Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến cung ứng thuốc tại bệnh viện trung ương quân đội 108

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.63 MB, 76 trang )

mi

•1
BỘ Y TÊ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC D ược HÀ NỘI
------ 0303IŨ38SG3------

VŨ THỊ THU PHƯƠNG

KHẢO SẤVM Ởr SỐ YẾU Tố ÁNH HƯỎS6
DẾsr CIMG tìv tl THUốC TẠI BỆNH V IIÍ\
T lỉim ỉ ưrtXG QUÂST ĐỘI 108

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP DUỢC SỸ KHÓA 2000-2005

Giáo viên hướng dẫn
Nơi thực hiện

: PGS.TS. LÊ VIẾT HÙNG

Thời gian thực hiện

: 3-5/2005

: - Bộ môn quản lý & Kinh tế Dược
Trường Đại học Dược Hà nội
- Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

HÀ NỘI, THÁNG 5 - 2005

Ị.



VUI' 9


hờ3 e ả m m

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tói PGS.TS. Lê Viết Hùng, Phó hiệu
trưởng trường Đại học Dược Hà Nội, đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình
thực hiện và hoàn thành luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới PTS.TS. Nguyễn Thị Thái
Hằng, chủ nhiệm bộ môn Tổ chức và Kinh tế dược trường Đại học Dược Hà Nội
đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành lụân văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tói Ban giám hiệu, các thầy cô giáo bộ môn Tổ
chức và Kinh tế dược, phòng đào tạo trường Đại học Dược Hà Nội đã giúp đỡ và
tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận
văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo khoa Dược, phòng Y vụ bệnh viện
Trung ương Quân đội 108 đã cung cấp số liệu, đóng góp ý kiến và tạo điều kiện
cho tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Dược sỹ Nguyễn Văn Tuấn đã chỉ bảo và
giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn động viên,
khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.

Hà Nội, ngày 24 tháng 05 năm 2005

sv. Vũ Thị Thu Phương


NHỮNG VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN


ADR
BQP
BV
CPhận
CT-CH
DMTBV
DMTTY
DS
DSĐH
DSCKII, I
DSTC
DT
GSP
ICD-10
KCB
KHTH
KTV
MHBT
N/C
PHCN
STT
TCYTTG
TS
TT
TTY
TWQĐ

Advecrse Drug Reaction
Bộ Quốc phòng

Bệnh viện
Chức phận
Chấn thương-Chỉnh hình
Danh mục thuốc bệnh viện
Danh mục thuốc thiết yếu
Dược sỹ
Dược sỹ đại học
Dược sỹ chuyên khoa I, II
Dược sỹ trung cấp
Dược tá
Good Storage Practice
Itemational Qassification Diseases-10
Khám chữa bệnh
Kế hoạch tổng hợp
Kỹ thuật viên
Mô hình bệnh tật
Nghiên cứu
Phục hồi chức năng
Số thứ tự
Tổ chức Y tế thế giới
Thạc sỹ
Trung tâm
Thuốc thiết yếu
Trung ương Quân đội

WHO

World Health Organization



MỤC LỤC
Trang

ĐặTVắHĐỂ.................................

1

Phần 1. TỔNG QUAN.................................................................................................

2

1.1. CHỨC NÃNG, NHIỆM v ụ VÀ T ổ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA BỆNH VIỆN

QUÂN ĐỘI..............................................................................................................

2

1.1.1. Chức năng, nhiệm vụ và mô hình tổ chức của bệnh viện quân đội.........

2

1.1.2. Hệ thống quản lý nghiệp vụ quân y - bộ quốc phòng............................

3

1.1.3. Vị trí, chức năng và nhiệm vụ của khoa Dược bệnh viện quân đội.........

4

1.1.4. Vài nét về bệnh viện Trung ương Quân đội 108...................................


6

1.1.5. Hội đồng thuốc và điều tri....................................................................

7

1.2. MÔ HÌNH BỆNH TẬT......................................................................................

8

1.2.1. Mô hình bệnh tật và ý nghĩa việc nghiên cứu mô hình bệnh tật.............

8

1.2.2. Phân loại mô hình bệnh tật....................................................................

12

1.3. DANH MỤC THUỐC THIẾT YẾU VÀ DANH MỤC THUỐC BỆNH VIỆN.....

12

1.3.1. Sự ra đời của danh mục thuốc thiết yếu và vấn đề sử dụng thuốc an
toàn, hợp lý.....................................................................................................

12

1.3.2. Danh mục thuốc thiết yếu VN..............................................................


13

1.3.3. Danh mục thuốc bệnh viện...................................................................

14

1.4. NHU CẦU THUỐC VÀ CÁC YÊU Tố ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHU CẦU
THUỐC...................................................................................................................
1.5. THỰC TRẠNG CUNG ỨNG THUỐC HIỆN NAY TẠI VIỆT NAM..................

14
16

Phần 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ú u .........................................

18

2.1. ĐỊA ĐIỂM, ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN NGHIÊN c ứ u ....... C x .....................

18

/-

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u .............................................................................

18

2.3. XỬ LÝ SỐ LIỆU..............................................................................................

19


cứu...............................................................................

20

Phẩn 3: KẾT QUẢ NGHIÊN

3.1. KHẢO SÁT MỘT s ố YẾU Tố ẢNH HƯỞNG ĐÊN CUNG ỨNG THUỐC TẠI


BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108.........................................................

20

3.1.1. Tổ chức và cơ cấu nhân lực khoa dược bệnh viện TWQĐ108...............

20

3.1.2. Mô hình bệnh tật của bệnh viện TWQĐ 108 Giai đoạn 2000-2004.......

25

3.1.3. Tình hình thực hiện kế hoạch giường bệnh qua các năm.......................

30

3.1.5. Hoạt động của hội đồng thuốc và điều tr i............................................

34


3.1.6. Nguồn kinh phí cho hoạt động của khoa dược bệnh viện TWQĐ 108....

38

3.1.7. Tình hình sử dụng thuốc của bệnh viện................................................

40

3.1.8. Trang thiết bị, máy móc........................................................................

41

3.2. HOẠT ĐỘNG CUNG ÚNG...............................................................................

41

3.2.1. Phương thức cung ứng...........................................................................

42

3.2.2. Quy trình cung ứng...............................................................................

43

3.2.3. Quy trình cấp phát.................................................................................

44

3.2.4. Nguồn cung ứng thuốc của khoa dược Bệnh viện TWQĐ 108..............


46

3.2.5. Tình hình pha chế, sản xuất của bệnh viện từ năm 2002-2004...............

46

3.2.6. Kết quả cung ứng thuốc........................................................................

46

3.2.7. Tình hình thực hiện một số nhiệm vụ chuyên môn................................

49

BÀN LUẬN..................................................................................................................

51

Phần 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUẤT..............................................................................

