Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

skkn giúp học sinh thpt rèn kỹ năng phân tích truyện cười dân gian việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.56 KB, 16 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị: Trường THPT Xuân Thọ
Mã số:…………………………..
(Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

GIÚP HỌC SINH THPT RÈN KỸ NĂNG
PHÂN TÍCH TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN
VIỆT NAM

Người thực hiện: NÔNG THỊ DIỄM TRANG
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục

- Phương pháp dạy học bộ mơn: Ngữ văn 
- Lĩnh vực khác:……………………………… 
Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN
 Mơ hình
 Phần mềm
 Phim ảnh
 Hiện vật khác

Năm học: 2011-2012


SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: NÔNG THỊ DIỄM TRANG
2. Ngày tháng năm sinh: 19-05-1985
3. Nam, nữ: Nữ


4. Địa chỉ: Số nhà 166, ấp Trung Hiếu, xã Xuân Trường, huyện Xuân Lộc,
tỉnh Đồng Nai.
5. Điện thoại: 0612.677.225(NR); ĐTDĐ: 0909.533.455
6. Fax:
E-mail:
7. Chức vụ: Giáo viên
8. Đơn vị công tác: Trường THPT Xuân Thọ

II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị ( hoặc trình độ chun mơn, nghiệp vụ cao nhất): Cử nhân
- Năm nhận bằng: 2008
- Chuyên ngành đào tạo: Ngữ văn

III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chun mơn có kinh nghiệm: Giảng dạy Ngữ văn
Số năm có kinh nghiệm: 04
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:


I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Truyện cười dân gian Việt Nam ra đời và phát triển cùng với quá trình lao
động sản xuất và đời sống nhân dân. Khi tư duy con người tương đối phát
triển, họ ý thức được tầm quan trọng của truyện cười. Nó khơng chỉ đem lại
tiếng cười mua vui cho thiên hạ để họ giải tỏa những mệt nhọc, vất vả sau
một ngày lao động tích cực mà truyện cười cịn có tác dụng phê phán, châm
biếm, mỉa mai các thói hư tật xấu của con người. Có khi nó được xem như là
một thứ vũ khí sắc bén để đấu tranh chống lại những bất cơng của tầng lớp
trên. Mà tiếng cười ấy, nó phản ánh sự thông minh, tư duy sâu sắc của người
Việt nói chung và những con người có trí tuệ, khả năng giao tiếp nhanh nhạy
nói riêng. Ở đó đã có sự kết tinh của một q trình chọn lọc, khái quát và nó

xứng đáng được xem là một tác phẩm hoàn chỉnh, một chỉnh thể thống nhất
và toàn vẹn .
Đề tài “Phân tích truyện cười dân gian Việt Nam” còn khá mới mẻ, hấp
dẫn. Số tác phẩm được học ở trường phổ thông không nhiều. Cho nên tôi
chọn đề tài này với mong muốn đi sâu khai thác một số biện pháp gây cười
cũng như nó sẽ giúp tơi hiểu thêm về truyện cười dân gian Việt Nam - nó là
một yếu tố quan trọng trong thi pháp truyện cười. Đề tài này với hi vọng sẽ
góp phần khơi gợi sự chú ý của độc giả, nhằm tăng số lượng cũng như chất
lượng cho người đọc về thể loại truyện cười.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:
1. Cơ sở lý luận:
Đề tài nghiên cứu truyện cười đã có một số các cơng trình của các nhà
nghiên cứu như sau:
Đinh Gia Khánh - Chu Xuân Diên - Võ Quang Nhơn(2006), Văn học dân
gian Việt Nam(tái bản), Nxb Giáo dục
Hoàng Tiến Tựu (1997), Mấy vấn đề về phương pháp giảng dạy – nghiên
cứu văn học dân gian
Hồng Tiến Tựu (1997), Bình giảng truyện dân gian
Nguyễn Đức Hiền(1995), 40 truyện Trạng Quỳnh, Nxb Thanh Hóa
Lữ Huy Nguyên( ), Truyện cười dân gian Việt Nam- truyện tiếu lâm và các
Trạng
Chí Vĩnh(2006), Truyện Tiếu lâm Việt Nam, Nxb Văn hóa thơng tin
Triều Ngun(2004), Nghệ thuật chơi chữ trong văn chương người Việt,
Nxb Giáo dục


