Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

Khoá luận tốt nghiệp thành tố văn hóa trong nghĩa của các đơn vị từ vựng tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.28 KB, 53 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN

HỒNG THỊ LƯƠNG

THÀNH TỐ VĂN HĨA TRONG NGHĨA
CỦA CÁC ĐƠN VỊ TỪ VựNG TIẾNG
VIỆT

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

Người hướng dẫn khoa học TS. ĐỎ
THỊ THU HƯƠNG

HÀ NỘI- 2015

Trong q trình thực hiện khóa luận, ngồi sự cố gắng của bản thân, em đã nhận
được sự giúp đờ của thầy cô và bạn bè. Em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất tới
TS. Đỗ Thị Thu Hương - người cơ đã tận tình hướng dẫn em hồn thành khóa luận này.


LỜI CẢM ƠN

Em xin được chân thành cảm ơn các thầy cô trong Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, đặc
biệt là các thầy cô trong tố Ngôn ngữ khoa Ngữ văn đã giảng dạy, chỉ bảo em trong suốt thời gian
qua.
Tôi xin cảm ơn các bạn sinh viên đã góp ý và ủng hộ tơi hồn thành khóa luận này.
Với điều kiện hạn chế về thời gian cũng như kiến thức của bản thân nên khóa luận khó tránh
khỏi nhừng thiếu sót, em kính mong nhận được sự góp ý của q thầy cơ và bạn bè.
Em xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, thảng 5 năm 2015 Người thực hiện



Hồng Thị Lương

Khóa luận tốt nghiệp này được hồn thành dưới sự hướng dẫn của TS. Đỗ Thị Thu
Hương.
Tôi xin cam đoan rằng:
Đây là kết quả nghiên cún của riêng tơi. Neu sai tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, thảng 5 năm 2015 Người thực hiện


CAM ĐOAN
Hoàng LỜI
Thị Lương


MỤC LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Lí do chọn đề tài

MỞ ĐÀU

Do vị trí địa lí của mình, Việt Nam có một vị thế địa văn hóa, địa chính trị
khá đặc biệt. Vị thế ấy tạo điều kiện cho văn hóa Việt Nam đón nhận nhiều luồng
văn hóa khác nhau. Có thế đó là luồng văn hóa đến từ lục địa Trung Hoa, có thể đó
lại là luồng văn hóa đến từ Ấn Độ, nhưng cũng có khi là luồng văn hóa đến từ trời
Tây hay bên kia bờ biến Thái Bình Dương xa xơi. Tuy vậy, nét đặc biệt của văn hóa

Việt Nam lại là “sự khơng chối từ” các nền văn hóa khác. Cởi mở trong việc tiếp
nhận văn hóa nước ngồi, tiếp thu tinh hoa của mọi nền văn hóa làm giàu cho văn
hóa mình, đó là một hằng số của văn hóa Việt Nam. Nhìn ở phương diện xã hội,
nơng dân, nơng nghiệp lúa nước và xóm làng là ba nhân tố cơ bản của nền văn minh
thôn dã Việt Nam, bên cạnh đó ngơn ngữ cũng là một nhân tố tạo nên các nét đặc sắc
của văn hóa Việt.
Văn hóa và ngơn ngữ có liên hệ chặt chẽ, khơng thể tách rời. Ngơn ngừ là
phương tiện chun chở văn hóa và văn hóa chứa đựng trong ngơn ngữ. Người ta nói
rằng ngơn ngừ và văn tự là kết tinh của văn hóa dân tộc, nhị' ngơn ngữ và văn tự đế
được lưu truyền và trong tương lai, nền văn hóa cũng nhờ vào ngôn ngữ đế phát
trien. Sự biến đối và phát trien ngôn ngữ lại luôn luôn đi song song với biến đối và
phát triển văn hóa. Vậy muốn nghiên cứu sâu về văn hóa phải nghiên cứu ngơn ngữ,
và tất nhiên muốn đi sâu vào ngôn ngữ phải chú tâm đến văn hóa.
Trong ngơn ngữ, bộ phận phản ánh đậm nét nhất đặc thù của văn hóa chính là
nghĩa của các đơn vị từ vựng bao gồm từ và ngữ cố định. Nghĩa của các đơn vị từ
vựng bị chi phối bởi các yếu tố văn hóa và ngược lại qua việc tìm hiếu nghĩa của các
đon vị tù’ vựng, ta thấy được phần nào bức tranh văn hóa của dân tộc Việt.
Xuất phát từ lí do nói trên, chúng tơi chọn đề tài “Thành to văn hóa trong
nghĩa của các đơn vị từ vụng tiếng Việt” đế nghiên cứu, với hi vọng kết quả nghiên
cứu sẽ giúp chúng ta thấy được nhiều nét văn hóa Việt Nam được chứa đựng trong
các lớp từ vựng tiếng Việt.

5


2. Lịch sử vấn đề
Ngơn ngữ và văn hóa là vấn đề đã được các nhà văn hóa học dân tộc, ngôn
ngữ học... quan tâm đến trong những năm gần đây. Ớ Nga và các nước phương Tây,
các vấn đề về nhân cách ngôn ngữ, bức tranh ngôn ngữ về thế giói, ngơn ngữ và con
người, ngơn ngữ và nhân học... đã được đưa ra bàn luận rất nhiều. Ớ Trung Quốc và

Nhật Bản, các nghiên cứu về mối quan hệ giữa ngơn ngữ và văn hóa cũng rất được
chú ý. Từ sự quan tâm đó, người ta đã xây dựng nên môn “đất nước học”
(stranovedene) ở Nga hay “ngôn ngữ học xuyên văn hóa” (cross cultural linguistics)
ở các nước phương Tây. Và có thể nói tới một số tác giả đã từng nghiên cứu về mối
quan hệ giữa văn hóa và ngơn ngừ như: Humboldt, Sapir, Whort...
Ke thừa những thành tựu nghiên cứu của thế giới về văn hóa và ngơn ngữ, ở
Việt Nam cũng đã có nhiều cơng trình nghiên cứu của các nhà ngơn ngữ học như
Trần Ngọc Thêm, Nguyễn Đức Tồn, Đỗ Hữu Châu... Tiêu biểu như một sơ cơng
trình : “Việt Nam: những vân đê ngơn ngữ và văn hóa ”, “Đi tìm ngơn ngừ của văn
hóa và đặc trưng văn hóa của ngơn ngữ”... Theo tác giả Trần Ngọc Thêm, những
vấn đề của ngành ngơn ngữ học như khái niệm, loại hình, hệ phương pháp có thế
giải thích và xây dựng nên ngành văn hóa học lý thuyết và ngược lại đặc trưng của
các loại hình văn hóa có thể giúp ta định hướng dễ dàng hơn trong việc đi tìm những
mối liên hệ từ nguyên học, đi tìm nguồn gốc từ của những khái niệm, sự vật ở nơi
phát sinh của chúng. Vấn đề này được Trần Ngọc Thêm nói rõ hơn trong cơng trình
Cơ sở văn hóa Việt Nam phần viết về văn hóa giao tiếp và nghệ thuật ngơn từ. Đó là
các đặc trưng cơ bản của người Việt như thái độ giao tiếp, quan hệ giao tiếp, đối
tượng giao tiếp, chủ thế giao tiếp, cách thức giao tiếp và nghi thức lời nói. Đó là
những đặc trưng cơ bản của nghệ thuật ngơn từ Việt Nam như tính biêu trưng, tính
biểu cảm, tính động, linh hoạt. Cùng với tác giả Trần Ngọc Thêm, GS Đỗ Hữu Châu
cũng có một số bài viết bàn về vấn đề này. Tiêu biểu là bài Tìm hỉêu vãn hóa qua
ngơn ngữ đăng trên tạp trí ngơn ngừ 10/2000. Trong bài viết này, GS đã đề xuất

