Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Báo cáo thực tập tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Thanh Trì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (318.39 KB, 36 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC............................................................................................... 1
................................................................................................................ 2
DANH MỤC BẢNG...............................................................................3
LỜI NÓI ĐẦU........................................................................................4
PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ PHÒNG GIAO DỊCH
NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN THANH TRÌ..........1
I. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội của huyện Thanh Trì và ảnh
hưởng của nó đến hoạt động của PGD NHCSXH huyện........................1
II. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Phòng giao dịch NHCSXH huyện
Thanh Trì ....................................................................................................3
III. Kết quả hoạt động của phòng giao dịch NHCSXH huyện Thanh
Trì đến ngày 31/10/2010..............................................................................5
1. Tình hình dư nợ ủy thác cho vay thông qua các tổ chức Hội................5
2. Kết quả dư nợ theo chương trình tín dụng............................................7
PHẦN II
KẾT QUẢ HỌC TẬP
TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NHCSXH HUYỆN THANH TRÌ.............9
I. Các công việc liên quan đến hồ sơ vay vốn của khách hàng................9
1. Đối với các chương trình cho vay ủy thác............................................9
2. Đối với chương trình cho vay trực tiếp...............................................11
II. Thực hiện các công việc đi giao dịch lưu động tại xã........................13
1. Đánh giá chất lượng điểm giao dịch tại xã của phòng giao dịch
NHCSXH huyện Thanh Trì....................................................................13
2. Quy trình một phiên giao dịch xã được tham gia .........................15
Học viên: Vũ Thị Phương – HSC NHCSXH
PGD NHCSXH huyện Thanh Trì
Website: Email : Tel : 0918.775.368


2.1. Công tác chuẩn bị trước khi đi giao dịch:...................................15
2.2. Công việc tại điểm giao dịch.......................................................16
2.3. Nhận xét và đánh giá qua buổi giao dịch lưu động tại xã Ngũ
Hiệp...................................................................................................19
3. Mô tả thực tế công việc 1 lần đi làm kế toán tại xã Đại Áng ngày
15/11........................................................................................................20
3.1. Trước khi đi giao dịch xã............................................................20
3.2. Tại điểm giao dịch xã..................................................................20
3.3. Nhận xét đánh giá:......................................................................22
4. Mô tả công việc 1 lân đi làm tín dụng tại xã Ngũ Hiệp ngày 11/11...22
5. Mô tả thực tế công việc 01 lần đi làm thủ quỹ tại xã Liên Ninh ngày
9/11..........................................................................................................23
5.1. Trước khi đi giao dịch xã............................................................23
5.2. Tại điểm giao dịch xã..................................................................23
5.3. Nhận xét đánh giá:......................................................................25
III. Công việc kiểm tra tổ TK&VV, đối chiếu nợ vay của hộ vay vốn. 25
IV. Công tác phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội.......................27
PHẦN III
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..............................................................29

Học viên: Vũ Thị Phương – HSC NHCSXH
PGD NHCSXH huyện Thanh Trì
Website: Email : Tel : 0918.775.368
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Tình hình ủy thác qua các tổ chức Hội....................................6
Bảng 2: Kết quả dư nợ theo chương trình tín dụng.............................7
Bảng 3: Tình hình tập hợp và kiểm tra hồ sơ vay vốn của khách hàng
................................................................................................................. 9
Bảng 4: Tình hình thẩm định hồ sơ vay vốn khách hàng...................11
Bảng 5: Lịch tham gia giao dịch lưu động xã của cá nhân.................13