Cịn nhiều bài phân tích, nghiên cứu của nhiều tác giả khác mà tơi chưa thể
thống kê ra hết. Nó giúp cho bạn đọc hiểu biết sâu sắc và hứng thú hơn về
truyện cười.
Mặc dầu đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về truyện cười, nghệ thuật

truyện cười, họ đã đưa những đánh giá, nhận xét và nhiều dẫn chứng chứng
minh cho bài viết của mình nhưng nhìn một cách tổng thể thì số lượng các
cơng trình nghiên cứu vẫn cịn ít và chưa thực sự đáp ứng được hết những
nhu cầu ngày càng cao của thể loại này.
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài:
Truyện cười dân gian chiếm số lượng rất ít trong chương trình Ngữ văn
THPT. Tuy nhiên, kho tàng truyện cười Việt Nam rất đa dạng và phong phú,
chứa đựng nhiều ý nghĩa nhân sinh sâu sắc. Bất kỳ trong trường hợp nào,
tiếng cười cũng là người bạn đường của lý trí sáng suốt, của tình cảm lành
mạnh. Với đề tài này, tôi chủ yếu tập trung vào đối tượng nghệ thuật truyện
cười dân gian Việt Nam nhằm mở rộng thêm cho học sinh một số kiến thức
về truyện cười.
Do hiểu biết cịn hạn hẹp, số năm kinh nghiệm cịn ít, chắc chắn những suy
nghĩ của người viết còn khá chủ quan và chưa có độ sâu. Rất mong nhận
được sự động viên và đóng góp của q thầy cơ để đề tài có thể hồn thiện
hơn.
III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI:
Hiện nay, đa số học sinh đều khơng thích học văn bởi nhiều lý do. Chính vì
vậy các em khơng “tha thiết” gì đối với các tác phẩm văn chương. Đọc một
tác phẩm các em không biết là tác phẩm ấy hay, dở, nói về vấn đề gì… Đơi
lúc người viết cảm thấy xót xa bởi sau khi đọc xong một truyện ngắn, một
truyện cười các em tỉnh bơ trả lời “khơng biết tác phẩm nói gì?”, “đáng cười
ở chỗ nào?”. Chính vì vậy tơi ấp ủ viết đề tài này với mong muốn góp một
vài suy nghĩ về cách dạy một câu chuyện cười sao cho học sinh dễ hiểu và
thú vị hơn.
IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Với đề tài này, tơi hy vọng có thể ứng dụng được trong các bài dạy truyện
cười trong chương trình Ngữ văn lớp 10. Qua bài dạy trên lớp, giáo viên có
thể hướng dẫn các em tự mình phân tích những câu chuyện cười dân gian
tương tự.



V TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bình giảng truyện dân gian - Hoàng Tiến Tựu – Nxb Giáo dục – 1997.
2. Văn học dân gian Việt Nam – Đinh Gia Khánh – Nxb Giáo dục – 2002.
NGƯỜI THỰC HIỆN

Nông Thị Diễm Trang
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI

Đơn vị: THPT Xuân Thọ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Xuân Thọ, ngày 22 tháng 03 năm 2012

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2011 – 2012
Tên sáng kiến kinh nghiệm: GIÚP HỌC SINH THPT RÈN KỸ NĂNG
PHÂN TÍCH TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN VIỆT NAM
Họ và tên tác giả: NÔNG THỊ DIỄM TRANG
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường THPT Xuân Thọ
Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh
vực khác)
- Quản lý giáo dục

- Phương pháp dạy học bộ môn:


- Phương pháp giáo dục 
- Lĩnh vực khác:

Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị 
Trong ngành 
1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 2 ơ dưới đây)
- Có giải pháp hồn tồn mới

- Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có

2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 4 ơ dưới đây)
- Hồn tồn mới và đã triển khai áp dụng trong tồn ngành có hiệu quả cao
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp
dụng trong tồn ngành có hiệu quả cao 


- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao 
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp
dụng tại đơn vị có hiệu quả 
3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ơ mỗi dịng dưới đây)
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính
sách:
Tốt 
Khá 
Đạt 
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực
hiện và dễ đi vào cuộc sống:
Tốt 
Khá 
Đạt 

- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt
hiệu quả trong phạm vi rộng:
Tốt 
Khá 
Đạt 
Sau khi xét SKKN, phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương ứng, có
ký tên xác nhận và chịu trách nhiệm của người có thẩm quyền, đóng dấu của
đơn vị và đóng kèm vào cuối mỗi bản sáng kiến kinh nghiệm.
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên và ghi rõ họ tên)
(Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)


