Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

ảnh hưởng của phân xỉ thép đến sinh trưởng và năng suất cây đậu xanh vigna radiata (l) r. wilczek ở hai vụ đông xuân và hè thu tại mỹ khánh, tp long xuyên tỉnh an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.88 MB, 102 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƢỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG
------

NGUYỄN THANH CƢỜNG
Luận văn tốt nghiệp Đại học
Chuyên ngành Khoa học Môi Trƣờng

ẢNH HƢỞNG CỦA PHÂN XỈ THÉP ĐẾN SINH TRƢỞNG VÀ NĂNG
SUẤT CÂY ĐẬU XANH VIGNA RADIATA (L) R. WILCZEK
Ở HAI VỤ ĐÔNG XUÂN VÀ HÈ THU
TẠI MỸ KHÁNH, TP LONG XUYÊN
TỈNH AN GIANG

Cán bộ hƣớng dẫn: Ngô Thụy Diễm Trang

Cần Thơ, 2013


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƢỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG
------

NGUYỄN THANH CƢỜNG
Luận văn tốt nghiệp Đại học
Chuyên ngành Khoa học Môi Trƣờng

ẢNH HƢỞNG CỦA PHÂN XỈ THÉP ĐẾN SINH TRƢỞNG VÀ NĂNG
SUẤT CÂY ĐẬU XANH VIGNA RADIATA (L) R. WILCZEK


Ở HAI VỤ ĐÔNG XUÂN VÀ HÈ THU
TẠI MỸ KHÁNH, TP LONG XUYÊN
TỈNH AN GIANG

Cán bộ hƣớng dẫn: Ngô Thụy Diễm Trang

Cần Thơ, 2013


PHÊ DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG
Luận văn kèm theo đây, với tự đề là “Ảnh hưởng của phân bón xỉ thép đến sinh
trưởng và năng suất đậu xanh Vigna radiata (L) R. Wilczek ở hai vụ Đông Xuân
và Hè Thu tại Mỹ Khánh, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang”, được thực hiện và báo
cáo bởi sinh viên Nguyễn Thanh Cường, lớp Khoa học môi trường khóa 36 đã được
thông qua trước hội đồng.

Cán bộ phản biện

Cán bộ phản biện

PGS.TS. Nguyễn Hữu Chiếm

PGS.TS. Bùi Thị Nga

Cán bộ hướng dẫn

TS. Ngô Thụy Diễm Trang

i



LỜI CẢM TẠ
Em xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Cần Thơ và dự án Sumitomo (dự
án hợp tác giữa công ty phân bón Sumitomo – Nhật và Trường Đại học Cần Thơ) đã
hỗ trợ kinh phí để thực hiện nghiên cứu này. Em cũng xin được gửi lời cảm ơn đến
quý Thầy Cô Bộ môn Khoa học môi trường, phòng thí nghiệm độc học - Khoa Môi
Trường và Tài Nguyên Thiên Nhiên, quý Thầy Cô Bộ môn Di truyền giống nông
nghiệp, phòng thí nghiệm Di truyền giống nông nghiệp - Khoa Nông Nghiệp và
Sinh Học Ứng Dụng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình làm
luận văn.
Em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến cô Ngô Thụy Diễm Trang, thầy
Nguyễn Châu Thanh Tùng, đã tận tình hướng dẫn, động viên và cung cấp nhiều kiến
thức quý báo để em hoàn thành tốt luận văn này.
Em cũng xin được gửi lời cảm ơn đến gia đình cô Đào Thị Nốt (xã Mỹ Khánh,
TP Long Xuyên, An Giang) đã hỗ trợ và giúp đỡ em rất nhiều trong thời gian làm
việc ngoài hiện trường.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các bạn chung dự án Sumitomo:
Trần Văn Chiến, Nguyễn Văn Tèo, Nguyễn Minh Thiện, Lê Quốc Vinh, Trần
Thế Việt đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành biết ơn ông bà, cha mẹ và những người thân trong gia đình đã
luôn chia sẻ, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành chương
trình đại học.
Trân trọng!

Cần Thơ, ngày 19 tháng 11 năm 2013
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thanh Cường

ii



TÓM TẮT
Đề tài “Ảnh hưởng của phân bón xỉ thép đến sinh trưởng và năng suất đậu
xanh Vigna radiata (L) R. Wilczek ở hai vụ Đông Xuân và Hè Thu tại Mỹ Khánh,
TP Long Xuyên, tỉnh An Giang” được thực hiện nhằm mục đích đánh giá ảnh hưởng
của loại phân này đến các đặc tính nông học, năng suất và các yếu tố cấu thành năng
suất của cây đậu xanh. Làm cơ sở cho những nhận định về tính khả thi cũng như
hiệu quả của loại phân bón này. Thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu
nhiên, với 5 nghiệm thức và 4 lần lặp lại bao gồm: NT1 bón theo kinh nghiệm nông
dân, NT2 và NT3 bón NPK + phân xỉ thép, NT4 là nghiệm thức đối chứng chỉ bón
NPK, NT5 bón NPK + vôi. Mỗi lô có diện tích 30 m2 và chọn ra mỗi nghiệm thức
một ô ngẫu nhiên có diện tích 1m2 để tiến hành đo đạc, theo dõi các chỉ tiêu nông
học và thu mẫu năng suất.
Kết quả thí nghiệm cho thấy hầu hết các chỉ tiêu nông học thì không khác nhau
giữa nghiệm thức bón phân xỉ thép với nghiệm thức đối chứng trong cùng một vụ
(ngoại trừ chỉ tiêu chiều cao cây ở vụ Hè Thu). Các chỉ tiêu năng suất tương đồng
nhau giữa năm nghiệm thức (ngoại trừ chỉ tiêu số hạt trên trái ở vụ Đông Xuân).
Trong cùng một nghiệm thức đối với các chỉ tiêu như: chiều cao cây, chiều dài
trái, tổng số trái đậu, số hạt trên trái có xu hướng tăng ở vụ Hè Thu so với vụ Đông
Xuân, ngược lại tổng số nhánh, số nhánh mang trái, trọng lượng 100 hạt, năng suất lí
thuyết và năng suất thực tế lại có chiều hướng giảm. Còn lại các chỉ tiêu chiều dài
trái, mật độ cây, số hạt trên trái thì giữ được sự ổn định.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài việc bón bổ sung phân xỉ thép chưa mang
lại ảnh hưởng tích cực cho việc cải thiện các chỉ tiêu nông học cũng như năng suất
câu đậu xanh.
Từ khóa: chỉ tiêu nông học, năng suất, đậu xanh (Vigna radiata (L.) R. Wilczek), phân xỉ
thép, N, P, K.