6


phương thức tiếp cận bản sắc văn hóa của một xã hội qua ngơn ngữ của xã hội đó
như cách phát hiện các hiếu biết văn hóa trong các trường nghĩa văn hóa, xác lập các
hệ thống những đơn vị từ vựng đồng nhất với nhau ở một nét nghĩa nào đó, phát hiện
thơng qua hệ thống ấn dụ, thơng qua các lẽ thường trong giao tiếp hay qua các phong

cách giao tiếp. Cũng bàn về mối quan hệ giữa ngơn ngừ và văn hóa, PGS Nguyễn
Đức Tồn trên bài Nghiên cứu đặc trưng văn hỏa dân tộc qua ngôn ngữ và tư duy
qua ngôn ngữ đã thế hiện quan điếm của mình. Theo ơng, đặc trưng văn hóa dân tộc
được biếu hiện ở tất cả các q trình ngơn ngữ như ý nghĩa từ, sự phạm trù hóa hiện
thực và “bức tranh ngôn ngữ về thế giới ” quá trình định danh sự vật, quá trình
chuyên nghĩa tên gọi.
Như vậy có thể thấy, các tác giả đi trước đều thống nhất cho rằng trong mối
quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa thì hiện tượng ngơn ngữ chịu sự quy định rất lớn
từ đặc trưng văn hóa dân tộc. Đặc biệt trong ngôn ngữ luôn chứa đựng rất nhiều nét
văn hóa. Các nét văn hóa thế hiện ở nhiều cấp độ ngôn ngữ: ngữ âm, từ vựng, ngữ
pháp...
Trên đây là những nhận định khái quát về mối quan hệ giữa ngơn ngữ và văn
hóa. Những nhận định này, mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp lí thuyết nói chung.
Vận dụng những kết quả nói trên, đề tài của chúng tơi tìm hiểu những biếu hiện cụ
thể của mối quan hệ ngơn ngữ và văn hóa trong nghĩa của các đon vị từ vựng tiếng
Việt.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cún

3.1.

Mục đích
Đe tài tìm hiểu những thành tố văn hóa chứa đựng trong nghĩa của một số

đơn vị từ vựng tiếng Việt. Từ đó góp phần khang định thêm mối quan hệ giữa văn
hóa và ngơn ngữ, văn hóa có tác dụng thúc đấy sự phát triển của từ vựng nói riêng và
ngơn ngừ học nói chung.
Ket quả của việc xem xét nghiên cứu trên sẽ giúp người Việt có thêm vốn
hiếu biết về văn hóa dân tộc trên bình diện ngơn ngữ.


7


3.2.

Nhiệm vụ
Nhiệm vụ nghiên cứu của khóa luận là tìm ra những nét văn hóa trong nghĩa

của các đon vị từ vựng tiếng Việt bao gồm từ và thành ngừ.
Đê thực hiện được nhiệm vụ này chúng tôi thực hiện:
-

Tổng họp lí thuyết

-

Thống kê phân loại
-

Miêu tả các thành tố văn hóa trong nghĩa của các đơn vị từ vựng tiếng Việt.

4. Đối tưọng và phạm vỉ nghiên cún

4.1.

Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của bài khóa luận là nghĩa của các từ và các thành ngữ

có chứa đựng các yếu tố văn hóa.


4.2 Phạm vi
-

Khóa luận chú ý đến những biếu hiện của yếu tố văn hóa trong nghĩa của các
từ nhiều nghĩa, một số từ ghép và thành ngữ tiếng Việt.

-

Đe phục vụ cho mục đích nghiên cứu, ngừ liệu được khảo sát trong Từ đỉến
tiếng Việt và Từ đỉến thành ngữ, tục ngữ Việt Nam do Vũ Duy, Vũ Thúy
Anh, Vũ Quang Hào biên soạn, Thành ngữ tiếng Việt do Nguyễn Lực, Lương
Văn Đang biên soạn.

5. Phương pháp nghiên cún
Với đề tài này chúng tôi sử dụng những phương pháp sau:
-

Phương pháp thống kê, phân loại
Thống kê các từ trong từ điển Tiếng Việt và thành ngữ trong Từ điến Thành
ngữ tiếng Việt có chứa yếu tố văn hóa, sau đó phân loại theo đặc trưng.
- Phương pháp phân tích - tơng hợp
Sau khi đã thống kê, phân loại chúng tơi tiến hành phân tích các yếu tố văn
hóa chứa đựng trong từ và ngữ.
Sau đó, chúng tôi thực hiện tống hợp lại những đặc trưng chung về văn hóa
trong nghĩa của các đon vị từ vựng.

8


- Phương pháp so sánh - đối chiếu

Trong quá trình phân tích, chúng tơi đối chiếu, so sánh nghĩa của từ tiếng Việt
và nghĩa của từ tiếng anh tương ứng để thấy được sự khác biệt.
Ngồi những phương pháp nói trên, đề tài chúng tơi cịn sử dụng thủ pháp
phân tích nghĩa tố. Thủ pháp này được vận dụng khi phân tích các nghĩa tố trong cấu
trúc của từ, từ đó chỉ ra các nghĩa tố chi phối sự chuyến nghĩa của từ.

6. Đóng góp

6.1.

về lí luận

Đe tài khóa luận góp phần khắng định mối quan hệ mất thiết giữa ngơn ngữ
và văn hóa.Văn hóa chi phối tới q trình

tạo nghĩa mới

vựng và ngược lại trong lớp vỏ ngôn ngữ ln

của cácđơn vị

từ

chứađựngnhững thành tố văn

hóa của người Việt.

6.2.

về thực tiễn


Việc tìm ra những nét văn hóa trong các đơn vị từ vựng Tiếng Việt, giúp ích
cho việc nghiên cứu văn hóa nói chung và nghĩa của từ vựng nói riêng.
Ket quả nghiên cứu của bài khóa luận sẽ được vận dụng trong các chuyên để
giảng dạy về mối quan hệ giữa ngơn ngữ và văn hóa, đồng thịi cũng giúp ích trong
giảng dạy nghĩa của từ.

