Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

nghiên cứu ảnh hưởng của ô nhiễm không khí và tiếng ồn đến tập tính và đời sống của loài dơi khu vực chùa dơi (mahatup) thành phố sóc trăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.69 MB, 60 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƢỜNG & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ VÀ
TIẾNG ỒN ĐẾN TẬP TÍNH VÀ ĐỜI SỐNG CỦA LOÀI DƠI
KHU VỰC CHÙA DƠI (MAHATUP)
THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG

Sinh viên thực hiện
NGUYỄN MAI HOÀNG TÙNG

Cán bộ hƣớng dẫn
ThS. LÊ VĂN DŨ

Cần Thơ, 12/2013

3103789


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƢỜNG & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ VÀ


TIẾNG ỒN ĐẾN TẬP TÍNH VÀ ĐỜI SỐNG CỦA LOÀI DƠI
KHU VỰC CHÙA DƠI (MAHATUP)
THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG

Sinh viên thực hiện
NGUYỄN MAI HOÀNG TÙNG

Cán bộ hƣớng dẫn
ThS. LÊ VĂN DŨ

Cần Thơ, 12/2013

3103789


LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện hoàn chỉnh đề tài luận văn này, em xin chân thành cảm ơn quý
Thầy Cô khoa Môi trƣờng & Tài nguyên thiên nhiên nói chung, và quý Thầy Cô bộ
môn Quản lý môi trƣờng và Tài nguyên thiên nhiên nói riêng đã truyền đạt kiến thức,
kinh nghiệm và tận tình chỉ bảo để em có thể hoàn thiện luận văn này.
Cảm ơn sự giúp đỡ và dìu dắt tận tình của Cô Bùi Thị Bích Liên, là cán bộ
hƣớng dẫn và cũng là Cố vấn học tập của em trong suốt thời gian học tập tại trƣờng
Đại học Cần Thơ. Nhờ sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của Cô giúp em có thể thực hiện
tốt đề tài luận văn tốt nghiệp.
Em xin cảm ơn Thầy Lê Văn Dũ, Thầy Huỳnh Long Toản đã tận tình hƣớng
dẫn và chia sẻ các kinh nghiệm và kiến thức hỗ trợ em trong quá trình thực hiện đề tài.
Em cũng xin cảm ơn các anh chị khóa trên, các bạn trong lớp Quản lý môi
trƣờng K36 đã khích lệ, động viên và hỗ trợ em trong quá trình thực hiện luận văn.
Xin cảm ơn quý anh, chị và ban lãnh đạo Phƣờng 3, thành phố Sóc Trăng, anh
chị thuộc Sở khoa học và công nghệ tỉnh Sóc Trăng, ban trị sự chùa Dơi,… đã nhiệt

tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuật lợi cho em trong quá trình làm luận văn tốt nghiệp.
Em xin gửi lời cảm cảm ơn chân thành đến lãnh đạo Khoa Môi trƣờng & Tài
nguyên thiên nhiên cùng tất cả thầy cô trong khoa.
Chân thành cảm ơn.
Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2013

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Mai Hoàng Tùng


TÓM TẮT
Chùa Dơi (Mahatup) – thành phố Sóc Trăng là một điểm tham quan du lịch độc
đáo của tỉnh Sóc Trăng. Du khách đến tham quan chùa ngoài cúng bái, tham quan chùa
Dơi, tham gia các lễ hội văn hóa của ngƣời Khmer, còn đến để đƣợc tận mắt nhìn thấy
đàn dơi hàng ngàn con treo ngƣợc mình trong khuôn viên chùa. Tuy nhiên trong
những năm gần đây, số lƣợng cá thể dơi tại chùa Dơi suy giảm nhanh chóng, chỉ còn
nhìn thấy đƣợc ở một phần sân nhỏ tại chùa. Chính vì lẽ đó mà đề tài “Nghiên cứu ảnh
hƣởng của ô nhiễm không khí và tiếng ồn đến tập tính và đời sống của loài dơi khu
vực Chùa Dơi (Mahatup), thành phố Sóc Trăng” đã đƣợc thực hiện, với nội dung đề tài
có thể giúp xác định đƣợc ảnh hƣởng của ô nhiễm không khí đối với loài dơi, từ đó tìm
ra nguyên nhân làm suy giảm số lƣợng dơi và đƣa ra các biện pháp bảo tồn cụ thể.


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN

TÓM TẮT
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................................i
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................ii
CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU ........................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ......................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 1
1.2.1. Mục tiêu tổng quát ....................................................................................... 1
1.2.1. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................ 1
1.3. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................... 1
CHƢƠNG 2 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU........................................................................ 3
2.1. Giới thiệu chung ................................................................................................ 3
2.1.1. Thành phố Sóc Trăng .................................................................................. 3
2.1.2. Sơ lƣợc về chùa Dơi - Mahatup ................................................................... 4
2.1.3. Festival đua ghe ngo lần thứ nhất 2013 ........................................................ 8
2.1.4. Sơ lƣợc về đàn dơi tại chùa Dơi (Mahatup) – Sóc Trăng............................ 10
2.1.5. Hiện trạng đàn dơi ..................................................................................... 12
2.1.6. Ảnh hƣởng của ô nhiễm ánh sáng và tiếng ồn đối với loài dơi ................... 13
2.2. Các tác nhân gây ô nhiễm ................................................................................ 15
2.2.1. Cacbon monoxit (CO) ............................................................................... 15
2.2.2. Nitơ đioxit (NO2)....................................................................................... 16
2.2.3. Bụi ............................................................................................................ 18
2.2.4. Tiếng ồn .................................................................................................... 18
2.2.5. Ô nhiễm ánh sáng ...................................................................................... 19
CHƢƠNG 3 PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 22
3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .................................................................... 22
3.2. Phƣơng tiện nghiên cứu ................................................................................... 22
3.2.1. Máy đo tiếng ồn Noise Meter Testo 815 .................................................... 22
3.2.2. Máy đo khí độc IBRID MX6 ..................................................................... 23
3.2.3. Máy đo bụi KANOMAX ........................................................................... 25
3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................. 26

3.3.1. Phƣơng pháp thừa kế ................................................................................. 26
3.3.2. Phƣơng pháp khảo sát thực địa .................................................................. 26


3.3.3. Đo đạc ô nhiễm không khí MTXQ tại khu vực Chùa Dơi – Sóc Trăng ...... 26
3.3.4. Đo đạc ô nhiễm tiếng ồn MTXQ tại khu vực Chùa Dơi – Sóc Trăng ......... 26
CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................... 28
4.1. Kết quả phỏng vấn hộ dân sinh sống xung quanh khu vực chùa Dơi – Sóc Trăng
............................................................................................................................... 28
4.1.1. Đời sống và tập tính của đàn dơi................................................................ 28
4.1.2. Thay đổi về số lƣợng đàn dơi .................................................................... 29
4.2. Chất lƣợng môi trƣờng không khí xung quanh khu vực chùa dơi ..................... 33
4.2.1. Tiếng ồn .................................................................................................... 35
4.2.2. Bụi ............................................................................................................ 37
4.2.3. Khí NO2 và khí CO.................................................................................... 38
4.3. Đánh giá chất lƣợng môi trƣờng không khí xung quanh khu vực chùa Dơi – Sóc
Trăng ...................................................................................................................... 39
CHƢƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................... 42
5.1. Kết luận ........................................................................................................... 42
5.2. Kiến nghị ......................................................................................................... 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 44
PHỤ LỤC


