Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

đặc tính lý hóa đất của mô hình luân canh lúa màu tại hai xã thới tân thới lai ô môn và vị đông vị thủy hậu giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (726.74 KB, 64 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

TRẦN HOÀI TÂM

ĐẶC TÍNH LÝ - HÓA ĐẤT CỦA MÔ HÌNH LUÂN
CANH LÚA MÀU TẠI HAI XÃ THỚI TÂN - THỚI
LAI - Ô MÔN VÀ VỊ ĐÔNG - VỊ THỦY HẬU GIANG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: KHOA HỌC ĐẤT

Cần Thơ, 2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: KHOA HỌC ĐẤT

Tên đề tài:

ĐẶC TÍNH LÝ - HÓA ĐẤT CỦA MÔ HÌNH LUÂN
CANH LÚA MÀU TẠI HAI XÃ THỚI TÂN - THỚI
LAI - Ô MÔN VÀ VỊ ĐÔNG - VỊ THỦY HẬU GIANG

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:


Ts. Tất Anh Thư

Trần Hoài Tâm

Ts. Châu Minh Khôi

MSSV: 3103916
Lớp: Khoa Học Đất Khóa 36

Cần Thơ, 2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
***

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Chấp thuận báo cáo luận văn tốt nghiệp với đề tài “Đặc tính hóa - lý đất của mô
hình luân canh lúa màu tại hai xã Thới Tân - Thới Lai - Ô Môn và Vị Đông – Vị
Thủy – Hậu Giang”.
Sinh viên thực hiện: Trần Hoài Tâm. MSSV: 3103916. Lớp Khoa Học Đất Khóa
36.
Nhận xét của Giáo viên hướng dẫn:......................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Kính trình Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp thông qua.

Cần Thơ, ngày……… tháng………năm 2013
Giáo viên hướng dẫn

Tất Anh Thư

ii

Châu Minh Khôi


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
***

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG

Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp ngành Khoa Học Đất đã chấp thuận
báo cáo luận văn tốt nghiệp với đề tài “Đặc tính hóa - lý đất của mô hình luân
canh lúa màu tại hai xã Thới Tân - Thới Lai - Ô Môn và Vị Đông – Vị Thủy –
Hậu Giang”.
Do sinh viên thực hiện: Trần Hoài Tâm. MSSV: 3103916. Lớp Khoa Học Đất
Khóa 36 báo cáo trước Hội Đồng.
Ngày………tháng………năm 2013
Luận văn tốt nghiệp đã được Hội đồng đánh giá ở mức:.......................................
Nhận xét của Hội đồng: ........................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................


Cần Thơ, ngày……… tháng………năm 2013
Chủ tịch Hội đồng

iii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
***

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

Đề tài “Đặc tính hóa - lý đất của mô hình luân canh lúa màu tại hai xã Thới Tân
- Thới Lai - Ô Môn và Vị Đông – Vị Thủy – Hậu Giang”.
Do sinh viên: Trần Hoài Tâm. MSSV: 3103916. Lớp Khoa Học Đất Khóa 36
thực hiện.
Ý kiến đánh giá của Giáo viên phản biện: ............................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................

Cần Thơ, ngày……… tháng………năm 2013
Giáo viên phản biện

iv



TÓM TẮT LỊCH SỬ CÁ NHÂN

Họ và tên: Trần Hoài Tâm
Ngày sinh: 26/06/1989
Nơi sinh: Tân Phú – Long Mỹ - Hậu Giang.
Quê quán: Tân Phú – Long Mỹ - Hậu Giang.
Họ và tên cha: Trần Văn Hỷ
Họ và tên mẹ: Khưu Thị Thanh Thúy
Quá trình học tập:
Năm 1995-2000, học tiểu học tại trường tiểu học Long Phú 4.
Năm 2000-2004, học trung học cơ sở tại trường THCS Long Phú 2.
Năm 2004-2007, học trung học phổ thông tại trường THPT Long Mỹ.
Năm 2010, trúng tuyển vào trường Đại Học Cần Thơ, chuyên ngành Khoa Học
Đất khóa 36 (2010-2014), thuộc khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng.

v


LỜI CẢM TẠ

Thành kính biết ơn Cô Tất Anh Thư và Thầy Châu Minh Khôi đã tận tình
hướng dẫn, quan tâm sâu sắc, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện luận văn
tốt nghiệp.
Cám ơn tất cả quý Thầy Cô và các anh chị trong phòng phân tích đất của
Bộ môn Khoa Học Đất đã chỉ bảo trong suốt thời gian làm việc tại phòng.
Cám ơn chương trình Clues đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành
tốt luận văn này.
Cám ơn sâu sắc đến Cha Mẹ đã là người động viên và giúp đỡ con về mọi
mặt trong suốt quá trình học tập.
Chân thành cảm ơn sự nhiệt tình và giúp đỡ của các bạn lớp Khoa Học Đất

K36 trong suốt quá trình học tập tại trường.
Luận văn này tuy đã hoàn thành nhưng không thể tránh khỏi những thiếu
sót, hạn chế. Vì vậy, rất mong sự chỉ dạy của các Thầy Cô và sự đóng gớp chân
thành của tất cả bạn bè.
Trân trọng cảm ơn và kính chào!

