Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

ảnh hưởng của chế phẩm men vi sinh subtyl và hỗn hợp (calphovit + olavit + ade b. complex) lên năng suất và hiệu quả kinh tế của heo con sau cai sữa ở bến tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 71 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGUYỄN PHÚC HẬU

ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM MEN VI SINH
SUBTYL VÀ HỖN HỢP (CALPHOVIT +
OLAVIT + ADE B. COMPLEX) LÊN NĂNG
SUẤT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA HEO CON
SAU CAI SỮA Ở BẾN TRE

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CHĂN NUÔI – THÚ Y

2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGUYỄN PHÚC HẬU

ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM MEN VI SINH
SUBTYL VÀ HỖN HỢP (CALPHOVIT +
OLAVIT + ADE B. COMPLEX) LÊN NĂNG
SUẤT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA HEO CON
SAU CAI SỮA Ở BẾN TRE

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CHĂN NUÔI - THÚ Y


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PGs.Ts. LÊ THỊ MẾN

2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CHĂN NUÔI - THÚ Y

ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM MEN VI SINH
SUBTYL VÀ HỖN HỢP (CALPHOVIT +
OLAVIT + ADE B. COMPLEX) LÊN NĂNG
SUẤT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA HEO CON
SAU CAI SỮA Ở BẾN TRE
Cần Thơ, ngày tháng năm 2013
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

Cần Thơ, ngày tháng năm 2013
DUYỆT BỘ MÔN

PGs.Ts. Lê Thị Mến

Cần Thơ, ngày tháng năm 2013
DUYỆT CỦA KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG


LỜI CẢM TẠ

Trong suốt 4 năm học tập, rèn luyện ở Trường Đại Học Cần Thơ và 4
tháng thực tập ở Trang trại chăn nuôi thuộc xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách,
tỉnh Bến Tre và phòng thí nghiệm của Bộ môn Chăn nuôi, tôi đã hoàn thành
luận văn tốt nghiệp.
Để đáp đền những tấm chân tình trên tôi không biết nói gì hơn chỉ
xin tỏ lòng chân thành cám ơn:
Những người thân trong gia đình đã luôn ủng hộ và tạo mọi điều kiện
tốt nhất trong suốt quãng đường tôi học đại học.
Xin chân thành cám ơn Ban Giám hiệu Trường Đại Học Cần Thơ cùng
quý thầy cô Bộ môn Chăn nuôi và Thú y đã tạo điều kiện và truyền đạt những
kiến thức quý giá cho tôi trong suốt thời gian học tập.
Xin tỏ lòng biết ơn Công ty Vemedim đã tài trợ chế phẩm để tôi có điều
kiện thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp.
Thầy cố vấn học tập Trương Chí Sơn đã quan tâm, dìu dắt và tư vấn
cho tôi trong suốt quá trình học tập.
Cô Lê Thị Mến và Huỳnh Thị Thu Loan đã tận tình hướng dẫn và giúp
đỡ để tôi hoàn thành đề tài tốt nghiệp đại học.
Chân thành cám ơn Trang trại chăn nuôi của gia đình chú Nguyễn Văn
Hạng ở huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre đã tạo mọi điều kiện để tôi thực hiện đề
tài tốt nghiệp.
Cuối cùng xin cám ơn tập thể lớp Chăn nuôi Thú Y khóa 36 đã luôn
động viên giúp đỡ để tôi vượt qua những lúc khó khăn trong học tập.

i


TÓM LƯỢC
Thí nghiệm được thực hiện tại Trang trại chăn nuôi heo thuộc xã Vĩnh
Thành, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre từ tháng 07 đến tháng 10/2013. Thí
nghiệm được tiến hành trên 54 heo con sau cai sữa (từ 6 bầy heo con thuộc

nhóm giống heo lai ba máu ♂Duroc x ♀(Yorkshire x Landrace)). Thí nghiệm
được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 nghiệm thức (NT)
và 6 lần lặp lại (khối).
NT ĐC (thức ăn hỗn hợp cho heo sau cai sữa): heo có khối lượng đầu
kỳ 8,0±0,3 kg/con; NT SUB (bổ sung chế phẩm Subtyl vào thức ăn hỗn hợp
cho heo sau cai sữa): heo có khối lượng đầu kỳ 8,0±0,2 kg/con; NT HH (bổ
sung chế phẩm hỗn hợp (Calphovit + Olavit + ADE B. Complex) vào thức ăn
hỗn hợp cho heo sau cai sữa): heo có khối lượng đầu kỳ 8,0±0,2 kg/con.
Kết quả thí nghiệm được ghi nhận như sau:
Khối lượng bình quân cuối kỳ (kg/con) cao nhất là NT SUB 26,49, tiếp
đến là NT HH 26,27 và NT ĐC 25,89 thấp nhất (P<0,05).
Tăng trọng tích lũy (kg/con): NT SUB 18,56 và NT HH 18,33 cao hơn
NT ĐC 17,87 (P<0,05).
Hệ số chuyển hóa thức ăn: thấp nhất là NT SUB 1,35, tiếp đến là NT
HH 1,37 và thấp nhất NT ĐC 1,40 (P<0,05).
Tỷ lệ tiêu chảy (%): NT ĐC 3,02 cao hơn NT SUB 1,27 và NT HH
1,75.
Chi phí thức ăn cho 1 kg tăng trọng (nghìn đồng): NT ĐC 27,14; NT
SUB 26,59 và NT HH 27,03.
Hiệu quả kinh tế về mặt thức ăn: nếu chọn chi phí thức ăn/kg tăng
trọng ở NT ĐC là 100% thì hiệu quả kinh tế về mặt thức ăn khi bổ sung chế
phẩm ở NT SUB và HH thấp hơn lần lượt là 2% và 1%.
Hiệu quả kinh tế toàn thí nghiệm: cân đối giữa khoảng thu và chi thì
lợi nhuận thu lại từ heo con ở NT SUB và HH cao hơn lần lượt 6%, 4% so với
ĐC.

ii


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan dây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số
liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố
trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây.

Tác giả luận văn

Nguyễn Phúc Hậu

iii


MỤC LỤC
Tóm lược ............................................................................................................ ii

Chương 1: Đặt vấn đề ............................................................................. 1
Chương 2: Cơ sở lý luận ......................................................................... 2
2.1 Định nghĩa và phân loại giống vật nuôi ....................................................... 2
2.1.1 Định nghĩa................................................................................................. 2
2.1.2 Phân loại ................................................................................................... 2
2.2 Đặc điểm của một số giống heo phổ biến ở ĐBSCL ................................... 2
2.2.1 Giống heo thuần ........................................................................................ 2
2.2.2 Giống heo lai ............................................................................................. 5
2.3 Đặc điểm sinh học của heo con ................................................................... 6
2.3.1 Đặc điểm sinh trưởng và phát triển .......................................................... 6
2.3.2 Khả năng điều tiết thân nhiệt .................................................................... 6
2.3.3 Khả năng về sức đề kháng ........................................................................ 7
2.3.4 Đặc điểm về sự phát triển của cơ quan tiêu hoá ....................................... 7
2.4 Nhu cầu dinh dưỡng của heo con ................................................................ 9
2.4.1 Nhu cầu năng lượng ................................................................................ 10
2.4.2 Nhu cầu protein và acid amin ................................................................. 10

