Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

Giáo án môn giáo dục công dân lớp 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (788.64 KB, 100 trang )

Ngày giảng:
Lớp 6A: .......................
Lớp 6B: .......................
Lớp 6C: .......................

Tiết 1
BÀI MỞ ĐẦU
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SGK, TÀI LIỆU
VÀ PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP BỘ MÔN

I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Qua tiết này giúp cho học sinh biết được cấu trúc nội dung chương trình môn
GDCD lớp 6.
- Biết được các phương pháp học tập môn GDCD lớp 6 hiệu quả.
2. Kỹ năng:
- Có kĩ năng sử dụng sách giáo khoa GDCD.
3. Thái độ:
- Có ý thức học tập, yêu thích bộ môn GDCD.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Tài liệu về phương pháp học tập bộ môn.
2. Học sinh: Chuẩn bị trước bài.
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức: (1’)
Lớp 6A:...............Vắng...............................................................................
Lớp 6B:...............Vắng...............................................................................
Lớp 6C:...............Vắng............................................................................
2. Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò


Nội dung

*Hoạt động 1: Hướng dẫn sử dụng
(15’)
sách giáo khoa.
- CH: Chương trình sgk GDCD lớp 6
gồm bao nhiêu bài? Được chia thành
mấy chủ đề ?
- CH: Thông tin trong SGK được thể
hiện như thế nào ?
- CH: Ngoài sử dụng sách giáo khoa
phục vụ cho bộ môn cần có những tài
liệu nào khác?
* Hoạt động 2: Tìm hiểu cách học
môn GDCD.
- CH: Theo em học giáo dục công dân
như thế nào để đạt được kết quả cao?

1. Nội dung sgk môn GDCD lớp
6:
- SGK môn GDCD 6 gồm 18 bài
- Chia thành 2 chủ đề:
+ Đạo đức.
+ Pháp luật.
- Thông tin được thể hiện bằng:
+ Kênh chữ ( Chủ yếu)
+ Kênh hình (ít)
- Tài liệu
+ Tình huống GDCD.
+ Sách pháp luật, báo, thông tin

trong thực tế…

(15 ) 2. Cần học môn GDCD như thế
nào?
- Cần chuẩn bị trước bài ở nhà
- Phải biết kết hợp khai thác kiến
thức trên cả kênh chữ và kênh
hình.


- HS: Trình bày, nhận xét, bổ sung

- GV: Nhận xét và kết luận
- GV: Giới thiệu một số tài liệu liên
quan
- HS: Sưu tầm
4. Củng cố: (10’)
- GV: Tổng hợp chủ đề theo bản đồ tư duy

- Biết liên hệ với thực tế, vận
dụng kiến thức đã học để giải
thích các tình huống xảy ra trong
thực tiễn
- Biết sử dụng tình hống để Sắm
vai…

5. Hướng dẫn học bài ở nhà: (4’)
- Hướng dẫn học sinh sưu tầm tranh ảnh tư liệu liên quan đến môn GDCD lớp 6.
- Chuẩn bị nội dung bài mới: “Tự chăm sóc rèn luyện thân thể.”


2


Ngày giảng:
Lớp 6A: .......................
Lớp 6B: .......................
Lớp 6C: .......................

Tiết 2
TỰ CHĂM SÓC, RÈN LUYỆN THÂN THỂ

I. Mục tiêu:
1. Kiến thức
- Giúp học sinh hiểu biết những biểu hiện của việc tự chăm sóc sức khoẻ, rèn luyện
thân thể.
-Ý nghĩa của việc tự chăm sóc sức khoẻ, rèn luyện thân thể.
2. Kĩ năng
- Biết cách tự chăm sóc và tự rèn luyện thân thể.
- Biết vận động mọi người cùng tham gia và hưởng ứng phong trào thể dục, thể thao
(TDTT).
3. Thái độ
- Có ý thức thường xuyên tự rèn luyện thân thể.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Bài soạn, sách giáo khoa, sách giáo viên, bảng phụ.
2. Học sinh: Sưu tầm tục ngữ, ca dao nói về sức khỏe và chăm sóc sức khỏe.
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức: (1’)
Lớp 6A:...............Vắng...............................................................................
Lớp 6B:...............Vắng...............................................................................
Lớp 6C:...............Vắng............................................................................

2. Kiểm tra:
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung
* Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện đọc
(15') 1. Truyện đọc
- HS: Đọc truyện “Mùa hè kì diệu”
“ Mùa hè kì diệu ”
- CH: Câu truyện trên kể về điều gì? có
những nhân vật nào?
- CH: Điều kì diệu nào đã đến với Minh
trong mùa hè vừa qua?
( Minh đi tập bơi và biết bơi)
- CH: Vì sao Minh có được điều kì diệu
ấy?
(Minh được thầy Quân hướng dẫn cách
tập luyện)
- CH: Trong quá trình tập bơi Minh đã
gặp những khó khăn gì? Minh đã làm thế
nào để vượt qua những khó khăn đó?
(Nước vào mũi, mồm, miệng – Minh cố
gắng kiên trì rập luyện , không bỏ qua
3


một buổi tập nào)
- CH: Theo em vì sao khi tập bơi phải có
người lớn hướng dẫn?
- CH: Cuối cùng Minh đã đạt được kết

quả gi? Việc làm này chứng tỏ điều gì?
(Minh là một tấm gương sáng về chăm
sóc sức khỏe để mọi người noi theo)

- Minh là người đã biết tự chăm
sóc và rèn luyện thân thể, sự kiên
trì vượt khó đã giúp Minh có
được một sức khỏe tốt.

- CH: Em đã học hỏi được gì ở Minh qua
nội dung câu truyên trên?
(Sự kiên trì vượt khó trong cuộc sống…)
* Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài (10') 2. Nội dung bài học
học.
a. Sức khỏe:
- CH: Sức khỏe là gì ? Cần phải làm gì
để bảo vệ sức khỏe?
( Giới thiệu nghị quyết 46 của BCH
trung ương về công tác bảo vệ, chăm sóc
và nâng cao sức khỏe nhân dân trong
- Là vốn quí của con người
tình hình mới, giải thích để hs nắm vững
- Phải biết giữ gìn vệ sinh cá
kiến thức hơn)
nhân, ăn uống điều độ, tập thể
dục…
- HS: Thảo luận nhóm về ý nghĩa của
việc tự chăm sóc sức khoẻ, rèn luyện
thân thể.
- GV: Chia 4 nhóm ( Mỗi nhóm 4- 5

