Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Kết cấu nghệ thuật trong tiểu thuyết nhân vật của thời đại chúng ta của m i lermontov

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (534.95 KB, 64 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

NGUYỄN THỊ KIM HƢỚNG

KẾT CẤU NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU
THUYẾT NHÂN VẬT CỦA THỜI ĐẠI
CHÚNG TA CỦA M.I.LERMONTOV
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học nƣớc ngoài

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
TS. LÊ THỊ THU HIỀN

HÀ NỘI, 2015


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Lê Thị Thu Hiền - người đã tận tình giúp
đỡ, hướng dẫn em trong quá trình làm khóa luận này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ Văn học Nước
ngoài, khoa Ngữ văn trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi
cho em trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2015
Sinh viên

Nguyễn Thị Kim Hƣớng


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những nội dung mà tôi đã trình bày trong khóa luận tốt


nghiệp này là kết quả quá trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của TS.
Lê Thị Thu Hiền. Những nội dung này không trùng với kết quả nghiên cứu của các
tác giả khác.
Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2015
Sinh viên

Nguyễn Thị Kim Hƣớng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................................. 1
2. Lịch sử vấn đề................................................................................................................... 2
3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, giới thuyết khái niệm ................................ 4
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................. 6
5. Bố cục khóa luận .............................................................................................................. 6
CHƢƠNG 1: TỔ CHỨC NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT NHÂN VẬT
CỦA THỜI ĐẠI CHÚNG TA ............................................................................................ 7
1.1. Khái niệm nhân vật trong tác phẩm văn học ............................................................... 7
1.2. Các loại nhân vật ........................................................................................................... 7
1.2.1. Nhân vật “con người thừa”: Pêtsôrin ....................................................................... 7
1.2.2. Những người phụ nữ bi kịch: Bela, Mêri, Vêra .....................................................14
1.2.3. Nhân vật sĩ quan quân đội: Macxim Macximich ...................................................17
1.2.4. Người theo thuyết định mệnh: Vulich ....................................................................19
1.3. Tổ chức nhân vật .........................................................................................................22
CHƢƠNG 2: TỔ CHỨC KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT
TRONG TIỂU THUYẾT NHÂN VẬT CỦA THỜI ĐẠI CHÚNG TA ....................38
2.1. Không gian nghệ thuật ................................................................................................38
2.1.1. Không gian hiện thực ...............................................................................................38
2.1.2. Không gian tâm lý ....................................................................................................41

2.1.3. Tổ chức không gian..................................................................................................44
2.1.3.1. Không gian đan xen lồng ghép ............................................................................44
2.1.3.2. Không gian vận động ............................................................................................46
2.2. Thời gian nghệ thuật ...................................................................................................47
2.2.1. Thời gian hiện thực ..................................................................................................48
2.2.2. Thời gian tâm lí ........................................................................................................50
2.2.3. Tổ chức thời gian .....................................................................................................52
2.2.3.1. Thời gian vận động tuyến tính .............................................................................52
2.2.3.2. Thời gian vận động phi tuyến tính .......................................................................54
KẾT LUẬN .......................................................................................................................57
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thế kỉ XIX được giới nghiên cứu phê bình đánh giá là “Thế kỉ vàng” của văn
học Nga. Với sự xuất hiện của thiên tài A.X. Puskin (1799 - 1837) thơ ca Nga lần
đầu tiên có dịp được đơm hoa kết trái nở rộ. Ông được coi là “một hiện tượng đặc
biệt và có thể là một hiện tượng duy nhất của tinh thần nga. Đó là người Nga trong
sự phát triển của mình, trong thực trạng mà anh ta chỉ có thể xuất hiện trong hai
trăm năm nữa” (N.V. Gôgôn).
Sau khi “mặt trời thi ca nga” lặn, M.I.Lermontov xuất hiện như người kế tục
xuất sắc sự nghiệp còn dang dở của người ca sĩ yêu tự do. Năm 1840, V.G.Bêlinxki
không giấu nổi niềm vui mừng nói: “Một tài hoa mới, mãnh liệt đã diễn ra trên đất
nước nga: Lecmôntôp” [2, 143]. Nhận xét về thơ ca của ông, nhà phê bình viết: “Quả
thực Lecmôntôp là nhà thơ của một thời đại hoàn toàn khác và thơ ca của anh là một
khâu hoàn toàn mới trong dây chuyền phát triển lịch sử của xã hội chúng ta” [2, 115].
Nhận xét về văn xuôi Lermontov, N.V.Gôgôn đánh giá: “Ở nước ta chưa có
ai lại viết văn xuôi chính xác, đẹp đẽ và ngát thơm như thế” [2, 142]. Nửa thế kỉ sau
Sêkhôp lại nói: “Tôi chưa thấy thứ ngôn ngữ nào hay hơn ngôn ngữ của

Lecmôntôp” [2, 142].
Tiểu thuyết Nhân vật của thời đại chúng ta (có bản dịch mang tên là Một anh
hùng thời đại) được coi là tác phẩm văn xuôi lớn nhất, nổi tiếng nhất trong toàn bộ
sự nghiệp sáng tác của M.I. Lermontov. Đồng thời đây cũng là một trong những
tiểu thuyết tâm lí đầu tiên của văn học Nga. Với tác phẩm này, Lermontov đứng vào
hàng ngũ bậc thầy của văn xuôi tâm lí thế kỉ XIX.
Hiện nay tên tuổi và các sáng tác của Lermontov ngày càng quen thuộc hơn
với độc giả trong và ngoài nước. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu về Nhân vật
của thời đại chúng ta còn hạn chế. Đặc biệt là chưa có một công trình nào nghiên
cứu trực tiếp vấn đề kết cấu nghệ thuật trong tiểu thuyết. Đây là một trong những lí
do quan trọng khiến chúng tôi có thể mạnh dạn lựa chọn đề tài này để nghiên cứu

