Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Thực trạng, định hướng và giải pháp phát triển ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.57 KB, 27 trang )

Lời Mở đầu
Bước sang thế kỉ 21 xu thế quốc tế hoá ngày càng mạnh mẽ, phân
công lao động ngày càng sâu sắc, hầu hết các quốc gia đều mở cửa nền kinh tế
để tận dụng triệt để hiệu quả lợi thế so sánh của nước mình.Việt Nam đang trong
giai đoạn đầu của quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì
ngành dệt may là một ngành đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong công
cuôc xây dựng đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Bên cạnh vai trò cung cấp hàng
hoá cho thị trường trong nước, ngành dệt may hiện nay đã vươn ra các thị
trường nước ngoài, ngày càng giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam.
Với tốc độ tăng trưởng và khả năng mở rộng xuất khẩu của ngành,
Đảng và Nhà nước ta đã nhận thấy cần thúc đẩy hơn nữa xuất khẩu dệt may và
các mặt hàng khác vì đó là giải pháp tốt nhất cho nền kinh tế của nước ta. Nhà
nước đã kịp thời có những quy định nhằm tạo thuận lợi cho sản xuất hàng xuất
khẩu, cụ thể là chiến lược phát triển kinh tế theo hướng thị trường mở, chuyển
đổi cơ cấu kinh tế và đẩy mạnh công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước. Chính
nhờ những chính sách và những quy định mới đó đã đưa lại cho ngành dệt may
những động lực và định hướng phát triển mới.
Với xu hướng phát triển không ngừng của ngành dệt may Việt Nam
trong môi trường kinh tế thế giới nhiều biến động thì đây chính là một sự kiện
đáng mừng. Trước những thành quả to lớn đáng tự hào đó, tác giả đã chọn đề
tài: "Thực trạng, định hướng và giải pháp phát triển ngành dệt may xuất khẩu
Việt Nam" với mục đích phân tích thực trạng của ngành dệt may Việt Nam, xu
hướng của thị trường dệt may thế giới đánh giá những thuận lơị khó khăn của
ngành dệt may trong tình hình hiện nay từ đó đưa ra các biện pháp thích hợp để
nâng cao tính cạnh tranh của mặt hàng này.
1
II.nội dung.
Chương I
Khái quát về ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam
I. Vài nét về ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam
1.Tầm quan trọng của ngành dệt may:Dệt may Việt Nam – mũi nhọn xuất khẩu


Kinh tế đời sống xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu ăn mặc không chỉ
dừng lại ở chỗ chỉ để phục vụ cho việc bảo vệ cơ thể, sức khoẻ con người mà
còn để làm đẹp thêm cho cuộc sống .Thêm nữa,dệt may là ngành “tiên phong”
trong chiến lược xuất khẩu hàng hóa Việt Nam ra thị trường thế giới, thu về cho
đất nước một lượng ngoại tệ khá lớn.Nhiều năm qua đã cho thấy đây là ngành có
đóng góp lớn và ổn định vào mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu của cả nước.
Với những lợi thế riêng biệt như vốn đầu tư không lớn, thời gian thu hồi vốn
nhanh, thu hút nhiều lao động và có nhiều điều kiện mở rộng thị trường trong và
ngoài nước với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế khác nhau.
Trong hơn 10 năm qua ngành dệt may xuất khẩu đã trở thành một ngành
công nghiệp mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân, có những bước tiến bộ vượt
bậc trong lĩnh vực xuất khẩu với tốc độ tăng trưởng bình quân là 24,8%/năm,
vượt lên đứng ở vị trí thứ nhất trong cả nước về kim ngạch xuất khẩu, vượt cả
qua ngành dầu khí. Mặt hàng dệt may đã trở thành một trong 10 mặt hàng xuất
khẩu chủ lực của Việt Nam trong chiến lược phát triển kinh tế, góp phần thúc
đẩy nhanh tự do hoá thương mại. Hơn 10 năm qua ngành đã thu hút hơn nửa
triệu lao động trong cả nước. Mặt khác nhờ có sự tăng trưởng mạnh của xuất
khẩu nên đã đem lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, đồng thời góp phần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
2
Vị trí của ngành dệt may xuất khẩu đối với nền kinh tế quốc dân
Chỉ số Đơn vị 1995 1999 2000 2001
1.GDP Tỷ VNĐ 228,892 339,942 444,139 474,340
2.CNN Tỷ VNĐ 34,318 70,767 82,992 94,780
3.Ngành dệt may Tỷ VNĐ 3,100 7,700 9,120 10,260
4.Tỉ lệ 3/2 % 9,03 10,88 11,0 10,8
5.Tỉ lệ 3/1 % 1,4 1,9 2,1 2,1
6. Tổng giá trị XK Triệu USD 5.449 11.540 14.308 15.810
7.XK dệt may Triệu USD 850 1.747 1.892 1.962
8.Tỷ lệ 7/6 % 15,6 15,1 13,2 12,4