HS)
+ Nhóm 1,3: Chủ đề nếu có sức khỏe tốt
( Thành công trong công việc, vui tươi
khỏe mạnh )
+ Nhóm 2,4: Chủ đề nếu sức khỏe không
tốt (Uể oải, mệt mỏi, chất lượng công
việc giảm sút….)
- HS: Thảo luận theo nhóm.
Các nhóm trình bày và nhận xét.
- GV : Nhận xét, bổ sung, kết luận.
- GV:Cho học sinh làm bài tập sau
(hs làm trên bảng phụ )
Học sinh đánh dấu X vào ý kiến đúng.
Ăn uống điều độ đủ dinh dưỡng.
Ăn uống kiên khem để giảm cân.
Ăn thức ăn có chứa các loại khoáng
chất... thì chiều cao phát triển.
Nên ăn cơm ít, ăn vặt nhiều.
4

5'

b. ý nghĩa:
- Có sức khỏe giúp học tập tốt,
lao động có hiệu quả, cuộc sống
lạc quan, vui vẻ
- Sức khỏe không tốt dễ mệt mỏi,
chất lượng công việc giảm sút, ít
hứng thú với các hoạt động xã
hội



Hằng ngày luyện tập thể dục thể thao.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh
Vệ sinh cá nhân không liên quan đến
sức khoẻ.
Hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ.
Khi mắc bệnh tích cực chữa bệnh triệt
để.
* Hoạt động 3: Luyện tập
(10') 3. Bài tập
- GV: Hướng dẫn học sinh làm bài tập a
* Bài tập a
trong sách giáo khoa.
Đáp án : ý 1, 2, 3, 5
- HS: Trình bày kết quả, nhận xét, bổ
sung.
- GV: Nhận xét, đánh giá( Cho điểm)
- GV: Hướng dẫn học sinh làm bài tập b
* Bài tập b
trong sách giáo khoa.
Không hút thuốc lá, không uống
- HS: Trình bày kết quả, nhận xét, bổ
ruợu, bia, đầu tóc gọn gàng…
sung.
- GV: Nhận xét, đánh giá( Cho điểm)
4. Củng cố: (5’)
- CH: Hãy đọc những câu tục ngữ nói về tự chăm sóc rèn luyện thân thể?
5. Hướng dẫn học ở nhà: (2’)
- Học bài, làm các bài tập còn lại. Đọc trước bài mới (Yêu cầu sưu tầm tục ngữ, ca

dao nói về siêng năng kiên trì.

Kí duyệt của tổ chuyên môn

5


Ngày giảng:
Lớp 6A: .......................
Lớp 6B: .......................
Lớp 6C: .......................

Tiết 3
SIÊNG NĂNG, KIÊN TRÌ

I. Mục tiêu:
1. Kiến thức
- Học sinh nắm được thế nào là siêng năng, kiên trì và các biểu hiện của siêng năng,
kiên trì.
- Ý nghĩa của siêng năng, kiên trì.
2. Kĩ năng
- Có khả năng tự rèn luyện đức tính siêng năng.
- Phác thảo dược kế hoạch vượt khó, kiên trì, bền bỉ trong học tập, lao động và các
hoạt động khác... để trở thành người tốt.
3. Thái độ
- Quyết tâm rèn luyện tính siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và các hoạt
động khác.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Bài tập trắc nghiệm, tên các tấm gương danh nhân, bài tập tình huống.
Bảng phụ. Phiếu học tập.

2. Học sinh: Sưu tầm ca dao, tục ngữ về siêng năng, kiên trì
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức: (1’)
Lớp 6A:...............Vắng...............................................................................
Lớp 6B:...............Vắng...............................................................................
Lớp 6C:...............Vắng...............................................................................
2. Kiểm tra : (5’)
- CH: Sức khỏe là gì? Vì sao phải rèn luyện sức khỏe? Em hãy kể một số việc làm thể
hiện việc tự chăm sóc rèn luyện thân thể của mình?
- ĐA:
+ Sức khỏe là vốn quý của con người.
+ Mỗi người cần rèn luyện để có một sức khoẻ tốt để cuộc sống được thoải mái, lạc
quan, làm việc và học tập đạt kết quả cao…..
+ Ăn uống điều độ, về sinh cá nhân sạch sẽ, thường xuyên luyện tập thể dục, thể
thao....
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung

6


* Hoạt động 1: Phân tích truyện đọc (14’) 1. Truyện đọc
- GV: Gọi hs đọc truyện.
- HS: Đọc truyện.
“ Bác Hồ tự học ngoại ngữ”
- GV: Nhận xét.
- CH: Bác Hồ của chúng ta biết mấy
thứ tiếng?

- HS: Trả lời.
- GV bổ sung thêm: Bác còn biết tiếng

- Bác học thêm vào 2 giờ nghỉ
(ban đêm)
- Bác nhờ thuỷ thủ giảng bài, viết
10 từ mới vào cánh tay, vừa làm
vừa học.
- Bác Hồ có lòng quyết tâm và sự
kiên trì.
- Đức tính siêng năng đã giúp Bác
thành công trong sự nghiệp

2. Nội dung bài học.
(11’)

a. Khái niệm siêng năng, kiên trì.

- Siêng năng là phẩm chất đạo đức
của con người. Là sự cần cù, tự
7


Đức, ý, Nhật... Khi đến nước nào Bác
cũng học tiếng nước đó.
- CH: Bác đã tự học như thế nào?
5’

giác, miệt mài, thường xuyên, đều
đặn.

- Kiên trì là sự quyết tâm làm đến
cùng dù có gặp khó khăn, gian khổ

- CH: Bác đã gặp khó khăn gì trong
học tập? Bác đã vượt qua những khó
khăn đó bằng cách nào?
(Bác không được học ở trường lớp,
Bác làm phụ bếp trên tàu, thời gian
làm việc của Bác từ 17 – 18 tiếng
đồng hồ, tuổi cao Bác vẫn học.)
- GV: Bổ sung: Bác học ngoại ngữ
trong lúc Bác vừa lao động kiếm sống
vừa tìm hiểu cuộc sống các nước, tìm
hiểu đường lối cách mạng...
* Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm,
ý nghĩa của siêng năng, kiên trì.
- CH: Em hãy kể tên những danh nhân
mà em biết nhờ có đức tính siêng
năng, kiên trì đã thành công xuất sắc
trong sự nghiệp của mình.?
- HS: Trả lời.
- GV: Nhận xét, bổ sung
( Nhà bác học Lê Quý Đôn, GS – bác
sĩ Tôn Thất Tùng, nhà nông học
Lương Đình Của, nhà bác học Niutơn,
Giáo sư Ngô bảo Châu...)
- CH: Trong lớp học sinh nào có đức
tính siêng năng, kiên trì trong học tập?
- HS: Liên hệ những học sinh có kết
quả học tập cao trong lớp.