2.4.3 Nhu cầu chất khoáng............................................................................... 11
2.4.4 Nhu cầu vitamin ...................................................................................... 13
2.4.5 Nhu cầu về chất béo ................................................................................ 14
2.4.6 Nhu cầu về nước ..................................................................................... 15
2.4 Thức ăn hỗn hợp nuôi heo ......................................................................... 15
2.5.1 Định nghĩa về thức ăn hỗn hợp ............................................................... 15
2.5.2 Đặc điểm của thức ăn hỗn hợp ............................................................... 15
2.5.3 Phân loại thức ăn hỗn hợp ...................................................................... 16
2.6 Chế phẩm sinh học ..................................................................................... 17
2.6.1 Probiotic .................................................................................................. 16
2.6.2 Prebiotic .................................................................................................. 20
2.7 Chuồng trại ................................................................................................ 22
2.7.1 Địa điểm .................................................................................................. 22
2.7.2 Hướng chuồng ........................................................................................ 22
2.7.3 Diện tích chuồng nuôi ............................................................................. 22
2.7.4 Chuồng heo cai sữa ................................................................................. 23
2.7.5 Tiểu khí hậu của chuồng nuôi ................................................................. 23
2.8 Công tác thú y ............................................................................................ 25
2.8.1 Phòng bệnh ............................................................................................. 25
2.8.2 Trị bệnh ................................................................................................... 26
iv


Chương 3: Phương tiện và phương pháp thí nghiệm ........................ 27
3.1 Phương tiện thí nghiệm .............................................................................. 27
3.1.1 Thời gian và địa điểm ............................................................................. 27
3.1.2 Chuồng trại thí nghiệm ........................................................................... 28
3.1.3 Đối tượng thí nghiệm .............................................................................. 29
3.1.4 Dụng cụ thí nghiệm................................................................................. 30
3.1.5 Thức ăn dùng trong thí nghiệm............................................................... 31

3.1.6 Nước uống dùng trong thí nghiệm .......................................................... 32
3.1.7 Công tác thú y ......................................................................................... 33
3.2 Phương pháp thí nghiệm ............................................................................ 34
3.2.1 Bố trí thí nghiệm ..................................................................................... 34
3.2.2 Phương pháp tiến hành ........................................................................... 34
3.2.3 Các chỉ tiêu theo dõi ............................................................................... 35
3.3 Hiệu quả kinh tế (thức ăn + thú y) ............................................................. 37
3.4 Xử lý số liệu ............................................................................................... 37

Chương 4: Kết quả và thảo luận.......................................................... 38
4.1 Ghi nhận tổng quát ..................................................................................... 38
4.2 Kết quả sinh trưởng qua các tuần tuổi của heo thí nghiệm ....................... 39
4.3 Mức ăn, tiêu tốn thức ăn và HSCHTĂ của heo thí nghiệm ....................... 43
4.4 Tỷ lệ tiêu chảy của heo thí nghiệm ............................................................ 44
4.5 Hiệu quả kinh tế ......................................................................................... 45
4.5.1 Hiệu quả kinh tế từng ô thí nghiệm ........................................................ 45
4.5.2 Hiệu quả kinh tế toàn thí nghiệm ............................................................ 45

Chương 5: Kết luận và đề nghị ............................................................ 47
5.1 Kết luận ...................................................................................................... 47
5.2 Đề nghị ....................................................................................................... 47
Tài liệu tham khảo ......................................................................................... 48
Phụ chương ..................................................................................................... 51

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Nhiệt độ thích hợp cho heo con ........................................................ 7
Bảng 2.2: Sự phát triển của bộ máy tiêu hóa heo con ....................................... 8

Bảng 2.3: Lượng dịch vị biến đổi tùy theo tuổi và ngày đêm của heo .............. 9
Bảng 2.4: Nhu cầu năng lượng cho heo con .................................................... 10
Bảng 2.5: Nhu cầu acid amin của heo cho ăn tự do g/con/ngày (90%
VCK) ................................................................................................................ 11
Bảng 2.6: Nhu cầu khoáng trong khẩu phần heo con (90% VCK) ................. 13
Bảng 2.7: Nhu cầu vitamin hàng ngày của heo cho ăn tự do (90% VCK) ...... 14
Bảng 2.8: Diện tích chuồng các loại heo ......................................................... 23
Bảng 2.9: Nhiệt độ thích hợp cho các mức khối lượng của heo cai sữa ......... 24
Bảng 3.1: Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của TĂHH dành
cho heo con sau cai sữa Jolie 2 (trạng thái cho ăn). ........................................ 31
Bảng 4.1: Khối lượng hàng tuần của heo thí nghiệm (kg/con) ....................... 39
Bảng 4.2: Tăng trọng tích lũy qua các giai đoạn của heo thí nghiệm
(kg/con) ............................................................................................................ 39
Bảng 4.3: Tăng trọng tuyệt đối qua các giai đoạn của heo thí nghiệm
(g/con/ngày) ..................................................................................................... 41
Bảng 4.4: Tăng trọng tương đối qua các giai đoạn của heo thí nghiệm
(%).................................................................................................................... 43
Bảng 4.5: Mức ăn, tiêu tốn thức ăn và HSCHTĂ của heo thí nghiệm ............ 43
Bảng 4.6: Kết quả tỷ lệ tiêu chảy của heo thí nghiệm theo nghiệm thức ........ 44
Bảng 4.7: Bảng chi phí thức ăn/kg tăng trọng của từng ô thí nghiệm ............. 45
Bảng 4.8: Hiệu quả kinh tế toàn thí nghiệm .................................................... 46

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Heo Yorkshire .................................................................................... 3
Hình 2.2: Heo Landrace ..................................................................................... 4
Hình 2.3: Heo Duroc .......................................................................................... 5
Hình 2.4: Cơ chế tác động của prebiotic ......................................................... 21

Hình 3.1: Bản đồ hành chính tỉnh Bến Tre ...................................................... 27
Hình 3.2: Sơ đồ tổng thể trại heo thí nghiệm................................................... 28
Hình 3.3: Dãy chuồng nuôi heo thí nghiệm ..................................................... 29
Hình 3.4: Heo nuôi lúc 28 ngày tuổi................................................................ 30
Hình 3.5: Bồn chứa nước cho heo uống trong thí nghiệm .............................. 33
Hình 3.6: Sơ đồ bố trí thí nghiệm .................................................................... 34
Hình 4.1: Heo nuôi lúc 63 ngày tuổi................................................................ 38
Hình 4.2: Biểu đồ khối lượng heo thí nghiệm ở tuần 4 và 5 ........................... 40
Hình 4.3: Biểu đồ TTTL của heo thí nghiệm giai đoạn sau cai sữa đến
tuần 4 và 5 ........................................................................................................ 41
Hình 4.4: Biểu đồ TTTĐ của heo thí nghiệm giai đoạn sau cai sữa đến
tuần 4 và 5 ........................................................................................................ 42
Hình 4.5: Biểu đồ HSCHTĂ của heo thí nghiệm theo nghiệm thức ............... 44

