TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
=======***=======
NGUYỄN NHƢ QUỲNH
SỬA LỖI VỀ THÀNH PHẦN CÂU TRONG
CÁC BÀI TẬP LÀM VĂN VIẾT CỦA HỌC
SINH LỚP 3 – 4
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành:Phƣơng pháp dạy học Tiếng Việt
HÀ NỘI, 2015
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
=======***=======
NGUYỄN NHƢ QUỲNH
SỬA LỖI VỀ THÀNH PHẦN CÂU TRONG
CÁC BÀI TẬP LÀM VĂN VIẾT CỦA HỌC
SINH LỚP 3 – 4
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành:Phƣơng pháp dạy học Tiếng Việt
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
TS. Nguyễn Thu Hƣơng
HÀ NỘI, 2015
Nguyễn Như Quỳnh – K37GDTH
Khóa luận tốt nghiệp
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cám ơn Ban giám hiệu, khoa Giáo dục Tiểu học
trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 đã tạo mọi điều kiện giúp tôi hoàn thành
khóa luận tốt nghiệp này.
Ngoài những nỗ lực cá nhân, tôi đã nhận đƣợc rất nhiều sự giúp đỡ từ
phía các thầy cô, gia đình và bạn bè. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn cô
Nguyễn Thu Hƣơng - ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, động viên tôi rất nhiều
trong quá trình thực hiện khóa luận này.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5năm 2015
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Như Quỳnh
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Như Quỳnh – K37GDTH
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Khóa luận này là công trình nghiên cứu thực sự của
cá nhân, đƣợc thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Thu
Hƣơng.
Các số liệu, những kết luận nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận văn
này trung thực và chƣa từng đƣợc công bố dƣới bất cứ hình thức nào. Tôi xin
chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Như Quỳnh
Nguyễn Như Quỳnh – K37GDTH
Khóa luận tốt nghiệp
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
C-V
: chủ - vị
HS1
: học sinh 1
HS2
: học sinh 2
TN1
: trạng ngữ 1
TN2
: trạng ngữ 2
CN
: chủ ngữ
VN
: vị ngữ
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Như Quỳnh – K37GDTH
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2
3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 3
4. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................... ... .3
5. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 4
6. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 4
7. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... 4
NỘI DUNG ...................................................................................................... 5
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THÀNH PHẦN CÂU Ở TIỂU HỌC .... 5
1.1.Các quan niệm về thành phần câu.......................................................... 5
1.2. Phân loại thành phần câu Tiếng Việt ..................................................... 5
1.2.1. Thành phần chính của câu ............................................................... 5
1.2.2. Thành phần phụ của câu................................................................ 13
1.2.3. Thành phần phụ của từ trong câu .................................................. 17
1.2.4. Thành phần biệt lập trong câu ....................................................... 19
1.3.Nội dung dạy thành phần câu ở tiểu học ............................................... 23
1.3.1.Chƣơng trình dạy học về thành phần câu ...................................... 23
1.3.2.Quan niệm về các thành phần câu đƣợc dạy ở tiểu học ................. 27
CHƢƠNG 2:SỬA CÁC LỖI VỀ THÀNH PHẦN CÂU CHO HỌC SINH
LỚP 3 - 4 ......................................................................................................... 29
2.1. Thực trạng mắc lỗi về thành phần câu của học sinh ........................... 30
2.1.1. Bảng thống kê kết quả ................................................................... 30
2.1.2. Nhận xét kết quả thống kê............................................................. 31
2.2. Miêu tả một số lỗi về thành phần câu của học sinh ............................. 34
2.2.1. Câu thiếu thành phần..................................................................... 34
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Như Quỳnh – K37GDTH
2.2.2. Câu thừa thành phần...................................................................... 36
2.2.3. Câu không phân định rõ thành phần ............................................. 37
2.2.4.Câu không có sự tƣơng hợp về nghĩa giữa các thành phần ........... 39
2.3. Cách sửa lỗi về thành phần câu ............................................................ 39
2.3.1. Câu thiếu thành phần..................................................................... 39
2.3.2. Câu thừa thành phần...................................................................... 43
2.3.3. Câu không phân định rõ thành phần ............................................. 44
2.3.4. Câu không có sự tƣơng hợp về nghĩa giữa các thành phần .......... 46
2.4.Một số biện pháp giúp học sinh nâng cao khả năng nhận diện và sử
dụng các thành phần câu ............................................................................ 47
2.4.1. Xây dựng hệ thống bài tập .......................................................... 47
2.4.2. Xây dựng hệ thống trò chơi .......................................................... 56
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Nguyễn Như Quỳnh – K37GDTH
Khóa luận tốt nghiệp
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngữ pháp là rất cần thiết trong đời sống xã hội. Ngữ pháp chi phối việc
sử dụng các đơn vị ngôn ngữ để tạo thành lời nói, làm cho ngôn ngữ thực hiện
đƣợc chức năng là công cụ giao tiếp. Trong nhà trƣờng, ngữ pháp rèn luyện kĩ
năng ngôn ngữ thông qua hoạt động nghe, nói, đọc, viết, thực hiện mục tiêu
môn Tiếng Việt, giúp học sinh hiểu và sử dụng tốt ngôn ngữ phƣơng tiện tƣ
duy giao tiếp của loài ngƣời. Chƣơng trình ngữ pháp ở Tiểu học lấy câu làm
trọng tâm dạy học. Học sinh tiểu học đã đƣợc cung cấp một số kiến thức sơ
giản về cấu tạo ngữ pháp của câu, các thành phần câu. Thành phần câu là một
địa hạt quan trọng trong ngữ pháp học nói chung và ngữ pháp Tiếng Việt nói
riêng. Đặc biệt, ở trƣờng Tiểu học, thành phần câu lại càng quan trọng hơn.