1


trong khóa luận. Với việc lựa chọn đề tài “Kết cấu nghệ thuật trong tiểu thuyết
Nhân vật của thời đại chúng ta của M.I. Lermontov”, chúng tôi muốn đóng góp
thêm một tiếng nói khẳng định phong cách nghệ thuật độc đáo của nhà văn vĩ đại
Lecmontov, đồng thời thể hiện niềm yêu mến, trân trọng đối với nhà văn.
M.I.Lermontov là tác giả quen thuộc đối với mỗi sinh viên khoa Văn, việc
tìm hiểu kết cấu nghệ thuật sẽ giúp cho người học có cái nhìn toàn diện và sâu sắc
hơn đối với sự nghiệp sáng tác của Lermontov. Từ đó khẳng định thêm tài năng và
sự đóng góp lớn lao của “Người kế tục xuất sắc Puskin” đối với văn học Nga nói
riêng và văn học thế giới nói chung.
2. Lịch sử vấn đề
Ngay từ khi xuất hiện, tác phẩm Nhân vật của thời đại chúng ta đã thu hút
được sự quan tâm chú ý đặc biệt của giới nghiên cứu phê bình. Tuy nhiên do trình độ
ngoại ngữ có hạn nên chúng tôi chỉ khảo sát những tài liệu, những công trình nghiên
cứu đã được dịch ra tiếng Việt và những công trình do các tác giả Việt Nam viết.
Có thể khẳng định Lermontov là một trong những cây bút thu hút được sự

quan tâm chú ý của đông đảo giới nghiên cứu, phê bình trong nước, đặc biệt là
những cây bút cùng thời với nhà thơ như: V.Bêlinxki, A.Ghecxen, N.Secnưsepxki.
Trong đó đáng chú ý hơn cả là những bài viết của V. Bêlinxki đăng trên tạp chí Kí
sự Tổ quốc số 6 và số 7 năm 1840.
V.Bêlinxki đã nhận thấy ý đồ kế thừa và phát triển về “hình tượng con người
thừa” M.I.Lermontov so với A.X. Puskin trong tiểu thuyết này và khẳng định
“Pêtsôrin của Lermontov là Ônhêghin của thời đại chúng ta”. Nhà phê bình cũng đã
có những nhận xét xác đáng về nhân vật trung tâm. “Thật vậy, trong Pêtsôrin có hai
con người - con người thứ nhất hành động, con người thứ hai quan sát những hành
động của người kia và suy luận, hay nói cho đúng hơn, lên án những hành động ấy,
vì quả nhiên những hành động ấy rất đáng lên án. Những nguyên nhân của tình
trạng phân đôi này, của cuộc tranh luận bản thân, vốn rất sâu xa và chính nó cũng
bao hàm cả mối mâu thuẫn giữa cái bản chất sâu sắc và những hành động thảm hại
của cùng một con người” [2, 137].

2


Bên cạnh đó V.Bêlinxki còn đánh giá rất cao về kết cấu nghệ thuật của cuốn
tiểu thuyết và khởi nguồn việc phân tích vai trò chủ đạo của Pêtsôrin trong mối
quan hệ với các nhân vật khác. Nhìn chung, những bài viết của ông mới chỉ đề cập
đến nhiều nội dung chứ chưa nói nhiều đến hình thức nghệ thuật của tiểu thuyết.
Song đây cũng là những gợi ý quan trọng cho chúng tôi khi thực hiện đề tài này.
Các công trình nghiên cứu về Lermontov chủ yếu tập trung trong các cuốn
giáo trình văn học Nga được xuất bản trước đây.
Hoàng Xuân Nhị là một trong những người đầu tiên đưa tên tuổi của
Lermontov trở nên rộng rãi ở Việt Nam. Trong cuốn giáo trình Lịch sử văn học Nga
thế kỷ XIX, (1958), NXB Sự thật, Hà Nội, giáo sư đã nhấn mạnh vai trò của tư
tưởng chủ đề, ngôn ngữ, mối quan hệ giữa tác giả và nhân vật. Đây cũng là một
trong những gợi ý quan trọng giúp chúng tôi thực hiện đề tài “Kết cấu nghệ thuật”

trong khóa luận.
Trên Tạp chí Nghiên cứu văn học số 3 năm 1961 có bài viết “Một anh hùng thời
đại” của Thanh Hoa. Tác giả bài báo đưa ra nhận xét xác đáng về chân dung, tính cách
của nhân vật trung tâm Pêtsôrin - nhân vật có hệ quy chiếu điểm những nét chân thực
của thanh niên Nga những năm sau cách mạng tháng Chạp thất bại. Tác giả cũng đề
cập tới hình thức kết cấu độc đáo giúp độc giả có thể thấy rõ chân dung, tính cách chân
dung của nhân vật tâm lý.
Bài giới thiệu Người thừa kế Puskin của Thúy Toàn in trong tuyển tập
“M.I.Lermontov. Thơ” (NXBVH, 1978) cũng là một đóng góp đáng kể vào việc
giới thiệu Lermontov ở Việt Nam. Trong bài này, bên cạnh việc giới thiệu thơ
Lermontov, tác giả có đề cập tới cả lịch sử sáng tác tiểu thuyết Nhân vật của thời
đại chúng ta đặt cơ sở cho việc nghiên cứu tác phẩm.
Đỗ Hồng Chung có dành một chương trong cuốn giáo trình Lịch sử văn học
Nga, (1997), NXB Giáo dục, để giới thiệu về M.I.Lermontov. Trên Tạp chí văn học
số 11.1964 có bài viết “Lermontov - Một hồn thơ quật khởi” của Vũ Thế Khôi. Tuy
phần lớn Vũ Thế Khôi đưa ra những nhận định đánh giá về thơ Lermontov, song tác
giả bài viết cũng dành ba trang để giới thiệu về cuốn tiểu thuyết Nhân vật của thời
đại chúng ta.

3


Như vậy có thể thấy, các nhà nghiên cứu, phê bình trong và ngoài nước mới
chỉ tập trung nghiên cứu nhiều về mặt nội dung mà chưa chú ý nhiều kết cấu nghệ
thuật của tiểu thuyết. Với việc thực hiện đề tài này, chúng tôi mong muốn góp một
phần nhỏ bé để khẳng định tài năng cả trong lĩnh vực văn xuôi của người được
mệnh danh là “Kế thừa xuất sắc Puskin”- M.I.Lermontov.
3. Mục đích, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu, giới thuyết khái niệm
Mục đích nghiên cứu của khóa luận: Khám phá, thể hiện những nét độc đáo
trong kết cấu nghệ thuật của tiểu thuyết Nhân vật của thời đại chúng ta, từ đó khẳng