vii


Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng nông nghiệp trọng điểm
của cả nước, nơi đây sản xuất ra khối lượng hàng hóa lớn về lương thực và
thực phẩm, là nơi có nhiều điều kiện thuận lợi và tiềm năng để phát triển tốt
ngành chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi heo. Theo cuộc khảo sát của Tổng Cục
Thống kê năm 2012 thì tổng đàn heo trên cả nước là 26,7 triệu con, tăng 1,5%
so với cùng kỳ năm 2011, vùng ĐBSCL có 4,0 triệu con tăng 6,21%/năm. Để
có thể gia tăng về sản lượng đối với lĩnh vực này, trước tiên việc sản xuất heo
con phải gia tăng đầy đủ, không chỉ về số lượng mà cả về chất lượng của heo
con ở giai đoạn cai sữa và sau cai sữa.
Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất chăn nuôi ở nông hộ cũng như ở
các cơ sở tập trung thì giai đoạn nuôi heo con theo mẹ và sau cai sữa là vấn đề
đáng để quan tâm vì nó có ý nghĩa kinh tế rất lớn đối với người chăn nuôi.

Hiện nay hầu hết những trại chăn nuôi và hộ chăn nuôi đều có những biện
pháp nuôi dưỡng riêng, song tỷ lệ tiêu chảy, sự hao hụt ở heo con theo mẹ và
sau cai sữa còn cao. Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề này là sự
thay đổi sinh lý của heo lúc sơ sinh (Trần Thị Dân, 2004).
Bên cạnh đó trong giai đoạn này heo con cần một lượng vitamin và
khoáng chất nhất định nhưng lượng sữa heo mẹ cung cấp không đủ các lượng
chất trên. Dù chỉ một lượng nhỏ nhưng rất quan trọng với heo con trong giai
đoạn này, thiếu sẽ làm heo con chậm lớn, xù lông, tỷ lệ chết cao,…. Để khắc
phục trình trạng trên, khuynh hướng hiện nay là hạn chế sử dụng kháng sinh
trong chăn nuôi vì dễ gây rối loạn hệ vi sinh vật có lợi ở đường ruột. Thay vào
đó là sử dụng các chế phẩm sinh học gọi chung là probiotic nhằm cân bằng hệ
vi sinh vật đường ruột, kích thích tăng trưởng và làm tăng hoạt động của hệ
miễn dịch. Xuất phát từ vấn đề thực tiễn trên, được sự phân công của Bộ môn
Chăn nuôi – Khoa Nông nghiệp và SHƯD – Trường Đại học Cần Thơ, chúng
tôi thực hiện đề tài: "Ảnh hưởng của chế phẩm men vi sinh Subtyl và hỗn
hợp (Calphavit + Olavit + ADE B. Complex) lên năng suất và hiệu quả kinh
tế của heo con sau cai sữa ở Bến Tre".
Mục tiêu đề tài: khảo sát hiệu quả của việc bộ sung chế phẩm Subtyl
và hỗn hợp (Calphovit + Olavit + ADE B. Complex) lên khả năng sinh
trưởng, tỷ lệ tiêu chảy, hiệu quả kinh tế về mặt thức ăn và thú y của heo con
sau cai sữa để từ đó có những khuyến cáo sử dụng chế phẩm và hỗn hợp này
trong quy mô của trại và áp dụng rộng rãi trong các mô hình chăn nuôi.

1


Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Định nghĩa và phân loại giống vật nuôi
2.1.1 Định nghĩa
Đặng Vũ Bình (2005), Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2006)

cho rằng giống vật nuôi là quần thể vật nuôi cùng loài, có chung một nguồn
gốc, được hình thành trong quá trình chọn lọc và nhân giống của con người.
Giống vật nuôi phải có số lượng nhất định để nhân giống và di truyền được
những đặc điểm của giống cho thế hệ sau.
Giống là một quần thể gia súc, gia cầm sống phổ biến trong một vùng,
có chung một nguồn gốc, có những đặc tính về màu sắc, hình thù, đặc điểm
sinh lý, đặc điểm sản xuất riêng biệt. Có một lượng khá lớn (làm cho quần thể
có thể phát triển được) và sau cùng có một khoảng biến dị với mức độ khiến
cho giống có thể thích nghi với những thay đổi về kỹ thuật chăn nuôi, đáp ứng
được nhu cầu kinh tế (Nguyễn Minh Thông, 2007). Một quần thể vật nuôi
được công nhận là một giống khi có đủ các điều kiện: số lượng đủ lớn theo
quy định từng loài (để cần một khoảng biến dị cần thiết thì số lượng heo cần
là khoảng 5.000 con nái cơ bản), có nhiều dòng, phân bố rộng, ổn định (Văn
Lệ Hằng, 2006).
2.1.2 Phân loại
Phân loại động vật lấy loài làm đơn vị chính, chăn nuôi lấy giống để
làm đơn vị chính (Nguyễn Minh Thông, 2007). Dựa vào các căn cứ phân loại
khác nhau, người ta phân chia các giống vật nuôi thành các nhóm nhất định.
Căn cứ theo mức độ tiến hóa của giống, các giống vật nuôi được phân thành
ba nhóm: giống nguyên thủy, giống quá độ và giống gây thành. Căn cứ vào
hướng sản xuất của giống vật nuôi người ta chia ra làm hai nhóm là giống
kiêm dụng và giống chuyên dụng, còn nếu như căn cứ theo nguồn gốc thì
giống vật nuôi được chia thành hai nhóm là giống địa phương và giống nhập
(Đặng Vũ Bình, 2005).
2.2 Đặc điểm của một số giống heo phổ biến ở ĐBSCL
2.2.1 Giống heo thuần
2.2.1.1 Heo Yorkshire
Heo Yorkshire được chọn và nhân giống ở vùng Yorkshire của Anh từ
thế kỉ 19, hiện nay heo Yorkshire được nuôi ở hầu hết các nước trên thế giới.
Năng suất sinh sản và khả năng thích nghi của giống heo này cao hơn các

giống heo nhập nội khác (Nguyễn Thanh Sơn và Nguyễn Quế Côi, 2005).
2


Heo Yorkshire có sắc lông trắng tuyền, tai đứng, mõm thẳng dài vừa
phải, trán rộng, ngực rộng, ngoại hình thể chất chắc chắn, nuôi con tốt, chất
lượng thịt tốt và khả năng chống chịu stress cao (Hình 2.1). Khối lượng
trưởng thành của con đực khoảng 300-400 kg, con cái 250-300 kg. Tăng trọng
bình quân từ 650-750 g/con/ngày, tiêu tốn thức ăn từ 2,8-3,1 kg thức ăn/kg
tăng trọng (Trần Văn Phùng, 2005).
Heo nái Yorkshire mỗi năm có thể đẻ từ 1,8 đến 2,2 lứa, mỗi lứa đẻ
trung bình 8-9 con, sản lượng sữa cao, nuôi con giỏi. Hiện nay giống heo
Yorkshire đứng đầu trong tổng đàn heo ngoại nhập và chiếm tỉ lệ máu cao
trong nhóm heo lai ngoại (Võ Văn Ninh, 2003).