iii



MỤC LỤC
PHÊ DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG ............................................................................................... i
LỜI CẢM TẠ ............................................................................................................................ ii
TÓM TẮT ................................................................................................................................. iii
MỤC LỤC................................................................................................................................. iv
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... vii
DANH SÁCH HÌNH .............................................................................................................. viii
DANH SÁCH BẢNG ............................................................................................................... ix
CHƢƠNG 1
MỞ ĐẦU .................................................................................................................................... 1

1.1 Đặt vấn đề .................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................2
1.2.1 Mục tiêu tổng quát ..................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể .......................................................................................2
1.2.3 Nội dung nghiên cứu ...............................................................................2
CHƢƠNG 2
LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU......................................................................................................... 3

2.1 Sơ lược về địa điểm nghiên cứu ..................................................................3
2.2 Sơ lược về cây đậu xanh .............................................................................4
2.2.1 Nguồn gốc ..............................................................................................4
2.2.2 Đặc tính thực vật cây đậu xanh ................................................................4
2.2.3 Nhu cầu sinh thái của cây đậu xanh ..........................................................6
iv


2.3 Lợi nhuận thu được từ cây đậu xanh ...........................................................8

2.4 Các loại phân bón sử dụng cho thí nghiệm và đặc điểm của chúng đối với
sinh trưởng và năng suất cây đậu xanh .............................................................8
2.4.1 Thành phần các nguyên tố đa lượng có trong phân vô cơ...........................8
2.4.2 Phân trung lượng và vi lượng - thành phần các nguyên tố trung lượng và
vi lượng có trong phân xỉ thép ........................................................................ 12
2.5 Liều lượng phân bón và kĩ thuật trồng đậu xanh ........................................ 16
2.5.1 Liều lượng phân bón.............................................................................. 16
2.5.2 Thời vụ gieo trồng................................................................................. 17
2.5.3 Chuẩn bị đất và gieo hạt ........................................................................ 17
2.5.4 Chăm sóc .............................................................................................. 18
2.6 Một số chỉ tiêu liên quan đến đặc điểm hình thái nông học và năng suất ..... 18
2.6.1 Chiều cao cây........................................................................................ 18
2.6.2 Số trái trên cây ...................................................................................... 18
2.6.3 Chiều dài trái ........................................................................................ 19
2.6.4 Trọng lượng 1000 hạt ............................................................................ 19
2.6.5 Năng suất .............................................................................................. 19
2.6.6 Sâu bệnh ............................................................................................... 19
CHƢƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................. 21

3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................................. 21
3.2 Phương tiện và vật liệu nghiên cứu ........................................................... 21
v


3.3 Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 21
3.3.1 Bố trí thí nghiệm ................................................................................... 21
3.3.2 Công thức phân bón cho 5 nghiệm thức.................................................. 23
3.3.3 Liều lượng phân bón cho 5 nghiệm thức ................................................. 23
3.3.4 Thời điểm bón phân và cách bón phân cho 5 nghiệm thức ....................... 25

3.3.5 Các chỉ tiêu theo dõi .............................................................................. 26
3.3.6 Phương pháp thu và phân tích mẫu......................................................... 27
3.4 Phương pháp xử lí số liệu ......................................................................... 28
CHƢƠNG 4
KẾT QUẢ - THẢO LUẬN ..................................................................................................... 29

4.1 Ghi nhận tổng quát: .................................................................................. 29
4.2 Các chỉ tiêu nông học ............................................................................... 29
4.2.1 Chiều cao cây (cm)................................................................................ 29
4.2.2 Tổng số nhánh trên cây và số chồi mang trái........................................... 32
4.2.3 Chiều dài trái ........................................................................................ 34
4.2.4 Mật độ cây ............................................................................................ 35
4.3 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất.............................................. 36
4.3.1 Tổng số trái trên cây .............................................................................. 36
4.3.2 Số hạt trên trái ....................................................................................... 37
4.3.3 Trọng lượng hạt chắc............................................................................. 37
4.3.4 Trọng lượng 100 hạt .............................................................................. 38
vi


4.3.5 Năng suất (năng suất lý thuyết và năng suất thực tế) ............................... 39
4.4 Lợi nhuận kinh tế ..................................................................................... 42
CHƢƠNG 5
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 46

5.1 Kết luận ................................................................................................... 46
5.2 Kiến nghị ................................................................................................. 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


vii


DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1 Bản đồ hành chánh của thành phố Long Xuyên tỉnh An Giang ......................... 3
Hình 3.1 Sơ đồ bố trí các nghiệm thức ................................................................................ 22
Hình 4.1 Chiều cao cây của các nghiệm thức giữa hai vụ Đông Xuân và Hè Thu ........ 30
Hình 4.2 Tổng số nhánh trên cây của các nghiệm thức giữa hai vụ Đông Xuân và Hè
Thu............................................................................................................................................ 32
Hình 4.3 Số chồi mang trái trên cây của các nghiệm thức giữa hai vụ Đông Xuân và
Hè Thu...................................................................................................................................... 33
Hình 4.4 Mối tương quan giữa tổng số nhánh và số chồi mang trái ở vụ Đông Xuân .. 34
Hình 4.5 Chiều dài trái của các nghiệm thức giữa hai vụ Đông Xuân và Hè Thu ........ 35
Hình 4.6 Mật độ cây của các nghiệm thức giữa hai vụ Đông Xuân và Hè Thu ............ 35
Hình 4.7 Tổng số trái trên cây của các nghiệm thức giữa hai vụ Đông Xuân và Hè
Thu............................................................................................................................................ 36
Hình 4.8 Số hạt trên trái của các nghiệm thức giữa hai vụ Đông Xuân và Hè Thu ....... 37
Hình 4.9 Trọng lượng hạt chắc của các nghiệm thức giữa hai vụ Đông Xuân và Hè
Thu............................................................................................................................................ 38
Hình 4.10 Trọng lượng 100 hạt của các nghiệm thức ở vụ Đông Xuân và Hè Thu ...... 39
Hình 4.11 Năng suất lý thuyết giữa hai vụ Đông Xuân và Hè Thu ................................. 40
Hình 4.12 Năng suất thực tế giữa hai vụ Đông Xuân và Hè Thu..................................... 42

viii


DANH SÁCH BẢNG

Bảng 2.1 Lợi nhuận kinh tế thu được từ cây đậu xanh ........................................................ 8
Bảng 2.2 Thành phần dinh dưỡng của phân xỉ thép........................................................... 13