Bảng 6: Tình hình kiểm tra Tổ TK&VV, đối chiếu nợ của hộ vay....26
Bảng 7: Danh sách 1 số trường hợp kiểm tra, đối chiếu nợ...............26
Học viên: Vũ Thị Phương – HSC NHCSXH
PGD NHCSXH huyện Thanh Trì
Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI NÓI ĐẦU
Với sự phát triển nhanh chóng và những tác động tích cực của nền kinh
tế thị trường, đời sống của người dân Việt Nam hiện nay đã dần được cải
thiện và nâng cao rõ rệt. Tuy vậy, chênh lệch mức sống và tình trạng đói
nghèo vẫn luôn là thách thức đặt ra đối với chúng ta, theo thống kê đến năm
2008, chuẩn nghèo của Việt Nam vẫn còn chưa qua chuẩn nghèo thế giới.
Ngày 21/5/2002, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt "Chiến lược toàn
diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo". Đây là chiến lược đầy đủ, chi tiết
phù hợp với mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDG) của Liên Hợp Quốc
công bố. Để thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xoá đói giảm nghèo ổn
định xã hội, một yêu cầu được đặt ra là tập trung nguồn vốn tín dụng ưu đãi
của nhà nước dành cho các đối tượng chính sách xã hội vào một kênh duy
nhất để thống nhất quản lý cho vay. Bên cạnh đó, đây cũng là yêu cầu bức
thiết khi Việt Nam gia nhập WTO, đòi hỏi hệ thống tài chính tín dụng Việt
Nam phải tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại cho phù hợp
với thông lệ quốc tế và tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại Nhà nước
vươn ra nắm giữ thị trường.
Trước các yêu cầu trên, ngày 04/10/2002 Thủ tướng Chính phủ đã ký
ban hành Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg thành lập NGÂN HÀNG CHÍNH
SÁCH XÃ HỘI (NHCSXH). Sự ra đời của NHCSXH đã tạo nên một kênh
phân phối vốn quan trọng giúp cho các hộ nghèo vay vốn phát triển kinh tế,
đưa người nghèo từ sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá làm quen
dần với cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
Sau thời gian đào tạo tại Cơ sở đào tạo của NHCSXH tại Việt Trì, Phú
Thọ; được Trung tâm đào tạo NHCSXH phân công thực tập tại phòng Giao

dịch NHCSXH huyện Thanh Trì - thuộc Chi nhánh NHCSXH thành phố Hà
Nội, tôi đã có cơ hội bước đầu tìm hiểu và làm quen với môi trường làm việc
Học viên: Vũ Thị Phương – HSC NHCSXH
PGD NHCSXH huyện Thanh Trì
Website: Email : Tel : 0918.775.368
của NHCSXH. Báo cáo thực tập này trình bày khái quát một số nội dung công
việc đã được tiếp xúc và làm quen trong 21 ngày thực tập tại đây. Do kiến
thức và kinh nghiệm còn nhiều hạn chế bản báo cáo của tôi không tránh khỏi
những khiếm khuyết, sai sót; rất mong nhận được sự góp ý của các đồng chí
cán bộ trong NHCSXH.
Bố cục báo cáo: gồm 3 phần
Phần I: Tổng quan về Phòng giao dịch NHCSXH huyện Thanh Trì
Phần II: Kết quả học tập tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Thanh Trì
Phần III: Kết luận và kiến nghị để nâng cao hiệu quả hoạt động tại
Phòng giao dịch NHCSXH huyện Thanh Trì
Học viên: Vũ Thị Phương – HSC NHCSXH
PGD NHCSXH huyện Thanh Trì
Website: Email : Tel : 0918.775.368
PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ PHÒNG GIAO DỊCH
NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN THANH TRÌ
Phòng giao dịch NHCSXH huyện Thanh Trì được thành lập theo Quyết
định số: 678/QĐ-HĐQT ngày 10/5/2003 của Hội đồng quản trị Ngân hàng
Chính sách xã hội về việc thành lập phòng giao dịch NHCSXH.
Năm 2008, khi thành phố Hà Nội điều chỉnh địa giới hành chính với một
số tỉnh có liên quan là Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Hưng Yên và sáp nhập tỉnh Hà
Tây; theo đề nghị của Tổng giám đốc NHCSXH, Hội đồng quản trị đã ban
hành quyết định 03/QĐ-HĐQT ngày 02/01/2009 về việc thành lập Phòng giao
dịch NHCSXH cấp huyện thuộc chi nhánh NHCSXH Hà Nội kể từ ngày
01/01/2009. Quyết định này thay thế cho quyết định 678/QĐ-TTg về thành

