Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

đánh giá hiệu quả của xạ khuẩn và thuốc hóa học trong phòng trị bệnh thán thư trên hành lá do colletotrichum sp. ở điều kiện phòng thí nghiệm và nhà lưới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.16 MB, 61 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGUYỄN HOÀNG TRI

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA XẠ KHUẨN VÀ THUỐC
HÓA HỌC TRONG PHÒNG TRỊ BỆNH THÁN THƯ
TRÊN HÀNH LÁ DO COLLETOTRICHUM SP.
Ở ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM
VÀ NHÀ LƯỚI

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT

Cần Thơ, 2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT

Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA XẠ KHUẨN VÀ THUỐC
HÓA HỌC TRONG PHÒNG TRỊ BỆNH THÁN THƯ
TRÊN HÀNH LÁ DO COLLETOTRICHUM SP.
Ở ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM
VÀ NHÀ LƯỚI


Giáo viên hướng dẫn:
TS. Nguyễn Thị Thu Nga

Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Hoàng Tri
MSSV: 3103695
Lớp: BVTV K36

Cần Thơ, 2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT

Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Bảo Vệ Thực Vật với tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA XẠ KHUẨN VÀ THUỐC HÓA HỌC
TRONG PHÒNG TRỊ BỆNH THÁN THƯ TRÊN HÀNH LÁ
DO COLLETOTRICHUM SP. Ở ĐIỀU KIỆN
PHÒNG THÍ NGHIỆM VÀ NHÀ LƯỚI”

Do sinh viên Nguyễn Hoàng Tri thực hiện và đề nạp
Kính trình lên hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp

Cần Thơ, ngày ... tháng ... năm 2013
Cán bộ hướng dẫn

TS. Nguyễn Thị Thu Nga

i



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành
Bảo Vệ Thực Vật với tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA XẠ KHUẨN VÀ THUỐC HÓA HỌC
TRONG PHÒNG TRỊ BỆNH THÁN THƯ TRÊN HÀNH LÁ
DO COLLETOTRICHUM SP. Ở ĐIỀU KIỆN
PHÒNG THÍ NGHIỆM VÀ NHÀ LƯỚI”

Do sinh viên Nguyễn Hoàng Tri thực hiện và bảo vệ trước hội đồng.
Ý kiến của hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp: .........................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Luận văn tốt nghiệp được hội đồng đánh giá ở mức: .................................................

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013

DUYỆT KHOA

Chủ tịch hội đồng

ii



LƯỢC SỬ CÁC NHÂN

Họ và tên: Nguyễn Hoàng Tri
Ngày sinh: 08/06/1992
Họ và tên cha: Nguyễn Văn Ty
Họ và tên mẹ: Phan Thị Ánh
Địa chỉ: ấp Bình Hưng, xã Bình Long, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang.
Tóm tắt quá trình học tập của bản thân:
1998 – 2003: là học sinh Trường Tiểu Học “A” Bình Long.
2003 – 2007: là học sinh Trường Trung Học Cơ Sở Bình Long.
2007 – 2010: là học sinh Trường Trung Học Phổ Thông Trần Văn Thành.
2010 – 2013: là sinh viên ngành Bảo Vệ Thực Vật Khóa 36, khoa Nông Nghiệp và
Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại Học Cần Thơ.

iii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả
trình bày trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kì công trình nghiên cứu nào trước đây.

Tác giả luận văn

iv


LỜI CẢM TẠ
Để có được những kết quả như ngày hôm nay, con xin gửi lòng thành kính
biết ơn Cha, mẹ! suốt đời tận tụy vì sự nghiệp và tương lai của các con.

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô Nguyễn Thị Thu Nga, giảng viên
hướng dẫn đề tài luận văn tốt nghiệp đã rất tận tình hướng dẫn, động viên và cho em
những lời khuyên rất chân tình, sâu sắc trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề
tài.
Xin cảm ơn ban lãnh đạo trường Đại Học Cần Thơ; ban chủ nhiệm khoa NN
& SHƯD, bộ môn Bảo Vệ Thực Vật đã tạo nhiều điều kiện để em hoàn thành luận
văn này.
Xin chân thành cảm ơn thầy Lê Văn Vàng (cố vấn học tập) và quý thầy, cô
trong trường Đại Học Cần Thơ đã dạy dỗ và truyền đạt kiến thức cho em trong thời
gian học tập tại trường.
Chân thành biết ơn chị Đoàn Thị Kiều Tiên, chị Lê Ngọc Trúc Linh và tất cả
các anh, chị trong bộ môn Bảo Vệ Thực Vật đã tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt
thí nghiệm.
Cảm ơn các bạn lớp BVTV K36 đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề
tài.

Trân trọng!

Xin nhận lời cảm ơn sâu sắc nhất

Nguyễn Hoàng Tri

v


Nguyễn Hoàng Tri, 2013. “Đánh giá hiệu quả của xạ khuẩn và thuốc hóa học
trong phòng trị bệnh thán thư trên hành lá do Colletotrichum sp. ở điều kiện
phòng thí nghiệm và nhà lưới” luận văn tốt nghiệp kỹ sư Bảo vệ Thực vật, bộ
môn Bảo vệ Thực vật, Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, Trường Đại học
Cần Thơ. Cán bộ hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Thu Nga.

TÓM LƯỢC
Đề tài được thực hiện tại phòng thí nghiệm bệnh cây và nhà lưới của bộ môn Bảo vệ
Thực vật, khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ từ
tháng 10/2012 đến tháng 09/2013, nhằm mục đích chọn ra các chủng xạ khuẩn và
thuốc hóa học có hiệu quả phòng trị bệnh thán thư trên hành lá do nấm
Colletotrichum sp. gây ra.
Thí nghiệm 1: Đánh giá khả năng đối kháng của 15 chủng xạ khuẩn đối với
nấm Colletotrichum sp. T.VL1 gây bệnh thán thư trên hành trong điều kiện phòng
thí nghiệm. Kết quả cho thấy có 12 trong tổng số 15 chủng xạ khuẩn có khả năng
đối kháng với nấm Colletotrichum sp. T.VL1 với bán kính vô khuẩn từ 2,8 – 11,4
mm và hiệu suất đối kháng từ 8,6 – 43,8%. Trong đó, hai chủng xạ khuẩn là 11RM
và 58RM thể hiện khả năng ức chế khuẩn ty nấm Colletotrichum sp. T.VL1 cao
nhất với bán kính vô khuẩn lần lược là 7,8 mm và 8,8 mm.
Thí nghiệm 2: Đánh giá hiệu quả của 7 loại thuốc trừ nấm lên sự phát triển
của khuẩn ty nấm Colletotrichum sp. T.VL1 trong điều kiện phòng thí nghiệm. Kết
quả cho thấy thuốc Score 250EC có hiệu quả ức chế khuẩn ty nấm Colletotrichum
sp. T.VL1 cao nhất với bán kính vô khuẩn là 7,6 mm và HSĐK là 24,4%. Loại
thuốc Binhnomyl 50WP không thể hiện hiệu quả đối kháng với nấm Colletotrichum
sp. T.VL1.
Thí nghiệm 3: Đánh giá hiệu quả phòng trị của xạ khuẩn và thuốc trừ nấm
đối với nấm Colletotrichum sp. T.VL1 trong điều kiện nhà lưới. Qua ba biện pháp
xử lý phun trước khi chủng bệnh 1 ngày, phun sau khi chủng bệnh 3 ngày và phun
kết hợp trước khi chủng bệnh 1 ngày và sau khi chủng bệnh 3 ngày cho thấy: cả ba
nghiệm thức là xạ khuẩn 11RM, 58RM và thuốc Score 250EC đều thể hiện hiệu quả
hạn chế được bệnh thán thư trên hành. Trong đó nghiệm thức thuốc Score 250EC
thể hiện hiệu quả giảm bệnh cao nhất, kế đến là hai nghiệm thức xử lý xạ khuẩn
58RM và 11RM. Trong ba biện pháp xử lý, biện pháp phun sau cho hiệu quả cao
nhất, kế đến là biện pháp phun kết hợp trước sau và cuối cùng là biện pháp phun
trước.


