3
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
ĐÀO THỊ THANH
CÁC BIỆN PHÁP SỬA LỖI
DÙNG TỪ, ĐẶT CÂU TRONG BÀI
TẬP LÀM VĂN VIẾT CỦA HỌC SINH LỚP 4 - 5
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Tiếng Việt
Người hướng dẫn khoa học
Th.S LÊ THỊ LAN ANH
HÀ NỘI - 2011
4
Lêi c¶m ¬n
Để hoàn thành được khoá luận tốt nghiệp với đề tài Các biện pháp sửa
lỗi dùng từ, đặt câu trong bài Tập làm văn viết của học sinh lớp 4 - 5, tôi đã
nhận được sự cộng tác nhiệt tình của thầy cô giáo và các em học sinh. Tôi xin
gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo của trường Đại học Sư phạm
Hà Nội 2, các thầy cô trong khoa Giáo dục Tiểu học, các cô giáo và học sinh
Trường Tiểu học Phù Lỗ A- Sóc Sơn- Hà Nội. Đặc biệt, tôi vô cùng cảm ơn
Th.S Lê Thị Lan Anh, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi để tôi hoàn thành
khoá luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2011
Sinh viên
Đào Thị Thanh
5
Lêi cam ®oan
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, căn cứ, kết quả có trong bài tập là trung thực.
Đề tài này chưa được công bố trong bất kì công trình khoa học nào khác.
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2011
Sinh viên
Đào Thị Thanh
6
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
3
1. Lý do chọn đề tài
3
2. Lịch sử vấn đề
4
3. Mục đích nghiên cứu
6
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
6
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
7
6. Phương pháp nghiên cứu
7
7. Cấu trúc khóa luận
7
NỘI DUNG
8
Chương 1 . Cơ sở lí luận
8
1.1 Một số đặc điểm của từ và câu
8
1.2 Tập làm văn viết ở tiểu học
13
1.3 Phân loại các lỗi dùng từ, đặt câu trong bài Tập làm văn viết
của học sinh ti
ểu học
21
1.4 Kết luận
26
Chương 2 . Thực trạng các lỗi dùng từ, đặt câu trong bài Tập
làm văn viết của học sinh lớp 4 - 5
27
2.1 Địa điểm tiến hành đi
ều tra
27
2.2 Phương pháp điều tra
27
2.3 Cách thức tiến h
ành
27
2.4 Kết quả điều tra
27
Chương 3 . Nguyên nhân và các biện pháp sửa lỗi dùng từ, đặt
câu trong bài Tập làm văn viết cho học sinh lớp 4 - 5
35
7
3.1 Nguyên nhân chung và bi
ện pháp khắc phục
35
3.2 Nguyên nhân và các biện pháp sửa lỗi dùng từ
37
3.3 Nguyên nhân và các bi
ện pháp sửa lỗi đặt câu
39
3.4 Một số biện pháp hạn chế lỗi dùng từ và đặt câu cho học sinh
tiểu học lớp 4 – 5
44
K
ẾT LUẬN & KHUYẾN NGHỊ
52
1. Kết luận
52
2. Khuy
ến nghị
53
TÀI LIỆU THAM KHẢO
55
PHỤ LỤC
56
8
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình đổi mới phương pháp và nội dung dạy học của bậc tiểu
học với mục tiêu giáo dục toàn diện, các em học sinh được học 9 môn học
trong đó môn Tiếng Việt là môn học hết sức quan trọng. Nhất là đối với lớp 1,
là lớp đầu cấp, người ta thường nói “cấp 1 là nền, lớp 1 là móng” móng có
chắc thì nền mới vững. Ở lứa tuổi này các em bắt đầu làm quen với các kỹ
năng nghe, nói, đọc, viết. Và kĩ năng viết mỗi khi được hình thành ở các em,
nó sẽ theo các em suốt cả cuộc đời không những thế mà để các em phát triển
tư duy, cảm nhận cái hay, cái đẹp trong mỗi bài học. Hiểu được nghĩa của
tiếng, từ, câu mà mình vừa viết, các em có thể nắm được kho tàng tri thức của
loài người.
Để rèn kĩ năng viết cho học sinh, người giáo viên phải dạy tốt các phân
môn như Chính tả, Luyện từ và câu, Tập viết và Tập làm văn. Để viết đẹp và
viết đúng, người giáo viên phải chú trọng rèn kĩ năng cho học sinh khi dạy
Tập viết và Chính tả. Còn muốn dạy cho học sinh viết đúng và hay thì chúng
ta phải đặc biệt chú ý dạy tốt hai phân môn là Luyện từ và câu và Tập làm
văn. Trong hai phân môn này thì Tập làm văn là một phân môn rất quan trọng
trong dạy học Tiếng Việt. Nó thực hiện mục tiêu cuối cùng, quan trọng nhất
của dạy học tiếng mẹ đẻ là dạy học sinh sử dụng tiếng Việt để giao tiếp, tư
duy và học tập. Ngoài ra, việc dạy học Tập làm văn còn có tác dụng rất lớn
trong việc hình thành và phát triển óc quan sát, trí tưởng tượng, năng lực tư
duy và khả năng nhận xét, đánh giá, bộc lộ cảm xúc của học sinh. Hơn nữa,
Tập làm văn còn góp phần nuôi dưỡng và phát triển mối quan tâm của các em
với sự vật, hiện tượng, con người xung quanh mình. Không những thế, nó còn
góp phần khơi gợi ở các em lòng yêu cái đẹp và khả năng phát triển ngôn ngữ.
9
Trong thực tế dạy học, có rất nhiều bài văn hay của học sinh thể hiện
khả năng tái hiện đời sống, tư duy linh hoạt, sáng tạo và trí tưởng tượng
phong phú của các em. Tuy nhiên, những lỗi mà các em mắc phải khi làm một
bài Tập làm văn cũng không ít, trong đó các lỗi mà học sinh thường gặp nhiều
nhất chính là lỗi dùng từ, đặt câu. Về phần cá nhân, chúng tôi nhận thấy rằng,
để dạy và học phân môn Tập làm văn được tốt thì việc nghiên cứu các lỗi về
dùng từ, đặt câu trong bài Tập làm văn của học sinh là công việc rất cần thiết.