định thêm tài năng và sự đóng góp quan trọng của M.I.Lermontov đối với văn học
hiện thực Nga nửa đầu thế kỉ XIX.
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận chính kết cấu nghệ thuật của tiểu thuyết
Nhân vật của thời đại chúng ta của M.I. Lecmontov
Phạm vi nghiên cứu của khóa luận: Nghiên cứu tác phẩm Nhân vật của thời
đại chúng ta
Giới thuyết khái niệm: Bất cứ một thể loại nào, một tác phẩm nào cũng có
một kết cấu riêng. Kết cấu ra đời cùng một lúc với ý đồ nghệ thuật của tác phẩm, cụ
thể hóa cùng với sự phát triển của hình tượng. Kết cấu là một tiêu chí quan trọng để
đánh giá về “chất” của một tác phẩm văn học. Có rất nhiều cách định nghĩa khác
nhau về kết cấu trong các bộ giáo trình Lí luận văn học và Từ điển thuật ngữ văn
học. Sách Lí luận văn học do GS. Hà Minh Đức (chủ biên) viết: “Kết cấu là sự tạo
thành và liên kết các bộ phận trong bố cục của tác phẩm, là sự tổ chức, sắp xếp các
yếu tố, các chất liệu tạo thành nội dung của tác phẩm trên cơ sở đời sống khách
quan theo chiều hướng tư tưởng nhất định” [3, 142-143 ].
Tác giả Lại Nguyên Ân trong cuốn 150 thuật ngữ văn học đưa ra: kết cấu là “sự
sắp xếp, phân bố các thành phần hình thức nghệ thuật: tức là sự cấu tạo tác phẩm tùy
theo nội dung và đề tài. Kết cấu gắn kết các yếu tố của hình thức và phối thuộc chúng
với tư tưởng. Các quy luật của kết cấu - là kết quả của nhận thức thẩm mỹ, phản ánh
những liên hệ bề sâu của thực tại. Kết cấu có tính nội dung độc lập; các phương thức và
thủ pháp kết cấu sẽ cải biến và đào sâu hàm nghĩa của cái được mô tả” [1, 167].

4


Trong Lý luận văn học do Phương Lựu chủ biên, các tác giả đã phân tích khái
niệm kết cấu trên ba điểm lớn: Thứ nhất: Kết cấu là toàn bộ tổ chức nghệ thuật sinh
động của tác phẩm. Kết cấu tác phẩm phục tùng đặc trưng nghệ thuật và nhiệm vụ cụ
thể mà nhà văn tự đặt ra cho mình. Kết cấu không bao giờ tách rời nội dung cuộc
sống và tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm. Thứ hai: Kết cấu là phương diện của khái

quát nghệ thuật. Kết cấu tác phẩm thể hiện quá trình vật lộn của nhà văn với tài liệu
sống, để biểu hiện một chân lí khái quát. Nó cũng phản ánh quá trình tư duy nghệ
thuật của nhà văn, quá trình vận động của tư duy ấy. Lựa chọn một kết cấu nào , nhà
văn bao giờ cũng nhằm nâng cao sức biểu hiện của đề tài và chủ đề, tăng cường sức
tác động của nghệ thuật, phục vụ tối đa cho nhiệm vụ nghệ thuật và tư tưởng tác
phẩm. Thứ ba: Các bình diện và các cấp độ kết cấu. Kết cấu được mở rộng theo chiều
ngang - được xem xét ở bình diện quy luật tổ chức thể loại: kết cấu tự sự, kết cấu trữ
tình, kết cấu kịch và xem trong tương quan với các loại hình nghệ thuật khác như hội
họa, âm nhạc, kiến trúc… Mỗi thể loại có những phương thức tổ chức riêng. Kết cấu
còn được xem xét ở chiều dọc, tức là nghiên cứu mối quan hệ quy định và tùy thuộc
của các cấp độ tác phẩm như một chỉnh thể. Kết cấu tồn tại ở hai cấp độ: cấp độ hình
tượng (hệ thống nhân vật, hệ thống các sự kiện, tình tiết, tương quan về không gian,
thời gian…) và cấp độ trần thuật (biện pháp trần thuật, các cách tổ chức câu, các
phương thức tu từ…)
Như vậy, các nhà nghiên cứu lí luận đều nhấn mạnh đến việc tổ chức thẩm
mĩ của kết cấu trong sự vận động, tác động lẫn nhau để tạo thành một chỉnh thể
nghệ thuật hoàn chỉnh, sinh động. Chính tư duy nghệ thuật của nhà văn đã quy định
kết cấu, tổ chức tác phẩm, lý giải các sự kiện, những biến cố lịch sử, xây dựng hệ
thống nhân vật… lựa chọn và sắp xếp chúng để tạo nên một chỉnh thể độc đáo và
hấp dẫn. Không có một kiểu kết cấu nào chung, mẫu mực cho các tác phẩm, thể
loại, mà nó chỉ đạt đến độ mẫu mực khi nó biểu hiện tốt nội dung của mình. Mỗi
một tác phẩm đều có một kết cấu riêng, chính vì vậy kết cấu tác phẩm văn học bao
giờ cũng hé mở một hướng đi quan trọng để bước vào thế giới nghệ thuật được tạo
nên theo quan niệm nghệ thuật của tác giả.

5


Những ý kiến, nhận định trên về kết cấu trong cuốn Lí luận văn học do
Phương Lựu chủ biên là cơ sở lí luận trực tiếp để tôi triển khai đề tài “Kết cấu nghệ

thuật trong tiểu thuyết Nhân vật của thời đại chúng ta” của M.I.Lermontov. Các
phương diện của kết cấu rất phong phú và đa dạng nhưng do điều kiện, trong đề tài
này chúng tôi chỉ đi vào nghiên cứu một số phương diện: kết cấu nhân vật, kết cấu
không gian và thời gian.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp
chính như: Phương pháp khảo sát văn bản, phương pháp phân tích, phương pháp so
sánh, phương pháp thống kê và một số phương pháp bổ trợ khác.
5. Bố cục khóa luận
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung khóa luận được triển khai trong 02
chương:
Chương 1: Tổ chức nhân vật trong tiểu thuyết Nhân vật của thời đại
chúng ta
Chương 2: Tổ chức không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu
thuyết Nhân vật của thời đại chúng ta
Phần cuối khóa luận là Thư mục Tài liệu tham khảo