VI. NỘI DUNG.
1. Về những đặc trưng của thể loại truyện cười:
a. Hệ đề tài:
- Truyện cười là những truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong
cụoc sống, trong hành vi của người đời, nhằm gây ra cái cười.
Căn cứ vào tính chất của cái đáng cười (hay hiện tượng đáng cười) và tính
chất của cái cười, người ta chia truyện cười thành hai tiểu loại:
+ Truyện hài hước(hoặc tryện khôi hài)
+ Truyện châm biếm(hoặc truyện trào phúng)
Ranh giới giữa hài hước và châm biếm không phải lúc nào cũng rõ ràng rành
mạch. Nhưng việc phân biệt hài hước với châm biếm lại thường được nhấn
mạnh như một yêu cầu có tính chất ngun tắc trong sử dụng cái cười. Về
đại thể, có thể phân biệt một cách quy ước là: truyện hài hước chủ yếu nhằm
mục đích mua vui tuy cũng có thể có ý nghĩa phê phán, cịn truyện châm
biếm tuy cũng có tác dụng giải trí nhưng dụng ý là nhằm đả kích. Do đó,
truyện hài hước thiên về khai thác những hiện tượng buồn cười ở những hiểu

lầm, những lầm lỡ, hớ hênh thường tình hoặc những nhược điểm phổ biến
của một lứa tuổi, một nghề nghiệp, một địa phương… thậm chí, ở những
khuyết tật bẩm sinh (lẽ ra không nên đem ra cười cợt) của người ta, cịn
truyện châm biếm thường tìm cái đáng cười ở những hiện tượng, những
hành vi bộc lộ nét bản chất của cái thói xấu làm ảnh hưởng đến thể thống
con người, những thói xấu phản xã hội.
- Đề tài của cái cười rất rộng. Người ta tìm cái cười ở mọi lĩnh vực, mọi
ngóc ngách của cuộc sống. nhưng người ta có thể nghĩ ra cái cười về đủ mọi
chuyện. người ta cũng có thể biến ngay cả những điều nghiêm túc thành
chuện cười. Nhưng hệ đề tài của truyện cười dân gian thì có giới hạn. Sau
đây là những đề tài tương đối “chụm” của truyện cười dân gian Việt Nam.
+ Những thói xấu thuộc về bản chất bộc lộ chủ yếu những hành vi buồn
cười trong sinh hoạt của các nhân vật tiêu biểu của xã hội phong kiến: vua
chúa, quan lại, sai nha, hào lý, địa chủ, phú ông và các loại “thầy bà”; cả
thần thánh; cả sứ của thiên triều.
+ Những thói xấu thơng thường ở những người bình dân bộc lộ ở những
hành vi buồn cười trong sinh hoạt của họ.


+ Những hiện tượng buồn cười do hiểu lầm, do lầm lỡ, hớ hênh,…mà
thường tình, ai cũng có lúc có thể mắc phải, hoặc do những nhược điểm,
những khuyết tật không gây tổn hại cho ai.
b. Chức năng:
- Truyện cười là truyện kể để cười, tức là để gây ra cái cười. Muốn hiểu
được mục đích đó của truyện cười, cần làm rõ hai khái niệm: cái đáng cười
và cái cười.
+ Cái đáng cười là cái gây ra cái cười. Đó là những hiện tượng mang một
loại mâu thuẫn đặc biệt: hình thức bên ngồi có vẻ hợp lẽ tự nhiên nhưng
thực chất bên trong là trái tự nhiên; hình thức bên ngồi có vẻ phù hợp với
nội dung bên trong, nhưng lại để lộ ra sự không phù hợp – tóm lại đó là

