Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

ảnh hưởng của các mức độ bón phân lân lên năng suất giống bắp nếp lai f1mx10 (zea mays l.) tại xã mỹ an, huyện chợ mới, tỉnh an giang trong vụ xuân hè năm 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.25 MB, 61 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SHƯD
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
………

………

VÕ NGUYÊN THẠCH

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MỨC ĐỘ BÓN PHÂN LÂN LÊN
NĂNG SUẤT GIỐNG BẮP NẾP LAI F1MX10 (ZEA MAYS L.)
TẠI XÃ MỸ AN, HUYỆN CHỢ MỚI, TỈNH AN GIANG
TRONG VỤ XUÂN HÈ NĂM 2012

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KHOA HỌC ĐẤT

Cần thơ, 2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SHƯD
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
………

………

VÕ NGUYÊN THẠCH
TÊN ĐỀ TÀI:

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MỨC ĐỘ BÓN PHÂN LÂN LÊN


NĂNG SUẤT GIỐNG BẮP NẾP LAI F1MX10 (ZEA MAYS L.)
TẠI XÃ MỸ AN, HUYỆN CHỢ MỚI, TỈNH AN GIANG
TRONG VỤ XUÂN HÈ NĂM 2012
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KHOA HỌC ĐẤT

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:
PGS.Ts NGUYỄN MỸ HOA
Th.s PHẠM THỊ PHƯƠNG THÚY

Cần thơ, 2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT

----o0o---NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Xác nhận đề tài: “Ảnh hưởng của các mức độ bón phân lân lên năng suất
giống bắp nếp lai F1MX10 (zea mays l.) tại xã Mỹ An, huyện Chợ Mới, tỉnh An
Giang trong vụ xuân hè năm 2012” Do sinh viên: Võ Nguyên Thạch lớp Khoa
Học Đất K36 thuộc Bộ Môn Khoa Học Đất – khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng
Dụng – Trường Đại Học Cần Thơ.
Nhận xét của cán bộ hướng dẫn:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………
…………………………………….
Kính trình Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp thông qua.
Cần Thơ, ngày….. tháng…. năm 2013
Cán bộ hướng dẫn.

PGs.Ts NGUYỄN MỸ HOA

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT

----o0o---XÁC NHẬN CỦA BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
Xác nhận đề tài: “Ảnh hưởng của các mức độ bón phân lân lên năng
suất giống bắp nếp lai F1MX10 (zea mays l.) tại xã Mỹ An, huyện Chợ Mới,
tỉnh An Giang trong vụ xuân hè năm 2012” Do sinh viên Võ Nguyên Thạch lớp
Khoa Học Đất K36 thuộc Bộ Môn Khoa Học Đất – khoa Nông Nghiệp và Sinh
Học Ứng Dụng – Trường Đại Học Cần Thơ.
Ý kiến của Bộ Môn:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Cần Thơ, ngày….. tháng…. năm 2013


ii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
----o0o----

XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG BÁO CÁO
Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp chấp thuận đề tài: “Ảnh hưởng
của các mức độ bón phân lân lên năng suất giống bắp nếp lai F1MX10 (zea
mays l.) tại xã Mỹ An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang trong vụ xuân hè năm
2012” Do sinh viên Võ Nguyên Thạch lớp Khoa Học Đất K36 thuộc Bộ Môn Khoa
Học Đất – khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng – Trường Đại Học Cần Thơ.
Luận văn tốt nghiệp đã được hội đồng đánh giá ở mức……………………………
Ý kiến của hội đồng:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
DUYỆT KHOA
Trưởng khoa Nông Nghiệp &
Sinh Học ứng Dụng

Cần Thơ, ngày….. tháng…. năm 2013
Chủ tịch hội đồng


iii


LỜI TRI ÂN
Xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến:
PGs. Ts Nguyễn Mỹ Hoa đã tận tình hướng dẫn, quan tâm, gợi ý và cho
những lời khuyên cần thiết, bổ ích trong việc nghiên cứu và hoàn thành luận
văn.
Thạc sĩ Phạm Thị Phương Thúy, người đã luôn tận tình chỉ dẫn, giải đáp
những khó khăn trong thời gian thực hiện luận văn.
Nông dân Nguyễn Văn Khiễm ở ấp Mỹ Thạnh xã Mỹ An, huyện Chợ Mới,
tỉnh An Giang.
Các bạn khoa học đất 36 đã nhiệt tình giúp đỡ và động viên trong suốt quá trình
học tập và thực hiện cuốn luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn đến toàn thể quý Thầy Cô, Anh Chị trong bộ môn
Khoa Học Đất- Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng- Trường Đại Học
Cần Thơ đã truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm bổ ích.
Kính dâng!
Hai đấng thiên liêng Cha mẹ đã gian khổ nuôi con khôn lớn nên người.

iv


QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
I.LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ và tên: Võ Nguyên Thạch
Giới tính: Nam
Ngày tháng năm sinh: 08/02/1992
Dân tộc: Kinh
Nơi sinh: Thới Long, Ô Môn, Cần Thơ

Nơi ở hiện tại: 239/B, phường Thới Long, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 01224804666
E-mail:
II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
1. Tiểu học
Thời gian đào tạo từ năm 1997 đến năm 2002
Trường: tiểu học Thới long 2
Địa chỉ: phường Thới Long, Quận Ô Môn, Thành Phố Cần Thơ
2. Trung học cơ sở
Thời gian đào tạo từ năm 2002 đến năm 2006
Trường: THPT Thới Long
Địa chỉ: phường Long Hưng, Quận Ô Môn, Thành Phố Cần Thơ
Thời gian đào tạo từ năm 2006 đến năm 2010
Trường: THPT Thới Long
Địa chỉ: phường Long Hưng, Quận Ô Môn, Thành Phố Cần Thơ
.