Kiến thức về thành phần câu và kĩ năng vận dụng các thành phần câu định
hƣớng cho học sinh tiểu học nói đúng, viết đúng Tiếng Việt. Học sinh nắm
đƣợc nắm đƣợc kiến thức về thành phần câu, biết cách phân tích cấu trúc ngữ
pháp của câu, xác định đúng các thành phần câu đã đƣợc học và có kĩ năng
vận dụng thành phần câu để tạo ra những câu đúng ngữ pháp, gợi tả, gợi cảm
là một yêu cầu cấp thiết. Vì đó là nền tảng để học nói, viết Tiếng Việt đúng,
chuẩn ngữ pháp, hình thành nơi các em năng lực hoạt động ngôn ngữ và
chuẩn bị tiềm năng cho trẻ nhỏ học lên các bậc học cao hơn sau này.
Tuy nhiên, học sinh tiểu học hiện nay do các em chƣa nắm vững các
kiến thức về thành phần câu. Hơn nữa, do tuổi đời còn nhỏ nên khả năng nói
và viết của các em là rất hạn chế. Các em thƣờng chỉ nói, viết đƣợc những câu
đơn giản còn khi nói, viết các câu phức tạp hơn thì khó khăn hơn. Chính vì
vậy,việc mắc lỗi với các em là điềukhông thể tránh khỏi, đặc biệt là các lỗi về
thành phần câu. Nó đƣợc thẻ hiện rõ trong các bài tập làm văn viết của các
em. Ngoài ra, thực tế các giáo viên việc dạy về câu cũng nhƣ thành phần câu
1
Nguyễn Như Quỳnh – K37GDTH
Khóa luận tốt nghiệp
thƣờng qua loa, đại khái, chƣa đi sâu vào các kiến thức trọng tâm. Muốn vậy
giáo viên cần phải có kiến thức nhất định về thành phần câu Tiếng Việt để có
thể hiểu, lý giải phân tích cho học sinh và từ đó đƣa ra những biện pháp giúp
các em khắc phục đƣợc những hạn chế đó.
Là một giáo viên tƣơng lai, trăn trở lớn nhất của tôi làm sao để các em
không bị mắc lỗi về thành phần câu khi đặt câu, viết văn. Từ đó các em có thể
viết đƣợc những bài văn hay, những lời nói đẹp thu hút hấp dẫn đƣợc ngƣời
đọc và ngƣời nghe. Vì vậy tôi chọn đề tài “Sửa lỗi về thành phần câu trong
các bài tập làm văn viết của học sinh lớp 3 -4”với hy vọng giúp các em cải
thiện đƣợc tình trạng này.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Việc tìm hiểu về vấn đề thành phần câu cũng nhƣ việc sửa lỗi về thành
phần câu đã có một số tác giả đã đề cập đến trong nhiều công trình nghiên
cứu khoa học và các bài viết.
Thành phần câu tiếng Việt củaNguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp
(2004), NXB Giáo dục, Hà Nội là chuyên luận về thành phần câu đầu tiên và
duy nhất hiện nay. Chuyên luận đã giải quyết một cách thuyết phục các vấn
đề cơ bản là định nghĩa thành phần câu, danh sách thành phần câu và tiêu chí
xác định thành phần câu. Các tác giả đã trình bày rất rõ các khái niệm, phân
loại thành phần chính và thành phần phụ của câu.
Câu tiếng Việt và nội dung dạy học câu ở trường phổ thông của tác giả
Nguyễn Thị Thìn (2001), NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội. Tác giả bàn về sự
phân định các thành phần ngữ pháp của câu tiếng Việt gồm tiêu chuẩn xác
định các thành phần ngữ pháp của câu, đặc trƣng cơ bản.
Dạy học ngữ pháp ở tiểu học của tác giả Lê Phƣơng Nga, (2001), NXB
Giáo dục Hà Nội. Cuốn sách bàn về thực trạng dạy ngữ pháp ở tiểu học và
cách thức tổ chức dạy học ngữ pháp ở tiểu học. Cũng đã nêu ra đƣợc các lỗi
mà học sinh thƣờng mắc phải và đề ra cách chữa.
2
Nguyễn Như Quỳnh – K37GDTH
Khóa luận tốt nghiệp
Tiếng Việt của Nguyễn Đức Dần đề cập đến các vấn đề câu sai, câu mơ
hồ. Nhƣng vấn đề này cũng đƣợc tác giả xem xét một cách khái quát và dẫn
chững chƣa sát với bậc tiểu học.
Lỗi ngữ pháp và cách khắc phục của Cao Xuân Hạo (chủ biên), NXB
khoa học xã hội cũng đã viết rất rõ về các lỗi câu và cách khắc phục.
Vấn đề lỗi câu ở bậc tiểu học cũng đƣợc đƣa ra trong các nghiên cứu
khoa học và các khóa luận tốt nghiệp nhƣ: Tìm hiểu kỹ năng viết câu của học
sinh lớp 4 của Đặng Thi Thu Hà; khóa luận: Tìm hiểu lỗi câu của học sinh
tiểu học trong các bài tập làm văn của Nguyễn Thị Kiên. Hay có đề tài khóa
luận rọng hơn nhƣ: Các lỗi trong bài văn miêu tả của học sinh lớp 4 nguyên
nhân và biện pháp khắc phục của Vũ Thị Bích và khóa luận: Chữa lỗi dùng
từ, đặt câu cho học sinh tiểu học lớp 4-5 qua các bài tập làm văn của Nguyễn
Thị Thƣ... Song mỗi khóa luận đều xem xét vấn đề theo những góc độ,
phƣơng diện khác nhau nhƣng chƣa nghiên cứu sâu về các lỗi thành phần câu
của học sinh tiểu học.
Kế thừa và phát triển các thành tựu nghiên cứu nói trên, chúng tôi tiến
hành Sửa lỗi về thành phần câu trong các bài tập làm văn viết của học sinh
lớp 3 - 4. Chúng tôi chọn đề tài này với hy vọng nhằm giúp các em có thể sửa
lỗi về thành phần câu trong khi nói, viết và các hoạt động có liên quan. Đồng
thời cũng giúp giáo viên có thể điều chỉnh phƣơng pháp dạy của mình sao cho
phù hợp.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của khóa luận:
- Làm rõ lý luận về thành phần câu.
- Đề xuất các biện pháp để giúp học sinh sửa các lỗi về thành phần câu.