Nguồn: Theo thống kê của Hiệp hội VITAS, năm 2001
2.Quá trình hình thành và phát triển của ngành
a.Lịch sử hình thành dệt may ở Việt Nam
Mốc lịch sử đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của ngành dệt may là vào thế
kỉ 18 khi máy dệt ra đời ở nước Anh và từ đó sức lao động đã được thay bằng
máy móc nên năng suất dệt vải tăng chưa từng thấy trong lịch sử loài người.
ở Việt Nam,trước đây, vào thời phong kiến ngành dệt may đã hình thành
từ ươm tơ, dệt vải với hình thức đơn giản thô sơ nhưng mang đầy kĩ thuật tinh
sảo và có giá trị rất cao. Sau đó ươm tơ dệt vải đã trở thành một nghề truyền
thống của Việt Nam được truyền từ đời này qua đời khác nhờ vào những đôi bàn
tay khéo léo của người phụ nữ Việt Nam. Dù những công việc đó rất giản đơn
nhưng đã tạo ra một phong cách rất riêng cho ngành dệt may Việt Nam ta mà
không một nước nào có được.
Ngành dệt may xuất khẩu của Việt Nam bắt đầu phát triển từ những
năm 1958 ở miền Bắc và đến năm 1970 ở miền Nam, nhưng mãi tới năm 1975
khi đất nước thống nhất, ngành dệt may mới được ổn định. Nhà máy được hình
thành ở 3 miền: miền Bắc, miền Trung và miền Nam.
Lúc đầu, các nhà máy chỉ sản xuất hàng hoá để phục vụ nhu cầu trong
nước. Sản lượng sản xuất ra không nhiều vì lúc đó máy móc, thiết bị còn lạc hậu
nhập từ các nước xã hội chủ nghĩa,trình độ quản lý cũng còn rất hạn chế,không
3
đáp ứng đủ yêu cầu về chất lượng, mẫu mã mà còn nghèo nàn ít ỏi.
Thời kì từ năm 1975 đến năm 1985,xuất khẩu trong giai đoạn này chỉ
thực hiện trong khuôn khổ Hiệp định và Nghị định thư của nước ta kí kết với
khu vực Đông Âu - Liên Xô trước đây. Do đó ngành dệt may Việt Nam xuất
khẩu đi nước ngoài chủ yếu là sang thị trường Liên Xô và thị trường Đông Âu.
Đến cuối năm 1990, khi hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa bị tan rã,
nước ta rơi vào thế hoàn toàn cô lập. Nền kinh tế nước ta trở nên đình trệ, thất
nghiệp tăng, nhiều xí nghiệp bị đóng cửa, ngành dệt may cũng không thoát khỏi
tình trạng này.