Ngày….Tháng…. Năm 2013
Người khai ký tên

v


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả
trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kì công trình luận văn nào trước đây.

Tác giả luận văn


Võ Nguyên Thạch

vi


MỤC LỤC
Xác nhận của bộ môn Khoa học đất về đề tài................................................................ i
Lời tri ân .................................................................................................................... iv
Quá trình học tập ..........................................................................................................v
Lời cam đoan .............................................................................................................. vi
Mục lục ..................................................................................................................... vii
Danh sách bảng .......................................................................................................... ix
Danh sách hình .............................................................................................................x
Danh sách những từ viết tắt ................................................................................. ……xi
Tóm lược ................................................................................................................... xii
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ........................................................................ 2
1.1 CHẤT LÂN ........................................................................................................ 2
1.1.1 Vai trò của lân đối với cây trồng ................................................................... 2
1.1.2 Lân trong đất ................................................................................................ 4
1.1.3 Lân tổng số. .................................................................................................. 5
1.1.4 Lân dễ tiêu. ................................................................................................... 7
1.2 ĐẶC TÍNH CỦA CÂY BẮP ............................................................................. 11
1.2.1 Rễ ............................................................................................................... 11
1.2.2 Thân ........................................................................................................... 12
1.2.3 Lá ............................................................................................................... 12
1.2.4 Hoa ............................................................................................................. 12
1.3 ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY BẮP ................... 13
1.3.1 Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây bắp.................................... 13
1.3.2. Các thời kỳ phát triển của cây bắp ............................................................. 14

1.4 ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI ................................................................................... 15
1.4.1 Nhiệt độ ...................................................................................................... 15
1.4.2 Nước .......................................................................................................... 16
vii


1.4.3 Ánh sáng .................................................................................................... 16
1.4.4 Giống ......................................................................................................... 17
1.4.5 Phương pháp bón phân cho cây .................................................................. 19
1.4.6 Những vấn đề về bón phân cân đối trong trồng bắp. ................................... 20
1.5 CÁC KẾT QUẢ KHÁC VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN LÂN ĐẾN SINH
TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CÂY ........................................................................ 21
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP.................................................. 24
2.1 PHƯƠNG TIỆN ................................................................................................ 24
2.1.1 Địa điểm và thời gian thí nghiệm ................................................................ 24
2.1.2 Vật liệu thí nghiệm ..................................................................................... 24
2.2 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ....................................................................... 25
2.2.1 Bố trí thí nghiệm......................................................................................... 25
2.2.2 Tiến hành thí nghiệm .................................................................................. 26
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................... 28
3.1 GHI NHẬN TỔNG QUÁT VỀ THÍ NGHIỆM ................................................. 28
3.2 MỘT SỐ CHỈ TIÊU VỀ SINH TRƯỞNG......................................................... 28
3.2.1 Tốc độ sinh trưởng chiều cao của cây ......................................................... 28
3.2.2 Chiều cao cây ............................................................................................. 30
3.2.3 Đường kính thân cây................................................................................... 31
3.3 ẢNH HƯỞNG CỦA LƯỢNG PHÂN LÂN ĐẾN NĂNG SUẤT BẮP ............. 32
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 34
4.1 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 34
4.2 KIẾN NGHỊ ...................................................................................................... 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 35

PHỤ CHƯƠNG.......................................................................................................... 38

viii


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1.1 : Đánh giá lân tổng số trong đất (Lê Văn Căn,1979)……………………...5
Bảng 1.2 Đánh giá lân trong đất vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long
(Kuyma.,1976)……………………………………………………………………….6
Bảng 1.3 Hàm lượng lân tổng số trên tầng mặt của các nhóm đất chính lượng lân
tổng số trên tầng mặt của các nhóm đất chính………………………………………6
Bảng 1.4 Đánh giá hàm lượng lân dễ tiêu theo phương pháp Bray 2 (0,1M HCl +
0,03 NH4F) (Page, 1982)…………………………………………………………….9
Bảng 1.5 Đánh giá hàm lượng lân dễ tiêu theo phương pháp Bray 1 (0.025 MHCl
+0.03 NH4F) (Page, 1982)…..………………………………………………………9
Bảng 1.6 Đánh giá hàm lượng lân dễ tiêu theo phương pháp
Olsen (Cotteni và ctv)………………………………………………………………..9
Bảng 1.7 Lượng NPK bón cho từng giống bắp trên từng loại đất khác nhau (Nguyễn
Xuân Trường, 2000)..................................................................................................18
Bảng 1.8 Chẩn đoán nhu cầu dinh dưỡng qua lá của cây bắp (Dierol, 2001...........19

ix


DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm tại xã Mỹ An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang
vụ xuân hè năm 2012……………………………........................…….......…........25
Hình 3.1 Chiều cao cây (cm) qua các giai đoạn phát triển ở điểm thí nghiệm........29
Hình 3.2 Chiều cao cây qua các giai đoạn phát triển ở vụ 4.……………………..30
Hình 3.3 So sánh đường kính thân cây (cm) qua các giai đoạn phát triển ......……31