- GV: Ngày nay có rất nhiều những
doanh nhân, thương binh, thanh
niên...thành công trong sự nghiệp của
mình nhờ đức tính siêng năng, kiên trì.
- CH: Thế nào là siêng năng, kiên trì ?

b. ý nghĩa

(9’)

- Giúp con người thành công trong
cuộc sống.
3. Bài tập
* Bài tập a.
Đáp án: 1, 2

- GV: Tổ chức cho hs hoạt động nhóm.
- GV: Chia lớp thảo luận( 4 nhóm, mỗi
nhóm 4- 5 hs), giao nhiệm vụ cho các
nhóm:
+ Nhóm 1: Biểu hiện của siêng năng
kiên trì trong học tập
+ Nhóm 2: Biểu hiện của siêng năng

* Bài tập d.
- Năng nhặt , chặt bị
- Siêng làm thì có, siêng học thì
hay
- Ăn kỹ no lâu , cày sâu lúa tốt….


8


kiên trì trong lao động
+ Nhóm 3, 4 :Biểu hiện của siêng năng
kiên trì trong các hoạt động xã hội
khác ?
- HS: Thảo luận theo nhóm, thư ký ghi
lại ý kiến thống nhất Đại diện nhóm 1,
2, 3 trình bày. Các nhóm nhận xét, bổ
sung cho nhóm kia.
- GV: Nhận xét, bổ sung, chuẩn kiến
thức theo bảng sau:
Học tập
- Đi học chuyên cần
- Chăm chỉ làm bài
- Có kế hoạch học
tập
- Tự giác học
- Không chơi la cà
- Đạt kết quả cao

Lao động
- Chăm chỉ làm việc
nhà
- Không bỏ dở công
việc
- Không ngại khó
- Miệt mài với công
việc

- Tìm tòi, sáng tạo…
- CH: Những biểu hiện trái với siêng
năng, kiên trì ?
( Lười biếng, lười nhác, ỷ lại, ngại
khó, ngại khổ…)
- CH: Siêng năng kiên trì có ý nghĩa
như thế nào ?

Hoạt động khác
- Kiên trì tập luyện TDTT
- Kiên trì phòng chống TNXH
- Bảo vệ môi trường
- Đến vùng sâu,xa, dạy chữ, xóa
đói, giảm nghèo

* Hoạt động 3: Luyện tập
- GV: Hướng dẫn hs làm bài a.
- GV: Treo bảng phụ ghi nội dung, yêu
cầu bài tập gọi hs lên bảng làm.
- HS: Thực hiện trên bảng phụ.
- HS: Nhận xét.
- GV: Nhận xét, kết luận( cho điểm)
- CH: Hãy kể một số câu ca dao, tục
ngữ nói về tính siêng năng, kiên trì mà
em biết?
- HS: Trả lời.
- GV: Nhận xét, bổ sung.
4. Củng cố: (4’)
- CH: Em sẽ làm gì để rèn luyện tính siêng năng, kiên trì?
5. Hướng dẫn học ở nhà: ( 1’)

- Làm các bài tập còn lại. Sưu tầm thêm những câu ca dao, tục ngữ nói về tính siêng
năng, kiên trì. Giải thích câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim.
- Chuẩn bị bài Tiết kiệm, sưu tầm tấm gương, ca dao tục ngữ về tiết kiệm.

9


Ngày giảng:
Lớp 6A: .......................
Lớp 6B: .......................
Lớp 6C: .......................

Tiết 4
TIẾT KIỆM

I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Hiểu được thế nào là tiết kiệm.
- Biết được những biểu hiện của tiết kiệm trong cuộc sống và ý nghĩa của tiết kiệm.
2. Kĩ năng:
- Có thể tự đánh giá mình đã có ý thức và thực hiện tiết kiệm chưa.
- Thực hiện tiết kiệm chi tiêu, thời gian, công sức của cá nhân, gia đình và xã hội.
3. Thái độ:
- Biết quý trọng người tiết kiệm, giản dị, phê phán lối sống xa hoa lãng phí
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Bài soạn, sgk, sách tình huống gdcd6.
2. Học sinh: Sưu tầm ca dao, tục ngữ nói về tiết kiệm
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức: (1’)
Lớp 6A:...............Vắng...............................................................................

Lớp 6B:...............Vắng...............................................................................
Lớp 6C:...............Vắng............................................................................
2. Kiểm tra: (5’)
- CH: Siêng năng, kiên trì có ý nghĩa gì trong cuộc sống? Giải thích câu tục ngữ: Có
công mài sắt có ngày nên kim?
- ĐA:+Siêng năng, kiên trì giúp con người có được sự thành công trong cuộc sống...
+ Nếu chúng ta cần cù, chăm chỉ, quyết tâm làm một công việc gì đó đến cùng
dù có vất vả, khó khăn đến mấy thì một lúc nào đó chúng ta sẽ thành công....
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung
* Hoạt động1: Khai thác truyện đọc
(14’) 1. Truyện đoc
- GV: Hướng dẫn hs đọc truyện bằng
hình thức phân vai.
- HS: Đọc truyện
- CH: Khi nhận giấy báo vào lớp 10
Thảo và Hà có xứng đáng để mẹ thưởng
tiền không?
(Cả 2 đều xứng đáng được Mẹ thưởng
tiền )
- CH: Thảo có suy nghĩ gì khi được mẹ
thưởng tiền?
(Không nhận vì thương mẹ, Thảo muốn
dành số tiền đó để Mẹ mua gạo).
- CH: Việc làm của Thảo thể hiện đức
tính gì?
(Tiết kiệm tiền thể hiện việc quý sức lao
10


“ Thảo và Hà”

- Thảo không những là một người
con hiếu thảo mà còn là người có
đức tính tiết kiệm.


động)
- CH: Phân tích diễn biến suy nghĩ của
Hà trước và sau khi đến nhà Thảo?
Suy nghĩ của Hà thế nào?
(Sau khi đến nhà Thảo, Hà thấy mình có
lỗi với mẹ)
- CH: Qua câu truyên trên em có suy
nghĩ gì?
(Thảo không những là một học sinh
ngoan, giỏi mà còn là một người con có
hiếu, hình ảnh của Thảo đại diện cho
các bạn nhỏ lao động chăm chỉ để phụ
giúp gia đình và có tiền ăn học , Thảo là
một tấm gương sáng về thực hành tiết
kiệm )
* Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm, (13’)
biểu hiện và ý nghĩa của sự tiết kiệm
- GV: Đưa ra 2 tình huống sau:
+ Tình huống 1: Lan xắp xếp thời gian
học tập rất khoa học, không lãng phí thời
gian vô ích, để kết quả học tập tốt.
(Việc làm tiết kiệm thời gian )

+ Tình huống 2: Anh em nhà bạn Đức
rất ngoan, mặc dù đã lớn nhưng vẫn mặc
áo quần cũ của anh trai.
(Tiết kiệm tiền của, quý trọng sức lao
động của người khá).
- CH: Em có nhận xét gì về việc làm của
Lan và Đức ở 2 tình huống trên?
(Cả Lan và Đức đều sống tiết kiệm….)
- CH: Như vậy tiết kiệm là gì? chúng ta
phải tiết kiệm những gì? Biểu hiện của
tiết kiệm trong cuộc sống?
( Tiền , thời gian, tài nguyên….)
- CH: Theo em những hình thức nào có
tác dụng bảo vệ môi trường và tài
nguyên thiên nhiên ? Vì sao?
(Giữ gìn vật dung lâu bền, tái chế, tái sử
dụng nguyên vật liệu, kết hợp giữa khai
thác và tu bổ…Vì trước hết làm giảm
lượng nước thải ra môi trường , gây ô
nhiễm môi trường, tắc nghẽn sông ngòi
…)
- CH: Tìm những biểu hiện trái với tiết
kiệm trong cuộc sống ?
11

- Hà ân hận vì việc làm của mình.
Hà càng thương mẹ hơn và hứa
sau này cũng sẽ tiết kiệm.

