Duy Sơn. Lựa chọn những con ngƣời nhỏ bé, bình
dị làm nhân vật trung tâm trong sáng tác của mình, nhà văn không tập trung
tái hiện những vất vả bởi mƣu sinh mà đi sâu khám phá tâm lí, khẳng định vẻ
đẹp tâm hồn của họ trong nhiều cảnh ngộ éo le, bất hạnh. Điều đó chứng tỏ
nhà văn Cao Duy Sơn không chỉ am hiểu sâu sắc về cuộc sống và con ngƣời ở
miền núi mà còn có trái tim yêu thƣơng, giàu cảm thông với những đau khổ
của con ngƣời. Quan trọng hơn, qua thế giới nhân vật trong truyện ngắn Cao
Duy Sơn, độc giả nhận ra quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con ngƣời và
hiện thực.
Theo nhà văn Nguyễn Minh Châu: “ Văn học và đời sống là hai vòng tròn
đồng tâm mà tâm điểm là con người.” [4]. Các nhà văn gửi gắm trong sáng
tác của mình tình yêu cuộc sống và nhất là tình yêu thƣơng con ngƣời. “Tình
yêu này của người nghệ sĩ vừa là một niềm hân hoan, say mê, vừa là một nỗi
đau đớn, khắc khoải, một mối quan hoài thường trực về số phận, hạnh phúc
của những người chung quanh mình.” [4]. Có tình yêu lớn ấy, nhà văn mới có

thể cảm thông sâu sắc với những con ngƣời bất hạnh.
Khi khắc họa những con ngƣời nhỏ bé, bình dị, Cao Duy Sơn tập trung tái
hiện những bất hạnh, éo le trong cuộc đời của họ. Chính vì vậy, hình ảnh
những con ngƣời nhỏ bé, vô danh, ít đƣợc để ý trong xã hội trở nên sáng rõ và
ám ảnh ngƣời đọc, khơi gợi bao suy nghĩ về cuộc sống và con ngƣời. Nhà văn
quan tâm đến đời tƣ con ngƣời với những mất mát, éo le, bất hạnh do nhiều
nguyên nhân khác nhau. Những mối tình lỡ dở, gia đình đổ vỡ, con ngƣời
chia li, tan hợp với những món nợ tình nghĩa suốt đời là hình tƣợng xuyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
suốt trong truyện ngắn Cao Duy Sơn. Nhân vật trong truyện ngắn của Cao
Duy Sơn không khốn khó vì nghèo, vì tiền mà bất hạnh của cuộc đời họ là
những đớn đau nhức nhối trong tâm tƣởng. Con ngƣời mang khát vọng
thƣờng bị dập vùi trong xa xót, dở dang.
Cuộc đời dằng dặc buồn đau của ông Thim đƣợc nhà văn tái hiện trong tác
phẩm Người săn gấu. Mƣời hai tuổi, chú bé Thim phải chứng kiến cảnh tƣợng
đau đớn, khủng khiếp suốt đời không bao giờ quên: “Ngƣời cha đã đẩy lùi
con thú bằng sức mạnh kì diệu nhƣng ông đã không thoát ra đƣợc trong
những chiếc vuốt cong nhọn hoắt của nó, ngƣời và gấu đã cùng lao xuống đáy
vực hun hút”. Năm tháng qua đi, tuổi xuân của Thim đã gửi gắm ở khắp các
chiến trƣờng. Rời quân ngũ, hơn ba mƣơi năm làm chân đƣa thƣ lƣu động,
hầu nhƣ đã đến khắp vùng hẻo lánh trong tỉnh, chƣa bao giờ trong ông nguôi
vơi nỗi nhớ vùng quê xa, “nơi Thim đã có một thời trẻ trung chát đắng” với
“mối tình nhƣ nụ hoa đầu tiên mới nhú ”. Thim đóng chặt cánh cửa lòng
mình và chỉ để ngỏ một lối duy nhất cho tình yêu ban đầu ấy vĩnh viễn tồn tại.
Nỗi bất hạnh của Hoán (Thằng Hoán) bắt đầu từ một tai nạn khủng khiếp
khi nó lên mƣời tuổi. Mƣời tám tuổi nhìn vẫn nhƣ đứa trẻ lên mƣời. “Thân
hình không cao quá một mét tƣ. Cái đầu to quá khổ nhƣ bị cái u trên lƣng đè
nặng, luôn trĩu về phía trƣớc. Hai bàn chân to bè những ngón tòe ra ”. Gần