Hình 3.4 Năng suất bắp nguyên vỏ (tấn/ha)………………………….……………33

x


DANH SÁCH NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

ADN

Acid nuclêic

ARN

Acid nuclêic

ATP

Chất chuyển hóa năng lượng

ADP

Chất chuyển hóa năng lượng

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

NT

Nghiệm thức


NSKG

Ngày sau khi gieo

NPK

Đạm, lân, kali

REP

Lặp lại

xi


Võ Nguyên Thạch, 2012. Ảnh hưởng của các mức độ bón phân lân lên năng suất
giống bắp nếp lai F1MX10 (zea mays l.) ở xã Mỹ An, huyện Chợ Mới, tỉnh An
Giang trong vụ xuân hè. Luận văn tốt nghiệp đại học, chuyên ngành Khoa Học Đất,
Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ. Cán bộ
hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Mỹ Hoa.

TÓM LƯỢC
Đề tài : “Ảnh hưởng của các mức độ bón phân lân lên năng suất giống bắp
nếp lai F1MX10 (zea mays l.) tại xã Mỹ An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang trong
vụ xuân hè năm 2012” được thực hiện nhằm mục tiêu tìm hiểu khả năng lưu tồn lân
trong đất ở vụ 4 và đưa ra liều lượng phân lân bón phù hợp. Đề tài thực hiện ở ấp
Mỹ Thạnh, xã Mỹ An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, trên đất có hàm lượng lân
trung bình (15.13 mgP2O5/kg) với 3 nghiệm thức mỗi nghiệm thức được lập lại 4
lần, bao gồm các nghiệm thức: (1) nghiệm thức 1: không bón lân, (2) nghiệm thức

2: bón 45kgP2O5/ha, (3) nghiệm thức 3: bón 90kgP2O5/ha. Lượng đạm và lượng kali
bón lần lượt là 160 kgN/ha và 90kgK2O/ha. Kết quả thí nghiệm cho thấy việc bón
phân lân trên đất có hàm lượng lân dễ tiêu trung bình không có tác dụng làm gia
tăng đường kính thân, chiều cao cây và năng suất. Nhưng việc bón lân có khuynh
hướng làm gia tăng năng suất ở nghiệm thức bón 45kgP2O5/ha (11.44 tấn/ha) và
nghiệm thức bón 90kgP2O5/ha (11.20 tấn/ha) nhưng không có khác biệt ý nghĩa
thống kê so với nghiệm thức không bón lân (11.13 tấn/ha). Do đó có thể khuyến cáo
nông dân bón 45kgP2O5 kg/ha trên đất có hàm lượng lân dễ tiêu trung bình để duy
trì hàm lượng lân dễ tiêu trong đất nhắm giúp giảm chi phí phân bón tăng hiệu quả
kinh tế trong sản xuất và bảo vệ môi trường.

xii


MỞ ĐẦU

Hiện nay trên các vùng trồng rau màu chuyên canh của Đồng Bằng Sông Cửu
Long, nông dân thường sử dụng phân lân với liều lượng rất cao mà không chú ý đến
khả năng cung cấp lân của từng loại đất canh tác, gây nên sự tích lũy lân cao. Kết quả
nghiên cứu của Nguyễn Mỹ Hoa và ctv (2006) cho thấy nông dân ở Tiền Giang đã sử
dụng phân lân rất cao từ 100 – 150 kgP2O5/ha/vụ cho các loại rau màu mặc dù hàm
lượng lân dễ tiêu trong đất rất cao (129 – 234 mgP2O5/kg).
Nhiều kết quả thí nghiệm cho thấy sự lưu tồn các loại phân bón có ảnh hưởng
tốt đến sinh trưởng và năng suất cây trồng. Theo Colwell (1985), dưới ảnh hưởng của
lân lưu tồn, lượng phân lân cần thiết cung cấp cho cây trồng giảm một cách đáng kể. Ở
ĐBSCL, hiệu quả lưu tồn có thể ảnh hưởng đến vụ lúa thứ 3 (trồng ở đất phèn Hoà An)
với mức bón 90 kgP2O5/ha kết hợp với 120 kgN/ha ở vụ đầu và các vụ sau không bón
lân, năng suất liên tục của hai vụ lúa sau khác nhau không có ý nghĩa so với các
nghiệm thức có bón lân (Võ Thị Gương và ctv, 1994). Tuy nhiên việc tiếp tục bón lân
cao có thể gây tác hại đến sinh trưởng cây trồng, lãng phí lượng phân bón, tăng chi phí

trong sản xuất và gây tác hại với môi trường.
Theo kết quả nghiên cứu ở vụ 1, vụ 2 và vụ 3 cho thấy việc bón lân không có
hiệu quả về chiều cao, đường kính thân và năng suất trên hầu hết các nghiệm thức
được bố trí thí nghiệm ngoài đồng trên đất có hàm lượng lân trung bình (15.13
mgP2O5/kg) tại xã Mỹ An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Với mục tiêu tìm hiểu khả
năng lưu tồn lân trong đất ở vụ 4 và đưa ra liều lượng phân lân bón phù hợp nên đề tài
“Ảnh hưởng của các mức độ bón phân lân lên năng suất giống bắp nếp lai F1MX10
(zea mays l.) tại xã Mỹ An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang trong vụ xuân hè năm
2012” được thực hiện.

