Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Vị trí mạnh trong truyện cười dân gian việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (486.97 KB, 57 trang )

Khóa luận tốt nghiệp đại học

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
=====***=====

TRỊNH HƢƠNG NGỌC

VỊ TRÍ MẠNH TRONG TRUYỆN CƢỜI
DÂN GIAN VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

HÀ NỘI, 2015


Khóa luận tốt nghiệp đại học

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
=====***=====

TRỊNH HƢƠNG NGỌC

VỊ TRÍ MẠNH TRONG TRUYỆN CƢỜI
DÂN GIAN VIỆT NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học


GVC. ThS. Lê Kim Nhung

HÀ NỘI, 2015


Khóa luận tốt nghiệp đại học

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới
ThS. Lê Kim Nhung – người trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình giúp
tôi hoàn thành khóa luận này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các thầy cô giáo trong khoa Ngữ
Văn, đặc biệt là thầy cô trong tổ Ngôn ngữ học và các bạn sinh viên đã giúp
đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa luận.
Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 2015
Sinh viên

Trịnh Hƣơng Ngọc


Khóa luận tốt nghiệp đại học

LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận được hoàn thành dưới sự hướng dẫn trực tiếp của
ThS. Lê Kim Nhung. Tôi xin cam đoan rằng:
- Khóa luận là kết quả tìm tòi, nghiên cứu của riêng tôi.
- Những tư liệu được trích dẫn trong khóa luận là trung thực.
- Kết quả nghiên cứu này không hề trùng khít với bất cứ công trình
ngiên cứu nào từng công bố.
Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 2015
Sinh viên

Trịnh Hƣơng Ngọc


Khóa luận tốt nghiệp đại học

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................ 8
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN. ...................................................................... 8
1.1. Một số vấn đề lí thuyết về phong cách học văn bản. ......................... 8
1.1.1. Phong cách học văn bản. ................................................................. 8
1.1.2. Biện pháp tu từ văn bản................................................................... 8
1.1.3. Phương thức tổ chức hình thức của văn bản nghệ thuật. ............. 9
1.1.4. Vị trí mạnh. .................................................................................... 10
1.2. Những đặc trƣng cơ bản của Truyện cƣời dân gian Việt Nam. ...... 10
1.2.1. Khái niệm “Truyện cười dân gian”. ............................................ 10
1.2.2. Phân loại truyện cười. ................................................................... 11
1.2.3. Một số đặc điểm về truyện cười dân gian Việt Nam..................... 11
CHƢƠNG 2: VAI TRÒ CỦA VỊ TRÍ MẠNH TRONG TRUYỆN CƢỜI 13
DÂN GIAN VIỆT NAM. ................................................................................ 13
2.1. Kết quả khảo sát – thống kê – phân loại. ........................................... 13
2.1.1. Kết quả khảo sát – thống kê........................................................... 13
2.1.2. Nhận xét.......................................................................................... 14
2.2. Phân tích kết quả thống kê .................................................................. 16
2.2.1. Vị trí mạnh nằm ở phần nhan đề tác phẩm. ................................. 16
2.2.2. Vị trí mạnh nằm ở phần nội dung ................................................. 23
2.2.3. Vị trí mạnh nằm ở cuối tác phẩm.................................................. 39

KẾT LUẬN ...................................................................................................... 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 1


Khóa luận tốt nghiệp đại học

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Từ góc độ ngôn ngữ, trong cuốn “Văn bản và liên kết trong văn
bản”, tác giả L.Hjelmslev (nhà ngôn ngữ học Đan Mạch) đã viết: “Cái duy
nhất đến với người nghiên cứu ngôn ngữ với tư cách khởi điểm […] đó là văn
bản trong tính hoàn chỉnh tuyệt đối và không tách rời của nó”[4, 5].
Trong cuốn “Văn bản và liên kết văn bản”, nhà ngôn ngữ học M.A.K
Hallyday đã nhận định: “Đơn vị cơ bản khi chúng ta sử dụng ngôn ngữ,
không phải là từ hay câu, mà là văn bản” [1, 7].
Nếu ở lĩnh vực “Ngữ pháp văn bản”, văn bản được nghiên cứu như
một sản phẩm đã được hình thành thì ở lĩnh vực “Phong cách học văn bản”,
văn bản được nghiên cứu với tư cách là một “phương tiện ngôn ngữ”, được
sử dụng nhằm mục đích tu từ. Tác giả Đinh Trọng Lạc đã khẳng định: “Văn
bản với tư cách là sản phẩm của hoạt động lời nói, không phải là một chuỗi
câu hoặc đoạn văn được tạo lập ra một cách tùy tiện mà là một thể thông
nhất toàn vẹn được xây dựng theo những quy tắc nhất định”[5, 7].
Sử dụng vị trí mạnh trong văn bản có vai trò quan trọng trong việc đem
lại những thông tin bổ sung, thông tin tu từ học và thông tin thẩm mĩ. Đứng ở
góc độ nào đó có thể nói, vị trí mạnh có ý nghĩa chi phối, quy định việc lựa
chọn sử dụng những phương tiện và biện pháp tu từ ở cấp độ thấp hơn.
Nghiên cứu lý thuyết chung về văn bản ở góc độ phong cách học là một
điều rất mới mẻ mà tác giả Đinh Trọng Lạc là người đặt nền móng cho một
chuyên ngành khoa học ngôn ngữ mới đầy triển vọng. Chính vì vậy, trong
phạm vi khóa luận này, chúng tôi vận dụng lý thuyết phong cách học văn bản

của tác giả Đinh Trọng Lạc để đi sâu tìm hiểu vai trò của việc sử dụng vị trí
mạnh trong truyện cười dân gian Việt Nam. Chúng tôi hy vọng khóa luận này