()

Hình 2.1: Heo Yorkshire

2.2.1.2 Heo Landrace
Heo Landrace xuất xứ từ Đan Mạch, heo có dạng hình nêm, lông da
màu trắng tuyền, mình lép, mỏm dài và thẳng, hai tai to ngã về phía trước che
cả mắt, bốn chân hơi yếu, trong điều kiện nóng ẩm khả năng thích nghi kém
hơn Yorkshire (Hình 2.2). Ở tuổi trưởng thành heo nái có thể trọng 220-250
kg, heo đực có thể trọng 280-320 kg, tăng trọng bình quân 700-800
g/con/ngày, tiêu tốn 2,7-3,0 kg thức ăn/kg tăng trọng, tỷ lệ nạc/thịt xẻ cao đạt
từ 58-60% (Trần Văn Phùng, 2005).
Heo nái mỗi năm đẻ từ 1,8-2,2 lứa, nếu chăm sốc và nuôi dưỡng tốt có
thể đạt 2,5 lứa. Mỗi lứa đẻ của nái từ 8-10 con. Heo nái Landrace có tiếng
nuôi con giỏi, tốt sữa, tỷ lệ nuôi sống cao. Vì khả năng cho nhiều nạc nên nhu

cầu dinh dưỡng của heo Landrace rất cao, thức ăn hằng ngày phải đảm bảo
cung cấp đầy đủ protein về lượng và chủng loại acid amin thiết yếu, nhu cầu
các dưỡng chất khác cũng cao hơn các nhóm heo ngoại nhập khác. Nếu thức
ăn không đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất hoặc dưỡng chất không cân
3


bằng, phẩm chất thực liệu không tốt, heo Landrace nhanh chóng giảm sút tính
năng sản xuất cho thịt, dễ bị mầm bệnh tấn công (Võ Văn Ninh, 2000).
Lê Hồng Mận (2006) cho rằng đây là giống heo sinh sản tốt mà hiện
nay đa số nhà chăn nuôi chọn nuôi để làm heo giống, được chọn nuôi thuần
hoặc lai với giống ngoại, nội. Làm dòng cái lai với đực Yorshire tạo con lai F1
(Yorkshire x Landrace), làm dòng đực với nái Yorshire tạo con lai F1
(Landrace x Yorkshire), tạo nái lai F1( ngoại x nội), với nái địa phương tạo
heo lai nuôi thịt 50% máu ngoại.

()

Hình 2.2: Heo Landrace

2.2.1.3 Heo Duroc
Heo Duroc có nguồn gốc từ Mỹ, nhưng hiện nay đã hiện diện khắp nơi
trên thế giới. Heo có sắc lông nâu đỏ, bốn móng ở mỗi chân màu đen huyền.
Khi lai, màu lông vàng nhạt và xuất hiện đốm bông đen nhất ở vùng mông,
đùi, bụng. Heo có gốc tai đứng, rìa tai xụ, da đen, niêm mạc và vùng da mỏng
có mảng đồi mồi nâu xám (Hình 2.3). Lưng heo cong, ngắn đòn, bụng gọn,
thấp chân nên nái tơ phối với đực cao chân, dương vật có thể gieo nhầm vào
hậu môn thay vì âm đạo (Lê Thanh Hải và Nguyễn Thị Viễn, 2008).
Võ Văn Ninh (2007) cho rằng heo Duroc cũng là heo có nhiều nạc, heo
tăng trưởng tốt có thể đạt 100 kg lức 5-6 tháng tuổi, nọc nái trưởng thành từ

1,8 đến 2 lứa. Mỗi lứa trung bình khoảng 7-9 con. Đây là giống heo có thành
tích sinh sản kém hơn so với hai giống Landrace và Yorkshire.
Người ta sử dụng đực Duroc phối với heo cái lai hai máu (Yorkshire x
Landrace) hay (Landrace x Yorkshire), hoặc cho heo cái Duroc lai với heo
đực Pietrain để tạo ra con đực hai máu và cho lai con đực hai máu này với các
dòng heo khác tạo con lai ba máu, bốn máu nuôi mau lớn, chịu đựng stress,
heo cho nhiều thịt nạc (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 2000).
4


()

Hình 2.3: Heo Duroc

2.2.2 Giống heo lai
Lê Thị Mến và Trương Chí Sơn (2000) cho rằng phải nhân giống lai vì
không có một giống nào có thể cung cấp hoặc thể hiện một cách đầy đủ các
đặc điểm tốt theo yêu câu và thị hiếu của người nuôi. Do đó phải kết hợp các
đặc tính đó ờ các giống khác nhau bằng phương pháp nhân giống lai để tạo ra
con lai có đặc tính như mong muốn.
Hiện nay, các hướng lai tạo giống trong chăn nuôi heo là: lai để tạo
nguyên liệu làm giống (đực, cái), lai để tạo heo lai theo hướng nuôi thương
phẩm (Lê Hồng Mận, 2006).
2.2.2.1 Lai để tạo nguyên liệu làm giống
Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (2000) cho rằng qua nghiên cứu
nhiều năm cho thấy việc lai giống đã đạt hiệu quả cao thông qua ưu thế lai.
Ưu thế lai là sự vượt trội của con lai so với bố mẹ được thể hiện ở khả năng
sống, sinh trưởng, số con đẻ ra và khả năng nuôi con.
Hiện nay các nhà chăn nuôi cho rằng nhóm lai (Yorkshire x Landrace),
(Landrace x Yorkshire) cho ra heo nái hai máu được xem là giống có khả

năng sinh sản tốt nhất, hoặc các con nái thuộc giống (Yorkshire), (Landrace)
có thể sinh sản tốt với các đực cùng giống, các heo con được dùng nuôi thịt
hoặc tạo nái hậu bị sinh sản tiếp. Tránh dùng con đực Pietrain hoặc Duroc làm
đực phối với các heo cái này vì con khả năng sinh sản của heo con rất kém,
không dùng để làm heo cái hậu bị (Võ Văn Ninh, 2006).

5


2.2.2.2 Lai tạo heo lai nuôi thương phẩm
Trong các nhóm giống heo lai này, tỷ lệ nạc đã đạt được trên 40% tùy
theo điều kiện mức độ lai và các giống dùng để lai (Hội chăn nuôi Việt Nam,
2004).
Trương Lăng (2003), Phạm Sỹ Tiệp (2006) và Võ Văn Ninh (2007) cho
rằng lai giống để tạo ra con lai thương phẩm (nuôi thịt) bao gồm các tổ hợp lai
theo công thức lai hai máu, lai ba máu và lai bốn máu. Các heo đực giống
(Pietrian x Duroc), (Pietrian x Landrace), (Pietrian x Yorkshire) có thể cho
phố với hai máu (Yorkshire x Landrace) tạo con nuôi thịt. Heo lai giữa đực
ngoại thuần, đực hai máu ngoại sinh sản với heo nái nội địa hoặc nái nội lai,
cho ra heo con thương phẩm nuôi thịt. các dòng heo này nếu để lại làm giống
các hậu bị thường khả năng sinh sản không đều hoặc sinh sản kém.
2.3 Đặc điểm sinh học của heo con
2.3.1 Đặc điểm sinh trưởng và phát triển
Heo con trong thời kỳ này phát triển với tốc độ rất nhanh thể hiện
thông qua sự tăng khối lượng của cơ thể. Thông thường, khối lượng heo con ở
ngày thứ 7-10 đã gấp hai lần khối lượng sơ sinh, lúc 21 ngày tuổi gấp bốn lần
khối lượng sơ sinh, lúc 30 ngày tuổi gấp năm lần khối lượng sơ sinh và đến 60
ngày tuổi gấp 10-15 lần khối lượng sơ sinh (Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt,
2007).
Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, heo con gặp hai thời kỳ