2. Nội dung bài học.

a. Thế nào là tiết kiệm.

- Tiết kiệm là biết sử dụng một
cách hợp lí, đúng mức của cải vật
chất, thời gian, sức lực của mình
và người khác.
- Biểu hiện tiết kiệm là quý trọng
kết quả lao động của người khác.


- CH: Tiết kiệm có ý nghĩa gì?
b. ý nghĩa :
( Mỗi người khi tiết kiệm và thực hành
Tiết kiệm là làm giàu cho bản
tiết kiệm là đã góp vào lời ích xã hội )
thân, gia đình và xã hội.
- CH: Bản thân em đã tiết kiệm chưa? ở
nhà, ở trường và ngoài xã hội em đã
thực hành tiết kiệm như thế nào?
(Chúng ta phải thực hiện tiết kiệm ở mọi
nơi mọi lúc ,vì của cải là do công sức
lao động vất vả mà có, Tài nguyên cũng
không phải là vô tận ….)
(7’) 3. Bài tập:
* Hoạt động3: Luyện tập.
- GV: Nêu yêu cầu bài tập a.
- HS: Lên bảng làm.
- HS: Nhận xét.
- GV: Nhận xét, kết luận ( cho điểm)
- GV: Học sinh làm bài tập sau trên bảng

phụ: Khoanh tròn vào thành ngữ nói về
a). Thành ngữ: 1,3,4.
tiết kiệm.
A. Ăn phải dành, có phảỉ kiệm
B. Tích tiểu thành đại
C. Năng nhặt chặt bị
D. Ăn chắc mặc bền
E. Bóc ngắn cắn dài
- HS: Điền trên bảng phụ.
- GV: Nhận xét, kết luận (Câu 1,2,3)
(cho điểm).
- GV: Nhắc nhở học sinh: Ở lứa tuổi các
em chưa làm ra của cải vật chất , cần tiết
kiệm để thể hiện sự quý trọng thành quả
lao động của cha mẹ và người khác…
4.Củng cố: (4’)
- CH: Em nghĩ như thế nào khi hiện nay có rất nhiều bạn học sinh ăn quà vặt ?
5. Hướng dẫn học ở nhà: ( 1’)
- Học bài và làm các bài tập còn lại, giảI thích câu tục ngữ: Tích tiểu thành đại
- Đọc trước bài mới: Lễ độ: Yêu cầu sưu tầm những câu tục ngữ, ca dao nói về lễ độ.
Kí duyệt của tổ chuyên môn

12


Ngày giảng:
Lớp 6A: .......................
Lớp 6B: .......................
Lớp 6C: .......................


Tiết 5
LỄ ĐỘ

I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Hiểu được thế nào là lễ độ và những biểu hiện của lễ độ.
- Ý nghĩa và sự cần của việc rèn luyện tính lễ độ.
2. Kĩ năng:
- Có thể tự đánh giá được hành vi của mình, từ đó đề ra phương hướng rèn luyện tính
lễ độ
- Rèn luyện thói quen giao tiếp có lễ độ với người trên, kiềm chế nóng nảy với bạn bè
và những người xung quanh mình.
3. Thái độ:
- Tôn trọng quy tắc ứng xử có văn hóa có lễ độ
II.Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- Những mẩu truyện về tấm gương lễ độ, bảng phụ. Tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói
về lễ độ.
2. Học sinh:
- Tấm gương về sự lễ độ trong cuộc sống
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức: ( 1’)
Lớp 6A:...............Vắng...............................................................................
Lớp 6B:...............Vắng...............................................................................
Lớp 6C:...............Vắng............................................................................
2. Kiểm tra : (4’)
- CH: Tiết kiệm là gì? Hãy kể một số câu ca dao, tục ngữ nói về tiết kiệm mà em
biết?
- ĐA: Tiết kiệm là biết sử dụng một cách đúng mức, hợp lý của cải, vật chất, thời
gian, sức lực của mình và của người khác.Một số câu thành ngữ nói về tiết kiệm:

+ Năng nhặt chặt bị
+ Góp gió thành bão
+ Của bền tại người
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung
* Hoạt động 1: Khai thác nội dung (14’) 1. Truyện đọc.
truyện đọc
- HS: Đọc truyện.
“ Em Thủy ”
- CH: Ở trong thôn Thủy được đánh giá
là một cô bé như thế nào?
( Thủy được đánh giá là một cô bé nết
na , ngoan ngoãn , hiền lành nhất làng)
- CH: Hãy kể lại những việc làm của
Thủy khi khách đến nhà?
(+ Nhanh nhẹn kéo ghế mời khách ngồi
+ Đi pha trà
13


+ Mời Bà, mời khách uống trà
+ Xin phép Bà nói truyện
+ Giới thiệu bố mẹ
+ Vui vẻ kể truyện học , hoạt động đội
+ Thủy tiễn khách và hẹn gặp lại)
- CH: Em nhận xét cách cư xử của
Thuỷ?
- GV: Nhận xét, kết luận.


- Thuỷ nhanh nhẹn, khéo léo,
lịch sự khi tiếp khách khách.
- Biết tôn trọng bà và khách.
- Làm vui lòng khách và để lại
ấn tượng tốt đẹp.
- Thuỷ thể hiện là một học sinh
ngoan, lễ độ.