55

4.1. KẾT LUẬN.......................................................................................................

55

4.2. ĐỂ XUẤT..........................................................................................................

56



DANH MỤC BÁNG s õ LIỆU
Trang

Bảng 1.1. Mô hình bệnh tật của các nước trên thế giói năm 1990

9

Bảng 1.2. Mô hình bệnh tật chung ở Việt Nam giai đoạn từ 1976-2003

10

Bảng 3.1. Cơ cấu nhân lực khoa dược của Bệnh viện TWQĐ 108 năm 2004

22

Bảng 3.2. So sánh biên chế khoa dược vói biên chế toànviện và so sánh số

23

DSĐH với số Bác sỹ tại Bệnh viện TWQĐ 108
Bảng 3.3. So sánh cơ cấu nhân lực khoa Dược Bệnh viện TWQĐ 108 và Bệnh

24

viện Quân y 103 năm 2004
Bảng 3.4. Số lượt bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện TWQĐ từ năm 2000-

25


2004
Bảng 3.5. Số lượt bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện TWQĐ 108 từ năm

27

2000-2004
Bảng 3.6. Tỷ lệ sử dụng của Bệnh viện TWQĐ 108 qua các năm 2000-2004

31

Bảng 3.7. So sánh tỷ lệ giường bệnh của Bệnh viện TWQĐ 108 và Bệnh viện

33

Quân y 103
Bảng 3.8. Số khoa ban được kiểm tra và số đơn thuốc được phân tích, đánh

34

giá
Bảng 3.9. Cơ cấu thuốc thiết yếu trong danh mục thuốc của Bênh viện

36

TWQĐ 108 năm 2000 và năm 2004
Bảng 3.10. Cơ cấu thuốc nội, thuốc ngoại tại Bệnh viện TWQĐ 108 từ năm

37

2000-2004

Bảng 3.11. Kinh phí từ các nguồn cung cấp để mua thuốc, hoá chất của Bệnh

38

viện TWQĐ 108 trong 2 năm 2000 và 2004
Bảng 3.12. Cơ cấu kinh phí Cục Quân y cấp cho khoa Dược Bệnh

viện

39

viện

40

TWQĐ 108 trong 2 năm 2000 và 2004
Bảng 3.13. Giá tậ tiền thuốc sử dụng qua 5 năm 2000-2004 tại Bệnh
TWQĐ 108


Bảng 3.14. Một số chỉ tiêu về pha chế, sản xuất thuốc tại khoa Dược Bệnh
viện TWQĐ 108 năm 2004
Bảng 3.15. Bình quân tiền thuốc sử dụng 1 giường/ngày và số ngày trung
bình/1 đợt điều trị của các đối tượng bệnh nhân tại Bệnh viện TWQĐ 108 từ
năm 2000-2004
Bảng 3.16. Số lượng bệnh nhân nhập viện, về đơn vị, chuyển viện và tử vong
tại Bệnh viện TWQĐ 108 từ năm 2000-2004


DANH MỤC HÌNH


Trang
Hình 1.1. Hệ thống quản lý nghiệp vụ Quân y - Bộ Quốc phòng

4

Hình 1.2. Các yếu tố quyết định và ảnh hưởng tới MHBT bệnh viện

11

Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy khoa Dược bệnh viện TWQĐ 108

20

Hình 3.2. Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ nhân lực khoa Dược Bệnh viện TWQĐ 108

22

năm 2004
Hình 3.3. Biểu đồ biểu diễn cơ cấu nhân lực của Bệnh viện TWQĐ 108 năm

23

2004
Hình 3.4. Biểu đồ so sánh cơ cấu nhân lực Bệnh viện TWQĐ 108 và Bệnh

24

viện Quân y 103 năm 2004
Hình 3.5. Đồ thị biểu diễn tỷ lệ bệnh nhân thuộc các đối tượng đến khám


26

bệnh tại bệnh viện TWQĐ 108 từ năm 2000-2004.
Hình 3.6. Đồ thị biểu diễn số lượng bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện

27

TWQĐ 108 từ năm 2000-2004
Hình 3.7. Biểu đồ biểu diễn số lượng các đối tượng bệnh nhân điều trị nội

28

trú tại bệnh viện TWQĐ 108 các năm từ 2000-2004
Hình 3.8. Biểu đồ biểu diễn mô hình bệnh tật của Bệnh viện TWQĐ 108 từ

29

2000-2004
Hình 3.9. ĐỒ thị biểu diễn tỷ lệ sử dụng giường bệnh của Bệnh viện TWQĐ

32

108

Hình 3.10. Đồ thị so sánh tỷ lệ sử dụng giường bệnh của Bệnh viện TWQĐ

33

108 với Bệnh viện Quân y 103 từ năm 2000-2004

Hình 3.11. Đồ thị biểu diễn số khoa ban được kiểm tra và số đơn thuốc được

35

phân tích, đánh giá tại Bệnh viện TWQĐ 108 từ năm 2000-2004
Hình 3.12. Sơ đồ xây dựng danh mục thuốc của Bệnh viện TWQĐ 108

36

Hình 3.13. Biểu đồ so sánh cơ cấu thuốc nội, thuốc ngoại sử dụng tại Bệnh

37

viện TWQĐ 108 từ năm 2000-2004


Hình 3.14. Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ kinh phí cấp từ các nguồn cho khoa Dược

39

Bệnh viện TWQĐ 108 trong 2 năm 2000 và 2004.
Hình 3.15. Đồ thị biểu diễn tổng giá trị tiền thuốc, hoá chất tại Bệnh viện

40

TWQĐ 108 từ năm 2000-2004
Hình 3.16. Sơ đồ quy trình cung ứng thuốc của Bệnh viện TWQĐ 108.

43


Hình 3.17. Sơ đồ quy trình cấp phát thuốc tới các khoa, phòng tại Bệnh viện

44

TWQĐ 108
Hình 3.18. Quy trình lĩnh thuốc, chia phát thuốc cho bệnh nhân tại Bệnh viện

45

TWQĐ 108
Hình 3.19. Biểu đồ biểu diễn mức bình quân tiền thuốc/giường bệnh/ngày

47

điều trị của các đối tượng tại Bệnh viện TWQĐ 108 từ năm 2000-2004
Hình 4.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến cung ứng thuốc tại bệnh viện

53

Hình 4.2. Tổ chức màng lưói cung ứng thuốc tại Bệnh viện TWQĐ 108

53


s ơ Đ ổ TÓM TẮT LUẬN VÃN

1. Khảo sát, đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác cung ứng thuốc tại Bệnh
viện Trung ương Quân đội 108.
2. Tìm hiểu sơ bộ về công tác cung ứng thuốc tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
3. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cung ứng thuốc tại Bệnh viện

Trung ương Quân đội 108.