7. Bố cục
Khóa luận gồm 2 chương:
ChưoTLg 1: Cơ sở lí luận
ChưoTLg 2: Một vài thành tố văn hóa của người Việt trong nghĩa của từ và
thành ngữ tiếng Việt.

CHƯƠNG 1. CO SỎ LÍ LUẬN
1.1.

Nghĩa của từ

1.1.1.

Khái niệm

9


Trong tiếng Việt, có nhiều loại đon vị khác nhau về chức năng trong ngôn
ngữ. Âm vị là những đơn vị ngữ âm nhỏ nhất, tự thân khơng có nghĩa, được dùng đế
tạo ra vở âm thanh cho các đơn vị có nghĩa.
Hình vị là nhừng đơn vị được tạo ra từ các âm vị, tự thân có nghĩa nhưng
khơng được dùng trực tiếp đế giao tiếp, tức không trực tiếp được dùng để kết hợp với

nhau tạo thành câu.
Các hình vị kết hợp với nhau thành những đơn vị có nghĩa lớn hơn. Những
đơn vị này trục tiếp kết hợp với nhau tạo thành các

câu nói. Truyền

thống ngơn ngữ học gọi loại đơn vị thứ ba này là Từ.
Với các từ như: nhà, chiếu, đường, mặt tròi, bên, sáng... Chúng ta có thê tạo
ra một đơn vị lớn như: nhà bên đưòng, mặt trời chiếu sáng...
Cái đơn vị mới này khơng sẵn có, khơng cố định, khơng bắt buộc. Chúng
được tạo ra trong một hoạt động giao tiếp nào đó. Giao tiếp kết thúc nó lại bị “tháo
rời” ra thành các từ trong bộ não. Đợi đến nhũng

lầngiao

tiếp

khác, từ lại kết hợp với nhau cho vô số những đơn vị mới:
- Đường nhà bên
- Đường bên nhà
- Mặt trời chiếu sáng đường bên nhà
-

Nhà bên đường sáng mặt trời Từ
mang một số đặc điếm sau:
- Có hình thức ngữ âm và ý nghĩa
- Có tính sẵn có, cố định, bắt buộc
- Là những đơn vị thực tại, hiển nhiên của ngơn ngữ.
Nó là đon vị lớn nhất của hệ thống ngơn ngữ. Trong hệ thống ngơn ngữ,


khơng cịn đơn vị nào cũng có hình thức ngữ âm và ý nghĩa cụ thế mà lại lớn hơn từ.
- Từ là đơn vị nhỏ nhất ở trong câu, là đơn vị trực tiếp nhỏ nhất để tạo câu.
Hình vị cũng là đơn vị nhở nhất có âm, có nghĩa nhưng khơng được sử
dụng độc lập để tạo câu, chúng chỉ là các đơn vị được dùng đế cấu tạo nên từ.

1
0


Từ đó có thế thấy, nghĩa của từ là nội dung tinh thần mà tù’ biếu hiện, nó
được hình thành do sự kết hợp và tác động của nhiều nhân tố. Trong số đó có nhũng
nhân tố nằm ngồi ngơn ngữ và những nhân tố nằm trong ngôn ngữ. Nhân tố ngồi
ngơn ngữ như: sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan, tư duy và người sử dụng.
Nhân tố trong ngơn ngữ như: chức năng tín hiệu học, hệ thống (cấu trúc) của ngôn
ngữ.

1.1.2.

Các thành phần ý nghĩa của từ

Tùy theo các chức năng mà từ chuyên đảm nhiệm, trong ý nghĩa của từ có
những thành phần ý nghĩa sau:
- Ý nghĩa biếu vật ứng với chức năng biếu vật
- Ý nghĩa biếu niệm ứng với chức năng biêu niệm.
- Ý nghĩa biếu thái ứng với chức năng biếu thái.
Các thành phần ý nghĩa này thường được gọi chung là ý nghĩa từ vựng; ý
nghĩa từ vựng thường được đối lập với thành phần ý nghĩa thứ tư là:
- Ý nghĩa ngữ pháp ứng với chức năng ngừ pháp.
1.1.2.1.


Ý nghĩa biểu vật.

Sự vật, hiện tượng, đặc điểm... ngồi ngơn ngữ, được từ biểu thị tạo nên ý
nghĩa biếu vật của từ. Tuy nhiên, ý nghĩa biếu vật không phải là sự vật, hiện tượng...
y như chúng có thực trong thực trong thực tế. Chúng chỉ bắt nguồn từ đó mà thôi.
Mà ý nghĩa biểu vật là sự phản ánh sự vật, hiện tượng..., trong thực tế vào ngơn ngữ.
Đó là những mấu, những mảnh, những đoạn cắt của thực tế nhưng khơng hồn tồn
trùng với thực tế.
Do tính khái quát mà các ý nghĩa biểu vật không trùng với sự vật, hiện
tượng... trong thực tế khách quan vốn có đặc trưng là cá thế và cụ thể.
Ý nghĩa biểu vật của từ trong ngơn ngữ có tính khái qt, nhưng cách khái
quát không giống nhau. Sự khác nhau về mặt này thế hiện ở:

1
1




Phạm vi rộng hẹp của các loại mà từ biểu thị: có những từ chỉ những loại
rộng, có những từ chỉ loại hẹp và các loại hẹp này là loại nhỏ nằm trong các
loại lớn.
Ví dụ: các vận động mà các từ đi, chạy, nhảy,... biểu thị nằm trong vận động

lớn là “di chuyển” hoặc “dời chỗ”; bàn, ghế, giường, tủ..., là các loại hẹp nằm trong
loại lớn là đạc”.


Quan niệm riêng của từng ngôn ngữ trong việc khái quát các ý nghĩa biêu vật
thành các loại khác nhau. Trong các loại do từ biêu thị, có những loại được

lập nên theo sự phân loại lơ-gic, ít nhiều phù hợp với nhận thức khoa học:
như loại “đồ đạc” gồm các sự vật như bàn, ghế, giường, tủ, đối lập với các
loại “dụng cụ” như kìm, búa, vồ, giũa, đục, cưa,... cũng có những loại mà sự
khái quát dựa vào những tiêu chí rất hình thức , khơng bản chất như loại “củ”
bao gồm cả rễ, cả thân ngầm,thân nổi và cả gốc lá,...
Mỗi ngơn ngữ có các kiếu cấu tạo từ và hệ thống các hình vị cấu tạo khơng

giống nhau, cho nên mỗi ngơn ngừ có những kiếu ý nghĩa cấu tạo khác nhau. Chúng
hoặc sẽ tạo điều kiện thuận lợi, làm xuất hiện kiếu ý nghĩa biểu vật này, hoặc cản trở
không cho xuất hiện kiểu ý nghĩa biểu vật kia trong một ngơn ngừ nào đấy.
Ví dụ: các ý nghĩa biêu vật của các từ láy, từ ghép hợp nghĩa, từ ghép phân
nghĩa sắc thái thái hóa... khơng có trong tiếng Nga và tiếng Nga khơng sử dụng các
kiểu cấu tạo đó. Nhưng với sự sử dụng rộng rãi phương thức phụ gia và hệ thống các
phụ tố cấu tạo từ, tiếng Nga lại có thế tạo ra hàng loạt các ý nghĩa biếu vật mà tiếng
Việt khơng có từ tương ứng.
1.1.2.2.