1


Khóa luận tốt nghiệp đại học

sẽ đóng góp một phần nhỏ vào việc tìm hiểu và khẳng định một vấn đề lý
thuyết về phong cách học.
1.2. Tìm hiểu các tác phẩm được giảng dạy tại trường phổ thông, chúng tôi
thấy rằng: Truyện cười dân gian Việt Nam chiếm một vị trí quan trọng trong
bộ phận Văn học dân gian Việt Nam. Thể loại văn học dân gian này đã được
đưa vào trong chương trình giảng dạy ở phổ thông từ rất lâu.
Truyện cười dân gian Việt Nam dù có yếu tố thanh hay tục, dù chỉ là
nhằm mục đích gây cười – giải trí hay mang màu sắc xã hội với nội dung triết
lí giáo dục thì đều là những tác phẩm văn chương có giá trị thể hiện ý thức có
thẩm mỹ của cộng đồng, đậm đà bản sắc văn hóa, phong tục tập quán của cả
một dân tộc. Mặt khác, truyện cười còn là những tác phẩm văn học đặc sắc về
nghệ thuật. Làm nên sự thành công của truyện cười và để lại ấn tượng sâu sắc
trong lòng người đọc chính là việc tác giả dân gian đã sử dụng thành công vị
trí mạnh.
Từ ý nghĩa khoa học và thực tiễn trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài
“Vị trí mạnh trong truyện cười dân gian Việt Nam” để góp phần tìm hiểu
sâu hơn về thể loại truyện cười, đồng thời thấy được tác dụng to lớn của vị trí
mạnh đối với truyện cười dân gian Việt Nam. Kết quả của quá trình nghiên
cứu còn là nguồn tư liệu cần thiết trong quá trình giảng dạy và công tác sau
này của bản thân.
2. Lịch sử vấn đề
Cho đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khác nhau và dưới

nhiều góc độ đối với thể loại truyện cười.
2.1. Từ góc độ văn học
2.1.1. Tác giả Đinh Gia Khánh trong cuốn giáo trình “Văn học dân
gian Việt Nam” đã nghiên cứu truyện cười trên nhiều phương diện khác nhau.
Giáo sư Đinh Gia Khánh cũng chia truyện cười thành hai loại: Truyện khôi

2


Khóa luận tốt nghiệp đại học

hài và truyện trào phúng. Tác giả đề cập tới giá trị nghệ thuật cũng như giá trị
nội dung của thể loại này. Về kết cấu, truyện thường ngắn gọn, không miêu tả
dài dòng, mỗi truyện thường là một vở hài kịch nhỏ có đầy đủ các cấp độ
xung đột của kịch. Ngôn ngữ của truyện cười ngắn gọn và rất sắc. Ngôn ngữ
của nhân vật thường gây ra yếu tố bất ngờ ở cuối truyện. Về đối tượng phản
ánh, truyện cười tập trung chủ yếu vào tầng lớp, giai cấp thống trị như vua
chúa, quan lại, địa chủ…Ngoài ra, truyện còn taaph trung phản ánh những
thói hư tật xấu như: tham ăn, lười biếng, dốt nát của người lao động.
2.1.2. Trong cuốn “Tiếng cười dân gian Việt Nam”, hai tác giả Trương
Chính và Phong Châu căn cứ vào tính chất phê phán đã chia đối tượng của
tiếng cười làm hai loại. Một là dựa vào tính cách để phản ánh (như: lười
biếng, tham ăn, hà tiện…), hai là dựa vào những cá nhân trong xã hội để phản
ánh (như: vua quan, thầy đồ, thầy nho…).
Cùng với đó, hai tác giả đã phân tích những thủ pháp gây cười được sử
dụng trong truyện cười dân gian như: thủ pháp chơi chữ (dựa vào hiện tượng
đồng âm, dị nghĩa; những từ nhiều nghĩa; nói lái; triết tự chữ Hán…); nghệ
thuật cường điệu; cách diễn đạt chân lý dưới hình thức nghịch lý, trái với
logic. Đặc biệt, khi đề cập tới nghệ thuật của truyện cười, hai tác giả Trương
Chính và Phong Châu đã nhấn mạnh tới hai biện pháp gây cười chủ yếu là sự

phóng đại và yếu tố kịch tính. Phóng đại ở truyện cười là sự cường điệu tâm
lí, tâm trạng, thói hư, tật xấu của nhân vật còn kịch tính trong mỗi câu truyện
hài là sự thay đổi đột ngột của hoàn cảnh.
Hai công trình trên đã đề cập tới những khía cạnh cơ bản của truyện
cười dân gian Việt Nam. Đây là những cơ sở quan trọng cho chúng tôi tìm
hiểu về thể loại văn học dân gian đặc sắc này.
2.1.3. Ngoài hai công trình tiêu biểu vừa nêu, truyện cười dân gian Việt
Nam còn được đề cập ở một số tài liệu khác như:

3


Khóa luận tốt nghiệp đại học

- Nguyễn An Tiêm, “Cái hài mua vui giải trí trong Truyện cười dân
gian Việt Nam”, Tạp chí Văn hóa dân gian, 96(1), tr.31-34.
- Huỳnh Công Tín, “Cái hài dân gian Bắc bộ - Nam bộ”, Tạp chí Văn
hóa dân gian, 2002(5), tr.60-64.
Các tác giả chú ý nghiên cứu đến nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trong
truyện cười, các thủ pháp chơi chữ. Vị trí mạnh cũng đã được đề cập tới
nhưng chưa được xem xét một cách cụ thể và hệ thống. Tuy nhiên, những kết
quả nghiên cứu trên sẽ là những định hướng vô cùng quý giá giúp cho chúng
tôi đi sâu tìm hiểu truyện cười, đặc biệt là nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ.
2.2. Từ góc độ ngôn ngữ học
2.2.1. Ở góc độ ngôn ngữ, tác giả Đinh Trọng Lạc là người đầu tiên tìm
hiểu biện pháp tu từ văn bản. Có thể coi ông là người đầu tiên cho việc xây
dựng nền móng nghiên cứu các biện pháp tu từ văn bản.
Trong tạp chí Ngôn ngữ, với bài “Vấn đề xác định, phân loại và miêu
tả các phương tiện tu từ và các biện pháp tu từ”, tác giả Đinh Trọng Lạc đã
đưa ra sự phân biệt của mình về biện pháp tu từ và phương tiện tu từ xét ở