Bảng 2.3 So sánh hàm lượng (%) Mg giữa phân xỉ thép với các loại phân khác........... 13
Bảng 2.4 So sánh hàm lượng (%) S giữa phân xỉ thép với các loại phân khác .............. 14
Bảng 2.5 So sánh hàm lượng (%) Ca giữa phân xỉ thép với các loại phân khác ............ 15
Bảng 3.1 Công thức phân bón áp dụng cho 5 nghiệm thức ở hai vụ đậu ........................ 23
Bảng 3.2 Liều lượng phân bón lót cho 5 nghiệm thức....................................................... 24
Bảng 3.3 Liều lượng phân bón thúc cho 5 nghiệm thức.................................................... 25
Bảng 3.4 Hàm lượng dinh dưỡng của phân bón áp dụng cho 5 nghiệm thức................. 25
Bảng 3.5 Chỉ tiêu nông học, năng suất và năng suất thành phần ..................................... 26
Bảng 4.1Lợi nhuận kinh tế (đồng/ha/vụ) của các nghiệm thức ở vụ Đông Xuân .......... 43
Bảng 4.2 Lợi nhuận kinh tế (đồng/ha/vụ) của các nghiệm thức ở vụ Hè Thu ................ 44

ix


CHƢƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Đậu xanh Vigna radiata (L) R. Wilczek là loài cây họ Đậu (Leguminoseae),
thuộc loài hoa màu ngắn ngày (sinh trưởng 63 – 75 ngày), dễ trồng trong hệ thống
luân canh tăng vụ trên đất lúa, đây là một loài cây trồng quen thuộc ở châu Á và ở
Việt Nam.
Đậu xanh cũng như nhiều loài cây trồng khác rất mẫn cảm với điều kiện
ngoại cảnh, muốn nâng cao năng suất ngoài việc nắm chắc các đặc điểm sinh
trưởng của cây đậu cần phải có sự tác động của các biện pháp kĩ thuật canh tác
thích hợp. Trong đó bón phân đóng một vai trò quan trọng. Nhưng bón phân gì?
Liều lượng như thế nào? Ảnh hưởng của loại phân đó đến sinh trưởng, phát triển
và năng suất cây đậu xanh ra sao? là vấn đề cần phải nghiên cứu.
Đã có nhiều nghiên cứu về các loại phân khác nhau và liều lượng khác nhau
lên năng suất đậu xanh: Tại Đại học Hồi giáo Azad, Shahre-rey, Tehran, Iran

(2009), năng suất hạt đạt tối đa 224 g m-2 đạt được ở liều lượng 90 kg N ha-1 và
120 kg P 2O5 ha-1 (Sadeghipour, et al., 2009). Tại Lakhaoti, Bulandshahr (U.P.)
(Ấn Độ) nghiên cứu ảnh hưởng của việc bón bổ sung phân lân và phân bón sinh
học (phosphorus fertilization and bio-fertilizer) đối với năng suất đậu xanh (Singh
et al., 2013). Nghiên cứu sự ảnh hưởng của nhiều mức tương tác bằng việc bón
phân ở các liều lượng khác nhau lên tăng trưởng và năng suất đậu xanh vụ hè
thực hiện tại trường Đại học Nông nghiệp Sher-e-Bangla, Bangladesh (Md. Salah
Uddin et al., 2009). Ở Việt Nam, nghiên cứu tuyển chọn chủng nấm Trichoderma
spp. phân giải cellulose mạnh để sản xuất phân hữu cơ vi sinh và nghiên cứu ảnh
hưởng của chúng đối với sinh trưởng và năng suất đậu xanh thực hiện tại Huế
(Trần Thị Lệ và ctv., 2012)
Bên cạnh các nghiên cứu về phân bón vô cơ, phân bón sinh học cho cây đậu
xanh thì thời gian gần đây đã có nhiều nghiên cứu về việc bón bổ sung các loại
phân xỉ cho cây trồng như: xỉ kiềm để cải tạo đất phèn đã được thực hiện ở nhiều
nước hay phosphogypsum có thể cải thiện tính chất của đất như pH, đất dẫn điện
(EC), khả năng trao đổi cation (CEC), trao đổi Ca, Mg, và tăng năng suất cây
1


trồng (Alva & Sumner, 1990). Xỉ canxi silicat làm giảm độ acid và tăng tích lũy
P, Si và trao đổi Ca trong đất (Barbosa Filho et al., 2004). Tuy nhiên chưa có
nghiên cứu về ảnh hưởng của phân xỉ thép trên cây đậu xanh. Theo MacNaeidhe
và O'Sullivan,(1999) bón phân xỉ thép lâu dài có chứa kim loại nặng có thể dẫn
đến việc tích lũy độc tố trong đất theo thời
Đây là một sản phẩm rất mới mẻ với thị trường phân bón Việt Nam. Không
có thông tin về ảnh hưởng của việc áp dụng phân bón này trên đặc điểm hóa lý
của đất phù sa và năng suất, chất lượng cây trồng cũng như môi trường, đặc biệt
là ở ĐBSCL (Đồng bằng sông Cửu Long). Vì vậy, triển khai nghiên cứu về sự
ảnh hưởng của việc áp dụng phân bón này lên môi trường đất cũng như chất
lượng sản phẩm nông nghiệp ở ĐBSCL là điều cần thiết. Do đó đề tài: “Ảnh