6


CHƢƠNG 1: TỔ CHỨC NHÂN VẬT
TRONG TIỂU THUYẾT NHÂN VẬT CỦA THỜI ĐẠI CHÚNG TA
1.1. Khái niệm nhân vật trong tác phẩm văn học
Về khái niệm “nhân vật” cũng có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau. Trong
cuốn Lý luận văn học do Phương Lựu (chủ biên) định nghĩa: “Nói đến nhân vật văn
học là nói đến con người được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm, bằng phương tiện
văn học. Đó là những nhân vật có tên như: Tấm, Cám, Thạch Sanh… Đó là những
nhân vật không tên như thằng bán tơ, một mụ nào trong truyện Kiều… Đó là những
con vật trong truyện cổ tích đồng thoại, thần thoại, bao gồm cả quái vật lẫn thần
linh, ma quỷ, những con vật mang nội dung và ý nghĩa con người… Khái niệm

nhân vật có khi được sử dụng một cách ẩn dụ, không chỉ một con người cụ thể nào
mà chỉ một hiện tượng nổi bật trong tác phẩm… Nhân vật văn học là một hiện
tượng nghệ thuật ước lệ, có những dấu hiệu để ta nhận ra [9, 277-278].
Trong cuốn giáo trình Lý luận văn học do Giáo sư Hà Minh Đức chủ biên:
“Nhân vật là một hiện tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, đó không phải là sự sao
chụp đầy đủ mọi chi tiết biểu hiện của con người mà chỉ là sự thể hiện con người
qua những đặc điểm về điển hình, về tiểu sử, sự nghiệp, tính cách… và cần phải chú
ý thêm một điều: thực ra khái niệm “Nhân vật” thường được quan niệm với một
phạm vi rộng hơn nhiều, đó không chỉ là con người, mà có thể là những sự vật loài
vật khác ít nhiều mang bóng dáng, tính cách của con người, được dùng như những
phương thức khác nhau để biểu hiện con người” [3-126].
Như vậy nhân vật chính là đối tượng mà văn học miêu tả, thể hiện bằng
những phương tiện văn học. Nhân vật là những con người hoặc những con vật, đồ
vật, sự vật, hiện tượng mang linh hồn con người, là hình ảnh ẩn dụ của con người.
Nhân vật là đối tượng mang tính ước lệ và có cách điệu so với đời sống hiện

thực, bởi nó đã được khúc xạ qua lăng kính chủ quan của nhà văn.
1.2. Các loại nhân vật
1.2.1. Nhân vật “con ngƣời thừa”: Pêtsôrin
Thế giới nhân vật văn học vô cùng đa dạng và phong phú. Dựa vào vai trò
của nhân vật trong cốt truyện, các nhà nghiên cứu, các nhà lí luận văn học đã chia
7


thế giới nhân vật văn học thành các kiểu loại khác nhau như: nhân vật chính diện,
nhân vật phản diện, nhân vật trung tâm, nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật tự
sự, nhân vật trữ tình, nhân vật kịch, nhân vật chức năng, nhân vật loại hình, nhân
vật tính cách, nhân vật tư tưởng…
Đến đầu thế kỷ XIX, các nhà văn Nga đã xây dựng nên một kiểu nhân vật
mới: “kiểu con người thừa” (hình tượng con người thừa). Đến nay chưa có một định

nghĩa nào thật đầy đủ và chính xác về kiểu loại nhân vật này. Tuy nhiên tác giả của
các sách giáo trình Lịch sử văn học Nga, Lý luận văn học và các bài viết đăng trên
các tạp chí văn học của các nhà nghiên cứu phê bình trong và ngoài nước đã khái
quát được những nét cơ bản và đặc trưng điển hình về tâm lý, tính cách của hình
tượng nhân vật này. Họ đều thống nhất khi cho rằng “con người thừa” là khái niệm
để chỉ những con người có ý thức về bản thân và có lòng tự trọng rất cao nhưng đôi
khi vì quá tự tin kiêu hãnh về bản thân nên trở thành những con người vị kỉ. Họ có
tư tưởng lối sống tự do, bất tuân thủ sự ràng buộc của những nguyên tắc xã hội và
đạo lý của một cộng đồng giai cấp mà mình là một thành viên. Vì vậy hệ quả tất yếu
là họ phải chịu một bi kịch tinh thần đó là bi kịch của một kẻ “tự trách mình” ra
khỏi cộng đồng, bị cộng đồng ruồng bỏ dẫn đến những hành động phá phách vô bổ
và ngày càng lún sâu vào bi kịch ấy.
Với việc xây dựng hình tượng nhân vật Epghênhi Ônhêgin trong tiểu thuyết
cùng tên của mình thì Puskin là nhà văn Nga đầu tiên phác dựng lên bức chân dung
về “con người thừa” hay nói cách khác Epghênhi Ônhêgin- hình tượng con người
thừa lần đầu tiên xuất hiện trong văn học Nga nửa đầu thế kỉ XIX. Nối tiếp Puskin
các nhà văn như: Ghecxen, Rudin, Turgenev, Lermontov, Gônsarôp… thậm chí cả
những cây đại thụ như Sêkhôp và Gorki… đã kế thừa và phát triển đưa hình tượng
“con người thừa” trở thành hình tượng điển hình của văn học Nga nói riêng và văn
học thế giới nói chung.
Cũng giống như Puskin, sau một quá trình sáng tác thơ, Lermontov đến với
văn xuôi. Theo Bêlinxki thì Lermontov “ngay trong lĩnh vực văn xuôi cũng không hề
suy sút so với thơ của mình”. Lermontov chuyển sang địa hạt văn xuôi đúng vào lúc

8


văn xuôi Nga tiến lên chặng đường mới. Những năm 30 thế kỉ XIX thơ Nga không
giữ địa vị độc tôn nữa, truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết lịch sử xuất hiện nhiều.
May mắn đi sau Puskin, văn xuôi Lermontov ra đời tiếp theo “văn xuôi khởi đầu của