Cùng thời gian đó Đảng và Nhà nước ta bắt đầu chính sách đổi mới
nền kinh tế, chuyển đổi từ kinh tế bao cấp sang cơ chế quản lý tự hạch toán kinh
doanh xã hội chủ nghĩa. Thời kì này, ngành dệt may gặp nhiều khó khăn phải đối
mặt với việc: thiếu vốn, thiếu công nghệ, đặc biệt thiếu đối tác đầu mối tiêu thụ
hàng hoá.
b.Sự phát triển
Giai đoạn 1990 - 1995 nhờ có chính sách phát triển kinh tế hàng hoá
nhiều thành phần đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành dệt may
Việt Nam. Mặc dù phát triển chậm hơn so với các nước láng giềng Châu á,
nhưng ngành đã tự đứng dậy vươn lên, phát triển một cách đầy ấn tượng. Bước
đầu năm 1993 kim ngạch xuất khẩu đạt 350 triệu USD và đến cuối năm 1997
xuất khẩu đạt 1,35 tỷ USD. Không dừng lại ở con số này, hàng dệt may xuất
khẩu đã trở thành một trong 10 mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam nằm
trong chiến lược phát triển CNH, HĐH của đất nước trong thời gian tới.
Đặc biệt ngày 23 tháng 4 năm 2001 Thủ tướng Chính Phủ đã phê
duyệt chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2010 theo QĐ số
55/2001/QĐ-TTg. Với chiến lược này ngành dệt may có nhiều cơ hội mới để
phát triển đó là: Chính phủ có nhiều chính sách đầu tư hỗ trợ, khuyến khích phát
triển hoạt động sản xuất kinh doanh như được hưởng ưu đãi về tín dụng đầu tư,
được Ngân hàng đầu tư và phát triển, các Ngân hàng thương mại quốc doanh
4
bảo lãnh hoặc cho vay tín dụng xuất khẩu, cho vay đầu tư mở rộng sản xuất kinh
doanh với lãi suất ưu đãi, được hưởng thuế thu nhập ưu đãi 25%. Hiện nay,
ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam đang từng bước đổi mới để hội nhập vào xu
thế toàn cầu hoá của cả thế giới.
5
Chương II .hoạt động sản xuất và xuất khẩu của ngành dệt may
xuất khẩu Việt Nam.
I.thực trạng về ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam.
1.Thực trạng

Việt Nam hiện có hơn 1000 nhà máy dệt may, thu hút trên 50 vạn lao
động, chiếm đến 22% tổng số lao động trong toàn ngành công nghiệp. Sản
lượng sản xuất hàng năm tăng trên 10% nhưng quy mô còn nhỏ bé, thiết bị và
công nghệ khâu kéo sợi và dệt vải lạc hậu, không cung cấp được vải cho khâu
may xuất khẩu. Những năm qua, tuy đã nhập bổ sung, thay thế 1.500 máy dệt
không thoi hiện đại để nâng cấp mặt hàng dệt trên tổng số máy hiện có là 10.500
máy, thì cũng chỉ đáp ứng khoảng 15% công suất dệt.
Hình thức tổ chức sản xuất hàng dệt may xuất khẩu
Số doanh nghiệp dệt may trong toàn quốc
Khu vực Tổng
Quốc
doanh
Tư nhân
Đầu tư nớc
ngoài
Hội viên
Vitas
1 Phía Bắc (28 tỉnh thành) 285 140 106 39 112
2 Miền Trung (7 tỉnh thành) 58 30 19 9 27
3 Miền Nam (26 tỉnh thành) 688 61 324 303 312
4 Tổng 1.031 231 449 351 451
Nguồn: Thống kê của VITAS năm 2002
Doanh nghiệp dệt may toàn quốc(theo loại hình sở hữu)
Loại hình sở hữu Tổng Dệt May Thương mại &dịch vụ
Quốc doanh 231 32 139 60
Tư nhân 449 229 65
FDI & Liên doanh 345 114 215 25
Tổng cộng 1.034 273 596 162
6
Nguồn: Theo số liệu của Hiệp hội VITAS năm 2002

