MỤC LỤC
XÂY DỰNG PHẦN KỸ THUẬT CƠ SỞ HẠ
TẦNG GỒM : SAN LẤP MẶT BẰNG, HỆ THỐNG
TƯỜNG RÀO, CÂY XANH, TUYẾN ĐƯỜNG GIAO
THÔNG TRONG DỰ ÁN, HỆ THỐNG CẤP THOÁT
NƯỚC.................................................................................54
XÂY DỰNG PHẦN CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC
GỒM:..................................................................................54
- KHU CĂN HỘ CHUNG CƯ VỚI TỔNG DIỆN
TÍCH LÀ 16,880M2. TRONG ĐÓ TA CÓ CHI TIẾT
QUY MÔ DIỆN TÍCH KHU CHUNG CƯ NHƯ SAU:.54
BẢNG 1.8: QUY MÔ DIỆN TÍCH NHÀ CHUNG CƯ. 54
- KHU VĂN PHÒNG TRÊN DIỆN TÍCH LÀ
3,260M2..............................................................................55
- KHU THƯƠNG MẠI TRÊN DIỆN TÍCH LÀ
1,914M2..............................................................................55
THỨ TƯ, TRONG QUÁ TRÌNH THẨM ĐỊNH, TÍNH
CHÍNH XÁC, HỢP LÝ, ĐẦY ĐỦ CỦA CƠ CẤU TỔNG
CHI PHÍ ĐẦU TƯ CHƯA ĐƯỢC QUAN TÂM ĐÚNG
MỨC. THỰC TẾ KHI THỰC HIỆN, RẤT NHIỀU DỰ
ÁN CÓ CHI PHÍ ĐẦU TƯ CAO HƠN TỔNG MỨC
ĐẦU TƯ ĐÃ ĐƯỢC DUYỆT HOẶC ĐÃ DỰ KIẾN
BAN ĐẦU DO PHÁT SINH NHIỀU HẠNG MỤC CHI
PHÍ CHƯA DỰ TÍNH HẾT KHI LẬP DỰ ÁN HOẶC
CHỦ ĐẦU TƯ CỐ TÌNH GIẢM TỔNG VỐN ĐẦU TƯ
Nguyễn Thị Tuyết Mai Lớp: Kinh tế Đầu tư 47D
ĐỂ ĐƯỢC DUYỆT CHO VAY NHƯ DỰ ÁN XÂY
DỰNG KHU ĐÔ THỊ MỚI HẠ ĐÌNH MÀ CHỦ ĐẦU
TƯ LÀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG XÂY LẮP
ĐIỆN NƯỚC HÀ NỘI DỰ TÍNH TỔNG VỐN ĐẦU TƯ
LÀ 560 TỶ ĐỒNG, NHƯNG KHI QUYẾT TOÁN DO
TĂNG THÊM HẠNG MỤC XÂY DỰNG KHU BỂ BƠI
VÀ KHUÔN VIÊN NÊN ĐÃ TĂNG TỔNG MỨC ĐẦU
TƯ LÊN TỚI 589 TỶ ĐỒNG. ĐỒNG THỜI TRONG
TÍNH TOÁN TỔNG VỐN ĐẦU TƯ, NGÂN HÀNG
THƯỜNG CHỈ QUAN TÂM TỚI THẨM ĐỊNH VỐN
CỐ ĐỊNH MÀ ÍT XEM XÉT ĐẾN THẨM ĐỊNH VỐN
LƯU ĐỘNG RÒNG CẦN THIẾT CHO DỰ ÁN. CHÍNH
NHỮNG ĐIỀU NÀY LÀM GIẢM TÍNH CHÍNH XÁC
CÁC TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA DỰ
ÁN ĐIỂN HÌNH LÀ DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ MÁY
SẢN XUẤT MỲ GÓI BT DO CÔNG TY CỔ PHẦN
THƯƠNG MẠI BT LÀM CHỦ ĐẦU TƯ, KHI THẨM
ĐỊNH ĐÃ KHÔNG QUAN TÂM TỚI VIỆC CẦN
TĂNG VỐN LƯU ĐỘNG KHI DỰ ÁN ĐI VÀO SẢN
XUẤT BẰNG CÔNG SUẤT THIẾT KẾ, DO ĐÓ,
TRONG QUÁ TRÌNH VẬN HÀNH DỰ ÁN, ĐÃ CÓ
NHỮNG LÚC MÀ DOANH NGHIỆP ĐÃ THIẾU VỐN
LƯU ĐỘNG ĐỂ DỰ ÁN HOẠT ĐỘNG MỘT CÁCH
BÌNH THƯỜNG................................................................80
TRONG NHIỀU TRƯỜNG HỢP, DO TÂM LÝ
CHỦ QUAN, MỘT SỐ CÁN BỘ THẨM ĐỊNH CHO
RẰNG NHỮNG KHÁCH HÀNG QUEN THUỘC
KHÔNG CẦN GIÁM SÁT CHẶT CHẼ, QUYẾT ĐỊNH
CHO VAY CHỈ DỰA VÀO THÔNG TIN TRÌNH BÀY
Nguyễn Thị Tuyết Mai Lớp: Kinh tế Đầu tư 47D
CỦA KHÁCH HÀNG MÀ KHÔNG QUAN TÂM ĐẾN
NHỮNG SỐ LIỆU CHÍNH XÁC, ĐÁNG TIN CẬY.....84
NGÂN HÀNG CŨNG CÓ THỂ THU THẬP THÔNG
TIN QUA CÁC PHƯƠNG TIỆN THÔNG TIN ĐẠI
CHÚNG NHƯ SÁCH, BÁO, TẠP CHÍ, INTERNET…
NHƯNG CHẤT LƯỢNG CÁC THÔNG TIN NÀY
KHÔNG CAO VÀ MANG TÍNH CHẮP VÁ. VIỆC
MUA THÔNG TIN, TỔ CHỨC PHÂN TÍCH VÀ DỰ
BÁO THÔNG TIN THEO MẶT HÀNG, NGÀNH
HÀNG VÀ LĨNH VỰC KINH TẾ HẦU NHƯ CHƯA
THỰC HIỆN HOẶC KHÔNG ĐẦY ĐỦ, THIẾU
CHÍNH XÁC, THIẾU CẬP NHẬT LÀM CHO VIỆC
DỰ TÍNH GIÁ BÁN, SẢN LƯỢNG, DOANH THU VÀ
CÁC KHOẢN MỤC CHI PHÍ KHÔNG SÁT THỰC.. .87
.............................................................................................87
CHƯƠNG 2........................................................................88
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU
QUẢ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN XIN VAY