Nó giúp cho giáo viên cũng như các bậc phụ huynh có thể phát hiện ra những
hạn chế của học sinh khi làm bài Tập làm văn, từ đó có phương pháp dạy học
Tập làm văn cho các em phù hợp và hiệu quả hơn.
Ở Tiểu học, ngay từ lớp 2 học sinh đã được làm quen với môn Tập làm
văn qua các bài tập nhỏ về trả lời câu hỏi. Tuy nhiên, phải đến lớp 4, lớp 5 các
em mới chính thức được học môn Tập làm văn thông qua việc phát triển các
câu trả lời thành đoạn, thành bài văn. Thêm vào đó, giai đoạn này các em đã
bắt đầu tiếp thu khái niệm về một bài Tập làm văn viết, đồng thời được học
tương đối có hệ thống về kỹ năng xây dựng một bài Tập làm văn viết hoàn
chỉnh. Có thể nói, đây chính là giai đoạn nền tảng để các em có thể học tốt
môn Tập làm văn viết ở các cấp học tiếp theo.
Chính vì những lí do trên, chúng tôi đã quyết định đi sâu nghiên cứu đề
tài Các biện pháp sửa lỗi dùng từ, đặt câu trong bài Tập làm văn viết của
học sinh lớp 4 – 5.
2. Lịch sử vấn đề
Tập làm văn là một phân môn rất quan trọng trong dạy học Tiếng Việt.
Chính vì vậy, làm thế nào để giúp học sinh viết bài Tập làm văn đạt hiệu quả
cao là một trong những vấn đề được rất nhiều tác giả quan tâm.
Trong cuốn “Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học”, Nxb
Trường ĐHSP Hà Nội 1, Lê Phương Nga, Đỗ Xuân Thảo, Lê Hữu Tỉnh,
10
Nguyễn Trí, năm 1995 và cuốn “Dạy và học môn Tiếng Việt ở Tiểu học (theo
chương trình mới)”, Nxb Giáo dục, Nguyễn Trí, năm 2007 đã đề cập đến việc
hình thành, rèn luyện kĩ năng viết cho học sinh tiểu học thông qua cách luyện
viết các văn bản trong môn Tập làm văn, nhưng vẫn chưa đề cập cụ thể đến
các lỗi dùng từ, đặt câu và cách khắc phục.
Tác giả Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) và Nguyễn Văn Hiệp trong
cuốn “Tiếng việt thực hành” (năm 1996) – Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà
Nội đã đưa ra một số lỗi câu sai, lấy ví dụ và chữa lại cho phù hợp với văn
bản và phong cách giao tiếp. Tác giả cũng đề cập đến một số lỗi sai về dùng
từ, cách chữa. Tuy nhiên đây chỉ là những lỗi cơ bản chưa cụ thể và vấn đề
này được tác giả xem xét trong diện rộng, chưa thật phù hợp đối với cấp tiểu học.
Ngoài ra, tác giả Nguyễn Trí trong cuốn “Dạy Tập làm văn ở trường
tiểu học”, Nxb Giáo dục, năm 2000 cũng đề cập đến các vấn đề về lỗi sai mà
học sinh tiểu học thường gặp (bao gồm lỗi dùng từ, đặt câu) trong bài Tập làm
văn viết. Nhưng các vấn đề này chỉ được tác giả xem xét và đưa ra phương
pháp dạy học một cách khái quát mà không đưa ra được biện pháp chữa lỗi cụ thể.
Tác giả Lê Phương Nga trong cuốn “Dạy học ngữ pháp ở tiểu học” ,Nxb Giáo
dục, (năm 1998) đã nêu ra các lỗi câu mà học sinh tiểu học thường mắc phải và
đưa ra cách chữa. Có thể nói tác giả đã viết rất chi tiết, đầy đủ về lỗi câu của
học sinh tiểu học. Tuy nhiên, tác giả không đề cập đến lỗi dùng từ ở học sinh
tiểu học.
Trong cuốn “Lỗi ngữ pháp và cách khắc phục” (năm 2002) – Nhà xuất
bản Khoa học xã hội do tác giả Cao Xuân Hạo (chủ biên) cũng đã viết rất rõ
về các lỗi câu và cách khắc phục. Tuy nhiên, ở đây tác giả chỉ khảo sát các lỗi
câu trên các phương tiện truyền thông ở thành phố Hồ Chí Minh và cũng
không đề cập đến lỗi dùng từ.
11
Vấn đề lỗi cấp ở bậc tiểu học cũng được đưa ra trong các bài tập nghiên
cứu khoa học và các khóa luận tốt nghiệp như: “Tìm hiểu kỹ năng viết câu
của học sinh lớp 4” của Đặng Thị Thu Hà; khóa luận “Tìm hiểu lỗi câu của
học sinh tiểu học trong các bài tập làm văn” của Nguyễn Thị Kiên… Song
mỗi khóa luận đều xem xét lỗi câu của học sinh tiểu học theo những góc độ,
phương tiện khác nhau và cũng đều chưa đề cập đến lỗi dùng từ của học sinh
tiểu học.
Kế thừa và phát triển các thành tựu nghiên cứu trên, chúng tôi tiến hành
Các biện pháp sửa lỗi dùng từ, đặt câu trong bài Tập làm văn viết của học
sinh lớp 4 - 5 để có cái nhìn cụ thể hơn về vấn đề này. Tôi không chỉ thống
kê các loại lỗi dùng từ, lỗi câu, tìm cách sửa chữa mà còn đề xuất một số biện
pháp để hạn chế lỗi dùng từ đặt câu, rèn kỹ năng dùng từ, đặt câu cho học
sinh tiểu cuối cấp.
3. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng các bài Tập làm văn viết của học sinh lớp 4 - 5
chúng tôi đã thống kê, khảo sát, phân tích, từ đó tìm ra các lỗi dùng từ, đặt
câu mà học sinh thường mắc phải, nguyên nhân và cách chữa các lỗi đó. Từ
đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập làm văn nói riêng và
dạy học Tiếng Việt nói chung ở Tiểu học.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Các lỗi dùng từ, đặt câu trong bài Tập làm văn viết của học sinh lớp 4 - 5.
Nguyên nhân và cách chữa các lỗi đó.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận đi sâu vào nghiên cứu các lỗi dùng từ, đặt câu trong bài Tập
làm văn viết của học sinh lớp 4 - 5. Nguyên nhân và cách chữa của những lỗi
sai đó. Chúng tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát thực tế ở Trường Tiểu học
Phù Lỗ A (Huyện Sóc Sơn- Hà Nội).
12
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Cơ sở lí luận
5.2 Thực trạng các lỗi dùng từ, đặt câu trong bài Tập làm văn viết của học
sinh lớp 4 - 5.
5.3 Nguyên nhân và các biện pháp sửa các lỗi.
6. Phương pháp nghiên cứu
Trong khóa luận này, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp tổng hợp
7. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, phần Nội dung của khóa luận
bao gồm:
Chương 1. Cơ sở lí luận
Chương 2. Thực trạng các lỗi dùng từ, đặt câu trong bài Tập làm văn viết của
học sinh lớp 4 - 5
Chương 3. Nguyên nhân và các biện pháp sửa lỗi dùng từ, đặt câu trong bài
Tập làm văn viết cho học sinh lớp 4 – 5
13
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1 Một số đăc điểm của từ và câu
1.1.1 Khái niệm từ và câu
1.1.1.1 Khái niệm từ
Từ là đơn vị hiển nhiên của ngôn ngữ. Về mặt ngữ pháp, có thể hiểu từ
là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa và hoạt động tự do trong câu [ 5; 16 ].
Từ có những đặc điểm:
- Có hình thức âm và ý nghĩa.
- Có tính sẵn có, cố định, bắt buộc.
- Là những đơn vị thực tại, hiển nhiên của ngôn ngữ.
Từ là đơn vị lớn nhất của hệ thống ngôn ngữ. Nhưng nó lại là đơn vị
nhỏ nhất ở trong câu, là đơn vị trực tiếp nhỏ nhất để tạo câu.
Từ chứa đựng rất nhiều thông tin. Trong những thông tin ngôn ngũa
của từ, những thông tin về sự vật, hiện tượng… được biểu thị và những thông
tin về khả năng tổ chức câu là cơ bản.
Từ có hai chức năng cơ bản:
- Chức năng biểu nghĩa (biểu thị sự vật, hiện tượng…).
- Chức năng tạo câu.
Tóm lại, từ của Tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định, bất biến,
mang những đặc điểm ngữ pháp nhất định, nằm trong những kiểu cấu tạo nhất
định, tất cả ứng với một kiểu ý nghĩa nhất định, lớn nhất trong tiếng Việt nhỏ
nhất để tạo câu.
1.1.1.2 Khái niệm câu
Câu là đơn vị ngôn ngữ có cấu tạo ngữ pháp tự lập và có ngữ điệu kết
14
thúc mang một tư tưởng tương đối trọn vẹn kèm theo thái độ của người nói
hoặc biểu thị thái độ của người nói, giúp hình thành và biểu hiện truyền đạt tư
tưởng, tình cảm với tư cách là đơn vị thông báo nhỏ nhất [ 6; 2 1 ].
Câu là đơn vị dùng từ đúng hơn là dùng ngữ mà cấu tạo bên trong quá
trình tư duy thông báo, nó có nghĩa là hoàn chỉnh, có cấu tạo ngữ pháp , có
tính chất độc lập [ 4; 8 ]
Câu là một tập hợp từ được nối với nhau để diễn tả một ý tưởng tương
đối trọn vẹn. Khi nói phải ngắt giọng với câu, khi viết phải đánh dấu cuối câu
bằng một trong các dấu “.”, “?”, “!” [ 7; 36 ]
Có rất nhiều định nghĩa về câu, từ những định nghĩa trên ta đi đến một
định nghĩa tương đối đậy đủ về câu: Câu là một đơn vị ngôn ngữ được cấu tạo
bằng một cụm từ chứa đựng một nòng cốt cú pháp nhất định, diễn tả một nọi
dung thông báo hoàn chỉnh và có quan hệ với thực tế khách quan.
Như vậy, câu gồm các yếu tố:
- Yếu tố hình thức: Có cấu tạo ngữ pháp bên trong và bên ngoài có tính
chất tự lập và có một ngữ điệu kết thúc.
- Yếu tố nội dung: Câu có nội dung là một tư tưởng tương đối trọn vẹn
và có thể kèm theo thái độ của người nói hay nội dung là thái độ, tình cảm của
người nói.
- Yếu tố chức năng: Câu có chức năng hình thành và biểu hiện, truyền
đạt tư tưởng, tình cảm. Nó là đơn vị thông báo nhỏ nhất.
1.1.2 Quy tắc sử dụng từ
1.1.2.1 Dùng từ phải đúng âm thanh và hình thức cấu tạo
Từ là một đơn vị có nhiều bình diện, trong đó không thể thiếu mặt âm
thanh và hình thức cấu tạo. Trong chữ viết của ta, thú chữ theo nguyên tắc ghi
âm, âm thanh và hình thức cấu tạo của từ được ghi lại bằng các chữ cái. Cho
nên, khi viết văn bản cần ghi lại đúng âm thanh và hình thức cấu tạo của từ
15
được sử dụng. Nếu không sẽ không biểu hiện được chính xác và không làm
cho người đọc văn bản lĩnh hội được chính xác nội dung, ý nghĩa.
1.1.2.2 Dùng từ phải đúng về nghĩa
- Từ được dùng phải biểu hiện được chính xác nội dung cần thể hiện,
nghĩa là ý nghĩa của từ phải phù hợp với nội dung định thể hiện.
- Nghĩa của từ bao gồm cả nghĩa sự vật cả nghĩa biểu thái. Vì vậy, khi
dùng từ cần phải đạt được yêu cầu: vừa đúng về nghĩa sự vật, vừa đúng về
nghĩa biểu thái, biểu cảm.