4. Đối tƣợng nghiên cứu
- Sửa lỗi về thành phần câu trong các bài tập làm văn viết của học sinh
lớp 3 - 4.
3
Nguyễn Như Quỳnh – K37GDTH
Khóa luận tốt nghiệp
5. Phạm vi nghiên cứu
- Trƣờng tiểu học Ngô Quyền - Vĩnh Yên -Vĩnh phúc và Trƣờng tiểu
học Phạm Công Bình -Yên lạc -Vĩnh Phúc.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích nêu trên, khóa luận phải thực hiện đƣợc các
nhiệm vụ sau:
- Trình bày khái quát những lý luận liên quan đến thành phần câu, đặc
biệt là những thành phần câu dạy ở Tiểu học.
- Đƣa ra thực trạng mắc lỗi về thành phần câu trong các bài tập làm văn
viết của học sinh lớp 3 -4.
- Miêu tả các lỗi về thành phần câu và cách sửa cho các lỗi đó.
- Đề xuất ra một số biện pháp giúp các em sửa các lỗi về thành phần câu.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận.
- Phƣơng pháp điều tra, khảo sát, thống kê.
- Phƣơng pháp phỏng vấn.
4
Nguyễn Như Quỳnh – K37GDTH
Khóa luận tốt nghiệp
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THÀNH PHẦN CÂU Ở TIỂU HỌC
1.1. Các quan niệm về thành phần câu
Thành phần câu là một hạt nhân quan trọng trong câu nói riêng và trong
ngữ pháp nói chung. Các nhà ngữ pháp học đã mô tả về các thành phần một
cách khá kỹ lƣỡng nhƣng định nghĩa về thành câu vẫn chƣa đƣợc giải quyết
một cách thuyết phục. Vì vậy, xung quanh định nghĩa về thành phần câu có
những ý kiến khác nhau:
Theo Lê Cận, Phan Thiều, Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung (1983),
trên trục hình tuyến, về mặt cấu trúc, một câu nói bình thường là một tổ chức
gồm nhiều bộ phận cấu tạo nên câu, gọi là thành phần câu.
Theo Diệp Quang Ban (2000), thành phần câu là chức vụ cú pháp mà thực
từ đảm nhiệm trong mối quan hệ cấu trúc với những thực từ khác trong câu.
Nguyễn Thị Thìn (2001) quan niệm thành phần ngữ pháp của câu
(thành phần câu) là thành tố trực tiếp cấu tạo câu, có thể là từ, ngữ, liên hợp
đẳng lập hoặc một tiểu cú.
Quan niệm về thành phần của Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp
(2004) đơn giản và mang tính khái quát rất cao. Theo họ, thành phần câu là
những từ tham gia nòng cốt câu (bắt buộc có mặt để đảm bảo tính trọn vẹn
của câu) hoặc phụ thuộc trực tiếp vào nòng cốt của câu.
Nhƣ vậy, chúng ta có thể hiểu đơn giản về thành phần câu nhƣ sau:
“Thành phần câu là đơn vị quan trọng để tạo nên câu trong Tiếng Việt.”
1.2. Phân loại thành phần câu Tiếng Việt
1.2.1. Thành phần chính của câu
1.2.1.1. Khái niệm
Các nhà ngữ pháp học truyền thống quan niệm thành phần chính của
câu là thành phần tạo nên nòng cốt của câu, không thể thiếu đƣợc trong câu
5
Nguyễn Như Quỳnh – K37GDTH
Khóa luận tốt nghiệp
đơn bình thƣờng vì thiếu nó không tạo thành câu [9,22-23], [5,126]. Nói một
cách khái quát hơn, thành phần chính của câu là yếu tố cú pháp bắt buộc có
mặt trong câu để đảm bảo cho câu có tính trọn vẹn. Thành phần chính của câu
gồm có chủ ngữ và vị ngữ. Chủ ngữ, vị ngữ tạo nên nòng cốt câu trên cơ sở
quan hệ cú gọi là quan hệ chủ - vị.
Các nhà ngữ pháp học chức năng cho rằng có thành phần nòng cốt đề thuyết [20, 168], phần cốt đề, thuyết. Đề và thuyết là những thành tố cơ bản
cấu tạo nên nòng cốt câu, hạt nhân đề - thuyết là cấu trúc hạt nhân của câu.
Nhƣ vậy, thành phần chính của câu là thành phần quan trọng nhất trong
câu. Thành phần chính của câu gồm có chủ ngữ và vị ngữ. Quan hệ chủ - vị
tạo nên nòng cốt của câu.
1.2.1.2. Các thành phần chính của câu
1.2.1.2.1. Chủ ngữ
a. Khái niệm
Chủ ngữ là thành phần chính, thành phần quan trọng trong câu nên từ
thời Pháp thuộc, Trần Trọng Kim (1941) đã quan tâm đến thành phần này.
Tác giả gọi chủ ngữ là “chủ từ” và cho rằng chủ từ là tiếng đứng làm chủ ở
trong mệnh đề [7, 21]. Đến Bùi Đức Tịnh (1954), quan niệm về chủ ngữ có
phần cụ thể hơn: “Chủ ngữ chỉ ngƣời hay vật nói đến” [18, 335]. Từ sau 1960,
chủ ngữ đƣợc đề cập đến nhiều trong công trình nghiên cứu. Nhƣng chỉ trong
công trình nghiên cứu của một số tác giả, khái niệm chủ ngữ mới hoàn thiện
và đƣợc nhiều ngƣời đồng tình. Nguyễn Kim Thản (1964) cho rằng chủ ngữ
biểu thị đối tƣợng tƣờng thuật của vị ngữ và có những đặc trƣng (hoạt động,
trạng thái, thuộc tính, tính chất, chủng loại) do vị ngữ biểu thị [14, 176]. Theo
Diệp Quang Ban (2000), chủ ngữ là thành phần câu có quan hệ qua lại và quy
định lẫn nhau với thành phần vị ngữ, chủ ngữ nêu ra vật, hiện tƣợng nằm
trong mối quan hệ chặt chẽ và trực tiếp với đặc trƣng (động, tĩnh, tính chất) và
quan hệ sẽ đƣợc nói đến trong vị ngữ [2, 39-40]. Nguyễn Thị Thìn (2001)
quan niệm chủ ngữ biểu thị đối tƣợng nhận thức (S) trong nội dung mệnh
6
Nguyễn Như Quỳnh – K37GDTH
Khóa luận tốt nghiệp
đề[16, 59]. Nguyễn Minh Thuyết (2004) khẳng định chủ ngữ là bộ phận nòng
cốt của câu biểu thị chủ thể ngữ pháp của vị ngữ, tạo ra cùng vị ngữ một kết
cấu có khả năng nguyên nhân hóa [17, 153].