VỐN TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG
BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH HÀ NỘI......88
2.1.ĐỊNH HƯỚNG CHUNG:...........................................88
2.1.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG
PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
CHI NHÁNH HÀ NỘI:.....................................................88
Nguyễn Thị Tuyết Mai Lớp: Kinh tế Đầu tư 47D
● PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ:..............................88
TRONG QUÁ TRÌNH THẨM ĐỊNH PHƯƠNG DIỆN
THỊ TRƯỜNG, CÁN BỘ THẨM ĐỊNH CẦN NGHIÊN
CỨU KỸ LƯỠNG VỀ CUNG CẦU CỦA SẢN PHẨM
TRÊN THỊ TRƯỜNG, SO SÁNH SẢN PHẨM CỦA DỰ
ÁN VỚI NHỮNG SẢN PHẨM CẠNH TRANH, SẢN
PHẨM THAY THẾ TRÊN THỊ TRƯỜNG ĐỂ XEM
XÉT MỨC ĐỘ CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM. NẾU
CÓ THỂ, NGÂN HÀNG NÊN SỬ DỤNG PHÂN TÍCH
SWOT ĐỂ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THÂM NHẬP THỊ
TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN. ..................................................94
TRONG QUÁ TRÌNH THẨM ĐỊNH PHƯƠNG DIỆN
KỸ THUẬT, CÓ NHỮNG DỰ ÁN LỚN KỸ THUẬT
PHỨC TẠP CÁN BỘ THẨM ĐỊNH KHÔNG THỂ
NẮM BẮT ĐƯỢC HẾT BỞI VẬY ĐỐI VỚI NHỮNG
DỰ ÁN NÀY VIỆC THUÊ CÁC CHUYÊN GIA KỸ
THUẬT LÀ CẦN THIẾT, ĐỂ TRÁNH TÌNH TRẠNG
CHẤP NHẬN KỸ THUẬT MÀ KHÁCH HÀNG ĐƯA
TỚI......................................................................................95
TRONG QUÁ TRÌNH THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ
ÁN:......................................................................................95
KHI THẨM ĐỊNH NGUỒN VỐN VÀ CƠ CẤU VỐN
ĐẦU TƯ: NGÂN HÀNG CẦN QUAN TÂM TỚI
CHÍNH XÁC, HỢP LÝ CỦA CƠ CẤU TỔNG CHI PHÍ
ĐẦU TƯ VÀ CẦN THAM KHẢO THÔNG TIN TỪ
NHỮNG DỰ ÁN TRONG LĨNH VỰC TƯƠNG TỰ ĐÃ
VÀ ĐANG ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG CHỨ KHÔNG NÊN
DỰA VÀO HỒ SƠ CHỦ DỰ ÁN TRÌNH LÊN HAY
Nguyễn Thị Tuyết Mai Lớp: Kinh tế Đầu tư 47D
CĂN CỨ HOÀN TOÀN VÀO KẾT QUẢ PHÊ DUYỆT
CỦA CÁC CƠ QUAN CHỨC NĂNG. ĐỐI VỚI
NHỮNG DỰ ÁN MUA SẮM THIẾT BỊ, CÁN BỘ
THẨM ĐỊNH PHẢI NẮM ĐƯỢC THÔNG TIN VỀ
GIÁ CẢ, DỊCH VỤ, CHẾ ĐỘ BẢO HÀNH…ĐỐI VỚI
NHỮNG DỰ ÁN XÂY DỰNG ĐẶC BIỆT LÀ CÁC DỰ
ÁN XÂY DỰNG CÓ NHIỀU HẠNG MỤC CÔNG
TRÌNH, KÉO DÀI TRONG NHIỀU NĂM THÌ NGOÀI
VIỆC TÍNH TOÁN CÁC CHI PHÍ LIÊN QUAN CÒN
PHẢI TÍNH ĐẾN CẢ YẾU TỐ LẠM PHÁT, TỶ GIÁ…
NGOÀI RA, NGÂN HÀNG CŨNG CẦN QUAN TÂM
TỚI CHI PHÍ MARKETING CỦA DỰ ÁN VÌ ĐÂY
CŨNG LÀ MỘT CHI PHÍ QUAN TRỌNG GÓP PHẦN
TẠO HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN VÀ CHI PHÍ NÀY
CHIẾM MỘT TỶ TRỌNG KHÔNG NHỎ TRONG
TỔNG CHI PHÍ.................................................................95
KHI TÍNH TOÁN CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CỦA
DỰ ÁN: HIỆN NAY NGÂN HÀNG THƯỜNG SỬ
DỤNG CÁC CHỈ TIÊU: GIÁ TRỊ HIỆN TẠI RÒNG
(NPV), HỆ SỐ HOÀN VỐN NỘI BỘ (IRR), THỜI
GIAN HOÀN VỐN (PP) ĐỂ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN. BÊN CẠNH NHỮNG CHỈ
TIÊU TRÊN NGÂN HÀNG NÊN SỬ DỤNG CHỈ TIÊU
B/C – CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH LỢI ÍCH SO VỚI CHI
PHÍ, CHỈ TIÊU NÀY CHO BIẾT KHẢ NĂNG SING
LỜI CỦA DỰ ÁN SO VỚI CHI PHÍ BỎ RA CÓ HỢP
LÝ VÀ ĐẠT MỨC NHƯ KỲ VỌNG HAY KHÔNG....95
ĐỐI VỚI TỶ LỆ CHIẾT KHẤU: HIỆN NAY, LÃI
SUẤT CHIẾT KHẤU MÀ CHI NHÁNH MHB HÀ NỘI
XÁC ĐỊNH CHỦ YẾU DỰA TRÊN CƠ SỞ LÃI SUẤT
Nguyễn Thị Tuyết Mai Lớp: Kinh tế Đầu tư 47D
CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA NGÂN HÀNG.