khủng hoảng là lúc ba tuần tuổi và lúc cai sữa: giai đoạn ba tuần tuổi thì nhu
cầu sắt mỗi ngày cho heo con sơ sinh cần khoảng 7-11 mg Fe để tạo máu và
chống đỡ bệnh tật. Tuy nhiên, lượng sữa mẹ hàng ngày chỉ cung cấp không
quá 2 mg Fe/con/ngày nên cần cung cấp thêm khoảng 5-9 mg Fe/con/ngày.
Trong giai đoạn cai sữa thì heo con do bị tách khỏi mẹ, từ dinh dưỡng phụ
thuộc sữa mẹ chuyển sang dinh dưỡng phụ thuộc hoàn toàn vào thức ăn. Nếu
sự chuyển biến này đột ngột sẽ tác động xấu đến tăng trưởng heo con (Trần
Cừ, 1972).
2.3.2 Khả năng điều tiết thân nhiệt
Heo con là một cơ thể non, khả năng điều tiết thân nhiệt chưa hoàn
chỉnh, do đó thân nhiệt thay đổi rất nhanh khi nhiệt độ môi truờng thay đổi đột
ngột. Nguyên nhân là do: lông heo con thưa, lớp mỡ dưới da mỏng, lượng mỡ
và glycogen dự trữ trong cơ thể thấp, hệ thần kinh điều khiển cân bằng nhiệt
chưa hoàn chỉnh (Trần Cừ, 1972).

6


Vũ Đình Tôn và Trần Thị Nhuận (2005) cho rằng trong giai đoạn này
sở dĩ heo có khả năng duy trì thân nhiệt là do sự hoạt động rất mạnh của hệ
tuần hoàn. Ngoài ra heo con mới sinh có lượng nước rất cao trong cơ thể,
nước có vai trò rất quan trọng trong việc điều tiết thân nhiệt của heo. Khả
năng điều tiết thân nhiệt của heo trong những ngày đầu rất kém, nó chịu ảnh
hưởng rất lớn của yếu tố môi trường và phụ thuộc vào tuổi hơn là khối lượng
heo. Heo con từ 20 ngày trở đi khả năng điều tiết này tốt hơn, nhiệt độ tới hạn
của heo con khoảng 30 oC (Bảng 2.1).
Bảng 2.1: Nhiệt độ thích hợp cho heo con
Khối lượng

Nhiệt độ

Nhiệt độ tối ưu (oC)

Nhiệt độ giới hạn (oC)

Heo sơ sinh

35

32 – 38

Heo 2 – 5 kg

30

27 – 32

Heo 5 – 20 kg

27

24 – 30

(Nguyễn Thiện và Đào Đức Thà, 2008)

2.3.3 Khả năng về sức đề kháng
Heo con mới sinh trong máu hầu như không có kháng thể, song lượng
kháng thể tăng nhanh khi heo con bú sữa đầu, heo con cũng có quá trình tổng
hợp kháng thể, khả năng này hạn chế và nó hoàn chỉnh hơn khi heo con được
một tháng tuổi (Vũ Đình Tôn và Trần Thị Nhuận, 2005).
Lê Hồng Mận (2006) cho rằng đặc điểm quan trọng của heo con về khả

năng miễn dịch ba tuần tuổi đầu là hoàn toàn thụ động, phụ thuộc vào lượng
kháng thể có trong sữa đầu của heo mẹ. Sữa đầu có tỷ lệ protein cao 18-19%,
trong đó  - glubulin chiếm 34-45%, đảm bảo phòng vệ cho cơ thể heo con
trong 21 ngày, vì  - glubulin tạo ra sức đề kháng, sau đó cơ thể heo con có
khả năng tổng hợp  - glubulin. Sữa đầu còn có sulfate magie (MgSO4) có tác
dụng tẩy nhẹ, sẽ tẩy đi cặn phân có trong đường tiêu hoá của heo con trước
khi đẻ ra.
2.3.4 Đặc điểm về sự phát triển của cơ quan tiêu hoá
Heo là động vật dạ dày đơn, ruột non dài 18-25 m, gấp 10-14 lần so với
chiều dài thân mình. Nhờ vậy heo có khả năng hấp thu thức ăn rất tốt, hệ số
chuyển hóa những chất dinh dưỡng trong thức ăn cao. Ruột già dài nhất là
đoạn kết tràng dài khoảng 5-6 m, tại đây hệ vi sinh vật, nguyên sinh vật tiến
hành phân giải một phần chất xơ không tiêu hóa ở ruột non thành chất dinh
dưỡng, đặc biệt là các acid béo cung cấp năng lượng và vitamin cho heo con
(Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 2000).
7


Cơ quan tiêu hóa của heo con phát triển nhanh về cấu tạo và hoàn thiện
dần về chức năng tiêu hóa. Chức năng tiêu hóa của heo con mới sinh chưa có
hoạt lực cao, trong giai đoạn theo mẹ chức năng tiêu hóa của một số men tiêu
hóa được hoàn thiện dần như men pepsin tiêu hóa protide, men tiêu hóa bột
đường… (Phùng Thị Vân, 2004). Sự phát triển của bộ máy tiêu hóa ở heo con
được trình bày trong (Bảng 2.2).
Bảng 2.2: Sự phát triển của bộ máy tiêu hóa heo con
Cơ quan

Thời gian

Số lần tăng


Sơ sinh

70 ngày

Dạ dày

2,5 ml

1815 ml

> 70 lần

Ruột non

100 ml

6000 ml

60 lần

Ruột già

40 ml

2100 ml

> 50 lần

(Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt, 2007)