lập phòng giao dịch NHCSXH nói chung và phòng giao dịch huyện Thanh Trì
nói riêng.
Phòng giao dịch NHCSXH huyện Thanh Trì có trụ sở tại Km12+500,
huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
I. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội của huyện Thanh Trì và ảnh hưởng
của nó đến hoạt động của PGD NHCSXH huyện.
Nằm ở vị trí cửa ngõ phía Nam của Thủ đô, trên các tuyến giao thông
huyết mạch, Thanh Trì là một địa phương giàu truyền thống lịch sử, văn hoá
và cách mạng. Với truyền thống đó, người dân Thanh Trì luôn ra sức lao động
và học tập để góp phần xây dựng quê hương ngày càng văn minh, giàu đẹp.
Thanh Trì có nhiều cơ quan nghiên cứu khoa học, nhiều trường học, cơ sở
y tế của Trung ương và Thành phố như Viện điều tra quy hoạch rừng, Bộ Tư
lệnh Đặc công.. và nhiều khu công nghiệp, công ty nước ngoài đầu tư như nhà
máy ôtô Daewoo, công ty biến thế ABB, nhà máy gốm sứ Thanh Trì…. Bên
cạnh đó, huyện còn có nhiều ngành nghề truyền thống như mây tre đan Vạn
1
Học viên: Vũ Thị Phương – HSC NHCSXH
PGD NHCSXH huyện Thanh Trì
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Phúc, Bánh chưng, bánh dày Chanh Khúc,… đây là thế mạnh, tiềm năng đáng
quý, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển đi lên của Huyện.
Về cơ cấu phát triển kinh tế, tính theo giá hiện hành giá trị sản xuất ngành
công nghiệp – xây dựng chiếm khoảng 62,9%, ngành dịch vụ chiếm khoảng
19,7% và ngành nông nghiệp chiếm 17,3% tổng giá trị sản xuất toàn huyện.
Điều này cho thấy kinh tế huyện đang dần từng bước phát triển theo đúng
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Về điều kiện kinh tế, xã hội, Thanh Trì có diện tích tự nhiên 6.292,7ha,
dân số trên 200.000 người gồm 15 xã và 01 thị trấn; theo báo cáo kinh tế - xã
hội năm 2009, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,25% phù hợp với tốc độ tăng dân
số cả nước; số lao động được đào tạo chiếm trên 50%; 100% số xã phường,

thị trấn đạt tiêu chuẩn phù hợp với trẻ em. Số hộ nghèo là 1.761 hộ, chiếm
3,68% số hộ toàn huyện; tỉ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt
88,9%.
Thanh Trì là huyện nằm ở phía Nam thành phố, phía Bắc giáp quận Hoàng
Mai, phía Nam giáp huyện Thường Tín, phía Tây và Tây bắc giáp quận
Thanh Xuân, phía đông là sông Hồng, giáp với huyện Gia lâm và tỉnh Hưng
Yên. Thanh Trì là đầu mối giao thông quan trọng của Thủ đô, thuận lợi cho
việc giao lưu kinh tế - xã hội với các tỉnh phía Nam.
Với điều kiên kinh tế, xã hội khá phát triển cùng với những điều kiện
thuận lợi về vị trí địa lí và con người có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của
PGD NHCSXH huyện Thanh Trì.
Nằm gần trung tâm huyện, với hệ thống giao thông phát triển, đường đến
tất cả các điểm giao dịch xã đã được nhựa hoá, bê tông hoá nên thuận tiện cho
việc đi giao dịch lưu động đến các xã. Đó là thế mạnh lớn của PGD góp phần
thực hiện giao dịch xã đúng ngày, đúng thời gian quy định, tạo điều kiện
thuận lợi cho khách hàng và an toàn tài sản của nhà nước.
2
Học viên: Vũ Thị Phương – HSC NHCSXH
PGD NHCSXH huyện Thanh Trì
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Dân cư sống tập trung, trình độ dân trí khá cao và tương đối đồng đều,
cùng với đó là sự phối hợp khá tốt giữa NHCSXH với các cấp uỷ, chính
quyền, hội đoàn thể các cấp - với 4 tổ chức hội thông qua 6 công đoạn uỷ thác
cho vay đã góp phần đem lại hiệu quả cao trong việc thực hiện mục tiêu xã
hội hoá của NHCSXH thể hiện qua việc tăng trưởng, nâng cao dư nợ và chất
lượng dư nợ qua uỷ thác. Đây là điều kiện tốt để PGD NHCSXH huyện thực
hiện tốt các chỉ tiêu kế hoạch, nhiệm vụ được giao, cho vay đúng đối tượng,
đúng chính sách. Nguời dân sử dụng vốn vay đúng mục đích, chấp hành trả
nợ, trả lãi đầy đủ, đúng đủ thời gian quy định.
II. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Phòng giao dịch NHCSXH huyện Thanh