Puskin”. Từ những truyện ngắn của Puskin đến Nhân vật của thời đại chúng ta và
đến Những linh hồn chết văn xuôi Nga đã phát triển liên tục và vững chắc.
Nhân vật của thời đại chúng ta là tác phẩm văn xuôi xuất sắc nhất của
Lermontov, đồng thời cũng là tác phẩm kết thúc chặng đường mười năm văn xuôi
của ông (1832-1841). Nếu với Ônhêgin, Puskin đã xây dựng được người thanh niên
cùng tuổi, cùng thời đại với mình thì Lermontov cũng hoàn thành nhiệm vụ như thế
khi sáng tạo nên hình tượng Pêtsôrin trong cuốn tiểu thuyết này. Hay nói như
Bêlinxki thì Pêtsôrin chính là “Ônhêgin của thời đại chúng ta”, Ônhêgin của xã hội
Nga sau ngày 14/12/1825. Ônhêgin và Pêtsôrin là “con người thừa” trong thơ giờ đây
được Lermontov hình tượng hóa trong văn xuôi. Lermontov đã kế thừa được ở người
thầy Puskin khi xây dựng nhân vật trung tâm cho cuốn tiểu thuyết của mình là những
đặc điểm nổi bật của kiểu hình tượng “con người thừa” về mặt tính cách, quan điểm,
tư tưởng lối sống…
Pêtsôrin cũng là một thanh niên quý tộc đẹp trai, thông minh, hiểu biết rộng.
Chàng là người sống có bản lĩnh, chịu khó suy nghĩ về nhiều vấn đề của cuộc sống,
tình bạn, tình yêu, điều thiện, điều ác; quan sát và phân tích, tìm hiểu và phán xét,
khám phá và phát hiện bản chất của những người xung quanh mình và của chính bản
thân mình. Cũng giống như Epghênhi Ônhêgin, Pêtsôrin nhanh chóng nhận thấy sự
xa hoa phù phiếm và chán ghét cuộc sống của giới quý tộc thượng lưu. Pêtsôrin đã có
những cảm nhận và dự đoán chính xác về cuộc sống của những con người trống rỗng
về tâm hồn và héo mòn về thể xác như anh chàng Grusnhitxki “về già họ trở thành
hoặc là những chúa đất an phận hoặc là những tay nát rượu. Đôi khi là cả hai” [8,
124]. Những nhận xét chính xác, sắc bén trên đây về cái xã hội thượng lưu ở Ki-xlôvôt đã chứng tỏ chàng có một khối óc thông minh, biết phê phán sâu sắc.
Nếu Ônhêgin của Puskin phản ứng lại cuộc sống đơn điệu nhàm chán của xã
hội thượng lưu bằng những cái ngáp dài, bằng sự lười biếng, trễ nải, phung phí thời
gian và sức lực vào phòng trà, rạp hát thì Pêtsôrin của Lermontov lại khác. Pêtsôrin
9


thích hành động, không chấp nhận cuộc sống bằng phẳng vô vị. Anh gia nhập quân

đội và trở thành một sĩ quan, trong anh luôn ẩn dấu một trái tim sôi nổi, khao khát
hành động, luôn cảm thấy: “trong tâm hồn mình những sức lực vô bờ”, giống như
người lính thủy bị ném lên bờ, đêm ngày thèm nhớ đại dương. Pêtsôrin muốn tìm
hiểu hết ý nghĩa của cuộc sống, muốn sử dụng tài năng và sức lực cống hiến tuổi trẻ
hữu ích cho đời.
Nhưng tựu chung lại thì Pêtsôrin vẫn là “con người thừa” điển hình trong xã
hội Nga nửa đầu thế kỉ XIX. Bởi lẽ tuy khao khát hành động nhưng lại không biết
hành động nhằm mục đích gì và hành động như thế nào. Anh đi chệch đường, hướng
nỗ lực của mình vào những việc tầm thường, vô ích, gây đau khổ cho bao người và
cho chính bản thân mình. Pêtsôrin lao vào những chuyện phiêu lưu mạo hiểm không
có phương hướng, lí tưởng rõ ràng, tháng ngày qua lý trí càng lạnh lùng, khắc nghiệt,
tâm hồn càng nguội lạnh, chai sạn, tài năng mai một, sức lực tàn tạ.
Pêtsôrin phê phán, đả kích kịch liệt sự háo danh đến mức ti tiện của giới quý
tộc “tâm hồn tôi đã bị giới quý tộc làm cho hư hỏng”, song chính chàng lại sẵn sàng
đánh đổi mạng sống của người khác để bảo vệ cái danh hão ấy. Chàng đã bắt
Grusnhitxki cải chính lại một sự thật hiển nhiên. Ônhêgin chấp nhận đấu súng với
Lenxki và không vượt qua được dư luận và giấu nỗi sợ đó trong đầu, Pêtsôrin ngang
nhiên công khai.
Trong tình yêu cũng giống như Ônhêgin, Pêtsôrin là chàng trai ưu tú trong
mắt các quý bà quý cô lịch thiệp. Chàng cũng từng yêu say đắm họ và được yêu lại.
Song Pêtsôrin lại sớm nhận ra thứ tình yêu “thời thượng” đó chỉ đủ để kích thích tự
ái, trí tưởng tượng còn lòng mình thì vẫn trống rỗng… Pêtsôrin luôn đóng vai trò
chủ động trong tình yêu, chàng có tâm hồn tinh tế và nhạy cảm để cảm nhận vẻ đẹp
của những người con gái mà chàng đã từng gặp. Trong cuộc đời Pêtsôrin có 3 người
con gái đi qua và để lại nhiều ấn tượng sâu đậm trong lòng chàng. Họ đều là những
người phụ nữ có phẩm chất tốt đẹp song không ai có thể là “bến trú” cho cuộc đời
Pêtsôrin bởi lẽ như chàng đã từng nói: “nhưng đối với tôi tiếng lấy vợ như có quyền
lực ma quái: cho dù tôi có yêu tha thiết một người đàn bà nào đi nữa, nhưng nếu cô
ta lại để lộ ra khiến tôi cảm thấy là tôi phải lấy cô ta thôi thì cũng xin vĩnh biệt ái