- Nghĩa của từ bao gồm cả nghĩa đen, nghĩa bóng (nghĩa chuyển đổi,
nghĩa phát sinh). Đậy là hiện tượng nhiều nghĩa của từ. Khi muốn sủ dụng
một từ theo cách chuyển đổi ý nghĩa, cần phải dựa vào nghĩa đen, nghĩa gốc
của từ, giữ được mối liên hệ với nghĩa gốc. Nếu không việc dùng từ sẽ mắc lỗi.
1.1.2.3 Dùng từ phải đúng về quan hệ kết hợp
- Các từ khi được dùng trong câu, trong văn bản luôn luôn có mối quan
hệ với nhau về ngữ nghĩa và ngữ pháp. Chúng nằm trong mối quan hệ với
những từ đi trước và những từ đi sau. Các mối quan hệ này có thể có cơ sở
ngay trong bản chất ngữ nghĩa - ngữ pháp của mỗi từ và nó được thể hiện ra
bằng sự kết hợp giữa các từ. Vì thế, khi dùng từ trong văn bản cần thiết lập
cho đúng các quan hệ kết hợp của các từ, vì các quan hệ này do bản chất ngữ
nghĩa – ngữ pháp của các từ quy định. Nếu không sẽ mắc lỗi khi dùng từ.
1.1.2.4 Dùng từ phải đúng phong cách ngôn ngữ
- Mỗi phong cách ngôn ngữ văn bản được sử dụng trong một phạm vi
nhất định của cuộc sống xã hội và nhằm thực hiện một chức năng nhất định,
hướng tới một mục tiêu giao tiếp nhất định. Do đó, mỗi phong cách văn bản
đòi hỏi và cho phép việc dùng những nhóm từ nhất định, nghĩa là từ trong mỗi
phong cách văn bản mang những đặc điểm nhất định. Vì thế, khi dùng từ
trong văn bản cần ý thức rõ về phong cách văn bản để dùng từ cho đúng và
phù hợp. Nếu không sẽ mắc lỗi về phong cách.
16
1.1.2.5 Dùng từ phải đảm bảo tính hệ thống của văn bản
1.1.2.6 Dùng từ cần tránh hiện tượng lặp, thừa từ không cần thiết và bệnh sáo
rỗng công thức
- Văn bản trong giao tiếp cần cô đọng, vừa đủ về dung lượng. Do đó
trong việc dùng từ cần tránh hiện tượng thừa từ hoặc lặp từ khi không cần thiết.
- Viết văn bản cũng cần tránh bệnh dùng từ sáo rỗng, công thức. Dẫn
đến những câu văn “đao to búa lớn” mà chung chung, nghèo nàn.
1.1.3 Quy tắc thành lập câu
1.1.3.1 Cấu tạo câu của tiếng Việt
- Thành phần nòng cốt: “Nòng cốt câu” là cụm từ chủ - vị làm cơ sỏ
cho câu đơn hai thành phần. Chính “nòng cốt câu” giúp ta nhận diện được loại câu này.
a. Chủ ngữ: là một trong hai thành phần chính của câu. Nó thường
đứng đầu câu nêu lên người hoặc vật được nói đến trong câu.
b. Vị ngữ: là một trong hai thành phần chính của câu. Nó nêu lên ý
nghĩa nhận xét, đánh giá, miêu tả về người hoặc sự vật được nói đến ở chủ ngữ.
c. Thành phần phụ: ngoài hai thành phần chính là chủ ngữ và vị ngữ,
câu còn có các thành phần phụ khác như: Bổ ngữ, Định ngữ, Trạng ngữ… bổ
sung ý nghĩa cho các thành phần cấu tạo nên câu.
- Định ngữ: là thành phần phụ đi kèm danh từ và nêu lên những đặc
trưng của sự vật do danh từ biểu thị.
- Bổ ngữ: là thành phần phụ bằng thực từ đi kèm vị từ (động từ, tính từ)
để chỉ các đối thể chịu tác động trực tiếp hay gián tiếp của đặc trưng nêu ở vị
từ, hoặc chỉ các chủ đề gắn liền với đặc trưng nêu ở vị từ và đứng sau vị từ,
hoặc chỉ các đặc trưng phụ thêm vào đặc trưng nêu ở vị từ.
Thành phần phụ của câu còn có: trạng ngữ, đề ngữ, phụ ngữ câu, giải
ngữ câu, liên câu.
17
1.1.3.2 Yêu cầu về câu trong văn bản
Câu cũng như bất cứ đơn vị ngôn ngữ nào khác, trong quá trình hành
chức bị chi phối bởi hai quan hệ:
- Quan hệ hướng nội
- Quan hệ hướng ngoại
1.1.3.2.1 Câu xét theo quan hệ hướng nội:
a. Phải viết đúng quy tắc ngữ pháp tiếng Việt
- Đầy đủ thành phần câu
- Đảm bảo đúng trật tự từ trong câu (do tiếng Việt là ngôn ngữ
được loại hình đơn lập có đặc điểm quan trọng là từ không biến hình).
- Bám sát cấu trúc từng loại câu:
+ Câu đơn
+ Câu phức: Câu phức thành phần
Câu ghép
* Trong phạm vi cụm từ:
- Cụm danh từ: số từ, loại từ, danh từ, định ngữ, định từ chỉ định.
- Cụm động từ: phụ từ chỉ thời gian, bổ ngữ trực tiếp, bổ ngữ gián tiếp,
tính từ chỉ cách thức của hành động, phụ từ chỉ ý kết thúc.
- Cụm tính từ: phụ từ chỉ mức độ, tính từ.
* Trong phạm vi câu:
- Trật tự giữa hai thành phần nòng cốt: chủ ngữ trước, vị ngữ sau.
- Trật tự các thành phần khác:
+ Trạng ngữ (tùy theo điều kiện khách quan và dụng ý của người nói)
có thể ở đầu, giữa, hoặc cuối.
+ Đề ngữ: ở đầu câu.