góc độ văn bản. Những phương thức tổ chức hình thức của văn bản góp phần
tập trung sự chú ý của độc giả vào những yếu tố thông báo nhất định và thiết
lập những quan hệ thích hợp về ngữ nghĩa giữa các yếu tố của một cấp độ đã
cho, hoặc thông thường hơn của các cấp độ. Tác giả đã đưa ra một số phương
thức tổ chức hình thức văn bản nghệ thuật như sự chờ đợi bị hụt hẫng, bố cục
văn bản và việc sử dụng văn bản với mục đích tu từ, vị trí mạnh, các yếu tố
có vai trò định hướng giao tiếp trong văn bản nghệ thuật. Trong đó, vị trí
mạnh là một trong các biện pháp tu từ văn bản được sử dụng nhiều và có tác
dụng chi phối điệu tính tu từ của đoạn văn, văn bản chứa đựng biện pháp này.
2.2.2. Vị trí mạnh còn được đề cập tới trong một số cuốn sách như:
- Đinh Trọng Lạc (1994), Phong cách học văn bản, Nxb Giáo Dục, Hà

4


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Nội.
- Đinh Trọng Lạc (1997), Phong cách học Tiếng Việt, Nxb Giáo Dục,
Hà Nội.
Tác giả Đinh Trọng Lạc đã đi sâu vào những vấn đề cơ bản của phong
cách học. Đặc biệt, tác giả đi sâu miêu tả và phân tích một số phạm trù của
văn bàn nghệ thuật và việc sử dụng với mục đích tu từ, trong đó, tác giả có tập
trung nghiên cứu về vị trí mạnh. Những vấn đề lý thuyết này đã tạo tiền đề để
chúng tôi đi sâu nghiên cứu chức năng, giá trị sử dụng của vị trí mạnh trong
văn bản văn học, đặc biệt là truyện cười dân gian.
Qua việc tìm hiểu những công trình nghiên cứu của tác giả Đinh Trọng
Lạc, chúng ta không thể phủ nhận vai trò cũng như đóng góp quan trọng của
tác giả đối với vấn đề lý thuyết của vị trí mạnh trong văn bản nghệ thuật.
2.2.3. Qua khảo sát chúng tôi thấy đã có một khóa luận đi sâu nghiên

cứu truyện cười là “Hiệu quả của biện pháp quy định trong truyện cười dân
gian Việt Nam” của tác giả Lưu Xuân Bình – Sinh viên k29G – Ngữ văn –
ĐHSPHN2. Khóa luận đã chỉ ra những hiệu quả nghệ thuật của biện pháp quy
định, khám phá những khía cạnh mới mẻ trong giá trị nội dung cũng như giá
trị nghệ thuật của truyện cười dân gian Việt Nam từ góc độ phong cách học.
Tác giả Lê Kim Nhung có bài viết “Tìm hiểu nghệ thuật chơi chữ trong
truyện cười dân gian Việt Nam” (Báo cáo khoa học tại Hội thảo Ngữ học trẻ Xuân 2007). Bài viết đã miêu tả và phân tích nghệ thuật chơi chữ để rút ra những
nhận xét về giá trị sử dụng của biện pháp này đối với hiệu quả của truyện cười
dân gian.
Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy hầu hết những bài nghiên cứu
trên, tác giả mới chỉ dừng lại ở mức độ khảo sát lí thuyết, mang tính chất
khám phá, minh. Tiếp nối mạch nghiên cứu ấy, chúng tôi tập trung đi sâu vào
miêu tả và phân tích vị trí mạnh trong truyện cười dân gian Việt Nam.

5


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Trên nền tảng lý thuyết của tác giả Đinh Trọng Lạc và dựa vào sự phân
tích những kết quả ngữ liệu thống kê từ kho tàng Truyện cười dân gian Việt
Nam, khóa luận này sẽ đi sâu vào tìm hiểu các yếu tố mạnh được sử dụng
trong truyện cười dân gian Việt Nam một cách cụ thể. Đồng thời, khóa luận
còn góp phần khẳng định những tiền đề lý thuyết của các nhà nghiên cứu
ngôn ngữ học trước đó.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tập hợp các vấn đề lý thuyết có liên quan đến đề tài.
- Khảo sát, thống kê những trường hợp sử dụng vị trí mạnh trong
truyện cười dân gian Việt Nam.
- Vận dụng phương pháp phân tích phong cách học văn bản để miêu tả,

phân tích các yếu tố cấu tạo của vị trí mạnh, từ đó rút ra kết luận về tác dụng của
vị trí mạnh trong tác phẩm văn học nói chung và truyện cười dân gian Việt Nam
nói riêng.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Vị trí mạnh trong truyện cười dan gian Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Khảo sát qua hai cuốn:
- “Truyện cười dân gian Việt Nam”, (Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà
Nội, 2014), Ngọc Hà sưu tầm và biên soạn.
- “Tiếu lâm Việt Nam hay nhất”, (Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội,
2013), Đức Anh sưu tầm và biên soạn.
5. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài “Vị trí mạnh trong truyện cười dân gian Việt
Nam”, khóa luân nhằm góp phần củng cố các vấn đề lý thuyết về phong
cách học văn bản.

6


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Trên cơ sở những phân tích, nhận xét, chúng tôi hy vọng khẳng định
thêm vai trò của vị trí mạnh trong tác phẩm văn học dân gian. Qua đó, nâng
cao hơn nữa những hiểu biết về truyện cười dân gian Việt Nam, chuẩn bị tư
liệu cho việc học tập và giảng dạy môn Ngữ văn sau này.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Khảo sát, thống kê, phân loại các trường hợp có sử dụng vị trí mạnh.
- Phân tích ví dụ minh họa tiêu biểu rồi rút ra kết luận chung.
7. Bố cục khóa luận

Ngoài phần mở đầu và tài liệu tham khảo, khóa luận bao gồm 2
chương:
Chƣơng 1. Cơ sở lí luận
Chƣơng 2. Vai trò của vị trí mạnh trong truyện cƣời dân gian Việt Nam

7


Khóa luận tốt nghiệp đại học

PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1.