những hiện tượng ở đó có một cái gì đó ngược đời.
+ Cái cười là hành động cười, do cái đáng cười gây ra và do trí óc ta phát
hiện ra cái đáng cười. Nhưng có cái đáng cười mà trí óc ta khơng phát hiện
ra nó, tức là khơng phát hiện ra cái ngược đời ở hiện tượng thì cũng khơng
có cái đáng cười. ( Ta có thể nghiệm được điều này khi quan sát trường hợp:
cùng nghe kể chuyện cười hoặc xem một tranh cười, có người cười trước,
người cười sau, và có khi có người “nghĩ mãi” mới cười được)
Cái cười hài hước, cái cười châm biếm là sản phẩm của nhận thức lý tính.
Khi ta cười trước một hiện tượng, một hành vi nào đó mà ta nghe kể, ta thấy,
ta xem, chính là tư duy ta phát hiện ra cái ngược đời mang bề ngồi hợp lệ
đã “đánh lừa” luận lí của nó. Sự phát hiện đó đem lại niềm vui; tựa hồ như
tư duy ta thích thú với sự “khám phá” đó, làm nở ra cái cười trong óc (người
ta có thể cười mà khơng nhếch mép); cái cười đi từ óc ra mơi, miệng thành
tiếng cười với cả trăm cung bậc, sắc thái (tùy theo tính chất, cái đáng cười).
Đồng thời, bản thân sự phát hiện ra cái đáng cười cũng bao hàm một ý nghĩa
phê phán nhất định, theo nghĩa rộng của từ này – phê phán từ quan điểm của
tư duy lơgic, tư duy duy lí và phê phán từ quan điểm của ý thức tư tưởng (ý
nghĩa này chỉ có ở cái cười châm biếm).
Hiểu như trên, chúng ta sẽ thấy khơng có gì phải phân vân khi nói truyện
cười làm ra là để… cười. Vì mục đích “mua vui” và mục đích “phê phán”
nằm ngay ở bản thân cái cười do truyện gây ra.
- Chức năng sinh hoạt của truyện cười dân gian gắn liền với ý nghĩa nhân
sinh, ý nghĩa xã hội sắc bén của nó. Do đó, truyện cười là thể loại có sức lưu
truyền rất mạnh. Tuy khơng có chức năng răn dạy trực tiếp như truyền


thuyết, truyện cổ tích… nhưng truyện cười có tác dụng giáo dục độc đáo: nó
mài sắc tư duy duy lí, nó làm giàu óc phê phán, nó giúp trau dồi khả năng sử
dụng ngơn ngữ… Chúng ta hiểu vì sao những người có tài hài hước, châm
biếm thường nhanh nhạy, thông minh, sắc sảo, thú vị trong ứng đối. Xưa kia,

ông cha ta đã tỏ ra rất biết cách bày cho trẻ em vui chơi, làm cho trẻ em vui
cười bằng những truyện cười thiếu nhi và dạy trẻ qua cách đó. Trước đây,
M.Gorki cũng địi hỏi “phải vạch rõ một cách tài tình và dí dỏm cho trẻ thấy
những tật xấu của quá khứ”. Truyện cười dân gian không thuộc kho tàng văn
học dân gian thiếu nhi nhưng người ta có thể lựa chọn trong đó một số
truyện hài hước và một ít truyện châm biếm nhẹ nhàng cho các em đọc và
tập phân tích. Việc này chẳng những khiến cho Chương trình và SGK Văn
học trở nên hấp dẫn hơn với các em mà còn giúp cho các em phát triển về
nhiều mặt, như đã nói ở trên.
c. Thi pháp:
Truyện cười là thể loại truyện kể ngắn gọn bậc nhất. Dài cũng chỉ đến 15 –
20 câu. Trung bình khoảng trên dưới 10 câu. Tuy ngắn thế, nhưng cũng là
“cả một câu chuyện” có mở đầu, có diễn biến, có kết thúc. Và cũng có nhân
vật, lại phần lớn là nhân vật “có nét”, khó qn. Tồn bộ các yếu tố của thi
pháp truyện cười, như kết cấu, nhân vật, ngơn ngữ kể chuyện, đều phục vụ
mục đích gây cười.
Về kết cấu
- Mấu chốt của nghệ thuật gây cười là ở chỗ phải làm sao cho cái đáng cười
tự nó bộc lộ ra một cách cụ thể, sinh động, nực cười để người nghe ( người
đọc) tự mình phát hiện ra nó mà bật cười.
- Vì cái đáng cười là hiện tượng có mâu thuẫn – một loại mâu thuẫn đặc
biệt cho nên truyện cười thường được cấu tạo theo dáng dấp một màn kịch:
+ Giới thiệu hiện tượng có mâu thuẫn tiềm tàng.
+ Mâu thuẫn tiềm tàng phát triển tới điểm đỉnh.
+ Mâu thuẫn bộc lộ (có thể hiểu là mâu thuẫn được giải quyết).
Về nhân vật
Nhân vật trong truyện cổ tích có cả một số phận, một cuộc đời. Trong lược
đồ tổng quát đầy đủ của truyện cổ tích thần kì do V.Ia.Prơp thiết lập, có mặt
7 nhân vật với 31 hành động, mỗi hành động là diễn tiến của một sự kiện.
Nhân vật của truyện cười khơng có bề dày như thế. Nhân vật truyện cười