Doanh nghiệp dệt may toàn quốc(theo ngành sản xuất)
Ngành sản xuất Tổng Quốc doanh Tư nhân FDI
1
Kéo sợi
99 42 17 40*
2
Dệt thoi
124 43 24 57*
3
Dêt kim
54 26 9 19
4 May mặc 659 139 299 221
5
Phụ liệu và các loại
khác
150 60 65 25
Nguồn: Theo số liệu của Hiệp hội VITAS năm 2002
Ngành dệt may xuất khẩu hiện tại sản xuất hàng hoá theo 3 phương
thức:
- Hình thức gia công xuất khẩu: Đây là hình thức phổ biến nhất hiện
nay đối với ngành dệt may xuất khẩu, 80% hàng may mặc xuất khẩu là gia công
cho các nước Nhật, EU…Thực chất đây là hình thức nhập nguyên phụ liệu,
thậm chí cả kỹ thuật của nước ngoài, thực hiện sản xuất trong nước và sau đó tái
xuất khẩu thành phẩm.
Ưu điểm là huy động được đội ngũ lao động nhàn rỗi, sử dụng được
ngành nghề truyền thống, không cần huy động vốn lớn, tiết kiệm được các chi
phí đào tạo, thiết kế mẫu, quảng cáo, tiêu thụ và tìm kiếm thị trường, không phải
chịu rủi ro về tiêu thụ sản phẩm.
Tuy nhiên, có nhược điểm lớn: Giá gia công rẻ mạt do vậy lợi nhuận
thu được từ gia công hàng cho nước ngoài là rất ít (giá gia công + chi phí quản

lý) so với sức lực bỏ ra.
- Hình thức mua nguyên liệu bán thành phẩm: Hình thức này càng
được áp dụng phổ biến trong các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Các doanh
nghiệp nhập khẩu nguyên liệu như vải, sợi, phụ liệu cho hàng may mặc từ nước
ngoài, sau đó tự tổ chức sản xuất trên cơ sở nguyên liệu nhập khẩu về. Khi hoàn
7
thành sản phẩm sẽ tìm thị trường tiêu thụ. Hàng sản xuất ra sẽ được mang nhãn
hiệu sản xuất tại Việt Nam.
Hình thức này khắc phục được một số nhược điểm chủ yếu của gia
công sản xuất như: sản phẩm đưa ra thị trường, nếu gặp thuận lợi, giá cả hàng
hoá cao sẽ thu được lợi nhuận lớn, phát huy được năng lực sáng tạo của cán bộ,
tạo được tên tuổi uy tín trên thị trường thế giới.
Nhược điểm là việc nhập khẩu nguyên, phụ liệu từ nước ngoài chi phí
rất tốn kém,giá cả của các loại nguyên phụ liệu này thường xuyên biến động
không ổn định và so với những mặt hàng cùng loại mà chúng ta có thể sản xuất
được ở trong nước thì tương đối đắt hơn .
- Hình thức sử dụng nguyên liệu sản xuất trong nước dành cho sản xuất
hàng xuất khẩu: So với 2 hình thức trên, hình thức tự cung này có ưu điểm nhiều
hơn vì tiết kiệm ngoại tệ, sử dụng nguồn nguyên phụ liệu trong nước sẽ kéo theo
rất nhiều ngành nghề khác phát triển tạo đà phát triển ngành công nghiệp đất
nước và thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên
để đạt được kết quả thì đòi hỏi có sự kết hợp của các bộ ngành và sự đoàn kết
của các doanh nghiệp trong nước.
Ba hình thức trên đều có ý nghĩa nhất định đối với ngành dệt may Việt
Nam. Gia công xuất khẩu qua nhiều giai đoạn vẫn trở thành hoạt động chủ yếu
của ngành may mặc. Hiện tại khi đất nước còn đang nghèo, các ngành sản xuất
nói chung và ngành dệt may nói riêng vẫn còn lạc hậu thì phương thức gia công
vẫn còn có ý nghĩa rất to lớn, là bàn đạp để chúng ta thực hiện mục tiêu đến năm
2010. Nếu biết kết hợp một cách nhịp nhàng khéo léo và có hiệu quả cả 3
phương thức trên thì chắc chắn trong thời gian gần ngành dệt may Việt Nam