Cần Thơ, ngày ………tháng………năm 2013

Trần Hoài Tâm

vi


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu
khoa học của bản thân. Các số liệu và kết quả được trình bày trong luận văn tốt
nghiệp là trung thực.

Tác giả luận văn

Trần Hoài Tâm

vii


TRẦN HOÀI TÂM, 2013. “ĐẶC TÍNH HÓA - LÝ ĐẤT CỦA MÔ HÌNH
LUÂN CANH LÚA MÀU TẠI HAI XÃ THỚI TÂN – THỚI LAI - Ô MÔN
VÀ VỊ ĐÔNG – Vị THỦY – HẬU GIANG”. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành
Khoa Học Đất, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học

Cần Thơ. Giáo viên hướng dẫn: TS. TẤT ANH THƯ VÀ TS. CHÂU MINH
KHÔI.

TÓM LƯỢC
Đề tài được thực hiện nhằm mục đích khảo sát sự thay đổi một số chỉ tiêu
hóa - lý đất trên hai mô hình luân canh lúa màu tại hai xã Thới Tân - Thới Lai Ô Môn và Vị Đông – Vị Thủy – Hậu Giang. Mỗi điểm nghiên cứu, đất được thu
từ 4 hộ nông dân có mô hình canh tác 2 lúa - 1 màu. Tại Thới Tân mẫu được thu
ở 3 độ sâu 0 - 25 cm, 25 - 70 cm và 70 – 110 cm. Tại Vị Đông mẫu được thu ở 4
độ sâu 0 – 30 cm, 30 – 50 cm, 50 – 110 cm và 110 - 150 cm.
Kết quả phân tích nhận thấy:
Đất ở hai điểm nghiên cứu có thành phần cơ giới là sét, với phần trăm cấp
hạt sét rất cao (60,06 – 65,25%). Đất ít bị nét dẽ, có dung trọng dao động từ 0,70
– 1,28 g/cm3 và tỷ trọng có giá trị không khác biệt giữa các tầng theo từng vị trí
nghiên cứu, dao động từ 2,18 đến 2,61 g/cm3. Giá trị pHH2O đất dao động từ 3,5
đến 6,3 thuộc dạng thấp đến trung bình và EC trong khoãng 0,26 đến 0,79
mS/cm. Hàm lượng chất hưu cơ ở Vị Đông và Thới Tân dao động từ 1,15 đến
6,53. CEC dao động 10,5 đến 18,4 meq/100g, tại tầng mặt CEC được đánh giá là
trung bình do đó sẽ không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây trồng. Tổng
hàm lượng đạm hữu dụng tại Thới Tân (5,03 – 44,46 mg/kg) và Vị Đông (2,79 –
54,53 mg/kg). Tương tự lân dễ tiêu tại Thới Tân (5,67– 58,8 mg P/kg) và Vị
Đông (6,56 – 47,67 mg P/kg) được đánh giá ở mức cao tại tầng canh tác.

viii


MỤC LỤC

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN .............................................. ii
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG ....................................................................... iii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ................................................ iv

TÓM TẮT LỊCH SỬ CÁ NHÂN ..................................................................... v
LỜI CẢM TẠ ................................................................................................. vi
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... vii
TÓM LƯỢC.................................................................................................. viii
DANH SÁCH BẢNG ..................................................................................... xi
DANH SÁCH HÌNH ...................................................................................... xii
MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ............................................................ 2
1.1. Định nghĩa và phân loại độ phì nhiêu đất ................................................. 2
1.1.1. Khái niệm độ phì nhiêu đất (soil fertility) ......................................... 2
1.1.2. Các loại độ phì nhiêu đất .................................................................. 3
1.2. Một số chỉ tiêu đánh giá độ phì nhiêu đất ................................................ 4
1.2.1. Đặc tính lý học.................................................................................. 4
1.2.2. Đặc tính hóa học ............................................................................. 10
1.3. Sơ lược về mô hình luân canh lúa màu .................................................. 17
1.3.1. Mô hình luân canh .......................................................................... 17
1.3.2. Lợi ích của mô hình luân canh lúa – màu ........................................ 18
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............ 20
2.1. Địa điểm và phương tiện nghiên cứu ..................................................... 20
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu ....................................................................... 20
2.1.2. Thời gian thực hiện ......................................................................... 20
2.1.3. Phương tiện nghiên cứu .................................................................. 20
2.2. Phương tiện nghiên cứu ......................................................................... 21
2.2.1. Phương pháp lấy mẫu và xử lý mẫu ................................................ 21
ix