Một số vấn đề lí thuyết về phong cách học văn bản

1.1.1. Phong cách học văn bản
Phong cách học được hiểu là khoa học nghiên cứu về các quy luật nói
và viết có hiệu lực cao và sử dụng ngôn ngữ đạt được tính chính xác, tính
đúng đắn và tính thẩm mĩ.
Trong cuốn “Phong cách học văn bản”, tác giả Đinh Trọng Lạc đã
khẳng định “...Cần đặc biệt chú ý đến vai trò quan trọng của phong cách
học”. Phong cách học là một bộ môn trong ngành ngôn ngữ học nghiên cứu
những nguyên tắc lựa chọn, sử dụng tất cả những phương tiện dồi dào của
ngôn ngữ (bao gồm cả những đơn vị ngôn ngữ, cả những đơn vị giao tiếp tức
những văn bản phát ngôn), cũng như tất cả biện pháp sử dụng đặc biệt – tức
những biện pháp tu từ để sự diến đạt ngôn ngữ đạt được hiệu quả cao nhất
trong mọi lĩnh vực của hoạt động giao tiếp xã hội.
Vì vậy, để thực hiện nhiệm vụ của mình, phong cách học đi đến việc
đổi mới trong quan niệm, mở rộng đối tượng, phạm vi khảo sát, nghiên cứu

những vấn đề mà ngôn ngữ học văn bản đã đặt ra. Đặc biệt là đổi mới trong
những khái niệm về văn bản.
1.1.2. Biện pháp tu từ văn bản
Theo Tác giả Đinh Trọng Lạc, biện pháp tu từ “là những cách thức
phối hợp sử dụng trong hoạt động lời nói các phương tiện ngôn ngữ (không
kể là trung hòa diễn cảm) để tạo ra hiệu quả tu từ (tức là tác dụng gợi hình,
gợi cảm, nhấn mạnh, làm nổi bật...) do sự tác động qua lại giữa các yếu tố
trong một ngữ cảnh rộng.” [1, 61].
Như vậy, biện pháp tu từ có thể coi là những cách kết hợp ngôn ngữ
đặc biệt trong hoàn cảnh cụ thể, nhằm một mục đích tu từ nhất định. Nó đối

8


Khóa luận tốt nghiệp đại học

lập với biện pháp sử dụng ngôn ngữ thông thường trong mọi hoàn cảnh nhằm
mục đích diễn đạt lý trí.
Căn cứ vào cấp độ ngôn ngữ của các phương tiện ngôn ngữ được phối
hợp sử dụng, biện pháp tu từ được chia ra: biện pháp tu từ từ vựng, biện pháp
tu từ ngữ nghĩa, biện pháp tu từ cú pháp, biện pháp tu từ văn bản.
Tác giả Đinh Trọng Lạc cũng khẳng định: “Biện pháp tu từ văn bản là
những cách sử dụng phối hợp các bộ phận của văn bản để tạo ra hiệu quả tu
từ do sự tác động qua lại các bộ phận của văn bản với nhau” [2, Trang 207].
Dựa vào tính chất của kiểu quan hệ tồn tại giữa các bộ phận của văn bản, biện
pháp tu từ văn bản được chia thành: biện pháp quy định, biện pháp hòa hợp,
biện pháp tương phản. Trong đó, biện pháp tu từ kiểu quy định là biện pháp
mà ở đó, các mảnh đoạn được đánh dấu về tu từ học xác định điệu tính tu từ
của toàn văn bản. Mảnh đoạn này thường ở các vị trí mạnh như vị trí mở đầu
và vị trí kết thúc.

1.1.3. Phương thức tổ chức hình thức của văn bản nghệ thuật.
Theo Tác giả Đinh Trọng Lạc, trong số các khái niệm cơ bản của
phong cách học giải mã được V. Acnôn nghiên cứu, thú vị nhất – đứng ở
quan điểm tham gia vào việc tạo lập ra tính toàn vẹn của văn bản – là nhóm
các hiện tượng được liên kết lại bởi một tên gọi chung là đề xuất. Trong
phong cách học giải mã, đề xuất được hiểu là “Những phương thức tổ chức
hình thức của văn bản tập trung chú ý của độc giả vào những yếu tố thông
báo nhất định và thiết lập những quan hệ thích hợp về ngữ nghĩa giữa các
yếu tố của một cấp độ đã cho, hoặc thông thường hơn của các cấp độ”.
Các kiểu đề xuất cơ bản gồm có:
- Vị trí mạnh
- Nối tiếp
- Hội tụ

9


Khóa luận tốt nghiệp đại học

- Sự chờ đợi bị hụt hẵng…
Chức năng liên kết của các kiểu đề xuất bị quy định ở chỗ, hoạt động
của chúng được biểu hiện trên mảnh cắt lớn của văn bản, hoặc trong khuôn
khổ của cả văn bản. Những biện pháp đề xuất làm cho sự chú ý của độc giả
dừng lại ở những yếu tố của văn bản có giá trị lớn về nghĩa, và do đó giúp độc
giả phát hiện ra những liên hệ tồn tại trong văn bản và tri giác văn bản như
một chính thể.
1.1.4. Vị trí mạnh
Nói về vai trò liên kết của các kiểu đề xuất, tác giả Đinh Trọng Lạc đã
nhấn mạnh tới tính chất đặc biệt quan trọng của những mối liên hệ có tính
chất liên tưởng về nghĩa, được xác lập giữa các vị trí mạnh của văn bản (giữa

đầu đề, đề từ, mở đầu và kết thúc) mà không chỉ riêng đối với những văn bản
thi ca mà cả đối với những kiểu văn bản khác.
Về khái niệm vị trí mạnh, có thể hiểu đó là những vị trí đặc biệt trong
cấu trúc ngữ nghĩa của tác phẩm có tác dụng quy định hay quyết định nội
dung tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Xét về mặt vị trí, vị trí mạnh có thể nằm
ở phần đầu, phần nội dung hay phần cuối của tác phẩm. Xét về mặt cấu tạo,
nó có thể là một từ, một câu, một yếu tố ngữ âm hay cũng có thể là một chi
tiết, một sự kiện.
Các vị trí mạnh trong văn bản có ý nghĩa quan trọng trong việc tập
trung chú ý của độc giả tại những yếu tố có giá trị lớn về ngữ nghĩa, giúp độc
giả tri thức được hết giá trị nội dung của văn bản cũng như ý đồ của tác giả.
1.2. Những đặc trƣng cơ bản của truyện cƣời dân gian Việt Nam
1.2.1. Khái niệm “Truyện cười dân gian”
Trong cuốn “Từ điển thuật ngữ văn học”, truyện cười dân gian được
định nghĩa như sau: “Truyện cười dân gian là một thể loại văn học dân gian
chứa đựng cái hài, dùng tiếng cười làm phương tiện chủ yếu để thực hiện