b. Những đặc trưng cơ bản của chủ ngữ
b1. Vai trò, quan hệ ngữ nghĩa, ngữ pháp của chủ ngữ trong câu
Mọi ngƣời đều thừa nhận chủ ngữ là một trong hai thành phần chính
của câu song phần, cùng với vị ngữ tạo nên nòng cốt câu. Chủ ngữ là thành
phần nêu nên chủ thể nhƣ ngƣời, vật, sự vật, sự việc,… có đặc trƣng đƣợc
miêu tả hoặc nhận xét ở vị ngữ [9, 24], [5, 131], [11, 150]. Nhƣng trình bày
khá là đầy đủ, hoàn chỉnh về vai trò, quan hệ ngữ nghĩa, ngữ pháp của chủ
ngữ là các tác giả Nguyễn Thị Thìn, Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn
Hiệp,…. Nguyễn Thị Thìn (2001) khẳng định chủ ngữ có quan hệ chặt chẽ,
trực tiếp và phù hợp với vị ngữ, kết hợp với vị ngữ để tạo nên cấu trúc ngữ
pháp cơ bản biểu thị nội dung mệnh đề [16, 54]. Nguyễn Minh Thuyết,
Nguyễn Văn Hiệp (2004) cho rằng chủ ngữ có thể chỉ hành động hay đối
tƣợng của hành động, kẻ mang một phẩm chất nào đó, hay là một sự vật (tình
huống) đƣợc quy vào một phạm trù nhất định hoặc đồng nhất với một sự vật
(tình huống) khác. Ngoài ra tác giả còn phân biệt chủ ngữ chủ đề, chủ ngữ vị
trí và chủ ngữ chỉ hình thức [17, 183 -184].
Về vai trò của chủ ngữ đối với tổ chức câu: Có những nhà ngữ pháp
cho rằng chủ ngữ quan trọng hơn vị ngữ vì nó chi phối sự xuất hiện của vị
ngữ [19,184]. Ngƣợc lại, có rất nhiều ý kiến cho vị ngữ là thành phần chính
quan trọng nhất trong câu [14, 181], [5, 139], [16, 69], [17,109, 191].
b2. Vị trí chủ ngữ trong câu
Các nhà nghiên cứu ngữ pháp học đã nhất ý kiến là chủ ngữ thƣờng
đứng trƣớc vị ngữ theo trật tự C - V (“vị trí thuận của chủ ngữ” [17, 187]).
Tuy nhiên chủ ngữ có khả năng đứng sau vị ngữ (“vị trí nghịch của chủ ngữ”
[17, 187]) trong một số trƣờng hợp nhất định và gắn với những điều kiện nhất
7
Nguyễn Như Quỳnh – K37GDTH
Khóa luận tốt nghiệp
định. Đó là trong trƣờng hợp ngƣời nói muốn nhấn mạnh vị ngữ để ngƣời
nghe chú ý [9, 26]; nhất là khi câu mang rõ màu sắc biểu cảm [8, 60]; chủ ngữ
trong các câu có quan hệ từ là chuyển theo quy tắc riêng: chỉ ở những câu
đồng nhất tuyệt đối, chủ ngữ mới có thể chuyển ra sau vị ngữ, còn trong các
câu không có hệ từ, bất cứ một chủ ngữ thể nào cũng có thể chuyển ra sau vị
ngữ nhờ có chỉ tố phân đoạn thực tại là. [17, 187 -188]
b3. Cấu tạo của chủ ngữ
Chủ ngữ thƣờng đƣợc biểu hiện bằng danh từ (cụm danh từ), đại từ đây
là hình thức phổ biến nhất của chủ ngữ - vị ngữ (cụm vị từ) số từ, từ chỉ vị trí
đƣợc danh hóa, cụm từ (đẳng lập, chính phụ, cố định) kết cấu C -V và một số
kiểu cấu trúc khác.
Diệp Quang Ban (2005) gọi là “kiến trúc đặc biệt” gồm:
- Kiểu kiến trúc “từ phủ định + danh từ + đại từ phiếm định”
- Kiểu kiến trúc “ có (phiếm định) + danh từ”
- Kiểu kiến trúc “ kết từ + danh từ”
- Kiểu kiến trúc song hành chỉ khoảng cách không gian và thời gian
[4, 146 -147]
Nguyễn Thị Thìn gọi kiểu kiến trúc đó là:
- Chủ ngữ kết hợp gồm phụ từ chỉ lƣợng -tồn tại có + danh từ / đại từ
phiếm chỉ.
- Chủ ngữ là kết hợp gồm phụ từ phủ định không, chẳng, chưa + danh
từ / đại từ phiếm chỉ.
- Chủ ngữ là giới từ.
- Chủ ngữ là đại từ có ý nghĩa phiếm chỉ. Ví dụ:
“Tất cả những ai đã từng đọc: Tiếng chim hót trong bụi mận gai đều
không thể quên được lời đề từ của nó.” [16, 61-62]
8
Nguyễn Như Quỳnh – K37GDTH
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp (2004) dựa vào hai loại câu
cơ bản là câu hệ từ và câu vị từ để tìm hiểu cấu tạo của chủ ngữ. Tác giả
khẳng định ngoài danh từ, đại từ, vị từ, cụm chủ - vị làm chủ ngữ, thời vị từ
có thể làm chủ ngữtrong ba trƣờng hợp sau:
+ Khi nó đƣợc dùng với ý nghĩa sự vật nhƣ danh từ, ví dụ:
“Trêngửi thông cáo xuống dƣới.”