2.2.2. Phương pháp phân tích ................................................................... 22
2.3. Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................... 24
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ - THẢO LUẬN ....................................................... 25

3.1. Đặc tính vật lý ....................................................................................... 25
3.1.1. Thành phần cơ giới ......................................................................... 25
3.1.2. Dung trọng...................................................................................... 26
3.1.3. Tỷ trọng .......................................................................................... 28
3.2. Đặc tính hóa học .................................................................................... 29
3.2.1. Độ chua hiện tại pH H2O................................................................... 29
3.2.2. Độ chua tiềm tàng pHKCl ................................................................. 31
3.2.3. Độ mặn đất EC ............................................................................... 32
3.2.4. Chất hữu cơ .................................................................................... 33
3.2.5. Dung tích hấp phụ cation (CEC – cation exchange capacity) .......... 34
3.2.6. Ðộ no bazơ của đất ......................................................................... 36
3.2.7. Đạm hữu dụng ................................................................................ 37
3.2.8. Lân dễ tiêu ...................................................................................... 38
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ....................................................... 41
4.1. Kết luận ................................................................................................. 41
4.2. Kiến nghị ............................................................................................... 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 43
PHỤ CHƯƠNG ............................................................................................. 49

x


DANH SÁCH BẢNG

Bảng

Tên Bảng

Trang


1.1

Tỷ trọng của một số loại khoáng điển hình

8

1.2

Tỷ trọng của một số loại đất

9

1.3

Mức đánh giá chung khi xác định tỷ trọng của đất trồng theo
Katrimski

9

1.4

Đánh giá độ no bazơ của đất

14

3.1

Thành phần cơ giới đất tại hai điểm nghiên cứu

26


xi


DANH SÁCH HÌNH

Hình

Tên Hình

Trang

1.1

Tam giác sa cấu theo USDA

6

2.1

Một số dụng cụ dùng trong phân tích hóa lý đất

21

3.1

Đồ thị dung trọng giữa các tầng tại các vị trí nghiên cứu

27


3.2

Đồ thị tỷ trọng giữa các tầng đất tại các vị trí nghiên cứu

29

3.3

Đồ thị pHH2O giữa các tầng đất tại các vị trí nghiên cứu

30

3.4

Đồ thị pH KCl giữa các tầng đất tại các vị trí nghiên cứu

31

3.5

Đồ thị EC giữa các tầng đất tại các vị trí vị nghiên cứu

33

3.6

Đồ thị hàm lượng chất hữu cơ tại các vị trí nghiên cứu

34


3.7

Đồ thị CEC của các vị trí nghiên cứu

35

3.8

Đồ thị %BS của hai vị trí nghiên cứu

37

3.9

Đồ thị hàm lượng đạm hữu dụng tại hai vị trí nghiên cứu

38

3.10

Đồ thị hàm lượng lân dễ tiêu tại các vị trí nghiên cứu

39

xii


MỞ ĐẦU
Đất là một thực thể sống hình thành trong nhiều thiên niên kỷ và là một
trong những thành phần quan trọng nhất của môi trường. Hàng năm có khoảng 5

– 7 triệu ha đất trên hành tinh chuyển sang không sản xuất được và tốc độ này sẽ
gia tăng đến hơn 10 triệu ha trong thế kỷ 21 nếu như không có những nghiên
cứu khoa học để duy trì độ phì tự nhiên của tài nguyên đất và những hoạt động
sản xuất, quản lý đất phù hợp được áp dụng (Lê Văn Khoa, 2003).
Để có được năng suất và chất lượng cao, nhiều vùng đất đã áp dụng nhiều
biện pháp canh tác như: thâm canh tăng vụ, sử dụng giống cao sản, ngắn ngày,
sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu không hợp lý,… Với những cách quản lý đất
đai ngày này, cùng với các tiến trình tự nhiên của đất có thể làm cho đất suy
thoái về mặt lý hóa và sinh học trong đất. Khi đất bị suy thoái, sẽ mất độ màu
mở tự nhiên, quan trọng nhất là chất hữu cơ và các khoáng đa vi lượng (Lê Văn
Khoa, 1999).
Để khắc phục tình trạng này, hiện nay người ta bắt đầu chú ý đến đa dạng
hóa sinh học và cây trồng nhất là các kiểu sử dụng đất đai. Điển hình như luân
canh lúa nước với một số cây trồng cạn, để có thời gian đất được phơi khô và
phân hủy các chất hữu cơ trong đất, cũng như tạo điều kiện tốt cho các vi sinh
vật háo khí trong đất hoạt động. Bên cạnh đó, (Đỗ Thị Thanh Ren và ctv., 1999)
cho rằng luân canh cây họ đậu còn có khả năng cố định đạm gớp phần làm tăng
độ phì nhiêu đất.
Đề tài “Đặc tính lý hóa đất của mô hình luân canh lúa màu tại hai xã Thới
Tân - Thới Lai - Ô Môn và Vị Đông – Vị Thủy – Hậu Giang” thực hiện nhầm
mục đích xác định: (i) Một số yếu tố vật lý, (ii) khả năng trao đổi cation trong
đất, (iii) hàm lượng chất hữu cơ, (iv) khả năng cung cấp đạm hữu dụng, lân dễ
tiêu trong hệ thống luân canh lúa – màu. Nhầm duy trì độ phì nhiêu đất và
hướng đến một nền nông nghiệp bền vững cần phải có một chế độ canh tác phù
hợp.
1