vi


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

TÓM LƯỢC ........................................................................................................... vi
MỤC LỤC ............................................................................................................vii
DANH SÁCH BẢNG.............................................................................................. x
DANH SÁCH HÌNH .............................................................................................. xi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................xii
ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ................................................................. 2
1.1.

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÂY HÀNH LÁ .............................................. 2

1.1.1.

Nguồn gốc và sơ lược đặc điểm thực vật .............................................. 2

1.1.2.

Tình hình sản xuất ............................................................................... 2

1.1.3.

Một số sâu bệnh hại quan trọng trên hành lá ........................................ 2


1.2.

BỆNH THÁN THƯ TRÊN HÀNH ............................................................ 2

1.2.1.

Tình hình phân bố và gây hại ............................................................... 2

1.2.2.

Triệu chứng ......................................................................................... 3

1.2.3.

Tác nhân .............................................................................................. 3

1.2.3.1. Phân loại ............................................................................................................. 3
1.2.3.2. Đặc điểm của một số loài nấm Colletotrichum gây bệnh thán thư
trên hành lá......................................................................................................................... 4
1.2.3.3. Đặc điểm sinh học ............................................................................................ 4
1.2.3.4. Đặc điểm sinh thái ............................................................................................ 5
1.2.3.5. Phổ ký chủ ........................................................................................................... 5
1.2.4.

Sự xâm nhiễm, đặc điểm phát sinh và phát triển của bệnh.................... 5

1.2.4.1. Sự xâm nhiễm .................................................................................................... 5
1.2.4.2. Đặc điểm phát sinh và phát triển của bệnh ................................................. 5
1.2.5.

1.3.


Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh ................................. 6

MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ BỆNH THÁN THƯ TRÊN HÀNH
................................................................................................................... 6

1.3.1.

Biện pháp canh tác ............................................................................... 6

1.3.2.

Biện pháp hóa học ............................................................................... 6
vii


1.3.3.

Biện pháp sinh học............................................................................... 6

1.4. XẠ KHUẨN VÀ VAI TRÒ CỦA XẠ KHUẨN TRONG PHÒNG TRỊ
SINH HỌC BỆNH CÂY TRỒNG ........................................................................ 7
1.4.1.

Phân loại .............................................................................................. 7

1.4.2.


Sự phân bố của xạ khuẩn trong tự nhiên............................................... 7

1.4.3.

Đặc điểm hình thái của xạ khuẩn ......................................................... 7

1.4.4.

Cấu tạo của xạ khuẩn ........................................................................... 8

1.4.5.

Các điều kiện ảnh hưởng đến sự phát triển của xạ khuẩn ..................... 8

1.4.6.

Vai trò của xạ khuẩn trong phòng trị sinh học ...................................... 8

1.5. ỨNG DỤNG CỦA NHÓM XẠ KHUẨN TRONG PHÒNG TRỊ SINH
HỌC BỆNH CÂY TRỒNG.................................................................................. 9
1.6. ĐẶC TÍNH CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC HÓA HỌC SỬ DỤNG
TRONG THÍ NGHIỆM...................................................................................... 10
1.6.1.

Antracol 70WP .................................................................................. 10

1.6.2.

Amistar 250SC .................................................................................. 11


1.6.3.

Binhnomyl 50WP .............................................................................. 11

1.6.4.

Daconil 75WP ................................................................................... 12

1.6.5.

Thane M 80WP .................................................................................. 13

1.6.6.

Topsin M 70WP................................................................................. 13

1.6.7.

Score 250EC ...................................................................................... 14

Chương 2: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP ................................................ 15
2.1.

PHƯƠNG TIỆN ....................................................................................... 15

2.1.1.

Thời gian và địa điểm ........................................................................ 15

2.1.2.


Vật liệu và dụng cụ thí nghiệm .......................................................... 15

2.2.

PHƯƠNG PHÁP ...................................................................................... 18

2.2.1. Thí nghiệm 1: đánh giá khả năng đối kháng của các chủng xạ khuẩn
đối với sự phát triển khuẩn ty nấm Colletotrichum sp. T.VL1 trong điều kiện
phòng thí nghiệm. ........................................................................................... 18
2.2.2. Thí nghiệm 2: đánh giá hiệu quả của 7 loại thuốc trừ nấm lên sự phát
triển của khuẩn ty nấm Colletotrichum sp. T.VL1 trong điều kiện phòng thí
nghiệm. .......................................................................................................... 20

viii


2.2.3. Thí nghiệm 3: hiệu quả phòng trị của xạ khuẩn và thuốc trừ nấm đối
với nấm Colletotrichum sp. T.VL1 trong điều kiện nhà lưới. .......................... 20
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................... 23
3.1. Khả năng đối kháng của các chủng xạ khuẩn đối với sự phát triển khuẩn ty
nấm Colletotrichum sp. T.VL1 trong điều kiện phòng thí nghiệm. ..................... 23
3.2. Hiệu quả của 7 loại thuốc trừ nấm lên sự phát triển của khuẩn ty nấm
Colletotrichum sp. T.VL1 trong điều kiện phòng thí nghiệm. ............................. 27
3.3. Hiệu quả phòng trị của xạ khuẩn và thuốc trừ nấm đối với nấm
Colletotrichum sp. T.VL1 trong điều kiện nhà lưới. ........................................... 30
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................. 39
4.1.

KẾT LUẬN.............................................................................................. 39


4.2.

ĐỀ NGHỊ ................................................................................................. 39

TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 40
PHỤ CHƯƠNG..................................................................................................... 44

ix


DANH SÁCH BẢNG

Tên

Trang

2.1

Danh sách các chủng xạ khuẩn được phân lập trên đất trồng rau màu
ở các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long

17

2.2.