bốn mƣơi tuổi Hoán mới có vợ nhƣng ngƣời vợ ấy đã phản bội chồng. Vợ bỏ
nhà theo nhân tình, Hoán một mình chăm lo cho con trai mới lên bốn tuổi.
“Đêm đêm ôm con ngủ, nhìn ngấn nƣớc mắt vẫn đọng trên đôi má ngây thơ
của nó, trong lòng Hoán cồn lên một nỗi thƣơng xót tê tái”.
Hai cha con lão Vƣợc (Cuộc báo thù cuối cùng) sống ở ngôi nhà sàn nằm
lẻ loi dƣới chân núi. Từ ngày ngƣời vợ hiền lành chết thảm vì gặp hổ trên
đƣờng đi đón chồng, Lão Vƣợc đi săn thú không chỉ để mƣu sinh mà còn để
báo thù. Lão muốn quên mà không sao quên nổi “cái quá khứ nghiệt ngã và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
tàn nhẫn”. Nỗi đớn đau của lão Vƣợc dồn tụ, chất chồng bao “năm tháng nhọc
nhằn săn đuổi, và những ngày âm thầm nuôi con trong nỗi cô đơn triền miên.”
Câu chuyện về Ò Lình ở bản Luông (Nơi đây không một bóng người)
khiến ngƣời đọc ngỡ ngàng trong đau xót. Dân bản gọi chú bé bị câm từ lúc
mới lọt lòng là Ò Lình (thằng Khỉ) “vì nó giống y nhƣ một con khỉ” với thân
thể phủ một lớp lông màu vàng. Vừa mới ra đời, Ò Lình đã phải cùng mẹ trốn
chạy sự tàn nhẫn của ngƣời cha chối bỏ con mình. Hai mẹ con ở trong rừng
sâu, “một cuộc sống ở nơi không một bóng ngƣời”. Suốt mƣời bốn năm trời,
chỉ có bà đỡ đi lại tiếp tế, chăm sóc hai mẹ con với tấm lòng một ngƣời mẹ
nhân hậu. Nhƣng rồi bà đỡ bị dân quân bắn chết vì họ tƣởng là quái vật từ
rừng hủi đến hại dân làng. Còn Ò Lình, sau khi xông vào đám cháy cứu bọn
trẻ và bị con ngƣời xua đuổi, chú bé chạy về rừng với mẹ. Tiếng gọi mẹ lần
đầu tiên cất lên cũng là tiếng nói cuối cùng của Ò Lình. “ nó đã mang theo
cái tiếng nói đầu tiên ấy, cái tiếng nói của một con ngƣời thực sự theo vào
giấc ngủ vĩnh viễn”.
Đến với tác phẩm Hoa bay cuối trời, ngƣời đọc không khỏi xúc động trƣớc
mối tình của Dình và Khơ, cảm thƣơng ngƣời con gái xinh đẹp vùng Pác Gà.
Dình đã có ngƣời con trai ngỏ lời, “nhƣ con chim đã có đôi, con suối có bóng
núi làm bạn”. Khơ hẹn sẽ đón Dình về làm vợ trên chiếc xe ngựa do chính tay