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

1.1. Định nghĩa và phân loại độ phì nhiêu đất
1.1.1. Khái niệm độ phì nhiêu đất (soil fertility)
Độ phì nhiêu đất đai là khả năng của đất đáp ứng nhu cầu của cây trồng về
các chất dinh dưỡng với số lượng, dạng và tỷ lệ thích hợp để cho cây sinh
trưởng, phát triển và tạo ra sinh khối lớn nhất (Võ Thị Gương, 2004)
Độ phì nhiêu của đất là khả năng cung cấp cho cây về nước, thức ăn
khoáng và các yếu tố cần thiết khác (không khí, nhiệt độ...) để cho cây sinh
trưởng và phát triển bình thường (Lê Văn Khoa, 2003).
Theo Henry (1997) độ phì nhiêu của đất là khả năng cung cấp những
nguyên tố cần thiết cho cây trồng phát triển, không có mặt của các độc chất.
Đánh giá độ phì nhiêu đất là đánh giá những thiếu hụt dinh dưỡng của cây trồng,
phân tích trạng thái của cây và phân tích đất.
Theo Đỗ Ánh (2000) thuật ngữ độ phì nhiêu chỉ ra khả năng vốn có của
đất cung cấp cho cây trồng đầy đủ có tỷ lệ thích hợp. Độ phì nhiêu đất là cơ sở
của tiềm năng sản xuất và chủ yếu được quan tâm nghiên cứu vì độ phì nhiêu
đất là yếu tố quyết định năng suất cây trồng.
Bên cạnh đó, theo Vũ Hữu Yên và ctv. (1998) độ phì nhiêu của đất là khả
năng của đất đảm bảo được những điều kiện thuận lợi thích hợp cho cây trồng
đạt năng suất cao, ổn định và những quần xã sống trên đất, trong đất phát triển
hài hòa, bền vững.
Ngoài ra, theo Trần Thành Lập (1999) đất phì nhiêu là đất có khả năng
cho nhiều sản lượng cây trồng trong điều kiện canh tác tương đối thích hợp với
mức đầu tư không quá lớn và ngược lại. Như vậy độ phì nhiêu đất đai trên thực
tế đã có trước khi việc nghiên cứu đất trở thành khoa học thực thụ.
Theo Petecbuagsky (1957) độ phì nhiêu đất hiểu một cách vắn tắt là khả
năng của đất cung cấp cho cây trồng, trong quá trình sinh trưởng, một số lượng
2


nước và chất dinh dưỡng cần thiết. Đất phì nhiêu không chứa chất có hại cho

cây trồng như H2S, CH4... ở đất trũng; sắt, nhôm ở đất phèn, Clo ở đất mặn.
1.1.2. Các loại độ phì nhiêu đất
Theo Nguyễn Văn Điềm (2002) thì độ phì nhiêu đất gồm các loại sau:
1.1.2.1. Độ phì tự nhiên
Là độ phì được tạo ra trong quá trình hình thành đất do tác động của các
yếu tố tự nhiên, hoàn toàn không có sự tham gia của con người. Độ phì nhiêu
này phụ thuộc vào thành phần, tính chất của đá mẹ và các yếu tố tham gia vào
quá trình hình thành đất; ngoài ra còn phụ thuộc vào những quá trình lý hóa học,
sinh học xẩy ra trong đất. Độ phì tự nhiên là tính chất đặc trưng tự nhiên của bất
kỳ một loại đất nào. Độ phì tự nhiên gồm 2 loại:
 Độ phì tiềm tàng: Là một phần của độ phì tự nhiên mà cây trồng tạm
thời chưa sử dụng được để sinh trưởng phát triển và tạo ra năng suất.
 Độ phì hiệu lực (hữu hiệu): Là một phần của độ phì tự nhiên đã biến
thành hiện thực cung cấp nước, thức ăn và những điều kiện sống khác cho cây
trồng tạo ra năng suất và được đánh giá bằng năng suất cây trồng. Độ phì hiệu
lực cao hay thấp phụ thuộc vào hàm lượng các chất dinh dưỡng dễ tiêu của đất
đối với cây. Ở đất trồng trọt, độ phì nhiêu hiệu lực phụ thuộc rất lớn vào kỹ
thuật canh tác, trình độ phát triển khoa học kỹ thuật và chế độ xã hội,... là tổng
biểu hiện của độ phì tự nhiên và độ phì nhân tạo.
1.1.2.2. Độ phì nhân tạo
Là độ phì được hình thành do canh tác, bón phân, cải tạo đất, áp dụng kỹ
thuật nông nghiệp, luân canh, xen canh,... của con người. Độ phì nhân tạo cao
hay thấp còn phụ thuộc vào lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, trình độ khoa
học kỹ thuật và chế độ chính trị xã hội.
Trong thực tế trên cùng một mảnh đất khó có thể phân biệt đâu là độ phì
tự nhiên và đâu là độ phì nhân tạo, mà có thể nói thời gian canh tác đất càng lâu,
3