ĐỂ NÂNG CAO MỨC ĐỘ CHÍNH XÁC CỦA LÃI
SUẤT CHIẾT KHẤU THÌ CẦN XEM XÉT, THAM
KHẢO MỘT SỐ YẾU TỐ NHƯ: LÃI SUẤT CHO VAY
TRUNG VÀ DÀI HẠN TRONG NƯỚC CŨNG NHƯ
TRÊN THẾ GIỚI ( THAM KHẢO LÃI SUẤT SIBOR,
LIBOR…), MỨC SINH LỜI TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN TRONG NƯỚC VÀ KHU VỰC, TỶ
SUẤT LỢI NHUẬN BÌNH QUÂN CỦA NGÀNH… ....95
6. PGS.TS LƯU THỊ HƯƠNG (2005), GIÁO TRÌNH
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP, NXB THỐNG KÊ, HÀ
NỘI....................................................................................106
7. PGS.TS LƯU THỊ HƯƠNG (2004), THẨM ĐỊNH
TÀI CHÍNH DỰ ÁN, NXB TÀI CHÍNH, HÀ NỘI......106
Nguyễn Thị Tuyết Mai Lớp: Kinh tế Đầu tư 47D
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Nguồn vốn của MHB Hà Nội năm 2007 và 2008…………………
Error: Reference source not found
Bảng 1.2. Số dự án và số tiền cho vay tại MHB Hà Nội qua các năm………
Error: Reference source not found
Bảng 1.3. Mức vốn và tỷ trọng các loại dự án cho vay
tại………………….. Error: Reference source not found
Bảng 1.4: Thang điểm xếp loại khách hàng…………………………………
Error: Reference source not found
Bảng 1.5: Thông tin CIC về xí nghiệp xây dựng Chín Thái
Bình………….. Error: Reference source not found
Bảng 1.6: Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của xí nghiệp………………………
Error: Reference source not found
Bảng 1.7: Các chỉ tiêu tài chính của xí nghiệp xây dựng Chín Thái
Bình….. Error: Reference source not found
Bảng 1.8: Quy mô diện tích nhà chung
cư………………………………….. Error: Reference source not found
Bảng 1.9: Tổng hợp tổng vốn đầu
tư………………………………………... Error: Reference source not found
Bảng 1.10: Chi tiết tổng mức đầu tư dự án xây dựng công trình tòa nhà chung
cư - văn phòng - dịch vụ………………………………………………………
Error: Reference source not found
Bảng 1.11: Kế hoạch đầu tư của dự án
…………………………………....... Error: Reference source not found
Nguyễn Thị Tuyết Mai Lớp: Kinh tế Đầu tư 47D
Bảng 1.12: Kế hoạch huy động vốn của dự
án…………………………....... Error: Reference source not found
Bảng 1.13: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư cho dự
án………………………….... Error: Reference source not found
Bảng 1.14: Doanh thu hàng năm của dự án……………………………...…
Error: Reference source not found
Bảng 1.15: Chi phí vận hành hàng
năm……………………………………. Error: Reference source not found
Bảng 1.16: Chi phí khấu hao…………………………………………………
Error: Reference source not found
Bảng 1.17: Kế hoạch trả nợ ngân
hàng……………………………………... Error: Reference source not found
Bảng 1.18: Chênh lệch VAT………………………………………………...
Error: Reference source not found
Bảng 1.19: Tổng hợp kết quả kinh doanh của dự án
………………………... Error: Reference source not found
Bảng 1.20: Dòng tiền hàng năm của dự
án…………………………………. Error: Reference source not found
Bảng 1.21: Dòng tiền chiết
khấu……………………………………………. Error: Reference source not
found
Bảng 1.22: Số liệu cho vay các năm của MHB Hà
Nội…………………….. Error: Reference source not found
Bảng 1.23: Dư nợ tín dụng theo thời gian tại MHB Hà
Nội………………... Error: Reference source not found
Bảng 1.24: Nợ xấu của MHB Hà Nội tại thời điểm 2/2009…………………
Error: Reference source not found
Nguyễn Thị Tuyết Mai Lớp: Kinh tế Đầu tư 47D
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của MHB – Chi nhánh Hà Nội……….....5
Biểu đồ 1.2: Cơ cấu nguồn vốn MHB Hà Nội năm 2008………………..…..9
Biểu đồ 1.3: Dư nợ theo ngành kinh tế năm
2007……………......................Error: Reference source not found
Biểu đồ 1.4: Cơ cấu thanh toán quốc tế năm
2008…………………………. Error: Reference source not found
Biểu đồ 1.5: Quy trình thẩm định tại MHB Hà
Nội……………………….. Error: Reference source not found
Nguyễn Thị Tuyết Mai Lớp: Kinh tế Đầu tư 47D
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
LỜI NÓI ĐẦU
Ngân hàng chính là trái tim của nền kinh tế, là đòn bẩy trong nền kinh tế.
Đặc biệt trong quá trình hội nhập hiện nay ngân hàng chính là cầu nối giữa
nền kinh tế trong nước và quốc tế nói chung, giữa các doanh nghiệp, cá nhân,
các tổ chức tín dụng và giữa những người thừa vốn và thiếu vốn nói riêng.
Hoạt động ngành ngân hàng giúp cho dòng chảy tiền tệ được linh hoạt hơn
trong nền kinh tế. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu diễn ra vào thời điểm
cuối năm 2008 đã kéo theo khó khăn cho rất nhiều ngành nghề trong đó có
ngành ngân hàng của tất cả các quốc gia trên thế giới.