Các loại thuốc trừ nấm dùng trong thí nghiệm

18


3.1

Bán kính vô khuẩn (mm) của các chủng xạ khuẩn đối với nấm
Colletotrichum sp. T.VL1 gây bệnh thán thư trên hành

24

3.2

Hiệu suất đối kháng (%) của các chủng xạ khuẩn đối với chủng nấm
Colletotrichum sp. T.VL1 gây bệnh thán thư trên hành

25

3.3

Bán kính vô khuẩn (mm) của 7 loại thuốc trừ nấm với nấm
Colletotrichum sp. T.VL1 qua các ngày sau khi cấy (NSKC)

28

3.4

Hiệu suất đối kháng (%) của 7 loại thuốc trứ nấm với nấm
Colletotrichum sp. T.VL1 qua các ngày sau khi cấy (NSKC)

29

3.5


Tỷ lệ bệnh (%) thán thư trên hành do nấm Colletotrichum sp. T.VL1
ở tất cả các nghiệm thức thời điểm 9 NSKCB

31

3.6

Tỷ lệ bệnh (%) thán thư trên hành do nấm Colletotrichum sp. T.VL1
ở tất cả các nghiệm thức thời điểm 11 NSKCB

32

3.7

Tỷ lệ bệnh (%) thán thư trên hành do nấm Colletotrichum sp. T.VL1
ở tất cả các nghiệm thức thời điểm 13 NSKCB

33

3.8

Tỷ lệ bệnh (%) thán thư trên hành do nấm Colletotrichum sp. T.VL1
ở tất cả các nghiệm thức thời điểm 15 NSKCB

34

Bảng

x



DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tên

Trang

2.1

Mô tả cách bố trí thí nghiệm thử đối kháng

19

3.1

Hiệu quả ức chế của bốn chủng xạ khuẩn 11RM, 89, 120, 58RM đối
với nấm Colletotrichum sp. T.VL1 trong điều kiện phòng thí nghiệm
ở thời điểm 7 NSKC

26

3.2

Ảnh hưởng của ba loại thuốc trừ nấm Amistar 250SC, Score 250EC,
Thane-M 80WP lên khả năng phát triển khuẩn ty của nấm
Colletotrichum sp. T.VL1 Trong điều kiện phòng thí nghiệm ở thời
điểm 5 NSKĐT

30


3.3

Hiệu quả phòng trị bệnh thán thư trên hành lá do nấm Colletotrichum
sp. T.VL1 ở biện pháp phun trước với các nghiệm thức xử lý ở thời
điểm 13NSKCB

36

3.4

Hiệu quả phòng trị bệnh thán thư trên hành lá do nấm Colletotrichum
sp. T.VL1 ở biện pháp phun sau với các nghiệm thức xử lý ở thời
điểm 13NSKCB

37

3.5

Hiệu quả phòng trị bệnh thán thư trên hành lá do nấm Colletotrichum
sp. T.VL1 ở biện pháp phun kết hợp trước sau với các nghiệm thức
xử lý ở thời điểm 13NSKCB

38

xi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


11RM: chủng xạ khuẩn 11 phân lập tại vùng đất trồng cây rau màu.
21RM: chủng xạ khuẩn 21 phân lập tại vùng đất trồng cây rau màu.
4RM: chủng xạ khuẩn 4 phân lập tại vùng đất trồng cây rau màu.
54RM: chủng xạ khuẩn 54 phân lập tại vùng đất trồng cây rau màu.
55RM: chủng xạ khuẩn 55 phân lập tại vùng đất trồng cây rau màu.
58RM: chủng xạ khuẩn 58 phân lập tại vùng đất trồng cây rau màu.
AVRDC: Asian Vegetable Research and Development Center
BKVK: bán kính vành khăn vô khuẩn
BPXL: Biện pháp xử lý
ĐBSCL: Đồng bằng Sông Cửu Long
FAO: Food and Agriculture Organization
Ha: hecta
HSĐK: hiệu suất đối kháng
NSKC: Ngày sau khi cấy
NSKCB: Ngày sau khi chủng bệnh
NSKĐT: Ngày sau khi đặt thuốc

xii


ĐẶT VẤN ĐỀ
Hành lá (Allium fistulosum L.) được trồng khắp nơi, chủ yếu là làm gia vị,
đồng thời hành cũng là một vị thuốc nam được dùng để chữa nhiều loại bệnh: thuốc
ho, trừ đờm, lợi tiểu, sát trùng... (Trần Văn Hai, 2005). Theo FAO (2010) sản lượng
hành trên thế giới khoảng 4,7 triệu tấn, diện tích canh tác 232.542 ha. Tuy nhiên,
việc canh tác hành thường gặp nhiều khó khăn do mầm bệnh tấn công như bệnh thối
nhũn gốc (Erwinia carotovora), bệnh đốm tím trên lá (Alternaria pori), bệnh sương
mai (Peronospora destrustor), bệnh khảm do vi rút… Đặc biệt bệnh thán thư do
nấm Colletotrichum spp., là một trong những bệnh gây hại quan trọng trên các vùng
trồng hành trên thế giới (Kanlong, 1988; Verma và Sharma, 1999). Nấm gây bệnh

có thể tấn công gây bệnh trên lá và phần thân. Triệu chứng bệnh biến động phụ
thuộc vào nhiệt độ và ẩm độ môi trường (Vũ Triệu Mân, 2007). Bệnh thán thư là
bệnh gây hại nặng vào mùa mưa, thiệt hại năng suất ước tính từ 50-100% (Kanlong
và ctv., 1988). Bệnh có thể xuất hiện trong suốt thời gian sinh trưởng của cây trên
ruộng cũng như trong quá trình tồn trữ và vận chuyển (Verma và Sharma, 1999).
Ngày nay, trên thế giới đang phát triển xu hướng phòng trừ dịch hại bằng
cách sử dụng kết hợp một cách hài hòa, hợp lý nhiều biện pháp như việc phát huy
những thiên địch có sẵn trong tự nhiên có khả năng gây bất lợi cho sự phát triển của
dịch hại (Trần Văn Hai, 2005). Đối với biện pháp hóa học có ưu điểm giúp ngăn
chặn bệnh hiệu quả trong thời gian ngắn, tuy nhiên biện pháp này cũng tồn tại nhiều
khuyết điểm như gây ô nhiễm môi trường, phá vỡ cân bằng sinh học và dễ tạo điều
kiện cho mầm bệnh hình thành nòi kháng thuốc. Hiện nay, các biện pháp sinh học
(sử dụng vi sinh vật đối kháng như vi khuẩn vùng rễ, xạ khuẩn, nấm...) đang được
nghiên cứu và phát triển mạnh. Đặc biệt là nhóm xạ khuẩn, được ghi nhận là nhóm
vi sinh vật đối kháng hiệu quả với các mầm bệnh trên cây trồng như Sclerotium
rolfsii (Rafik và ctv., 2007); Fusarium oxysporum f. sp. cubense (Cao và ctv.,
2005); Fusarium oxysporum f. sp. niveum (Lê Thị Bích, 2011); Pseudomonas
solanacearum 222 (Đào Thị Lương và ctv., 2002); Colletotrichum sp. ST2 (Tô
Huỳnh Như, 2012). Tuy nhiên, biện pháp sinh học thường phát huy hiệu quả chậm
hơn so với biện pháp hóa học, đặc biệt không có hiệu quả khi dịch bệnh xảy ra
(Phạm Văn Kim, 2006).
Do đó, để góp phần quản lý bệnh thán thư trên hành hiệu quả hơn theo
hướng phòng trừ tổng hợp, tốn ít chi phí và thân thiện với môi trường đề tài “Đánh
giá hiệu quả của xạ khuẩn và thuốc hóa học trong phòng trị bệnh thán thư trên
hành lá do Colletotrichum sp. ở điều kiện phòng thí nghiệm và nhà lưới” được
thực hiện nhằm tìm ra dòng xạ khuẩn và thuốc hóa học hiệu quả cao để ứng dụng
trong nghiên cứu biện pháp tổng hợp quản lý bệnh thán thư trên hành.