Ỷ nghĩa biếu niệm
Với thuật ngữ nét nghĩa, chúng ta có thế xác định thêm một bước rằng ý

nghĩa biếu niệm là tập họp của một số nét nghĩa.
Ví dụ: “bàn”: đồ dùng, có mặt phẳng được đặt cách mặt nền một khoảng đủ
lớn bởi các chân, bằng nguyên liệu rắn, dùng đế đặt các đồ vật khác hay sách vở khi
viết lách hay nghiên cứu.

1
2


“bủa”: dụng cụ, gồm một khối nguyên liệu rắn có trọng lượng đủ lớn; có cán

hoặc khơng, đế tạo ra một lực tác động bằng thao tác gõ, nện.
Tập hợp một số nét nghĩa thành ý nghĩa biếu niệm là một tập hợp có quy tác,
giữa các nét nghĩa có những quan hệ nhất định. Các từ thuộc các từ loại khác nhau,
có cách tố chức các nét nghĩa khác nhau. Còn các ý nghĩa biếu niệm của những từ
trong một từ loại lại có tố chức giống nhau.
Ví dụ: hai từ bàn búa, cắt chặt, lành hiền..., từng đôi một có tố chức ý nghĩa
biểu niệm giống nhau.
So sánh các nét nghĩa của các từ trong cặp, ta thấy có những nét nghĩa chung
cho nhiều từ và những nét nghĩa riêng cho từng từ.
Ví dụ: nét nghĩa “đồ dùng” là chung cho các từ bàn, ghế, giường, tủ...nét
nghĩa “dụng cụ” là chung cho các từ búa, kìm, dao, cưa, đục...
Nét nghĩa”dời chỗ” trong từ đi cũng là nét nghĩa chung vì nó cịn xuất hiện
trong chạy, nhảy, bị, lăn, bơi...
Các nét nghĩa cịn khác nhau ở tính chất khái quát và cụ thể. Một nét nghĩa
khái quát khi nó có thể được phân chia thành những nét nghĩa nhở hon nằm trong nó.
Đế phát hiện ra các nét nghĩa cần phải tìm ra những nét nghĩa chung, đồng
nhất trong nhiều từ rồi lại đối lập những từ có nét nghĩa chung đó với nhau để tìm ra
những nét nghĩa cụ thể hơn, cứ như vậy cho đến khi chúng ta gặp những nét nghĩa
chỉ có riêng trong một từ.
Từ đó có thể rút ra định nghĩa: ý nghĩa biếu niệm của từ là tập họp một số nét
nghĩa chung và riêng, khái quát và cụ thế theo một tố chức, một trật tự nhất định.
Giữa các nét nghĩa có những quan hệ nhất định. Tập hợp này ứng với một hoặc một
số ý nghĩa biểu vật của từ. Tập họp các nét nghĩa phạm trù, khái quát chung cho
nhiều từ được gọi là "cấu trúc biểu niệm ”
1.1.2.3.

Ý nghĩa biêu thái

1
3



Thuộc phạm vi ý nghĩa biểu thái của từ là những nhân tố đánh giá như to,
nhỏ, mạnh, yếu..., nhân té cảm xúc như dễ chịu, khó chịu, sợ hãi..., nhân tố thái độ
như trọng, khinh, yêu, ghét.., mà từ gợi ra cho người nói và người nghe.
Ví dụ: núi thường gợi ra cái gì “to lớn”, biển gợi ra cái mênh mông, cha gợi ra
sự nghiêm nghị, mẹ trái lại chứa đựng sự âu yếm, dịu dàng.
Đối với các nhân tố cảm xúc, thái độ cũng vậy. Có những từ khi phát âm lên
gợi ra cho chúng ta những cảm xúc sợ hãi: ma quái, chém giết, tàn sát..., hoặc gợi ra
sự ghê tởm: đờm dãi, mửa, đĩ thõa... Và có những từ gợi ra cảm giác khoan khối dễ
chịu: thanh thốt, êm ải, q hương... Có những từ giúp ta bộc lộ sự khinh bỉ: đê
tiện, hèn hạ, thồ bỉ, lì lợm, bợ đỡ... Lại có những từ giúp ta báy tỏ lịng tơn trọng:
cao q, ca ngợi, đàng hoàng, thắng thắn hay sự thiết tha: khản thiết, da diết, ân
cần, đắm say...
Như vậy có thể thấy, ý nghĩa biểu thái là bên cạnh các sự vật, hiện tượng được
biểu thị trong ngôn ngừ được nhận thức, được thể nghiệm bởi con người, thì qua tên
gọi của các sự vật, hiện tượng con người thường gửi kèm những cách đánh giá, thái
độ của mình trong đó.
Tóm lại, ba thành phần ý nghĩa nói trên xuất hiện khơng đều đặn trong các từ
của tiếng Việt, có từ thiên về biểu vật (danh từ riêng), có từ thiên về nghĩa biếu niệm
(thuật ngữ khoa học), có từ lại thiên về nghĩa biếu thái (thái từ).

1.2.

Ngữ cố định

1.2.1.

Khái niệm


Ngữ cố định là các cụm từ đã cố định hóa nên có tính chặt chẽ, sẵn có, bắt
buộc, có tính xã hội như từ.
Ví dụ: ngữ cố định chờ hết nước hết cái, cụm từ này nói lên sự chờ đợi đã kéo
dài khá lâu vượt mức nhẫn nại của người phải chờ, khiến cho người đó phải sốt ruột,
bực dọc.

1
4


Nói khác đi, chúng ta lĩnh hội nghĩa của ngữ này theo cách chúng ta lĩnh hội
nghĩa của một cụm từ chính phụ thơng thường: lĩnh hội nghĩa của từ trung tâm và
lĩnh hội nghĩa bố sung của các từ phụ.
Trong ngữ cố định, người ta chia làm hai loại: quán ngữ và thành ngữ. Nhưng
trong hệ thống từ vựng, các thành ngữ xuất hiện nhiều hon và mang nhiều ý nghĩa
văn hóa hơn. Vì vậy mà, trong đề tài này chúng tôi sẽ chủ yếu đề cập tới mảng thành
ngữ tiếng Việt.
Theo tác giả Hoàng Văn Hành trong cuốn Thành ngữ học tiếng Việt, thành
ngữ là một loại tố họp từ cố định, bền vững về hình thái cấu trúc, hồn chỉnh, bóng
bấy về ý nghĩa, được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp hàng ngày, đặc biệt là trong
ngơn ngữ [6; 27]

1.2.2.