Các ngân hàng cũng đang ra sức chống chọi lại cơn khủng hoảng này và
để có thể cạnh tranh – tồn tại được thì vấn đề tất yếu mà các ngân hàng
thương mại Việt Nam cần thực hiện là đổi mới, nâng cao chất lượng về mọi
mặt hoạt động của ngân hàng, đặc biệt là hoạt động cho vay – hoạt động tạo
thu nhập chính của ngân hàng. hoạt động cho vay của ngân hàng bao gồm hai
giai đoạn cơ bản là: thẩm định và xét duyệt; thực hiện cho vay và quản lý tín
dụng. Trong đó, thông qua giai đoạn thẩm định, ngân hàng có thể đánh giá và
kiểm soát được khoản vay. Vì vậy có thể khẳng định thẩm định dự án là công
tác đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng và quyết định tới chất lượng cho vay
nói riêng và kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung.
Trong quá trình thực tập tại phòng quản lý rủi ro, ngân hàng phát triển
nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Hà Nội em đã được tiếp cận với
phương pháp thẩm định các dự án xin vay vốn tại ngân hàng. Có thể nói,
trên thực tế công tác thẩm định tại ngân hàng tương đối tốt, tuy vậy vẫn có
một số hạn chế và cần phải làm gì để khắc phục đựơc những hạn chế đó.
Xuất phát từ thực tế trên mà em đã lựa chọn đề tài “ CÔNG TÁC THẨM
ĐỊNH DỰ ÁN XIN VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ
Nguyễn Thị Tuyết Mai Lớp: Kinh tế Đầu tư 47D
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH HÀ NỘI: THỰC
TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP “.
Nội dung chính của đề tài này gồm 2 chương:
Chương I: Thực trạng công tác thẩm định dự án xin vay vốn tại ngân
hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Hà Nội.
Chương II: Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thẩm
định dự án xin vay vốn tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu
Long chi nhánh Hà Nội.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn: Thạc sĩ Nguyễn Thị Ái
Liên, cùng các cán bộ tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu long
chi nhánh Hà Nội đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.
Cho dù bản thân đã có nhiều cố gắng, song với thời gian và vốn kiến
thức còn hạn chế, sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận
được những ý kiến đóng góp của thầy cô, và cán bộ tại chi nhánh.
Em xin chân thành cảm ơn.
Nguyễn Thị Tuyết Mai Lớp: Kinh tế Đầu tư 47D
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG 1
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN
XIN VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN
NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
CHI NHÁNH HÀ NỘI
1.1. Khái quát chung về ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng sông
Cửu Long chi nhánh Hà Nội (MHB Hà Nội):
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển MHB Hà Nội:
Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long (MHB) – Ngân
hàng thương mại quốc doanh đóng vai trò chủ đạo trong lĩnh vực phát triển
nhà ở. Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long là một trong năm
ngân hàng thương mại nhà nước được xếp hạng doanh nghiệp đặc biệt, thành
lập theo quyết định số 769/ TTg ngày 18/9/1997 của Thủ tướng Chính Phủ,
hội sở chính đặt tại thành phố Hồ Chí Minh, là ngân hàng hoạt động đa năng
hoạt động chuyên sâu trong lĩnh vực cho vay xây dựng nhà ở, cơ sở hạ tầng.
Vốn điều lệ ban đầu của MHB là 600 tỷ đồng, đến năm 2002 thì tổng vốn
điều lệ tăng lên 800 tỷ đồng. Và thời gian hoạt động của MHB là 99 năm kể
từ ngày Thủ tướng chính phủ ký quyết định thành lập, việc gia hạn thêm thời
gian hoạt động do Thủ tướng chính phủ quyết định.
Chỉ sau 7 năm hoạt động MHB đã đạt được thành tích vượt bậc trong các
mặt hoạt động:
+ Tổng tài sản có tăng trưởng trên 2000 %.
+ Tốc độ tăng trưởng vốn bình quân đạt 350 % năm.
Nguyễn Thị Tuyết Mai Lớp: Kinh tế Đầu tư 47D
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
+ Tốc độ tăng trưởng đầu tư tín dụng bình quân đạt 260 %/ năm, đảm
bảo an toàn vốn.
+ Mạng lưới hoạt động của MHB đến nay đã phát triển rộng khắp trên
30 tỉnh, thành phố trong cả nước với gần 100 chi nhánh và phòng giao dịch.
+ Hoạt động của ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long
luôn gắn với các chương trình phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là chương
trình phát triển nhà ở. Tính đến năm 2003, chỉ riêng lĩnh vực cho vay xây
dựng nhà ở, MHB đã hỗ trợ gần 40.000 hộ với gẩn 3.000.000 m2 nhà ở.
Với thành tích đóng góp nổi bật cho nền kinh tế xã hội năm 2003 MHB
được nhà nước tặng thưởng huân chương lao động hạng 3.
MHB Hà Nội – chi nhánh đi đầu của MHB ở khu vực phía Bắc. MHB
Hà Nội được thành lập theo quyết định số 46/ 2003/ QĐ/ NHN – HĐQT ngày
04/07/2003 của Hội đồng quản trị ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng Sông
Cửu Long.
Căn cứ quyết định số 47/ 2003/ NHN/ HĐQT ngày 04/07/2003 của chủ
tịch hội đồng quản trị ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long về
việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của ngân hàng phát triển nhà
Đồng bằng Sông Cửu Long chi nhánh Hà Nội.
Chỉ sau hơn một năm hoạt động, nguồn vốn của ngân hàng đã tăng
trưởng mạnh mẽ, tăng khoảng trên 1080% so với cuối năm 2003, vốn sử dụng
an toàn, hiệu quả, không có nợ quá hạn, mạng lưới họat động phát triển nhanh
chóng tại các địa bàn kinh tế trọng điểm.
Trải qua 5 năm xây dựng và trưởng thành của ngân hàng phát triển nhà
Đồng bằng Sông Cửu Long chi nhánh Hà Nội, tính đến thời điểm đầu năm
2009 đã có 8 phòng giao dịch.