đơn giản chỉ là hành vi ứng xử của nó trng một hoàn cảnh nhất định và hành
vi ứng xử ấy ln ln biểu hiện ở lời nói.
d. Phương thức diễn xướng:
Khác với những thể lọai có chức năng răn dạy trực tiếp như truyện cổ tích,
truyền thuyết,… truyện cười , do đặc tính “gây cười” của nó, thường nảy
sinh và lưu truyền trong những sinh hoạt tự phát, không nghi thức, không “lề
lối”. Xưa kia, không chỉ riêng các nhà đạo đức nghiệt ngã mới coi văn cười
là thứ “văn chương mạt vận” mà các chế độ chuyên chính áp bức ở thời
“mạt vận” của nó cũng đều rất “kị” văn cười. Tuy nhiên, ở những thời ấy,
nếu dân gian đã biết cách “đốt nhọ bôi mồm” cho vai hề để vai này có thể
tung hồnh “vơ cai quản, bất đắc hành hạ” trên sân khấu Chèo, thì họ cũng
có đủ mọi cách để truyện cười càng nở rộ, tiếng cười càng râm ran khi nghỉ
ngơi, giải trí hoặc lúc “trà dư, tửu hậu”, vì đó là những thời người ta cần
cười hơn bao giờ hết.
2. Về công việc phân tích truyện cười
a. Định hướng phân tích nội dung
- Thấu suốt mục đích của cái cười và hiểu mục đích của truyện cười là gây
ra cái cười, ta sẽ nhận rõ bài học về truyện cười trước hết là phải giúp học
sinh hiểu được họ cười cái gì, vì sao mà cười.
Ta đã biết: nghe hoặc đọc một truyện cười, cũng như xem một bức tranh
cười, khi chưa tự mình phát hiện ra cái đáng cười thì chưa thể cười được.
Như vậy có thể suy ra là: đã cười được, tức là đã biết mình cười cái gì, vì
sao mình cười. Nhưng, trên thực tế, khơng phải ai cũng giải thích được rõ
ràng ngun do cái cười của mình. Cho nên, bài học về truyện cười không
thể dừng lại ở chỗ… làm cho học sinh cười. (Nếu vậy, chỉ cần kể cái chuyện
cười định đem ra giảng dạy là đủ).
Đối với học sinh, đọc truyện cười thì vui, nhưng phải suy nghĩ để trả lời
những câu hỏi “cười cái gì?”, “vì sao mà cười?” chắc khơng phải chuyện dễ.

Tuy vậy, đó cũng khơng phải là điều q khó, theo suy luận ở trên. Chỉ cần
giáo viên biết gợi ý để các em biết tự mình phân tích, tự “nhìn lại” q trình
sinh thành của cái cười trong óc các em, tựa như xem lại một đoạn phim
quay chậm, nhất định các em sẽ “cắt nghĩa được cái cười của mình” – điều
mà có lẽ các em chưa bao giờ làm. Và các em sẽ thấy hào hứng hơn so với
khi chỉ cười mà khơng tự hỏi “mình cười cái gì?”, “vì sao mình cười?”, tựa


như vừa thực hiện một bài thể dục hoặc một trị chơi về tư duy, về óc phê
phán vậy.
- Trên cơ sở yêu cầu làm cho học sinh có ý thức về cái cười của mình, lý
giải được nguên do cái cười của mình (tức là trả lời được hai câu hỏi trên ở
một chừng mực nào đó), cần hướng dẫn để các em suy nghĩ tiếp về cái đáng
cười, về những điều nằm ở phía sau hành vi gây ra cái cười cùng thói xấu
mà hành vi đó đã để lộ ra.
Ý nghĩa độc đáo của cái cười là ở chỗ nó nâng con người cao hơn hồn cảnh.
Với thói hư tật xấu, khi ta cười nó, ta đứng ở vị thế bên trên nó. Như vậy, cái
cười, ở chiều sâu của nó, dường như ln có một cái gốc là những cảm xúc
thấm đượm chất nhân văn – đó là nhiệt tình thống thiết bảo vệ thể thống
người, niềm mong muốn con người sống tốt hơn, đẹp hơn.
- Phần lớn truyện cười dân gian đã ghi lại được đều thuộc đời cuối Lê – đầu
Nguyễn và thời Nguyễn, kể cả buổi Tây sang. Những truyện cười này hợp
thành một tập chân dung biếm họa: vua không ra vua (Thơi đừng nói nữa mà
tao thèm!, Xin Đại vương đình lại cho một đêm,…); quan lại rặt một phường
tham nhũng, bất tài (Thần bia trả nghĩa, Quan huyện thanh liêm,…); những
người làm thầy thiên hạ thì dốt nát và thiếu nhân cách đến mức thảm hại
(Tam đại con gà, Bốc thuốc theo sách,…); cả những người thuộc tầng lớp
bình dâncũng bị nhiễm những cái xấu thường lan tràn trong thời buổi nhố
nhăng…. Nếu có một cái nhìn bao qt ta có thể nhận thấy một số điều có ý
nghĩa sâu xa hơn nhiều so với bản thân sự phê phán ở từng truyện – đó là tư