anh đóng, “đƣợc một con ngựa hồng bờm tết hoa rực rỡ kéo đi qua những
cánh rừng”. Nhƣng sau một trận sốt li bì suốt năm ngày, đôi chân Dình không
thể cử động đƣợc nữa. Không muốn ngƣời yêu phải khổ, Dình đã nhờ anh trai
nói dối để Khơ tin rằng cô là kẻ bội tình. Chiếc xe ngựa do chính tay Khơ
đóng, mấy mƣơi năm sau mới lăn bánh đƣa Dình “đi về nơi cuối trời”.
Đọc những trang văn tái hiện những trang đời bất hạnh đầy trắc trở, có
cảm giác Cao Duy Sơn đang nói hộ ƣớc mơ, giãi bày éo le uẩn khúc và niềm
mong mỏi của những con ngƣời nhỏ bé, bình dị ở vùng cao. Dƣới ngòi bút
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
của nhà văn, bức tranh hiện thực xã hội miền núi hiện lên với những xung đột
âm thầm vừa có tính thời sự của cuộc sống đƣơng đại, vừa là những xung đột
muôn thuở của số phận con ngƣời. Đó là xung đột giữa con ngƣời với thiên
nhiên; giữa khát vọng tình yêu, hạnh phúc với những rào cản của lễ giáo, hủ
tục; giữa ƣớc mơ và thực tại phũ phàng. Nhà văn không quan sát, mô tả bề
ngoài mà nắm bắt và tái hiện đƣợc sự vận động bên trong của đời sống ở vùng
rừng núi xa xôi phía Bắc. Mỗi cuộc đời, mỗi số phận là một mảnh nhỏ của
hiện thực, không mở ra những chiều kích khoáng đạt mà dẫn dắt ngƣời đọc
nƣơng theo những niềm đau, lắng sâu bao xót xa, vật vã trong bi kịch. Với
những thăng trầm ở mọi thân phận, các nhân vật của Cao Duy Sơn thiên về
loại nhân vật số phận hơn là nhân vật tính cách, tuy nhà văn vẫn có ý thức tạo
cho mỗi nhân vật một nét cá tính và ngôn ngữ riêng.
2.2. Những nhân vật lí tƣởng
Truyện ngắn của Cao Duy Sơn có nhiều nhân vật đƣợc xây dựng theo
nguyên tắc lí tƣởng hóa về nhân cách. Với những nhân vật này, nhà văn quan
tâm đến vẻ đẹp tâm hồn hơn vẻ đẹp hình thức và quan niệm đó là yếu tố quan
trọng làm nên tính lí tƣởng. Thế giới truyện của Cao Duy Sơn buồn nhƣng
không quá bi lụy, ám ảnh nhƣng không quá nặng nề. Chính vẻ đẹp tâm hồn
con ngƣời đã làm vợi bớt mọi nỗi đau, cái nhìn bớt u ám. Đặc điểm này góp

phần mang lại giá trị nhân văn sâu sắc cho những sáng tác của Cao Duy Sơn.
Trong nghịch cảnh, những con ngƣời nhỏ bé, bình dị miền sơn cƣớc vẫn tràn
đầy khát vọng tình yêu và niềm tin vào cuộc sống, vẫn nhân hậu, chung thủy,
nghĩa tình và dũng cảm, cao thƣợng, vị tha.
2.2.1. Khát vọng tình yêu và niềm tin vào cuộc sống
“Tình yêu là hành vi cao cả nhất của tâm hồn và là kiệt tác của con người”
(Gac xông). Ở bất cứ nơi đâu, dù ở thời đại nào, con ngƣời đều khao khát yêu
thƣơng. Trong các tác phẩm của mình, Cao Duy Sơn không chỉ khắc họa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
những con ngƣời vùng cao chân chất, mộc mạc mà còn muốn nói điều gì đó
về những điều thầm kín sâu thẳm trong tâm hồn họ, về những ƣớc muốn,
khao khát yêu thƣơng. Không phải là thứ lí tƣởng cao xa mà là những khát
vọng đời thƣờng: ƣớc vọng một tình yêu toàn vẹn, hạnh phúc lứa đôi, một
cuộc sống tốt đẹp, yên bình. Phải chăng nhà văn để nhân vật nói ra những lầm
lỡ, giãi bày những ƣớc nguyện không thành để dịu vợi, nguôi ngoai cay đắng,
và để thắp lên niềm tin vào cuộc sống trong mỗi trái tim đau ?
L. Tônxtôi cho rằng: “Suy cho cùng, bi kịch lớn nhất của con người là tình
yêu”. Tình yêu mang hạnh phúc đến cho con ngƣời, tình yêu thanh lọc tâm
hồn, khiến ngƣời bình thƣờng bỗng trở nên cao cả, kẻ ích kỉ trở thành cao
thƣợng, vị tha. Nhƣng tình yêu cũng có thể mang đến cho con ngƣời nỗi khổ
đau, day dứt suốt đời. Dù vậy, con ngƣời vẫn không nguôi khát vọng, và niềm
tin vào cuộc sống chƣa bao giờ lụi tắt trong những trái tim ngƣời.
Truyện ngắn Cao Duy Sơn có những số phận bi kịch mà nỗi đau thƣơng,
xót xa, nuối tiếc đeo đẳng cả một đời ngƣời, có nhiều chuyện tình éo le, trắc
trở. Có những chàng trai cô gái yêu nhau tha thiết, thề nguyền gắn bó trọn đời
nhƣng lại phải chia xa (Chợ tình, Hoa bay cuối trời, Súc Hỷ ). Có tình yêu
chớm nở nhƣng không thể kết trái bởi sự ngáng trở của tƣ tƣởng xã hội, của
định kiến (Người săn gấu, Tượng trắng ). Và có những đôi lứa đã nên nghĩa