1


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 CHẤT LÂN
1.1.1 Vai trò của lân đối với cây trồng
Lân có vai trò rất quan trọng đối với cây trồng, sau chất đạm không có chất nào
ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây trồng bằng chất lân. Hàm lượng lân trong cây và
trong đất thường thấp hơn đạm và kali. Trong đất lân thường có xu hướng phản ứng
với các thành phần khác trong đất tạo thành các hợp chất không hòa tan, chậm hữu
dụng cho cây trồng (Đỗ Thị Thanh Ren, 1999).
Hiện nay lân là yếu tố hạn chế năng suất, chi phối độ phì thực tế của đất và đã
trở thành vấn đề chiến lược đối với nông nghiệp nước ta vì hàm lượng lân ở các loại
đất đều thấp (Đỗ Ánh và Bùi Đình Dinh, 1992).
Theo Fageria, 1992 lân còn có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi năng
lượng và protein. P là nguyên tố thành phần rất cần thiết của vật chất sống. Đứng thứ 2
sau nguyên tố N, nó bị giới hạn bởi đất (Yoshida, 1972). Lân là nguyên tố cấu thành
phân tử adenosine triphosphate (ATP), nucleotides, nucleic acids, và phospholipids.
Chức năng chính là dự trữ năng lượng và vận chuyển vật chất qua màng tế bào. Lân rất

di động trong cây, kích thích chồi và rễ phát triển, gây trổ hoa sớm, và chín sớm trên
cây trồng đối với những vùng lạnh. Lân đặc biệt quan trọng đối với thời kỳ đầu của
một giai đoạn sinh trưởng (Achim Dobermann, 2000).
Ngoài ra, Lân còn tham gia vào thành phần các enzym, các protein, tham gia
vào quá trình tổng hợp các acid amin (Iqbal Ahmad và ctv, 2008). Lân cũng là thành
phần của adenosine triphosphate (ATP), là nguồn năng lượng vận chuyển và bảo tồn
vật chất, lân cần thiết cho quá trình hình thành axit nucleic và phospholipid
(Marschner, 1995).
Lân cần thiết cho hầu hết các quá trình sinh lý sinh hóa xảy ra trong cây. Thiếu
lân năng suất cây trồng giảm nghiêm trọng, phần lớn đất Việt Nam nghèo lân nên bón
lân rất có tác dụng (Bùi Đình Dinh và ctv, 1993). Trong cây tỷ lệ lân biến động trong
phạm vi 0.08 – 1.14% so với chất khô. Phần lớn lân được dự trữ trong hạt. Trong cây
2


lân chủ yếu nằm dưới dạng hữu cơ, chỉ có 10 – 12% là lân vô cơ. Khi hạt chín thì lân
vô cơ giảm dần và chuyển sang Fytin. Cây có thể đồng hóa được lân vô cơ của acid
orthophosphorid. Một ít muối của acid metaphosphorid (H3PO4) và acid phosphorid
(Vũ Hữu Yêm, 1995).
Cây trồng hấp thu lân ở dạng H2PO4- hoặc HPO42-. Sự hiện diện của các ion
phosphate trong dung dịch đất phụ thuộc rất nhiều vào pH của dung dịch. Trong các
loại đất chua (pH từ 4.0 – 5.5) ion hóa trị một H2PO4- chiếm ưu thế trong khi ở dung
dịch có pH cao hơn là ion hóa trị hai HPO42- (Đỗ Thị Thanh Ren, 2004).
Khác với đạm, lân luôn giữ ở dạng oxyt hóa bên trong cây. Lân hiện diện ở
dạng lân vô cơ hoặc dạng ester của acid phosphorid, nghĩa là trong acid nuclêic (DNA
và RNA), lân hiện diện mang tính không thể thay thế được cho sự tạo tính di truyền
của cây trồng. Bên cạnh đó lân còn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo năng lượng
biến dưỡng trong cây. Adenosin triphosphate là một nucleic acid đơn, một hợp chất trữ
năng lượng cho tiến trình hô hấp hoặc quang tổng hợp trong cây. Lân là thành phần của
lipid đặc biệt là phospholipids. Những hợp chất này là thành phần chính của màng tế

bào. Các thành phần khác của lân trong cây ở dạng lân vô cơ. Các dạng này là thành
phần dự trữ của lân trong cây ở điều kiện lân được hấp thu cao (Đỗ Thị Thanh Ren,
1999).
Theo Phan Thị Công và ctv (1994), lân giúp bộ rễ phát triển tốt, góp phần tăng
cường hiệu quả hút thu đạm của rễ cây trồng. Lân kích thích quá trình đẻ nhánh, nảy
chồi, thúc đẩy cây ra hoa tạo quả sớm và nhiều. Lân cũng có khả năng di chuyển từ
chồi non đến rễ và ngược lại (Eugelink, 1998).
Lân giúp rễ cây phát triển mạnh, ăn sâu lan rộng, giúp cây đứng vững, hút được
nhiều dưỡng chất khác trong đất. Thúc đẩy việc ra rễ bên đặc biệt là lông hút (Vũ Hữu
Yêm, 1995).
Lân làm tăng cường phẩm chất nông sản, nếu bón đầy đủ lân, sản phẩm sẽ chứa
nhiều vitamin thuộc nhóm B2. Lân làm tăng cường khả năng thu hút đạm do nó có tác
dụng chống chế độ của lượng đạm khoáng, tăng cường việc chuyển hóa đạm thành
protid (Maccoi, 1951).
Bón lân làm tăng quá trình chuyển hóa đạm nitrate, do đó làm giảm mạnh nồng
độ đạm nitrate trong cây. Ngoài ra lân còn có tác dụng giúp cây tăng các khả năng
chống chịu với điều kiện bất lợi như: khả năng chịu rét, chịu hạn và khả năng chống
chịu sâu bệnh hại cây trồng (Trần Thị Tường Linh và ctv, 2005).