Trì
Hiện nay Phòng giao dịch NHCSXH huyện Thanh Trì có tổng số 9 cán bộ,
trong đó:
+ Ban giám đốc: 02 người
+ Tổ nghiệp vụ tín dụng: 03 người
+ Tổ Kế toán - Ngân quỹ: 04 người
- Sơ đồ bộ máy tổ chức:
3
Học viên: Vũ Thị Phương – HSC NHCSXH
PGD NHCSXH huyện Thanh Trì
Giám đốc
Phó Giám đốc
Tổ Kế toán - NQ
Tổ KHNV-TD
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Nhiệm vụ:
Ban Giám đốc:
Gồm có Đồng chí Hoàng Liên Sơn, giữ chức vụ Giám đốc PGD, chịu
trách nhiệm điều hành toàn bộ hoạt động của PGD; và đồng chí Phó Giám
đốc PGD Đặng Thị Phương Nam phụ trách tổ Kế hoạch nguồn vốn – tín
dụng, đồng thời phụ trách quản lí các xã Tân Triều, Tả Thanh Oai và chương
trình KFW; phụ trách quản lí dư nợ ủy thác cho Hội Phụ nữ.
- Tổ KHNV - TD: gồm có 3 cán bộ; cán bộ tín dụng phụ trách xã nào
thì sẽ làm tổ trưởng tổ giao dịch lưu động tại xã đó.
Mỗi cán bộ tín dụng phụ trách các địa bàn khác nhau và được bố trí
như sau:
+ Đ/c Cao Xuân Vũ (Tổ trưởng tổ Tín dụng) phụ trách các xã: Ngọc
Hồi, Vạn Phúc, Duyên Hà, Yên Mỹ; phụ trách quản lí dư nợ ủy thác cho vay
Hội Nông dân.
+ Đ/c Lê Ánh Tuyết phụ trách các xã: Đông Mỹ, Liên Ninh, Đại Áng,

Tứ Hiệp, Tam Hiệp và phụ trách quản lí dư nợ ủy thác cho vay Đoàn Thanh
niên.
+ Đ/c Dương Quốc Mạnh phụ trách các xã: Hữu Hòa, Ngũ Hiệp, Vĩnh
Quỳnh, Thanh Liệt, Thị trấn Văn Điển; và phụ trách quản lí dư nợ ủy thác cho
vay Hội Cựu chiến binh.
- Tổ Kế toán - Ngân quỹ : 04 cán bộ trong đó có đồng chí Nguyễn Thị
Thanh làm Tổ trưởng tổ KT-NQ, 02 cán bộ kế toán và 01 cán bộ thủ quỹ.
Nhìn chung, với sự phân công cán bộ một cách khoa học đã tạo sự phối
hợp tốt giữa các cán bộ, xử lí và giải quyết các thông tin một cách kịp thời,
nhanh chóng và đạt được hiệu quả cao.
Bên cạnh những nỗ lực trong công việc thì hiện nay phòng giao dịch
NHCSXH huyện vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, cụ thể là
4
Học viên: Vũ Thị Phương – HSC NHCSXH
PGD NHCSXH huyện Thanh Trì
Website: Email : Tel : 0918.775.368
chưa có phòng giao dịch riêng, không gian hẹp, trang thiết bị phục vụ cho
công việc còn thiếu như máy soi tiền, máy đếm tiền…. khi đi giao dịch.
Thực hiện theo công văn số 2064A/NHCS-TD, phòng giao dịch
NHCSXH huyện Thanh Trì đã đặt lịch giao dịch cố định tại 16 xã, thị trấn
trên địa bàn huyện như sau:
STT Điểm giao dịch
Địa điểm
Giao dịch
Ngày
giao dịch
Thời gian
giao dịch
1 Vạn Phúc UBND xã 3 9h-12h
2 Duyên Hà UBND xã 4 9h-12h