vợ chồng vẫn còn gặp trái ngang (Mùa én gọi bầy).
Đến với chuyện tình của Thim và Phón (Người săn gấu), ngƣời đọc cảm
thƣơng cho mối tình của ngƣời con gái “con nhà quyền thế nhất vùng” với
chàng trai mồ côi nghèo khổ có tài săn gấu. Tình yêu ấy đã vấp phải rào cản
của tƣ tƣởng phân chia đẳng cấp trong xã hội phong kiến miền núi thời kì
trƣớc cách mạng tháng Tám năm 1945. Anh trai của Phón ra lệnh đánh đập
Thim hết sức dã man, xát muối vào vết thƣơng rồi bỏ lại trong rừng cho thú
dữ ăn thịt. Thoát chết sau cái ngày đau thƣơng ấy, chàng trai săn gấu vào bộ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
đội. “Năm tháng qua đi, tuổi xuân của Thim đã gửi gắm ở khắp các chiến
trƣờng nhƣng hình ảnh Phón vẫn không sao phai mờ trong tâm trí chàng trai
săn gấu”. Đất nƣớc hòa bình, hành trình tìm lại “mối tình nhƣ cánh hoa đầu
tiên mới nhú” của Thim kéo dài suốt mấy chục năm trời. Linh cảm của Thim
khi nghe câu chuyện về ngƣời xƣa đã gieo hi vọng và niềm tin cho ông trong
bao tháng năm tìm kiếm. Khát khao đoàn tụ sau hơn nửa đời ngƣời xa cách
nhƣ càng mãnh liệt, tha thiết theo thời gian.
Chàng trai trong tác phẩm Tượng trắng vốn là một đứa trẻ bị bỏ rơi bên
đƣờng đƣợc những ngƣời bị bệnh hủi đƣa về nuôi dƣỡng. Chàng trở thành
“chiếc phao để họ bám” giữa biển đời xô dạt vì là ngƣời duy nhất còn lành lặn
nhƣ một con ngƣời bình thƣờng mà họ có quyền tiếp xúc. Ngƣời cha của cô
gái chàng yêu không vƣợt qua đƣợc định kiến, ông đƣa con gái rời xa làng
hủi. Quên thời gian, chỉ còn nhớ hình ảnh ngƣời thƣơng và mong ngày nàng
trở lại, chàng trai tạc một khối đá trắng thành “bức tƣợng thiếu nữ hiển hiện
nhƣ một con chim trắng với đôi mắt mơ màng thoáng ngơ ngác buồn”. Khi
ngƣời con gái năm xƣa trở lại với mái tóc trên đầu đã bạc, “chỉ còn một bộ
xƣơng ngƣời đã khô trắng, nằm rải rác trên thảm cỏ xanh mƣợt” dƣới bức
tƣợng đá. Kiếp ngƣời hữu hạn, nhƣng chàng trai đã tạc vào thời gian khát
vọng vĩnh hằng và niềm tin bất diệt vào tình yêu.