1



CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÂY HÀNH LÁ
1.1.1. Nguồn gốc và sơ lược đặc điểm thực vật
Hành lá có tên khoa học là Allium fistulosum thuộc họ hành Alliaceae
(CABI, 2001), có nguồn gốc từ loài Allium altaicum hoang dại (Karen và ctv., 2012).
Hành lá có nguồn gốc từ Siberia. Trong thời Cận Đại, những nhà thực vật
học Nga đã tìm thấy loài hoang dã của chúng trong những dải núi Altai. Hành lá
đến từ Nga qua Châu Âu vào thời Trung Cổ và được trồng rất phổ biến ở phương
Đông (James, 2009). Ngày nay, hành lá được trồng rộng rãi trong các khu vực ôn
đới và cận nhiệt đới trên thế giới (Kim và ctv., 2008).
Hành thân thảo, có mùi đặc biệt. Có 5-6 lá, lá hình trụ rỗng, dài 30-50 cm,
phía gốc lá phình to, trên đầu thuôn nhọn. Hoa tự mọc trên ống hình trụ, rỗng. Hoa
tự dạng hình xim, có ngấn thành hình tán giả trông tựa hình cầu. Quả nang tròn.
Hành được trồng khắp nơi, chủ yếu là làm gia vị. Đồng thời hành cũng là một vị
thuốc nam được dùng để chữa nhiều loại bệnh: thuốc ho, trừ đờm, lợi tiểu, sát
trùng... (Trần Văn Hai, 2005).
1.1.2. Tình hình sản xuất
Theo FAO (2010) sản lượng hành trên thế giới khoảng 4,7 triệu tấn, diện
tích canh tác 232.542 ha, năng suất 20,2 tấn/ha. Diện tích trồng hành ở châu Á
khoảng 134.467 ha, sản lượng 3,2 triệu tấn, năng suất bình quân đạt 24,1 tấn/ha.
1.1.3. Một số sâu bệnh hại quan trọng trên hành lá
Theo Trần Văn Hai (2005), Võ Thanh Hoàng và Nguyễn Thị Nghiêm
(1993) trên hành lá có một số sâu bệnh hại như sau:
Sâu hại: sâu xanh da láng (Spodoptera exigua), dòi đục lá (Liriomyza
huidobrensis), sâu ăn tạp (Spodoptera litura), bù lạch (Thrips tabaci)…
Bệnh hại: bệnh thối nhũn gốc (Erwinia carotovora), bệnh đốm tím trên lá
(Alternaria pori), bệnh sương mai (Peronospora destrustor)…
1.2. BỆNH THÁN THƯ TRÊN HÀNH
1.2.1. Tình hình phân bố và gây hại

Bệnh thán thư trên hành được ghi nhận đầu tiên tại nước Anh vào năm 1851
và sau đó phổ biến rộng rãi ở Châu Âu và Mỹ (Verma và Sharma, 1999).

2


Bệnh thán thư trên hành là bệnh phổ biến ở châu Âu, Mỹ, Trung Quốc, Ấn
Độ và Nhật Bản. Ở Việt Nam, bệnh thán thư được nghiên cứu từ năm 1988 ở Bắc
Ninh, Hải Dương, Hà Tây, Vĩnh Phúc. Bệnh có thể làm giảm năng suất từ 10-15%
(Vũ Triệu Mân, 2007).
Bệnh thán thư là bệnh gây hại nặng vào mùa mưa, thiệt hại năng suất ước
tính từ 50-100% (Kanlong và ctv., 1988). Theo Nova và ctv. (2011), bệnh thán thư
trên hành do nấm Colletotrichum spp. là một trong những bệnh hại chính trên cây
hành ở bang Pernambuco của Brazil.
1.2.2. Triệu chứng
Nấm gây bệnh có thể tấn công vào hầu hết các bộ phận của cây. Triệu
chứng bệnh biến động phụ thuộc vào nhiệt độ và ẩm độ môi trường (Vũ Triệu Mân,
2007). Theo Trần Văn Hai (2005), bệnh gây hại cả trên hành lá lẫn hành củ. Trên lá
vết bệnh ban đầu có hình bầu dục, màu sáng trắng, xung quanh có viền màu vàng
nhạt. Vết bệnh đầu tiên thường xuất hiện ở giữa lá, ít gặp ở ngọn lá. Sau đó vết bệnh
lan rộng kéo dài theo chiều dài của lá. Trên củ và thân vết bệnh có kích thước lớn
hơn vết bệnh trên lá. Vết bệnh có màu xám trắng loang rộng chiếm một nửa, thậm
chí lớn hơn. Trên vết bệnh xuất hiện rất nhiều chấm đen nhỏ xếp thành vòng tròn
đồng tâm mở rộng đó là các đĩa đài của nấm gây bệnh (Vũ Triệu Mân, 2007).
Bệnh có thể xuất hiện trong suốt thời gian sinh trưởng của cây trên ruộng
cũng như trong quá trình tồn trữ và vận chuyển (Verma và Sharma, 1999).
1.2.3. Tác nhân
1.2.3.1. Phân loại
Bệnh thán thư do một số loài nấm Colletotrichum spp. gây ra. Nấm
Colletotrichum spp. thuộc họ Melanconiaceae, bộ Melanconiales, lớp nấm bất toàn

(Deuteromyces). Sợi nấm đa bào, phân nhánh có màu sắc và kích thước thay đổi,
khi còn non sợi nấm không màu, khi già có màu sẫm. Đĩa cành nằm chìm dưới lớp
biểu bì của lá, mô củ khi thuần thục phá vỡ mô và lộ ra bên ngoài (Vũ Triệu Mân,
2007). Nấm Colletotrichum spp. còn là tác nhân gây hại trên nhiều giống cây trồng
như: đậu, họ bầu bí, cà chua, dâu tây... (Agrios, 2005).
Theo Salamanca và ctv. (2012), sáu loài Colletotrichum spp. khác nhau đã
được ghi nhận là tác nhân gây bệnh thán thư hành trên khắp thế giới. Loài C.
gloeosporioides và C. coccodes có bào tử dạng thẳng, gây bệnh chủ yếu trên lá và
phần gốc thân, trong khi nấm C. circinans gây bệnh trên củ và có bào tử dạng cong
(Kiehr và ctv., 2012). Ở Việt Nam, nấm C. circinans được phát hiện ở Thái Nguyên
và Hà Nội, gây hại trên lá các cây hành tỏi (Đặng Vũ Thị Thanh, 2008). Ở Italia và
3