3 Tứ Hiệp UBND xã 6 9h-12h
4 Yên Mỹ UBND xã 6 9h-12h
5 Đông Mỹ UBND xã 8 9h-12h
6 Liên Ninh UBND xã 9 9h-12h
7 Ngũ Hiệp UBND xã 11 9h-12h
8 Ngọc Hồi UBND xã 13 9h-12h
9 Đại Áng UBND xã 15 9h-12h
10 Tam Hiệp UBND xã 17 9h-12h
11 Tả Thanh Oai UBND xã 19 9h-12h
12 Thanh Liệt UBND xã 22 9h-12h
13 Thị trấn Văn Điển UBND Thị trấn 22 9h-12h
14 Tân Triều UBND xã 23 9h-12h
15 Vĩnh Quỳnh UBND xã 25 9h-12h
16 Hữu Hòa UBND xã 26 9h-12h
III. Kết quả hoạt động của phòng giao dịch NHCSXH huyện Thanh Trì
đến ngày 31/10/2010
1. Tình hình dư nợ ủy thác cho vay thông qua các tổ chức Hội
Tính đến 31/10/2010, tổng dư nợ ủy thác cho vay thông qua 4 tổ chức
hội của phòng giao dịch NHCSXH huyện Thanh Trì đạt 77,56 tỷ đồng, trong
đó dư nợ quá hạn là 201 triệu đồng, chiếm 0,29%. Cụ thể mức dư nợ với từng
tổ chức Hội được thể hiện qua bảng số liệu sau:
5
Học viên: Vũ Thị Phương – HSC NHCSXH
PGD NHCSXH huyện Thanh Trì
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Bảng 1: Tình hình ủy thác qua các tổ chức Hội
STT Tổ chức Hội Số Tổ
TK&VV còn
Số hộ còn
dư nợ (hộ)

Tổng dư nợ
(triệu
Trong đó
Trong
hạn
Quá
hạn
1 Hội nông dân 118 3.478 35.268 35.072 196
2 Hội phụ nữ 101 3.229 32.106 32.101 5
3 Hội CCB 32 819 8.002 8.002 0
4 Đoàn Thanh niên 7 174 2.186 2.186 0
Tổng 258 7.770 77.562 77.361 201
Nhận xét:
Thông qua bảng số liệu cho thấy: Hội Phụ nữ và hội Nông dân là hai tổ
chức hội có mức dư nợ ủy thác lớn nhất, đồng thời có số tổ viên và hộ viên
nhiều nhất. Dư nợ ủy thác của hội nông dân đạt 35.268 triệu đồng, chiếm
45,47% và của hội phụ nữ đạt 32.106 triệu, tương ứng 41,39% tổng mức dư
nợ ủy thác cho vay; tương ứng với mức dư nợ là tỉ lệ số tổ TK & VV của 2 tổ
chức hội này cũng đạt 45,7 % và 39%. Với mức dư nợ cao nhưng tỉ lệ nợ quá
hạn lại rất thấp, tương ứng là 0,5% và 0,01%. Điều này hoàn toàn đã phản ánh
đúng nỗ lực và hiệu quả hoạt động của 2 tổ chức hội tại địa phương, hội phụ
nữ có mặt tại 16/16 xã, thị trấn, hội nông dân có mặt tại 15/16 xã, thị trấn của
huyện; tính trung bình trên mỗi xã có 7 tổ do hội nông dân, 6 tổ do hội phụ nữ
quản lí, trong khi đó hội cựu chiến binh chỉ có 32 tổ, với tổng dư nợ chỉ có 8
tỷ và Đoàn thanh niên thì mới chỉ có 7 tổ trên tổng số 16 xã, thị trấn, với số
dư nợ mới đạt 2 tỷ, dư nợ của 2 tổ chức hội này mới chỉ đạt khoảng 13% tổng
dư nợ.
Kết quả trên phần nào cho thấy được chất lượng hoạt động cho vay ủy
thác thông qua 4 tổ chức hội là chưa đồng đều, tổ chức hội Nông dân và hội
Phụ nữ đã bước đầu tạo lập được thói quen, uy tín và hiệu quả hoạt động tốt,