+ Thành phần chuyển tiếp thường đứng đầu câu: “nói tóm lại”. “tóm
lại”, “cuối cùng”…
18
+ Phần hô và đáp: đầu và cuối câu.
b. Câu phải có quan hệ ngữ nghĩa phù hợp với tư duy người Việt
Tức là, các nét nghĩa trong câu không mâu thuẫn nhau, thể hiện:
- Phản ánh đúng quan hệ trong thế giới khách quan.
- Quan hệ giữa các thành phần câu, các vế câu phải hợp logic.
- Quan hệ giữa các thành phần đẳng lập là quan hệ đồng loại (cùng một
phạm trù ngữ nghĩa).
c. Câu phải có thông tin mới: đây là một yêu cầu đủ để đặt câu đúng.
d. Câu phâỉ đánh dấu câu phù hợp: đây là yêu cầu quan trọng để làm
cho các quan hệ ngữ pháp, ngữ nghĩa được tách bạch, rõ ràng, tránh cho
người đọc có thể hiểu sai ý nghĩa của câu (“.”, “?”, “…”, “,”, “!”).
1.1.3.2.2 Câu xét theo quan hệ hướng ngoại
Do câu là một đơn vị cấu thành văn bản nên việc tạo câu chịu sự chi
phối của tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến nội dung, hình thức văn bản:
- Câu đặt ra phải phục vụ cho mục đích giao tiếp của văn bản.
- Phải phù hợp với quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp.
- Phải phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
1.2 Tập làm văn viết ở tiểu học
1.2.1 Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi của học sinh tiểu học
Trẻ em là một thực thể hồn nhiên, vô tư và tiềm tàng khả năng phát
triển. Các em tiếp xúc với xung quanh, với xã hội và đánh giá, nhận xét mối
quan hệ đó theo chuẩn mực của bản thân. Tất cả hiện tại và tương lai trước
mắt các em vừa đơn giản nhưng cũng hết sức bí ẩn và hấp dẫn đối với các em.
Dạy Tập làm văn cho học sinh tiểu học là cần thiết, phù hợp với tâm lí
của trẻ: ưa tìm tòi, thích quan sát, khám phá và nhận xét cuộc sống xung quanh.
Trước khi đến trường, trẻ đã được tiếp xúc với những đoạn văn miêu tả
qua lời kể chuyện hay những khúc hát ru của bà, của mẹ…Nó hấp dẫn và kích
thích trí tưởng tượng của các em về thế giới xung quanh.
19
Bước vào lớp 1, các em tiếp tục thu nhận thêm vốn sống, tích lũy kinh
nghiệm bằng việc quan sát một cách tỉ mỉ, rõ ràng những sự vật, hiện tượng
xung quanh và thể hiện những nhận thức của mình cho người khác biết như:
Lớp học của em gồm những ai? Đặc điểm của mỗi bạn thế nào? Cô giáo em
trông thế nào?
Tuy nhiên, sang đến giai đoạn lớp 4, lớp 5 các em mới thực sự được
học môn Tập làm văn theo đúng nghĩa. Lúc này, các em đã có vốn sống nhất
định, đã bước đầu biết phân tích mối quan hệ giữa người với người trong
những môi trường khác nhau, có thể thể hiện những sự kiện mà các em đã
quan sát thấy trong cuộc sống bằng ngôn từ của chính các em.
Mặt khác, bước vào giai đoạn này (thời kì từ 9 đến 10 tuổi), sự cân
bằng trong cơ thể trẻ đang bị phá vỡ, các em dễ xúc động cao. Tình trạng
dâng cao cảm xúc khiến cho trẻ ở độ tuổi này có sự thay đổi đáng kể. Nếu
như ở giai đoạn trước, hoạt động sáng tạo mà trẻ yêu thích là vẽ thì ở giai
đoạn này lại là hoạt động sáng tạo bằng lời. Ở giai đoạn này, trẻ yêu thích
sáng tạo văn học, điều này thể hiện qua những trang văn miêu tả của các em.
Những trang văn của trẻ là một thế giới trong sáng vô ngần mà ở đó ta sẽ thấy
những cái vừa đơn giản vừa mới lạ, hiểu và sẻ chia những cảm xúc, những
rung động, những lời đề nghị hết sức thân ái và xúc động mà đôi khi chúng ta
không để ý, thờ ơ…
1.2.2 Vị trí, nhiệm vụ của phân môn Tập làm văn ở tiểu học
1.2.2.1 Vị trí của phân môn Tập làm văn ở tiểu học
Những lời được chúng ta nói ra hoặc viết ra khi giao tiếp với nhau gọi
là ngôn bản. Hoạt động lời nói gồm hai bình diện: sản sinh (tạo lập) và tiếp
nhận (hiểu) ngôn bản. Phân môn Tập làm văn rèn luyện cho học sinh các kĩ
năng sản sinh ngôn bản. Nó có vị trí đặc biệt trong quá trình dạy học tiếng mẹ
đẻ. Thứ nhất, đây là phân môn sử dụng và hoàn thiện một cách tổng hợp các
20
kiến thức và kĩ năng tiếng Việt mà các phân môn Tiếng Việt khác: Học vần,
Tập viết, Chính tả, Tập đọc, Luyện từ và câu đã hình thành. Thứ hai, phân
môn Tập làm văn rèn cho học sinh kĩ năng sản sinh ngôn bản, nhờ đó tiếng
Việt không chỉ được xem xét từng phần, từng mặt qua từng phân môn mà trở
thành một công cụ tổng hợp để giao tiếp. Như vậy, phân môn Tập làm văn đã
thực hiện mục tiêu cuối cùng, quan trọng nhất của dạy học tiếng mẹ đẻ là dạy
học sinh sử dụng được tiếng Việt để giao tiếp, tư duy, học tập.