tưởng phóng túng, là sự đùa cợt có tính chất báng bổ đối với những giáo
điều và một số giá trị từng được coi là thiêng liêng của hệ tư tưởng phong
kiến, của xã hội phong kiến (như vương quyền và thần quyền). Người giáo
viên phổ thơng chỉ dạy một ít truyện lẻ (hiện nay là 2 truyện) nhưng cần nắm
được ý nghĩa chung của cả bức hí họa về một hình thái xã hội đang biến
thành “tấn hài kịch của nó” trên sân khấu lịch sử. Điều này rất có ích cho
việc nhận thức định hướng chung của phân tích truyện cười dân gian.
b. Phân tích tình tiết hướng vào việc nêu bật cái đáng cười
Nghệ thuật gây cười của truyện cười dân gian khá phong phú. Nhưng biện
pháp nghệ thuật quan trọng nhất của thể lọai này là cách cấu tạo truyện.
Trước hết, cơng việc phân tích phải hướng vào u cầu làm rõ cái đáng cười.
Vì cái đáng cười trong truyện cười thường được dàn dựng theo nguyên tắc
“tự phơi bày” để người nghe, người đọc “tự phát hiện” qua một tình tiết gồm


3 chặng (tựa như một màn kịch gồm 3 lớp), cho nên cơng việc phân tích
cũng thường có thể tiến hành theo 3 phân đoạn của hoàn cảnh:
Phân đoạn đầu:
Ngay từ đầu câu chuyện, nhân vật có thói xấu hay tính cách dẫn đến hành vi
buồn cười đã được giới thiệu khơng úp mở:
- Có anh tính hay khoe của (Lợn cưới, áo mới)
- Có anh thầy đồ, học hành dốt nát (Tam đại con gà)
- Thầy lý nổi tiếng xử kiện giỏi (Nhưng nó phải bằng hai mày)
- Có anh keo kiệt, ăn chẳng dám ăn, mặc chẳng dám mặc, chỉ khư khư tích
của làm giàu ( Thà chết cịn hơn).
- Một ơng tai mắt trong làng, tính thích ăn đỗ đen luộc, nhưng lại sợ vợ
(Đổ mồ hôi mực).
Cũng ngay từ đầu câu chuyện, nhân vật ấy được đặt vào một tình thế khiến
cho nó trở thành một hiện tượng “có mâu thuẫn tiềm tàng”:
- Anh có tính hay khoe của may được cái áo mới, liền đem ra mặc từ sáng

đến chiều chả thấy ai hỏi cả (Lợn cưới, áo mới).
- Anh keo kiệt cùng bạn ra tỉnh chơi, mang theo ba quan tiền giắt lưng
(Thà chết cịn hơn).
- Ơng có tính thích ăn đỗ đen luộc và sợ vợ, được hônm vợ đi vắng luộc
một nồi đỗ đen ăn vụng (Đổ mồ hôi mực).
Phân đoạn đầu được gọi là tình thế mở đầu. Phân tích tình thế mở đầu là gợi
cho học sinh nhận rõ hai nội dung chính nói trên (giới thiệu nhân vật và đặt
nhân vật vào tình thế “có mâu thuẫn tiềm tàng”), chủ yếu là cái mâu thuẫn
có thể ở thế tiềm tàng ( đang chờ dịp để bộc lộ).
Phân đoạn nút:
Đến đây, mâu thuẫn từ thế tiềm tàng đã phát triển rất mau lẹ với điểm nút.
- Anh “áo mới” đang tức vì đứng hóng mãi chưa có ai để khoe thì anh “lợn
cưới” chạy đến nhưng lại bị anh này khoe trước (Lợn cưới, áo mới).
- Thầy không biết chữ “kê” nghĩa là gà, bị học trò hỏi dồn (Tam đại con
gà).
- Cải đút lót năm đồng, Ngơ biện chè lá những mười đồng (Phải bằng hai
mày).
- Anh keo kiệt đi tỉnh chơi về, với ba quan tiền mang theo cịn ngun,
khát nước, uống nước sơng bị ngã, và bạn anh ta kêu cứu với giá 5 quan (
Thà chết còn hơn).