2.3.4.1 Tiêu hoá ở miệng
Trương Lăng (1999) cho rằng heo mới sinh những ngày đầu hoạt tính
men amilaza ở nước bọt cao (cao nhất ở ngày thứ 14). Thức ăn có phản ứng
acid yếu và khô thì nước bọt tiết ra mạnh, thức ăn lỏng thì giảm hoặc ngừng
tiết dịch. Vì vậy cần lưu ý không cho heo con ăn thức ăn lỏng.
a) Tiêu hoá ở dạ dày
Dạ dày heo gồm năm vùng: vùng thực quản nhỏ, vùng mang nang,
vùng thượng vị, vùng thân vị, vùng hạ vị. Trong năm vùng dạ dày thì vùng hạ
vị và thân vị là nơi tiết dịch tiêu hóa chủ yếu của dạ dày. Thành phần dịch tiêu
hóa ở dạ dày bao gồm: 99,5% là nước, pepsinogen, các muối vô cơ, chất nhầy,
acid lactic, creatinin, ATP và đặc biệt là sự hiện diện của HCl. HCl làm cân
bằng pH trong dạ dày, làm trương nở protein để làm tăng bề mặt tiếp xúc với
enzyme pepsin (Lê Hồng Mận và Bùi Đức Lũng, 2002).
Vũ Đình Tôn và Trần Thị Thuận (2005) cho rằng thì tiêu hoá ở dạ dày
được nghiên cứu khá đầy đủ. Khi mới sinh dịch vị tiết ra ít và sau đó tăng
nhanh theo sự tăng dung tích của dạ dày. Lượng dịch vị tăng nhanh nhất vào
3-4 tuần tuổi và sau đó giảm dần. Trong một ngày đêm lượng dịch vị tiết ra
khác nhau và biến đổi theo tuổi. Trước khi cai sữa, ban đêm heo con tiết nhiều
dịch vị nhiều hơn do heo mẹ ban đêm tiết nhiều sữa kích thích sự tiết dịch vị
của heo con (Bảng 2.3). Khi cai sữa lượng dịch vị tiết ra ngày đêm gần bằng
nhau.
8


Bảng 2.3: Lượng dịch vị biến đổi tùy theo tuổi và ngày đêm của heo
Loại heo

Thời gian


Heo lớn

Heo con

Ngày

62%

31%

Đêm

38%

69%

(Trương Lăng, 2003)

b) Tiêu hóa ở ruột non
Hầu hết các dưỡng chất được tiêu hóa và hấp thụ ở ruột non, ở đây quá
trình tiêu hóa hóa học là chủ yếu. Do đoạn cuối ruột non nối với cuống hạ vị
của dạ dày, tiếp nhận hàng loạt men tiêu hóa protein – tinh bột – mỡ thức ăn
từ dịch tụy và dịch mật của túi mật. Sản phẩm cuối cùng phân giải protein ở
ruột non là acid amin, các acid amin này được hấp thu qua màng ruột vào máu
rồi đến các mô bào cơ thể ở đó chúng được tổng hợp thành protein của các bộ
phận cơ thể, enzyme, hormone... Lipid thức ăn được tiêu hóa thành các acid
béo và glyxerin nhờ enzyme lipase. Còn các loại tinh bột và đường đa dưới tác
động thủy phân của hệ thống các enzyme amylase, maltase, lactase, suctase
của tuyến tụy phân giải thành đường đơn và glucose để heo hấp thu (Lê Hồng
Mận và Bùi Đức Lũng, 2002).

c) Tiêu hóa ở ruột già
Ở ruột già quá trình tiêu hóa, hấp thụ và tổng hợp vẫn được tiếp tục
nhưng không đáng kể. Ở đây, sự phân giải do vi sinh vật là chủ yếu nhưng so
với gia súc nhai lại thì khả năng tiêu hóa chất xơ của heo còn ở mức khiêm
tốn. Bên cạnh đó ở ruột già người ta còn phát hiện một số vitamin nhóm B và
vitamin K được tổng hợp nhưng vì hàm lượng quá thấp nên không đủ cung
cấp nhu cầu hằng ngày của heo vì vậy cần bổ sung thêm các loại vitamin này
từ thức ăn (Nguyễn Thiện và ctv., 2004).
2.4 Nhu cầu dinh dưởng của heo con
Heo con sinh trưởng nhanh, tốc độ tăng trọng cao. Sau khi đẻ 8 ngày
tăng gấp đôi, 10 ngày tăng gấp 3-4 lần, 55-60 ngày tăng gấp 15-20 lần. Heo
con càng lớn, nhu cầu sữa càng nhiều, nhưng lượng tiết sữa của heo mẹ lại
giảm từ tuần thứ ba, tuần thứ tư lượng sữa giảm rõ rệt nhất. Có heo mẹ thiếu
sữa ngay từ tuần lễ đầu, hoặc do con nhiều, sinh trưởng nhanh, tốc độ tăng
trọng cao, vú ít. Tuần thứ 3, do lượng sữa giảm nên không cung cấp đủ năng
lượng cho heo con, nên tập ăn sớm cho heo con (Trương Lăng, 2003).

9


2.4.1 Nhu cầu năng lượng
Nhu cầu năng lượng tổng hợp ra 1 kg protein ở heo trung bình cần
khoảng 69 MJ. Bản thân 1 kg protein có chứa 24 MJ nghĩa là cần 45 MJ tiêu
tốn cho quá trình sinh tổng hợp, năng suất tổng hợp đạt 35%. Để chuyển hoá
chất béo trong thức ăn thành mỡ trong cơ thể heo quá trình sinh tổng hợp đơn
giản hơn, hiệu suất năng lượng để tích luỹ mỡ đạt từ 75%. Nhu cầu năng
lượng để tổng hợp 1 kg mỡ là 54 MJ, bản thân 1 kg mỡ có chứa 39 MJ, đó là
năng lượng cần để tổng hợp là 15 MJ. Như vậy để tổng hợp protein, heo cần
tiêu tốn năng lượng gấp ba lần mô mỡ (45-15). Do những đặc điểm trên nên
khả năng chịu nóng của heo ngoại là rất kém (Phạm Sỹ Tiệp, 2004).

Trương Lăng (1999) cho rằng heo con cần năng lượng để duy trì thân
nhiệt, năng lượng do sự oxy hoá đường trước tiên trong máu, vì vậy hàm
lượng đường huyết thường biến động, heo con dễ khủng hoảng. nhu cầu năng
lượng cho heo được trình bày ở (Bảng 2.4).
Bảng 2.4: Nhu cầu năng lượng cho heo
con
Khối lượng heo (kg)
Chỉ tiêu
3–5

5 – 10

10 -20

DE trong khẩu phần (Kcal/kg)

3400

3400

3400

ME trong khẩu phần (Kcal/kg)

3265

3265

3265


DE ăn vào ước tính (Kcal/ngày)

855

1690

3400

ME ăn vào ước tính (Kcal/ngày)

820

1625

3265

Lượng ăn vào ước tính (g/ngày)

250

500

1000

Protein thô (%)

26

23,7


20,9

(NRC, 2000)

2.4.2 Nhu cầu protein và acid amin
Trong chăn nuôi heo người ta thường dùng chỉ số protein thô (CP) để
đánh giá chất lượng thức ăn. Protein là nguyên liệu quan trọng trong cấu tạo
cơ thể heo, protein trong khẩu phần phải đảm bảo cung cấp cho cơ thể đầy đủ
các acid amin thiết yếu và không thiết yếu để cơ thể tổng hợp ra protein cho
chính mình. Trong protein thịt nạc heo có khoảng 21 acid amin (AA) khác
nhau, trong đó có 10 AA cần được cung cấp trong khẩu phần của heo hay còn
gọi là AA thiết yếu: Phenylalanine, valine, trytophan, methionine, arginine,
threonine, histidine, isoleucine, leucine, lysine (Nguyễn Thiện và ctv., 2004).