Puerto Rico, bệnh thán thư trên lá hành được ghi nhận là do các loài nấm C.
dematium, C. chardoniana và C. allii gây ra ( Arden và Alan, 1986; VélezRodríguez và Rivera-Vargas, 2012).
1.2.3.2. Đặc điểm của một số loài nấm Colletotrichum gây bệnh thán thư trên
hành lá
Colletotrichum dematium: bào tử hình lưỡi liềm, nhọn ở hai đầu, kích thước
19,5 – 24,0 x 2,0 - 2,5 µm. Đĩa áp màu nâu kích thước 8,0 – 11,5 x 6,5 – 8,0 µm. Có gai
cứng cong và có màu nâu, kích thước 100 – 250 x 10 -15 µm (Sutton, 1980).
Colletotrichum gloeosporioides: trên môi trường PDA khuẩn lạc có màu nâu
hơi xám đến xám sẫm (CABI, 2000). Lông cứng mọc đều trên mâm bào tử, hình
gậy, đỉnh thon, có 2-3 vách ngăn, màu nâu dài 35-74 µm. Cuống bào tử đơn, hình
ống, không màu, kích thước 3,5-5 x 15-27,5 µm. Bào tử đơn bào, hình bầu dục hay
hình ống, hai đầu tròn thẳng hay hơi cong, không màu, kích thước bào tử 5-6 x
12,5-20 µm (Đặng Vũ Thị Thanh, 2008).
Colletotrichum circinans: trên môi trường PDA khuẩn lạc nấm có màu nâu
sẫm, sợi nấm màu xám, lông cứng màu nâu sẫm đến đen có từ 1-5 vách ngăn, dài
32,5-177,5 x 3-7 µm. Bào tử hình liềm hoặc hình thoi (Kim và ctv., 2008) đơn bào,

không màu, kích thước 3-6 x 14-30 µm (Đặng Vũ Thị Thanh, 2008).
Colletotrichum coccodes: Bào tử có dạng hình trụ, nhọn ở hai đầu, kích thước
16-22 x 3-4 µm. Đĩa áp hình chùy, dài, màu hơi nâu, không đều, đôi khi rìa cạnh có dún
tai bèo, kích thước 11 – 16,5 x 6 – 9,5 µm, trong điều kiện tối C. coccodes có khả năng
hình thành gai cứng trong môi trường PDA (Sutton, 1980).
1.2.3.3. Đặc điểm sinh học
Vòng đời của các loài Colletotrichum spp. thường bao gồm giai đoạn hữu tính
và vô tính. Nhìn chung, giai đoạn hữu tính dẫn đến sự đa dạng di truyền của quần thể
nấm, còn giai đoạn vô tính có vai trò trong sự phát tán của nấm. Sự kết hợp theo kiểu
hữu tính trong các loài Colletotrichum spp. thường hiếm gặp trong tự nhiên. Chỉ có
11 trong 20 loài Colletotrichum spp. có giai đoạn hữu tính là Glomerella (Wheeler,
1954 – trích dẫn bởi Wharton và Diéguez-Uribeondo, 2004).
Các loài Colletotrichum spp. thuộc nhóm bán ký sinh bắt buộc (hemibiotrophy)
do có loại gene giúp chuyển đổi từ dạng sống ký sinh bắt buộc (biotrophy) sang dạng
sống hoại sinh (necrotrophy). Một số loài Colletotrichum spp. sau khi xâm nhiễm vào
mô ký chủ thường trải qua giai đoạn ủ bệnh kéo dài (Mendgen và Hahn, 2002).

4


1.2.3.4. Đặc điểm sinh thái
Một số chủng Colletotrichum spp. tồn tại trong tự nhiên, một số khác lưu tồn
ngoài đồng trên cây ký chủ phụ, cây hoang dại, tàn dư thực vật, trên các mô trái bị
bệnh... Bào tử có thể lưu tồn trên mô bệnh khoảng 10 tháng. Nấm Colletotrichum spp.
phát triển thích hợp ở điều kiện 23-250C, chết ở 450C trong 10 phút (Phạm Văn Biên và
ctv., 2003).
1.2.3.5. Phổ ký chủ
Nấm Colletotrichum spp. là loài nấm gây hại phổ biến ở khắp nơi trên thế
giới và tấn công trên nhiều loài ký chủ như: họ bầu bí dưa, họ cà, dâu tây, hành,
đậu, xoài, chuối... bệnh thán thư gây hại chủ yếu trên trái, đặc biệt giai đoạn trái

chín (Agrios, 2005; Vũ Triệu Mân, 2007).
1.2.4. Sự xâm nhiễm, đặc điểm phát sinh và phát triển của bệnh
1.2.4.1.

Sự xâm nhiễm

Một chuỗi các hoạt động nối tiếp nhau của quá trình xâm nhiễm như: sự mọc
mầm của bào tử, sự hình thành đĩa áp, đĩa áp sau khi được tạo thành ở trạng thái bất
động và tiếp theo sau là sự mọc mầm của đĩa áp (Cook và Baker, 1983). Theo
Robert và ctv. (2003), mầm bệnh có thể tồn tại trên các tàn dư thực vật của cây
trồng bị bệnh, ký chủ hoang dại. Những ký chủ trung gian có thể là cỏ hoặc cây
trồng trong họ cà (Solanaceae) như: cà chua, khoai tây…
Để xâm nhập vào bên trong kí chủ, sợi nấm tạo thành đĩa áp để tạo áp lực
xâm nhiễm. Sau khi xâm nhiễm vào bên trong kí chủ, sợi nấm sẽ tấn công bằng
cách len lõi vào bên trong tế bào tiết ra enzyme phân hủy vách và màng nguyên sinh
chất của tế bào. Khi vào bên trong tế bào thì nấm tạo thành vòi hoặc đầu hút chất
dinh dưỡng của tế bào kí chủ (Nguyễn Chí Tâm, 2006).
1.2.4.2. Đặc điểm phát sinh và phát triển của bệnh
Bệnh thán thư hành thường gây hại mạnh trong điều kiện thời tiết nóng ẩm.
Trên đồng ruộng bệnh xuất hiện và gây hại ở vụ hành sớm hoặc chính vụ, đặc biệt
những năm có mùa đông ấm hơn, nhiệt độ 25-280C và trên những chân ruộng bón
quá nhiều phân đạm urê không cân đối với phân lân và kali (Vũ Triệu Mân, 2007).
Nấm bệnh có thể hoàn thành vòng đời trong vài ngày dưới điều kiện thời tiết nóng
ẩm (Verma và Sharma, 1999).
Nấm bệnh lưu tồn trong đất và xác bả thực vật, bào tử phát tán nhờ gió, nước
mưa hoặc dụng cụ lao động (AVRDC, 2004).