- Anh sợ vợ luộc vụng đỗ đen; đỗ chín chưa kịp ăn thì vợ về lại phải ra
đình ngay để lễ thánh, đành trút nồi đỗ đen vào mũ tế đội lên đầu mà đi ( Đổ
mồ hôi mực)
Phân đoạn nút có thể được gọi là tình thế gay cấn. Phân tích tình thế gay cấn
là gợi cho học sinh điểm lại diễn tiến của sự việc từ tình thế mở đầu đến
điểm nút, nhận rõ mâu thuẫn cụ thể ở tình thế gay cấn (ví dụ: anh “áo mới”
vớ phải anh “lợn cưới”, chưa kịp khoe đã bị anh này vừa hỏi vừa khoe,…)
Đến đây, người nghe, người đọc cũng ở vào thế chờ xem đầy kịch tính. (Cần

chú ý rằng: ở những truyện gây ra một tràng cười, cười rền, thì “điểm nút”
dường như cũng di động, tạo thành một chuỗi “điểm nút”, nhưng “điểm nút”
đích thực vẫn ở chỗ kết thúc.
Phân đoạn kết thúc:
Nhân vật bị đặt vào tình thế có mâu thuẫn, “giải quyết” mâu thuẫn ngay ở
“điểm nút” bằng một hành vi, một lời nói bất ngờ làm bộc lộ cái đáng cười:
- Anh “áo mới” vớ phải anh “lợn cưới”, bị 1- 0 (tức là đang lăm le khoe,
lại bị nghe “nó” khoe), lại ở thế phải trả lời, vậy mà “lật lại được thế cờ”,
vẫn trả lời người hỏi nghiêm chỉnh theo dúng phép tắc (dùng kiểu câu có
mệnh đề phụ làm trạng ngữ chỉ thời gian), đồng thời “tranh thủ cung cấp
được thông tin cần thiết”: “Từ lúc tôi mặc cái áo mới này…”(Lợn cưới, áo
mới).
- Thầy đồ xin thổ công, ba đài được cả ba, hí hửng mừng thầm, cho học
sinh gân cổ lên gào “Dủ dỉ là con dù dì”, bị chủ nhà phát hiện, thầy bí q
“lý sự cùn” bằng cách giải thích: “Dủ dỉ là con dù dì, dù dì là chị con cơng,
con cơng là ơng con gà!” (Tam đại con gà).
- Thầy lý xử kiện bằng cách úp bàn tay trái lên bàn tay phải – một kiểu ký
hiệu đặc biệt chỉ có những người trong cuộc mới hiểu. Cải đút lót cho thầy ít
hơn nên phải chấp nhận thua kiện bởi “Tao biết mày phải… nhưng nó lại
phải bằng hai mày!”. ( Phải bằng hai mày).
- Anh keo kiệt sắp chết đuối, đã ngoi lên không chấp nhận cái giá vớt
“năm quan”, nghe tiếng anh bạn “điều chỉnh” giá vớt xuống “ba quan”, lại
cố ngoi lên kêu: “ba quan vẫn đắt…”(Thà chết còn hơn).
- Anh đội mũ tế lót… đỗ đen luộc, nước đỗ chảy rịng rịng, ra đình bị
người ta hỏi “vì sao?”, thản nhiên trả lời: “Ấy, tơi thường có tính đổ mồ hôi
mực thế đấy!”(Đổ mồ hôi mực).


Phân tích đoạn kết thúc gợi cho học sinh tự mình nhận ra cái đáng cười, tự
mình chỉ rõ cái đáng cười bất ngờ bộc lộ hành vi, lời nói của nhân vật trực