kỹ thuật canh tác càng hoàn thiện thì tính chất ban đầu của độ phì tự nhiên càng

giảm và tính chất độ phì nhân tạo tăng lên.
1.1.2.3. Độ phì kinh tế
Nếu độ phì tự nhiên và độ phì nhân tạo được đánh giá bằng năng suất cây
trồng, thì độ phì kinh tế được đánh giá bằng năng suất lao động, bằng hiệu quả
kinh tế cao hay thấp khi canh tác trên mảnh đất ấy.
Độ phì kinh tế phụ thuộc vào điều kiên tự nhiên và xã hội nhất định, phụ
thuộc vào trình độ quản lý kinh tế, mức độ phát triển của lực lượng sản xuất, của
khoa học kỹ thuật và quan hệ sản xuất xã hội.
1.2. Một số chỉ tiêu đánh giá độ phì nhiêu đất
1.2.1. Đặc tính lý học
 Thành phần cơ giới đất
Theo Lê Thanh Bồn (2009), quá trình phong hóa đá đã tạo ra những hạt có
kích thước lớn nhỏ khác nhau, gọi là các phần tử cơ giới đất. Các phần tử cơ
giới đất là những hạt độc lập riêng rẽ. Trong đất các phần tử cơ giới chủ yếu là
các hạt vô cơ.
Tỷ lệ các cấp hạt giữa các phần tử cơ giới có kích thước khác nhau trong
đất được biểu thị theo phần trăm trọng lượng được gọi là thành phần cơ giới
(Nguyễn Thế Đặng và ctv., 1999).
Thành phần cơ giới còn được hiểu là tỷ lệ giữa các cấp hạt cát, thịt, sét
trong đất (Henry và ctv., 1990).
Thành phần cơ giới của đất là hàm lượng phần trăm của những nguyên tố
cơ học có kích thước khác nhau khi đoàn lạp đất ở trong trạng thái bị phá huỷ
(Trần Kông Tấu, 2006).
Các hạt có kích thước khác nhau trong thể rắn của đất gọi là phần tử cơ
giới. Các phần tử cơ giới hình thành chủ yếu do quá trình phong hoá đá mà ra.

4


Tỷ lệ phần trăm các cấp hạt có kích thước khác nhau trong đất gọi là thành phần

cơ giới (Dương Minh Viễn, 2004).
Theo Nguyễn Đăng Nghĩa và ctv. (2005) đất là vật thể bao gồm các kích
thước hạt có kích thước khác nhau. Chính các cấp hạt này gọi là thành phần cơ
giới. Tuỳ theo tỷ lệ các cấp hạt mà đất có tính chất khác nhau. Ba cấp hạt: cát
(Sand), thịt (Silt), sét (Clay) sẽ tạo nên kết cấu của đất. Tỷ lệ các cấp hạt khác
nhau dẫn đến sự khác nhau về đặc điểm tính chất như: tỷ trọng, dung trọng, khả
năng giữ nước, tính bền của đất... Thành phần cơ giới là chỉ tiêu quan trọng nhất
để đánh giá độ phì của đất (Nguyễn Đăng Nghĩa và ctv., 2005). Đất Đồng bằng
sông Cửu Long đa số là đất phù sa màu mỡ, có thành phần cơ giới nặng nên khả
năng giữ nước và hấp phụ chất dinh dưỡng tốt chính vì thế phục vụ rất tốt cho
việc sản xuất nông nghiệp.
Thành phần cơ giới đất là một chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng đến đặc tính
của đất như sự thấm nước, sự kiềm giữ nước, sự phát triển của rễ cây. Trong
nông nghiệp, thành phần cơ giới có ý nghĩa rất quan trọng trong nghiên cứu phát
sinh đất, loại đất và các quá trình thổ nhưỡng của đất. Nhiều tính chất hoá học,
vật lý như khả năng giữ ẩm, khả năng giữ nhiệt và động thái nhiệt, chế độ khí và
động thái khí, CEC và khả năng điều tiết chất dinh dưỡng...đều liên quan đến
thành phần cơ giới (Viện thổ nhưỡng nông hóa, 1998).