+ Trong câu có vị ngữ là tính từ, ví dụ:
“ Trên đồnim nhƣ tờ.”
+ Trong câu chỉ sự đồng nhất về vị trí không gian, ví dụ:
“ Trước mắtlà một con đƣờng.” [17, 186-187]
Tóm lại theo chúng tôi, chủ ngữ có thể đƣợc hiểu nhƣ sau:
- Về khái niệm: Chủ ngữ là thành phần chính của câu thể hiện đối
tƣợng đƣợc thông báo trong câu, cùng với vị ngữ tạo thành nòng cốt câu.
- Về vị trí: Chủ ngữ thƣờng đứng trƣớc vị ngữ theo trật tự C- V nhƣng
khi cần nhấn mạnh nội dung thông báo hay biểu thị tình cảm, cảm xúc, ….
Ngƣời ta có thể đặt vị ngữ lên trƣớc chủ ngữ.
- Về cách xác định chủ ngữ: Chủ ngữ có thể xác định bằng cách xác
định nòng cốt câu, xác định thành phần chính của câu (sử dụng phép lƣợc câu,
tìm thành phần cấu tạo tối thiểu của câu), cuối cùng tìm những từ, ngữ nêu
đối tƣợng thông báo của câu.
- Về cấu tạo của chủ ngữ: Chủ ngữ có thể đƣợc cấu tạo là từ một từ, một
cụm từ (cụm từ chính phụ, cụm từ đẳng lập, cụm từ cố định), một cụm C -V hay
một giới ngữ. Ví dụ:
+ Chủ ngữ đƣợc cấu tạo từ một từ (thƣờng là danh từ, đại từ):
Trăng sắp lên.
+ Chủ ngữ đƣợc cấu tạo từ một cụm từ đẳng lập:
Thầy giáo và học sinhđang chăm chú làm việc.
9
Nguyễn Như Quỳnh – K37GDTH
Khóa luận tốt nghiệp
+ Chủ ngữ đƣợc cấu tạo từ một cụm từ chính phụ:
Cuộc sống của lính Tây Tiến vô cùng gian khổ.
+ Chủ ngữ là một cụm từ cố định:
Ở đời, mất cái nọ được cái kia là lẽ thƣờng tình.
+ Chủ ngữ có thể là một giới từ:
Từ đầu nhà đến cuối nhà khoảng 20 mét.
+ Chủ ngữ đƣợc cấu tạo từ một cụm C -V:
Tất cả học sinh đều chăm họclà điều đáng mừng.
1.2.1.2.2. Vị ngữ
a. Khái niệm
Cùng phái văn cổ truyền (văn phạm học quy chuẩn), Trần Trọng Kim
(1941) đã đồng nhất vị ngữ với động từ (tính từ) và gọi thẳng tên của từ loại
này [7, 21], Trần Trọng Kim đã nhầm lẫn thành phần câu với các lớp từ (động
từ, tính từ). Bùi Đức Tịnh (1954) thì đã phân biệt đƣợc vị ngữ (tác giả gọi là
tuyên ngữ và quan niệm tuyên ngữ là những gì để nói về ngƣời hay vật ở chủ
ngữ) là thành phần chính của câu với các lớp từ (động từ) [18, 337].
Các nhà nghiên cứu ngữ pháp học Tiếng Việt hiện đại quan niệm về vị
ngữ đầy đủ hoàn chỉnh hơn. Họ khẳng định vị ngữ là thành phần thứ hai của
câu, cùng với chủ ngữ tạo thành nòng cốt câu. Vị ngữ là thành phần tƣờng
thuật về chủ ngữ [14, 154]; vị ngữ là bộ phận chỉ tình trạng hoặc hành động
của chủ thể [9, 23]; vị ngữ là thành phần câu có quan hệ qua lại và quy định
lẫn nhau với chủ ngữ, vị ngữ nêu lên đặc trƣng hoặc quan hệ (động, tĩnh) vốn
có ở vật nói ở chủ ngữ hoặc có thể áp đặt chung một cách có lý do cho vật đó
[2, 43]; vị ngữ biểu thị thuộc tính P (có thể là hành động, qua trình, trạng thái,
đặc điểm, tính chất, hặc quan hệ ) của đối tƣợng nhận thức; vị ngữ là bộ phận
nòng cốt của câu có thể chen thêm phó từ chỉ thời - thế vào phía trƣớc, và
trong trƣờng hợp bộ phận này gồm hơn một từ thì vị ngữ là từ chính của bộ
phận ấy [17, 118].
10
Nguyễn Như Quỳnh – K37GDTH
Khóa luận tốt nghiệp
b. Những đặc trưng cơ bản của vị ngữ
b1. Vai trò, quan hệ ngữ nghĩa, ngữ pháp của vị ngữ trong câu
Vị ngữ là một trong hai thành phần chính của câu song phần cùng với
chủ ngữ tạo nên nòng cốt của câu. Vị ngữ là thành phần câu thƣờng thông báo
rõ hành động, trạng thái, tính chất,… của chủ ngữ. Vị ngữ thƣờng trả lời câu
hởi làm gì?Thế nào? Là gì? [9,27], [11,150]; vị ngữ có tác dụng đến toàn câu
[10,115]; vị ngữ biểu thị tính vị thể, miêu tả đặc trƣng của sự vật đƣợc nói đến
ở chủ ngữ [5, 148]. Về mặt ngữ pháp, vị ngữ là thành phần chịu sự chi phối
của chủ ngữ, về mặt thông báo, vị ngữ là phần thông báo cho chủ ngữ, tính
thông báo thể hiện chủ yếu ở vị ngữ, trong tƣơng quan với chủ ngữ, vị ngữ
thƣờng là cái mới - cái chƣa biết - do đó phần này ít khi bị rút gọn [19, 158].