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Sóc Trăng................................................................ 4
Hình 2.2: Chính điện chùa Dơi sau hỏa hoạn ............................................................... 7
Hình 2.3: Chính điện chùa Dơi đã đƣợc xây dựng lại ................................................... 8
Hình 2.4: Các đội ghe nam đang tập kết chuẩn bị cuộc đua .......................................... 9
Hình 2.5: Ảnh dơi (trái) và cấu trúc cơ thể dơi (phải) ................................................. 10

Hình 2.6: Dơi treo ngƣợc mình tại chùa ..................................................................... 11
Hình 2.7: Đàn dơi đi kiếm ăn ..................................................................................... 13
Hình 2.8: Các vị trí khảo sát ảnh hƣởng của ánh sáng và tiếng ồn đến dơi ................. 14
Hình 3.1: Máy đo tiếng ồn Noise Meter Testo 815 ..................................................... 22
Hình 3.2: Máy đo khí độc IBRID MX6 ...................................................................... 23
Hình 3.3: Máy đo bụi KANOMAX 3887 ................................................................... 25
Hình 4.1: Biểu đồ ý kiến ngƣời dân về việc đàn dơi thay đổi số lƣợng theo mùa........ 29
Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện ý kiến ngƣời dân về sự thay đổi số lƣợng cá thể đàn dơi .. 29
Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện ý kiến ngƣời dân về nguyên nhân gây suy giảm số lƣợng cá
thể dơi........................................................................................................................ 30
Hình 4.4: Nhà hàng khu du lịch chùa Dơi .................................................................. 31
Hình 4.5: Đốn cây trong khu vực dơi sinh sống ......................................................... 32
Hình 4.6: Biểu đồ ý kiến ngƣời dân về nguyên nhân .................................................. 32
Hình 4.7: Biểu đồ ý kiến ngƣời dân về thời gian gây nhiều tiếng ồn .......................... 33
Hình 4.8: Vị trí thu mẫu ............................................................................................. 34
Hình 4.9: So sánh độ ồn giữa các điểm đo ................................................................. 35
Hình 4.10: So sánh độ ồn giữa các lần đo .................................................................. 36
Hình 4.11: So sánh nồng độ bụi tại các điểm đo ......................................................... 37
Hình 4.12: So sánh nồng độ bụi giữa các lần đo ......................................................... 38
Hình 4.13: Cổng chùa với bảng cấm và nhân viên bảo vệ .......................................... 39
Hình 4.14: Diễn biến mức ồn trung bình trong 3 đợt đo ............................................. 40
Hình 4.15: Diễn biến nồng độ bụi trung bình trong 3 đợt đo ...................................... 40

i


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Các triệu chứng xuất hiện tƣơng ứng các nồng độ Hb.CO trong máu ......... 15
Bảng 2.2: Các ảnh hƣởng đến sức khỏe của CO ......................................................... 16
Bảng 2.3: Tác hại của NO2 phụ thuộc vào nồng độ và thời gian tiếp xúc.................... 17

Bảng 2.4: Tác hại của tiếng ồn phụ thuộc vào thời gian tiếp xúc và mức âm .............. 19
Bảng 4.1: Vị trí thu mẫu ............................................................................................ 34
Bảng 4.2: Kết quả đo tiếng ồn (dB) ............................................................................ 35
Bảng 4.3: Kết quả đo nồng độ bụi (µg/m3) ................................................................. 37

ii


CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề
Chùa Dơi (Mahatup) – Sóc Trăng thu hút du khách bởi các hoạt động tín
ngƣỡng, tôn giáo, ngoạn cảnh trong không gian thanh tịnh, ngắm nhìn những kiến trúc,
hoa văn đặc trƣng của đồng bào Khmer Nam Bộ, đặc biệt là tận mắt nhìn đàn dơi tự
nhiên hàng ngàn con ngụ cƣ trong khuôn viên chùa.
Hình ảnh đàn dơi bay đi kiếm ăn vào ban đêm, cũng nhƣ hình ảnh đàn dơi treo
ngƣợc mình nghỉ ngơi trên những cành cây trong không gian chùa từ lâu đã trở thành
một nét đặc sắc của tỉnh Sóc Trăng, thu hút du khách tới tham quan. Tuy nhiên, trong
những năm gần đây, lƣợng dơi trong chùa suy giảm mạnh. Theo lời của những nhà sƣ
trong chùa, vào thời điểm năm 2000 lƣợng dơi trong chùa khoảng 10.000 con, song
hiện nay, lƣợng dơi trong chùa chỉ còn khoảng trên dƣới 1.000 con.
Việc đàn dơi suy giảm về số lƣợng có thể do nhiều nguyên nhân nhƣ: di cƣ nơi
khác do chất lƣợng môi trƣờng sống thay đổi, do thiếu nguồn thức ăn, hoặc do nạn săn
bắt trộm dơi để cung cấp cho các nhà hàng, quán ăn.
Để xác định nguyên nhân gây suy giảm số lƣợng đàn dơi tại chùa Mahatup, đề
tài “Nghiên cứu ảnh hƣởng của ô nhiễm không khí và tiếng ồn đến tập tính và đời
sống của loài dơi khu vực Chùa Dơi (Mahatup), thành phố Sóc Trăng” đƣợc thực
hiện nhằm nghiên cứu ảnh hƣởng của ô nhiễm không khí và tiếng ồn đối với loài dơi,
từ đó đƣa ra các giải pháp khắc phục phù hợp.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát

Xác định ảnh hƣởng của môi trƣờng không khí xung quanh đối với đời sống và
tập tính của đàn dơi tại chùa Dơi – thành phố Sóc Trăng. Đề ra các giải pháp để bảo
tồn đàn dơi.
1.2.1. Mục tiêu cụ thể
- Xác định đƣợc các tác động của tiếng ồn do hoạt động du lịch và dịch vụ phục
vụ du khách đến đời sống của loài dơi.
- Xác định đƣợc các tác động của ô nhiễm không khí do hoạt động du lịch và
dịch vụ tại chùa đến đời sống của loài dơi
- Đề xuất các giải pháp khả thi để hạn chế tác động tiêu cực của ô nhiễm không
khí và tiếng ồn đến đời sống đàn dơi tại Chùa Dơi.
1.3. Nội dung nghiên cứu
- Thu thập tài liệu liên quan đến ảnh hƣởng của tiếng ồn đến hành vi và tập tính
của loài dơi.
- Truy khảo các nghiên cứu trƣớc đây liên quan đến mức độ ô nhiễm không khí
và các tác động tiêu cực đã đƣợc ghi nhận đối với đời sống của loài dơi.
- Đo đạc tiếng ồn, thu mẫu và phân tích các chỉ tiêu ô nhiễm không khí tại khu
vực nghiên cứu vào các ngày bình thƣờng và các ngày rằm, ngày lễ hội.
1


- So sánh kết quả phân tích, đo đạc tại khu vực nghiên cứu, đánh giá chất lƣợng
môi trƣờng không khí xung quanh khu vực dơi sinh sống tại chùa Dơi – Sóc
Trăng.