5


Hình 1.1: Tam giác sa cấu theo USDA
(Nguồn: Soil information for enviromental modeling and ecosystem management)

 Dung trọng
Dung trọng đất là khối lượng (g) của một đơn vị thể tích đất (cm3) ở trạng
thái tự nhiên (có khe hở) sau khi sấy khô kiệt.
Như vậy dung trọng của đất thường nhỏ hơn so với tỷ trọng vì thể tích đất
khô kiệt được xác định ở đây bao gồm cả các hạt đất rắn và các khe hở tự nhiên

trong đất.
Dung trọng của đất phụ thuộc vào 3 yếu tố như: tỷ trọng, kết cấu và độ xốp
của đất. Các loại đất tơi xốp thường có dung trọng nhỏ và ngược lại những đất bí
chặt, kém tơi xốp thì dung trọng lớn. Các tầng đất càng xuống sâu thì dung trọng
tăng dần.
Dung trọng của đất được sử dụng trong việc tính độ xốp của đất, xác định
trữ lượng các chất dinh dưỡng, lượng vôi cần bón cho đất hay trữ lượng nước có
trong đất… ( Trần Văn Chính, 2006).
Dung trọng của đất phụ thuộc vào cấp hạt cơ giới, độ chặt và kết cấu của
đất. Các loại đất tơi xốp, giàu chất hữu cơ và mùn thường có dung trọng nhỏ và
6


ngược lại những loại đất chặt, bí, kém tơi xốp và nghèo chất hữu cơ thường có
dung trọng lớn. Trong phẫu diện đất của phần lớn các loại đất, dung trọng có
chiều hướng tăng dần khi xuống tầng đất dưới sâu, vì càng xuống sâu hàm lượng
mùn của đất càng giảm, mặt khác do quá trình tích tụ sét và các vật liệu mịn bị
rửa trôi từ trên xuống lấp đầy các khe hở và bị nén đã làm cho đất bị chặt hơn
các tầng trên (Trần Văn Chính, 2006).
Nghiên cứu dung trọng đất cho phép ta sơ bộ đánh giá được chất lượng của
đất, đặt biệt là đất cho cây trồng cạn. Các loại đất có dung trọng thấp thường là
những loại đất có kết cấu tốt, hàm lượng mùn cao (Nguyễn Thế Đặng, 1999).
Dung trọng và tỷ trọng có thể dùng để đánh giá, ước lượng sự nén dẽ của
một loại đất nào đó. Giá trị dung trọng bình quân của đất thịt có tầng canh tác
biến động trong khoảng 1,1 – 1,4 g/cm3. Để cho sự phát triển của cây trồng tốt
hơn, dung trọng nên giới hạn trong các giá trị sau: đất sét nên nhỏ hơn 1,4 g/cm3
và với đất cát nên nhỏ hơn 1,6 g/cm3 (Lê Văn Khoa, 2000). Đất phù sa có dung
trọng trong khoảng 0,79 – 1,40 g/cm3. Nếu dung trọng lớn hơn 1,2 g/cm3 thì việc
canh tác rất khó khăn, năng suất cây trồng thường thấp do đất quá nhiều sét, ít
hữu cơ, làm ngăn cản sự phát triển của bộ rể. Đất có dung trọng thích hợp nhất

cho cây là 1,0 – 1,1 g/cm 3 (Trần Thành Lập, 1999).
 Tỷ trọng
Tỷ trọng của đất là tỉ số giữa trọng lượng thể rắn đất (đất không có các
khoảng hổng) của một thể tích nhất định với dung trọng nước cùng một thể tích.
Hay tỉ trọng là trọng lượng đất tính bằng gam của một đơn vị thể tích đất (cm3),
đất ở trạng thái khô kiệt và xếp sít vào nhau (Lê Văn Khoa, 2000).
Theo Nguyễn Thế Đặng (1999) đất được hình thành trên các loại đá mẹ có
thành phần khoáng khác nhau, có tỷ trọng khác nhau. Các loại đất khác nhau có
tỷ trọng rất khác nhau (Bảng 1.1).