Bằng những câu chuyện giản dị và cảm động, nhà văn Cao Duy Sơn đã
đƣa ngƣời đọc đến với những mối tình sâu nặng và lãng mạn của các chàng
trai cô gái thủy chung, có nghĩa có tình. Dù gặp bao thăng trầm trong cuộc
sống, nhân vật của Cao Duy Sơn vẫn không nguôi khát vọng tình yêu, vẫn
trọn vẹn niềm tin sắt son vào ngày mai tốt đẹp. Súc Hỷ từng có một thời trai
trẻ lỡ đƣờng duyên phận, phải chôn chặt mối tình trong lòng để mấy chục
năm sau nối lại, cùng Mú Dinh bâng khuâng trong hạnh phúc muộn mằn (Súc
Hỷ). Sinh yêu Ếm nhiều lắm, “tƣởng sẽ chết nếu không lấy đƣợc nhau”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16
Nhƣng Ếm bị gia đình ép gả cho ngƣời khác. Theo thời gian, nỗi buồn dần
nguôi ngoai “nhƣng thƣơng nhớ vẫn hằn sâu trong ngực”. Khi về già lão Sinh
và mú Ếm mới có thể gặp nhau. Nhƣ bao nhiêu cặp tình lỡ dở, “Một năm một
phiên chợ tình tìm đến nhau để ngồi thầm thì bao chuyện xƣa và cả chuyện
nay.” (Chợ tình)
“ Niềm vui trong ngày cƣới không phù dâu phù rể sóng bƣớc hai bên chiếc
xe ngựa” của nhân vật Dình (Hoa bay cuối trời) khiến những trái tim đã yêu
hay chƣa từng biết đến sự ngọt ngào và cay đắng của tình yêu cũng cảm thấy
nghẹn ngào. Khơ và Dình đã hò hẹn: “Nếu không lấy đƣợc nhau cả hai sẽ
cùng chết”. Sau trận sốt, đôi chân của Dình không thể cử động đƣợc nữa.
Không muốn ngƣời yêu phải khổ vì mình, Dình nén lòng nhờ anh trai nói dối
để Khơ tin mình thay lòng đổi dạ. Suốt đời ngậm ngùi cô đơn vẫn không thôi
khao khát, trƣớc khi từ giã cõi đời, Dình mới thỏa ƣớc nguyện từ thuở
xuân xanh.
Cuộc đời đầy trái ngang, trắc trở của các nhân vật trong truyện ngắn Cao
Duy Sơn có lúc khiến ngƣời đọc có cảm giác đó là những mảnh vụn đời tƣ
mãi mãi dở dang. Song con ngƣời không bao giờ cam chịu bó tay. Vì tha thiết
với hạnh phúc có lúc đã tuột khỏi tầm tay nên ngƣời chồng trong “Mùa én gọi
bầy” vừa cố chấp, vừa cao thƣợng, bao dung đối với ngƣời vợ đã một lần lầm

lỡ. Những kiếp đàn ông ở Âm vang vong hồn đến chết vẫn bị ràng buộc trong
khát muốn và ghen tuông. Với cái nhìn tinh tế và sâu sắc, nhà văn Cao Duy
Sơn đã nhận ra phía sau những tâm trạng còn nhiều day dứt, xót xa kia là
niềm tha thiết với tình yêu, hạnh phúc, niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống. Cho
dù kết thúc truyện thƣờng buồn hoặc dở dang nhƣng ngƣời đọc không cảm
thấy bi quan, mệt mỏi. Bởi sau tất cả những mất mát, đắng cay, con ngƣời vẫn
không thôi nghĩ tới những điều tốt đẹp, và dòng chảy yêu thƣơng, hi vọng vẫn
lan tỏa, dâng tràn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