5



1.2.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh

Nhiệt độ: nấm Colletotrichum spp. có thể phát triển trong khoảng nhiệt độ từ
10-320C, nhưng nhiệt độ tối ưu là 260C (Verma và Sharma, 1999).
Ẩm độ: bệnh thường phát triển khi thời tiết mưa nhiều và ẩm độ cao. Bệnh
gây thiệt hại lớn trong những năm mưa nhiều (Vũ Triệu Mân, 2007).
pH: pH tối hảo của nấm Colletotrichum spp. tốt nhất là 7-8 và pH thích hợp
cho bào tử mọc mầm là 5-6 (trích dẫn Tô Huỳnh Như, 2012)
1.3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ BỆNH THÁN THƯ TRÊN HÀNH

1.3.1. Biện pháp canh tác
Luân canh với các cây trồng khác họ trong khoảng 2 - 3 năm ở những ruộng
bị bệnh nặng. Khi bệnh mới phát sinh trên đồng ruộng cần ngừng ngay việc bón
thêm đạm urê, không tưới phân (Vũ Triệu Mân, 2007). Trồng mật độ cây vừa phải,
lên liếp cao thoát nước tốt cho ruộng hành. Nhổ thu gom những cây, lá bị bệnh đem
tiêu huỷ. Không tưới nước lên lá hành khi hành bị bệnh và hạn chế tưới nước vào
lúc chiều mát (Trần Văn Hai, 2005). Đến nay vẫn chưa có giống hành kháng bệnh
thán thư trên thị trường, vì thế việc bảo vệ cây trồng khỏi bệnh trong giai đoạn đầu
là rất cần thiết (Panday và ctv., 2012).
1.3.2. Biện pháp hóa học
Có thể sử dụng các gốc thuốc trừ nấm như: dithiocarbamates, phthalimides,
benzimidazoles và phthalonitriles (chlorothalonil) để phòng trị bệnh. Ở Trung
Quốc, trên hành lá được đề nghị sử dụng carbendazim và chlorothalonil để kiểm
soát bệnh thán thư (CABI, 2001).
Ngoài ra, có thể phun thuốc Sumi-Eight (Diniconazole) với nồng độ 1/8001/600, phun đều và ướt đẫm trên lá và thân với lượng 1,2-1,5 kg thuốc/ha và các
loại thuốc trừ nấm như Daconil, Rovral, Score và Aliette (Vũ Triệu Mân, 2007).
1.3.3. Biện pháp sinh học
Kết quả khảo sát về khả năng kiểm soát bệnh thán thư gây ra bởi C.

gloeosporioides trong điều kiện phòng thí nghiệm cho thấy dịch trích từ chồi của
cây tỏi (Allium sativum) với nồng độ 10% cho hiệu quả ức chế sự phát triển của sợi
nấm là 54,8%; dịch trích từ lá của cây neem (Azadirachta indica) và từ chồi của cây
tre (Dendrocalamus hemiltonii) cho hiệu quả ức chế lần lượt là 42,2% và 40,7% (Tô
Huỳnh Như, 2012).
Theo Asiwal và ctv. (2009), nấm Trichoderma virens cho hiệu quả đối kháng
cao đối với nấm Colletotrichum gloeosporioides gây bệnh thán thư trên đu đủ.
Bốn chủng nấm Pichia guilliermondii , Candida musae, Issatchenkia
orientalis và Candida quercitrusa được phân lập từ các loại trái cây và rau quả ở
6


Thái Lan, có khả năng ức chế sự tăng trưởng của khuẩn ty nấm Colletotrichum
capsici trên ớt lần lượt là 93,3%, 83,1%, 76,6% và 66,4%. Trong đó
P. guilliermondii dòng R13 cho thấy hiệu quả trong việc làm giảm tỷ lệ mắc bệnh
trên trái ớt bị nhiễm C. capsici xuống còn 6,5% (Arun và ctv., 2007).
Vi khuẩn Bacillus subtilis có hiệu quả trong việc kiểm bệnh soát bệnh thán
thư trên bơ gây ra bởi Colletotrichum gloeosporioides trước và sau thu hoạch và đã
được sản xuất cho mục đích thương mại (Havenga và ctv., 1999).
1.4. XẠ KHUẨN VÀ VAI TRÒ CỦA XẠ KHUẨN TRONG PHÒNG TRỊ
SINH HỌC BỆNH CÂY TRỒNG
1.4.1. Phân loại
Xạ khuẩn thuộc về lớp Actinobacteria, bộ Actinomycetales, bao gồm 35 họ,
110 chi và 1000 loài. Trước đây, vị trí phân loại của xạ khuẩn luôn là câu hỏi gây
nhiều tranh luận giữa các nhà vi sinh vật học, do nó có những đặc điểm vừa giống
vi khuẩn vừa giống nấm. Tuy nhiên, đến nay xạ khuẩn đã được chứng minh là vi
khuẩn (Nguyễn Lân Dũng và Nguyễn Nữ Kim Thảo, 2006).
1.4.2. Sự phân bố của xạ khuẩn trong tự nhiên
Xạ khuẩn phân bố rất rộng rãi trong tự nhiên. Chúng có trong đất, nước,
rác, phân chuồng, bùn, thậm chí cả trong cơ chất mà nấm và vi khuẩn không phát

triển được. Sự phân bố của xạ khuẩn phụ thuộc vào khí hậu, thành phần đất, mức độ
canh tác và thảm thực vật (Nguyễn Lân Dũng và ctv., 2002). Theo Waksman
(1961), trong 1 gram đất có khoảng 29.000-2.400.000 tế bào xạ khuẩn, chiếm 945% tổng số vi sinh vật.
Sự phân bố của xạ khuẩn còn phụ thuộc nhiều vào độ pH môi trường, chúng
có nhiều trong các lớp đất trung tính và kiềm yếu hoặc axit yếu 6,8-7,5. Xạ khuẩn
có rất ít trong lớp đất kiềm hoặc axit và càng hiếm trong các lớp đất rất kiềm, số
lượng xạ khuẩn trong đất cũng thay đổi theo thời gian trong năm (Bùi Thị Hà,
2010).
1.4.3. Đặc điểm hình thái của xạ khuẩn
 Khuẩn lạc
Khuẩn lạc của xạ khuẩn tuy có dạng sợi phân nhánh phức tạp đan xen nhau
nhưng toàn bộ hệ sợi chỉ là một tế bào có nhiều nhân, không có vách ngăn ngang.
Giống như vi khuẩn Gram (+), nhân thuộc loại đơn giản và không có màng nhân. Hệ
sợi xạ khuẩn mảnh hơn của nấm mốc với đường kính trong khoảng 0,2-3,0 µm
(Nguyễn Lân Dũng và ctv., 2002).
Theo Bùi Thị Hà (2008), khuẩn lạc xạ khuẩn thường chắc, xù xì, có dạng
da, dạng vôi, dạng nhung tơ hay dạng màng dẻo. Khuẩn lạc xạ khuẩn có màu sắc
khác nhau: đỏ, da cam, vàng, nâu, xám, trắng... tùy thuộc vào loài và điều kiện
ngoại cảnh. Kích thước và hình dạng của khuẩn lạc có thể thay đổi tùy loài và tùy
vào điều kiện nuôi cấy như: thành phần môi trường, nhiệt độ, ẩm độ... Đường kính
7


mỗi khuẩn lạc chỉ khoảng 0,5-2,0 mm nhưng cũng có khuẩn lạc có đường kính tới 1
cm hoặc lớn hơn. Khuẩn lạc có ba lớp: lớp vỏ ngoài có dạng sợi bền chặt, lớp trong
tương đối xốp và lớp giữa có cấu trúc tổ ong.
 Khuẩn ty
Trên môi trường đặc đa số xạ khuẩn có hai loại khuẩn ty: khuẩn ty khí sinh
(aerial mycelium) với chức năng chủ yếu là dinh dưỡng và khuẩn ty cơ chất
(substrate mycelium) với chức năng chủ yếu là sinh sản (Bùi Thị Hà, 2010).