2


CHƯƠNG 2 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1. Giới thiệu chung
2.1.1. Thành phố Sóc Trăng

Sóc Trăng là tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nằm trong vùng hạ
lƣu sông Hậu, trên trục lộ giao thông thủy bộ nối liền thành phố Hồ Chí Minh với các
tỉnh miền Tây Nam bộ. Sóc Trăng cách thành phố Hồ Chí Minh 231km, cách Cần Thơ
62km; nằm trên tuyến Quốc lộ 1A nối liền các tỉnh Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà
Mau. Quốc lộ 60 nối Sóc Trăng với các tỉnh Trà Vinh, Bến Tre và Tiền Giang. Một
thuận lợi của tỉnh là có bờ biển dài 72km và 03 cửa sông lớn Định An, Trần Đề, Mỹ
Thanh đổ ra Biển Đông.
Thành phố Sóc Trăng trực thuộc tỉnh Sóc Trăng, thành lập tháng 02/2007 với
10 đơn vị hành chính (từ phƣờng 1 đến phƣờng 10). Thành phố có số lƣợng chùa Phật
lớn trong cả nƣớc với 54 đình, chùa. Diện tích tự nhiên là 7.649ha, dân số trên 173.900
ngƣời, trong đó có trên 60% ngƣời Kinh, ngƣời Khmer chiếm 23,4% và ngƣời Hoa
chiếm 16,4%. Những năm gần Thành phố đã thu hút ngày càng đông du khách trong
và ngoài nƣớc đến tham quan du lịch bởi có nét đặc trƣng rất đặc sắc xuất phát từ
truyền thống đoàn kết, gắn bó, sự hòa quyện giao thoa văn vời của ba dân tộc Kinh,
Hoa, Khmer.

3


Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Sóc Trăng
(nguồn: )

2.1.2. Sơ lƣợc về chùa Dơi - Mahatup
Phƣờng 3 là một địa bàn khá rộng, với diện tích tự nhiên lên đến 617,3 ha; với
4.843 hộ dân sinh sống, và 3 dân tộc Kinh – Hoa – Khmer sống đan xen với nhau, là
địa bàn có nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Khóm 9 có dân cƣ là 418 hộ, 2.030 nhân khẩu, trong đó: dân tộc Kinh 285 hộ,
chiếm tỷ lệ 14,09%; dân tộc Hoa 110 hộ, chiếm tỷ lệ 5,41%; dân tộc Khmer 1.635 hộ,
chiếm tỷ lệ 80,5%. Dân cƣ khóm 9 đa phần là đồng bào Khmer, sống chủ yếu bằng
nghề nông nghiệp, đan lát, buôn bán...1

Chùa Dơi nằm trong địa bàn thành phố Sóc Trăng, thuộc khóm 9, phƣờng 3,
thành phố Sóc Trăng. Đông giáp khu dân cƣ, Tây giáp khu dân cƣ, Nam giáp đồng
ruộng, Bắc giáp lộ Mai Thanh Thế tiếp giáp đƣờng Lê Hồng Phong, thành phố Sóc
Trăng.
Chùa Dơi tên thật là Wathserâytêchô - Mahatup (phiên âm từ tiếng Khmer). Về
sau đồng bào Kinh và Hoa đọc trại từ Mahatup thành “Mã Tộc”. Cho nên cũng có
1

Nguồn: Báo cáo thực trạng công tác quản lý và phát huy giá trị di tích tại khu di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc
gia chùa Mahatup (chùa Dơi) của UBND phƣờng 3 Sóc Trăng

4


nhiều ngƣời gọi là: “Chùa Mã Tộc”. Ngoài ra dân gian còn gọi là chùa Dơi bởi vì ở
đây có sự lƣu trú của hàng ngàn con dơi bám trên các cây dầu, cây điệp bên trong
chùa. Từ “Mã Tộc” cũng chính là địa danh (tính từ ngã ba đƣờng cho đến lối rẽ vào
Chùa Dơi) coi nhƣ là một làng nhỏ.
Đây là một công trình tôn giáo – văn hóa, nơi hành hƣơng của các phật tử, hàng
năm có hơn 200.000 phật tử tập trung về chùa. Đây còn là nơi tập trung sinh sống và
phát triển của loài dơi Quạ, yếu tố thu hút du khách tham quan và nghiên cứu.
Chùa là một tổng thể kiến trúc gồm có: Ngôi chánh điện, Sala, nhà hội của sƣ
sãi và tín đồ, phòng ở của sƣ sãi và trụ trì, các tháp để tro ngƣời chết, phòng khách…
Toàn bộ các công trình toạ lạc trong một khuôn viên rộng có nhiều cây cổ thụ, diện
tích khoảng 04ha.
Ban đầu, chùa đƣợc xây dựng bằng vật liệu tre lá, sau đó đƣợc tôn tạo, sửa
chữa, trùng tu, bằng gạch và lợp mái bằng ngói. Theo thƣ tịch cổ của Chùa còn để lại
có ghi chép: Chùa đƣợc khởi công xây dựng vào từ năm 1569 dƣơng lịch, cách nay
440 năm. Do ông Thạch Út đứng ra xây dựng. Từ trƣớc đến nay chùa đƣợc trùng tu
nhiều lần, gần đây nhất là lần trùng tu từ năm 2007 đến 2009, sau khi xảy ra hỏa hoạn

làm cháy gian chính điện của chùa, với tổng kinh phí lên tới hơn 4 tỷ đồng.
Chùa là nơi sinh hoạt văn hóa, lễ hội, tôn giáo. Ngƣời Khmer có câu “Sống vào
chùa gửi thân, chết vào chùa gửi cốt”, hình ảnh ngôi chùa, sƣ sãi gắn bó sâu sắc đến
cuộc sống hàng ngày của ngƣời dân nơi đây.
Ngƣời Khmer có rất nhiều lễ hội trong năm: Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay,
lễ Phật Đản, lễ An cƣ Kiết hạ, lễ Chấm dứt mùa An cƣ Kiết hạ, lễ Ok Om Bok (lễ
cúng trăng), lễ Rằm tháng Giêng âm lịch, lễ Dâng Y. Mỗi lễ hội có những ý nghĩa
khác nhau, nhiều nghi thức độc đáo diễn ra, và luôn lấy chùa làm trung tâm tổ chức
nghi thức lễ hội. Đến ngày lễ hội, đồng bào dân tộc Khmer quần tụ về chùa tụng Kinh
niệm Phật và nghe giảng kinh, tổ chức vui chơi múa hát và trình diễn các loại hình
nghệ thuật truyền thống chào mừng lễ hội. Gần đây, nhiều lễ hội của bà con Khmer An
Giang, điển hình nhƣ lễ Ok-Om -Bok và hội Đua bò đã đƣợc nâng lên cấp khu vực, tạo
không khí buổi lễ thêm phần náo nhiệt.
Ngoài lễ, Tết thƣờng niên, hàng ngày ngƣời Khmer An Giang cũng đến chùa
bái Phật, dâng cơm cho sƣ sãi; đám cƣới, gả trong gia đình đến chùa mời sƣ sãi, à cha
đến chứng giám… Ngƣời Khmer khi chết không địa táng nhƣ các dân tộc khác mà họ
đem vào chùa hỏa táng. Sau đó lấy cốt gửi vào chùa phụng thờ, ngụ ý để vong hồn
ngƣời chết sớm hôm nghe kinh Phật, kề cận bên ánh hào quang của Phật sớm đƣợc
siêu thoát về cõi Niết Bàn.
Ngoài chức năng sinh hoạt văn hóa, chùa còn có chức năng giáo dục. Ngƣời
Khmer có tập tục con trai lớn lên phải vào chùa tu. Thứ nhất để báo hiếu cho cha, mẹ,
thứ hai là học kinh Phật, hiểu biết về những điều tốt, xấu nhằm trở thành ngƣời có ích.
Sau thời gian tu học, hoàn tục về lại đời thƣờng ngƣời con trai mang theo sự hiểu biết
đã học nơi chùa mà phụ giúp gia đình, đền ơn công dƣỡng dục của cha mẹ, phục vụ xã
hội. Vì vậy từ lâu chùa đảm đƣơng vai trò là ngôi trƣờng dạy nhân cách, tri thức, đạo
đức cho thanh, thiếu niên đáp ứng nhu cầu đời sống xã hội và phong tục. Gần đây,