- CH: Em học hỏi được gì qua câu
truyện trên?
(Thủy là một tấm gương sáng cho sự lể
độ để mọi người học tập và noi theo.)
- HS: Liên hệ bản thân.
* Hoạt động2: Tìm hiểu khái niệm, (12’) 2. Nội dung bài học
biểu hiện và ý nghĩa của sự lễ độ
trong cuộc sống
a. Khái niệm.
- GV: Đưa ra 2 tình huống trên bảng
phụ :
Tình huống 1: Mai và An học cùng lớp.
Một hôm 2 bạn gặp cô giáo dạy Văn,
Mai lễ phép chào cô còn An không chào
mà chỉ đứng nép sau lưng Mai.
Tình huống 2: Tuấn cùng Hải vui vẻ
đến trường trên một chiếc xe đạp. Bên
phải đang có một cụ già chuẩn bị sang
đường. Hai bạn dừng lại và dắt cụ qua
đường rồi tiếp tục đi học.
- Lễ độ là cách cư xử đúng mực

- CH: Qua 2 tình huống trên em có nhận
của mỗi người trong khi giao
xét gì về cách cư xử, đức tính của các
tiếp với người khác.
nhân vật?
(Mai, Tuấn, Hải có cách cư xử đúng
b. Biểu hiện
mực, lễ độ, quan tâm đến người khác...)
- CH: Dựa vào những phân tích ở trên
- Lễ độ thể hiện ở sự tôn trọng,
và thông tin SGK cho biết thế nào là lễ
hoà nhã, quý mến người khác, thể
độ? Lễ độ được biểu hiện ở những khía
hiện người có văn hoá, đạo đức.
cạnh nào?
- CH: Em hãy kể một số hành vi trái với
sự lễ độ mà em gặp trong cuộc sống
hàng ngày?
( Cãi lại bố mẹ, vô lễ với Thầy, Cô
giáo…)
- GV: Tổ chức cho hs sắm vai thi giữa
các tổ ( 4 tổ) để giải quyết bài tập b
SGK( các tổ đưa ra cách ứng xử )
14


- HS: Đại diện các tổ nhận xét, đánh giá
- GV: Nhận xét, kết luận ( cho điểm)
- GV: Nhân dân Việt Nam ta rất quý
trọng những người vừa có đạo đức vừa

ứng xử có tình có lý.Có câu :
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
- CH: Hãy giải thích câu ca dao trên?
- CH: Lễ độ có ý nghĩa gì? Là học sinh
em phải làm gì để rèn luyện tính lễ độ?
(Thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện, học
hỏi, tự điều chỉnh hành vi của mình,
tránh những hành vi vô lễ thiếu lễ
độ….)
* Hoạt động 3: Luyện tập.
- GV : Nêu yêu cầu bài tập, gọi học sinh
trả lời.
- HS : Trả lời.
- GV : Nhận xét, kết luận.
- CH : Em hiểu thế nào là : " Tiên học
lễ, hậu học văn" ?
- HS : Giải thích.
- GV : Nhận xét, bổ sung, chuẩn kiến
thức :
( Bác hồ đã từng nói : Có đức mà không
có tài là người vô dụng…Do vậy cần
học lế nghĩa trước…)

c. ý nghĩa
- Quan hệ với mọi người tốt đẹp.
- Xã hội tiến bộ văn minh.

(9’)


3.Bài tập
* Bài tập a
1, 3, 5 - có lễ độ
2, 4 , 7, 8- thiếu lễ độ.
* Bài tập c
Trước hết cần học đạo làm
người, học lễ nghĩa trước sau đó
mới học chữ....

4.Củng cố: (4’)
- GV: Đưa ra từ khóa Lễ Độ và hướng dẫn học sinh

5. Hướng dẫn học ở nhà: (1’)
- Học bài, làm bài tập b, sưu tầm những câu ca dao, tục nhữ nói về Lễ độ .
- Đọc trước bài mới: Tôn trọng kỷ luật( Yêu cầu chuẩn bị đồ dùng thảo luận nhóm)

15


Ngày giảng:
Lớp 6A: .......................
Lớp 6B: .......................
Lớp 6A: .......................

Tiết 6

TÔN TRONG KỈ LUẬT

I. Mục tiêu:
1. Kiến thức

- Học sinh hiểu thế nào là tôn trọng kỉ luật.
- Ý nghĩa và sự cần thiết của tôn trọng kỉ luật.
2. Kĩ năng
- Có khả năng rèn luyện tính kỉ luật và nhắc nhở người khác cùng thực hiện.
- Có khả năng đấu tranh chống các biểu hiện vi phạm kỉ luật.
3. Thái độ
- Có ý thức tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về ý thức kỉ luật, có
thái độ tôn trọng kỉ luật.
II.Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Những mẩu truyện về tấm gương, tôn trọng kỉ luật. Tục ngữ, ca dao,
danh ngôn nói về tôn trọng kỉ luật, bảng phụ. Một số tình huống về tôn trọng kỳ luật
trên giấy A4 cho hs sắm vai.
2. Học sinh: Những tấm gương, những câu tục ngữ ca dao nói về tôn trọng kỷ luật.
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức: (1’)
Lớp 6A:...............Vắng...............................................................................
Lớp 6B:...............Vắng...............................................................................
Lớp 6C:...............Vắng...............................................................................
2. Kiểm tra: Đan xen trong bài
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Tg
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh (13’) 1. Truyện đọc
đọc truyện và khai thác nội dung
truyện đọc.
Giữ luật lệ chung
- GV: Gọi 1 học sinh đọc truyện.
- HS: Đọc truyện.
- GV: Nhận xét.
- CH: Qua câu truyện Bác Hồ đã tôn

trọng những quy định chung như thế
nào khi vào chùa? Nêu cụ thể từng
việc làm của Bác?
- HS: Trả lời.
- GV: Nhận xét ,bổ sung, kết luận
(Bác bỏ dép trước khi vào chùa , đi
theo sự hướng dẫn của các vị sư . Bác
đến mỗi gian thờ thắp hương )
- CH: Khi tham gia giao thông trên
đường Bác thực hiện những quy định
16


chung như thế nào ?
- HS: Trả lời.
- GV: Nhận xét, kết luận.
( Qua ngã tư gặp đèn đỏ , Bác bảo
chú lái xe dừng lại . Khi đèn xanh bật
lên mới đi …)
- CH: Những việc làm và hành động
của Bác thể hiện trong nội dung câu
truyện trên em hiểu Bác là người như
thế nào ?
- HS: Trả lời.
- GV: Nhận xét, bổ sung, chuẩn kiến
thức : Mặc dù là chủ tịch nước nhưng
mọi cử chỉ của Bác...
* Hoạt động 2: Tìm hiểu, phân tích (12’)
khái niệm, biểu hiện và ý nghĩa của
tôn trọng kỉ luật.

- HS: Thảo luận nhóm
4'
- GV: Chia lớp 3 nhóm, giao nhiệm vụ
cho từng nhóm :
+ Nhóm 1-2: Trong nhà trường.
+ Nhóm 3: Trong gia đình.
+Nhóm 4 : Ngoài xã hội
HS: Thảo luận . Thư ký ghi lại kết quả.
Các nhóm tráo đổi kết quả nhận xét ,
đánh giá dựa trên đáp án chuẩn của
giáo viên.
- GV: Nhận xét, kết luận bằng bảng
phụ:

- Mặc dù là Chủ tịch nước, nhưng
mọi cử chỉ của Bác đã thể hiện sự
tôn trọng luật lệ chung đựơc đặt ra
cho tất cả mọi người. Bác là người
luôn thực hiện tốt các quy định
chung, là tấm gương sáng cho mọi
người noi theo.
2. Nội dung bài học

Trong gia đình

Trong nhà trường

Ngoài xã hội

- Ngủ dậy đúng giờ.