1.2.2.2 Nhiệm vụ của phân môn Tập làm văn
Sản phẩm của Tập làm văn là các ngôn bản ở dạng nói và dạng viết
theo các dạng lời nói, kiểu bài văn do chương trình quy định, nói cách khác,
mục đích của Tập làm văn là tạo lập được ngôn bản. Vì vậy, nhiệm vụ cơ bản
của dạy học Tập làm văn là giúp cho học sinh tạo ra được các ngôn bản nói và
viết theo các phong cách khác nhau do chương trình quy định, nói cách khác,
nhiệm vụ của dạy học Tập làm văn là hình thành, phát triển năng lực tạo lập
ngôn bản ở học sinh. Năng lực tạo lập ngôn bản được phân tích thành các bộ
phận như: xác định mục đích nói, lập ý, triển khai ý thành lời dưới dạng nói,
viết thành câu, đoạn, bài. Nhiệm vụ của phân môn Tập làm văn là cung cấp
cho học sinh những kiến thức và hình thành, phát triển ở các em những kĩ
năng này. Ở tiểu học, phân môn Tập làm văn có nhiệm vụ rèn kĩ năng nói
theo các nghi thức lời nói, nói, viết các ngôn bản thông thường, viết một số
văn bản nghệ thuật như kể chuyện, miêu tả.
Ngoài các kĩ năng chung để viết văn bản, mỗi loại văn bản cụ thể đòi
hỏi có những kĩ năng đặc thù. Ví dụ, để viết văn bản miêu tả cần có kĩ năng
quan sát, kĩ năng diễn đạt một cách có hình ảnh; để viết các văn bản kể
chuyện cần có kĩ năng xây dựng cốt truyện và nhân vật, kĩ năng lựa chọn các
tình tiết… Phân môn Tập làm văn có nhiệm vụ rèn luyện những kĩ năng này.
21
Ngoài nhiệm vụ cơ bản là rèn năng lực tạo lập ngôn bản, phân môn Tập
làm văn đồng thời góp phần rèn luyện tư duy và hình thành nhân cách cho
học sinh.
Phân môn Tập làm văn góp phần rèn luyện tư duy hình tượng: từ óc
quan sát đến trí tưởng tượng, từ khả năng tái hiện các chi tiết đã quan sát được
đến khả năng hào nặn các chất liệu trong đời sống thực để xây dựng nhân vật,
cốt truyện. Khả năng tư duy lôgic của học sinh cũng được phát triển trong quá
trình phân tích đề, lập dàn ý, viết đoạn… Quá trình sản sinh văn bản cũng
giúp cho học sinh có kĩ năng phân tích, tổng hợp, phân loại, lựa chọn.
Để giao tiếp phải có thái độ đúng đắn đối với đối tượng giao tiếp. Phân
môn Tập làm văn khi dạy các nghi thức lời nói cũng đồng thời dạy cách cư xử
đối với mọi người như sự lễ phép, lịch sự trong nói năng. Để viết văn cần có
hiểu biết và tình cảm với đối tượng được viết, vì vậy phân môn Tập làm văn
đã tạo cho học sinh có sự hiểu biết và tình cảm yêu mến, gắn bó với thiên
nhiên, với con người và vạn vật xung quanh: từ một cơn mưa, một buổi sáng
đẹp trời, một em bé bị ngã, một người phụ nữ đang gặp khó khăn đến một chú
gà trống, một đồ vật đã từng gắn bó… Từ đây tâm hồn và nhân cách của các
em sẽ được hình thành và phát triển.
1.2.3 Chương trình phân môn Tập làm văn ở tiểu học
Ở lớp 1 chưa có tiết Tập làm văn cũng chưa có phân môn Tập làm văn
riêng những kĩ năng nói được hình thành cho học sinh một cách tích hợp
thông qua bước luyện nói của giờ Học vần và phần luyện nói sau bài tập đọc.
Ở lớp 2 và lớp 3, mỗi tuần có một tiết Tập làm văn, ở lớp 4 và lớp 5 có
hai tiết mỗi tuần (không kể các tuần ôn tập). Ở lớp 2 và lớp 3, các kĩ năng nói,
viết chỉ được hình thành thông qua các bài tập thực hành. Ngoài các bài tập
thực hành, ở lớp 4 và lớp 5 còn có các kiến thức lý thuyết được học thành bài
riêng. Đó là các kiến thức về các thể loại văn chương như kể chuyện, miêu tả,
các loại văn bản khác như viết thư, trao đổi ý kiến…
22
Để hình thành kiến thức và kĩ năng Tập làm văn, chương trình bao gồm
hai mảng lớn: luyện nói và luyện viết.
Luyện nói được chia thành nói trong hội thoại và độc thoại thành cụm
câu có liên kết thành đoạn bài. Nói trong hội thoại có hai hình thức lớn là nói
trong các tình huống theo các nghi thức ứng xử như chào, cảm ơn, xin lỗi, yêu
cầu, mời và trả lời câu hỏi. Độc thoại thành đoạn bài có thể chia thành hai
dạng lớn là: độc thoại giới thiệu về bản thân, gia đình, trường học, quê hương.
Đậy là dạng độc thoại mà sau này sẽ phát triển thành kiểu bài thuyết minh ở
lớp trên. Dạng thứ hai là độc thoại có các yếu tố của tường thuật (về các hoạt
động đã chứng kiến, tham gia), của kể chuyện, của miêu tả. Dạng độc thoại
này vừa có mục đích luyện nói vừa là bước chuẩn bị cho nội dung dạy học
luyện viết.
Luyện viết gồm có viết lời hội thoại và viết thành đoạn bài. Viết lời hội
thoại có hai dạng: điền lời thoại phù hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh cặp
thoại và viết câu trả loài câu hỏi. Viết thành đoạn bài được chia thành hai
mảng lớn là viết văn bản nhật dụng và văn bản nghệ thuật. Các văn bản nhật
dụng bao gồm: tự thuật, danh sách học sinh, mục lục sách, tin nhắn, đơn từ,
báo cáo… Các văn bản nghệ thuật được dạy viết ở chương trình Tập làm văn
bao gồm kể chuyện, miêu tả và một số bài yêu cầu chuyển từ kể chuyện thành
đoạn hội thoại (văn bản kịch).
Viết thư được xem là hình thức trung gian giữa văn bản nhật dụng và
nghệ thuật cũng được dạy ở tiểu học.