Nguyễn Thị Tuyết Mai Lớp: Kinh tế Đầu tư 47D
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của một số phòng ban
tại MHB Hà Nội:
Biểu đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của MHB – Chi nhánh Hà Nội
Tại chi nhánh MHB Hà Nội có các bộ phận với những nhiệm vụ cụ thể
như sau:
1.1.2.1. Phòng kinh doanh:
- Chức năng nhiệm vụ:
+ Chịu trách nhiệm quản lý một cách hiệu quả danh mục khách hàng
bằng cách lập, giám sát các kế hoạch thường niên và kế hoạch giữa kỳ dành
cho mỗi khách hàng.
+ Duy trì và phát triển danh mục khách hàng đem lại lợi nhuận cao và có
chất lượng tín dụng tốt, loại ra khỏi danh mục các khách hàng có chất lượng
tín dụng thấp hoặc không đem lại lợi nhuận cho ngân hàng.
+ Nâng cao chất lượng kinh doanh tín dụng tối thiểu phải đạt mức lợi
nhuận đã đề ra.
+ Đảm bảo xử lý tất cả các hồ sơ xin vay mới và các hồ sơ tín dụng hiện
tại, bao gồm việc cơ cấu lại nợ (gia hạn, điều chỉnh thời hạn trả nợ.
+ Giám sát thường xuyên thực hiện nghĩa vụ hợp đồng của khách hàng,
Nguyễn Thị Tuyết Mai Lớp: Kinh tế Đầu tư 47D
5
Phòng nghiệp
vụ kinh doanh
Phòng Kế toán -
Ngân quỹ
Phòng Hành
chính -
Nhân sự
Phòng kiểm tra
nội bộ
Ban Giám đốc
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
thường xuyên liên hệ với cán bộ quan hệ khách hàng cấp cao để đảm bảo việc
quản lý và thu hồi các khoản vay có vấn đề một cách hiệu quả.
+ Có biện pháp xử lý kịp thời để giảm thiểu tổn thất tín dụng phát sinh.
+ Thực hiện các nghiệp vụ khác như kinh doanh đối ngoại, chiết khấu bộ
chứng từ xuất nhập khẩu, huy động vốn,…
- Tổ chức bộ máy:
+ Tổ khách hàng cá nhân.
+ Tổ khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ.
+ Tổ khách hàng doanh nghiệp lớn và các tổ chức tài chính tín dụng.
Cán bộ kinh doanh khách hàng cá nhân mỗi cán bộ quản lý tối đa không
quá 250 khách hàng và không quá 50 tỷVNĐ.
Cán bộ kinh doanh khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ mỗi cán bộ
quản lý tối đa không quá 20 khách hàng và không quá 100 tỷ VNĐ.
Cán bộ kinh doanh khách hàng lớn và các tổ chức tài chính tín dụng mỗi
cán bộ quản lý tối đa không quá 5 khách hàng và không quá 300 tỷ VNĐ.
1.1.2.2. Phòng quản lý rủi ro:
- Chức năng nhiệm vụ:
+ Lập báo cáo đánh giá rủi ro: căn cứ vào thông tin, tài liệu và báo cáo
thẩm định do bộ phận kinh doanh cung cấp, do cán bộ quản lý rủi ro thu thập,
các quy định về bảo đảm tiền vay, bảo lãnh hiện hành của MHB, bộ phận
quản lý rủi ro sẽ lập báo cáo phân tích đánh giá các điều kiện cấp tín dụng
như: tính pháp lý của hồ sơ, tính khả thi cua dự án, phương án vay vốn, tài sản
đảm bảo cho khoản vay, định giá khoản vay, bảo lãnh để đề xuất cho vay.
+ Kiểm soát thực hiện đúng cơ cấu của danh mục đầu tư đã phê duyệt.
+ Quản lý và đảm bảo việc tuân thủ chính sách tín dụng đã được phê
duyệt trong từng thời kỳ.
+ Thu thập phân tích, lập báo cáo phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự
phòng cho toàn chi nhánh. Thực hiện kiểm soát tín dụg nội bộ.
Nguyễn Thị Tuyết Mai Lớp: Kinh tế Đầu tư 47D
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
+ Theo dõi và hỗ trợ bộ phận kinh doanh đanh giá danh mục tín dụng
định kỳ tháng, quý, năm.
+ Tham gia giải quyết các khoản nợ quá hạn, nợ xấu phát sinh.
- Tổ chức bộ máy:
+ Tổ quản lý rủi ro đối với khách hàng cá nhân.
+ Tổ quản lý rủi ro đối với khách hàng là doanh nghệp vừa và nhỏ.
+ Tổ quản lý rủi ro với những khách hàng là doanh nghiệp lớn và các tổ
chức tài chính tín dụng.
1.1.2.3. Phòng hỗ trợ kinh doanh:
- Chức năng nhiệm vụ:
+ Hỗ trợ soạn thảo các hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay.
+ Lưu giữ hồ sơ vay vốn theo quy định.
+ Lập các báo cáo thống kê theo quy định, thông tin tín dụng.
+ Xử lý các khoản nợ xấu có vấn đề do lãnh đạo phân công như: các
khoản nợ phải khởi kiện ra tòa, phải bán và đấu giá tài sản theo quy định, mua
bán nợ, đôn đốc thi hành án,…
- Tổ chức bộ máy:
+ Tổ các nghiệp vụ khác (hỗ trợ bộ phận kinh doanh soạn thảo hợp đồng
đi công chứng,..).
+ Tổ xử lý các khoản nợ có vấn đề.
1.1.2.4. Phòng giao dịch:
Tại phòng giao dịch bố trí các bộ phận sau:
- Phòng nghiệp vụ kinh doanh. Được chia làm 3 tổ.
- Các tổ trực thuộc phòng giao dịch thực hiện chức năng nhiệm vụ như
ba bộ phận tại chi nhánh theo từng đối tượng khách hàng cụ thể.