10


tình! Trái tim tôi trở thành đá và không gì có thể hâm nóng lại được nữa. Tôi sẵn
sàng hi sinh tất cả, trừ điều ấy, tôi có thể hai chục lần liều mạng thậm chí cả danh
dự nữa… nhưng tôi sẽ không bán tự do của tôi” [8, 217].
Cũng giống như Ônhêgin, Pêtsôrin chỉ nghĩ đến bản thân mình, chỉ yêu để
thỏa mãn dục vọng, sợ mất tự do của mình, không thực sự gắn bó sâu sắc với ai.
Chàng còn ngụy biện vào niềm tin định mệnh rằng: chàng sẽ chết bởi tay một người
vợ độc ác (theo như lời một bà lão đã nói). Vì vậy việc lấy vợ đối với Pêtsôrin là
một cái gì đó hết sức ghê tởm và chàng cố gắng làm sao cho việc ấy diễn ra càng
chậm càng tốt.
Trong tình yêu với Bela thực chất đó cũng chỉ là sự chiếm đoạt để Pêtsôrin thỏa
mãn dục vọng. Cảm mến trước nhan sắc tuyệt đẹp và tâm hồn trong trắng của Bela
Pêtsôrin không từ mọi thủ đoạn để có được nàng, chàng đã bắt cóc Bela và vô tình gây
đau khổ cho những người xung quanh, làm cho gia đình Bela tan nát. Pêtsôrin đã hành
động theo bản năng ngẫu nhiên của con người mà quên đi lí trí, khi đã chiếm đoạt được
rồi thì Pêtsôrin lại nhận thấy “con người tự nhiên” của Bela không thỏa mãn hết được
những sức lực tiềm ẩn trong mình và chàng đã không tiếc lời lăng nhục, thóa mạ tâm
hồn người con gái này “tình yêu của con bé mọi rợ cũng chả hơn gì mấy tình yêu của
một tiểu thư quý tộc, sự ngu dốt và chất phác của người này cũng làm ta chán ngấy
không kém gì lối làm duyên làm dáng của người kia” [8, 65].
Chính sự quá đáng trong hành động và sự “ác khẩu” này mà khi đối diện với
cái chết của Bela, Pêtsôrin đã phải thay những giọt nước mắt bằng tiếng cười đến
nổi gai ốc và sau này khi gặp lại Macxim Macximich, Pêtsôrin đã không giám đối
mặt với “kỷ niệm của một thời nông nổi” mà “tái người” và ngoảnh đi chỗ khác.
Đối với Mêri - một tiểu thư quý tộc đài các, kiêu sa, ngay từ đầu Pêtsôrin đã
cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của người con gái này qua đôi mắt, nhưng nhìn lại
toàn bộ mối quan hệ của Pêtsôrin với Mêri thì đó chỉ là một trò đùa, một tấn bi hài
kịch. Mức độ sai lầm của Pêtsôrin đã ở một mức độ cao hơn (so với hành động bắt

cóc Bela). Sự kiêu hãnh và ngạo mạn không có giới hạn đã khiến chàng đi lệch sang
một quỹ đạo khác đó là sự vô lương tâm.

11


Cũng chính vì kiêu hãnh, vì tính hiếu danh, Pêtsôrin đã biến Grusnhitxki
thành một kẻ ngốc nghếch trong tình yêu, lấy sự đau khổ của người khác làm “thức
ăn để duy trì sức mạnh tâm hồn mình”. Tình yêu đối với Pêtsôrin không phải là cái
gì khác mà chỉ là hành động “làm cho người khác yêu mình”, “trung thành với mình
và sợ mình”, là “dấu hiệu đầu tiên và thắng lợi vĩ đại nhất của quyền lực”. Hạnh
phúc là bạn đồng hành của lòng kiêu hãnh… Pêtsôrin quan niệm khi “tính kiêu
hãnh được thỏa mãn thì đó là niềm vui, hạnh phúc”.
Trước tình cảm chân thành, trong trắng nhưng không kém phần mãnh liệt
của Tachiana, Ônhêgin đã có những hành động cư xử vô cùng tế nhị, kín đáo, chân
thành và cao thượng khi khước từ tình yêu ấy vì vẫn chưa muốn “bán tự do” của
mình. Trong tình yêu với Mêri nói riêng và đối với tất cả những người con gái khác,
Pêtsôrin không làm được như vậy. Biết rõ là mình không có ý định quyến rũ, không
có ý định lấy vợ song vì thấy Mêri kiêu ngạo nên Pêtsôrin đã cố tình tạo ra vẻ chân
thành trong tình cảm của mình. Chiến thắng được lòng kiêu hãnh của Mêri bằng
lòng kiêu ngạo ở mức độ cao hơn, Pêtsôrin đã sung sướng kêu lên: “Ôi! Đó là thắng
lợi đầu tiên, thắng lợi căn bản”. Tuy có lúc Pêtsôrin đã xúc động và thú nhận tự hỏi
“tôi yêu nàng thật rồi sao?” nhưng ngay sau đó thói kiêu hãnh của “con người thừa”
lại lấn lướt đi “chuyện vớ vẩn”.
Thói kiêu căng, ngạo mạn đã làm cho Pêtsôrin trở thành con người ích kỉ, tàn
nhẫn. Chàng đã “không chịu trách nhiệm” về trò đùa tình cảm độc ác của mình đối
với Mêri. Pêtsôrin lạnh lùng dứt áo ra đi trước nỗi khổ đau và tuyệt vọng vô bờ bến
của một tiểu thư quý tộc kiêu sa.
Ngay cả với Vêra - người phụ nữ mà Pêtsôrin yêu hơn cả, đồng thời nàng
cũng là người đánh thức trong trái tim chàng một tình yêu không bờ bến “nỗi xúc

động đã quên lãng từ lâu lại chạy râm ran khắp người tôi”. Người đã khiến cho
Pêtsôrin lúc này “chỉ muốn yêu” người phụ nữ yếu đuối và bệnh tật này đã hết lòng
yêu và hết lòng chịu đựng tính cách của chàng - nhưng rút cục Pêtsôrin cũng không
mang lại niềm hạnh phúc dù chỉ là ánh mắt nhìn thân thiện cho người đàn bà này.
Khi “sở hữu” được “tình yêu nhẫn nhịn” đến mức cam chịu, chấp nhận hy sinh của

12


người đàn bà này thì Pêtsôrin không biết trân trọng, nâng niu, chỉ khi nó đã vụt xa
khỏi tầm tay thì chàng mới bàng hoàng, thảng thốt nhận ra đủ điều “ khi nghĩ rằng
có thể mất nàng vĩnh viễn, đối với tôi Vêra đã trở nên quý giá hơn hết thảy mọi thứ
trên cõi đời này - hơn cả cuộc sống, cả danh dự và hạnh phúc” [8, 253]. Cũng giống
như chàng Ônhêgin lúc này Pêtsôrin lại vượt đuổi theo tình yêu mà mình đã đánh
mất. Không còn đâu hình ảnh một Pêtsôrin “phớt đời”, ngạo nghễ, lí trí, lạnh lùng
nữa mà lúc này chỉ trơ vơ còn lại một Pêtsôrin “ngã vật xuống đám cỏ ướt và khóc
nức nở như một đứa trẻ”. Song sau giây phút “bấn loạn” về sự ra đi vĩnh viễn của
Vêra, Pêtsôrin vẫn là một Pêtsôrin lạnh lùng và tàn nhẫn với bản thân mình khi cho
rằng những giọt nước mắt của mình là do “thần kinh rối loạn, một đêm thao thức”.
Trong tình yêu Pêtsôrin đã phải cay đắng mà thú nhận một sự thật với mọi
người và cũng chính là thừa nhận tính chất “con người thừa” trong mình: “Tình yêu
của tôi không bao giờ đem lại hạnh phúc cho một ai, bởi vì tôi không bao giờ chịu
hi sinh cho người yêu tôi. Tôi yêu cho tôi, yêu để thỏa mãn cá nhân tôi, tôi chỉ làm
thỏa mãn sự đòi hỏi của trái tim, nghiến ngấu một cách háo hức những tình cảm,
những vuốt ve chiều chuộng, những sướng vui và đau khổ của họ, và cứ nghiến
ngấu mãi chẳng bao giờ thấy no” [8, 231].
Rõ ràng Lermontov đã kế thừa những đặc điểm cơ bản của hình tượng “con
người thừa” mà Puskin đã xây dựng trong tiểu thuyết bằng thơ của mình và triển
khai nó ở trong lĩnh vực văn xuôi. Lermontov đã xây dựng nhân vật Pêtsôrin ở
trong quá trình hình thành và phát triển của tích cách. Có những nguyên do xác