3


Theo Đỗ Ánh (2003) đối với đất lân là một chỉ tiêu của độ phì đất “Đất giàu lân
có độ màu mỡ cao và ngược lại đất có độ màu mỡ cao đều giàu lân” (Detrunk, 1931),
vì vậy giữa đất và lân có độ tương quan. Do đó đất thiếu lân nghiêm trọng, năng suất
cây trồng tăng tỷ lệ thuận với liều lượng bón lân (Nguyễn Bình Nhựt và ctv, 2004).
Lân có vai trò quan trọng với cây bắp, tuy nhiên khả năng hút lân ở giai đoạn
cây con rất yếu. Thời kỳ 3 – 4 lá cây bắp hút không được nhiều lân, đó là thời kỳ khủng
hoảng lân của bắp, nếu thiếu lân ở giai đoạn này sẽ làm giảm năng suất nghiêm trọng.
Cây bắp hút nhiều lân nhất (khoảng 62% tổng lượng lân yêu cầu) ở thời kỳ 6–12 lá sau

đó giảm dần đi ở các thời kỳ sau (Nguyễn Xuân Trường và ctv, 2000).
Bắp khi thiếu lân lá chuyển sang màu đỏ đến tím. Lá xanh đậm hơn bình
thường, chuyển sang màu tím ở mặt dưới lá và sau cùng là toàn bộ cây phát triển chậm,
thân nhỏ và ngắn, trì hoãn trưởng thành nên cây tăng trưởng kém. Thiếu lân thường
xuất hiện đầu tiên ở lá già nhất, thường xuất hiện trên đất nén dẻ, đất phèn nặng, đất
kiềm hay đất có hàm lượng lân nghèo. Ngoài ra đối với bắp lấy hạt thiếu lân làm cho
trái cong quẹo, trường hợp nặng lá sẽ chuyển sang màu vàng và chết (Nguyễn Xuân
Trường và ctv, 2000).
1.1.2 Lân trong đất
Không giống như đạm, chất lân bất động trong hệ thống đất/cây. Độ hòa tan của
ion phosphate trong dung dịch đất thay đổi tùy thuộc vào pH đất, và lớn nhất tại pH 6 –
7. Tuy nhiên, tại bất kỳ pH đất khi phân lân được bón vào (thường là dạng tan trong
nước) chúng biến đổi chậm sang dạng ít hòa tan, không hữu dụng cho cây. Tuy nhiên,
chúng có thể tái hòa tan nếu có sự thay đổi pH trong đất (Đỗ Thị Thanh Ren, 2003).
Hàm lượng lân trong đất có thể thay đổi từ 0.02 – 0.5%, trung bình là 0.05%.
Chất lân trong đất ở dưới bốn dạng: (1) lân dưới dạng ion và hợp chất trong dung dịch
đất, (2) lân hấp phụ trên các thành phần đất vô cơ, (3) các dạng lân khoáng gồm các
tinh thể và vô định hình, (4) lân trong thành phần của chất hữu cơ. Tổng lượng lân trên
lớp đất mặt trung bình 1000 kgP/ha, không lớn lắm so với lượng cây trồng lấy đi hàng
năm từ 10 – 40 kg P/ha. Điều này đặc biệt đúng khi một lượng lân lớn hiện diện dưới
dạng lân khoáng không hữu dụng cho sự hấp thu của cây (Barber và ctv, 1995).

4


1.1.3 Lân tổng số.
Tổng số các hợp chất lân trong đất, dù kết hợp với cation nào, ở dạng nào, hữu
cơ hoặc vô cơ gộp lại thành “lân tổng số” của đất, thể hiện bằng hàm lượng tổng số
P2O5 (Lê Văn Căn, 1985). Do đó lân tổng số chỉ cho chúng ta biết được tổng lượng lân
trong đất mà không cho biết khả năng cung cấp lân cho cây trồng, vì lân trong đất được

kiểm soát bởi nhiều yếu tố môi trường, có thể bị giữ lại bởi các hợp chất khó tan như
phosphate sắt nhôm. Mặc khác các loại cây trồng khác nhau thì khả năng sử dụng lân
cũng khác nhau. Các đất có hàm lượng lân tổng số khác nhau, đặc biệt ở Việt Nam
hàm lượng lân tổng số rất thấp. Nhưng xét về phì nhiêu thực tế thì lân tổng số không có
ý nghĩa gì nhiều, vì đại bộ phận lân tổng số ở dạng khó tiêu đối với thực vật (Nguyễn
Tử Siêm và ctv, 2000). Mức độ lân tổng trong đất được thể hiện ở bảng 1.1.
Bảng 1.1 : Đánh giá lân tổng số trong đất (Lê Văn Căn, 1979)

STT

Mức độ

P2O5%

P2O5 Kg/ha (từ 0–25cm)

1

Rất nghèo

0.01

300

2

Nghèo

0.0 1 – 0.05


300 – 1500

3

Trung bình

0.05 – 0.1

1500 – 3000

4

Giàu

0.1 – 0.2

3000 – 6000

5

Rất giàu

0.2

6000

Đất vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long nhìn chung nghèo lân tổng số, hàm lượng
lân trung bình của các nhóm đất chính là 0.06% P2O5. Đất phù sa nhiễm mặn có hàm
lượng lân tổng số khá 0.088% P2O5. Đất phù sa sông Hồng có hàm lượng lân tổng số
và lân dễ tiêu nhiều hơn vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (Đỗ Thị Thanh Ren, 1999).