Nhiều loài chỉ có hệ sợi cơ chất nhưng cũng có loài lại chỉ có hệ sợi khí
sinh. Khi đó hệ sợi khí sinh vừa làm nhiệm vụ sinh sản vừa làm nhiệm vụ dinh
dưỡng. Nhân của tế bào xạ khuẩn sắp xếp đều đặn theo chiều dài của sợi
(Waksman, 1961).
1.4.4. Cấu tạo của xạ khuẩn
Theo Bùi Thị Hà (2008), xạ khuẩn có cấu trúc tế bào tương tự như vi khuẩn
Gram dương, toàn bộ cơ thể chỉ là một tế bào bao gồm các thành phần chính: thành
tế bào, màng sinh chất, nguyên sinh chất, chất nhân và các thể ẩn nhập.
- Thành tế bào của xạ khuẩn có kết cấu dạng lưới, dày 10-20 nm có tác
dụng duy trì hình dáng của khuẩn ty, bảo vệ tế bào.
- Dưới lớp thành tế bào là màng sinh chất dày khoảng 50 nm được cấu tạo
chủ yếu bởi 2 thành phần là photpholipit và protein. Chúng có vai trò đặc biệt quan
trọng trong quá trình trao đổi chất và quá trình hình thành bào tử của xạ khuẩn.
- Nguyên sinh chất và nhân tế bào xạ khuẩn không có khác biệt lớn so với
tế bào vi khuẩn. Trong nguyên sinh chất của xạ khuẩn cũng chứa mezoxom và các
thể ẩn nhập (các hạt polyphosphate: hình cầu, bắt màu với thuốc nhuộm sudan III và
các hạt polysaccharide bắt màu với dung dịch lugol).
1.4.5. Các điều kiện ảnh hưởng đến sự phát triển của xạ khuẩn
Xạ khuẩn có thể sống được trong điều kiện môi trường biến động, pH biến
động từ 4-8, nhiệt độ biến động từ 45-1400F (7-600C), điều kiện môi trường bất lợi
xạ khuẩn sẽ hình thành bào tử. Nhưng chúng sẽ chết nếu nhiệt độ vượt quá 1600F
(800C), riêng xạ khuẩn ưa nhiệt hay ưa lạnh có thể phát triển ở nhiệt độ cao hơn
hoặc thấp hơn (Đặng Thị Kim Uyên, 2010).
1.4.6. Vai trò của xạ khuẩn trong phòng trị sinh học
Theo Phạm Văn Kim (2000), xạ khuẩn có khả năng hình thành chất kháng
sinh bởi vì có khoảng 60-70% xạ khuẩn được phân lập từ đất có khả năng sinh chất
kháng sinh và được ứng dụng trong các lĩnh vực như y học, thú y và cây trồng. Cho
đến nay khoảng 8.000 chất kháng sinh được biết trên thế giới thì có tới 80% là do
xạ khuẩn sinh ra (Đặng Thị Kim Uyên, 2010).
Họ Streptomycetaceae chứa nhiều loài có khả năng tạo ra chất kháng sinh

như: Streptomyces venezuelea cho ra Chloramphenicol (Tifomycine), Streptomyces
griseus cho ra Streptomycine = Chlortetracycline (Biomycin, Aureomycin…),
8


Streptomyces rimosus cho ra Teramycine = Oxytetracycline, Streptomyces
griseochromogenes cho ra Blasticidin S dùng trị bệnh cháy lá lúa.
Xạ khuẩn được dùng rộng rãi trong ngành công nghiệp enzyme, chế tạo các
chế phẩm enzyme hoặc ứng dụng các enzyme do xạ khuẩn có khả năng sinh ra
nhiều loại enzyme như protease, amylase, cellulase, chitinase… phân hủy vách tế
bào nấm gây bệnh hoặc sản xuất các hợp chất kháng nấm (Đinh Ngọc Trúc, 2011;
Phạm Văn Kim, 2000).
Nhiều nghiên cứu đã ghi nhận xạ khuẩn Streptomyces spp. và các xạ khuẩn
khác còn có khả năng ký sinh trên nấm gây bệnh (Shimizu và ctv., 2009). Theo
Phạm Văn Kim (2006) xạ khuẩn có khả năng ký sinh trên bề mặt của bào tử nấm
Helminthosporium sativus chôn trong đất vườn sau 50 ngày, các vi sinh vật này phá
hủy vách tế bào nấm và tạo ra lỗ hỏng ở vách tế bào nấm.
Ngoài ra, xạ khuẩn cũng có cơ chế cạnh tranh. Sự cạnh tranh trực tiếp về
dinh dưỡng và không gian sống cũng là nhân tố quan trọng trong phòng trừ sinh học
(Tô Huỳnh Như, 2012).
1.5. ỨNG DỤNG CỦA NHÓM XẠ KHUẨN TRONG PHÒNG TRỊ SINH
HỌC BỆNH CÂY TRỒNG
Xạ khuẩn Streptomyces hygroscopicus tiết ra chất kháng sinh geldanamycin
có tác dụng ức chế sự tăng trưởng và mật số của nấm Rhizoctonia solani trong đất
để kiểm soát bệnh thối rễ trên đậu (Craig và David, 1984).
S. violaceusniger YCED-9 là một tác nhân phòng trừ sinh học đối với nhiều
lớp nấm khác nhau của các loài nấm gây bệnh thực vật, người ta phát hiện ra rằng
chủng YCED-9 sản xuất 3 hợp chất kháng sinh có hoạt tính kháng nấm. Các hợp
chất này được chiết xuất và xác định gồm: AFA (chống lại Fusarium), là một phức
hợp của các hợp chất chống nấm polyene giống như guanidylfungin A, chống lại

hầu hết các loại nấm trừ lớp nấm noãn; nigericin một polyether kháng nấm và
geldanamycin, một benzoquinoid polyketide ức chế rất mạnh sự tăng trưởng của sợi
nấm Pythium và Phytophthora spp. Ngoài ra chúng còn tiết các enzyme thủy phân
như: chitinase và β-1,3-glucanase (Trejo-Estrada và ctv., 1998).
Theo Abd-Allah (2001), trong số 372 chủng xạ khuẩn thuộc chi
Streptomyces được phân lập và sàn lọc khả năng sản xuất chitinase thì chủng
Streptomyces plicatus được xác định là có khả năng sản xuất chitinase cao nhất.
Khả năng này có ảnh hưởng quan trọng đến sự ức chế bào tử nảy mầm, sự kéo dài
ống mầm và tăng trưởng xuyên qua tế bào của Fusarium oxysporum f.sp.
lycopersici., Alternaria alternata và Verticillium albo-atrum.
Chủng xạ khuẩn L30 được phân lập từ đất, được nhân nuôi trên môi trường
ISP-4 sau 5 ngày, xác định hoạt tính kháng sinh. Kết quả cho thấy chủng xạ khuẩn
này có khả năng sinh chất kháng sinh phổ rộng, kháng vi khuẩn và nấm, nhưng mạnh
nhất là chống các chủng Pseudomonas solanacearum gây bệnh héo rũ ở cây trồng (P.
9