- Chức năng, nhiệm vụ và tô chức cua Bệnh
viện Quân đội.
- Mô hình bệnh tật.
- Danh mục TTY và danh mục TBV.
- Nhu cầu thuốc.
- Thưc trang cung ứng thuốc tại Việt Nam.

- Danh mục thuốc Bệnh viện, số sách, báo cáo
tổng kết công tác dược.
- Biên bản kiếm kê tồn kho hàng năm.
- Bệnh án, báo cáo bệnh tật của bệnh viện.
- HỒ sơ, báo cáo về hioạt động cung ứng, quản
V^lý và sử dụng thuốc.

mmềÊẾMiỂsm

- Phương pháp hôi cứu.
- Phương pháp chuyên gia.
- Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý số
liệu.

- Địa điềm: Bệnh viện Irung ừơng Quần đội
108.

- Thòi gian nghiên cứu: Từ năm 2000-2004.

- Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến cung
ứng thuốc tại Bệnh viện TWQĐ 108: Tổ chức,

nhân lực khoa Dược, mô hình bệnh tật, tình
hình thực hiện kế hoạch giường bệnh, hội
đổng thuốc và điều trị, kinh phí, tình hình sử
dụng thuốc, trang thiết bị, máy móc.

- Khảo sát một số hoạt động cung ứng thuốc
của Bệnh viện TWQĐ 108: Phương thức cung
ứng, quy trình cung ứng, quy trình cấp phát,
nguồn cung ứng, tình hĩnh pha chế, san xuất
cua Bệnh viện, kết quả cung ứng thuốc, tình
hình thực hiện một số nhiệm vụ chuyên môn.

viẹn
- Tổ chức
TWQĐ 108.
- Mô hình bệnh tật của Bệnh viện TWQĐ 108.
- Hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị.
- Hoạt động cung ứng thuốc.

- Kiến nghị vói Bộ Y tế.
- Kiến nghị với Bộ Quốc phòng.
- Kiến nghị Bệnh viện TWQĐ 108.


ĐỆT VỔR BỂ
Con người là nhân tố quan trọng quyết định sự phát triển của một cộng đồng,
một đất nước hay một xã hội. Nâng cao sức khoẻ là điều kiện để mỗi con người cống
hiến, xây dựng, bảo vệ cộng đồng, đất nước và xã hội đó. Bảo vệ và tăng cường sức
khoẻ của nhân dân là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành và toàn
thể xã hội, trong đó ngành y tế giữ vai trò nòng cốt.

Bệnh viện là cơ sở khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho người bệnh, giữ
vai trò quan trọng trong hệ thống y tế quốc gia. Cung ứng thuốc là một trong những
hoạt động quan trọng, ảnh hưởng lớn đến chất lượng điều tri của bệnh viện. Cung
ứng thuốc cho nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của nhân dân đầy đủ, kịp thời, an toàn các
loại thuốc có hiệu lực, chất lượng tốt, giá thành hợp lý là một trong những mục tiêu
chính của chính sách thuốc quốc gia Việt Nam.
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 là bệnh viện đa khoa tuyến cao nhất
trong Quân đội, có nhiệm vụ khám, chữa bệnh cho bộ đội và nhân dân, đặc biệt bệnh
viện còn có nhiệm vụ thu dung và điều trị cho các cán bộ cấp cao của Đảng và nhà
nước Việt Nam và các nước bạn Lào, Campuchia. Vói nhiệm vụ đó việc cung ứng và
sử dụng thuốc trong bệnh viện có nét đặc thù riêng nhưng cũng không nằm ngoài
trình trạng cung ứng thuốc của bệnh viện hiện nay.
Để tìm hiểu, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến cung ứng thuốc, góp phần
nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại bệnh viện, đồng thời có cái nhìn sâu sắc
hơn về những khó khăn, thuận lợi của một bệnh viện Quân đội, chúng tôi tiến hành
đề tài:

"Khảo sá í một số yếu tố ảnh hưởng đến cung ứng thuốc tại
bệnh viện Trung ương ộuùn đội lũ2'
Với mục tiêu thực hiện như sau:
1. Khảo sát, đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến cung ứng thuốc tại
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108: Nhân sự, mô hình bệnh tật, cơ sở vật
chất,...trong 5 năm 2000-2004.
2. Tìm hiểu sơ bộ về công tác cung ứng thuốc tại Bệnh viện Trung ương
Quân đội 108.
3. Đề suất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cung ứng thuốc tại
bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
1



Phần 1: TỔNG QUAN
1.1. CHỨC NÃNG, NHIỆM v ụ VÀ T ổ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA BỆNH VIỆN
QUÂN ĐỘI

Bệnh viện là cơ sở y tế trong khu vực dân cư bao gồm giường bệnh, đội ngũ
các cán bộ có trình độ kỹ thuật được tổ chức thành các Khoa, Phòng vói trang thiết
bị và cơ sở hạ tầng thích hợp để thực hiện việc chăm sóc, nuôi dưỡng cung cấp các
dịch vụ y tế cho người bệnh.
Hiểu theo nghĩa rộng hơn, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) định nghĩa : “Bệnh
viện là một tổ chức không thể tách rời của tổ chức xã hội y tế, chức năng của nó
là chăm sóc sức khỏe toàn diện cho nhân dân, cả phòng bệnh và chữa bệnh, dịch
vụ ngoại trú của bệnh viện phải vươn tới gia đình và môi trường cư trú. Bệnh viện
còn là trung tâm đào tạo cán bộ y tế và nghiên cứu khoa học.”
1.1.1. CHỨC NĂNG, NHIỆM v ụ , MÔ HÌNH T ổ CHỨC CỦA BỆNH VIỆN QUÂN ĐỘI

1.1.1.1. Chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện [7], [17]
Cần cứ theo Quyết định số 152/QĐ-QP ngày 15/04/1993, Quyết định số
673/QY-4 ngày 23/05/2002 của Cục trưởng Cục Quân Y về quy chế, nhiệm vụ tổ
chức ngành Quân y và chế độ công tác chuyên môn bệnh viện Quân đội quy định
nhiệm vụ của bệnh viện Quân đội như sau:
- Khám, chữa bệnh cho bộ đội, đối tượng chính sách của Quân đội, nhân dân
và các đối tượng khác thuộc tuyến và khu vực theo quy định của cấp có thẩm quyền.
- Phòng chống bệnh dịch cho các đơn vị thuộc tuyến và khu vực.
- Đào tạo, huấn luyện.
- Nghiên cứu khoa học.
- Chỉ đạo tuyến.
- Sẩn sàng thu dung, cấp cứu hàng loạt, điều trị cho thương binh, bệnh binh và
cử các phân đội quân y cơ động đi làm nhiệm vụ khi có yêu cầu.
- Tham gia quản lý kinh tế bệnh viện.
1.1.1.2. Mô hình tổ chức của bệnh viện [17]