Đánh giá lân trong đất vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long được thể hiện ở bảng 1.2.

5


Bảng 1.2 Đánh giá lân trong đất vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (Kuyma, 1976)
STT

Mức độ

% P2O5

1

Rất nghèo

0.03

2

Nghèo

0.03 – 0.06

3

Trung bình

0.06 – 0.08


4

Khá

0.08 – 0.13

5

Giàu

0.13

Bảng 1.3 Hàm lượng lân tổng số trên tầng mặt của các nhóm đất chính lượng lân tổng số trên
tầng mặt của các nhóm đất chính.
Nhóm đất

Hàm lượng P2O5 (%)
Trung bình

Thấp nhất

Cao nhất

Phèn

0.053

0.017

0.150


Phèn nhiễm mặn

0.061

0.022

0.131

Phù sa

0.060

0.011

0.236

Phù sa nhiễm mặn

0.088

0.028

0.293

Lân hữu cơ
Lân hữu cơ được tìm thấy trong đất mùn, lá cây và các dư thừa thực vật và động
vật đất vì đây là dạng liên kết với chất hữu cơ nên nó được tìm thấy chủ yếu ở lớp đất
mặt. Hàm lượng lân trong đất thay đổi tùy theo loại đất và gia tăng với hàm lượng chất
hữu cơ theo thứ tự sau: đất cát < đất sét < đất than bùn (Đỗ Thị Thanh Ren, 2004).

Các hợp chất hữu cơ chứa lân gồm có: phitin, axit nucleic, phosphatit,
sacarophosphat…và các vi sinh vật đất. Lân được tích lũy trong đất nhờ sự tích lũy
sinh học, vì vậy trong đất mặt thường chứa nhiều lân hữu cơ hơn các tầng dưới sâu. Tỷ

6


lệ lân hữu cơ phụ thuộc chủ yếu vào hàm lượng mùn trong đất và dao động trong
khoảng từ 10 – 50% của lân tổng số (Trần Văn Chính và ctv, 2006).
Dạng lân hữu cơ trong đất biến động từ 10 – 15% lân tổng số bao gồm các
phytin, nucleoprotein, lectin, hợp chất mùn và các chất acid hữu cơ chứa lân, các acid
mùn chứa từ 4 – 5% lân trong điều kiện thuận lợi có thể giải phóng từ 15 – 20 kg
lân/ha/năm (Nguyễn Tử Siêm và ctv, 2000).
Theo Nguyễn Chí Thuộc và ctv (1974), dạng lân hữu cơ trong đất phổ biến là
phytate chiếm 50% tổng số lân hữu cơ. Ở đất chua lân hữu cơ chủ yếu là dạng nhôm
phytate, sắt phytate, còn ở đất trung tính chủ yếu là canxiphytate. Canxiphytate hòa tan
trong acid và không hòa tan trong môi trường trung tính và môi trường kiềm, trái lại
phytate nhôm và sắt không hòa tan trong dung dịch acid nhưng hòa tan trong môi
trường kiềm (Đỗ Thị Thanh Ren, 2004).
Ngoài ra lân trong đất còn tồn tại ở cơ thể sinh vật nhưng cây không thể hút trực
tiếp được, đến khi vi sinh vật chết đi và cơ thể của chúng bị khoáng hóa cây mới hút
được (Nguyễn Chí Thuộc và ctv, 1974).
Lân vô cơ (lân khoáng)
Hàm lượng lân vô cơ trong đất thường cao hơn lân hữu cơ, ngoại trừ trên các
loại đất hữu cơ, hàm lượng lân vô cơ gia tăng theo phẫu diện (Đỗ Thị Thanh Ren,
2004). Lân vô cơ chiếm khoảng 80% lân tổng số, bao gồm phosphate K, Na, NH4, Ca,
Mg, Fe, Al… đây là những sản phẩm do phong hóa đá mẹ, do phân giải chất hữu cơ
hoặc do sự chuyển biến phân lân từ ngoài vào. Dạng dễ tan là phosphate của cation hóa
trị 1 (KH2PO4; NaH2PO4), hay phosphate của kim loại kiềm thổ, phosphate Ca, Mg ở
dạng khó tan (CaHPO4; MgHPO4; Ca(PO4)2; Mg3(PO4)2) và còn có thể ở dạng

hydroxyt apatit (Ca5(PO4)3OH) khó tan hơn (Nguyễn Vy và Trần Khải, 1978), lân vô
cơ nằm dưới dạng muối phosphate. Ở đất chua giàu sắt, nhôm là các phosphate sắt
nhôm, đất kiềm là các phosphate canxi và phosphate magiê, đất mặn còn có thể xuất
hiện phosphate nitric (Vũ Hữu Yêm, 1995).
1.1.4 Lân dễ tiêu.
Lân dễ tiêu được định nghĩa là phần hợp chất vô cơ chứa lân trong đất, có khả
năng hòa tan trong nước hoặc trong các dung môi yếu như acid vô cơ có nồng độ thấp,
các muối kiềm như carbonate... Phần lân đó cây trồng có thể hấp thu được dễ dàng
(Nguyễn Vi và Trần Khải, 1978).