- Đồ đạc để ngăn nắp.
- Đi học và về nhà đúng
giờ.
- Thực hiện đúng giờ tự
học.
- Hoàn thành công việc
gia đình giao.

- Vào lớp đúng giờ.
- Làm đủ bài tập.
- Mặc đồng phục.
- Đi giày, dép quai hậu
- Không vứt rác, vẽ bẩn lên
bàn.
- Trực nhật đúng phân công.
- Có kỉ luật học tập.

- Nếp sống văn minh.
- Không hút thuốc lá.
-Giữ gìn trật tự chung.
- Đoàn kết.
- Bảo vệ môi trường.
- Bảo vệ của công.

- CH: Qua phân tích trên cho biết tôn
trọng kỷ luật là gì ? Biểu hiện của tôn
trọng kỷ luật là gì?
( Việc tôn trọng kỉ luật là tự mình
thực hiện các quy định chung.)
- CH: Hãy lấy ví dụ về hành vi không


a. Khái niệm
- Là biết tự giác chấp hành những
quy định chung của tập thể, của tổ
chức ở mọi nơi, mọi lúc.
b. Biểu hiện của tôn trọng kỉ luật là
17


tự giác thực hiện kỉ luật ở một số bạn
tự giác, chấp hành sự phân công.
trong trường, lớp em ?
- CH: Việc tôn trọng kỉ luật có ý nghĩa
c . Ý nghĩa:
gì?
- HS:Trả lời.
Nếu mọi người tôn trọng kỉ luật thì
- GV: Kết luận: Mỗi cá nhân khi
gia đình, nhà trường, xã hội có kỉ
không tự giác tôn trọng kỷ luật sẽ đem
cương, nền nếp, mang lại lợi ích
lại sự bất ổn định , kìm hãm sự phát
cho mọi người và giúp xã hội tiến
triển của xã hội…
bộ.
- GV: Giải thích khẩu hiệu : Sống và
làm việc theo pháp luật. Nhấn mạnh :
Pháp luật là những đều quy định chung
do Nhà nước đặt ra , tất cả mọi người
đèu phải thực hiện.

* Hoạt động 3: Luyện tập nâng cao (15’) 3. Luyện tập:
nhận thức và rèn luyện sự tôn trọng
kỉ luật
- CH: Có người cho rằng thực hiện nếp
- Không đồng ý. Nếu mỗi cá nhân
sống kỷ luât làm con người mất tự do.
đều tự do làm việc theo ý muốn thì
Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì
sẽ nhanh chóng tạo ra một xã hội
sao?
loạn lạc, kém phát triển. Do vậy
- HS: Trả lời.
một xã hội càng phát triển đòi hỏi
- GV: Nhận xét, kết luận.
con người phải có ý thức kỷ luật
- GV: Tổ chức cho hs thi sắm vai giữa 7' cao .
2 đội với chủ đề: Thực hiện tôn trọng
kỷ luật trong trường học ( Bài tập 8,
sách tình huống GDCD trang 61).
- HS: Sắm vai (3-4 hs) (rút ra được bài
học về tôn trọng kỷ luật )
- HS: Nhận xét.
- GV: Nhận xét, đánh giá, kết luận
( cho điểm)
4. Cũng cố: (3’)
- CH: Là học sinh em phải làm gì để rèn luyện tính kỷ luật?
5. Hướng dẫn học ở nhà: (1’)
- Học bài, làm các bài tập còn lại. Chuẩn bị trước bài Biết ơn.
- Tìm một số câu ca dao, tục ngữ nói về kỉ luật.
Kí duyệt của tổ chuyên môn


18


Ngày giảng:
Lớp 6A: .......................
Lớp 6B: .......................
Lớp 6C: .......................

Tiết 7
BIẾT ƠN

I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Học sinh hiểu thế nào là biết ơn và biểu hiện của lòng biết ơn.
- Ý nghĩa và sự cần thiết của việc rèn luyện lòng biết ơn.
2. Kĩ năng:
- Tự nguyện làm những việc thể hiện sự biết ơn đối với ông bà cha mẹ, thầy cô giáo
và mội người..
3. Thái độ:
- Đúng mức trong tự đánh giá hành vi của bản thân và người khác về lòng biết ơn.
Phê phán những hành vi vô ơn, bạc bẽo, vô lễ với mọi người.
II.Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về lòng biết ơn.
2. Học sinh: Sưu tầm những câu tục ngữ, ca dao nói về lòng biết ơn.
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức: ( 1’)
Lớp 6A:...............Vắng...............................................................................
Lớp 6B:...............Vắng...............................................................................
Lớp 6C:...............Vắng............................................................................

2. Kiểm tra: (3’)
- GV: Dành thời gian để kiểm tra bài tập của học sinh từ bài 1 đến bài 5 (5 em).
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội Dung
* Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện đọc. (10’) 1. Truyện đọc.
- HS: Đọc truyện.

Thư của một học sinh cũ

- CH: Tóm tắt lại nội dung câu truyện.
Câu truyện trên kể về vấn đề gì?
- CH: Thầy giáo Phan đã giúp chị Hồng
như thế nào?
(Rèn viết tay phải, thầy khuyên “Nét chữ
là nết người”.)
- CH: Việc làm, ý nghĩ của chị Hồng?
(Ân hận vì làm trái lời thầy. Quyết tâm
rèn viết tay phải. Luôn nhớ kỉ niệm và
lời dạy của thầy. Sau 20 năm chị tìm
được thầy và viết thư thăm hỏi thầy.)
- CH: Vì sao chị Hồng không quên thầy
giáo cũ dù đã hơn 10 năm? Ý nghĩ và
việc làm của chị Hồng nói lên đức tính
gì?
19

- Thầy giáo Phan đã dạy dỗ chị
Hồng cách đây 20 năm, chị vẫn nhớ

và trân trọng.

- Chị đã thể hiện lòng biết ơn thầy
giáo – một truyền thống đạo đức
của dân tộc ta.