Tuỳ theo từng loại bệnh viện (đa khoa hay chuyên khoa), hạng bệnh viện
(hạng I, n, in) mà có tổ chức phù hợp vói quy chế bệnh viện. Một mô hình bệnh

2


viện có tổ chức điển hình sẽ bao gồm:
- Ban giám đốc: Giám đốc bệnh viện thực hiện nhiệm vụ điều hành chung, các
phó giám đốc được giám đốc bệnh viện phân công phụ trách các lĩnh vực chuyên
môn, tổ chức cán bộ, kế hoạch, tài chính, xây dựng bệnh viện.
- Các khoa lâm sàng.
- Các khoa cận lâm sàng.
- Các phòng chức năng.
- Các hội đồng tư vấn như: Hội đồng khoa học kỹ thuật, Hội đồng thuốc và
điều trị, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật.
Mô hình tổ chức của bệnh việt Việt Nam được trình bày ở phu luc 1
1.1.2. HỆ THỐNG QUẢN LÝ NGHIỆP v ụ QUÂN Y - BỘ QUỐC PHÒNG

Bộ máy tổ chức ngành y tế Quân đội đã được kiện toàn, phát triển và thống
nhất công tác chỉ đạo.
Hệ thống quản lý nghiệp vụ Quân y đã được Cục Quân y-Tổng cục hậu cần
khái quát theo sơ đồ sau:

3


Hình 1.1. Hệ thống quản lý nghiệp vụ Quân y - Bộ Quốc phòng
Ghi chú: QK-Quân khu; QĐ-Quân đoàn; QC-Quân chủng; TT KNNC-Trung tâm
kiểm nghiệm nghiên cứu; VSPD-Vệ sinh phòng dịch; TT YHDP-Trung tâm Y học
dược phẩm; DN-doanh nghiệp; QĐ-Quân đội; QY-Quân y; BTTM-Bộ tổng tham

mưu; TCKT-Tổng cục kỹ thuật; TCCT-Tổng cục chính trị; TCCNQP-Tổng cục
công nghiệp quốc phòng.
1.1.3. VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM v ụ CỦA KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN QUÂN

ĐỘI. [17], [19]
Vị trí chức năng của khoa Dược: Khoa Dược là một khoa thuộc sự quản lý,
điều hành trực tiếp của Giám đốc bệnh viện; là một tổ chức chuyên môn kỹ thuật về
4


Dược, tham gia huấn luyện và bồi dưỡng cán bộ, nghiên cứu khoa học, quản lý, cấp
phát thuốc men, hoá chất, y cụ và triển khai thực hiện các chế độ chuyên môn về
Dược trong bệnh viện, tham gia Hội đồng thuốc và điều tri, đảm bảo thông tin thuốc,
tư vấn về sử dụng thuốc, kiểm tra theo dõi việc sử dụng thuốc an toàn - hiệu quả hợp lý trong bệnh viện; giũp Giám đốc bệnh viện chỉ đạo thực hiện và phát triển
công tác Dược theo phương hướng của ngành và yêu cầu trong điều trị. Khoa Dược
nằm trong tuyến điều tri và là nơi thực thi chính sách quốc gia về thuốc.
Nhiệm vụ của khoa Dược:
1. Lập kế hoạch, cung cấp và đảm bảo số lượng, chất lượng thuốc thông
thường và thuốc chuyên khoa, hoá chất, vật dụng y tế tiêu hao: bông, băng, gạc cho
điều tri nội trú và ngoại trú, đáp ứng yêu cầu điều trị hợp lý.
2. Pha chế một số thuốc trong bệnh viện theo quy định.
3. Đảm bảo hiệu lực và thực thi các quy chế Dược tại bệnh viện.
4. Kiểm tra, theo dõi việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả, kinh tế trong
bệnh viện.
5. Tham gia công tác nghiên cứu khoa học, thông tin, tư vấn về thuốc, theo dõi
phản ứng có hại của thuốc (ADR).
6. Tồn trữ, bảo quản thuốc men, hoá chất, y cụ...hạn chế làm giảm chất lượng.
Dự trữ đủ cơ số đề phòng thảm hoạ chiến tranh.
7. Tham gia quản lý kinh phí thuốc, thực hiện tiết kiệm đạt hiệu quả cao trong
phục vụ người bệnh.

8. Là cơ sở thực hành của các trường đại học y dược và các trường trung học y
tế.
Tổ chức khoa Dược bệnh viện [13]
Tổ chức khoa Dược cần gọn nhẹ, sử dụng và phát huy được khả năng, kiến
thức của cán bộ theo định hướng "dược lâm sàng". Trưởng khoaDượccần bố trí
dược sỹ đại học, tiến tới cần bố trí dược sỹ lâm sàng. Cần bố trí tỷ lệ giữa dược sỹ
đại học/dược sỹ trung cấp và dược tá theo tỷ lệ 1/5 hoặc 1/6.
Khoa Dược thường gồm 4 bộ phận:
- Hành chính, dược chính, thống kê, cung ứng, kiểm nghiệm.
- Kho và cấp phát lẻ nội trú, cấp phát lẻ ngoại trú.

5


- Pha chế.
- Dược lâm sàng: duyệt thuốc, hướng dẫn sử dụng thuốc, theo dõi các phản
ứng có hại của thuốc (ADR).
1.1.4. VÀI NÉT VỀ BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108. [16]

Bệnh viện Thuỷ Khẩu, tiền thân của bệnh viện Trung ương Quân đội 108 được
Tổng cục Cung cấp chỉ đạo Cục Quân y xây dựng nhằm phục vụ chiến dịch Biên
Giói - Chiến dịch Lê Hồng Phong n. Sau chiến dịch Biên Giới bệnh viện đã phát
triển thành Bệnh viện Trung ương Yên Trạch rồi đổi tên thành Phân viện 8. Từ sau
sự kiện ngày 12 tháng 06 năm 1956, Phân viện 8 chính thức đổi thành Quân y viện,
một thời gian sau đổi thành Viện Quân y 108. Ngày 10 tháng 3 năm 1995, Bộ tổng
tham mưu ra quyết định số 45/QĐ-H16 đổi tên Viện Quân y 108 thành Bệnh viện
Trung ương Quân đội 108. Tên gọi mới là sự khẳng định vị thế của Bệnh viện 108
trong Ngành Quân y cũng như nhiệm vụ của Bệnh viện trong giai đoạn mói.
I.I.4.I. Nhiệm vụ
- Là bệnh viện tuyến cuối cùng của toàn quân, thu dung và điều trị bệnh nhân