Các phòng giao dịch không được thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh đối
Nguyễn Thị Tuyết Mai Lớp: Kinh tế Đầu tư 47D
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
với tất cả các đối tượng khách hàng, không giải quyết cho vay đối với khách
hàng là doanh nghiệp lớn và các tổ chức tín dụng. Các hồ sơ vượt mức phán
quyết tại phòng giao dịc trình trực tiếp lên bộ phận quản lý rủi ro xem xét
trình Giám đốc hoặc người được ủy quyền phê duyệt.
1.1.2.5. Bộ máy điều hành ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng Sông
Cửu Long chi nhánh Hà Nội:
Cơ sở của hoạt động điều hành ngân hàng là các văn bản pháp luật của
nhà nước và căn cứ theo quyết định số 47/2003/NHN/HĐQT ngày 4/7/2003
của chủ tịch hội đồng quản trị ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu
Long về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của ngân hàng phát triển
nhà Đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Hà Nội.
Ban giám đốc gồm:
1. Bà Phạm Thiên Nga – Giám đốc.
2. Bà Lê Thị Thanh Hà - Phó giám đốc
3. Bà Nguyễn Thị Tuyết Lê - Phó giám đốc
1.1.3. Một số hoạt động chủ yếu tại MHB Hà Nội:
1.1.3.1. Ngành nghề kinh doanh:
MHB Hà Nội không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, cung cấp đa
dạng các sản phẩm tiện ích phù hợp với yêu cầu của mọi nhóm khách hàng.
MHB Hà Nội là ngân hàng hoạt động đa năng, chuyên sâu về lĩnh vực cho
vay xây dựng phát triển nhà ở, cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội.
a. Huy động vốn:
Bao gồm nhận tiền gửi, phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kì
phiếu, và các giấy tờ có giá khác để huy động vốn, vay vốn của các tổ chức
tín dụng trong và ngoài nước, vay vốn của ngân hàng nhà nước và các hình
thức huy động vốn khác theo quy định của ngân hàng nhà nước.
Nguyễn Thị Tuyết Mai Lớp: Kinh tế Đầu tư 47D
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Bảng 1.1: Nguồn vốn của MHB Hà Nội năm 2007 và 2008
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2007
I-Tiền gửi của KBNN và các
TCTD
747,049,487,669 2,883,484,496,200
1-Tiền gửi của KBNN
2-Tiền gửi của TCTD khác 747,049,487,669 2,883,484,496,200
II-Tiền gửi của TCKT, dân cư 1,428,657,321,55
6
862,908,934,977
III-Phát hành giấy tờ có giá 129,362,629,183 1,317,395,484,890
IV-Tài sản nợ khác 61,346,427,941 118,033,394,551
1-Các khoản phải trả 42,354,571 151,994,044
2-Các khoản lãi cộng dồn dự trả 60,469,272,007 74,052,881,954
3-Tài sản nợ khác 834,801,363 43,828,518,553
V-Vốn và các quỹ 74,944,127,199 35,009,106,057
VI-Lãi/lỗ 74,944,127,199 35,009,106,057
Tổng cộng nguồn vốn 2,441,359,993,54
8
5,216,831,416,675
Nguồn: Báo cáo kiểm toán, MHB Hà Nội.
Trong đó cơ cấu nguồn vốn năm 2008 thì vốn huy động chiếm tỷ lệ rất
lớn trong tổng nguồn vốn, điều này chứng tỏ hoạt động huy động vốn tại ngân
hàng khá hiệu quả.
Biểu đồ 1.2: Cơ cấu nguồn vốn MHB Hà Nội năm 2008
b. Hoạt động tín dụng:
Bao gồm cấp tín dụng dưới hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu
Nguyễn Thị Tuyết Mai Lớp: Kinh tế Đầu tư 47D
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
và các giấy tờ có giá khác, cho thuê tài chính, và các hình thức huy động khác
theo quy định của ngân hàng nhà nước.
- Tăng trưởng tín dụng các năm qua có đặc điểm là:
+ Tỷ trọng dư nợ của nhóm khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ
ngày càng tăng.
+ Tăng trưởng tín dụng với tốc độ đồng đều đối với VNĐ và cả ngoại tệ.
+ Tăng trưởng đồng đều với cả tín dụng ngắn hạn và tín dụng dài hạn.
Biểu đồ 1.3: Dư nợ theo ngành kinh tế năm 2007
c. Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ:
Bao gồm mở tài khoản, cung ứng các phương tiện thanh toán trong và
ngoài nước, thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế, thực hiện
dịch vụ thu hộ, chi hộ, thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt, ngân phiếu
thanh toán cho khách hàng.
Trong đó, thanh toán quốc tế có những chuyển biến tích cực hơn.
Biểu đồ 1.4: Cơ cấu thanh toán quốc tế năm 2008
Nguyễn Thị Tuyết Mai Lớp: Kinh tế Đầu tư 47D
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
d. Các hoạt động khác:
Bao gồm hoạt động góp vốn, mua cổ phần, tham gia thị trường tiền tệ,
thực hiện các nghiệp vụ giấy tờ có giá bằng ngoại tệ và bằng VND, kinh
doanh ngoại hối và vàng, nghiệp vụ ủy thác và đại lý, cung ứng dịch vụ bảo
hiểm, kinh doanh các nghiệp vụ chứng khoán thông qua các công ty trực
thuộc, cung ứng dịch vụ tư vấn tài chính, tiền tệ.