hưởng của phân bón xỉ thép đến sinh trưởng và năng suất đậu xanh Vigna
radiata (L) R. Wilczek ở hai vụ Đông Xuân và Hè Thu tại Mỹ Khánh, TP Long
Xuyên, tỉnh An Giang” được thực hiện.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Khảo sát ảnh hưởng của phân bón xỉ thép đến sinh trưởng và năng suất đậu
xanh, đồng thời đánh giá lợi nhuận kinh tế của việc sử dụng phân xỉ thép trong
việc sản xuất đậu xanh so với các loại phân hóa học khác.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Khảo sát đánh giá khả năng sinh trưởng và năng suất của đậu xanh.
- Đánh giá lợi nhuận kinh tế của các công thức phân bón.
1.2.3 Nội dung nghiên cứu
- Thu thập tài liệu về qui trình kĩ thuật và kinh nghiệm trồng đậu xanh của
nông dân.
- Tìm hiểu về tác dụng của phân bón đối với cây đậu xanh.
- Bố trí thí nghiệm theo mục tiêu nghiên cứu.
- Theo dõi, đo đếm và ghi nhận các thông số tăng trưởng của cây đậu ở thời
điểm ra hoa, các thông số cấu thành năng suất hạt đậu xanh ở thời điểm thu
hoạch.
- Đánh giá lợi nhuận kinh tế các công thức phân bón.

2


CHƢƠNG 2
LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU

2.1 Sơ lƣợc về địa điểm nghiên cứu
Mỹ Khánh là một xã trực thuộc thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Tọa
độ địa lý: Thành phố Long Xuyên: 10°22′22″B 105°25′33″Đ. Xã Mỹ Khánh:

10°22′54″B - 105°23′09″Đ. Thành phố Long Xuyên nằm bên bờ sông Hậu
cách thành phố Hồ Chí Minh 189 km về phía Tây Nam, cách biên giới
Campuchia 45 km đường chim bay. Tây bắc giáp huyện Châu Thành, đông bắc
tiếp giáp với huyện Chợ Mới. Tây giáp huyện Thoại Sơn với nam giáp quận Thốt
Nốt của thành phố Cần Thơ. Long Xuyên là thành phố trung tâm kinh tế, chính
trị, văn hoá và khoa học kỹ thuật của tỉnh An Giang.

Hình 2.1 Bản đồ hành chánh của thành phố Long Xuyên tỉnh An Giang
Ghi chú:

Xã Mỹ Khánh, TPLong Xuyên, An Giang – khu vực bố trí thí nghiệm.

3


Đặc điểm nhóm đất: An Giang là một tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long, là
một trong những tỉnh có diện tích đất canh tác lớn nhất trong vùng ĐBSCL. Tổng
diện tích đất nông nghiệp là 246.821 ha , trong đó đất trồng lúa chiếm hơn 82%.
Đất An Giang hình thành qua quá trình tranh chấp giữa biển và sông ngòi, nên rất
đa dạng. Mỗi một vùng trầm tích trong môi trường khác nhau sẽ tạo nên một
nhóm đất khác nhau, với những thay đổi về chất đất, địa hình, hệ sinh thái và tập
quán canh tác.
Đất phù sa ở An Giang có nguồn gốc và môi trường trầm tích đa dạng. Đặc
tính chung của đất phù sa ở đây là chứa nhiều hữu cơ , pH thấp, ít bị bào mòn,
xâm thực mà chủ yếu luôn được bồi đắp hàng năm với mức độ khác nhau trong
những điều kiện trầm tích khác nhau. Phân bố chủ yếu ven sông Tiền , sông Hậu
và một phần nhỏ trên sông Vàm Nao, gồm doi sông, cồn sông . Đất do phù sa
sông Tiền, sông Hậu bồi đắp , hàm lượng dinh dưỡng cao, không chứa ion gây
độc cho cây trồng Diện tích khoảng 1.354 ha. Ở An Giang, nhóm đất phù sa
chiếm 44,27% tổng diện tích đất toàn tỉnh với khoảng 156.507 ha, chủ yếu phân

bố ở các huyện Châu Thành, Châu Phú, Phú Tân, An Phú, Tân Châu, Thoại Sơn,
Chợ Mới và một phần của thành phố Long Xuyên, thị xã Châu Đốc .
(angiang.gov.vn)

2.2 Sơ lƣợc về cây đậu xanh
2.2.1 Nguồn gốc
Cây đậu xanh tên tiếng Anh là Mungbean hay Green bean, tên khoa học là
Vigna radiata (L) R. Wilczek.
Cây đậu xanh có nguồn gốc từ Ấn Độ và Trung Á, được phân bố chủ yếu ở
các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, trồng rộng rãi ở Ấn Độ và thung lũng sông Nin
(Ai Cập).
2.2.2 Đặc tính thực vật cây đậu xanh
Đặc điểm hình thái của cây đậu xanh


Rễ:

Rễ đậu xanh cũng như các cây họ đậu khác là rễ cọc. Tuy nhiên, đâu xanh có hệ
rễ bên rất phát triển. Rễ cọc phát triển từ rễ mầm của phôi, rễ có thể ăn sâu tới 80100 cm. Thông thường, rễ phân bố chủ yếu ở lớp đất 0-30 cm (chiếm tới 85 - 90
% trọng lượng rễ). Nốt sần đậu xanh xuất hiện rất sớm (sau gieo 10 - 15 ngày) và
nhiều. Nốt sần do vi sinh vật cộng sinh cố định đạm (N) Rhizobium sp. Cường độ
4


cố định N của đậu xanh ở thời điểm hoạt động mạnh nhất có thể đạt 1,37-2,05
mg/cây/ngày.



Thân:


Thân đậu xanh thường có 4 cạnh, thân xanh hoặc tím đỏ tùy thuộc vào
giống. Trên thân có lông phủ, nhất là ở phần thân non. Gần gốc, lông rụng, thân
nhẳn hơn. Thân cao 30 - 60 cm. Trong điều kiện thuận lợi, thân có thể cao tới 80 100 cm tùy giống. Tốc độ tăng trưởng chiều cao thân từ ngày thứ 20 đến khi ra
hoa, quả tương đối ổn định có thể đạt 1 - 1,5 cm/ngày. Khi quả hình thành, tốc độ
sinh trưởng thân giảm dần và sau khi thu hoạch lần 1, sinh trưởng thân hầu như
đình lại (0 - 0,2 cm/ngày).