khu vực từ cấp thiếu tá trở lên và các đối tượng diện chính sách. Từ đầu năm 1994,
Bệnh viện chính thức triển khai thêm nhiệm vụ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho
cán bộ quân đội nghỉ hưu.
- Chỉ đạo tuyến trong toàn quân.
- Điều trị, chăm sóc sức khoẻ, phục vụ các cán bộ cao cấp của Đảng, nhà
nước, Quân đội nước ta và các bạn Lào, Cam-Pu-Chia.
- Tổ chức dịch vụ y tế khám, chữa bệnh cho nhân dân, có thu một phần viện
phí.
- Là một trong những trung tâm nghiên cứu y học và đào tạo cán bộ của
Ngành Quân y. Tháng 9 năm 1993, Bệnh viện chính thức được nhận thêm nhiệm vụ
là Viện nghiên cứu Y dược học lâm sàng trong quân đội. Từ ngày 26 tháng 1 năm
1995, Bệnh viện được Thủ tướng Chính phủ chính thức giao nhiệm vụ đào tạo nghiên
cứu sinh (ịQuyết định sô'68/TTg, ngày 26-1-1995) thuộc 3 chuyên ngành: răng-hàmmặt, chấn thương chỉnh hình và bệnh truyền nhiễm.
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thu dung, điều trị, thực hành tiết
kiệm, sử dụng có hiệu quả các cơ sở vật chất trang thiết bị hiện có, kết hợp với hợp
tác đối ngoại theo đúng đường lối đối ngoại của Đảng, quy định của Quân đội.

6


I.I.4.2. Tổ chức, nhân sự
Tổ chức: Cho đến nay Bệnh viện đã có đủ các chuyên khoa gồm 31 khoa lâm
sàng, trong đó có 17 khoa nội, 6 khoa ngoại, 8 khoa chuyên khoa (được trình bày ở
ỵhu Ịuc 2)
Nhân sự: Từ 60 nhân viên (Phân viện 8, năm 1952) đến nay Bệnh viện
TWQĐ 108 đã có 1286 nhân viên, trong đó có 368 bác sỹ. Bệnh viện có đội ngũ
chuyên gia đầu ngành giỏi, có kinh nghiệm, đội ngũ kỹ thuật kế tiếp hùng hậu, trang
thiết bị y tế đã và đang được đổi mới theo hướng hiện đại, có những mũi nhọn
chuyên khoa đã vươn tói trình độ tiên tiến ngang tầm vói các bệnh viện trong nước,
trong khu vực và quốc tế. Gắn liền vói nhiệm vụ thu dung điều trị, hoạt động nghiên

cứu khoa học và huấn luyện, đào tạo của Bệnh viện phát triển mạnh mẽ và đúng
hướng. Số lượng các công trình, đề tài nghiên cứu và số cán bộ tham gia nghiên cứu
ngày càng tăng. Nhiều công trình có giá tri khoa học và thực tiễn cao, được trao giải
thưởng, trong đó có giải thưởng Nhà nước về nghiên cứu: Dịch tễ học, lâm sàng và
điều trị sốt rét ác tính ở miền Bắc...Công tác huãh luyện đào tạo tiến hành đúng quy
chế, có nề nếp, có chất lượng.
1.1.5. HỘI ĐỔNG THUỐC VÀ ĐIỂU TRỊ [13]

Chỉ thị 03/CT-BYT ngày 25/02/1997, chỉ thị 05/CT-BYT ngày 16/04/2004 của
Bộ trưởng Bộ y tế về việc chấn chỉnh công tác cung ứng, sử dụng thuốc tại bệnh
viện, Quyết định 1895/QĐ-BYT ngày 19/09/1991 về quy chế bệnh viện đã quy định:
Các bệnh viện, viện nghiên cứu có giường bệnh cần phải có Hội đồng thuốc và điều
trị.
Chức năng: Tư vấn thường xuyên cho giám đốc về cung ứng, sử dụng thuốc
an toàn, hợp lý, hiệu quả và kinh tế; cụ thể hoá các phác đồ điều trị phù hợp vói bệnh
viện và chính sách quốc gia về thuốc.
Nhiệm vụ:
- Xây dựng và trình giám đốc phê duyệt các quy định cơ bản về cung ứng,
quản lý và sử dụng thuốc của bệnh viện.
- Xây dựng danh mục thuốc phù hợp với đặc thù bệnh viện và chi phí về
thuốc, vật tư tiêu hao điều trị của bệnh viện.
- Tổ chức cung ứng thuốc hợp lý: Xây dựng quy trình cấp phát thuốc, giám sát
việc thực hiện quy trình và quá trình dùng thuốc, đồng thòi giúp giám đốc kiểm tra
việc thực hiện quy trình.
7


- Giám sát việc thực hiện quy chế chẩn đoán bệnh, làm hồ sơ bệnh án và kê
đơn điều trị, quy chế sử dụng thuốc và quy chế công tác khoa Dược.
- Theo dõi các phản ứng có hại và rút kinh nghiệm các sai sót trong dùng

thuốc.
- Thông tin về thuốc, theo dõi ứng dụng thuốc mới trong bệnh viện.
- Xây dựng mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa dược sỹ, bác sỹ và y tá điều
dưỡng.
Tổ chức hoạt động:

Hội đồng thuốc và điều trị gồm từ 5-15 người, tuỳ theo hạng bệnh viện, hoạt
động theo chế độ kiêm nhiệm, do giám đốc bệnh viện ra quyết định thành lập. Thành
phần hội đồng gồm:
- Chủ tịch hội đồng thuốc và điều trị là giám đốc hoặc phó giám đốc phụ trách
chuyên môn.
- Thư ký hội đồng là trưởng phòng kế hoạch tổng họp.
- Phó chủ tịch hội đồng kiêm uỷ viên thường trực là dược sỹ đại học, trưởng
khoa Dược bệnh viện.
- Uỷ viên gồm một số trưởng khoa điều trị chủ chốt và trưởng phòng y tá (điều
dưỡng). Trưởng phòng hành chính kế toán là uỷ viên không thường xuyên. Bệnh viện
hạng I và bệnh viện hạng n có thêm uỷ viên dược lý.
1.2. MÔ HÌNH BỆNH TẬT [5], [13]

1.2.1. MÔ HÌNH BỆNH TẬT VÀ Ý NGHĨA VIỆC NGHIÊN cứ u MÔ HÌNH BỆNH TẬT
Bệnh tật là trạng thái mất cân bằng về thể xác và tình thần dưới tác động
của một loạt các yếu tố nội môi và ngoại môi lên con người.
Như vậy, bệnh tật phụ thuộc vào cơ thể sống của cá thể, điều kiện sống: thời
tiết, khí hậu, môi trường cũng như các điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội và đời sống
tinh thần của từng cá thể và cả cộng đồng.
Mô hình bệnh tật của một xã hội, một cộng đồng, một quốc gia nào đó sẽ là
tập hợp tất cả những trạng thái mất cân bằng về thể xác, tinh thần dưới tác động
của những yếu tố khác nhau, xuất hiện trong cộng đồng đó xã hội đó trong một
khoảng thòi gian nhất định.