10


Khóa luận tốt nghiệp đại học

chức năng phê phán, châm biếm, đả kích cái xấu xa và mua vui giải trí.”
[16, 369].
1.2.2. Phân loại truyện cười
Truyện cười được chia làm hai loại: Truyện cười kết chuỗi và truyện
cười không kết chuỗi. Truyện cười kết chuỗi là những giai thoại hài hước
xoay quanh một nhân vật có thực (Trạng). Còn truyện cười không kết chuỗi là
truyện cười có kết cấu hoàn chỉnh tồn tại độc lập mang tính phiếm chỉ (chỉ
chung, không có tính xác định cụ thể về thời gian, không gian, địa điểm, nhân

vật). Trong truyện cười không kết chuỗi lại gồm các kiểu loại khác nhau như:
truyện khôi hài, truyện trào phúng và truyện tiếu lâm. Phạm vi nghiên cứu của
đề tài tập trung nghiên cứu về truyện cười không kết chuỗi.
Như vậy, trong truyện cười, vị trí mạnh chính là những vị trí đặc biệt
trong cấu trúc ngữ nghĩa của tác phẩm có tác dụng hài hước, gây cười hoặc để
thực hiện chức năng phê phán, châm biếm. Ngoài tác dụng gây cười và phê
phán, các yếu tố này còn có chức năng khái quát hóa nội dung, quy định
giọng kể và định hướng cách hiểu tác phẩm.
1.2.3. Một số đặc điểm về truyện cười dân gian Việt Nam.
Truyện cười dân gian Việt Nam ra đời và phát triển cùng với quá trình
lao động sản xuất và đời sống nhân dân. Khi tư duy con người tương đối phát
triển, họ ý thức được tầm quan trọng của truyện cười. Nó không chỉ đem lại
tiếng cười mua vui cho thiên hạ để cho họ giải tỏa những mệt nhọc, vất vả sau
một ngày lao động tích cực mà truyện cười còn có tác dụng phê phán, châm
biếm, mỉa mai các thói hư tật xấu của con người. Có khi nó được xem như là
một thứ vũ khí sắc bén để đấu tranh chống lại những bất công của tầng lớp
trên. Tiếng cười ấy còn phản ánh sự thông minh, tư duy sâu sắc của người
Việt nói chung và nhưng con người có trí tuệ, khả năng giao tiếp nhanh nhạy
nói riêng. Ở đó đã có sự kết tinh của một quá trình chọn lọc, khái quát và nó

11


Khóa luận tốt nghiệp đại học

xứng đáng được xem là một tác phẩm hoàn chỉnh, một chỉnh thể thống nhất
và toàn vẹn .
Truyện cười là thể loại ngắn gọn bặc nhất, dài cũng chỉ đến 15 – 20
câu, ngắn thì 5 -7 câu. Tuy ngắn thế, nhưng cũng là cả một câu chuyện có mở
đầu, có diễn biến và có kết thúc. Mọi yếu tố được sử dụng trong truyên cười

đều nhằm mục đích trước hết là gây cười, đằng sau đó còn có thể là mục đích
khác sâu xa hơn như châm biếm, đả kích…Vì vậy, mọi chi tiết, sự kiện từ lời
nói nhân vật, hành động, cử chỉ đều đáng cười và đặt trong tình huống đáng
cười, đầy kịch tính để nhân vật bộc lộ cái cười một cách tự nhiên, bất ngờ.
Một số biện pháp nghệ thuật đặc sắc được sử dụng nhiều trong truyện
cười như phóng đại, ngoa dụ, nghệ thuật chơi chữ… mang lại hiệu quả cao
cho mục đích gây cười.
Trên cơ sở lí luận đã trình bày, căn cứ vào vai trò của vị trí mạnh với
toàn văn bản, chúng tôi tìm hiểu về vị trí mạnh qua việc khảo sát các truyện
cười dân gian Việt Nam được sưu tầm trong các cuốn sách đã nêu ở mục 4.2
(Phạm vi nghiên cứu).

12


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Chƣơng 2. VAI TRÒ CỦA VỊ TRÍ MẠNH TRONG TRUYỆN CƢỜI
DÂN GIAN VIỆT NAM
2.1. Kết quả khảo sát – thống kê – phân loại
2.1.1. Kết quả khảo sát – thống kê
Qua khảo sát, chúng tôi thu được 179 phiếu từ 223 truyện cười dân
gian Việt Nam qua hai cuốn “Truyện cười dân gian Việt Nam” (Nxb Văn hóa
- Thông tin, Hà Nội, 2014), Ngọc Hà sưu tầm và biên soạn và “Tiếu lâm Việt
Nam hay nhất” (Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 2013), Đức Anh sưu tầm
và biên soạn.
Căn cứ vào vị trí, cấu tạo và điệu tính tu từ học của vị trí mạnh đối với
toàn văn bản, chúng tôi phân loại thành ba vị trí biểu hiện chủ yếu của vị trí
mạnh trong truyện cười, đó là:
- Vị trí mạnh nằm ở nhan đề của tác phẩm.