Cành:

Đậu xanh thường có 2 - 4 cành, tùy thuộc ở giống và điều kiện canh tác.
Cành mọc từ nách lá kép đầu tiên. Các cành đầu tiên xuất hiện khi có 4 - 5 lá trên
thân chính.
Đậu xanh thường chỉ có cành cấp I. Nếu trồng dày, số cành giảm rõ rệt thậm
chí không phân cành.


Lá:

Lá đậu xanh là lá kép có 3 lá chét. Khi đậu mọc, 2 lá mầm tách ra và đôi lá
thật đầu tiên xuất hiện, đó là 2 lá đơn, mọc đối. Tiếp sau đó mới xuất hiện các lá
kép. Lá kép mọc cách, lá thường to bản và cả 2 mặt lá đều có lông tơ. Độ dày của
lông tùy thuộc vào giống.
Số lá trên thân chính thường 8 - 10 lá. Chỉ số diện tích lá của đậu xanh
thường chỉ đạt 2 - 3 do phiến lá to, lá thường nằm ngay nên tỷ lệ che khuất cao.
Diện tích lá đậu xanh đạt cao nhất khi bắt đầu thu hoạch và giảm nhanh trong thời
gian thu hoạch.
Lá trên cành cũng to và có màu sắc như lá trên thân chính.



Hoa:

Hoa đậu xanh mọc thành chùm ở nách lá. Cuống hoa tự tương đối dài, có
thể đạt 5 - 10 cm. Đối với các giống địa phương cũ cuống hoa chỉ đạt 5 - 10 cm vì
vậy quả ra rải rác, khó thu hoạch. Với những giống cải tiến, hoa vị trí thấp có
5


cuống hoa dài hơn hoa ở vị trí cao, vì vậy quả thường vượt lên trên tầng lá tạo
nên tầng quả ở trên tán lá, dễ thu hoạch.
Thông thường, đậu xanh bắt đầu nở hoa khoảng 40 - 45 ngày sau khi gieo
(vụ Xuân) và 30 - 35 ngày (vụ Hè). Thời gian ra hoa kéo dài, liên tục khoảng 1540 ngày tùy giống và điều kiện canh tác.
Hoa đậu xanh là hoa lưỡng tính, cánh tràng màu xanh tím, cánh hoa vàng
nhạt. Sự thụ phấn được tiến hành trước khi hoa nở 3 - 5 giờ, vì vậy hoa chủ yếu tự
thụ phấn, tỷ lệ giao phấn trong tự nhiên chỉ chiếm khoảng 2%.
Tổng số hoa/cây biến động 30 - 120 hoa, trong điều kiện thuận lợi có thể đạt
150-200 hoa. Nhưng tỷ lệ đậu quả của đậu xanh thường thấp, chỉ đạt 10 - 20%.
Có lẽ đây cũng là yếu tố hạn chế năng suất đậu xanh.


Quả và hạt đậu xanh:

Quả xuất hiện 1- 2 ngày sau khi hoa nở và đã có độ dài 1 - 1,5 cm.
Quả lớn nhanh trong khoảng 5 - 7 ngày đầu và đạt kích thước tối đa vào
khoảng 8 - 10 ngày sau khi hoa nở. Quả dài 8 - 13 cm tùy từng giống.
Quả non màu xanh, có lông. Vỏ quả non có thể quang hợp được. Khi hạt
chín, vỏ quả khô dần và chuyển sang màu nâu tới đen. Khi vở quả đen hoàn toàn
là khi hạt đã chín đẫy, có thể thu hoạch. Một số giống khi chín vỏ quả màu tro
xám.

Trong điều kiện bình thường (nhiệt độ 28 - 35ºC) thời gian từ khi hoa nở
đến khi quả chín chỉ khoảng 14 - 20 ngày.
Hạt đính thành một hàng trong vỏ quả. Số hạt/quả trong điều kiện bình
thường khoảng 8 - 14 hạt.
Trọng lượng hạt đậu xanh:
Trọng lượng hạt đậu xanh thay đổi nhiểu từ 35 - 80g/1000 hạt, trung bình
là 50g, cá biệt lên đến hơn 80g. Các giống hiện trồng ở nước ta có trọng lượng
1000 hạt từ 40 - 72g. Các nhà chọn giống cho rằng muốn nâng cao năng suất đậu
xanh cần quan tâm đến yếu tố này vì họ có nhận xét là phần lớn các giống tốt có
trọng lượng 1000 hạt trên 65g. (Phạm Văn Thiều, 1999).
2.2.3 Nhu cầu sinh thái của cây đậu xanh
Đất:
Cây đậu xanh mọc được trên nhiều loại đất, nhưng tốt nhất là đất thịt pha
sét, tơi xốp, thoáng (không úng), màu mỡ, nhiều hữu cơ. Đất cồn, phù sa ven
sông rất thích hợp để trồng đậu xanh. Đậu xanh chịu được đất hơi chua (pH = 4,5
6


- 6,5). Cây đậu xanh chịu mặn trung bình (đất chứa 0,4% muối), nhưng phải chọn
giống chịu mặn và trồng vụ đông xuân (Chu Thị Thơm, 2005).
Để đảm bảo năng suất đậu xanh nên chọn đất xốp, nhẹ, giữ được ẩm, đủ
dinh dưỡng, có pH từ 5,5 - 7,5 là phù hợp. Tránh trồng các loại đất thịt nặng, thấp
dễ bị ngập lụt và lại khó tiêu thoát nước, nhất là vụ hè, còn vụ xuân, vụ thu đông
lưu ý tránh đất nhiều nhiều cát dễ bị hạn.
Dinh dƣỡng:
Đạm là yếu tố chính của sự tăng trưởng và cho năng suất cao. Để sinh
trưởng cây cần được cung cấp đầy đủ đạm mới sinh trưởng nhanh, ra nhiều thân
lá, lá mới có màu xanh đậm.
Khí hậu:



Nhiệt độ:

Cây đậu xanh cần nhiệt độ ấm áp (25 – 30ºC). Nếu dưới 20ºC sẽ làm kéo dài
thời gian sinh trưởng và giảm năng suất của cây (Chu Thị Thơm, 2005). Nếu
nhiệt độ ở 14ºC thì cây sẽ không mọc và các quá trình trao đổi chất sẽ không xảy
ra.