Vị ngữ có quan hệ chặt chẽ, trực tiếp và phù hợp với chủ ngữ, kết hợp với chủ
ngữ tạo thành cấu trúc ngữ pháp cơ bản biểu thị nội dung mệnh đề [16, 69]. Vị
ngữ là thành phần dùng một thứ từ ngữ khác để thuật cái thế nào của chủ ngữ
[6,178].Vị ngữ là bộ phận quan trọng nhất trong câu song phần, nó là trung tâm
tổ chức của câu, không thể lƣợc bỏ khi tách khỏi ngữ cảnh [14, 181]. Vị ngữ
đóng vai trò chủ yếu và là hạt nhân của câu [17, 190 -191].
b2. Vị trí của vị ngữ trong câu
Vị ngữ thƣờng đứng sau chủ ngữ theo trật tự C - V. Tuy nhiên, vị ngữ có
thể đứng trƣớc chủ ngữ (trƣờng hợp ngoại lệ) thuộc mặt dụng pháp [19, 185].
Việc đảo vị ngữ lên trƣớc chủ ngữ tạo nên một trật tự không bình thƣờng
nhằm đạt hiệu quả tu từ biểu cảm [16, 70].
b3. Cấu tạo của vị ngữ
Về mặt từ loại: Các nhà ngữ pháp học cổ truyền cho rằng vị ngữ do
động từ (tính từ) làm nên [7,21], [18,337], phần lớn các nhà nghiên cứu ngữ
pháp Tiếng Việt thống nhất ý kiến cho rằng động từ, tính từ (vị từ) thƣờng
làm vị ngữ, ngoài ra danh từ, đại từ, số từ cũng có thể làm vị ngữ.
11
Nguyễn Như Quỳnh – K37GDTH
Khóa luận tốt nghiệp
Về mặt cấu trúc: Vị ngữ có thể đƣợc tạo nên bởi một từ, một cụm từ
chính phụ, một cụm từ đẳng lập, một giới ngữ, một kết cấu C -V và những
đơn vị đặc biệt nhƣ là:
+ Từ “đang” + danh từ chỉ thời gian: “Nó đang tuổi ăn, tuổi ngủ.”
+ Các từ sao, vậy, thế nào, ví dụ: “Anh sao thế?”[9,30]
+ Là sự lặp lại một tổ hợp về mặt ý nghĩa vốn là trọng tâm của nội dung
thông báo ở câu trƣớc, ví dụ:
“Mai kia u đƣa con sang với chị.”
“Con không mai kia.”
+ Là một tổ hợp quan hệ từ + danh từ, ví dụ: “Mẹ tôi ngoài vườn.”
[1,150-151]
Về mặt kết nối với chủ ngữ: Vị ngữ có thể kết hợp trực tiếp với chủ
ngữ (không cần đến hệ từ là), có thể kết hợp gián tiếp với chủ ngữ.
Tóm lại, theo chúng tôi, vị ngữ có thể đƣợc hiểu nhƣ sau:
- Về khái niệm: Vị ngữ là thành phần chính của câu thể hiện nội dung
thông báo (hoạt động, trạng thái, tính chất, quan hệ,….) của đối tƣợng nêu ở
chủ ngữ, cùng với chủ ngữ tạo nên nòng cốt câu.
- Về vị trí: Vị ngữ thƣờng đứng sau chủ ngữ theo trật tự C -V nhƣng vị
ngữ có thể đứng trƣớc chủ ngữ nhằm nhấn mạnh nội dung thông báo hoặc
mang màu sắc tu từ.
- Về cách xác định vị ngữ: Muốn tìm vị ngữ của câu, phải thực hiện
các bƣớc phân tích cấu trúc câu: Xác định nòng cốt câu (tối giản), xác định
chủ ngữ, phần còn lại là vị ngữ của câu (phần nêu lên thông báo về đối tƣợng
nói đến ở chủ ngữ).
- Về cấu tạo của vị ngữ: Vị ngữ có thể đƣợc cấu tạo từ một từ (động
từ, tính từ, danh từ, đại từ, số từ), một cụm từ chính phụ, cụm từ đẳng lập,
cụm từ cố định, giới ngữ, cụm C -V. Ví dụ:
12
Nguyễn Như Quỳnh – K37GDTH
Khóa luận tốt nghiệp
+ Vị ngữ đƣợc cấu tạo bởi một từ:
Bọn giăc run sợ.
Nó là phóng viên.
+ Vị ngữ đƣợc cấu tạo từ một cụm từ chính phụ:
Hoa hồng đang nở rộ.
Tiếng đàn Thúy Kiều trong như tiếng hạc bay qua.
+ Vị ngữ đƣợc cấu tạo từ một cụm từ đẳng lập:
Nó đến rồi rủ tôi đi chơi.
+ Vị ngữ đƣợc cấu tạo từ một cụm từ cố định:
Thằng bé ấy cứng đầu cứng cổ lắm.
+ Vị ngữ đƣợc cấu tạo từ một giới ngữ:
Cái mâm đó bằng nhôm.
+ Vị ngữ đƣợc cấu tạo từ một cụm C -V:
Giếng làng em nước rất trong.
1.2.2. Thành phần phụ của câu
1.2.2.1. Khái niệm
Thành phần phụ thêm vào cho cả câu, có tác dụng thuyết minh thêm cho cả
câu [14, 165]. Thành phần phụ là thành phần thứ yếu của câu, dùng để bổ sung ý
nghĩa cho câu hoặc nhấn mạnh vào ý nghĩa nào đó, không tham vào xây dựng
nòng cốt câu, ở ngoài nòng cốt này, có quan hệ với cả nòng cốt câu [5, 154].
Thành phần phụ là thành phần đứng ngoài đơn vị tính vị ngữ [12,221]. Các
thành phần câu không thuộc bộ phận nòng cốt câu thì đƣợc gọi là thành phần
phụ của câu [16, 58]. Thành phần phụ của câu là thành phần ngữ pháp phụ
thuộc vào toàn bộ nòng cốt câu và có tác dụng mở rộng nòng cốt câu để bổ
sung những chi tiết cần thiết cho nòng cốt câu [4,165].
Theo chúng tôi, thành phần phụ của câu là thành phần không tham gia
nòng cốt câu nhƣng có quan hệ về nghĩa với nòng cốt câu. Nó bổ sung, biểu
thị những ý nghĩa về tình huống của sự việc ở nòng cốt câu.