solanacearum 12 gây bệnh héo lá trên khoai tây, P. solanacearum 20 gây bệnh trên
cà chua và P. solanacearum 222 gây bệnh trên cây lạc) (Nguyễn Lân Dũng và ctv.,
2002).
Năm 2003 tại Nhật Bản, chất kháng sinh mới là yatakemycine đã được tách
chiết từ xạ khuẩn Streptomyces sp. TP-A0356, chất kháng sinh này có khả năng kìm
hãm sự phát triển của nấm Aspergillus fumigalus và Candida albicans. Ngoài ra chất
này còn có khả năng chống lại các tế bào ung thư (Đỗ Thu Hà, 2004).
Đào Thị Lương và ctv. (2005) đã tuyển chọn được chủng xạ khuẩn L30 có
khả năng sinh chất kháng sinh phổ rộng, kháng vi khuẩn và nấm, nhưng mạnh nhất là
chống các chủng Pseudomonas solanacearum gây bệnh héo rũ ở cây trồng: khoai tây,
cà chua, cây lạc... Dịch trích từ chủng xạ khuẩn L30 pha loãng 1000 lần có khả năng
không những kích thích sự nảy mầm của hạt lạc mà còn có khả năng ức chế bệnh héo
xanh do vi khuẩn P. solanacearum khi tiêm trực tiếp vào cây cũng như tưới vào đất.

Mười chất kháng sinh được sản xuất từ Streptomyces spp. phân lập tại các
vùng đất ở Moroccan để đánh giá về khả năng ức chế sự phát triển của nấm
Sclerotium rolfsii, bốn chất được chọn ra có khả năng ức chế tác nhân gây bệnh héo
gục cây con trên củ cải đường cao nhất để kiểm tra khả năng ngăn chặn sự nảy mầm
của hạch nấm trong đất vô trùng. Kết quả cho thấy tất cả đều làm giảm đáng kể mức
độ bệnh, trong đó chủng J-2 cho hiệu quả mạnh nhất (Rafik và ctv., 2007).
Sự kết hợp của 2 loài vi sinh vật là Trichoderma và Streptomyces để kiểm
soát bệnh thối rễ do P. capsici gây ra trên ớt cho thấy sự sinh trưởng của nấm
Phytophthora capsici trên đĩa petri bị ức chế chỉ sau 2 ngày. Khi sử dụng hai loại
này để xử lý đất thì sau 2 tháng xử lý, mầm bệnh trong đất giảm 70% (Ezziyyani và
ctv., 2007).
Xạ khuẩn Streptomyces viridodiasticus, Streptomyces J-2 và B-11 được sử
dụng trong phòng trừ sinh học các loài nấm: Sclerotinia minor hoặc S. sclerotiorum
và Sclerotium rolfsii thông qua cơ chế tiết enzyme β-1,3-glucanase và một số chất
kháng nấm. Hai chủng B-11 và J-2 có khả năng giảm bệnh thối rễ trên củ cải đường
trong điều kiện in vivo lần lượt là 80% và 81% (Tô Huỳnh Như, 2012).
Theo kết quả thí nghiệm của Zarandi và ctv. (2009), trong tổng số 100
chủng Streptomyces được phân lập để phòng trị bệnh đạo ôn do nấm Magnaporthe
oryzae gây ra thì có 10 chủng có cho hiệu quả đối kháng với nấm M. oryzae trên đĩa
Petri, trong đó chủng S. sindenensis 263 có đối kháng mạnh nhất.
1.6. ĐẶC TÍNH CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC HÓA HỌC SỬ DỤNG
TRONG THÍ NGHIỆM
1.6.1. Antracol 70WP


Công ty sản xuất: công ty Bayer Vietnam Ltđ (BVL).



Hoạt chất: Propineb 700g/kg + chất phụ gia.

10




Tên hóa học: Polymeric-kẽm- propylenebis (dithiocacbamat)



Công thức: (C5H5N2S4Zn)X

 Đặc tính: là loại bột màu trắng vàng hầu như không tan trong nước và trong
dung môi hữu cơ; phân giải trong môi trường ẩm, chua và kiềm mạnh; ở môi trường
khô không ăn mòn kim loại. Thuốc thuộc nhóm độc IV, LD50 qua miệng >5000
mg/kg, LD50 qua da >5000 mg/kg. Thuốc độc đối với cá, không độc đối với ong
mật.
 Phương thức tác động và sử dụng: Thuốc được dùng để phun lên lá có tác
dụng bảo vệ. Diệt bào tử và bào tử nảy mầm bằng tiếp xúc. Được dùng để trừ bệnh
phấn trắng, đốm đen, cháy đỏ mốc xám hại nho; sẹo và đốm nâu trên táo; đốm lá
trên cây ăn quả; Alternaria và Phytophthora trên khoai tây; phấn trắng, đốm lá
Septoria và mốc lá trên cà chua; mốc xanh trên thuốc lá; rỉ sắt và đốm lá trên cây
cảnh; rỉ sắt, đốm lá, phấn trắng trên rau. Ngoài ra, thuốc cũng còn được dùng trên
cam chanh, lúa và chè. Loại thuốc bột thấm nước thường pha nồng độ 0,2-0,5% để
phun lên cây. Không hỗn hợp với thuốc mang tính kiềm (Vũ Triệu Mân, 2007).
1.6.2. Amistar 250SC
 Công ty sản xuất: công ty Syngenta Việt Nam
 Hoạt chất: 250g Azoxystrobin/l
 Tên
hóa
học:

Metyl
yloxi]phenyl}-3-methoxiacrylat

(E)-2-{2-[6-(2-xiano-phenoxi)pyrimidin-4-

 Công thức: C22H17N3O5
 Đặc tính: phân tử lượng 403,4. Thuốc nguyên chất thể rắn, màu trắng tan rất
ít trong nước. Hòa tan tốt trong Etylaxetat, Axetonitril, Diclometham. LD50 qua
miệng >5000 mg/kg. LD50 qua da >2000 mg/kg. Thuốc ít độc với cá, ong mật và
các loài kí sinh có ích.
 Phương thức tác động và sử dụng: azoxystrobin có tác dụng tiếp xúc và nội
hấp, ức chế bào tử nảy mầm và sợi nấm phát triển, ức chế sự hình thành bào tử nấm.
Thuốc có phổ tác dụng rộng, dùng phòng trừ nhiều loại nấm bệnh như phấn trắng,
gỉ sắt hại ngũ cốc, đạo ôn, khô vằn hại lúa, nhiều bệnh hại cà phê, chè, rau, chuối,
cam, thán thư, … thời gian cách ly 7 ngày (Nguyễn Quốc Khánh, 2011).
1.6.3. Binhnomyl 50WP
 Công ty sản xuất: công ty Ngọc Tùng
 Hoạt chất: Benomyl 50% w/w + chất phụ gia 50% w/w
11


×