Đặc điểm

1.2.2.1

Kết cấu
Thành ngữ tiếng Việt có các kết cấu sau:


-

Thành ngữ kết cấu ba tiếng
Ví dụ: bạc như vơi, anh hùng rơm, có máu mặt, xấu như ma...
Trong kiều này có một số trường hợp tuy hình thức là tố hợp ba tiếng một,
nhưng về mặt kết cấu đó chỉ là sự kết hợp của một từ đơn và một từ ghép như : nhảy
chân sáo, không bờ bến, đau điếng người...
-

Thành ngữ kết cấu bốn từ đon hay hai từ ghép liên họp theo kiểu nối tiếp hay
xen kẽ là kiểu phố biến nhất của thành ngữ tiếng Việt: ăn cháo đái bát, cháy
mặt lấm lưng, nhà tranh vách đất...
Trong kiêu này được chia làm hai loại nhỏ:
Kiêu thành ngữ có láy ghép: chạy ngược chạy xuôi, ghét cay ghét đãng...
Kiểu thành ngữ tố hợp của hai từ ghép: đau lịng xót ruột, nằm gai nếm mật,

tầm sư học đạo...
Thành ngữ kết cấu năm hay sáu tiếng cũng tương đương như kiểu kết cấu
trên: ăn trơng nồi ngoi trỏng huứng, nói một đằng làm một nẻo...

1
5


Một số thành ngữ có kiếu kết cấu từ bảy, tám, mười tiếng. Nó có thể hai hay
ba ngừ đoạn, hai hay ba mệnh đề liên hợp tạo thành một tố hợp kiểu ngừ cú dài cố
định như: nói như dùi đục chấm mắm cấy, giã gạo thì ốm, giả ốm thì khỏe...
1.2.2.2.


Ngữ nghĩa

Do sự cố định hóa, do tính chặt chẽ mà các ngữ cố định ít hay nhiều đều có
tính thành ngữ. Tính thành ngữ được định nghĩa như sau: cho một tố hợp có nghĩa s
do các đơn vị A, B,

c...

mang ý nghĩa lần lượt s[l], s[2], s[3]... tạo nên nếu như

nghĩa s khơng thế giải thích bằng các ý nghĩa s[l], s[2], s[3] thì tổ họp A, B, c có tính
thành ngữ.
Ví dụ: hết nước hết cái là tố hợp có tính thành ngữ vì ý nghĩa quá dài, quá
mức chịu đựng, bực dọc, sốt ruột của nó khơng thế giải thích được bằng các nghĩa
của hết nước hết cái...
Nói ngữ cố định là các cụm từ cố định hóa là nói chung. Sự thực trong các
ngữ cố định, có nhiều ngữ có hình thức cấu tạo là các câu như: chuột sa chĩnh gạo,
cha truyền con nối, chó ngáp phải ruồi, ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng... Bởi vậy,
cái quyết định đế xác định các ngữ cố định là tính tương đương với từ của chúng về
chức năng tạo câu. Chúng ta nói ngữ cố định tương đương với từ khơng phải chúng
có tính sẵn có, bắt buộc... như từ mà cịn vì ở trong câu chúng có thể thay thế cho
một từ, ở vị trí các từ, hoặc có thể kết hợp với từ để tạo câu.
Những đon vị trung gian giữa ngữ cố định và cụm từ tự do như: nói khác đi,
nói tóm lại, một mặt thì, mặt khác thì... Tính chất cụm từ tự do của các ngữ này đã
quá rõ ràng về ý nghĩa cũng như về hình thức. Đây là các cụm từ tự do đã được cố
định hóa do nội dung của chúng đã trở thành điều thường xuyên phải lặp đi lặp lại vì
cần thiết cho suy nghĩ và cho sự diễn đạt.
Nói ngừ cố định có tính chặt chẽ, cố định khơng có nghĩa là chúng không biến
đối trong câu văn cụ thế. Ngay cả các từ phức, những đơn vị mà ý nghĩa có tính chất
thống nhất rất cao cũng cịn có những biến thể lời nói, huống chi các ngữ cố định vốn


1
6


có ý nghĩa lỏng lẻo hơn ý nghĩa của từ phức nhiều. Cho nên sự biến đối của các ngữ
cố định đa dạng hơn, “tự do” hon các biến thể của từ phức .
Ví dụ: các ngữ cố định có thế rút gọn chết nhãn răng, tốt mã giẻ cùi có thế rút
gọn thành nhăn răng, tơt mã. Hay có thê mở rộng, ngữ học như cuôc kêu mở rộng
thành học như cuốc kêu ra rả mùa hạ.
Chúng ta thấy những biến thế của ngữ cố định là linh hoạt hơn, rộng rãi hơn,
khơng có quy tắc như biến thế của từ phức. Tuy nhiên dù có biến đối thế nào đi nữa
thì các biến thế cũng khơng được phép vượt quá kết cấu và các liên hệ ngữ nghĩa vốn
có trong ngữ q xa. Neu khơng đảm bảo điều kiện này thì chúng ta có ngữ cố định
khác, khơng còn là ngữ cố định cũ nữa .

1.2.3.

Giá trị vãn hóa - dân tộc cứa ngữ cố định

Ngữ cố định mang một số đặc trưng sau:
Tính biểu trung: hầu hết các ngữ cố định dù có tính thành ngữ cao hay thấp
đều là những bức tranh nho nhỏ về những vật thực, việc thực cụ thể, riêng lẻ, được
nâng lên nói về cái phố biến, khái quát trùn tượng. Chúng là các ấn dụ, so sánh hay
các hoán dụ.
Ngữ cố định lấy những vật thực, việc thực đế biếu trung cho những đặc điểm,
tính chất, hoạt động, tình thế... phổ biến khái quát. Đặc biệt là các ngừ cố định biếu
thị các tình thế có tính chất biểu trung rất cao. Tình thế là cái gì hết sức phức tạp khó
nói, lại cịn bộc lộ thái độ, cách đánh giá của người nói đối với tình thế hay đối với
người bị lâm vào tình thế đó nữa. Ví như tình thế được diễn đạt bằng ngữ chuột chạy

cùng sào. Đó là tình thế của những kẻ hèn kém bị dồn vào đường cùng, khơng lối
thốt mặc dù đã xoay xở hết cách.
Tính dân tộc: tính dân tộc ở các ngữ cố định hiện ra thứ nhất ở chính nội dung
của chúng. Như đã nói, các ngữ cố định phản ánh các biểu hiện, các sắc thái khác
nhau của sự vật, hiện tượng... đã có tên gọi hoặc chua có tên gọi. Thấy được biếu
hiện nào, sắc thái nào đáng chú ý đế ghi giữ chúng lại. Điều này tùy thuộc vào đời