13
Nguyễn Như Quỳnh – K37GDTH
Khóa luận tốt nghiệp
1.2.2.2. Các thành phần phụ của câu
1.2.2.2.1. Trạng ngữ
a. Khái niệm
Các công trình nghiên cứu Việt ngữ đã dùng nhiều thuật ngữ đã dùng
nhiều thuật ngữ để gọi tên trạng ngữ. Nhƣng có thể nói trạng ngữ là thành
phần câu duy nhất có sự thống nhất ý kiến cao của các nhà nghiên cứu.
Trạng ngữ là thành phần phụ của câu có tác dụng bổ sung ý ghĩa tình
huống (nhƣ thời gian, nơi chốn, phƣơng tiện, mục đích, cách thức, nguyên
nhân,….) cho nòng cốt câu [13,51], [20,193], [17,134]…..
b. Những đặc trưng cơ bản của trạng ngữ
b1. Vai trò, quan hệ ngữ nghĩa, ngữ pháp của trạng ngữ trong câu
Xét về mặt kết cấu ngữ pháp của câu, trạng ngữ là thành phần phụ của
câu, có thể bỏ đi mà câu không sai ngữ pháp [9,33], [5, 115],…
Xét về mặt ý nghĩa trạng ngữ có tầm quan trọng đặc biệt đối với nòng
cốt câu, là thành phần bổ sung ý nghĩa cho câu. Trạng ngữ có khi là phần
ngƣời nghe mong đợi [9, 33]. Nội dung thông báo của câu chủ yếu ở thành
phần trạng ngữ [20, 193]. Trạng ngữ xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự
việc nêu trong câu, góp phần làm nội dung đƣợc đầy đủ chính xác, trạng ngữ
nối kết các câu, các đoạn với nhau, góp phần làm cho đoạn văn, bài văn mạch
lạc [13,12,46]. Trạng ngữ làm cho nội dung phản ánh hiện thực khách quan
đƣợc cụ thể hơn, đầy đủ hơn [16, 78]. Trạng ngữ bổ sung cho những thông tin
về tình huống, tức nó thuộc vai chủ tố của sự tình đƣợc biểu thị trong câu.
Trạng ngữ cũng có thể đảm nhận chức năng liên kết văn bản nhờ vào đặc
điểm nào đó trong nội dung ngữ nghĩa mà nó biểu thị [17, 348 -349].
b2. Vị trí của trạng ngữ trong câu
Trạng ngữ của Tiếng Việt có thể đứng ở ba vị trí khác nhau trong cấu
trúc câu là đứng đầu câu (trƣớc nòng cốt chủ - vị), đứng xen giữa chủ ngữ, vị
ngữ hoặc cuối câu (sau nòng cốt chủ - vị). Nhƣng đặc điểm ngữ pháp của
14
Nguyễn Như Quỳnh – K37GDTH
Khóa luận tốt nghiệp
trạng ngữ thƣờng đặt trƣớc phần nòng cốt câu [13, 50]. Đồng quan điểm trên
có rất nhiều ngƣời [16, 79], [4, 168].
Vị trí thƣờng gặp của trạng ngữ thƣờng đứng ở đầu câu. Khi trạng ngữ
chuyển vị trí đứng sau nòng cốt câu hoặc xen giữa chủ ngữ và vị ngữ phải có
điều kiện. Theo Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp (2004), sự thay đổi
của trạng ngữ trong câu có liên quan đến vai trò của nó trong cấu trúc phân
đoạn thực tại của câu. Khi nó đứng sau nòng cốt hoặc chen vào giữa chủ ngữ,
vị ngữ, trạng ngữ có khả năng tham gia vào phần thuật đề [17,345]. Diệp
Quang Ban (2005) cho rằng trạng ngữ, khi ở cuối nòng cốt hoặc xen giữa chủ
ngữ, vị ngữ, phải đƣợc nhấn mạnh tách rời bằng điệu khi nói, dấu phẩy khi
viết và có thể kèm theo một kết từ thích hợp [4, 168].
b3. Cấu tạo của trạng ngữ
Về từ loại: Hoàng Trọng Phiến (1980) xác định trạng ngữ thƣờng đƣợc
biểu hiện bằng danh từ, tổ hợp danh từ với các từ có ý nghĩa không gian, thời
gian, tổ hợp danh từ với các giới từ, tính từ có ý nghĩa không gian; kết cấu
động từ - bổ ngữ [10, 126].
Nhóm Bùi Tất Tƣơm (1995) nhận định: Tất cả các kết cấu ngữ pháp có
khả năng làm vị ngữ đều đều có thể đảm nhiệm thành phần này. Ngoài ra, một
số phụ từ tình thái và các kết cấu ngữ pháp có quan hệ mở đầu cũng có thể
làm trạng ngữ [19,186].
Nhóm Lê Cận (1983) quan niệm trạng ngữ thƣờng do danh từ (cụm
danh từ), động từ (cụm tính từ), tính từ (cụm tính từ) có quan hệ từ hoặc
không có quan hệ từ đảm nhiệm [5,155].
Nhóm Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp (2004) dựa vào dấu
hiệu cấu tạo: Trạng ngữ có giới từ đứng trƣớc (trạng ngữ đƣợc đánh dấu) hoặc
trạng ngữ không có giới từ đứng trƣớc (trạng ngữ không đƣợc đánh dấu).
15
Nguyễn Như Quỳnh – K37GDTH
Khóa luận tốt nghiệp
Về cấu trúc ngữ pháp: Trạng ngữ có thể đƣợc làm từ một từ, một cụm
từ, một giới ngữ, một kết cấu chủ - vị.
Tóm lại, theo chúng tôi, trạng ngữ có thể đƣợc hiểu nhƣ sau:
- Về khái niệm: Trạng ngữ là thành phần có tác dụng bổ sung ý nghĩa
cho tình huống nòng cốt câu. Ý nghĩa tình huống có thể là thời gian nơi chốn,
mục đích, phƣơng tiện, nguyên nhân, trạng thái,…
- Về vị trí: Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, ở giữa câu, ở cuối câu
nhƣng vị trí phổ biến của trạng ngữ là đứng ở đầu câu.