17
2.2.2. Những con ngƣời nhân hậu, chung thủy, nghĩa tình
Một trong những cảm hứng chủ đạo của văn học Việt Nam từ xƣa đến nay
là cảm hứng ngợi ca cái đẹp, cái thiện. Hƣớng tới giá trị nhân văn truyền
thống, nhà văn Cao Duy Sơn đã xây dựng những con ngƣời nhân hậu, chung
thủy, nghĩa tình trở thành hình tƣợng nổi bật trong sáng tác của mình. Những
nhân vật đó có cuộc sống bình thƣờng nhƣ bao ngƣời khác, thậm chí cuộc đời
họ gặp nhiều khó khăn, trắc trở. Phải chăng nhà văn muốn đặt nhân vật của
mình vào thử thách của số phận để những phẩm chất tốt đẹp nhƣ “vàng mƣời”
càng tỏa sáng trong “lửa” gian nan ?
Thầy Hạc (Ngôi nhà xưa bên suối) tình nguyện xa Hà Nội lên Mục Mã xa
xôi dạy học từ thời còn trẻ. Trong cuộc đời ngƣời thầy giáo ấy, chuyện đời,
chuyện nghề khi vui khi buồn. Có lúc thầy nghĩ “Số kiếp thầy toàn gặp điều
rắc rối”. Thầy bị kỉ luật, phải luân chuyển trƣờng vì “chuyện một trò đẹp nhƣ
nàng tiên trên trời đem lòng yêu thầy”. Đến trƣờng mới một thời gian lại gặp
Bền - cô học trò ấy lúc này đã trở thành đồng nghiệp của thầy. Nghi ngờ thầy
Hạc là cha đứa bé trong bụng cô học trò cũ, nhà trƣờng buộc thầy nghỉ lên
lớp. “Đồng nghiệp, học trò nhìn thầy nhƣ nhìn một tội phạm, một tội phạm hủ
hóa đang chờ ngày cấp có thẩm quyền ra phán quyết”. Để quên đi phần nào
phiền muộn, thầy làm một khu vƣờn thực nghiệm. Cho đến lúc vƣờn thực

nghiệm đƣợc các trƣờng khác trong tỉnh đến tham quan, ban giám hiệu mặc
nhiên coi đó là thành quả của tập thể. Đồng nghiệp của thầy hoan hỉ đón
khách tham quan, nhận quà và những lời ca tụng. Không ai nhắc đến thầy. Vì
danh dự và thành tích của tập thể, ngƣời ta mặc nhiên cho phép mình chà đạp
danh dự của cá nhân và tàn nhẫn với đồng nghiệp của mình. Nhƣng với thầy
Hạc, điều quan trọng là khu vƣờn ấy có ích cho mọi ngƣời. “Thỉnh thoảng từ
căn phòng nhìn ra, thấy những đoàn khách hay học sinh các lớp bƣớc vào khu
vƣờn, thầy mỉm cƣời.”
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