5



chùa còn dạy kiến thức phổ thông, dạy chữ Việt – Khmer, dạy nhạc ngũ âm lƣu giữ
loại hình văn hóa – nghệ thuật truyền thống của dân tộc.
Công trình kiến trúc tiêu biểu trong quần thể kiến trúc chùa Dơi là ngôi chính
điện. Ngôi chính điện đƣợc xây dựng từ năm 1569 bằng gỗ, trên mái đƣợc lợp lá dừa
nƣớc, từ trƣớc đến nay chùa đƣợc trùng tu nhiều lần. Đặc biệt, năm 1960 ngôi chính
điện đƣợc thay đổi toàn bộ chất liệu, Bê tông đã thay thế gỗ, mái ngói thay lá dừa
nƣớc. Chiều dài 20,8m , chiều rộng 11,3m; ngôi chính điện đƣợc xây dựng trên nền
cao hơn mặt đất tự nhiên 1m bao quanh là đá kết xi-măng nền rộng 30,7m, dài 37m.
Sân chính điện đƣợc trát xi-măng, có vòng rào lan can và bốn ngõ vào. Vòng rào lan
can cách ngôi nhà chính điện mỗi hƣớng là 2,2m. Nền chính điện cao hơn sân chính
điện 0,7m. Mặt bằng chính điện hình chữ nhật trải dài theo hƣớng Đông Tây. Cửa
chính quay ra hƣớng đông. Phần mái chính điện là một kết cấu đặc biệt, gồn bốn hệ
thống mái chồng lên nhau, với khoảng cách nhất định. Trên bốn mái chồng lên nhau
đều có trang trí hình tƣợng con rồng ở các góc. Hình tƣợng rồng của ngƣời Khmer
khác với ngƣời Hoa và ngƣời Việt, đầu rồng có sừng uốn lƣợn, mảnh mai, thân rồng
theo mô típ của loài cá Poon - Co, nên rồng không có chân, trên lƣng giƣơng những
đao mác nhọn, cong về phía đuôi, hình tƣợng rồng đƣợc bố trí theo chiều dài đòn
dong. Mái tiếp giáp với cột trang trí hình tƣợng chim Cay - No, thể hiện sức mạnh nhƣ
chống đỡ cả bầu trời và che chở cho con ngƣời ở trần gian. Bên trong chánh điện có
tƣợng Phật sơn son thiếp vàng, cao khoảng 2m, trên bệ thờ cao khoảng 1,5m đƣợc đắp
nổi nhiều hoa văn hình cánh sen. Ngoài tƣợng Phật lớn còn có nhiều tƣợng Phật nhỏ
khác.
Trên bệ thờ đƣợc làm bằng gỗ sơn son thếp vàng, trang trí hoa văn hình chim
muông, hoa lá theo mô típ đình, chùa truyền thống của ngƣời Việt.
Đặc biệt phía dƣới bệ thờ ở hai bên tƣợng Phật có hai họa tiết hình con dơi đối
xứng nhau. Trần chính điện đƣợc trang trí bằng những mảng tranh sơn dầu hình tiên
nữ đang múa trên bầu trời, làm tăng thêm phần sinh động và trang nghiêm cho nội
thất.
Đối diện với ngôi chính điện về hƣớng Tây là dãy nhà Sa - La (nhà hội của sƣ
sãi), phòng của sƣ trụ trì, phòng khách và rải rác xung quanh ngôi chính điện là những

tháp đựng cốt tro ngƣời chết, mỗi tháp mang dáng kiểu khác nhau. Nhìn chung toàn bộ
quần thể kiến trúc cân đối nhau một cách hài hoà, gọn gàng, những đƣờng nét hoa văn
uyển chuyển đầy ấn tƣợng… toát lên tinh thần lao động cần cù và sáng tạo qua đôi bàn
tay khéo léo của ngƣời Khmer.
Vào lúc 3h ngày 15/8, gian điện chính chùa Dơi (Mahatup), thị xã Sóc Trăng
(tỉnh Sóc Trăng) đã phát hỏa. Ngọn lửa nhanh chóng lan ra thiêu rụi hàng chục tƣợng
phật, 60 cây đèn cầy lớn, các bức màn vải hoa văn trang trí, cửa gỗ, cột, kèo và toàn bộ
mái. Mặc dù ngay sau đó, lực lƣợng phòng cháy chữa cháy tỉnh đã huy động nhiều xe
chữa cháy cùng với sƣ sãi và bà con nhân dân gần chùa dập lửa nhƣng cũng chỉ cứu
giữ đƣợc bốn bức tƣờng ngoài của phần điện chính, còn nội thất (rộng 200 m2) đã bị
thiêu rụi hoàn toàn.

6


Hình 2.2: Chính điện chùa Dơi sau hỏa hoạn
(nguồn: , 2007)

Theo Đại đức trụ trì chùa Dơi - Kim Rêne - nguyên nhân cháy đƣợc cho là do
một trong 60 cây đèn cầy (nến) ngã đổ, cháy lan ra bắt vào các màn vải trang trí sau
khu tƣợng phật.
Tuy trận hỏa hoạn đã thiêu hủy hầu hết chính điện, song việc trùng tu chùa vẫn
đảm bảo không thay đổi kiến trúc nghệ thuật với những mái vòm cong và đỉnh tháp
nhọn vốn khắc họa nên hình ảnh độc đáo của ngôi chùa từ hàng trăm năm trƣớc. Việc
trùng tu đến xây dựng trong chùa đều do chính những bàn tay khéo léo của các sƣ sãi
nơi đây thực hiện, không hề có thuê mƣớn bên ngoài.
Chùa Dơi đƣợc Hiệp hội Du lịch ĐBSCL chọn là một trong bảy điểm dừng
chân tiêu biểu của vùng ĐBSCL, đƣợc Bộ Văn hóa-Thông tin công nhận Di tích nghệ
thuật cấp Quốc gia năm 1999.