tuy nhiên đối với hội Cựu chiến binh và Đoàn thanh niên thì vẫn chưa khai
thác được hết lợi thế để nâng cao dư nợ và thu hút được nhiều tổ viên tham
gia.
6
Học viên: Vũ Thị Phương – HSC NHCSXH
PGD NHCSXH huyện Thanh Trì
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Ngoài ủy thác qua 4 tổ chức Hội như trên thì số dư nợ cho vay trực tiếp
và hình thức khác đạt hơn 20 tỷ đồng.
2. Kết quả dư nợ theo chương trình tín dụng
Hiện nay, phòng giao dịch huyện Thanh Trì đang thực hiện 7 chương
trình tín dụng, với tổng dư nợ đạt 97,63 tỷ đồng, cụ thể đối với từng chương
trình như sau:
Bảng 2: Kết quả dư nợ theo chương trình tín dụng
Tên chương trình
cho vay
Số hộ còn
dư nợ
Số tiền Phương thức cho vay Nợ quá
hạn
Trực tiếp
(tr.đ)
Ủy thác
(tr.đ)
Hộ nghèo 3.402 41.459 0 41.301,9 157,1
NS&VSMT 2.867 22.285 0 22.280 5
Giải quyết việc
làm
+ Nguồn vốn TW
+ Nguồn vốn địa

phương
1052
245
807
21.928
5.388
16.540
4.500,2
1.420,2
3.080
0
0
0
120,7
120,7
0
Xuất khẩu lao
động
1 30 0 30 0
Học sinh sinh viên 1.153 9.595 69,6 9.525,4 38,7
KFW 5 1.765 1.765 0 0
Hộ nghèo về nhà ở 71 568 0 568 0
Tổng 8.551 97.629 6.334,8 91.294,2 321,5
Nhận xét:
Cho vay hộ nghèo và NS, VSMT là hai chương trình tín dụng chiếm tỉ
lệ lớn trong tổng dư nợ, dư nợ hộ nghèo chiếm 42,47% và dư nợ NS&VSMT
chiếm 22,83%; trong đó nợ quá hạn của cho vay hộ nghèo là 157,1 triệu,
chiếm gần 50% số dư nợ quá hạn của phòng giao dịch; tuy nhiên mới chỉ
chiếm 0,37% so với dư nợ của chương trình cho vay hộ nghèo.
Chiếm tỉ trọng cũng khá cao đó là 2 chương trình cho vay học sinh,