10


Vũ Đình Tôn và Trần Thị Nhuận (2005) cho rằng cung cấp đủ protein
cho heo con ở giai đoạn này rất quan trọng. Vì đây là thời kỳ sinh trưởng rất
mạnh của hệ cơ và lượng protein được tích luỹ rất lớn. Thông thường trong
khẩu phần thức ăn cho heo phải đảm bảo từ 120-130 g protein tiêu
hóa/ĐVTĂ. Hoặc lượng protein thô trong khẩu phần 17-19%. Ngoài việc phải
cung cấp đầy đủ lượng protein trong khẩu phần thức ăn cho heo con thì cũng
cần chú ý tới hai loại AA quan trọng là Lys và Met. Lys có vai trò quan trọng
quá trình hình thành xương, ảnh hưởng đến sự tổng hợp các nucleotide,
hemoglobin, duy trì trạng thái bình thường của cơ thể. Vật nuôi thiếu Lys dẫn
đến da khô, lười ăn, khối lượng giảm. Met ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, sự
hoạt động của gan, sự điều hòa của tuyến giáp, khử độc các chất xâm nhập
vào cơ thể. Thiếu Met khả năng sinh trưởng giảm, giảm mức sử dụng nitơ và
quá trình trao đổi chất bị rối loạn. Nhu cầu AA cho heo con được trình bày

trong (Bảng 2.5).
Bảng 2.5: Nhu cầu acid amin của heo cho ăn tự do g/con/ngày (90% VCK)

Thể trọng heo (kg)

Chỉ tiêu
5–10

10–20

20–50

Arginine

2,7

4,6

6,8

Histidine

2,1

3,7

5,6

Isoleucine


3,7

6,3

9,5

Leucine

6,6

11,2

16,8

Lysine

6,7

11,5

17,5

Methionine

1,8

3,0

4,6


Methionine + Cystine

3,8

6,5

9,9

Phenylalanine

4,0

6,8

10,2

Phenylalanine + Tirosine

6,2

10,6

16,1

Threonine

4,3

7,4


11,3

Tryptophan

1,2

2,1

3,2

Valine

4,6

7,9

11,9

(NRC, 1998)

2.4.3 Nhu cầu chất khoáng
Trong cơ thể heo có trên 20 loại chất khoáng, gồm khoáng đa lượng
như: Ca, P, Na, Cl…; khoáng vi lượng: Fe, Zn, I, Se, Cu, Mn... Các chất
khoáng đảm nhiệm chức năng: là chất xúc tác các phản ứng sinh hoá trong tế
11


bào, giữ vai trò cân bằng điện giài, ổn định pH của máu, duy trì áp suất thẩm
thấu, tham gia hoạt động thần kinh thể dịch, tham gia cấu trúc tế bào (Hội
Chăn nuôi Việt Nam, 2004).

Vũ Đình Tôn và Trần Thị Nhuận (2005) cho rằng, giai đoạn heo con cai
sữa phát triển rất mạnh cả hệ xương và cơ, vì thế nhu cầu chất khoáng cũng
rất cao. Trong khẩu phần thức ăn, nhu cầu các chất khoáng như sau:
2.4.3.1 Fe và Cu
Hai yếu tố này bị hạn chế trong quá trình tạo sữa. Vì thế cần cung cấp
trong khẩu phần heo con. Hai yếu tố này chủ yếu tham gia vào quá trình tạo
máu cho heo con. Trong cơ thể heo, Fe ở thành phần dẫn pocfirin (60-70%),
có trong hemoglobin, mioglobin... Nếu thức ăn thiếu Fe sẽ giảm hàm lượng
hemoglobin trong máu, có thể gây thiếu máu. Nhu cầu Fe cho heo con mới
sinh là 7-11 mg/ngày nhưng sữa mẹ cung cấp không vượt quá 2 mg, nên phải
bổ sung từ 5-7 mg/ngày. Cu chỉ cần một lượng nhỏ bổ sung vào khẩu phần
cho heo con với mức từ 6-8 ppm. Phải đảm bảo cân đối giữa Fe và Cu theo tỷ
lệ 10-12/1.
2.4.3.2 Ca và P
Hai nguyên tố này có vai trò rất quan trọng trong hình thành xương.
Nếu không cung cấp sẽ có nguy cơ dẫn đến bệnh còi xương. Mức cung cấp
trong khẩu phần đối với Ca là 0,8% so với vật chất khô khẩu phần, còn đối với
P là 0,6% so với vật chất khô khẩu phần. Tỷ lệ Ca/P của heo con con là 1,62/1. Nếu nồng độ Ca thấp P cao sẽ gây hiện tượng mềm xương và co giật thần
kinh, nếu Ca cao P thấp gây trình trạng đầu sụn phình to, viêm khớp, yếu ớt.
Nguồn bổ sung chủ yếu sử dụng bột xương (bổ sung cả Ca và P), vôi bột hay
bột đá (bổ sung Ca).
Trong chăn nuôi heo theo phương pháp công nghiệp, không tiếp xúc
với vườn bãi chăn thả (cây, cỏ, rau…) cần phải bổ sung đầy đủ khoáng vào
thức ăn. Vì thiếu khoáng heo sẽ còi xương, chậm lớn, kém ăn và khả năng sử
dụng dinh dưỡng thức ăn kém (Phạm Sỹ Tiệp, 2004). Trong khẩu phần nếu
hàm lượng chất khoáng quá cao vượt quá giới hạn cho phép sẽ gây độc cho
cho gia súc, gia cầm (Hội Chăn nuôi Việt Nam, 2004). Nhu cầu khoáng trong
khầu phần heo con được thể hiện ở (Bảng 2.6).

12



Bảng 2.6: Nhu cầu khoáng trong khẩu phần heo con (90% VCK)
Thể trọng heo (kg)
Chỉ tiêu
5-10

10-20

20-50

Ca (g)

4,00

7,00

11,13

P (g)

3,25

6,00

9,28

Na (g)

1,00


1,50

1,86

Cl (g)

1,00

1,50

1,48

Mg (g)

0,20

0,40

0,74

K (g)

1,40

2,60

4,27

Cu (mg)


3,00

5,00

7,42

I (mg)

0,07

0,14

0,26

Fe (mg)

50,00

80,00

111,30

Mn (mg)

2,00

3,00

3,71


Se (mg)

0,15

0,25

0,28

Zn (mg)

50,00

80,00

111,30

(Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt, 2007)