- Vị trí mạnh nằm ở phần nội dung của tác phẩm.
- Vị trí mạnh nằm ở phần cuối của tác phẩm.
Ở mối vị trí, căn cứ vào đặc điểm cấu tạo và phương thức biểu hiện mà
chia thành các tiểu loại nhỏ hơn. Kết quả cụ thể được chúng tôi thể hiện ở
bảng phân loại sau:
Kết quả thống kê
STT

Vị trí

Tiểu loại

Số

Tỷ lệ

phiếu
Nhan đề thể hiện sự đối lập, vô lý

1

9

5,0%

Vị trí mạnh nằm Nhan đề là câu hỏi

11

6,1%


ở nhan đề tác Nhan đề là các thành ngữ

10

5,6%

Nhan đề là sự so sánh đối chiếu

5

2,8%

Yếu tố mạnh là một hàm ẩn

11

6,1%

phẩm

13


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Yếu tố mạnh là những hành động, 12

6,7%


phát ngôn thể hiện trí tuệ con
2

Vị trí mạnh nằm người
ở phần nội dung Yếu tố mạnh là hững hành động, 17

9,5%

phát ngôn thể hiện tính cách, bản
chất của con người
Yếu tố mạnh được thể hiện bằng 28

15,6%

những thủ pháp chơi chữ
Yếu tố mạnh là một kết luận vô lý 25
3

14,0%

Vị trí mạnh nằm của lập luận
ở phần cuối của Yếu tố mạnh là một chi tiết bất 32
tác phẩm

17,9%

ngờ, hài hước trái ngược với dự
đoán
Yếu tố mạnh là một câu nói ẩn ý.


19

10,6%

2.1.2. Nhận xét
2.1.2.1. Mức độ, tỉ lệ sử dụng
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu, chúng ta nhận thấy vị trí mạnh xuất
hiện trong rất nhiều tác phẩm truyện cười ở cả ba vị trí phần mở đầu, phần nội
dung và phần cuối tác phẩm. Trong đó, phần cuối tác phẩm chiếm tỷ lệ cao
nhất là 42,5%, đặc biệt yếu tố mạnh là một chi tiết bất ngờ trái ngược với dự
đoán chiếm tới 17,9% trong tổng số 42,5%. Kết quả thống kê này hoàn toàn
phù hợp với đặc điểm của truyện cười, bởi lẽ yếu tố mạnh gây cười tập trung
sự chú ý của bạn đọc, làm cho bạn đọc thấy bất ngờ, thú vị, hài hước và bật ra
tiếng cười sảng khoái hay chua chát, mỉa mai. Đặc biệt khi yếu tố này nằm ở
phần kết thúc sẽ kích thích trí tò mò của bạn đọc khi muốn tìm hiểu đến cùng
những kết luận, những kết thúc bất ngờ ở phần cuối câu chuyện.

14


Khóa luận tốt nghiệp đại học

2.1.2.2. Hiệu quả, giá trị sử dụng
Vị trí mạnh được sử dụng với nhiều chức năng khác nhau cùng với
chức năng của tòan văn bản như chức năng thư giãn, chức năng tác động,
chức năng thẩm mĩ, chức năng biểm cảm, chức năng cung cấp thông tin.
Truyện cười trước hết nhằm mục đích mua vui, giải trí. Đó như một
liều thuốc tinh thần, một cách giải trí đem lại hiệu quả rất cao cho con người.
Trong truyện cười dân gian Việt Nam, hệ thống những câu chuyện kể với mục
đích mua vui chiếm một tỷ lệ nhỏ so với truyện cười đả kích, châm biếm. Đôi

khi, trong những điều kiện nhất định thì sự vụng về, những thiếu sót về hình
dáng bề ngoài, những sự ngẫu nhiên vô lý đều có thể là một lời gợi ý, nhắc
nhở nhẹ nhàng giúp người ta sửa chữa dần những thói quen, những tật xấu
trong xã hội như tính lười biếng, tham ăn, thô lỗ,…
Mâu thuẫn được coi là cơ sở của sự hài hước, các tác phẩm dừng lại ở
sự mua vui giải trí khi tiếng cười bật ra là để tố cáo sự mâu thuẫn ấy chứ
không phê phán những cái lạc hậu, xấu xa, phản động. Nhưng cùng với sự
phát triển của xã hội, khi bắt đầu có sự phân chia giai cấp cũng là lúc xuất
hiện sự áp bức, bóc lột của các giai tầng thống trị. Truyện cười dân gian mặt
khác thực hiện thiên trách phản ánh thực trạng của xã hội cũ mà người dân lao
động nghèo khổ phải chịu những bất công, đày đọa, đồng thời bênh vực cho
những người nghèo khổ, có trí thông minh sắc sảo như trong các tác phẩm:
Mưu chủ nhà và mưu đày tớ, Trả thù, Vừa buồn cười vừa sợ, Tài nói láo…
Truyện cười có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp con người rèn luyện,
mài giũa năng lực và tư duy nhanh nhạy, khả năng sử dụng tiếng Việt thành
thạo. Đọc các câu chuyện, không phải ai cũng có thể phát ra tiếng cười ngay
được, có người vừa đọc xong là bật ra tiếng cười giòn, có người phải ngẫm
nghĩ hồi lâu mới cười được. Phát hiện ra chỗ gây cười để cười đòi hỏi phải có
đầu óc thông minh, một vốn kiến thức về từ ngữ, ngữ pháp tiếng Việt tốt.

15


Khóa luận tốt nghiệp đại học

2.2. Phân tích kết quả thống kê
2.2.1. Yếu tố mạnh nằm ở phần nhan đề tác phẩm
Nhan đề còn gọi là đầu đề, là tên, là cái "tít" (title - tiếng Anh, titre tiếng Pháp) chung của một văn bản, một tác phẩm. Nó như gương mặt của một
con người, là cái nổi bật nhất để phân biệt tác phẩm này với tác phẩm khác.
Nhan đề (đầu đề) thường do người viết đặt ra - như người bố, người mẹ