1
7


sống, kinh nghiệm và cách nhìn của từng dân tộc. Thứ hai ở các tài liệu, tức là các
vật thực, việc thực... mà ngữ cố định đã dùng làm biếu trưng cho nội dung của chúng
.
Con mèo, con chuột, con chó, con ong, ngơi chùa, pho tượng, tấm áo, manh
quần, cảnh hai gái lấy một chồng, sự bám dai như con đỉa..., tất cả là những tài liệu
mang đậm màu sắc quê hương, xứ sở Việt Nam trong xã hội nơng nghiệp xưa được
quan sát một cách tài tình, liên hệ một cách độc đáo mà đúng đắn, tinh tế... với
những hiện tượng nhân sinh. Những tài liệu này của ngữ cố định Việt Nam khiến cho
chúng không thể lẫn được bất cứ ngữ cố định nào của các dân tộc khác.
Tỉnh hình tượng và tính cụ thê: tính hình tượng của thành ngữ là kết quả tất
yếu của tính biểu trưng. Do chỗ tài liệu của các ngữ cố định là sự vật, sự kiện cảm
giác được, quan sát được cho nên nhắc tới một ngữ cố định trước hết là tái hiện lại
chính những hình ảnh về các sự vật, hiện tượng tài liệu đó. Nhờ tính hình tượng mà
các ngữ cố định thường gây ra những ấn tượng mạnh mẽ, đột ngột, tác dụng của
chúng đậm đà và sắc, càng ngẫm càng thú vị. Ớ tính chất này, ngữ cố định mang tính
chất của các sáng tác văn học, đó là những phác thảo văn học đã có định hóa thành
phương tiện giao tiếp.
Tính biểu thái: nói các ngữ cố định không thế dùng cho bất cứ hạng người
nào cũng được thì cũng tức là nói đến tính biếu thái của chúng. Các ngữ cố định

thường kèm theo thái độ, cảm xúc, sự đánh giá, có thể nói lên hoặc lịng kính trọng,
hoặc sự ái ngại, hoặc sự xót thương, hoặc sự khơng tán thành, lịng khinh bỉ, thái độ
chê bai... của chúng ta đối với người hay vật gì được nói tới. Khơng chú ý tới các sắc
thái biểu cảm khác nhau thì việc dùng các ngữ cố định có khi sẽ làm hỏng các nội
dung “trí tuệ” của câu văn của lời nói.
Tất cả những đặc điếm về ngữ nghĩa nói trên tạo nên giá trị của các ngữ cố
định. Ngữ cố định có hình thức ngắn gọn song lại nói được nhiều: tính cơ đọng, hàm
xúc của chúng ta là do tác dụng tông hợp của những đặc điêm đó mà có.

1
8


1.3 .Vài nét về văn hóa Việt Nam
1.3.1.

Khái niệm

Văn hóa là một khái niệm hiện nay rất phố biến nhưng việc giải thích nó lại
rất phức tạp. Theo thuật ngữ gốc, từ “văn hóa” bắt nguồn từ Châu Âu đế dịch từ
“culture” của Pháp, Anh; “ kultur” của Đức; “kultura” của Nga. Những chữ này bắt
nguồn từ chữ Latinh “cultus” trong kết hợp “cultus animi” tức “ trồng trọt tinh thần”
nghĩa là giáo dục, bồi dưỡng tâm hồn con người.
Đối tượng của “văn hóa” là một phạm vi rất rộng cho nên khái niệm “văn
hóa” được hiếu theo nhiều góc độ, nhiều ý nghĩa khác nhau. Cách hiếu phố thông
nhất, thông dụng nhất đối với đại đa số quần chúng là “văn hóa” đế chỉ học thức
(trình độ văn hóa); lối sống (nếp sống văn hóa). Chảng hạn khi người ta nói “anh ấy
có văn hóa cao” thế có nghĩa là “anh ta có học vấn cao hay khi họ bảo “con người
chảng biết đến văn hóa là gì” có nghĩa đế ám chỉ cách ứng xử với cộng đồng khơng
phù hợp.

Theo nghĩa rộng mang tính thuật ngừ thì “văn hóa” bao gồm tất cả từ những
sản phẩm tinh vi hiện đại cho đến tín ngưỡng, phong tục, lối sống, lao động. Tuy
nhiên ngay cả với cách hiếu rộng này trên thế giới cũng có hàng trăm cách định
nghĩa khác nhau. Cho tới nay, người ta đã thống kê có hon 400 định nghĩa về “văn
hóa”. Điều đó chứng tỏ việc xây dựng một định nghĩa có tính khoa học với tư cách là
một thuật ngữ cho khái niệm về “văn hóa” khơng phải dễ dàng.
Trong bài nghiên cứu này chúng tơi lấy định nghĩa “văn hóa” của tác giả Trần
Ngọc Thêm làm điểm xuất phát về lý luận đế nghiên cứu: “Văn hóa là một hệ thống
hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua q
trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên
và xã hội”. [13; 10]
Khái niệm về văn hóa này chứa đựng 4 đặc trưng cơ bản: tính hệ thống, tính
giá trị, tính lịch sử và tính nhân sinh.

1
9


Tính hệ thống cho phép văn hóa thực hiện chức năng tố chức xã hội và là cơ
sở để xem nó là đối tượng của một khoa học riêng biệt.
Tính giá trị cho phép văn hóa thực hiện chức năng điều chỉnh xã hội, phân
biệt các hiện tượng văn hóa và phi văn hóa. Theo mục đích phục vụ, các giá trị văn
hóa có thể chia thành giá trị vật chất và giá trị tinh thần tương ứng với hai tiếu văn
hóa hợp thành: văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần.
Tính nhân sinh cho phép phân biệt giá trị văn hóa với giá trị tự nhiên nghĩa là
xem văn hóa như tồn bộ các kết quả và q trình hoạt động xã hội của con người
đối lập với hoạt động tự nhiên bên ngoài - những điều kiện tồn tại của con người,
khơng phụ thuộc vào con người.
Tính lịch sử cho phép phân biệt văn hóa với văn minh và một số hiện tượng
xã hội. Tính lịch sử tạo cho văn hóa một bề dày, đúc kết thành những khuôn mẫu xã

hội và cố định hướng dưới dạng ngơn ngữ, phong tục, tập qn, nghi lễ, pháp luật...
Có thề coi đó là những “hiểu biết văn hóa” (Đỗ Hữu Châu) mà mọi thành viên trong
xã hội lấy đó làm chuẩn mực để tự mình đánh giá mình và đánh giá người khác sống
có phù hợp văn hóa của cộng đồng hay không.