đáng cắt nghĩa cho mọi hành vi của nhân vật, có những điều kiện hoàn thành cụ thể
về địa vị xã hội, đời sống vật chất, tinh thần, không gian, thời gian… soi sáng nhân
vật, quy định sự phát triển của nhân vật và từng bước lôgic hóa tính cách của anh ta.
Cuộc sống sinh hoạt xa hoa, phù phiếm, ích kỷ, nhỏ nhen của giới quý tộc là hoàn
cảnh điển hình để tạo nên “con người thừa”. Đây là kiểu nhân vật đặc thù trong văn
học Nga trong những năm đầu thế kỉ. Tuy nhiên so với Epghênhi Ônhêgin, tính
cách của Pêtsôrin đã có sự phát triển, nhân vật không ngáp dài mà luôn có ý thức
hành động. Lermontov - người kế tục xuất sắc Puskin đã trung thành tuyệt đối với
chủ nghĩa hiện thực nghiêm ngặt. Nhà văn đã phản ánh lịch sử một cách sâu sắc và
13


chân thật nhất, Lecmontov đã can đảm nhìn thẳng vào hiện thực, không ru ngủ con
người bằng những chiếc “bánh ngọt” nữa mà thay vào đó là những “vị thuốc đắng”,
là sự thực cay nghiệt. Bởi lẽ thời đại mà Lecmontov sống đã cách xa thời đại mà
Puskin sống, xã hội Nga những năm 40 không còn vang vọng những âm hưởng của
cuộc khởi nghĩa tháng Chạp nữa; con người sống không bằng niềm tin mà bằng sự
hoài nghi, ích kỉ, lạnh lùng. Đây là thời kì thống trị của Sa Hoàng Nicôlai I và thời
kì của hàng ngàn cuộc khởi nghĩa đấu tranh của nông dân phản kháng lại chế độ
hiện hành bị nhấn chìm trong bể máu.
Hình tượng “con người thừa” không chỉ khép lại ở hai hình tượng điển hình
là Ônhêgin và Pêtsôrin mà còn được mở ra phát triển hơn nữa trong các tác phẩm
của các nhà văn khác như: Bentôp của Ghecxen, Rudin và một số nhân vật của
Turgenev, Ôblômôp của Gônsanôp, các nhân vật của Sêkhôp, Gorki…
1.2.2. Những ngƣời phụ nữ bi kịch: Bela, Mêri, Vêra
Mỗi nhân vật trong tác phẩm có một số phận, một cuộc đời riêng và được
xây dựng theo những cách khác nhau. Chúng tôi dựa vào những yếu tố đặc trưng
của nhân vật như số phận, chiều hướng con đường đời, môi trường, hoàn cảnh và
tính cách của nhân vật để phân chia xếp loại nhân vật. Theo tiêu chí ấy, có thể xếp
các nhân vật nữ chính trong tiểu thuyết Nhân vật của thời đại chúng ta vào kiểu loại

những người phụ nữ bi kịch mà cụ thể là bi kịch trong tình yêu.
Nhân vật Anna Karênina trong tiểu thuyết cùng tên của nhà văn L.Tônxtôi là
một nhân vật gặp nhiều bi kịch: bi kịch tình yêu, bi kịch về quyền làm mẹ, bi kịch của
những con người bị xã hội chà đạp, ruồng bỏ… Ta cũng có thể thấy bi kịch về tình yêu
của các nhân vật nữ trong tiểu thuyết Hồng Lâu Mộng của nhà văn Tào Tuyết Cần…
Hình tượng Tachiana trong tác phẩm Epghênhi Ônhêgin của Puskin cũng
phải chịu những bi kịch trong tình yêu. Trước đây Tachiana đã yêu Ônhêgin sâu
sắc, nàng chủ động viết thư bày tỏ tình cảm của mình nhưng bị Ônhêgin từ chối.
Sau này, khi gặp lại Tachiana, Ônhêgin đã yêu Tachiana nhưng lúc này nàng đã có
chồng và do chế độ xã hội nên dù vẫn rất yêu Ônhêgin nhưng Tachiana không thể
bỏ chồng để đến với Ônhêgin. Bi kịch của Tachiana là bi kịch phải sống với người
mà mình không yêu.

14


Đến với Nhân vật của thời đại chúng ta, Lecmontov đã thành công khi xây
dựng nên các nhân vật nữ đều có chung một số phận, một bi kịch, đó là bi kịch bị
khước từ trong tình yêu với Pêtsôrin. Cả 3 nhân vật: Bela, Mêri, Vêra đều là những
người con gái rất xinh đẹp, có tâm hồn trong sáng và rất mực yêu Pêtsôrin nhưng
đổi lại cái mà họ nhận được đều không phải là một tình yêu chân thành thay vào đó
là sự buồn bã, khổ đau đến tuyệt vọng.
Ở phần 1 bạn đọc được biết tới Bela, cô con gái út của quận vương tuổi
chừng mười sáu, không chỉ có giọng hát hay và nhảy đẹp, Bela còn là một tiểu thư
có vẻ đẹp tự nhiên hoang dã đã khiến cho bao người phải say đắm trong đó có
Pêtsôrin. Chỉ vì muốn có được con ngựa của Kazbich mà cậu em trai Adamat đã
đánh đổi chị của mình như là một món vật phẩm với Pêtsôrin. Và thế là Pêtsôrin đã
bắt cóc Bela về pháo đài của mình. Bị giam lỏng trong phòng, Bela ngồi trên
giường đầu cúi sát xuống ngực, không nói, không cười, mặt buồn rười rượi. Rồi
hằng ngày Pêtsôrin lại đem tặng nàng món quà nhưng đều bị nàng từ chối, Pêtsôrin