chúng ta sẽ đạt được mục tiêu đề ra.
Ngành may tuy liên tục đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới thiết bị và dây chuyền
đồng bộ chuyên sản xuất một mặt hàng như dây chuyền may sơ mi, may quần
8
âu, quần Jean, complet, hệ thống giặt là... nhưng cũng chưa đáp ứng được yêu
cầu xuất khẩu ngày càng cao. Xuất khẩu hàng dệt may tuy đạt kim ngạch cao,
nhưng chủ yếu làm gia công, ngành dệt vẫn nhập khẩu nhiều và nguyên liệu cho
sản xuất của ngành dệt hầu như hoàn toàn nhập khẩu từ nước ngoài...
Vấn đề cần quan tâm hiện nay là khoảng 70% kim ngạch xuất khẩu hàng dệt
may vào Eu được thực hiện qua các khâu trung gian như Hồng Kông, Đài Loan,
Hàn Quốc... Vì vậy, làm sao Việt Nam có thể tiếp cận và bán hàng trực tiếp sản
phẩm dệt may, giảm bớt phụ thuộc vào các nhà đặt hàng trung gian, nâng cao
hiệu quả xuất khẩu.
Trong các mặt hàng may mặc xuất khẩu vào Eu, mới chỉ tập trung vào các mặt
hàng dễ làm như áo jacket, sơ mi... còn các mặt hàng có giá trị, đòi hỏi kỹ thuật
cao hơn như bộ complet hay các loại áo sơ mi cao cấp thì ít doanh nghiệp có thể
sản xuất được.Lại thêm việc có nhiều ý kiến lạc quan về xuất khẩu hàng dệt may
vào thị trường Mỹ sau khi có Hiệp định thương mại Việt Mỹ.
Hiệp hội Dệt May Việt Nam với vai trò trao đổi và cung cấp thông tin; tư
vấn và xúc tiến thương mại; thay mặt các hội viên khuyến nghị với Chính phủ
về những chính sách vĩ mô liên quan đến ngành đã và đang góp phần phát triển
nền công nghiệp dệt may Việt Nam trong tiến trình hội nhập.
Trong nhiều năm qua Chính phủ luôn quan tâm và hỗ trợ cho các doanh nghiệp
xuất khẩu nói chung và ngành Dệt may nói riêng thông qua các chính sách về
thuế, tín dụng, xúc tiến xuất khẩu, ưu đãi đầu tư, chính sách tỷ giá và ngoại hối...
Chính nhờ có những chính sách đó của Nhà nước mà hoạt động xuất khẩu của
nước ta trong những năm gần đây có bước phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt năm
2008, cả nước đã xuất khẩu được 63 tỷ USD, tăng 29%; trong đó ngành Dệt may
đã có đóng góp đáng kể. Ngày 10 tháng 3 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã
9

có Quyết định số 36/2008/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công
nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã có uy tín trên thị trường quốc tế, được
khách hàng trong và ngoài nước biết đến như Việt Tiến, Nhà Bè, Phương Đông,
May Sài Gòn 3, May Sài Gòn 2, Dệt Phong Phú, Dệt Thành Công, Dệt sợi Hà
Nội, May Scavi, May An Phước, May 10, May 28 sẽ có cơ hội tiếp nhận các
đơn hàng lớn.
Nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam làm ăn, góp phần
tạo nên sự tăng trưởng mạnh về kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may. Mặc dù
vậy,ngành may mặc xuất khẩu Việt Nam vẫn có khoản lép vế trước các đối thủ
cạnh tranh do nguyên phụ liệu trong nước chưa chủ động được bao nhiêu. Vải
nguyên liệu trong nước sản xuất mới đáp ứng được chưa đến 30% nhu cầu sản
xuất hàng may mặc xuất khẩu, nhiều loại phụ liệu thời trang chưa được đầu tư
sản xuất và khả năng thiết kế thời trang công nghiệp chưa được khách hàng chú
ý.
Từ thực tế này cho thấy, các doanh nghiệp nhỏ cần có sự liên kết để cùng khai
thác thiết bị các công đoạn đầu vào và hoàn tất sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Từ
đó, sẽ hình thành tam giác xuất khẩu: doanh nghiệp dệt thuê doanh nghiệp có hệ
thống mắc hồ tốt, sản xuất vải mộc xong đưa đến cơ sở nhuộm và hoàn tất để
gia công.
2.một số thị trường xuất khẩu triển vọng vào thời điểm hiện tại của việt
nam.
a.Thị trường Mỹ
thị trường Mỹ là một thị trường lớn và năng động nhất thế giới. Nhu
cầu tiêu dùng ở thị trường này là rất lớn. Với dân số hơn 280 triệu người, vào
năm 2001 người dân ở Mỹ tiêu thụ tới 272 tỷ USD cho quần áo, bình quân một
người Mỹ mua khoảng 54 bộ quần áo.
10

×