1.1.3.2. Sản phẩm và dịch vụ cung cấp:
+ Dịch vụ tài khoản
+ Dịch vụ huy động vốn
• Tiết kiệm: MHB Hà Nội mang lại lợi ích cao nhất tại mọi thời điểm
cho khách hàng với lãi suất linh hoạt ở mức cao, thủ tục đơn giản, nhanh
chóng, được cung cấp dịch vụ phục vụ gửi, rút tiền tại nhà, tiền gửi được bảo
hiểm theo quy định của nhà nước ( tiết kiệm tích lũy, tiết kiệm lãi suất
thưởng, tiết kiệm rút gốc linh hoạt lãi suất bậc thang, tiết kiệm ưu đãi dành
cho người cao tuổi). Ngoài ra MHB Hà Nội còn huy động tiết kiệm bằng
đồng Việt Nam và các loại ngoại tệ USD, EUR…với nhiều hình thức phong
phú: tiết kiệm không kỳ hạn (được hưởng lãi suất không kỳ hạn và lãi được
tính định kỳ hàng tháng), tiết kiệm có kỳ hạn (khách hàng có thể lựa chọn
Nguyễn Thị Tuyết Mai Lớp: Kinh tế Đầu tư 47D
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
nhiều hình thức tiết kiệm trả lãi trước, trả lãi sau, trả lãi hàng tháng).
• Trái phiếu: khách hàng có thể lựa chọn trái phiếu vô danh hoặc trái
phiếu ghi danh tùy thuộc vào nhu cầu của mình.
• Kì phiếu: MHB Hà Nội phát hành kì phiếu với nhiều kì hạn và hình
thức đa dạng: lãi có thể được nhận trước, sau hoặc định kỳ…Hết kỳ hạn
khách chưa đến lĩnh tiền lãi và gốc được hưởng lãi suất không kỳ hạn theo
thời gian phụ trội. Kỳ phiếu có thể để chuyển nhượng.
+ Dịch vụ cho vay ( ngắn hạn, trung hạn và dài hạn), với lãi suất cạnh
tranh, thủ tục nhanh chóng, thuận tiện, đội ngũ nhân viên nhiệt tình, chuyên
nghiệp, năng động, tư vấn thủ tục vay vốn cho khách hàng miễn phí qua điện
thoại.
• Cho vay cá nhân: khách hàng cá nhân có thể vay vốn nhằm mục đích
sản xuất kinh doanh, tiêu dùng, xây dựng nhà cửa, mua tài sản ô tô hay các
thiết bị gia đình, hỗ trợ đi du học và các mục đích khác.
• Tín dụng doanh nghiệp: nhằm mục đích bổ sung vốn lưu động cho
các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh, các dự án xây dựng cơ
sở hạ tầng kinh tế xã hội, các khu dân cư tập trung,…
+ Dịch vụ bảo lãnh doanh nghiệp với mức phí thấp, hưởng lãi cao cho
tiền ký quỹ bảo lãnh.
• Bảo lãnh dự thầu.
• Bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
• Bảo lãnh thanh toán.
• Bảo lãnh vay vốn.
• Bảo lãnh nộp thuế nhập khẩu.
• Bảo lãnh bảo hành.
• Bảo lãnh hoàn tạm ứng.
Nguyễn Thị Tuyết Mai Lớp: Kinh tế Đầu tư 47D
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
• Các dịch vụ bảo lãnh khác.
+ Dịch vụ thẻ.
+ Tài trợ xuất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt với các doanh nghiệp vừa và
nhỏ.
• Cho vay thanh toán hàng nhập khẩu.
• Chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất: chiết khấu có truy đòi bộ chứng từ
thanh toán theo phương thức L/C, D/P.
• Cho vay ưng trước tài trợ xuất khẩu: cho vay bổ sung vốn thực hiện
các hợp đồng xuất khẩu hoặc để thu mua, chế biến, sản xuất các đơn hàng
phục vụ chu kỳ kinh doanh.
+ Dịch vụ chuyển tiền.
• Chuyển tiền đi (outward remittance)
• Chuyển tiền đến (inward remittance)
+ Dịch vụ thanh toán:
• Thanh toán trong nước: với hệ thống mạnh lưới trải rộng khắp cả
nước từ Lạng Sơn tới mũi Cà Mau. MHB đảm bảo chuyển và nhận tiền an
toàn, nhanh chóng với mức phí thấp.
• Thanh toán quốc tế:
>> Thanh toán nhập khẩu: tín dụng chưng từ, nhờ thu, chuyển tiền đi.
>> Thanh toán hàng xuất: tín dụng chứng từ, nhờ thu.
+ Các dịch vụ khác:
• Thu đổi ngoại tệ: thu đổi tiền mặt các loại ngoại tệ: USD, EUR,
JPY…mua chuyển khoản các loại ngoại tệ trên tài khoản của khách hàng theo
tỷ giá hiện hành.
• Chi trả kiều hối, khách hàng cũng có thể nhận tiền do người nước
ngoài chuyển về theo phương thức WESTERN UNION tiên tiến hiện đại nhất
thế giới.
Nguyễn Thị Tuyết Mai Lớp: Kinh tế Đầu tư 47D
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
• Thanh toán rút tiền bằng thẻ MASTER CARD, VISA CARD.
• Bán ngoại tệ tiền mặt cho các cá nhân đi công tác, du học, lao động ở
nước ngoài,…
1.2. Thực trạng công tác thẩm định dự án xin vay vốn tại MHB Hà Nội:
1.2.1. Khái quát các dự án xin vay vốn tại MHB Hà Nội:
MHB là ngân hàng thương mại do Thủ tướng Chính phủ ký quyết định
thành lập, khi mới đi thành lập thì hoạt động chủ yếu của ngân hàng là cho
vay xây dựng nhà ở và cơ sở hạ tầng. Sau hơn 10 năm đi vào hoạt động hiện
nay MHB đã đa dạng hóa hoạt động của mình sang các lĩnh vực cho vay tiêu
dùng, xây dựng nhà ở và cơ sở hạ tầng, cho vay kinh doanh,…Ngoài ra còn
có hoạt động bảo lãnh, thanh toán,… MHB Hà Nội là chi nhánh được thành
lập vào năm 2003, cũng như hoạt động của toàn hệ thống MHB, chi nhánh
không chỉ đi sâu vào lĩnh vực cho vay xây dựng nhà ở mà còn mở rộng cho
vay tiêu dùng, kinh doanh,….