1.3.2.
1.3.2.1.

Các thành tố trong hệ thống văn hóa
Văn hỏa nhận thức
Văn hóa nhận thức bao gồm nhận thức về vũ trụ và nhận thức về con người.

Có những nhận thức có nguồn gốc cố xưa (thuộc lớp văn hóa bản địa), và có những
nhận thức mới được hình thành, bồi đắp trong những giai đoạn về sau (thuộc lóp văn
hóa giao lun với Trung Hoa và khu vực và lóp giao lun với văn hóa Phương Tây).
Thuộc loại nhận thức hình thành trong lớp văn hóa bản địa có triết lí Âm
dương giải thích bản chất của vũ trụ: Ngũ hành giải thích cấu trúc khơng gian của vũ
trụ, lịch âm dương và hệ đếm can chi giải thích cấu trúc thời gian của vũ trụ. Cũng
những tri thức đó đã được vận dụng đế tìm hiểu và khám phá con người trên các
phương diện tự nhiên và xã hội, (trên phương diện tự nhiên, có thế nói rằng người
xưa đã khá thành cơng).

2
0


Thuộc loại nhận thức được hình thành trong lớp vãn hóa giao lưu với Trung
Hoa và khu vực thì để lại dấu ấn sâu đậm hơn cả là những tri thức về vũ trụ quan và
nhân sinh quan do Tam giáo (Nho giáo - Phật giáo - Đạo giáo) mang lại. Cịn thuộc
loại nhận thức được hình thành trong lớp văn hỏa giao lưu với phương Tây thì có

các tri thức khoa học. Tuy nhiên, các tri thức khoa học hiện đại đã là sản phấm của
văn minh, phần lớn chúng trở thành tài sản chung của nhân loại, vì vậy chúng ta sẽ
khơng nói tới.
Các tư tưởng nhận thức Việt Nam nói riêng và phương Đơng nói chung, dù là
nguồn gốc cố xưa (như Âm dương, Ngũ hành) hay mới được bồi đáp trong giai đoạn
về sau (như các tư tưởng về Nho - Phật - Đạo), đều là những sản phẩm đặc thù của
lối tư duy tống hợp và trọng quan hệ (biện chứng) của người nông nghiệp. Cho nên
chúng đều là nhừng tư tưởng mang tính Triết Lí của nền Đạo học phương Đơng, chứ
khơng phải là những hệ thống Triết Học như ở khoa học phương Tây. ĩ.3.2.2. Văn
hỏa tô chức cộng đồng
Thành tố quan trọng thứ hai của văn hóa là văn hóa tố chức cộng đồng, với
hai bộ phận tố chức đời sống tập thể và tổ chưc đời sống cá nhân.
Tố chức đời sống tập thể bao gồm những vấn đề thuộc tầm vĩ mô, liên quan
đến cuộc sống của cộng đồng, trong đó quan trọng nhất là ba lĩnh vực: quốc gia nơng thơn - đơ thị.
Đó là bức tranh chung của mọi nền văn hóa. Đối với mọi nền văn hóa gốc
nơng nghiệp điến hình như Việt Nam thì tố chức nơng thơn là lĩnh vực quan trọng
nhất. Nó chi phối cả truyền thống tố chức quốc gia lẫn tố chức đơ thị, cả diện mạo xã
hội lẫn tính cách con người. Nắm vững những đặc thù của tố chức nông thơn tức là
nắm được chìa khóa văn hóa tố chức đòi sống cộng đồng của người Việt Nam.
Tố chức đời sống cá nhân là bộ phận thứ hai trong văn hóa tố chức cộng đồng.
Nó bao gồm những vấn đề vĩ mô, liên quan đến cuộc sống của từng cá nhân.

2
1


Đời sống mỗi cá nhân trong cộng đồng tuân theo những phong tục lâu đời.
Khi trình độ hiếu biết cịn thấp, họ tôn sùng những thần thánh do họ nghĩ ra (tín
ngưỡng). Từ tự phát lên tự giác, tín ngưỡng có thế trở thành tơn giáo, song điều đó
đã khơng xảy ra ở xã hội Việt Nam cố truyền, là nơi mạnh về tư duy tổng hợp mà

thiếu về óc phân tích. Các tơn giáo phổ biến ở Việt Nam (Nho, Phật, Đạo, Kito),
phần đa đều có nguồn gốc ngoại nhập. Tất cả những điều đó làm cho cuộc sống con
mỗi cá nhân được tố chức quy củ hon, đồng thời cũng phong phú hơn.
1.3.2.3.

Văn hóa úng xử với mỏi trường tự nhiên

Con người sống trong quan hệ chặt chẽ với thiên nhiên - cách ứng xử với môi
trường tự nhiên là thành tố quan trọng thứ ba của văn hóa.
Trong việc ứng xử với mơi trường tự nhiên có thế xảy ra hai khả năng: những
gì có lợi cho mình thì con người hết sức tranh thủ tận dụng, cịn những gì có hại thì
phải ra sức ứng phó. Việc ăn uống thuộc lĩnh vực tận dụng môi trường tự nhiên, còn
mặc, ở, đi là thuộc lĩnh vực ứng phó với thời tiết, khí hậu và khoảng cách.
Ranh giới giữa tận dụng và ứng phó khơng phải lúc nào cũng rạch rịi. Đế ứng
phó với thời tiết, khí hậu, con người đã tận dụng các chất liệu để đặt ngơi nhà sao
cho có lợi nhất. Đế ứng phó với khoảng cách, con người đã tận dụng tối đa địa hình
vật để chọn cho mình phương tiện giao thơng thuận tiện nhất.
Như vậy, trước tự nhiên con người luôn biết tận dụng, dựa vào nó đế làm lợi
cho cuộc sống của mình nhưng ngược lại khi thiên nhiên gây hại cho con người như
lũ lụt, bão, hạn hán..., thì con người lại ra sức đối phó. Có thế thấy con người và
thiên nhiên luôn tồn tại mối quan hệ chặt chẽ tác động qua lại lẫn nhau.
13.2.4.

Văn hóa ủng xử với môi trường xã hội

Một cộng đồng cư dân không chỉ sống trong quan hệ với tự nhiên mà còn phải
quan hệ với các dân tộc xung quanh - đó là môi trường xã hội.
Trong lĩnh vực ứng xử với mơi trường xã hội, với vị trí ngã tư đường của các
nền văn minh, người Việt Nam đã tiếp nhận nhiều giá trị văn hóa nhân loại: tiếp thu


2
2


văn hóa Ấn Độ theo cách của mình, ta có nền văn hóa Chăm độc đáo và một nền
Phật giáo Việt Nam. Tiếp thu văn hóa Trung Hoa, ta có Nho giáo và Đạo giáo, văn
hóa phương Tây đem lại Ki to giáo cùng những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần
mới mẻ.
Có thế nói văn hóa Việt Nam là nền văn hóa khơng chối từ những nền văn hóa
khác. Trong suốt chiều dài của lịch sử dân tộc cùng với nền văn hóa bản địa, văn hóa
Việt Nam luôn luôn biết tiếp thu những tinh hoa của các nền văn hóa khác trên thế
giới. Tất cả nó tạo nên một nền văn hóa đa bản sắc mang những nét riêng của con
người Việt.