Những nội dung dạy học trên được phân bố theo các lớp như sau:
Ở lớp 1, kĩ năng nói được hình thành ở cả hai dạng: hội thoại và độc
thoại. Trong bài Học vần, hội thoại theo chủ đề gắn với tên gọi chứa âm vần
trong bài học vần đang học. Xếp các bài tập luyện nói theo chủ đề trong giờ
học vần vào hội thoại chỉ là tương đối vì nhiều khi học sinh phải nói cả lời
độc thoại.
23
Trong phần luyện tập tổng hợp học kì 2, hội thoại gắn với bài tập đọc
bao gồm các đề tài luyện nói sau: hỏi nhau về trường lớp, hỏi nhau về việc
làm buổi sáng, tập nói lời chào, hỏi nhau về nghề nghiệp của bố, hỏi nhau bạn
có làm nũng bố mẹ không, hỏi nhau vì sao bạn thích đi học, hỏi đáp về những
con vật mà em biết, hỏi đáp về các loài cậy, trò chuyện về mưa, nói lời chào
hỏi của mình, hỏi nhau bạn đã làm gì để bảo vệ các loài chim.
Dạng độc thoại bắt đầu được dạy trong phần luyện tập tổng hợp học kì 2.
Đó là các bài tập yêu cầu nói về một đề tài (có thể có sự hỗ trợ của tranh vẽ
hoặc chỉ có đề bài). Các chủ đề độc thoại gồm: nói về quyển vở của em, nói
về ngôi nhà em mơ ước, nói về hoa sen, nói về những con vật em yêu thích,
hãy kể với cha mẹ hôm nay ở lớp em đã ngoan như thế nào, kể về một người
bạn tốt của em, hàng ngày từ ngưỡng cửa nhà mình em đi những đâu, em
thường chơi với anh chị em những trò chơi gì, kể tên những cây được trồng ở
sân trường em, kể về anh chị của em, kể về ông bà của em, nói về các con vật
em biết. Ngoài ra, phần luyện nói ở lớp 1 còn có dạng bài tập đặc biệt gắn với
nội dung học vần là nói câu có tiếng chứa vần đã cho. Loại bài tập này chỉ
yêu cầu về hình thức âm thanh mà không yêu cầu về nội dung câu nói.
Ở lớp 2, nội dung dạy học Tập làm văn được chia thành 3 phần: Dạy
các nghi thức lời nói, kĩ năng làm việc và cách tổ chức đoạn bài.
- Dạy các nghi thức lời nói thực chất là luyện nói lời hội thoại.
- Kĩ năng làm việc thực chất là kĩ năng viết một số văn bản thông
thường và một vài kĩ năng học tập.
- Cách tổ chức đoạn bài là tên gọi của những bài tập Tập làm văn có
tính chất tổng hợp hai kĩ năng nói, viết. Chúng không chỉ là những bài tập sản
sinh ngôn bản mà còn bao gồm cả những bài tập tiền sản sinh ngôn bản như
những bài tập của phân môn Luyện từ và câu.
Ở lớp 3, chương trình dạy học Tập làm văn bao gồm những nội dung sau:
24
- Nói, viết phục vụ cuộc sống hàng ngày (sản sinh văn bản thông thường)
- Kể chuyện: kể những câu chuyện đã nghe, kể những câu chuyện trong
cuộc sống hàng ngày mình đã chứng kiến hoặc trải qua.
- Nói theo chủ đề: nói về quê hương, dựa vào tranh nói về cảnh đẹp của
nước ta, giới thiệu về trường và hoạt động của trường, nói về thành thị hoặc
nông thôn.
Ở lớp 4, chương trình Tập làm văn có các nội dung nói, viết theo các
kiểu bài sau:
- Nói, viết phục vụ cuộc sống hàng ngày
- Viết bài văn kể chuyện (19 tiết)
- Viết bài văn miêu tả (30 tiết), trong đó miêu tả đồ vật 10 tiết, miêu tả
cậy cối 10 tiết, miêu tả sự vật 10 tiết.
Ở lớp 4, nội dung Tập làm văn có thêm cả những kiến thức lí thuyết.
Đó là những kiến thức sơ giản về văn bản (kết cấu 3 phần: mở đầu, phần
chính, kết thúc), đặc điểm và phương pháp làm bài theo thể loại.
Ở lớp 5, chương trình Tập làm văn bao gồm những kiểu bài sau:
- Nói, viết phục vụ cuộc sống hàng ngày gồm 16 tiết
- Tả cành (19 tiết)
- Tả người (16 tiết)
Ngoài ra, chương trình còn có loại bài luyện viết lời hội thoại và những
bài ôn tập văn tả đồ vật, cây cối, con vật và kể chuyện đã được học ở lớp 4.
Ngoại phần thực hành, chương trình Tập làm văn lớp 5 còn có cả phần
lí thuyết. Đó là lí thuyết về văn tả người, tả cảnh.
1.2.4 Các dạng bài tập Tập làm văn viết ở tiểu học
Bài tập Tập làm văn viết (hay còn gọi là bài tập luyện viết) ở Tiểu học
được chia thành bài tập viết lời hội thoại và viết thành đoạn bài. Viết lời hội
thoại được chia thành hai dạng: điền lời chọn phù hợp vào chỗ trống (chào
hỏi, cảm ơn, xin lỗi, chúc mừng, yêu cầu) và viết câu trả lời câu hỏi.
25
Bài tập viết thành đoạn bài gồm có bài tập viết văn bản nhật dụng và
bài tập viết văn bản nghệ thuật.
1.2.4.1 Bài tập luyện viết văn bản nhật dụng
Các văn bản nhật dụng được dạy viết ở tiểu học bao gồm văn bản tự
thuật, danh sách học sinh, mục lục sách, đơn, nhắn tin, thông báo, điện báo,
thời khóa biểu, biên bản, báo cáo.