Ánh sáng:

Cây đậu xanh ưa sáng. Thiếu nắng hoặc trồng xen với các loài cây khác sẽ
làm cây đậu mảnh khảnh, dễ đổ ngã, hoa rụng nhiều và năng suất giảm. Khi có đủ
ánh sáng thì lá sẽ dày, có màu xanh đậm, hoa quả nhiều, dễ đạt năng suất cao thì
năng suất kỉ lục của đậu xanh là 4 tấn/ha.


Nƣớc:

Cây cần cung cấp một lượng nước khoảng 300 - 600mm/vụ, mùa nắng cần
cung cấp nước khi ẩm độ đạt dưới 50% nước hữu dụng (đất bở tơi, se không
dính). Thiếu nước vào giai đoạn quả đang tạo hạt sẽ làm hạt đậu xanh dễ bị hiện
tượng “ đậu đá” (Chu Thị Thơm, 2005).
Độ ẩm thường xuyên cho cây đậu xanh mọc tốt là 70 - 80%, khi ẩm độ
xuống dưới 50% thì năng suất sẽ giảm. Có hai thời kì không thể thiếu ẩm là lúc
mọc và khi ra hoa, đậu quả. Thời gian này độ ẩm của đất cần phải từ 80 - 90%
(Phạm Văn Thiều, 1999).

7



2.3 Lợi nhuận thu đƣợc từ cây đậu xanh
Phỏng vấn nông hộ Đào Thị Nốt xã Mỹ Khánh, thành phố Long Xuyên, An
Giang lợi nhuận kinh tế thu được từ cây đậu xanh ở vụ trước (Bảng 2.1)
Bảng 2.1 Lợi nhuận kinh tế thu được từ cây đậu xanh
Thông số

Giá Trị

Năng suất (tấn/ha)

2,1

Giá bán (đ/kg)

22.000

Doanh thu (đ/ha)

46.200.000

Chi phí sản xuất (đ/ha)

15.000.000

Chi phí công lao động (đ/ha)

8.000.000

Tổng chi (đ/ha)


23.000.000

Lợi nhuận (đ/ha)

23.200.000

( Nguồn: Phỏng vấn nông hộ Đào Thị Nốt, xã Mỹ Khánh, thành phố Long Xuyên, An Giang.)
Chi phí sản xuất: bao gồm chi phí phân, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng cho cây,đậu giống,…
Chi phí công lao động: bao gồm tiền xăng bơm nước tưới, tiền thuê nhân công làm đất, tỉa đậu, thu hoạch…

2.4 Các loại phân bón sử dụng cho thí nghiệm và đặc điểm của chúng đối với
sinh trƣởng và năng suất cây đậu xanh
Yêu cầu các chất dinh dưỡng của cây đậu xanh cũng giống như một số cây
họ đậu khác là cần có đủ các nguyên tố N, P, K, Ca, Mg, Mo, B, Mn, Cu,
Zn,…Tuy là cây họ đậu nhưng vẫn cần được bón bổ sung một lượng đạm do vi
khuẩn nốt sần cung cấp không đủ cho cây, cần chú ý nhiều vào giai đoạn đầu khi
chưa có nốt sần.
2.4.1 Thành phần các nguyên tố đa lƣợng có trong phân vô cơ
Phân đạm
Cây hút đạm chủ yếu ở dạng NH4 + và NO3-. Các dạng đạm này phần lớn có
trong phân đạm hóa học, một số rất ít từ phân hữu cơ.
8


Đạm là thành phần quan trọng trong các chất hữu cơ rất cơ bản và cần thiết
cho sự sinh trưởng và phát triển của cây như chất diệp lục, nguyên sinh chất, axit
nucleic (AND và ARN), các loại men, các chất điều hòa sinh trưởng,…
Đạm là yếu tố chính, quyết định sự phát triển của các mô tế bào sống của
cây. Bón đủ đạm cây sinh trưởng nhanh, ra nhiều chồi, lá và cành, hoa quả nhiều

và lớn, tích lũy được nhiều chất nên cho năng suất cao chất lượng tốt. Là yếu tố
chính quyết định năng suất cây. Thiếu đạm cây sẽ sinh trưởng kém, còi cọc, lá
vàn, ít hoa và quả, năng suất thấp. Thừa đạm cũng không tốt, cây có thể phát triển
mạnh nhưng mềm yếu, dễ ngã đỗ, dễ nhiễm sâu bệnh, hạt và quả có thể nhiều
nhưng chất lượng kém (Nguyễn Đăng Nghĩa, 2005).
Đạm là nguyên tố tham gia vào thành phần chính của clorophin, peptit, các
axitamin, các enzim và nhiều loại vitamin trong cây. Bón đạm thúc đẩy quá trình
tăng trưởng của cây làm cho cây ra nhiều nhánh, phân cành, ra lá nhiều. Lá cây có
kích thước to, màu xanh. Lá quang hợp mạnh, do đó làm tăng năng suất cây. Phân
đạm cần cho cây trong suốt quá trình sinh trưởng, đặc biệt là giai đoạn cây sinh
trưởng mạnh. (Đường Hồng Dật, 2002)
Đạm là chất cấu tạo nên protit, là cơ sở của sự sống. Không có đạm vạn vật
không sống được. Thiếu đạm cây sinh trưởng còi cọc, đẻ nhánh kém, ít phát triển
mầm non, phân cành ra lá kém, lá nhỏ, quang hợp kém, từ đó ra hoa kết quả
muộn, ít hoa, ít quả khả năng tích lũy chất có đạm – đường đều kém, dẫn tới năng
suất giảm hoặc không có thu hoạch (Lê Văn Tri, 2001).


Phân Urê (CO(NH2) 2)

Phân urê 44 – 48% N nguyên chất. Loại phân này chiếm 59% tổng số các
loại phân đạm được sản xuất trên thế giới. Urê là loại phân có tỉ lệ N cao nhất.
Trên thị trường có bán 2 loại phân urê có chất lượng giống nhau:
- Loại tinh thể màu trắng hạt tròn, dễ tan trong nước, có nhược điểm là hút
ẩm mạnh.
- Loại có dạng viên nhỏ như trứng cá. Loại này có them chất chống ẩm nên
dễ bảo quản, dễ vận chuyển và được dùng nhiều trong sản xuất nông nghiệp.
Phân urê có khả năng thích nghi rộng và có khả năng phát huy tác dụng trên
nhiều loại đất khác nhau và đối với các loại cây trồng khác nhau. Phân này bón
thích hợp trên đất chua phèn. Phân urê dùng để bón thúc. Có thể pha loãng theo

nồng độ 0.5% - 1.5% để phun lên lá.