18
Khi thầy đã có một gia đình hạnh phúc, Bền - cô học trò năm xƣa đã vô
tình gây bao rắc rối cho thầy lại đến nhờ vợ chồng thầy nuôi giúp cô con gái
mới hơn một tuổi. Ngƣời vợ hiền của thầy chỉ kịp đặt tên con mình là Thƣ,
con của Bền là Lữ rồi ra đi mãi mãi vì khối u ác tính. Gà trống nuôi con, thầy
Hạc một mình chống đỡ sóng gió cuộc đời, hết lòng thƣơng yêu hai cô con
gái mà chỉ trong ý nghĩ, thầy cũng chƣa bao giờ phân biệt con đẻ, con nuôi.
Mƣời mấy năm sau, Bền trở lại xin đón con nhƣng Lữ hờn tủi, oán trách
không chịu về với mẹ. Thầy Hạc đã khuyên Lữ tha thứ cho ngƣời mẹ đã chịu
nhiều khổ đau cho dù trong lòng thầy đau xót không muốn phải chia xa. Tấm
lòng ngƣời cha - ngƣời thầy có trái tim nhân hậu làm ngƣời đọc xúc động và
cảm phục, khơi gợi khát khao vƣơn tới lẽ sống cao đẹp của con ngƣời.
Nếu cái tâm của ngƣời thầy giáo làm ngƣời đọc xúc động và cảm phục thì
tình yêu thƣơng của lão Sấm ăn mày (Người ở muôn nơi) với những đứa trẻ
đói khát làm ngƣời đọc sững sờ cảm động. Cha bỏ đi với ngƣời phụ nữ khác,
mẹ đi tìm cha mãi không về, tám đứa trẻ đói khát chỉ biết cầu Chúa cứu giúp.
Một tuần liền, mỗi sớm thức dậy, lũ trẻ thấy “một cái giỏ tre đựng đầy những
nắm cơm lơ lửng ngay hiên nhà”. Lũ trẻ tin rằng Chúa ở muôn nơi đã thấu lời
cầu nguyện. Cho đến khi lão Sấm chết, chúng mới biết ông lão ăn mày ấy đã
nhƣờng cơm cho mấy anh em mình. Lòng nhân ái của lão Sấm thức tỉnh trong

mỗi con ngƣời nghĩ suy về những điều giản dị mà vô cùng kì diệu trong cuộc
sống: Chúa ở muôn nơi và tình yêu thương ở trong mỗi con người.
Trong các sáng tác của Cao Duy Sơn, có “nhân vật lí tưởng mà lòng nhân
ái như có sẵn trong tâm hồn, làm việc tốt tự nhiên như hít thở khí trời” [11,
tr.57]. Bên cạnh các nhân vật nhƣ thầy Hạc (Ngôi nhà xưa bên suối), lão Sấm
(Người ở muôn nơi), Ò Lình (Nơi đây không một bóng người) còn có những
nhân vật không tên xuất hiện với tƣ cách cá nhân hay tập thể. Nhà văn không
dùng những danh từ riêng để phân biệt họ với nhân vật khác, nhƣng ngƣời
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

19
đọc không thể nào quên. Đó là những ngƣời bị bệnh hủi, chàng trai (Tượng
trắng), bà đỡ (Nơi đây không một bóng người) Chứng kiến sự tàn nhẫn của
ngƣời cha khi thấy con trai mới sinh có một lớp lông màu vàng phủ trên thân
thể, bà đỡ âm thầm cứu giúp ngƣời mẹ và đứa trẻ đáng thƣơng khi họ bỏ trốn
vào rừng sâu. Mƣời bốn năm trời, “bà đỡ đã bí mật đi lại tiếp tế, chăm sóc hai
mẹ con với tấm lòng một ngƣời mẹ nhân hậu”. Trong khi hai mẹ con Ò Lình
bất hạnh bị sự ấu trĩ và tàn nhẫn của đồng loại xua đuổi khỏi thế giới loài
ngƣời, chỉ có bà đỡ coi họ là ngƣời và dành cho họ tình ngƣời ấm áp.
Không giống những truyện ngắn khác, tác phẩm Tượng trắng chỉ có địa
danh mà không có tên ngƣời. Nhà văn để ngƣời đọc nhận diện nhân vật chủ
yếu trong quan hệ và qua tính cách. Những ngƣời bệnh hủi “bị con ngƣời xua
đuổi trôi dạt lang thang” đã nhặt đƣợc “một đứa trẻ bị bỏ rơi bên mé đƣờng
lầm lụi” và nuôi nó lớn “bằng tất cả tình thƣơng của những số phận đau khổ”.
Đứa trẻ ấy lớn lên và là ngƣời duy nhất còn lành lặn không mang bệnh hủi.
Chàng trai chỉ biết trả ơn “những con ngƣời bất hạnh nhƣng có tấm lòng lành
hơn khí trời” bằng cách tạc vào từng mỏm đá hình dạng mặt mũi của ngƣời đã
chết. Chàng trai ấy đã từ chối tiếng gọi của tình yêu, ở lại với thế giới khổ đau
của những linh hồn vật vã nơi làng hủi. Tình yêu của con ngƣời tình nghĩa
thủy chung ấy đã làm cho tƣợng đá bất tử với thời gian.