- Để điền viết những văn bản thông thường như đơn, điện báo, học sinh
phải nắm chắc các mẫu và các thông tin cần điền vào các chỗ trống. Trong
đơn có những mục học sinh chỉ cần có thông tin (ví dụ như họ tên, ngày tháng
năm sinh, địa chỉ của mình…) rồi điền hoàn toàn như mẫu. Nhưng có những
nội dung các em không thể viết hoàn toàn như mẫu, ví dụ phần lí do viết đơn,
bày tỏ nguyện vọng, lời hứa riêng. Trong điện báo, họ tên, địa chỉ người nhận,
người gửi (phần người gửi có thể không ghi) phải điền đúng, chính xác, cụ
thể. Còn nội dung điện cần ghi tóm tắt nhưng đủ ý nhằm giúp cho người nhận
điện hiểu được.
- Thư cũng có thể được xem là một văn bản thông thường nhưng những
nội dung trong thư phong phú hơn. Đó có thể là thư thăm hỏi, thư làm quen,
thư kể việc. Cho nên trong các văn bản thông thường, thư tạo điều kiện cho
học sinh sáng tạo, viết nhiều ý riêng của mình. Để viết được một bức thư hay,
học sinh cần thể hiện tình cảm tha thiết, sự quan tâm đối với người nhận thư.
Lời lẽ trong thư phải phù hợp với “vai” người viết.
1.2.4.2 Bài tập luyện viết văn bản nghệ thuật
Hai dạng văn bản nghệ thuật được dạy trong chương trình tiểu học là kể
chuyện và miêu tả:
- Kể chuyện là nói có đầu có cuối về một người, một việc nào đó nhằm
nêu lên một điều gì đó có ý nghĩa. Để viết bài văn kể chuyện, học sinh phải
xác định được cốt truyện bao gồm những sự việc gì, diễn biến và kết thúc ra
26
sao. Các nhân vật trong truyện có hành động, lời nói, ý nghĩ, tình cảm như thế
nào. Một bài văn kể chuyện hay phải bộc lộc được một cách tường minh chủ
ý của người kể, có cốt truyện rõ ràng, có nhân vật xác định với những đặc
điểm, tính cách rõ nét, lời kể hấp dẫn.
- Miêu tả là thể loại văn dùng lời nói có hình ảnh và có cảm xúc làm
cho người nghe, người đọc hình dung một cách rõ nét, cụ thể về người, vật,
cảnh vật, sự việc như nó vốn có trong đời sống. Một bài văn miêu tả hay
không những phải thể hiện rõ nét, chính xác, sinh động đối tượng miêu tả mà
còn thể hiện được trí tưởng tượng, cảm xúc, đánh gí của người viết với đối
tượng được miêu tả. Bởi vì trong thực tế không ai tả để mà tả, mà thường tả
để gửi gắm suy nghĩ, cảm xúc, sự đánh giá, những tình cảm yêu ghét cụ thể
của mình. Các bài văn miêu tả ở tiểu học chỉ yêu cầu tả những đối tượng mà
các em yêu mến, thích thú. Vì vậy, qua bài làm của mình, học sinh phải gửi
gắm tình yêu thương của mình với những gì mình miêu tả.
1.3 Phân loại các lỗi dùng từ, đặt câu trong bài Tập làm văn viết của học
sinh Tiểu học
1.3.1 Các lỗi về dùng từ
1.3.1.1 Lặp từ
Việc lặp đi lặp lại một từ trong câu hay trong những câu liền kề nhau
khiến cho câu văn, đoạn văn trở nên nặng nề. Nó chứng tỏ sự nghèo nàn về
vốn từ của người viết và được coi là một lỗi dùng từ. Lỗi lặp từ này khác với
biện pháp điệp từ, điệp ngữ để tăng thêm hiệu quả biểu đạt.
Ví dụ: Qua bức thư của Lan cho tớ thấy Lan học rất giỏi.
Em thích nhất là mùa hè. Mùa hè có ánh nắng mặt trời chói chang,
rực rỡ. Mùa hè có tiếng ve kêu râm ran trên những cành phư
ợng đỏ.
Bên cạnh dạng lỗi lặp nguyên vẹn một từ như ví dụ trên ta còn gặp hiện
tượng sử dụng trong cùng một câu những từ đồng nghĩa với nhau làm thành
27
phần đồng chức thể hiện ý nghĩa liệt kê lựa chọn hay tương phản. Đây cũng là
lỗi lặp từ.
Ví dụ: Em thấy mình ngày càng trưởng thành và lớn lên.
1.3.1.2 Dùng từ không đúng nghĩa
Hiện tượng dùng từ không đúng nghĩa thường gặp trong những trường
hợp người viết không nắm được nghĩa của từ hoặc có sự nhầm lẫn các từ gần
âm hoặc gần nghĩa với nhau.
Ví dụ: Bố em không ngừng vận động viên em học tập.
Xuân đến, cây cối trong vườn nở rất nhiều cành hoa.
Con đường đã xiên suốt từ Bắc tới Nam.
1.3.1.3 Lỗi kết hợp từ
Lỗi kết hợp từ gồm các trường hợp cụ thể sau:
Các từ kết hợp với nhau không đúng với bản chất ngữ pháp của
chúng, do đó câu văn sai lạc về nghĩa.
Ví dụ: Em luôn chăm sóc và bắt sâu cho cây để cây không bị mắc và
chết sâu bệnh.
Các từ phối hợp với nhau không đúng quan hệ ngữ nghĩa.
Ví dụ: Chiếc bút mực Thiên Long trông như là bạn thân thiết của em.
Có khi việc dùng thiếu hụt từ lại làm cho các từ khác kết hợp với
nhau không đúng.
Ví dụ: Khi già, tóc bà chuyển sang màu bạc trắng rụng xuống.
Có trường hợp dùng thừa các quan hệ từ, không đúng với đặc điểm
kết hợp của từ.
1.3.1.4 Lỗi dùng từ không hợp phong cách
Dùng từ không hợp phong cách nghĩa là chọn từ không phù hợp với
văn cảnh, hoàn cảnh giao tiếp hoặc thể loại văn bản.
Ví dụ: Thân cây không to, không bé mà thon thả.