Tiêu kêt
Từ vựng của một ngôn ngừ là một hệ thống đa dạng và phức
tạp bao gồm hàng trăm vạn đơn vị khác nhau. Nó là tấm
gương phản ánh trực diện văn hóa của một cộng đồng ngôn
ngữ nhất định. Thành phần quan trọng nhất trong từ là ý
nghĩa của từ. Ý nghĩa này là sự phản ánh hiện thực khách
quan vào ý thức và “tồn tại dưới dạng một cơ cấu, do một chùm những
thành tố có quan hệ hữu cơ với nhau, được tỏ chức theo tôn tỉ trật tự nhât định”.
Trong ý nghĩa của từ có những thành phần ý nghĩa khác
nhau: những thành phần ý nghĩa thuộc nội tại ngôn ngữ (ý
nghĩa biểu vật, ý nghĩa biểu niệm, ý nghĩa biếu thái) và
thuộc phạm vi ngồi ngơn ngữ (ý nghĩa hành vi, ý nghĩa
liên hội) Lâu nay các nhà nghiên cứu từ vựng - ngữ nghĩa
thường quan tâm nhiều tới việc nghiên cứu nghĩa của từ
trong nội tại ngôn ngữ mà tách rời chúng khỏi quá trình
tâm lý xã hội, văn hóa, lịch sử, tách rời khỏi những quan

hệ ngữ nghĩa sinh động và phức tạp. Đây là một thiếu sót
lớn bởi “nghĩa của từ không chỉ là kêt quả của q trình nhận thức mà cịn là
kêt quả của những q trình có tính chất tâm lí - xã hội, lịch sử và cá nhân Điều
này khang định rằng: các thành tố văn hóa ln có mối
quan hệ chặt chẽ với ngơn ngữ nói chung và hệ thống từ
vựng nói riêng.

2
3


CHƯƠNG 2. MỘT VÀI THÀNH TÓ VĂN HÓA CỦA NGƯỜI VIỆT
TRONG NGHĨA CỦA TÙ VÀ THÀNH NGŨ TIẾNG VIỆT
2.1.

Kết quả thống kê
Qua khảo sát chúng tôi thống kê được: 328 từ nhiều nghĩa trong đó có 226 từ

đơn và 102 từ ghép. Cùng với đó là 234 thành ngừ tiếng Việt.
Những từ ngữ và thành ngữ này được thống kê từ hai nguồn tài liệu: Từ điển
tiếng Việt và Thành ngữ tiếng Việt. Đây là những từ ngữ tiêu biểu nhất có chứa các
thành tố văn hóa Việt Nam.
Trong giới hạn của bài viết này, chúng tơi khơng thế trình bày hết được tất cả
nghĩa của các từ ngữ và thành ngữ có chứa đựng yếu tố văn hóa. Vì vậy, chúng tôi
chỉ chọn một số từ ngữ và thành ngữ tiêu biểu nhất để phân tích, bộc lộ rõ nhất văn
hóa của người Việt.

2.2.

Thành tố văn hóa trong nghĩa chuyến của từ tiếng Việt


2.2.1.

Khái niệm nghĩa chuyên
Từ lúc mới xuất hiện đều chỉ có một nghĩa biếu vật. Sau

mộtthờigian

được sử dụng, nó có thể thêm những nghĩa biểu vật mới. Các nghĩa biếu

vật

mới xuất hiện ngày càng nhiều thì nghĩa biếu niệm của nó càng có khả năng biến
đổi.
Trong quá trình giao tiếp nghĩa của từ được hiện thực theo hướng cụ thể hóa
và có sự nảy sinh nghĩa mới, đó là sự chuyển biến ý nghĩa của từ.
Nghĩa chuyển là nghĩa của từ được nảy sinh trên cơ sở từ nghĩa gốc tạo ra các
từ nhiều nghĩa.
Ví dụ:
Từ “nhà ” có nghĩa gốc là “cơng trình kiến trúc đế ở”, từ nghĩa này nó
chuyến nghĩa sang đế chỉ các đối tượng khác.
-

Chỉ người trong gia đình (cả nhà)


-

Chỉ một triều đại phong kiến (nhà Lê, nhà Lý, nhà Trần....)


-

Chỉ vợ hoặc chồng (nhà tôi, nhà anh, nhà em...)

2.2.2.

Các phương thức chuyến nghĩa
Có hai phương thức chuyển nghĩa phố biến nhất trong tất cả các ngôn ngữ

trên thế giới là ấn dụ và hoán dụ.
2.2.2.7. Phương thức ân dụ
Là phương thức lấy tên gọi A của sự vật a đế gọi tên các sự vật b, c, d vì giữa
a, b, c, d có điếm giống nhau. Hay nói cách khác, ấn dụ là phương thức chuyển nghĩa
dựa vào quy luật liên tưởng tương đồng.
Liên tưởng tương đồng là hướng liên tưởng dựa trên sự giống nhau về một
hay vài nét nghĩa nào của từ. Đó có thế là nét nghĩa về hình thức, về cách thức, về
kết quả hay về chức năng. Chính những nét nghĩa ấy là cơ sở đế người ta có sự liên
tưởng và khi đã có sự liên tưởng thì người ta dịch chuyến các từ ngữ này sang một từ
ngữ khác một cách dễ dàng.
-

Tương đồng về nét nghĩa hình thức:
Là sự tương đồng dựa trên sự giống nhau về hình thức của sự vật. Hình thức
đó bao gồm hình dáng, màu sắc, vị trí, kích thước. Tương đồng về hình dáng như
“bánh” - một món ăn và “bánh” trong “bánh pháo, bánh xà phịng” (có hình khối
nhất định), “quả”- một bộ phận của thực vật và “quả” trong “quả bóng, quả bom, quả
đất” (hình cầu)... Tương đồng về màu sắc như “hoa”
-

một bộ phận của thực vật và “hoa” trong “hoa tuyết, pháo hoa, gạch hoa”

(màu sắc đẹp)... Tương đồng về vị trí như “cội”- gốc cây to, lâu năm và “cội”
trong cội nguồn, cội rễ” chỉ nơi xuất phát (chung vị trí: khởi đầu)... Tương
đồng về kích thước như “cây” - thực vật có thân cao, lá, rễ và “cây” trong
“cây cột, cây rơm, cây đèn” (chung nét nghĩa: chiều cao).

-

Tương đồng về nét nghĩa cách thức:


×