7


Lân dễ tiêu trong đất là một chỉ tiêu dao động và không ổn định ngay cả trong
một thời gian ngắn, ở ngay trong một loại đất. Mặc dù vậy lân dễ tiêu cũng là một chỉ
tiêu đánh giá độ phì của đất rất quan trọng không thể thiếu được. Vì nếu hàm lượng lân
dễ tiêu cao thì đất có khả năng cung cấp lân nhanh và việc thu hút chất lân của bộ rễ
được thuận lợi (Lê Văn Căn, 1985).
Nhưng lân dễ tiêu trong đất là một chỉ tiêu tương đối phức tạp nó chịu sự tác
động mạnh mẽ của điều kiện môi trường, của vi sinh vật trong đó pH và các kim loại
như: Fe, Al, Mn, Ca cũng như các tinh khoáng silicat và các hydroxyt của các kim loại
trên có vai tṛ hết sức quan trọng đối với sự hữu dụng của lân (Lê Văn Căn, 1985). Chỉ
tiêu lân dễ tiêu phản ánh khá trung thực nhu cầu bón lân cho lúa. Theo Chang và
Jackson (1957), thì lân dễ tiêu trong đất gồm các dạng chính sau đây:
− Những phân tử riêng lẽ của H3PO4 trong dung dịch đất và trong nước tưới.
− Những phosphate dễ hòa tan trong nước của các kim loại có hóa hóa trị 1 (NH4,
K, Na) với các gốc H2PO4-, HPO42-, PO43-.
− Những phosphate của kim loại đa hóa trị như Ca, Mg, Al, Fe với ion H2PO4.
− Những ion H2PO4-, HPO42-, PO43- hấp phụ trên bề mặt keo đất.
− Các phosphate Ca, Mg, Fe, Al… lúc mới thành lập.

− Các phosphate Fe – P, AlP bị khử hóa trong đất ở điều kiện yếm khí.
Các dạng của lân dễ tiêu được sắp xếp theo thứ tự giảm dần độ hòa tan của
chúng trong nước và mức độ hữu dụng của chúng đối với cây trồng. Hàm lượng lân dễ
tiêu trong dung dịch đất và trong cây thay đổi rất lớn tùy thuộc vào tính chất của đất,
nhiệt độ môi trường, hàm lựong lân tổng số, quá trình hình thành và phát sinh của đất
cũng như loại cây trồng trên đó. Theo Lê Văn Căn (1985), thì lân dễ tiêu trong đất rất
dễ bị kết tủa: ở đất kiềm nó dễ bị kết tủa ở dạng phosphate canxi, ở đất chua dễ bị kết
tủa dưới dạng phosphate sắt nhôm. Vì vậy lượng phosphate hòa tan khi tan bón vào đất
không bao lâu sẽ chuyển thành những dạng khó hòa tan hơn, và càng ít hòa tan thì càng
chậm tiêu, khó được cây hút. Canxiphossphate dễ dàng biến đổi thành lân dễ tiêu hơn
là sắt, nhôm phosphate (Nguyễn Chí Thuộc và ctv, 1974).

8


Sau đây là một số thang đánh giá lân dễ tiêu trong đất theo nhiều phương pháp
khác nhau:
Bảng 1.4 Đánh giá hàm lượng lân dễ tiêu theo phương pháp Bray 2 (0.1M HCl + 0.03 NH4F)
(Trang 1982).
ppm P

Đánh giá

<20

Thấp

20 – 40

Trung bình


40 – 100

Cao

>100

Dư thừa

Bảng 1.5 Đánh giá hàm lượng lân dễ tiêu theo phương pháp Bray 1 (0.025 MHCl +0.03
NH4F) (Trang 1982)
Ppm P

Đánh giá

<3

Rất thấp

3–7

Thấp

7 – 20

Trung bình

>20

Cao


Bảng 1.6 Đánh giá hàm lượng lân dễ tiêu theo phương pháp Olsen (Cotteni và ctv)
P (ppm)