sinh viên và cho vay giải quyết việc làm. Huyện Thanh Trì có số lượng lớn
học sinh, sinh viên đang theo học tại các trường, tuy nhiên với điều kiện kinh
7
Học viên: Vũ Thị Phương – HSC NHCSXH
PGD NHCSXH huyện Thanh Trì
Website: Email : Tel : 0918.775.368
tế ổn định nên dư nợ chương trình này đạt được hơn 9,5 tỷ, chiếm 9,8%%
tổng dư nợ; trong đó chủ yếu là cho vay ủy thác qua hộ gia đình, số hộ khó
khăn vay không nhiều. Với dư nợ trên cũng có thể thấy việc cho vay HSSV
tại phòng giao dịch là chặt chẽ, đúng đối tượng.
Chương trình cho vay giải quyết việc làm chiếm 21,928 tỷ, khoảng
22,4% tổng dư nợ; trong đó nguồn vốn địa phương chiếm tỉ trọng đáng kể,
khoảng 75% so với dư nợ của chương trình này; điều này cho thấy sự quan
tâm của chính quyền địa phương đến công tác giải quyết việc làm của huyện.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy dù dư nợ cao nhưng cho vay GQVL bằng nguồn
vốn địa phương lại không có dư nợ quá hạn trong khi đó với dư nợ hơn 5 tỷ
bằng nguồn vốn trung ương nhưng dư nợ quá hạn lại là hơn 120 triệu, chiếm
0,24% dư nợ nguồn trung ương.
Ngoài 4 chương trình trọng điểm nêu trên, phòng giao dịch NHCSXH
huyện Thanh Trì còn có 3 chương trình là cho vay nhà ở cho hộ nghèo, cho
vay chươgn trình KFW và cho vay xuất khẩu lao động, 3 chương trình này
chiếm tỉ lệ dự nợ nhỏ, khoảng 2,4%, và không có nợ quá hạn.
8
Học viên: Vũ Thị Phương – HSC NHCSXH
PGD NHCSXH huyện Thanh Trì
Website: Email : Tel : 0918.775.368
PHẦN II
KẾT QUẢ HỌC TẬP
TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NHCSXH HUYỆN THANH TRÌ
I. Các công việc liên quan đến hồ sơ vay vốn của khách hàng

Tập hợp và kiểm tra hồ sơ vay vốn là bước quan trọng đầu tiên trong quy
trình xét duyệt cho vay và giải ngân của NHCSXH. Khi nhận được hồ sơ vay
vốn mới hoặc trước khi tiếp tục giải ngân, cán bộ tín dụng cần tập hợp và
kiểm tra tính đầy đủ, tính hợp pháp, hợp lí của hồ sơ. Dưới sự hướng dẫn của
Đ/c Nguyễn Thị Thanh – tổ trưởng tổ KT-NQ, tôi đã tiến hành tập hợp và
kiểm tra các bộ hồ sơ theo các chương trình tín dụng. Sau đây là kết quả kiểm
tra hồ sơ:
1. Đối với các chương trình cho vay ủy thác
Bảng 3: Tình hình tập hợp và kiểm tra hồ sơ vay vốn của khách hàng
Chương trình
Số lần kiểm tra
hồ sơ (lần)
Số HS được
kiểm tra (hồ sơ)
Số HS phát hiện
sai sót (hồ sơ)
Hộ nghèo 4 50 4
Học sinh sinh viên 3 25 1
NS&VSMT 4 40 0
KFW 1 5 0
Hộ nghèo về nhà ở 2 20 0
Nhìn chung hồ sơ có sai sót chủ yếu rơi vào các trường hợp như không
ghi số lượng, chữ kí thay đổi hay do mục đích vay vốn không thống nhất.
Vào ngày 11/11/2010, trước khi thực hiện giải ngân tại xã Liên Ninh (ngày
12/11/2010), tôi đã tiến hành tập hợp và kiểm tra 10 bộ hồ sơ vay vốn của tổ
trưởng Nguyễn Thị Nga. Công việc kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp
của bộ hồ sơ như sau: 2 liên biên bản họp tổ tiết kiệm và vay vốn về việc bổ
sung thành viên tổ TK&VV (Mẫu 10/TD).
- 2 liên giấy đề nghị vay vốn của 9 hộ vay (Mẫu 01B/TD)
9

Học viên: Vũ Thị Phương – HSC NHCSXH
PGD NHCSXH huyện Thanh Trì

×