đặt tên cho đứa con của mình, nhưng cũng có khi do người khác (cán bộ biên
tập) đặt hộ, hoặc đổi tên đi cho hay, cho phù hợp với chủ đề của tác phẩm.
Đặt được một nhan đề cho một văn bản, một tác phẩm sao cho đúng, cho hay,
cho độc đáo - không phải dễ. Nhan đề phải khái quát ở mức cao về nội dung
tư tưởng của văn bản, của tác phẩm, phải nói cô đọng được cái "thần", cái
"hồn" của tác phẩm.
Cách đặt nhan đề trong truyện cười rất đa dạng, đó có thể là một điểm
nhấn về một hiện tượng, một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay một
mảnh nhỏ nào đó của cuộc sống. Điểm nhấn này sẽ tạo ra các yếu tố mạnh,
tập trung sự chú ý của độc giả, tạo tâm thế và trí tò mò khám phá tận cùng nội
dung của văn bản.
Nhan đề có yếu tố mạnh thường được xây dựng trên cơ sở đặc biệt về
ngữ âm (có thể là sự lặp vần, một yếu tố bất thường về ngữ âm…) hay sự hấp
dẫn về mặt nội dung (như sự bất thường về nghĩa, sự đối lập vô lí, sử dụng
các câu hỏi tu từ, các thành ngữ , tục ngữ…). Vị trí mạnh không chỉ khái quát
được nội dung văn bản, tạo ra sự thu hút của độc giả mà còn thể hiện thái độ
của tác giả đối với sự vật, sự việc được nói tới trong câu chuyện.
Tìm hiểu truyện cười dân gian Việt Nam, chúng tôi thống kê được 35
phiếu (19,5%) có nhan đề chứa các yếu tố mạnh, tạo ra sức hấp dấn riêng biệt
của truyện cười. Căn cứ vào hình thức và phương thức cấu tạo của yếu tố
mạnh trong nhan đề tác phẩm, chúng tôi chia thành một số tiểu loại sau:

16


Khóa luận tốt nghiệp đại học

2.2.1.1. Nhan đề thể hiện sự đối lập, vô lí
Một trong những yếu tố để tạo vị trí mạnh nằm ở phần nhan đề là sự bất
thường về ngữ nghĩa. Ngay từ chính nhan đề đã thể hiện sự đối lập, vô lí

khiến người đọc tò mò muốn tìm ra nguyên nhân, bản chất của sự việc.
Truyện “Ngửi văn” là một minh chứng tiêu biểu, nhan đề đã kích kích
sự tò mò của bạn đọc bởi sự vô lí, bất thường. Nếu bình thường, con người
tiếp nhận một tác phẩm văn chương thông qua việc tri giác ngôn từ dưới hình
thức nghe, đọc thì đến đây, nhân vật trong truyện lại sử dụng một hình thức lạ
là ngửi. Bởi lẽ, ngửi là một hoạt động của khứu giác nhằm cảm nhận mùi vị
của một vật, nhưng văn chương thì không hề có mùi vị. Sự kết hợp này tạo ra
sự lạ lẫm trong nhan đề câu chuyện. “Ngửi văn” gợi ra cách thức mà nhân vật
nhận biết tác phẩm văn chương. Đối chiếu vào nội dung tác phẩm, sự vố lí bất
thường trong nhan đề đã được triển khai một cách cụ thể. Nhân vật chỉ ngửi
cũng biết đâu là bộ “Tây sương kí” vì thấy mùi phấn sáp, đâu là “Tam quốc
chí” vì thấy mùi binh đao. Và cuối cùng nhân vật mù đoán ngay ra văn của
thầy tú vì ngửi thấy mùi thum thủm. Như vậy, nhan đề “Ngửi văn” đã bao
quát được toàn bộ nội dung câu chuyện. Nhân vật không cần nhìn mà chỉ cần
ngửi cũng biết là văn của ai. Sự vô lý này thể hiện rõ thái độ mỉa mai, châm
biếm của tác giả.
Truyện “Con rắn vuông” là một minh chứng tiêu biểu, nhan đề không
chỉ gợi ra một phần nội dung của văn bản mà còn tạo cho bạn đọc sự thú vị
hấp dẫn. Chính sự bất thường vô lí đã tạo ra sự thu hút đối với bạn đọc.
Thông thường, nhắc tới rắn chúng ta sẽ nghĩ ngay tới loài bò sát không có
chân, di chuyển bằng cách trườn trên mặt đất với hình dáng thon dài, có loài
rắn dài tới vài mét. Nhưng con rắn trong câu chuyện lại có hình vuông, hình
thù kì quái này chính là điểm nhấn kích thích sự tò mò của bạn đọc tìm hiểu
đến tận cùng thực hư câu chuyện về con rắn vuông. Sở dĩ gọi là con rắn

17


Khóa luận tốt nghiệp đại học


vuông chính bởi tính khoác lác của anh chàng trong câu chuyện. Anh ta kể
với vợ về con rắn bề ngang đến bốn mươi thước, bề dài đến cả hơn trăm
thước. Nhưng chị vợ không tin nên anh này hạ xuống còn dài tám mươi
thước, sáu mươi thước rồi còn có bốn mươi thước. Lúc này chị vợ mới phá
lên cười, thế chẳng ra là con rắn vuông à. Sự miêu tả con rắn một cách bất
thường đã tạo ra sự thú vị cho nhan đề, định hướng cách tiếp cận văn bản và
thể hiện thái độ phê phán đối với những anh chàng có tính khoác lác, bịa đặt.
Ngoài ra, còn một số truyện có nhan đề là sự đối lập, vô lí như: Phù
thủy sợ ma, Tài nói láo, Tự tử bằng bún, rượu, Kén rể lười, Quan đối với
„chó”…
2.2.1.2. Nhan đề là một câu hỏi
Sử dụng một câu hỏi làm nhan đề sẽ tạo ra sự hấp dẫn về mặt nội dung.
Câu hỏi làm nhan đề của truyện cười thường được lấy ra từ phát ngôn của
nhân vật trong câu chuyện. Nó được đưa ra không nhằm mục đích để trả lời
mà để tạo ra sự bất ngờ, thú vị, gợi một phần bản chất của nhân vật. Qua khảo
sát, chúng tôi thu được 6,1% nhan đề là các câu hỏi. Có thể kể đến các truyện:
Bánh tao đâu?, Quan sợ ai?, Còn mười năm nữa ai nuôi?, Có nuôi được
không?, Ăn cỗ với ai?,… là các minh chứng thú vị.
Truyện “Quan sợ ai?” ngay đầu đề đã gợi cho chúng ta một sự thắc
mắc. Mỗi người có một nỗi sợ hãi riêng, nhưng quan thì sợ ai? Anh lính hầu
khéo léo dẫn quan đi theo dòng suy luận của mình: Quan thì sợ vua, vua sợ
trời, trời sợ mây…Cứ thế cuối cùng đáng sợ nhất lại là…dân. Những nhầm lẫn
tinh vi trong tư duy đã dẫn tới một kết luận bất ngờ là quan sợ dân. Những
tưởng ông quan hống hách kia không biết sợ ai nhưng lại ngớ ngẩn đến mức bị
anh lính dẫn dắt. Sự nhầm lấn trong suy luận đã trả lời cho câu hỏi đặt ra trong
nhan đề. Thực chất nó chỉ là trò đùa mà anh lính hầu cố tình tạo ra để chơi
khăm quan, từ đó giáng một đòn đả kích thật đau, thật thâm hiểm đánh vào