(Chị Hồng rất biết ơn sự chăm sóc dạy
dỗ của thầy. Truyền thống của dân tộc
ta là sống có tình , có nghĩa , thủy chung
trước sau như một . Trong các mối quan
hệ , sự biết ơn là một trong những nét
đẹp truyền thống ấy. Chị Hồng trong
câu truyện trên là môt tấm gương tiêu
biểu về sự biết ơn trong cuộc sống ,
hành động và việc làm của chị xứng
đáng được mọi người học tập và noi
theo . )
* Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm, (18’) 2. Nội dung bài học
biểu hiện, ý nghĩa của biết ơn.
- HS: Thảo luận.(Nhóm lớn)
4’
- CH: Chúng ta cần biết ơn những ai? Vì
sao?
- HS: Thảo luận ghi vào phiếu
- Các nhóm trao đổi phiếu, nhận xét.
Các nhóm khác bổ sung.
(+ Tổ tiên , ông bà, cha mẹ (những
người sinh thành , nuôi dưỡng ta)
+ Anh hùng liệt sĩ (có công bảo vệ tổ

quốc)
+ Đảng CSVN và Bác Hồ (đem lại độc
lập tự do)
+ Những người giúp đỡ chúng ta lúc
khó khăn (Mang đến điều tốt lành cho ta
)
- CH: Em hãy lấy ví dụ về việc làm thể
a. Khái niệm
hiện lòng biết ơn của bản thân, gia đình
Lòng biết ơn là thái độ trân trọng
và xã hội?
những điều tốt đẹp mà mình được
- CH: Từ những phân tích ở trên cho biết
hưởng do có công lao của người
thế nào là biết ơn ? biểu hiện biết ơn
khác, và những việc làm đền ơn,
trong cuộc sống ?
đáp nghĩa xứng đáng với công lao
- CH: Tìm những câu tục ngữ ca dao thể
đó
hiện sự biết ơn trong cuộc sống?
(Ân trả nghĩa đền , đói cho sạch , rách
cho thơm, ân khoai nhớ kẻ cho dây mà
trồng ….)
b. Ý nghĩa:
- CH: Biết ơn có ý nghĩa như thế nào
- Lòng biết ơn là truyền thống của
trong cuộc sống ?
dân tộc ta.
- Lòng biết ơn làm đẹp mối quan hệ

giữa người với người.
- Lòng biết ơn làm đẹp nhân cách
con người.
c. Rèn luyện lòng biết ơn.
- CH: Là học sinh em sẽ làm gì để rèn
- Thăm hỏi, chăm sóc, vâng lời,
20


luyện lòng biết ơn ?

giúp đỡ cha mẹ.
- Tôn trọng người già, người có
công; tham gia hoạt động đền ơn
đáp nghĩa.
- Phê phán sự vô ơn, bạc bẽo, vô lễ
diễn ra trong cuộc sống hàng ngày

- CH: Tìm hiểu những biểu hiện trái với
lòng biết ơn trong cuộc sống. Những
việc làm vô ơn, ban ơn của một số
người trong thời đại ngày nay?
- HS : Trình bày ý kiến cá nhân
- CH:Trong xã hội ngày nay ta cần rèn
luyện lòng biết ơn như thế nào?
( Thế hệ hôm nay phải sống có ích,
phải biết ơn người sinh thành , biết ơn
bao thế hệ dựng nước và giữ nước của
dân tộc ta . Mọi người sống trong xã hội
luôn tôn trọng nhau , giúp đỡ nhau thì

xã hội sẽ là một xã hội hạnh phúc ).
(8’)
* Hoạt động 3 : Hướng dẫn luyện tập
nhằm khắc sâu kiến thức
- GV : Gọi hs đọc yêu cầu bài tập
- HS : Đọc yêu cầu
- CH : Trong nhửng việc làm đó việc
làm nào thể hiện sự biết ơn ?
- HS : Phát biểu ý kiến cá nhân
- GV : Nhận xét, kết luận ( cho điểm )

3. Bài tập.
* Bài tập a.
Việc làm của Lan, Hùng, Dũng thể
hiện sự biết ơn
* Bài tập b

- CH : Sắp đến ngày 20- 11 em sẽ làm gì
để thể hiện sự biết ơn thầy giáo , cô giáo
Cố gắng học tập đạt nhiều điểm cao
đã và đang dạy mình ?
Tu dưỡng rèn luyện đạo đức
- HS : Trả lời
Đoàn kết giúp đỡ bạn bè
- GV : Nhận xét, kết luận
………..
4. Cũng cố: ( 4’)
- CH: Em hiểu thế nào là lòng biết ơn? Mục đích của lòng biết ơn?
- CH: Lấy ví dụ về việc làm thể hiện lòng biết ơn của bản thân, gia đình và xã hội ?
5. Hướng dẫn học ở nhà (1’)

- Học thuộc nội dung bài học, làm các bài tập còn lại.
- Chuẩn bị trước bài Yêu thiên nhiên sống hòa hợp với thiên nhiên .
- Sưu tầm tranh ảnh về vấn đề môi trường thiên nhiên.

21


Ngày giảng:
Tiết 8
Lớp 6A: ......................
YÊU THIÊN NHIÊN SỐNG HÒA HỢP VỚI
Lớp 6B: .....................
THIÊN NHIÊN
Lớp 6C: .....................
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Biết thiên nhiên bao gồm những gì, hiểu được vai trò của thiên nhiên đối với
cuộcsống mỗi người và của nhân loại.
- Hiểu tác hại việc phá hoại thiên nhiên mà con người đang phải gánh chịu.
2. Kĩ năng
- Biết ngăn chặn kịp thời những hành vi vô tình hay cố ý phá hoại môi trường thiên
nhiên, xâm hại đến cảnh đẹp của thiên nhiên.
3. Thái độ
- Giữ gìn bảo vệ môi trường thiên nhiên, tôn trọng, yêu quý thiên nhiên và có nhu cầu
gần gũi với thiên nhiên.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Luật bảo vệ môi trường của nước ta, tranh ảnh, bài báo nói về vấn đề
môi trường thiên nhiên...
2. Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh nói về vấn đề môi trường thiên nhiên
III. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức: ( 1’)
Lớp 6A:...............Vắng...............................................................................
Lớp 6B:...............Vắng...............................................................................
Lớp 6C:...............Vắng............................................................................
2. Kiểm tra: (15’)
- CH: Chúng ta cần phải biết ơn những ai? Vì sao? Sắp đến ngày 20/11 em sẽ làm gì
để thể hiện sự biết ơn các thầy giáo,cô giáo ?
- ĐA: Chúng ta cần biết ơn:
+ Tổ tiên ông bà cha mẹ ( những người sinh thành , nuôi dưỡng ta)
+ Người giúp đỡ ta lúc khó khăn ( Mang đến điều tốt lành cho ta)
+ Anh Hùng liệt sĩ ( có công bảo vệ tổ quốc )
+ Đảng cộng sản Việt Nam và Bác Hồ ( đem lại độc lập tự do)
+ Các dân tộc trên thế giới ( Vật chất và tinh thần để bảo vệ và xây
dựng đất nước)
- Ý 2: Học sinh tự liên hệ.
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung

* Hoạt động 1: Khai thác truyện đọc:
(9 ) 1. Truyện đọc
- HS: Đọc truyện trong sgk
- CH: Câu truyện trên nói về vấn đề gì ?
- CH: Những tình tiết nói về cảnh đẹp của
quê hương đất nước?
(+ Đồng ruộng xanh ngắt màu xanh
+ Tia nắng vàng , mặt trời rực rỡ
+ Vùng đất xanh mướt khoai
22


Một ngày chủ nhật bổ ích


+ Tam Đảo hùng vĩ mờ trong sương
+ Mây trắng như khói )
- CH: Qua nội dung câu truyện em có suy
nghĩ gì trước vể đẹp của thiên nhiên?
(Thiên nhiên là tài sản quý giá của con
người. Con người sẽ không tồn tại nếu
không tồn tại và phát triển được nếu
không có thiên nhiên.)
* Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài (12’)
học.
- HS: Quan sát bức tranh về thiên nhiên.
- CH: Quan sát tranh em hiểu thiên nhiên
là gì?
- CH: Hãy kể một vài danh lam thắng
cảnh của đất nước mà em biết?
( Vịnh Hạ Long, Đồ Sơn , Sầm Sơn, rừng
Cúc Phương, hang Bích Động ….)
- GV: Tổ chức cho hs chơi trò chơi nhanh
tay, nhanh mắt : Tìm những hành vi , việc
làm thể hiện bảo vệ thiên nhiên và những
hành vi làm phá hoại thiên nhiên ( 2 hs )
- HS: hs1- Việc làm bảo vệ thiên nhiên
hs2- Việc làm phá hoại thiên nhiên
- GV: Nhận xét, kết luận.
Bảo vệ thiên nhiên
- Trồng cây gây rừng

- Phủ xanh đồi trọc
- Tích cực tham gia Tết trồng cây
- Không bẻ cành cây để lấy lộc
- Không hái hoa trong công viên
- Không gây ô nhiễm môi trường

- Thiên nhiên là vẻ đẹp của đất
nước. Có tác động trực tiếp đến
các hoạt động sản xuất và sinh
hoạt của con người .Mỗi người
cần phải bảo vệ thiên nhiên và
sống hòa hợp với thiên nhiên
2. Nội dung bài học.
a. Thiên nhiên là gì?
- Thiên nhiên bao gồm: nước,
không khí, sông, suối, cây xanh,
bầu trời, đồi núi...

Phá hoại thiên nhiên
- Chặt cây rừng trái phép lấy gỗ
- Đốt rừng làm nương rẫy
- Đi tắm biển
- Vứt giác bừa bãi ở khu vực tham quan
- Săn bắn chim bừa bãi.
……..

- CH: Thế nào là sống hòa hợp với thiên
nhiên? Theo em thiên nhiên có vai trò gì
đối với con người ? Con người sẽ như thế
nào nếu không có thiên nhiên?

(con người sẽ không tồn tại và phát triển
được …)
- CH: Em hãy giải thích câu nói của Chủ
tịch Hồ Chí Minh:
Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân
- CH: Con người cần làm gì để bảo vệ
thiên nhiên? Ngày nay vấn đề bảo vệ thiên
nhiên được con người thực hiện như thế
nào?
( luật bảo vệ và phát triển rừng ngày 2523

b. Thiên nhiên đối với con người.
Thiên nhiên là tài sản vô giá rất
cần thiết cho con người.

c. Ý thức của con người với thiên
nhiên:


11-2001 và luât bảo vệ môi trường ngày
25-12-2001 của quốc hội khóa X.)
- Phải bảo vệ, giữ gìn.
- CH: Là học sinh em sẽ làm gì để bảo vệ
- Tuyên truyền, nhắc nhở mọi
thiên nhiên?
người cùng thực hiện.
(Những hành vi tàn phá thiên nhiên, khai
- Sống gần gũi, hoà hợp với thiên
thác bừa bãi tài nguyên thiên nhiên là tự

nhiên.
đẩy con người vào chỗ trừng phạt . Hãy
giữ gìn và bảo vệ lá phổi xanh mà thiên
nhiên trao tặng cho chúng ta)
* Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập. (5’) 3. Bài tập
- CH: Trong những viêc làm đã nêu hành
Việc làm : 1,2,3,4
vi nào thể hiện tình yêu thiên nhiên và
cuộc sống hòa hợp với thiên nhiên ?
- HS: Phát biểu ý kiến cá nhân
- GV: Nhận xét, kết luận ( cho điểm)
4. Củng cố: (3')
- CH: Em hãy vẽ bản đồ tư duy với từ khóa: "Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên
nhiên"

5. Hướng dẫn học ở nhà: (1')
- Học bài và làm lại các bài tập.
- Ôn tập các nội dung đã học chuẩn bị Kiểm tra 1 tiết.
Kí duyệt của tổ chuyên môn

24


Ngày giảng:
Tiết 9
Lớp 6A: ......................
KIỂM TRA 1 TIẾT
Lớp 6B: .....................
Lớp 6C: .....................
I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:
- Kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức kĩ năng qua các bài đã học từ bài 1 - bài 7.
2. Kĩ năng:
- Kĩ năng làm bài kiểm tra viết theo hình trắc nghiệm khách quan kết hợp với tự luận.
3. Thái độ:
- Học sinh có thái độ nghiêm túc, tự giác khi làm bài kiểm tra.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Ma trận, đề bài, đáp án, biểu điểm.
2. Học sinh: Ôn lại toàn bộ kiến thức.
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức.
Lớp 6A:...............Vắng...............................................................................
Lớp 6B:...............Vắng...............................................................................
Lớp 6C:...............Vắng............................................................................
2. Kiểm tra:
3. Bài mới:
A. Ma trận:
Mức độ
Nhận biết
Chủ đề
TNKQ
TL
Siêng
năng, Nhận biết được hành
kiên trì
vi và biểu hiện siêng
năng, kiên trì.
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ: %


Thông hiểu
TNKQ
TL

2
0,5
5%

Vận dụng
Tổng
Cấp độ thấp C.độ cao
Hiểu được nghĩa của
câu tục ngữ.
1
2
20%

Tiết kiệm

Biết tiết kiệm và ý Sử lí được tình
nghĩa của tiết kiệm
huống về việc tiết
kiệm.
1
1
1
3
10%
30%

Phân biệt được hành vi
lễ độ và không lễ độ

Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ: %
Lễ độ
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ: %

2
0,5
5%

3
2.5
25%

2
4
40%

2
0.5
5%

Tôn trọng kỉ Nhớ được thế nào là Liên hệ được với bản
luật
tôn trọng kỉ luật

thân
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ: %

Tổng hợp
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ: %

0,5
1
10%

0,5
1
10%

1
2
20%

Nội dung mỗi chủ đề
1
1
10%

25

1

1
10%


×