7


Bảng 1.1: Tỷ trọng của một số loại khoáng điển hình

Tỷ trọng
Loại khoáng
(g/cm3)
Thạch anh

2,65

Phenpat

2,54 – 2,57

Micaden

2,70 – 3,10


Ogit

2,9 – 3,4

Limonit

3,5 – 3,95

Kaolinit

2,6 – 2,65

Monmorilonit 2,0 – 2,2
Mica trắng

2,76 – 3,0

Tỷ trọng đất lớn hay nhỏ còn phụ thuộc rất nhiều vào hàm lượng chất hữu
cơ trong đất. Bởi vì tỷ trọng của chất hữu cơ rất nhỏ chỉ khoảng 1,2 – 1,4 g/cm3
cho nên các loại đất giàu mùn có tỷ trọng nhỏ hơn đất nghèo mùn. Vì thế tỷ
trọng của lớp đất mặt nhỏ hơn tỷ trọng của các lớp đất dưới (Nguyễn Thế Đặng,
1999).
Theo Trần Văn Chính (2006) các loại đất có thành phần cơ giới khác nhau
có tỷ trọng khác nhau (Bảng 1.2).

8


Bảng 1.2: Tỷ trọng của một số loại đất


Tỷ trọng
Loại đất

(g/cm3)

Đất cát

2,65

Đất cát pha

2,70

Đất thịt

2,70

Đất sét

2,74

Thông qua tỷ trọng đất người ta cũng có thể đưa ra được những nhận xét
sơ bộ về hàm lượng chất hữu cơ, hàm lượng sét hay tỷ lệ sắt, nhôm của một loại
đất cụ thể nào đó (Trần Văn Chính, 2006) (Bảng 1.3).
Bảng 1.3: Mức đánh giá chung khi xác định tỷ trọng của đất trồng theo Katrimski

Tỷ trọng
Loại đất

(g/cm3)


Đất có lượng mùn cao

< 2, 5

Đất có lượng mùn trung bình
Đất giàu sắt Fe2O3

2,5 - 2,66
> 2,7

9


1.2.2. Đặc tính hóa học
 Độ chua hiện tại(pHH20)
Độ chua hiện tại là độ chua tạo nên bởi ion H+ tự do trong dung dịch đất.
Độ chua hiện tại chịu ảnh hưởng của các yếu tố sau:
- Mức độ phân ly thành ion của các chất axit và bazơ có trong đất.
Cùng một lượng axit nhưng axit vô cơ phân ly thành ion nhiều hơn axit hữu cơ,
nên pHH2O của dung dịch đất chứa nhiều axit vô cơ thấp hơn. Đối với bazơ cũng
vậy, bazơ nào phân ly mạnh sẽ cho nhiều ion OH - thì làm giảm độ chua hoạt
tính tức là tăng pHH2O.
- Nếu đã có một độ chua tiềm tàng mà bón nhiều phân vô cơ thì sẽ xảy
ra sự trao đổi cation làm đẩy H+ và Al3+ vào dung dịch, làm cho độ chua hoạt
tính tăng lên.
Vì độ chua này gây ảnh hưởng trực tiếp cho cây và vi sinh vật, nên mỗi
loại cây và vi sinh vật chỉ thích hợp sống ở một khoảng pHH2O nhất định. Vì thế
người ta căn cứ vào pHH2O để bố trí cây trồng cho phù hợp với từng loại đất cụ
thể.

 Độ chua tiềm tàng (pHKCl)
Độ chua tiềm tàng là độ chua biểu hiện nồng độ ion H+ và nồng độ
ion Al3+ bị hấp phụ trên bề mặt keo đất, bình thường thì chưa gây chua, nhưng vì
một lý do nào đó chúng bị đẩy ra khỏi keo đất đi vào dung dịch, lúc đó gây ra
một độ chua.
Độ chua tiềm tàng được tính bằng ion H+ tự do và hấp thu trên bề mặt
keo đất. Thông thường độ chua này lớn hơn độ chua hiện tại và biểu thị khả
năng gây chua tiềm tàng của đất (Ngô Ngọc Hưng và ctv., 2004).
Người ta dùng các loại muối khác nhau tác động vào đất thì sẽ đẩy
được các ion H+ và Al3+ ra khỏi keo đất một lượng khác nhau. Cùng một muối
mà thời gian tác động khác nhau cũng đẩy được một lượng khác nhau.
10