7


Hình 2.3: Chính điện chùa Dơi đã đƣợc xây dựng lại
(nguồn: ảnh chụp tại chùa Dơi, 10/2013)

2.1.3. Festival đua ghe ngo lần thứ nhất 2013
Vào 20 giờ ngày 15 tháng 11 năm 2013, lễ khai mạc Festival Đua ghe Ngo
đồng bào Khmer đồng bằng sông Cửu Long - Sóc Trăng lần thứ nhất năm 2013 đã
đƣợc tổ chức long trọng và hoành tráng tại sân khấu khán đài đua ghe bên dòng sông
Maspéro thành phố Sóc Trăng.
Festival Đua ghe Ngo đồng bào Khmer Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) Sóc Trăng lần thứ nhất nhằm tôn vinh nét độc đáo của hội đua ghe Ngo của đồng bào
Khmer của tỉnh Sóc Trăng nói riêng và đồng bào Khmer khu vực ĐBSCL nói chung.
Đây là hoạt động nhằm bảo tồn, phát huy và nâng tầm vóc hội đua ghe Ngo truyền
thống của đồng bào Khmer ĐBSCL. Trong lời phát biểu tại lễ khai mạc, đồng chí Mai
Khƣơng, Chủ tịch hội đồng nhân dân tỉnh, nhấn mạnh: “Lễ hội Ok Om Bok - Đua ghe
Ngo truyền thống của đồng bào Khmer là một trong những lễ hội lớn mang tính nhân
văn sâu sắc, thể hiện sự gắn bó cộng đồng của đồng bào Khmer Nam bộ và tinh thần
đoàn kết, thủy chung của 03 dân tộc Kinh - Khmer - Hoa anh em trong khu vực
ĐBSCL. Năm nay, đƣợc sự cho phép của Thủ tƣớng Chính phủ, hội đua ghe Ngo đƣợc
nâng lên thành Festival Đua ghe Ngo, mang tầm khu vực và quốc gia”. Đồng chí Mai
Khƣơng cho rằng Festival là sự kiện văn hoá, thể thao và du lịch đặc trƣng theo hƣớng
liên kết vùng, nhằm bảo tồn, giữ gìn, phát huy tốt giá trị văn hoá truyền thống độc đáo
của đồng bào Khmer, nâng cao ý thức bảo tồn di sản văn hoá truyền thống của các địa
phƣơng trong khu vực ĐBSCL, góp phần cùng cả nƣớc xây dựng nền văn hoá Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
8


Bên cạnh hoạt động chính là hội đua ghe Ngo, Festival lần này còn diễn ra

nhiều hoạt động phong phú khác mang đậm bản sắc văn hóa Khmer và văn hóa cộng
đồng nhƣ: Lễ Cúng trăng (lễ Ok Om Bok), Hội thi Thả đèn nƣớc (Lôi protip), Liên
hoan Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam bộ, hội chợ thƣơng mại, liên hoan ẩm
thực ba dân tộc Kinh - Khmer - Hoa, hội thi trang phục ba dân tộc, trò chơi dân gian hội thao dân tộc…Đặc biệt, điểm nhấn quan trọng và hấp dẫn nhất trong Festival là
Giải Đua ghe ngo truyền thống của đồng bào Khmer Nam bộ với 62 đội ghe nam và
nữ, tranh tài trong 02 ngày 16 và 17/11 (nhằm ngày 14 và 15/10 âm lịch), là điều kiện
tốt để các đội ghe Ngo các tỉnh trong khu vực có dịp giao lƣu, thi đấu, đua tài, đem
thành tích cao nhất về cho địa phƣơng mình.

Hình 2.4: Các đội ghe nam đang tập kết chuẩn bị cuộc đua
(nguồn: , 2013)

Với đồng bào Khmer, lễ hội Đua ghe Ngo chiếm vị trí vô cùng quan trọng trong
đời sống tâm linh, ghe Ngo đƣợc xem là vị thần bảo vệ sự bình yên, là hiện thân của
sức mạnh phum sóc. Vì có vai trò vô cùng quan trọng nhƣ thế nên ghe Ngo luôn đƣợc
bảo quản rất cẩn thận, đƣợc đặt ở những vị trí trang trọng nhất trong phum sóc. Ngƣời
Khmer tin rằng, trong quá trình thi đấu, ghe Ngo sẽ mang sức mạnh của con vật đƣợc
chọn làm biểu tƣợng. Hai bên thân, mũi và đuôi ghe đƣợc trang trí hoa văn, màu sắc
phù hợp với biểu tƣợng của ghe để tạo nên sức mạnh. Mỗi phum sóc có những biểu
tƣợng khác nhau nhƣ Neak (Rồng), Khla (Hổ), Đom Rây (Voi), Reach Cha Sây (Sƣ
Tử), Nàng Tiên Cá… Mỗi ghe Ngo sẽ có những vị thần bảo hộ nhƣ Srey Khmav,
Konseng Sorya, Kontong Khiev, Chontiev Ok, Chon Tiev Tay…
Hàng năm, lễ hội đua ghe Ngo tại Sóc Trăng đƣợc tổ chức đúng dịp vào dịp
Rằm tháng Ca đấc (tháng 10 Âm lịch của Việt Nam) nhƣ một hoạt động văn hóa
truyền thống tâm linh đặc sắc của đồng bào Khmer. Năm nay, lễ hội Đua ghe Ngo
đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt trở thành “Festival đua ghe Ngo đồng bào
Khmer đồng bằng sông Cửu Long – tỉnh Sóc Trăng lần thứ nhất năm 2013” là một sự
kiện hoạt động văn hóa mang tính cộng đồng rộng lớn ở tầm khu vực - quốc gia, sẽ là
9



ngày hội vui đoàn kết, sáng tạo các giá trị văn hóa, thể thao dân tộc của cộng đồng cƣ
dân ở đồng bằng sông Cửu Long.
Tổ chức Festival Đua ghe Ngo đồng bào Khmer đồng bằng sông Cửu Long –
Sóc Trăng lần thứ nhất vừa tạo ra sản phẩm văn hóa đặc trƣng trực tiếp phục vụ phát
triển du lịch, vừa gắn liền với việc thực hiện mục tiêu bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá
trị truyền thống, vốn quý văn hóa độc đáo của địa phƣơng; góp phần khai thác tiềm
năng du lịch của tỉnh, một ngành kinh tế tổng hợp, mang nội dung văn hóa sâu sắc, đáp
ứng xu thế hội nhập, liên kết phát triển vùng, phù hợp định hƣớng chuyển dịch cơ cấu
kinh tế địa phƣơng theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Tổ chức Festival Đua ghe Ngo đồng bào Khmer đồng bằng sông Cửu Long –
Sóc Trăng lần thứ nhất là sinh hoạt cộng đồng đáp ứng nhu cầu hƣởng thụ và sáng tạo
văn hóa nhân dân. Những yếu tố đặc trƣng của lễ hội Ok Om Bok có giá trị nhân văn
sâu sắc, góp phần giáo dục tình yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trƣờng sống.
Tổ chức Festival Đua ghe Ngo đồng bào Khmer đồng bằng sông Cửu Long –
Sóc Trăng lần thứ nhất không chỉ thể hiện sự tôn vinh di sản văn hóa, nâng cao ý thức
bảo tồn di sản văn hóa truyền thống của địa phƣơng mà còn thể hiện tinh thần đoàn
kết dân tộc, khơi dậy niềm tự hào, tình yêu quê hƣơng, ý thức trách nhiệm xây dựng
Sóc Trăng ngày càng giàu đẹp. Festival là sự tổng kết một giai đoạn hoạt động và
trƣởng thành của sự nghiệp bảo tồn văn hóa tại Sóc Trăng.
Tổ chức Festival Đua ghe Ngo đồng bào Khmer đồng bằng sông Cửu Long –
Sóc Trăng lần thứ nhất là một sự tập dƣợt, tích lũy kinh nghiệm để tổ chức thành công
những lễ hội, sự kiện văn hóa mang tầm khu vực và cao hơn khi mở rộng quy mô tổ
chức Festival đua ghe Ngo quốc tế; góp phần khẳng định tầm vóc, ý nghĩa để từ đó
xây dựng hồ sơ đề nghị công nhận Lễ hội này là đại diện di sản văn hóa thế giới của
Việt Nam.
2.1.4. Sơ lƣợc về đàn dơi tại chùa Dơi (Mahatup) – Sóc Trăng
Loài dơi ở chùa Dơi (Mahatup) – Sóc Trăng có những đặc điểm sau:

Hình 2.5: Ảnh dơi (trái) và cấu trúc cơ thể dơi (phải)

(nguồn: , )

10


Là họ thú có cánh bay, những con lớn nặng từ 700 - 1.000g, cánh của chúng
căng về hai phía dài từ 1,1 m -1,5 m, tốc độ bay nhanh nhất từ 50-60 km/h. Dơi có một
số đặc điểm khác với loài Chim, Dơi là động vật có vú, vú nằm hai bên nách cánh, có
mỏ giống nhƣ loài chó Phóc, miệng có răng rất bén để gặm nhấm. Thức ăn của Dơi là
trái cây, không ăn lúa hay thịt cá. Dơi đi ăn vào ban đêm, ban ngày thì ngủ. Theo
thƣờng lệ hằng năm, bƣớc vào mùa khô, thời tiết nóng nực, thiếu nƣớc, trái cây ít, điều
kiện sinh sống khó khăn, chúng thƣờng tổ chức đi ăn ở xa, những nơi có nhiều trái cây
và nƣớc ngọt. Đôi khi chúng đi tìm thức ăn ở quá xa, không thể bay về Chùa trƣớc lúc
bình minh, Dơi phải ngủ lại nơi đó, và đƣờng về đƣợc tiếp nối từng chặng đƣờng của
tối hôm sau. Những lúc thời tiết nhƣ thế thì đàn Dơi chỉ còn lại ở Chùa 1/3 đàn để giữ
chỗ. Khoảng cuối tháng tƣ, khi thời tiết thay đổi, dơi thay màu lông. Lúc đó dơi quay
về Chùa chuẩn bị cho mùa sinh sản. Từ đó, ngƣời dân xung quanh vùng xem chu kỳ
sinh sản của Dơi nhƣ thời điểm vào mùa - họ chuẩn bị giống, đắp bờ, nhổ cỏ, cày ải,
cuốc bẩm chờ mƣa để gieo hạt.

Hình 2.6: Dơi treo ngƣợc mình tại chùa
(nguồn: )

Dơi không ấp trứng nhƣ loài chim khác, nên chúng không xây tổ. Dơi có hai
chân, mỗi bàn chân có 5 ngón và có móc nhọn cong nhƣ móc câu, trên bả vai mỗi cánh
có một lƣỡi móc, chúng không đứng đậu nhƣ những loài chim khác, mà dùng hai chân
móc lấy cành cây quay lộn đầu xuống treo mình lủng lẳng, kết lại với nhau nhƣ những
chùm trái cây, lúc nào muốn thải phân hay nƣớc thải chúng dùng sức bật mạnh hai
phía cánh tung thân lên, mở móc cánh cấu chặt cành cây giữ thăng bằng và bắt đầu
tuôn nƣớc thải hoặc phân xuống, khi xong chúng lại trở lại trạng thái bình thƣờng.

Dơi sinh sản vào đầu tháng năm dƣơng lịch, khi sắp sinh thì một cánh móc lấy
nhánh cây, một cánh đỡ lấy con ôm vào lồng ngực. Dơi con mới sinh đã có sải cánh
dài tới 50cm. Dơi trƣởng thành sải cánh dài khoảng 1,5m. Sinh xong vài giờ dơi con
bắt đầu mở mắt, lúc đó chúng đã biết đói, bú mẹ nhƣ chó con mới lọt lòng và trong
11


đêm đó dơi mẹ vẫn đi kiếm ăn bình thƣờng, con chúng mang theo, ôm ghì sát vào lồng
ngực. Mỗi năm dơi chỉ sinh một lứa và duy nhất một con non vào mùa mƣa tháng sáu.
Chúng không làm tổ, nên sinh xong thì cứ ôm con suốt ngày đêm. Khoảng 3-4 tháng
ôm con nhƣ vậy, lúc con biết bay, thì tự đi kiếm ăn. Dơi con lớn rất nhanh, hơn một
tháng tuổi chúng đã biết nắm níu nhánh cây, đồng thời cánh của chúng cũng bắt đầu
mọc và mở rộng ra, sức nặng dơi con tăng dần lên. Lúc này, dơi mẹ không còn đủ sức
để mang con nữa và tập cho dơi con nắm níu nhánh cây rồi để chúng ở lại, không
mang theo khi Dơi mẹ đi ăn. Với bản năng sẵn có, dơi con tập chuyền từ nhánh cây
gần đến nhánh cây xa, qua tập luyện nhiều lần, chúng từ từ biết vỗ cánh để bay.
Chuyến bay đầu tiên của chúng nhằm từ cây thấp, khoảng cách vài ba mét, đến
lúc vững vàng thì bay sang ngang và bay cao hơn. Chúng tập bay ban đêm chứ không
tập bay ban ngày, nhất là những đêm trăng sáng. Thỉnh thoảng trong lúc tập bay có
một vài con bị rơi xuống đất không bay lên đƣợc, chúng lê tìm nơi nào có cây cao,
dùng móc cánh ở bả vai câu chặt nhánh cây và dùng sức mạnh của hai cánh đƣa hai
chân câu chặt nhánh cây, sau đó chúng buông thòng trút đầu xuống, dồn sức bật mạnh,
mở rộng hai cánh bay đi. Còn khi dơi mẹ xuống cứu con bị rơi xuống đất, một cánh
chúng ôm ghì chặt lấy con áp vào lồng ngực, một cánh chống xuống đất bò nghiêng,
cố tìm đến nơi có cây cao để cất cánh.
2.1.5. Hiện trạng đàn dơi
Chùa Dơi đƣợc xây dựng từ năm 1569, trên một bãi cát hoang hóa do biển bồi.
Thời gian đầu, ngôi chùa đƣợc làm bằng gỗ với diện tích khiêm tốn, vị sƣ trụ trì đầu
tiên đã cho trồng một vƣờn cây để chắn gió biển. Khi vƣờn cây xanh tốt, nhiều loài
chim nhƣ: cò, điên điển, diệc... và đặc biệt là dơi kéo về sinh sống.

Dơi tại chùa Dơi có nhiều loại nhƣ: dơi ngựa lớn, dơi ngựa lớn Thái Lan, dơi
quạ… Trong đó, dơi ngựa lớn Việt Nam nằm trong danh mục thuộc Nghị định
32/2006/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp quý hiếm.
Do sự thay đổi về môi trƣờng sống, sự săn bắt của con ngƣời, từ khoảng 50
năm trƣớc những loài chim nhƣ cò, diệc,… đã không còn đƣợc nhìn thấy ở chùa.
Hòa thƣợng Kim Rê-ne, Trụ trì chùa Mahatup cho biết: “Trƣớc đây, cứ mỗi
buổi sáng sau khi đi kiếm ăn, đàn dơi lại trở về chùa ngủ trên những cành cây. Thế
nhƣng, từ năm 2000 đến nay, do tình trạng săn bắt dơi để bán cho các nhà hàng diễn ra
thƣờng xuyên, đàn dơi trong vùng, nhất là đàn dơi trú ngụ tại chùa đã giảm xuống
nghiêm trọng. Đến nay, đàn dơi trú ngụ trong khuôn viên chùa giảm xuống chỉ còn
khoảng 10% so với trƣớc đây”.
Theo lời kể của ngƣời dân sinh sống tại khu vực gần chùa dơi và các sƣ sãi
trong chùa, đàn dơi từng đậu kín trong khuôn viên chùa, mùi phân dơi có thể gây khó
chịu cho du khách tham quan chùa dơi. Ngƣời dân xung quanh còn có thể hàng ngày
gom phân dơi về để bán hoặc bón cho cây trồng.