1.2.1.1. Đặc điểm các phương án cho vay phát triển nhà tại MHB Hà Nội:
a. Đặc điểm phương án vay vốn mua nhà, mua đất:
- Đây là hoạt động mua sắm tài sản cố định (bất động sản), là khoản chi
tiêu dùng lớn đối với các doanh nghiệp, cá nhân và hộ gia đình.
- Hoạt động mua sắm nhà ở, đất đai này có mục đích chủ yếu là :
+ Sử dụng nhà ở làm nơi sinh hoạt cư trú của các cá nhân và hộ gia
đình, hoặc trụ sở, văn phòng của các công ty, các doanh nghiệp.
+ Sử dụng với mục đích cho thuê để sinh hoạt hoặc cho thuê nhằm sản
xuất kinh doanh.
+ Sử dụng như khoản đầu tư, góp vốn của các doanh nghiệp, cá nhân và
hộ gia đình nhằm sản xuất kinh doanh.
- Thị trường bất động sản của Việt Nam hiện nay còn chưa hoàn thiện,
cơ chế còn chưa rõ ràng thì việc mua sắm nhà ở, đất đai sẽ tiềm ẩn nhiều nguy
Nguyễn Thị Tuyết Mai Lớp: Kinh tế Đầu tư 47D
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
cơ rủi ro.
- Mua sắm đất đai, nhà ở liên quan nhiều tới phương diện pháp lý: quyền
sở hữu, quyền sử dụng, quy hoạch mặt bằng, quy hoạch kiến trúc, môi trường,
…
- Hoạt động mua sắm này còn có thể mang tính chất đầu cơ nhà đất, tạo
nên một thị trường nhà đất bong bóng, sẽ có nguy cơ ảnh hưởng tới nền kinh
tế nói chung, và tới thị trường nhà đất nói riêng.
b. Đặc điểm hoạt động cho vay tiêu dùng:
- Đối với doanh nghiệp hay cá nhân hộ gia đình, cho vay tiêu dùng chủ
yếu là mua sắm trang thiết bị: máy móc sản xuất kinh doanh, thiết bị tiêu
dùng trong gia đình, ô tô,… hoặc có thể là bổ sung vốn kinh doanh.
- Hoạt động vay vốn này của các cá nhân và hộ gia đình liên quan nhiều
đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bởi đây là hoạt động mua
sắm tài sản hữu hình cho doanh nghiệp,…
→ Có thể nói các doanh nghiệp, cá nhân và hộ gia đình vay vốn tại ngân
hàng MHB Hà Nội chủ yếu là các món vay nhỏ. Một phần là do MHB Hà
Nội là ngân hàng còn khá trẻ trong hệ thống các ngân hàng ở Việt Nam, chỉ
mới được thành lập từ năm 2003.
1.2.1.2. Khái quát đặc các dự án vay vốn tại MHB Hà Nội:
Nhìn chung các dự án xin vay vốn tại MHB Hà Nội thường có số tiền
nhỏ, không thực sự lớn, trung bình một dự án vay vốn chỉ khoảng 3 tỷ VNĐ.
Hầu hết khách hàng là doanh nghiệp vay vốn để tăng vốn sản xuất kinh
doanh, còn với khách hàng là cá nhân thì chủ yếu họ thường vay vốn để mua
nhà đất và ô tô. Tại chi nhánh thì có ít khách hàng vay vốn nhằm thực hiện
một dự án lớn như xây dựng một nhà máy sản suất,… Do vậy, điều này ảnh
hưởng tới cách thức thẩm định phương án vay vốn tại ngân hàng.
Số lượng món vay tại chi nhánh ngày một tăng. Số liệu được thể hiện
Nguyễn Thị Tuyết Mai Lớp: Kinh tế Đầu tư 47D
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
qua bảng sau:
Bảng 1.2. Số dự án và số tiền cho vay tại MHB Hà Nội qua các năm
Năm Số dự án đã thẩm
định
Số dự án cho vay Số tiền cho vay
(VNĐ)
2006 305 286 237,731,700,603
2007 295 210 276,904,804,001
2008 402 352 512,684,186,226
hết 3/2009 122 97 185,476,583,134
Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác thẩm định tại MHB Hà Nội từ năm 2006
đến hết 3/2009
Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy rõ số lượng dự án vay vốn tại chi
nhánh ngày càng tăng qua các năm, tuy vậy có thể thấy ngân hàng rất thận
trọng khi trong khâu thẩm định, số dự án xin vay vốn so với số dự án cho vay
vẫn còn chênh lệch khá lớn, điển hình như trong 3 tháng đầu năm 2009 số dự
án xin vay vốn tăng lên 122 trong khi đó chỉ có 97 dự án được vay vốn, 3
tháng đầu năm giải ngân được trên 185 tỷ đồng, chỉ tăng so với cùng kỳ năm
2008 rất ít (hết tháng 3/2008 giải ngân được 162,293,345,653 VNĐ).
Trong đó mức vốn và tỷ trọng các loại dự án cho vay tại MHB Hà Nội
như sau:
Bảng 1.3. Mức vốn và tỷ trọng các loại dự án cho vay tại
MHB Hà Nội năm 2008
STT Loại dự án vay vốn Số tiền (VNĐ) Tỷ trọng (%)
1 Cho vay tiêu dùng, nhà đất 214,193,954,858 41,8%
2 Bổ sung vốn kinh doanh 171,236,668,213 33,4%
3 Dự án xây dựng 127,253,563,255 24,8%
4 Tổng số 512,684,186,226
Nguồn: Sao kê dư nợ năm 2008 của MHB Hà Nội
Ta thấy hoạt động cho vay của ngân hàng chủ yếu là cho vay tiêu dùng và nhà
đất, loại dự án này chiếm tỷ trọng lớn nhất, tới 41,8% tổng mức cho vay.
Trong đó có số dự án vay vốn nhằm mục đích xây dựng lớn chiếm tỷ trọng
Nguyễn Thị Tuyết Mai Lớp: Kinh tế Đầu tư 47D
16