 Ảnh hưởng của pH đến cây trồng
Theo Ngô Ngọc Hưng và ctv. (2004), pH đất là chỉ tiêu đánh giá đất quan
trọng, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của cây trồng, vi sinh vật đất,
vận tốc phản ứng hóa học và sinh hóa trong đất. Độ hữu dụng của dưỡng chất
trong đất, hiệu quả của phân bón cũng phụ thuộc rất nhiều vào độ chua của đất.
pH đất ảnh hưởng đến độ hữu dụng của dinh dưỡng cây trồng, độc chất
trong đất, đến hoạt động của vi sinh vật đất (Tất Anh Thư, 2006). Theo Trần
Thành Lập (1999) đất Đồng bằng sông Cửu Long thường có pH thấp, đất phù sa
không phèn thường có pH = 4,0 - 5,5. Đất có pH thấp nhất là đất phèn, trên đất
phèn nặng pH có thể <3,0, ở trị số pH này cây chịu phèn mới sống nổi. Đất bị
nhiễm mặn thường có pH từ 7 trở lên. Một lọai đất rất acid có pH thấp, đất này
thiếu Ca và Mg trao đổi, các chất Al, Fe, Mn và Bo hòa tan rất nhiều, chất Mo ít
hòa tan, độ hữu dụng của N và P rất thấp. Một loại đất kiềm có pH cao đất này
nhiều Ca, Mg và Mo, có ít Al, độ hữu dụng đạm cao (Trần Thành Lập, 1999).
Trên đất mặn pH từ 6,0-7,5 và tỷ lệ với độ mặn (Nguyễn Văn Luật, 2003). Nếu
đất có pH quá cao, đất sẽ thiếu Fe, Mn, Cu, Zn và nhất là thiếu P và Bo. Ngoài

ra vi khuẩn hoạt động tích cực ở các pH trung bình sẽ hoạt động kém. Tổng quát
mà nói thì đất có pH = 6 - 7 là tốt nhất vì ở mức pH này có sự hữu dụng tối đa
của chất dinh dưỡng (Ngô Ngọc Hưng và ctv., 2004). Theo H.Eswaran (1985),
đất lúa nước thường có pH trong khoảng 4,5 và 6. pH tốt nhất cho cây lúa phát
triển là pH=5,5 -7,5. Đất có pH thấp hơn 5,2 hay lớn hơn 8,2 đều ảnh hưởng đến
sự phát triển của cây lúa.
 Độ dẫn điện dung dịch đất (EC)
EC (Electric Conductivity) là một đại lượng để đo độ dẫn điện, biểu thị
trực tiếp hoặc gián tiếp nồng độ muối hòa tan. Đất mặn có nồng độ muối cao sẽ
biểu thị giá trị EC cao. Một loại đất được xem là mặn nếu EC của dịch trích bảo
hòa lớn hơn 4 mS cm-1 ở 250C. Các ion chính của các muối hòa tan là Na, Ca,
Mg; các anion là SO4 và Cl. Trong đó muối NaCl chiếm ưu thế. Một lượng nhỏ
khác như K, HCO3, CO3, và NO3 cũng có thể hiện diện (Ngô Ngọc Hưng, 2009).
11


Không chỉ có đất mặn mới có lượng muối hoà tan cao, mà trong đất phèn
sự tác động của acid vào khoáng sét, nồng độ muối có thể cao và gây độc cho
cây (Đỗ Thị Thanh Ren, 1999). Theo H. Eswaran (1985) cây lúa rất nhạy cảm
với độ mặn, cây lúa sẽ không phát triển được nếu trên đất lúa nước có EC > 6
mmhos/cm. EC = 4 – 6 mmhos/cm thì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây
lúa, nếu EC < 2 mmhos/cm thì cây lúa phát triển bình thường.
Theo Abrol et al (1998) nồng độ muối cao trong đất là nguyên nhân gây
ảnh hưởng xấu đến cây trồng. Ảnh hưởng rỏ nhất là nước kém hữu dụng ở vùng
rễ. Điều này do áp suất thẩm thấu của dung dịch đất gia tăng khi nồng độ muối
gia tăng. Ngoài ra, nồng độ đậm đặc của những ion muối có thể gây độc đối với
cây trồng hoặc có thể ngăn cản sự hấp thụ của những dưỡng chất cần thiết khác
đối với cây. Khi nồng độ muối gia tăng, sự sinh trưởng của cây trồng giảm cho
đến khi cây trồng vàng và chết. Mỗi loại cây trồng khác nhau về khả năng chịu
mặn trong đất. Mức độ chịu mặn của cây được đánh giá dựa trên năng suất giảm

khi so sánh với năng suất ở đất không mặn.
Độ mặn trong đất làm cản trở quá trình hút nước và dinh dưỡng của cây
trồng, giảm lượng nước hữu dụng trong đất, phá huỷ cấu trúc của đất (Tất Anh
Thư, 2006).
 Chất hữu cơ trong đất
Chất hữu cơ là phần quý nhất của đất, nó không chỉ là kho dinh dưỡng cho
cây trồng mà còn có thể điều tiết nhiều tính chất đất theo hướng tốt, ảnh hưởng
lớn đến việc làm đất và sức sản xuất của đất.
Chất hữu cơ góp phần cải thiện các tính chất lý, hoá và sinh học đất và
cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cây trồng (Prihar et al, 1985).
Theo Thái Công Tụng (1971) sự ảnh hưởng của chất hữu cơ đến tính chất
đất đai.
- Ảnh hưởng của màu sắc đất đai: nâu đến đen.

12


×