- Về cách xác định trạng ngữ: Trạng ngữ có thể xác định bằng cách
xác định thành phần chính của câu (nòng cốt câu) sau đó xác định thành phần
phụ của câu và dựa vào dấu phẩy tách nó với nòng cốt câu kết hợp với ý nghĩa
chỉ thời gian, nơi chốn, mục đích,… của trạng ngữ để phân biệt nó với đề ngữ.
- Về cấu tạo của trạng ngữ: Trạng ngữ có thể đƣợc làm từ một từ, một
cụm từ, một giới ngữ.
+ Trạng ngữ có thể đƣợc tạo từ một từ:
Lễ phép, mẹ con chị Dậu cúi đầu chào.
+ Trạng ngữ có thể đƣợc tạo từ một cụm từ:
Một ngày cuối thu, tôi và Trũi lên đƣờng.
+ Trạng ngữ có thể đƣợc tạo từ một giới ngữ:
Đối với mẹ tôi, tôi vẫn có lý và đáng yêu.
Ở ngoại thành, nônng dân trồng nhiều loại rau.
1.2.2.2.2. Đề ngữ
Theo chúng tôi, đề ngữ (khởi ngữ) đƣợc hiểu nhƣ sau:
- Về khái niệm: Đề ngữ là thành phần câu biểu thị chủ đề của câu biểu
thị chủ đề của câu biểu thị, có quan hệ chính phụ với toàn bộ nòng cốt câu và
có vị trí đặc thù là đứng đầu câu.
- Về cách xác định đề ngữ: Đề ngữ có thể đƣợc xác định bằng cách thử:
thêm vào nó các quan hệ từ nhƣ: về, đối với, với; thêm vào sau nó các từ mà, thì, là.
16
Nguyễn Như Quỳnh – K37GDTH
Khóa luận tốt nghiệp
- Về cấu tạo của đề ngữ: Đề ngữ có thể đƣợc cấu tạo từ một từ, một
cụm từ (chính phụ, đẳng lập), một cụm C -V hay một cụm giới ngữ. Ví dụ:
+ Đề ngữ đƣợc cấu tạo từ một từ:
Hoa, tôi để trên bàn.
+ Đề ngữ đƣợc cấu tạo từ một cụm từ chính phụ:
Tấm áo ấy,bấy lâu nay, con thƣờng mặc.
+ Đề ngữ đƣợc cấu tạo từ một cụm C -V:
Anh ấy hư hỏng như thế nào, tôi đã từng đƣợc nghe nói.
+ Đề ngữ đƣợc cấu tạo từ một giới ngữ:
Với tôi, tất cả nhƣ vô nghĩa.
- Về mặt nghĩa: Vai nghĩa của đề ngữ có thể trùng với bổ ngữ, trạng
ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu. Ví dụ:
+ Vai nghĩa của đề ngữ trùng với chủ ngữ:
Tôi thì tôi xin chịu.
+ Vai nghĩa của đề ngữ trùng với vị ngữ:
Ăn thì tôi không ăn.
1.2.3. Thành phần phụ của từ trong câu
1.2.3.1. Khái niệm
Diệp Quang Ban (2005) quan niệm: “Thành phần phụ của từ là từ ngữ
phụ thêm vào một từ hay một cụm từ đang giữ một chức vụ nào đó trong
câu.” [4, 178]
Theo tôi, thành phần phụ của từ gồm 2 loại, các từ phụ bổ nghĩa cho
danh từ đƣợc gọi là định ngữ, từ phụ bổ nghĩa cho động từ và tính từ thì gọi là
bổ ngữ.
1.2.3.2. Các thành phần phụ của từ
1.2.3.2.1. Bổngữ
- Về khái niệm: Bổ ngữ là thành phần phụ của vị từ (động từ, tính từ)
trong câu, có quan hệ chính phụ với vị từ, có vị trí phổ biến đứng sau động từ,
tính từ làm vị ngữ trong câu.
17
Nguyễn Như Quỳnh – K37GDTH
Khóa luận tốt nghiệp
- Về cách xác định bổ ngữ: Bổ ngữ có thể đƣợc xác định bằng cách
xác định cụm động từ (cụm tính từ) làm vị ngữ, sau đó xác định động từ, tính
từ trung tâm trong cụm từ, cuối cùng là xác định bổ ngữ.
- Về cấu tạo của bổ ngữ: Bổ ngữ có thể đƣợc cấu tạo từ một từ, một
cụm từ đẳng lập, một cụm từ chính phụ, một cụm C -V hay một tổ hợp quan
hệ từ + danh từ.
Ví dụ:
+ Bổ ngữ đƣợc cấu tạo từ một từ:
Con trâu đang cày ruộng.
+ Bổ ngữ đƣợc cấu tạo từ một cụm từ chính phụ:
Ngƣời đàn ông ấy đi rất vội vàng.
+ Bổ ngữ đƣợc cấu tạo từ một cụm C -V:
Tôi biết bạn tôi không bao giờ quên tôi.
+ Bổ ngữ đƣợc cấu tạo từ một giới ngữ:
Cái ấm này đƣợc làm bằng nhôm.
- Về phân loại bổ ngữ: Bổ ngữ có thể phân loại dựa vào dấu hiệu có
hoặc không có giới từ đi kèm hay dựa vào vai nghĩa mà bổ ngữ biểu thị.
Dựa vào dấu hiệu có hoặc không có giới từ đi kèm, có bổ ngữ trực tiếp
và gián tiếp. Ví dụ:
Anh ấy mua sáchcho con anh ấy. (“cho con anh ấy” là bổ ngữ gián tiếp)
Dựa vào vai nghĩa mà bổ ngữ biểu thị, bổ ngữ đƣợc chia thành bổ ngữ
đối tƣợng, thời gian, nơi chốn, mục đích, nguyên nhân. Ví dụ:
Tôi học ở lầu hai. (“ở lầu hai” là bổ ngữ chỉ nơi chốn).
1.2.3.2.2. Định ngữ
- Về khái niệm: Định ngữ là thành phần phụ của danh từ trung tâm
trong cụm danh từ làm thành phần câu, có vị trí phổ biến là đứng sau danh từ
trung tâm nhằm miêu tả hay hạn định danh từ trung tâm.
18