Đánh giá

<5

Rất thấp

5 – 10

Thấp

10 – 18

Trung bình

18 – 25

Cao

>25

Rất cao

9


1.1.5 Sự lưu tồn lân trong đất

Cây trồng thường không sử dụng hết lượng dinh dưỡng đã được cung cấp trong
một vụ, lượng dư thừa này cho các vụ sau gọi là sự lưu tồn. Sự lưu tồn phụ thuộc và rất
nhiều yếu tố, lượng phân cung cấp, khả năng hấp thu của cây trồng, đặc tính đất
(Wilmal. Marquer và ctv, 1991 – 1992). Với các ảnh hưởng của lưu tồn dưỡng chất
giúp giảm bớt lượng phân bón cho cây trồng trong các mùa vụ kế tiếp và do đó giảm
chi phí sản xuất.
Theo Rayding và ctv (1984) thì các đáp ứng của cây trồng đối với phân lân được
đánh giá bằng sự gia tăng tổng lượng lân hấp thu của cây. Khả năng hấp thu dưỡng
chất N, P, K được dùng đễ đánh giá sự hữu dụng của N, P, K trong đất và có thể xác
định sự lưu tồn của những dưỡng chất này được bón trong mùa vụ trước.
Theo Colwell (1985) lưu tồn lân đã làm giảm sự hấp thu lân từ phân bón vào khi
gia tăng mức độ cung cấp phân thì khả năng hấp thu của cây trồng đối với các chát lân
lưu tồn vẫn không bị ảnh hưởng. Do đó, dưới ảnh hưởng của lưu tồn lân, lượng phân
lân cần thiết cung cấp cho cây trồng giảm một cách có ý nghĩa (Rai và ctv, 1984).
Để xác định các mức độ lưu tồn, có thể dùng phương pháp phân tích đất hoặc bố
trí thí nghiệm về phân bón (Colwell, 1985). Nhiều kết quả thí nghiệm cho thấy, sự lưu
tồn của các loại phân bón có ảnh hưởng rất tốt đến sinh trưởng và năng suất đối với hầu
hết các loại cây trồng.
Theo Borzic (1985) ảnh hưởng dinh dưỡng từ vụ lúa mì sang vụ bắp của các
loại phân hổn hợp N, P, K đã ảnh hưởng tốt đến năng suất bắp. Với các ảnh hưởng của
tổ hợp phân bón 60kg N – 60kg P2O5 – 40kg K2O ha-1 cung cấp cho vụ lúa mì sang vụ
bắp trồng tiếp theo đã cho thu được từ 1.8kg hạt bắp trên kg NPK bón trong vụ trước.
Tương tự 2.1kg hạt bắp thu được từ kg NPK ở tổ hợp bón 90kg N – 90kg P2O5 – 60kg
K2O ha-1 và 3.1kg hạt bắp trên kg NPK từ mức bón 120kg N – 120kg P2O5 – 80kg K2O
ha-1 cung cấp cho lúa mì vụ trước. Theo Velayudham và ctv (1987) thì hàm lượng dinh
dưỡng lưu tồn thay đổi tùy theo cơ cấu canh tác của cây trồng.

10



Lân là chất dinh dưỡng chịu sự tác động của tính chất đất nhiều nhất, do đó sự
hữu dụng của lân lưu tồn cũng thay đổi tùy theo loại đất canh tác khác nhau. Wimal
Marquez và ctv, (1992) đã tiến hành thực nghiệm để so sánh ảnh hưởng của sự lưu tồn
phân bón và hiệu quả lưu tồn của phân lân trên 3 loại đất: đất thịt, thịt pha cát và thịt
pha sét. Cả 3 loại đất này đều cho hiệu quả của sự lưu tồn lân rất thấp.
Theo Wagar (1980) gần 1/2 lượng lân lưu tồn dưới dạng hữu dụng này thay đổi
tùy theo loại đất với các tỷ lệ khác nhau.
Ở ĐBSCL, hiệu quả của lân lưu tồn có thể ảnh hưởng đến vụ lúa thứ 3 (trồng ở
đất phèn Hòa An) với với mức bón 90 kg P2O5/ha kết hợp với 120 kg N/ha ở vụ đầu và
các vụ sau không bón lân, năng suất liên tục của 2 vụ lúa sau khác nhau không có ý
nghĩa so với các nghiệm thức có bón lân mỗi vụ (Võ Thị Gương và ctv, 1995).
1.2 ĐẶC TÍNH CỦA CÂY BẮP
1.2.1 Rễ
Rể mầm: xuất hiện khi hột nẩy mầm (2 – 3 ngày sao khi gieo), gồm một rễ
chính (có thể phân nhánh) có thể mọc sâu đến 20 – 30 cm, nếu đất tốt. Rễ này giữ
nhiệm vụ cung cấp nước và một phần chất dinh dưỡng cho cây trong 2 – 3 tuần đầu.
Rễ thứ cấp: mọc từ mắt của diệp tiêu, ở đầu trục thượng diệp. Rễ thứ cấp gồm 2
– 4 rễ, mọc 1 – 2 ngày sau khi gieo mầm. Rễ này thường không phân nhánh, mọc
nghiêng một góc 25 – 300 so với mặt đất, sâu 30 – 40cm. Rễ thứ cấp giữ nhiệm vụ
cung cấp nước và nuôi cây con. Rễ này ít quan trọng nêu gieo cạn.
Rễ chum (rễ thật sự): mọc từ 3 – 5 đốt than đầu tiên, thường là dưới mặt đất.
Nhờ sự thay đổi của chiều dài trục thượng diệp (tùy độ sâu khi gieo), vị trí phát sinh
của rễ chum và rễ thứ cấp hầu như không cách biệt lắm so với mặt đất. Rễ chum giữ
nhiệm vụ chính trong việc cung cấp nước và dưỡng liệu cho cây, từ khi cây bắp được 4
– 5 lá cho đến suốt quá trình sinh trưởng (Giáo trình mô đun đặc điểm cây ngô, Bộ
nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2011).
Rễ khí sinh (rễ nạng, rễ chân kiềng): mọc từ các đốt than trên không (nơi gần
mặt đất) từ 30 ngày sao khi gieo trở đi (Giáo trình mô đun đặc điểm cây ngô, Bộ nông
nghiệp và phát triển nông thôn, 2011).
11



×