8


Ý nghĩa của việc nghiên cứu mô hình bệnh tật: Nghiên cứu mô hình bệnh

tật là một trong những nhiệm vụ của các nhà quản lý đặc biệt là cơ quan quản lý
chăm sóc sức khoẻ. Kết quả nghiên cứu mô hình bệnh tật giúp cho việc:
- Quản lý được sức khoẻ và bệnh tật của toàn xã hội.
- Xác định được thực trạng xu hướng thay đổi của cơ cấu bệnh tật trong cộng
đồng và xã hội, để có chiến lược và chính sách về y tế, phòng chống và đối phó với
bệnh tật.
- Định hướng chiến lược phát triển kỹ thuật điều trị, cung ứng và sử dụng
thuốc khoa học.
- Chủ động nghiên cứu về sản xuất, cung ứng và phân phối thuốc.
- Các nhà hoạch định chính sách y tế có thể dự đoán những bệnh có khả năng
thanh toán được, những bệnh mói sẽ xuất hiện, dự đoán trong tương lai các bệnh tật.
Nhờ đó lập kế hoạch ngân sách y tế, kế hoạch nghiên cứu khoa học kỹ thuật y dược,
các chiến lược chung của ngành, chủ động, hợp lý và hiệu quả.
Mô hình bệnh tật trên thế giới

Mô hình bệnh tật của mỗi nước phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, xã
hội của từng nước. Theo điều tra của ngân hàng thế giói và trường đại học Oxford
Mỹ thì trên thế giói có hai loại mô hình bệnh tật có tính chất riêng biệt: Mô hình
bệnh tật của các nước phát triển với chủ yếu là các bệnh không nhiễm trùng như tim
mạch, tiểu đường, các bệnh lý người già và mô hình bệnh tật của các nước đang phát
triển với các bệnh nhiễm trùng vẫn chiếm tỷ lộ cao như sốt rét, ỉa chảy, nhiễm khuẩn
hô hấp, tả, lỵ, thương hàn và lao.
Bảng 1.1. Mô hình bệnh tật của các nước trên thế giới năm 1990
Đơn vị tính: Tỷ lệ %


MHBTcủa các nước

MHBT của các

MHBT chung

đang phát triển

nước phát triển

của toàn thế giới

Các bệnh nhiễm trùng

41,2

5,3

33,4

Các bệnh không nhiễm trùng

50,0

87,3

58,1

Chấn thương


8,8

7,4

8,5

Các loại bệnh

[Nguồn: Niên giám thống kê 1996-2003]

9


Theo bảng 1.1 cho thấy mô hình bệnh tật của các nước phát triển chủ yếu là
các bệnh không nhiễm trùng (chiếm 50,0%), trong đó ở các nước phát triển bệnh
nhiễm trùng vẫn chiếm tỷ lệ cao (chiếm tới 87,3%).
Mô hình bệnh tật ở Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, thuộc miền khí hậu nhiệt đới, do đó
mô hình bệnh tật của Việt Nam mang những nét đặc trưng của một quốc gia nhiệt
đới đang phát triển và đang có nhiều thay đổi.
Bảng 1.2. Mô hình bệnh tật chung ở Việt Nam giai đoạn từ 1976-2003
Đơn vị tính: Tỷ lệ %

1976
Chương bệnh

Mắc

Chết


1986

Mắc

Chết

1996

Mắc

Chết

2003

Mắc

Chết

Bệnh lây

55,50 53,06 59,20 52,10 37,63 33,13 27,44 17,42

Bệnh không lây

42,65 44,74 39,00 41,80 50,02 43,68 60,61 59,12

Tai nạn, chấn thương, ngộ độc

1,58


2,23

1,80

6,10

12,35 23,20 11,95 23,46

[Nguồn: Niên giám thống kê 1996-2003]
“Ở Việt Nam, về mặt mô hình bệnh tật, các bệnh nhiễm khuẩn là những
bệnh phổ biến nhấty kể cả trong quá khứ, hiện tại và tương laĩ’
Mô hình bệnh tật của Việt Nam vừa có đặc điểm của các nước nghèo và vừa
có đặc điểm của một nước bắt đầu công nghiệp hoá: Có sự đan xen giữa nhiễm trùng
và không nhiễm trùng, giữa bệnh cấp tính và mãn tính, xu hướng bệnh không nhiễm
trùng và bệnh mãn tính ngày càng cao. Nguyên nhân là do đô thị hoá làm tăng tai
nạn giao thông, sự ô nhiễm môi trường làm tăng các loại bệnh ung thư, dùng nhiều
loại hoá chất trong nông nghiệp không được kiểm soát dẫn đến ngộ độc, đời sống
ngày càng cao làm tăng tuổi thọ và làm tăng bệnh tim mạch, huyết áp, béo phì, tiểu
đường...Bên cạnh đó, các bệnh như HIV/AIDS, sốt rét, sốt xuất huyết, lao tăng rõ rệt
và có diễn biến phức tạp. Sự xuất hiện của một số bệnh như: Viêm đường hô hấp cấp
(SARS), dịch cúm gia cầm...đang ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người.
Mô hình bệnh tật của bệnh viện: Mô hình bệnh tật ở bệnh viện là số liệu
thống kê về bệnh tật trong một khoảng thời gian nhất định (thường là theo từng năm)
về số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị.
Bệnh tật phụ thuộc vào cơ thể sống của mỗi cá thể, điều kiện sống: Thời tiết,
khí hậu, môi trường cũng như các yếu tố kinh tế, văn hoá, xã hội và đời sống tinh
10


thần của cá thể và của cả cộng đồng. Như vậy, tình trạng bệnh tật, sức khoẻ cộng

đồng trong những điều kiện ngoại cảnh nhất định, ở những khoảng thời gian nhất
định được khái quát dưới dạng mô hình bệnh tật.
Không giống như mô hình bệnh tật ở cộng đồng, bệnh viện là nơi chữa khám,
bệnh cho người mắc bệnh trong cộng đồng. Mỗi bệnh viện có tổ chức, nhiệm vụ
khác nhau, đặt trên các địa bàn khác nhau, với đặc điểm dân cư - địa lý khác nhau và
đặc biệt là sự phân công chức năng, nhiệm vụ trong tuyến y tế khác nhau, từ đó dẫn
đến mô hình bệnh tật của mỗi bệnh viện cũng khác nhau.
Theo Axel Kroeger mô hình bệnh tật của bệnh viện còn phụ thuộc vào sự lựa
chọn của ngưòi bệnh và phụ thuộc vào chính bệnh viện:
- Yếu tố về người bệnh: Tuổi, giới, dân tộc, gia đình, nghề nghiệp, tài sản, tính
cách, văn hoá, tính chất của bệnh và nhận thức của người bệnh...
- Yếu tố về bệnh viện: Sự dễ tiếp cận, sự hấp dẫn, thái độ của nhân viên, chất
lượng, kỹ thuật chẩn đoán và điều tri, giá cả...
Có thể khái quát các yếu tố quyết định và ảnh hưởng đến mô hình bệnh tật của
bệnh viện theo sơ đồ sau:

Hình 1.2. Các yếu tỏ quyết định và ảnh hưởng tới MHBT bệnh viện.
11


1.2.2. PHÂN LOẠI MÔ HÌNH BỆNH TẬT [6], [13]

Để nghiên cứu mô hình bệnh tật được thuận lợi và chính xác, Tổ chức y tế Thế
giới đã ban hành danh mục bệnh tật gọi là phân loại quốc tế bệnh tật ICD
(International Calassiíĩcation Diseases), danh mục này đã được bổ xung và sửa đổi
10 lần.
Bảng phân loại quốc tế bệnh tật ICD lần thứ 10 gồm 21 chương bệnh, mỗi
bệnh có một hay nhiều nhóm bệnh, mỗi nhóm bệnh có nhiều loại bệnh, mỗi loại
bệnh có nhiều chi tiết bệnh theo nguyên nhân gây bệnh hay tính chất đặc thù của
bệnh đó.

1.3. DANH MỤC THUỐC THIẾT YẾU VÀ DANH MỤC THUỐC BỆNH VIỆN
1.3.1. Sự RA ĐỜI CỦA DANH MỤC THUỐC THIẾT YẾU VÀ VÂN ĐỂ sử DỤNG
THUỐC AN TOÀN, HỢP LÝ

Khái niệm thuốc thiết yếu được hình thành từ đại hội lần thứ 28 của Tổ chức
Y tế Thế giới (WHO) năm 1975. “Thuốc thiết yếu là những thuốc cần thiết cho
chăm sóc sức khoẻ của đa số nhân dân, được nhà nước đảm bảo bằng chính sách
thuốc quốc gia, gắn liền nghiên cứu, sản xuất, phân phối với nhu cầu thực tế
chăm sóc sức khoẻ của nhân dân, được chọn và cung ứng để luôn sẵn có với số
lượng đầy đủ, dạng bào chế phù hợp, chất lượng tốt, an toàn và giá cả phù hợp”.
Sau đại hội một hội đồng chuyên gia được thành lập và nhận nhiệm vụ soạn thảo một
danh mục mẫu các loại thuốc của từng nhóm bệnh vói quan niệm là những thuốc đó
cần phục vụ cho nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của đa số nhân dân, số lượng chủng loại
thuốc phụ thuộc vào mức độ và khả năng của từng tuyến y tế. Hai năm sau (1977)
danh mục đầu tiên gọi là danh mục thuốc thiết yếu (danh mục mẫu) gồm 200 loại
thuốc được biên soạn xong và xuất bản, nhằm chăm sóc sức khoẻ ban đầu và đảm
bảo thắng lọi trong chiến dịch chăm sóc sức khoẻ chung. Danh mục mẫu được sửa
đổi định kỳ 2-3 năm một lần với mục đích cập nhật những thông tin mới về thuốc và
những tiến bộ trong điều trị bệnh tật, nhằm đáp ứng với yêu cầu chữa bệnh, phù hợp
với sự phát triển của ngành Dược cũng như sự tiến bộ trong điều trị bệnh. Đến năm
1995 danh mục thuốc thiết yếu đã có 10 lần sửa đổi và ban hành lại, danh mục thuốc
thiết yếu lẩn thứ 10 gồm 246 thuốc và vaccin. [12]
Cùng vói sự tăng trưởng kinh tế, ngành công nghiệp dược phẩm trên thế giới
cũng không ngừng tăng lên. Danh mục thuốc trên thế giới cũng tăng lên nhanh
chóng, ở Hoa Kỳ hiện nay có khoảng 300.000 loại thuốc, Thái Lan có khoảng
30.000 loại thuốc. Tuy nhiên sự phân bố tiêu dùng thuốc trên thế giới rất chênh lệch
12


giữa các nước phát triển và đang phát triển, giữa các vùng địa lý, giữa các tầng lóp

dân cư. Sự đa dạng của chủng loại thuốc giúp thầy thuốc có nhiều sự lựa chọn, tuy
nhiên mặt trái của nó là dẫn đến việc sử dụng thuốc kém an toàn và hợp lý. Bên cạnh
nạn thuốc giả, quảng cáo thuốc sai quy định việc lạm dụng thuốc trên thế giới đang
trở thành hiện tượng phổ biến, ở các nước phát triển dân chúng có thói quen dùng
thuốc an thần: ở Anh 8% người lớn dùng thuốc an thần hàng ngày, ở Mỹ là 17%. Ở
các nước đang phát triển thì sự lạm dụng thuốc lại theo một xu hướng khác: dùng
thuốc không hợp lý, không đúng, phối hợp nhiều loại thuốc không cần thiết, thậm
chí có sự tương kỵ... [18].
Theo tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG) cho đến năm 1995 vẫn có "50% dân số
thế giới vẫn không được chăm sóc sức khoẻ khi mắc những chứng bệnh thông
thường, nhất là không có thuốc thiết yếu khi cần" (Diễn văn của Tổng giám đốc
TCYTTG trong Đại hội đồng TCYTTG lần thứ 48, Geneve, 2-5-1995).
Cũng theo TCYTTG 'Chỉ cần 1 USD thuốc thiết yếu có thể đảm bảo chữa
khỏi 80% các chứng bệnh thông thường của người dân tại cộng đồng để thực
hiện chính sách chăm sóc sức khoẻ ban đầu".
Do đó các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển cần phải sử dụng thuốc
hợp lý hơn để sử dụng hiệu quả nguồn tài chính hạn chế của mình. Đồng thời thông
qua việc sử dụng thuốc hợp lý có thể cung cấp cho nhân dân một lượng thuốc lớn
hơn trên cơ sở không tăng kinh phí. [21]
1.3.2. DANH MỤC THUỐC THIẾT YẾU VN

Theo chính sách quốc gia về thuốc Việt Nam định nghĩa: "Danh mục thuốc
thiết yếu là danh mục những loại thuốc thoả mãn nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cho
đa số nhân dân. Những loại thuốc này luôn có sẵn bất cứ lúc nào với số lượng
cần thiết, dạng bào chế thích hợp, giả cả hợp lý".
Năm 1985 Bộ Y tế ban hành danh mục thuốc thiết yếu lần thứ nhất gồm 225
thuốc tân dược. Năm 1989 danh mục thuốc tối cần và chủ yếu được ban hành lần thứ
II gồm 116 thuốc thiết yếu, 64 thuốc tối cần. Năm 1995 Bộ y tế ban hành danh mục
thuốc thiết yếu lần thứ III gồm 225 thuốc thiết yếu được phân cấp phù hợp vói trình
độ chuyên môn của cán bộ y tế và chức năng, nhiệm vụ của cơ sở y tế từ tuyến trung