12


Hình 2.7: Đàn dơi đi kiếm ăn
(nguồn: chụp lại ảnh tại chùa)

Ông Trƣơng Văn Mƣa, cán bộ thanh tra, pháp chế (Chi cục Kiểm lâm tỉnh Sóc
Trăng) cho biết, năm 2008 Ủy ban nhân dân tỉnh đã ra chỉ thị cấm mua bán giết mổ
dơi. Năm 2009, Công an thành phố Sóc Trăng có bắt đƣợc một vụ nhƣng cũng chỉ xử
phạt hành chính. Ông Mƣa cho rằng số lƣợng dơi có giảm, nhƣng không biết cụ thể vì
không thể đếm đƣợc.
Số lƣợng dơi tại chùa Dơi giảm không chỉ do bị giết mổ làm thực phẩm mà có
thể do môi trƣờng sống bị thay đổi. Trƣớc kia, đƣờng vào chùa Dơi chỉ là một con
đƣờng nhỏ ít xe cộ qua lại, dân cƣ thƣa thớt. Nay con đƣờng đƣợc mở rộng, hệ thống

đèn chiếu sáng đƣợc lắp đặt, phía trƣớc chùa Dơi lại mọc lên một khu du lịch, đây có
thể là nguyên nhân khiến dơi trong chùa bỏ đi.
“Trƣớc mắt để dơi không bỏ đi, trong bán kính 500m của khuôn viên chùa
không đƣợc gây tiếng động, ánh sáng ảnh hƣởng đến dơi. Hay yêu cầu chùa không đốt
lá cây, vì khói bám vào thân cây lá cây cũng ảnh hƣởng đến sinh hoạt của dơi”, theo
ông Trịnh Công Lý, Giám đốc Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch (Sở VH-TT-DL
Sóc Trăng).
Theo thƣợng tọa Lâm Tú Linh, “Con dơi gắn liền với hình ảnh chùa Dơi nếu
hết dơi thì chùa không còn ý nghĩa nữa.”.
2.1.6. Ảnh hƣởng của ô nhiễm ánh sáng và tiếng ồn đối với loài dơi
Dựa theo Nghiên cứu sơ bộ về ảnh hƣởng của ánh sáng nhân tạo và tiếng ồn đối
với hành vi của loài dơi [8]. Dơi có xu hƣớng tránh các khu vực có nhiều tiếng ồn và
13


ánh sáng. Nghiên cứu đƣợc thực tại 4 địa điểm Tilgate Park (sáng/ồn), North Lewes
(sáng/yên tĩnh), Plashett Lakes (tối/ồn) và Barcombe Mills (tối/yên tĩnh), cho thấy rõ
rằng tại khu vực tối và yên tĩnh là nơi lý tƣởng nhất cho dơi sinh sống và hoạt động.
Barcombe Mills có số lƣợng lớn dơi và các hoạt động của chúng mỗi đêm. Trong khi
đó tại Tilgate Park nơi có độ sáng lớn và độ ồn cao, số lƣợng dơi và hoạt động của
chúng là thấp nhất.

Hình 2.8: Các vị trí khảo sát ảnh hƣởng của ánh sáng và tiếng ồn đến dơi
(nguồn: Pilot study of a technique for investigating
the effects of artificial light and noise on bat activity, 2009)

Giá trị tiếng ồn đo đạc tại các khu vực “yên tĩnh” có giá trị từ 41,9 – 58 dB, và
giá trị tiếng ồn tại các khu vực “ồn ào” có giá trị từ 58,6 – 65,5 dB.
Giá trị ánh sáng đo đạc tại khác khu vực “tối” là 0,5 lux, và giá trị ánh sáng tại
các khu vực “sáng” là từ 3,5 – 5,3 lux. Ánh sáng tại các khu vực “sáng” có giá trị cao

hơn nhiều các khu vực “tối”.
Sắp xếp môi trƣờng lý tƣởng đối với loài dơi từ cao đến thấp là: môi trƣờng
tối/yên tĩnh > môi trƣờng tối/ồn > môi trƣờng sáng/yên tĩnh > môi trƣờng sáng/ồn.
Nguyên do là dơi thích làm tổ nơi tối và yên tĩnh. Chúng săn mồi dựa vào khả
năng định vị bằng sóng âm, nên với môi trƣờng càng ồn, khả năng định vị của dơi
càng kém hiệu quả.
Ánh sáng mạnh làm thôi đổi nhịp điệu sinh học của các loài vật nói chung và
dơi nói riêng. Các loài sinh vật vốn thích nghi với ánh sáng và bóng tối tự nhiên, khi
14


có sự thay đổi về thời gian chiếu sáng sẽ ảnh hƣởng đến thói quen sinh hoạt và có thể
khiến cơ thể chúng bị rối loạn.
Theo báo cáo Dơi tránh né ồn ào trong quá trình săn mồi [9]. Thí nghiệm với 4
loại âm thanh là: yên lặng (cho loa hoạt động và phát một file rỗng), giao thông (thu
lại cách đƣờng cao tốc 7,5m), gió (tiếng các cây sậy dao động mạnh do gió dọc theo
các con sông) và tiếng ồn (tiếng ồn kĩ thuật số); xem xét ảnh hƣởng của nó đến khả
năng săn mồi của dơi Tai chuột (Myotis myotis).
Nghiên cứu cho thấy với cƣờng độ âm thanh và tần số của âm thanh đó càng
cao thì càng ảnh hƣởng đến hoạt động của loài dơi.
2.2. Các tác nhân gây ô nhiễm
2.2.1. Cacbon monoxit (CO)
CO là chất khí không màu, không mùi, không vị và có tỉ trọng d = 0.967 , nhiệt
độ sôi khoảng -1990C. Lƣợng phát thải 25 triệu tấn/năm, trong đó có một phần là CO
sinh học. CO chiếm tỷ lệ lớn trong các chất ô nhiễm môi trƣờng không khí, nhƣng
nồng độ khí CO trong môi trƣờng không khí không ổn định, biến thiên nhanh, nên ta
chƣa xác định đƣợc chính xác nồng độ khí CO trong môi trƣờng không khí.
CO là sản phẩm của quá trình cháy không hoàn toàn của cacbon trong nguyên
liệu. Nguồn phát thải lớn nhất của các khí này là từ các động cơ đốt trong đƣợc sử
dụng trong giao thông vận tải. Phát thải CO từ các phƣơng tiện giao thông đƣợc tính