9


Phân này cần được bảo quản kĩ trong túi polyêtylen và không được phơi ra
nắng. Bởi vì khi tiếp xúc với không khí và ánh nắng urê rất dễ phân hủy và bay
hơi. Các túi phân mà khi đã mở ra cần được dùng hết ngay trong thời gian ngắn.
Trong quá trình sản xuất, urê thường lên kết với nhau tạo thành biurat. Đó là
chất độc hại đối với cây trồng. Vì vậy, trong phân urê không được có quá 3%
biurat đối với cây trồng cạn và 5% đối với lúa nước (Đường Hồng Dật, 2002).
Phân lân:
Lân có vai trò rất quan trọng trong đời sống của cây trồng. lân có trong
thành phần của hạt nhân tế bào, rất cần cho việc hình thành các bộ phận mới của
cây. Lân tham gia vào thành phần các enzim, các protein, tham gia vòa quá trình
tổng hợp các axit amin. Lân kích thích sự phát triển của rễ cây, làm cho rễ ăn sâu
vào đất và lan rộng ra chung quanh, tạo them điều kiện cho cây chống chịu được
hạn và ít đổ ngã. Lân kích thích quá trình đẻ nhánh, nẩy chồi, thúc đẩy cây ra hoa
kết quả sớm và nhiều. Lân làm tăng đặc tình chống chịu của cây đối với các yếu
tố không thuận lợi: chống rét, chống hạn, chịu độ chua của đất, chống một só loại
bệnh hại…. Ở một số loại đất trên đất nước ta, lân trở thành yếu tố hạn chế dối
với năng suất cây trồng, đặc biệt là hầu hết các loại đất trồng lúa ở các tỉnh phía
Nam. Thiếu lân không những làm cho năng suất cây trồng giảm mà còn hạn chế
hiệu quả của phân đạm. Hiệu suất của phân lân khá cao. Bón quá nhiều phân lân
có thể làm cho cây bị thiếu một số nguyên tố vi lượng. Vì vậy, cần bón thêm phân
vi lượng, nhất là Zn (Đường Hồng Dật, 2002).
Cây hút lân chủ yếu dưới dạng khoáng của photphat hóa trị (I) (H2PO4-) và
hóa trị (II) (HPO42-). Ngoài ra cây cũng có thể hút được một số hợp chất lân hữu
cơ đơn giản.
Các chất hữu cơ và các khoáng vật có trong đất đều chứa lân. Phần lớn lân

trong đất ở các dạng photphat canxi, apatit, các photphat sắt, phân khó hòa tan
nên cây khó sử dụng. Chỉ một phần rất nhỏ tan trong nước hoặc tan trong axit yếu
cây mới sử dụng được gọi là lân dễ tiêu. Phần lớn lân ở các dạng hữu cơ cũng
phải qua quá trình chuyển thành dễ tiêu cây mới có thể sử dụng được (Lê Văn
Tri, 2001).
Phân kali:
Nhóm phân bón cung cấp chất dinh dưỡng kali cho cây.
Kali có vai trò chủ yếu trong việc chuyển hóa năng lường trong quá trình
đồng hóa các chất dinh dưỡng cho cây.
10


Kali làm tăng khả năng chống chịu của cây đối với các tác động không
thuận lợi từ bên ngoài và chống chịu đối với một số loại bệnh. Kali tạo cho cây
cứng chắc, ít đổ ngã, tăng khả năng chịu úng, chịu hạn , chịu rét.
Kali làm tăng phẩm chất nông sản và góp phần làm tăng năng suất của cây.
Kali làm tăng hàm lượng đường trong quả, làm chi màu sắc quả đẹp tươi, làm cho
hương vị quả thơm và làm tăng khả năng bảo quản của quả. Kali làm tăng chất
bột trong củ khoai, làm tăng hàm lượng đường trong mía.
Trên phương diện khối lượng, cây trồng cần nhiều K hơn N. Nhưng vì trong
đất có tương đối nhiều K hơn N và P, cho nên người ta ít chú ý đến việc bón K
cho cây.
Trong cây K được dự trữ nhiều ở thân lá, rơm rạ, cho nên sau khi thu hoạch
K được trả lại cho đất một lượng lớn.
K có nhiều trong nước ngầm, nước tưới trong đất phù sa bồi hàng năm. Vì
vậy, việc bón phân K cho cây không được chú ý đến nhiều (Đường Hồng Dật,
2002).


Phân Kali clorua: (KCl)


Phân có dạng bột màu hồng như muối ớt. Nông dân ở một số nơi gọi là phân
muối ớt. Cũng có dạng Kali clorua có màu xám đục hoặc xám trắng. Phân được
kết tinh thành hạt nhỏ.
Nếu không lẫn với các muối khác thì có màu trắng xám chứa 50 - 60% K2O.
Nếu còn lẫn một phần muối ăn và magiê thì kali clorua có màu trắng lấm tấm
hồng chứa 40% K2O và khoảng 24% NaCl, 6% CaSO4 (Lê Văn Tri, 2001)
KCl là loại phân chua sinh lý. Phân này khi để khô có độ rời tốt, dễ bón.
Nhưng nếu để ẩm kết dính lại với nhau khó sử dụng.
Hiện nay phân Kali clorua được sản xuât với khối lượng lớn trên thế giới và
chiếm đến 93% tổng lượng phân kali.
Kali clorua có thể dùng để bón cho nhiều loại cây trên nhiều loại đất khác
nhau.Có thể dùng phân này để bón lót hoặc bón thúc. Bón lúc cây sắp ra hoa làm
cho cây cứng cáp, tăng khả phẩm chất nông sản.
Phân DAP:
DAP là viết tắt của cụm từ hóa học Đi amôn phốt phát có công thức
(NH4)2HPO4. DAP được sản xuất từ quặng Apatit, Amoniac và a xít. Đây là loại
phân có 2 thành phần, 18% đạm và 46% lân. Nếu chỉ xét về hàm lượng của lân dễ
tiêu thì 1 kg DAP có giá trị bằng 2,8 kg supe lân hoặc lân nung chảy. Điều đặc
11