Trong truyện ngắn của Cao Duy Sơn có nhiều mối tình đẹp nhƣng dang
dở. Phải đến khi tuổi đã xế chiều, những ngƣời yêu nhau mới đƣợc bên nhau.
Hoa bay cuối trời, Chợ tình, Súc Hỷ là những câu chuyện đẹp về tình yêu
vƣợt qua thời gian của những chàng trai cô gái miền sơn cƣớc chung thủy,
nghĩa tình. Lão Hỷ và mú Dinh (Súc Hỷ) thời trẻ lỡ đƣờng duyên phận, khi về
già mới có thể đến với nhau nối lại tình xƣa. Chợ tình Âu Lâm mỗi năm chỉ
họp một lần vào ngày hai mƣơi lăm tháng giêng. Cũng nhƣ bao nhiêu cặp tình
lỡ dở, lão Sinh và mú Ếm chờ một năm để gặp một lần. Lúc còn trẻ không lấy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

20
đƣợc nhau, khi về già “chỉ cần đƣợc ngồi bên nhau chẳng nói gì cũng thấy ấm
lòng”. Lúc còn trẻ không nên đôi lứa, khi về già hẹn chậm bƣớc đợi nhau đến
cõi vĩnh hằng:
“Về a Ếm ơi! Anh biết em bỏ anh khác đi một mình rồi. Anh đâu dám trách
Ếm.(…). Bây giờ thế này thôi, chợ từ nay không có chúng mình nữa, không có
em không còn chợ. ( ), hãy chậm chân cho nhau kịp bƣớc với Ếm ơi.”
Đâu phải là lời khấn cho ngƣời đã khuất, đó là lời thƣơng lời nhớ, lời hẹn
ƣớc của những trái tim yêu chƣa lỡ nhịp bao giờ. Thời gian hay cái chết cũng
không thể chia lìa những con ngƣời nghĩa tình đến thế. Ngƣời đọc xúc động
nhận ra trong cuộc sống còn nhiều vất vả đắng cay nơi đại ngàn xa xôi có
những tấm lòng chan chứa yêu thƣơng, trọn vẹn nghĩa tình. Càng đi sâu tìm
hiểu thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Cao Duy Sơn, ngƣời đọc càng
nhận ra những điều nhà văn kí thác thật sâu xa, bị cuốn hút và xúc động trƣớc
một thế giới ngƣời đậm chất nhân văn.
2.2.3. Những con ngƣời dũng cảm, cao thƣợng, giàu lòng vị tha
Truyện ngắn của Cao Duy Sơn cho thấy những xung đột của hiện thực xã
hội miền núi nhƣ xung đột lịch sử - dân tộc, xung đột thế sự đời tƣ với các
dạng thức biểu hiện vô cùng phong phú: cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái
ác, giữa con ngƣời với thiên nhiên, giữa khát vọng tình yêu, hạnh phúc với

những trái ngang trắc trở… Nhân vật của Cao Duy Sơn thƣờng phải đối diện
với những thử thách nghiệt ngã. Đó có thể là nguy hiểm hữu hình khi nhân
vật đối mặt với một con ác thú, nhƣng cũng có thể là thử thách vô hình đòi
hỏi con ngƣời phải vƣợt qua, chiến thắng sự hận thù và ích kỉ của chính bản
thân mình. Trong hoàn cảnh đó, bản chất, tính cách, những phẩm chất tốt đẹp
nhƣ lòng dũng cảm, sự cao thƣợng, vị tha đƣợc bộc lộ rõ ràng và chân thực.
Với ngƣời miền núi, mối quan hệ giữa con ngƣời với môi trƣờng sống
không phải lúc nào cũng là sự gắn bó, hòa hợp mà còn có những xung đột gay

×