2.4.4 Nhu cầu vitamin
Nguyễn Văn Thưởng và ctv. (2003) cho rằng vitamin (vit) không phải
là nguồn năng lượng nhưng chúng tham gia vào quá trình chuyển đổi thức ăn
sang dạng dễ hấp thu đối với cơ thể. Vit có tính đặc hiệu riêng, mỗi loại vit có
một tác động đặc hiệu đến một phản ứng nhất định trong cơ thể. Nếu thiếu
loại vit nào đó, trước tiên ảnh hưởng đến sự phát triển cơ thể, làm giảm khối
lượng, giảm năng suất, giảm khả năng chống bệnh và sao đó diễn ra các hiện
tượng đặc hiệu của sự thiếu hụt vit này.
Trương Lăng (2003) cho rằng cơ thể heo con cần vit cho sự phát triển
và phòng ngừa bệnh tật như: đối với vit A heo con dưới 10 ngày tuổi, không
có khả năng chuyển hóa caroten thành vit A. Heo con 20 ngày tuổi mới

chuyển hóa được 25-30%. Trong sữa đầu, vit A gấp 6 lần so với sữa thường,
nên nhất thiết phải cho heo con bú sữa đầu để nâng hàm lượng vit A trong cơ
thể. Thiếu vit B1 heo con bị phù, viêm dây thần kinh, suy tim; B2 tham gia oxy
hóa hoàn nguyên, oxy hóa đường, acid amin, acid lactic; tham gia sự hô hấp
của mô bào, vận chuyển hydro, tham gia quá trình tạo hemoglobin, vào sự
hình thành HCl của dịch vị và muối mật. Thiếu vit B2 heo con bị viêm da,
rụng lông, tiêu chảy, nôn mửa, sinh trưởng kém. Thiếu vit D gây thiếu
khoáng, còi xương. Vit E tham gia vào quá trình trao đổi protein và chuyển
13


hóa acid amin, acid nucleoic cho nhu cầu phát triển của heo con. Nhu cầu vit
hàng ngày của heo con được trình bày ở (Bảng 2.7).
Bảng 2.7: Nhu cầu vitamin hàng ngày của heo cho ăn tự do (90% VCK)
Chỉ tiêu

Thể trọng heo (kg)
5 - 10

10 - 20

20 - 50

1,100

1,750

2,412

110


200

278

8

11

20

Vitamin K (mg)

0,25

0,50

0,93

Biotin (mg)

0,03

0,05

0,09

Choline (g)

0,25


0,40

0,56

Niacin (mg)

7,50

12,50

18,55

Riboflavin (mg)

1,75

3,00

4,64

Vitamin B1 (mg)

0,50

1,00

1,86

Vitamin B6 (mg)


0,75

1,50

1,86

Vitamin B12 (mg)

8,75

15,00

18,55

Vitamin A (IU)
Vitamin D3 (IU)
Vitamin E (IU)

(NRC, 1998)

2.4.5 Nhu cầu về chất béo
Ở heo, năng lượng do lipid cung cấp phần lớn được dự trữ dưới da,
quanh nội tạng, lipid được hấp thu ở ruột non. Heo con tiêu hóa lipid cao hơn
heo lớn vì lipid của heo con bú sữa chủ yếu ở dạng nhũ hóa (Trương Lăng,
2003). Lipid là chất béo cấu tạo nên màng tế bào (lipoprotein). Để có sự bào
phân tế bào cần phải có một lượng lipid cho nhu cầu phát triển. Lipid vừa là
chất cung cấp năng lượng vừa là chất tạo mỡ tích luỹ ở cơ thể gia súc. Heo
thiếu chất béo mà đặc biệt là các acid béo thiết yếu sẽ bị rụng lông, viêm da,
nước bọt ít, tiêu hoá kém, hệ số chuyển hoá thức ăn tăng, tuyến giáp trạng

sưng to, phát dục chậm. Có thể sử dụng mỡ động vật để nuôi heo sẽ làm tăng
tính ngon miệng, tăng khả năng sử dụng thức ăn (Lưu Hữu Mãnh và ctv.,
1999).
Khả năng tiêu hóa chất béo của heo con tăng dần lên theo tuổi của
chúng. Mặc dù chất béo bổ sung không có tác dụng đối với mức tăng trưởng
của heo con trong 1, 2 tuần đầu sau khi cai sữa nhưng không gây nên hiện
tượng mất chất béo trong thời gian đó. Trong 2 tuần đầu sau khi cai sữa lượng
chất béo bổ sung nên hạn chế ở mức 2-3% khẩu phần. Sau 3-4 tuần kể từ khi
cai sữa tỷ lệ chất béo trong khẩu phần thức ăn có thể tăng 4-5%. Ở độ tuổi này
14


của heo con, chất béo làm tăng mức tăng trưởng của heo và phát huy hiệu quả
của thức ăn (Hội Đồng Hạt Ngũ Cốc Mỹ, 1994).
2.4.6 Nhu cầu về nước
Nước là nguồn dinh dưỡng vô cùng quan trọng, heo nuôi thiếu hụt
nước hằng ngày làm giảm sự tiếp thu thức ăn, tăng trọng giảm. Thiếu nước
kéo dài dẫn đến cơ thể heo cạn kiệt làm các quá trình trao đổi chất, hoạt động
sinh lý bị đình truệ và chết. Động vật có thể nhịn ăn tối đa trong hai tuần,
nhưng không thể nhịn uống trong 48 giờ. Nhu cầu nước uống hằng ngày của
heo phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường, số lượng thức ăn, sản phẩm xuất ra
(Lê Hồng Mận và Bùi Đức Lũng, 2002).
Trần Văn Phùng (2005) cho rằng cơ thể heo con có hàm lượng nước rất
cao, giai đoạn 3-4 tuần tuổi nước chiếm (75-78%). Nước rất cần thiết đối với
heo con, giúp điều hòa thân nhiệt và giúp cho quá trình trao đổi chất hoạt
động dễ dàng hơn, khi cung cấp nhiều nước cho heo con theo mẹ có thể làm
giảm tỷ lệ chết heo con trước cai sữa. Nước được xem là một dưỡng chất,
không có nước thì gia súc sẽ chết nhanh hơn so với thiếu những dưỡng chất
khác. Tất cả các hoạt động sống tiêu hóa, trao đổi chất, cung cấp chất dinh
dưỡng trong cơ thể đều cần tới nước, nhu cầu về nước thường lớn gấp 2-3 lần

so với tổng số khối lượng thức ăn.
Lượng nước tiêu thụ ở heo cai sữa từ 3 đến 6 tuần tuổi: trong tuần lễ
đầu tiên, thứ hai và ba sau cai sữa lần lượt là 0,49 lít/con/ngày; 0,89
lít/con/ngày; 1,46 lít/con/ngày (NRC, 2000).
2.5 Thức ăn hỗn hợp nuôi heo
2.5.1 Định nghĩa về thức ăn hỗn hợp
Thức ăn hỗn hợp là loại thức ăn đã chế biến sẵn, do một số loại thức ăn
phối hợp với nhau tạo thành. Thức ăn hỗn hợp có thể có đủ tất cả các chất
dinh dưỡng thỏa mãn nhu cầu của con vật hay chỉ một số chất dinh dưỡng
nhất định để bổ sung cho con vật (Lê Đức Ngoan và ctv., 2004).
2.5.2 Đặc điểm của thức ăn hỗn hợp
Thức ăn hỗn hợp có nhiều tác dụng trong việc nâng cao năng suất chăn
nuôi, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm và rất tiện lợi khi ăn. Có nhiều loại
thức ăn qua chế biến rồi phối hợp lại với nhau làm tăng giá trị dinh dưỡng của
khẩu phần, hỗn hợp thức ăn cân đối sẽ tạo nên sự cân bằng về acid amin, cân
bằng về chất khoáng, vitamin… phù hợp với nhu cầu của gia súc. Trong đó
cân bằng acid amin có ý nghĩa rất lớn, nó cung cấp đủ cho nhu cầu tổng hợp
protid tổng, cân bằng chất khoáng Ca và P có ảnh hưởng đến sự tích lũy
15


×