18



Khóa luận tốt nghiệp đại học

những tên quan ngu ngốc, kém tư cách nhưng lại tự đại và hách dịch, đồng thời
ca ngợi sự lém lỉnh, sắc sảo của anh lính hay chính là người dân lao động.
Nhan đề đã tạo ra sự tò mò, kích thích tới bạn đọc phải làm sao để biết được
quan sợ ai và ai có thể làm cho quan sợ hãi được. Vấn đề được đặt ra một cách
khách quan, hấp dẫn và gợi nhiều liên tưởng, tưởng tượng thú vị.
Lấy ví dụ nhan đề “Còn mười năm nữa ai nuôi?”, khi chưa biết nội
dung câu chuyện kể về cái gì, đọc nhan đề bạn đọc sẽ bị bất ngờ bởi câu hỏi
này. Nhan đề gợi ra sự liên tưởng mười năm nữa là khi nào? Ai là ai? Và hiện
giờ ai đang nuôi? Nhan đề đi kèm với phần nội dung càng làm nhấn mạnh bản
chất của nhân vật. Câu chuyện kể về một anh chàng chuyên ăn bám vào bố.
Có ông thầy coi tướng cho bảo rằng cả hai bố con anh đều sống thọ. Bố anh
sống đến tám mươi, còn anh ít ra cũng hơn bảy mươi. Nghe thấy vậy anh ta
òa lên khóc và phát ngôn ra câu hỏi chính là nhan đề tác phẩm “Còn mười
năm nữa ai nuôi?”. Câu nói của anh ta đã vạch trần sự lười biếng, vô trách
nhiệm, thói ăn bám vào người khác của anh chàng kia. Đã trưởng thành rồi
nhưng vẫn không nuôi nổi mình, và trong suy nghĩ của nhân vật, bố anh ta
phải nuôi anh cho đến khi chết. Tiếng cười bật lên cùng với sự phê phán thói
lông bông, quen ăn bám vào người khác của những anh chàng sức dài vai
rộng. Đó cũng như một lời nhắc nhở tế nhị tới bạn đọc.
2.2.1.3. Nhan đề là các hình thức so sánh
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, so sánh là “Phương thức biểu đạt
bằng ngôn từ một cách hình tượng dựa trên cơ sở đối chiếu hai hiện tượng có
những dấu hiệu tương đồng nhằm làm nổi bật đặc điểm, thuộc tính của hiện
tượng này qua đặc điểm, thuộc tính của hiện tượng kia”.
So sánh tu từ là cách công khai đối chiếu hai hay nhiều đối tượng có
một nét tương đồng nào đó. Đây là một biện pháp nghệ thuật quan trọng, góp
phần tạo cho người đọc những ấn tượng thẩm mĩ hết sức phong phú.


19


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Nhiều nhan đề của truyện cười dân gian Việt Nam được xây dựng trên
cơ sở này, các tác phẩm sử dụng nhiều hình thức so sánh: so sánh ngang bằng,
so sánh hơn – kém… Có thể kể ra một số nhan đề như: Nhưng nó “phải”
bằng hai mày, Trò hơn thầy, Quan không bằng người đàn bà dốt,… Đặt các
đối tượng so sánh như nó – mày, trò – thầy, quan – người đàn bà dốt…cạnh
nhau khiến cho bạn đọc có một ấn tượng thú vị, một sự tò mò kích thích tìm
hiểu đến tận cùng câu chuyện.
Ví dụ như tên truyện: “Quan không bằng người đàn bà dốt”, rõ ràng,
sự so sánh ở đây hoàn toàn khập khiễng. Nhưng sự bất thường ấy lại tạo cho
bạn đọc một ấn tượng thẩm mĩ đặc biệt và đặt ra các câu hỏi: Quan không
bằng người đàn bà dốt ở phương diện nào? Và tại sao quan lại không bằng
người đàn bà dốt? Để trả lời, chúng ta không còn cách nào khác là phải tiếp
tục tìm hiểu cho tới hết câu chuyện. Sự so sánh được đưa ra không chỉ cho
chúng ta biết trước một phần nội dung tác phẩm mà còn tạo ra tâm thế, sự tò
mò và quy định giọng điệu của tác phẩm.
Đối chiếu với nội dung câu chuyện, sự so sánh khập khiếng đã được lý
giải một cách cụ thể, đầy thú vị. Truyện kể về một chị nọ nhận được bốn chục
quan tiền và một bức thư từ người chồng đi lính gửi về cho. Nhưng chị ta phát
hiện anh bạn chồng mình đã ăn bớt số tiền kia nên đem lên quan nhờ phân xử.
Chị ta chắc chắn là chồng mình đã gửi một trăm quan chứ không phải là bốn
chục quan. Khi ông quan xem bức thư chồng chị ta gửi thì không hiểu gì cả,
trong đó chỉ thấy vẽ bốn con chó, một cái hình bát quái, hai con dê và một cái
chũm chọe. Chị kia liền lý giải: “Bốn con chó là tứ cẩu, cẩu là cửu, bốn chín
ba sáu. Bát quái, tám quẻ, mỗi quẻ tám gạch, tám tám sáu tư. Ba mươi sáu

với sáu mươi tư, chả là một trăm quan đó sao.” Lí giải của chị ta khiến cho
quan mới thấy mình không sáng ý bằng người đàn bà dốt. Đúng là chỉ có hai
vợ chồng anh chị ta mới có thể hiểu được cách tính toán của nhau. Câu

20


×