tiếp gay ra cái cười, tức là chỉ rõ hành vi, lời nói đó có cái gì ngược đời.
Thực hiện được yêu cầu này có nghĩa là đã trả lời câu hỏi “vì sao mình
cười?”, “mình cười cái gì?”.
c. Phân tích ý nghĩa của cái cười:
- Nếu định nghĩa “ Cái đáng cười là cái xấu” được coi là đúng thì khái niệm
“cái xấu” ở đây chắc chắn phải hiểu theo nghĩa rộng – nó vừa gồm những
“thói hư tật xấu”, vừa gồm những cái khơng thích hợp.
Hiểu như vậy thì có thể chấp nhận quan niệm cho rằng: cái cười, trong bản
chất của nó, ln ln có ý nghĩa phê phán. Với những truyện cười châm
biếm những thói hư tật xấu thì chắc khơng ai hồi nghi gì về cả ý nghĩ lẫn
mục đích phê phán của nó. Nhưng với những truyện hài hước thì ý nghĩa phê
phán là ở mặt nào? Hãy lấy một ví dụ đơn giản nhất: Bà cho bé đi ngủ. Một
lần, bà hỏi:- Cháu ngủ chưa? Cháu (nhắm mắt lại) trả lời: - Cháu ngủ rồi!
Câu trả lời của bé gây cười. Vì sao? Đó là vì “hành vi” trả lời của bé, bề
ngồi có vẻ tự nhiên, phù hợp (Bà hòi – Cháu trả lời; Bà hỏi: - Cháu ngủ
chưa? Cháu trả lời: - Cháu ngủ rồi!), nhưng ta phát hiện ra ngay là ở đây có
chỗ trái tự nhiên, khơng phù hợp: đã “ngủ” rồi sao cịn trả lời được? Do
ngây thơ, cháu đã khơng biết mình đã phạm lỗi logic! Cái lỗi logic của bé
khiến ta cười và làm ta vui trong giây lát. Nhưng dối với logic của tư duy,
lỗi logic dù sa vẫn là cái không nên có. Vậy, nếu ta muốn đề cập “ý nghĩa
phê phán” của truyện, thì chỉ nên coi đó là một thứ “phản ứng tự động” tư
duy suy lý. Tất nhiên, cái cười hài hước vẫn có tác dụng giáo dục về nhiều
mặt.
- Khi nói về ý nghĩa nhân sinh, ý nghĩa xã hội của cái cười, người ta thường
nghĩ chủ yếu đến cái cười châm biếm. Cái cười châm biếm cũng phải tìm ra
cái đáng cười ở những hiện tượng, những hành vi trái tự nhiên, ngược đời…
như cái cười hài hước. Những dụng ý phê hán của nó thể hiện rõ ở chỗ nó
ln ln tìm cái cười ở những hiện tượng, những hành vi trái tự nhiên,
ngược đời,…nảy sinh từ những thói xấu, những tính cách xấu xa, đặc biệt,
những tính cách xấu xa gắn liền với bản chất của một số tầng lớp xã hội, một

số loại người. do đó cần hướng dẫn để học sinh suy nghĩ đến mục đích, ý
nghĩa phê phán của cái cười châm biếm từ quan điểm đạo đức, quan điểm ý
thức tư tưởng, quan điểm đấu tranh xã hội…


VII. KẾT LUẬN:
Nhân dân ngày xưa biết sử dụng tiếng cười như một vũ khí, và với các
truyện cười của mình , đã đánh và đã thắng giai cấp thống trị và những cái
xấu xa trong xã hội. Xét cho cùng xã hội cũ là một tấn bi kịch lớn mà đồng
thời cũng là tấn hài kịch lớn. Xã hội cũ chứa đầy mâu thuẫn. Tác giả dân
gian đã nhìn thấy một cách sâu sắc những mâu thuẫn ấy, những mâu thuẫn
sẽ đưa xã hội ấy đến chỗ diệt vong. Ngày nay, tiếng cười dân gian từ xưa
truyền lại vẫn đầy ắp những giá trị nhân văn cao đẹp. Vì vậy, với đề tài này
tơi hy vọng sẽ góp phần cho bài dạy truyện cười của giáo viên thêm sinh
động, hấp dẫn hơn.


MỤC LỤC
I.
II.
1.
2.
III.
IV.
V.
VI.
1.

Lý do chọn đề tài
Tổ chức thực hiện đề tài

Cơ sở lý luận
Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
Hiệu quả của đề tài
Đề xuất, khuyến nghị khả năng áp dụng
Tài liệu tham khảo
Nội dung
Về những đặc trưng của thể loại truyện cười
a. Hệ đề tài
b. Chức năng
c. Thi pháp
d. Phương thức diễn xướng
2. Về cơng việc phân tích truyện cười
a. Định hướng phân tích nội dung
b. Phân tích tình tiết hướng vào việc nêu bật cái cười
c. Phân tích ý nghĩa của cái cười
VII. Kết luận



×