toán trong năm 1981 là 77% tổng lƣợng phát thải (USEPA, 1928b). Tiếp theo đó là
các quá trình sản xuất công nghiệp (7%) và đốt rác ở các cụm dân cƣ (6%).
Tác hại của CO:
- Đối với thực vật: ít nhạy cảm so với con ngƣời và động vật, nhƣng khi nồng
độ CO cao (100 – 10000ppm) sẽ làm cho lá rụng, bị xoắn quăn, cây non bị
chết, cây cối chậm phát triển, CO làm mất khả năng cố định Nitơ, làm thực vật
thiếu đạm (Lê Huy Bá. 2000).
- Đối với ngƣời và động vật: tích lũy trong lách, không tích lũy trong máu và
mất đi rất nhanh, tuy nhiên ngƣời và động vật có thể chết đột ngột khi tiếp xúc
hít thở khí CO, do đó tác dụng mạnh với hemoglobin (Hb), mạnh gấp 250 lần
so với oxy, lấy oxy của Hb và tạo thành cacboxyhenoglobin, làm mất khả
năng vận chuyển oxy của máu gây ra ngạt (Lê Huy Bá, 2000).
Nồng độ CO trong không khí nền là 0,01 đến 0,9 mg/m3. Tiếp xúc với nồng độ
lớn hơn sẽ làm tăng nồng độ cacboxyhenoglobin trong máu. Ngoài ra CO còn tác dụng
với Fe trong xytochrom – oxydaza, men hô hấp có chức năng hoạt hóa, làm bất hoạt
men, làm cho sự thiếu hụt oxy càng trầm trọng. Dƣới đây là bảng tác hại của CO:
Bảng 2.1: Các triệu chứng xuất hiện tƣơng ứng các nồng độ Hb.CO trong máu
Nồng độ CO
trong máu (ppm)

Nồng độ Hb.CO trong
máu (phần đơn vị)

50

0,07

Mức gây độc
Nhiễm độc nhẹ
15



100

0,12

Nhiễm độc vừa và chóng mặt

250

0,15

Nhiễm độc nặng và chóng mặt

500

0,45

Buồn nôn, nôn, suy tim mạch

1000

0,60

Hôn mê

10000

0,95


Tử vong
(Nguồn: Lê Huy Bá, 2000)

Bảng 2.2: Các ảnh hƣởng đến sức khỏe của CO
Các ảnh hƣởng đến sức khỏe

HbCO %
< 1,0

Không có biểu hiện ảnh hƣởng.

1,0 – 2,0

Một số dấu hiệu ảnh hƣởng đến hình thức cƣ xử.

2,0 – 5,0

Các ảnh hƣởng đến hệ thần kinh trung ƣơng; làm suy yếu sự nhận
thức về thời gian, sự nhạy bén về thị giác và các chức năng thần
kinh khác.

5,0 – 10,0

Thay đổi chức năng tim phổi.

10,0 – 80,0

Đau đầu, uể oải, mệt mỏi, hôn mê và chết.
(Nguồn: Wark và Warner, 1981)


Ngoài ra, CO phản ứng rất mạnh với O2 tạo ra CO2, một trong những chất khí
chính gây ra hiệu ứng nhà kính làm cho Trái Đất nóng lên. Bình thƣờng CO trong
không khí chiếm tỷ lệ thích hợp có tác dụng kích thích trung tâm hô hấp làm thúc đẩy
quá trình hô hấp của sinh vật.
2.2.2. Nitơ đioxit (NO2)
Các chất oxit nitơ (NO, N2O, NO5,… viết tắt là NOx) xuất hiện trong khí quyển
qua quá trình đốt nhiên liệu ở nhiệt độ cao. Trong khí quyển các oxit nitơ sẽ chuyển
hóa thành nitrat rồi theo mƣa xuống đất. Nitrat nằm trên mặt đất theo nƣớc mƣa xuống
đất và theo nƣớc mƣa chảy tràn hay vào cống thoát nƣớc để vào môi trƣờng nƣớc.
Chất nitơ là một trong những nguyên nhân chính trong việc gây ra hiện tƣợng phú
dƣỡng làm bùng nổ sự phát triển thực vật.
Oxit nitric (NO) và nitơ đioxit (NO2) là những oxit nitơ quan trọng nhất trong
khí thải. Ngƣời ta thƣờng gộp chúng lại cùng nhau dƣới kí hiệu NO x. NO kà sản phẩm
phụ chủ yếu của các quá trình cháy, sinh ra từ phản ứng giữa N2 và O2 ở nhiệt độ cao
trong quá trình cháy không khí. Cơ chế của quá trình oxi hóa này đƣợc Zeldovich diễn
tả nhƣ sau:
𝑁2 + 𝑂2 → 𝑁𝑂 + 𝑁
16


𝑁 + 𝑂2 → 𝑁𝑂 + 𝑂
Oxit nitric hình thành theo cách này gọi là “NOx – nhiệt”. Nguồn hình thành
chủ yếu thứ hai của NO trong quá trình cháy là sự bởi sự oxi hóa nitơ dạng hữu cơ
trong nhiên liệu. Oxit nitric đƣợc hình thành theo kiểu này gọi là “NO x – nhiên liệu”.
Các phƣơng tiện giao thông và quá trình sản xuất điện năng thải ra gần 34%
mỗi loại trong tổng lƣợng NO sinh ra. Lƣợng NOx di các buồng lửa công nghiệp sinh
ra (theo khảo sát) chiếm khoảng 15% tổng lƣợng phát thải NO x (USEPA, 1928b). NO2
là một trong những loại nitơ oxit chủ yếu trong môi trƣờng không khí, có màu hồng
thƣờng phát hiện đƣợc mùi của nó khi có nồng độ > 12 ppm. Trong phản ứng hóa
quang hóa học nó hấp thụ bức xạ tử ngoại. Do hoạt động của con ngƣời hàng năm

khoảng 48 triệu tấn NO2 sinh ra.
Tác hại của NO2 đối với con ngƣời và động vật: ảnh hƣởng mạnh đến đƣờng hô
hấp, gây tổn thƣơng trầm trọng đến đƣờng hô hấp, có khi dẫn đến tử vong khi tiếp xúc
ở nồng độ cao hoặc thời gian lâu dài. NOx là chất kích thích, khi tiếp xúc với niêm mạc
ẩm ƣớt tạo thành axit (HNO3). Các chất khí trên vào cơ thể qua đƣờng hô hấp hoặc
hòa tan vào nƣớc bọt rồi vào đƣờng tiêu hóa, sau đó phân tác vào máu tuần hoàn.
Bảng 2.3: Tác hại của NO2 phụ thuộc vào nồng độ và thời gian tiếp xúc
Nồng độ, ppm

Thời gian tiếp xúc

Tác hại

0,06

Lâu dài

Bệnh phổi

5

Vài phút

Gây tác hại cho bộ máy hô hấp

15 – 30

Vài giờ

Gây nguy hiểm cho tim, phổi, gan


100

Vài phút

Gây chết cho ngƣời và động vật

5 – 100

6 – 8 tuần

Gây chết cho ngƣời và động vật

150 – 200

3 – 5 tuần

Viêm sơ cuốn phổi có thể gây tử vong

300 – 400

2 – 10 ngày

>= 500

48 giờ

Viêm phổi và chết
Gây chết cho ngƣời và động vật
(Nguồn: Độc học môi trường Lê Huy Bá 2000)


Đối với thực vật: một số loại thực vật nhạy cảm với môi trƣờng sẽ bị tác hại khi
nồng độ NO2 khoảng 1ppm và thời gian tác động trong khoảng 1 ngày. Nếu nồng độ là
0.35 ppm thì thời gian tác động trong 1 tháng. Ở nồng độ 4.7 mg/m3 trở lên sẽ làm cho
thực vật tổn thƣơng các mô, đổi màu lá sang nâu hoặc trắng, rụng lá, chết cây…
Ngoài ra NO2 còn góp phần gây ra mƣa acid, gây phá hoại các công trình kiến
trúc, phá hủy kim loại, phá hủy lớp sơn bao phủ bề mặt.

17


×