biệt, DAP là loại phân trung tính và tất cả lân trong DAP đều tan nhanh trong
nước nên cây rất dễ hấp thu, mang lại hiệu quả rõ rệt và có thể bón lót cũng như
bón thúc cho tất cả các loại cây trồng trên tất cả các chân đất khác nhau.
DAP trước đây chỉ được nông dân ĐBSCL ưa chuộng với nhu cầu khoảng
300.000 tấn/năm. Theo nông dân trồng lúa, việc sử dụng DAP bón vào 2 giai
đoạn 7 - 10 ngày sau sạ và 20 - 25 ngày sau sạ thì lúa đẻ nhánh tốt hơn, chồi mập
hơn và mã lúa có màu xanh bền. Hiệu quả của DAP đặc biệt rõ ở vụ hè thu, khi
đất vừa thu hoạch xong đã xuống giống ngay không có thời gian nghỉ. Nhờ các

ưu điểm trên mà thị trường DAP đã lan rộng ra cả nước với nhu cầu lên tới
750.000 - 900.000 tấn/năm. Trước đây 100% phân DAP đều phải nhập khẩu với
giá khá cao, nhưng từ đầu năm 2012 đến nay có thêm DAP Đình Vũ ở Hải
Phòng.
Tuy là loại phân có hàm lượng cao, dễ tiêu rất tốt cho cây nhưng DAP cũng
như các loại phân lân khác là lượng cây hút được không cao. Theo kết quả thực
nghiệm tại Viện Lúa ĐBSCL, hiệu quả sử dụng phân lân của cây lúa thường chỉ
đạt 20-30% do khi bón vào ruộng, nhất là trên ruộng bị nhiễm phèn, thì một
lượng lớn lân bị biến thành dạng khó tiêu do các cation có trong đất như Al 3+,
Fe3+, Ca2+, Mg2 nên cây không thể hấp thu được. Ngoài ra các hydro xít như
hydro xít nhôm Al(OH) 3 , hydro xít sắt Fe (OH) 2 cũng sẽ gây lân kết tủa.
()

2.4.2 Phân trung lƣợng và vi lƣợng - thành phần các nguyên tố trung lƣợng
và vi lƣợng có trong phân xỉ thép
Xỉ thép là một sản phẩm phụ thải ra từ ngành công nghiệp sản xuất thép và
khai thác dầu thô. Việc sử dụng xỉ thép cơ bản để sản xuất phân bón thay thế cho
supe lân liên quan đến sự cam kết về việc tái chế chất thải công nghiệp hoặc sản
phẩm phụ tạo ra, góp phần bảo tồn năng lượng thế giới được coi như một cách
làm mang lại lợi ích cho môi trường.
Phân xỉ thép là phân có dạng bột, màu xám tro, khó tan trong nước. Mỗi túi
phân có trọng lượng là 25kg. Được sản xuất bởi công ti Hóa chất Sumitomo –
Nhật Bản (Bảng 2.2).

12


Bảng 2.2 Thành phần dinh dưỡng của phân xỉ thép
Thành phần dinh dƣỡng


Tên gọi

Medium and micro
nutrient fertilizer
steel slag
(POWDER)

SiO 2

CaO

MgO

13,8%

44,3%

6,4%

S
0,07%

B
79ppm

( Nguồn: Thành phần dinh dưỡng của phân xỉ thép in trên bao bì)

Phân trung lƣợng:
Thông thường các nhà máy không sản xuất phân trung lượng riêng mà kết
hợp vào các loại phân đa lượng. Một loại phân đa lượng có thêm thành phần

trung lượng như là một bộ phận hợp thành.


Phân magie (Mg):

Magie là thành phần của các chất diệp lục, nó giúp cho cây trồng có khả
năng quang hợp tốt. Magie gắn kết các khâu quá trình chuyển hóa hiđrat cacbon
và tổng hợp các axit nucleic, nó còn tham gia vào thúc đẩy quá trình chuyển hóa
và hấp thụ đường của cây. Thiếu magiê cây có gân lá bị vàng úa.
Bảng 2.3 So sánh hàm lượng (%) Mg giữa phân xỉ thép với các loại phân khác
Phân bón có chứa hàm lƣợng Mg

Hàm lƣợng (%) Mg có trong phân

Phân lân Văn Điển

17 – 20% Mg(*)

Phân sunphat kali – magiê

5 – 7% Mg(*)

Phân borat magiê

19 % Mg.(*)

Phân xỉ thép

6,4% Mg


( ( *) Nguồn: Đường Hồng Dật, 2002)

13




Phân lƣu huỳnh (S)

Nó là thành phần của axit amin, giúp cho quá trình trao đổi chất trong cây
được thuận lợi, cấu trúc các protein vững chắc giúp cây tổng hợp tích lũy chất
dầu. Thiếu lưu huỳnh, lá cây chuyển sang màu vàng úa, gân lá biến sang màu
vàng, các chồi cây sinh trưởng kém.
Bảng 2.4 So sánh hàm lượng (%) S giữa phân xỉ thép với các loại phân khác
Phân bón có chứa hàm lƣợng S

Hàm lƣợng (%) S có trong phân

Phân supe lân

12% S(*)

Phân sunphat kali

18% S(*)

Phân sunphat amôn (SA)

23% S(*)


Phân sunphat kali – magiê chứa

16 – 22% S(*)

Phân xỉ thép

0.07% S

( ( *) Nguồn: Đường Hồng Dật, 2002)



Phân canxi (Ca)

Canxi là thành phần của tế bào, trong tế bào canxi ở dưới dạng pectatcanxi. Canxi đảm bảo cho quá trình phân chia tế bào được diễn ra bình thường.
Canxi đảm bảo sự bền vững của cấu trúc nhiếm sắc giúp màng tế bào vững chắc.
Canxi hoạt hóa các loại enzim, làm trung hòa các axit hữu cơ trong cây, nên nó có
tác dụng giải độc cho cây.
Các công trình nghiên cứu khoa học cho thấy bón vôi có tác động tốt trong
việc cải tạo đất, giải độc, giảm chua cho đất. Ngoài ra, còn cung cấp lượng canxi
cần thiết cho cây.

14


×