ương xuống địa phương. Danh mục thuốc thiết yếu lần thứ IV được ban hành năm
1999 gồm 346 thuốc tân dược, 81 thuốc y học cổ truyền, 60 cây thuốc nam, 185 vị
thuốc Nam bắc. [8], [9], [10]

13


Bộ trưởng Bộ Y tế đã ra quyết định s ố 232012001/QĐ-BYT (ngày 19/6/2001),
số 03/2005/QĐ-BYT (ngày 24/01/2005), ban hành danh mục thuốc chữa bệnh chủ
yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh trong toàn quốc. Mục tiêu của danh mục
thuốc đặt ra là: Đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, đáp ứng yêu cầu điều trị cho ngưòi
bệnh, đảm bảo quyền lọi về thuốc chữa bệnh của người bệnh tham gia BHYT, phù
hợp với khả năng kinh tế của người bệnh và khả năng chi trả của BHYT [14]
1.3.3. DANH MỤC THUỐC BỆNH VIỆN

Một trong những nhiệm vụ của Hội đồng thuốc và điều trị là xây dựng Danh
mục thuốc bệnh viện.
Danh mục thuốc của bệnh viện phải đạt được những mục đích sau:
- Đảm bảo hiệu lực, an toàn, và các yêu cầu khác trong điều trị: Danh mục
thuốc bệnh viện đa số phải là thuốc thiết yếu.
- Hướng cộng đồng và xã hội vào sử dụng thuốc thiết yếu, các thành phần
kinh tế tích cực tham gia sản xuất, tồn trữ và cung ứng thuốc thiết yếu.
- Đảm bảo quyền lọi được điều trị bằng thuốc của người bệnh, quyền được chi
trả tiền thuốc của người bệnh có BHYT.
Danh mục thuốc bệnh viện phải đáp ứng được cho điều trị tại bệnh viện. [4]
1.4. NHU CẦU THUỐC VÀ CÁC YÊU Tố ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHU CẦU THUỐC
[13]
"Nhu cầu về một mặt hàng nào đó lượng hàng mà người mua muốn mua ở mỗi
mức giá. Như vậy, ở mỗi mức giá khác nhau, người mua sẽ có một nhu cầu khác
nhau. Song thuốc là một hàng hoá đặc biệt, vì vậy việc sử dụng loại thuốc nào, số

lượng bao nhiêu, cách thức sử dụng ra sao thì lại không phải do người bệnh tự quyết
định mà lại được quyết định bcd thầy thuốc và người dùng phải tuân thủ nghiêm
ngặt. Như vậy, nhu cầu thuốc về cơ bản không phải lượng thuốc mà người bệnh
muốn mua ở mỗi mức giá. Nhu cầu thuốc được quyết định bởi nhiều yếu tố: bệnh
tật, kỹ thuật điều trị, trình độ của nhân viên y tế (người kê đơn, người bán thuốc),
khả năng chi trả của bệnh nhân...trong đó yếu tố bệnh tật là quyết định hơn cả.”
Do tính chất đặc biệt của thuốc: là một loại hàng hoá ảnh hưởng trực tiếp đến
tính mạng và sức khoẻ của người bệnh cho nên việc sử dụng thuốc đòi hỏi phải luôn
an toàn, hợp lý. Vì vậy, việc xác định nhu cầu thuốc cho một cá nhân, một cộng
đồng, trong một điều kiện, hoàn cảnh cụ thể nào đó cũng phải dựa trên đầy đủ các
yếu tố ảnh hưởng. Các yếu tố đó là:
14


1. Tình trạng bệnh tật, mô hình bệnh tật: Đã trình bày ở trên.
2. Kỹ thuật chẩn đoán bệnh và điều trị: Trước khi điều trị cho một bệnh nhân,
bác sỹ cần khám bệnh để đưa ra chẩn đoán đúng bệnh của bệnh nhân. Căn cứ vào
bệnh tật để quyết định việc chỉ định thuốc của bệnh nhân. Như vậy, việc xác định
nhu cầu thuốc có đúng hay không còn phụ thuộc vào chất lượng chẩn đoán bệnh, và
ngược lại chẩn đoán sai bệnh sẽ dẫn đến việc xác định sai nhu cầu thuốc.
3. Hiệu lực điều trị của thuốc: Một loại thuốc được coi là đạt chất lượng sản
phẩm khi thoả mãn các tiêu chuẩn sau:
- Có hiệu lực phòng, chẩn đoán, điều trị bệnh theo công dụng đã công bố.
- An toàn, không hoặc ít có tác dụng phụ.
- Dạng bào chế dễ sử dụng.
- Đảm bảo chất lượng trong quá trình bảo quản, trong thời gian hạn sử dụng.
4. Quyết định cuối cùng của người bệnh: Xét về sự lựa chọn và khả năng kinh
tế, nhu cầu thuốc có liên quan đến sức mua của người dùng ở mỗi mức giá và giá cả
cũng là một trong những yếu tố, động cơ để quyết định nhu cầu của người bệnh.
Ngưòi bệnh hoặc thầy thuốc đều có những thói quen, thị hiếu riêng trong khi thể

hiện sức mua thuốc.
5. Yếu tố môi trường xã hội: Nhu cầu thuốc chịu ảnh hưởng của nền văn hoá
dân tộc, phong tục tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng. Tác động của yếu tố địa lý, khí
hậu, thời tiết là yếu tố ngoại môi, tác động trực tiếp đến sức khoẻ, là nguyên nhân
làm tăng hay giảm bệnh tật và tác động đáng kể đến sự lựa chọn quyết định dùng
thuốc.
6. Giá cả của sản phẩm và những sản phẩm cạnh tranh: Đối với loại thuốc
không phải là tối cần, với những bệnh nhân mà khả năng kinh tế hạn hẹp thì giá
thuốc là một trong những yếu tố cân nhắc trước khi quyết định lựa chọn nhóm thuốc
này thay thế cho nhóm thuốc khác, lựa chọn thuốc này cho thuốc khác trong cùng
một hoạt chất, hoặc có thể không mua nữa.
7. Các yếu tố khuyến mại và hiệu quả của hoạt động thông tin quảng cáo:
Thuốc là mặt hàng đặc biệt vì vậy chỉ được phép giới thiệu mặt hàng và cung cấp các
thông tin cần thiết về sử dụng thuốc cho bệnh nhân trên những phương tiện thông tin
đại chúng. Tuy nhiên, thực tế ranh giới giữa việc cung cấp thông tin về thuốc với
khuyến mại nhằm kích thích người bệnh mua thuốc khó phân biệt và xác định để sử
lý15


×