lúc này đã bị Bela lôi cuốn, anh tìm mọi cách khiến nàng được vui và hòng chiếm
được trái tim của nàng. Không ít lâu sau Bela đã mỉm cười âu yếm và gật đầu tỏ
lòng chấp thuận, họ sống với nhau khá hạnh phúc.
Bốn tháng trôi qua Bela sống rất hạnh phúc, được Pêtsôrin nâng niu và chiều
chuộng như một báu vật kì lạ, nhưng chẳng được bao lâu Pêtsôrin đã bỏ nàng vì mê
săn bắn đến khủng khiếp. Những ngày sau đó Pêtsôrin tỏ ra thờ ơ, lạnh nhạt với
Bela và chạy theo ham muốn, sở thích của mình. Nàng chỉ còn biết ngồi đó mà suy
nghĩ và than khóc đến gầy người, khi nhận ra Pêtsôrin không còn yêu mình nữa thì
cũng là lúc nàng buồn bã đau khổ đến tuyệt vọng, vì lúc này Bela đã yêu Pêtsôrin
hết thảy. Ngay cả khi đối mặt với cái chết, bất tỉnh trong cơn mê sảng nàng vẫn
không ngừng gọi tên Pêtsôrin. Còn gì đau đớn hơn khi bị chính người mình yêu bỏ
rơi, lẽ ra Bela xứng đáng được hưởng một cuộc sống hạnh phúc trọn vẹn, thế nhưng
trớ trêu thay trái tim của nàng lại đặt nhầm chỗ cho một kẻ không bao giờ biết đến
tình yêu thực sự nên nàng đã phải đánh đổi cả mạng sống của mình trong thời gian
rất ngắn ngủi.

15


Giống như Bela, Mêri cũng rơi vào bi kịch tình yêu, đường đường là một tiểu
thư quý tộc đài các, kiêu sa: “Nàng có đôi mắt nhung, đúng, đúng là đôi mắt nhung.
Hai hàng mi trên và mi dưới dài đến nỗi ánh sáng mặt trời không thể chiếu vào tới
con ngươi. Tớ rất thích những đôi mắt không ánh ấy. Nó thật là dịu dàng. Người ta
có cảm tưởng nó đang mơn trớn mình” [8, 129]. Thế mà trong mối quan hệ với
Pêtsôrin Mêri lại trở thành một trò đùa tiêu khiển nhằm thỏa mãn tính kiêu căng và
ngạo mạn của Pêtsôrin. Khi nhận ra mình chỉ là con rối để người ta giật dây mua
vui thì Mêra không giấu nổi sự hổ thẹn, buồn bã dẫn đến suy nhược thần kinh: “Đôi
mắt to của nàng tràn ngập một nỗi buồn khôn tả, như đang tìm ở nơi tôi một cái gì
đó như hi vọng, đôi môi nhợt nhạt cố mỉm cười nhưng không cười được, đôi cánh
tay mềm mại khoanh trên đầu gối, trông gầy guộc và trong suốt…” [8, 260]. Lần

cuối cùng được gặp Pêtsôrin nghe anh ta thú nhận tất cả rằng đó chỉ là một cái trò
thảm hại và đê tiện nhất chứ không phải một tình yêu đích thực, bị Pêtsôrin khước
từ Mêri đau đớn mà thốt lên: “ Tôi căm thù ông”.
Cuối cùng là Vêra, người con gái yếu ớt bệnh tật này đã từng yêu Pêtsôrin
say đắm nhưng không được trọn vẹn, nàng bỏ đi và lấy một người khác làm chồng.
Sau này khi gặp lại Pêtsôrin ở suối nước nóng nàng vẫn không giấu nổi tình cảm
của mình, vẫn yêu Pêtsôrin như ngày nào nhưng nhận lại được chỉ toàn là sự giày
vò và khổ đau. Ý thức được điều này nhưng Vêra vẫn bất chấp trao đi tình yêu của
mình “Anh biết rằng em là nô lệ của anh, em không bao giờ có thể cưỡng lại anh…
Đàn ông các anh đâu có thể hiểu được những nỗi vui sướng do một cái nhìn, một
cái xiết tay, còn em, em xin thề cùng anh là chỉ nghe thấy tiếng nói của anh thôi, em
đã thấy trong lòng mình tràn ngập một niềm hạnh phúc sâu xa, kì lạ, mà những
chiếc hôn nồng cháy nhất cũng không thể thay thế được.” [8, 174]. Có thể nói Vêra
là một trong những người phụ nữ khổ đau đáng thương hơn cả, bi kịch mà nàng
phải chịu đựng đó là yêu người không lấy, lấy người không yêu, mặc dù bệnh tật
trong người nhưng Vêra vẫn không nghĩ cho bản thân, nàng chấp nhận hi sinh tất cả
cho Pêtsôrin được vui “nhưng thấy anh đau khổ nên em đã hi sinh đời em cho anh,
hi vọng một ngày nào đó anh sẽ biết đến lòng hi sinh của em.” [8, 250]. Nhưng rồi

16


cuối cùng Vêra vẫn phải ra đi trong đau khổ và tuyệt vọng, nỗi niềm chất chứa được
nàng gửi gắm qua bức thư khi viết cho Pêtsôrin.
Tình yêu luôn là chủ đề quan trọng của tiểu thuyết, và hình tượng người phụ
nữ với tình yêu mãnh liệt và trong sáng đã trở thành một truyền thống của tiểu
thuyết hiện thực Nga. Tuy không trở thành trung tâm tác phẩm như nhân vật
Tachiana trong Epghênhi Ônhêgin, song Bela giản dị và chất phác, Mêri kiêu kì trẻ
trung, Vêra quý phái từng trải cùng với tình yêu của họ là những tấm gương rất
trong mà khi soi vào đó, những người như Pêtsôrin có thể nhìn thấy mình rất rõ,

thấu suốt những nét xấu - đẹp ở tận những ngõ ngách sâu thẳm của tâm hồn.
1.2.3. Nhân vật sĩ quan quân đội: Macxim Macximich
Trong phần đầu tác phẩm, chân dung Pêtsôrin được vẽ lên từ kí ức của
Macxim Macximich - người sĩ quan già tốt bụng, chân thật đã từng hết lòng yêu
mến Pêtsôrin. Vị trí của Macxim Macximich trong kết cấu cốt truyện là như thế
nào? Đó là người tình cờ tác giả gặp trên đường đi, người kể cho tác giả nghe câu
chuyện về Pêtsôrin, chỉ cho tác giả trông thấy anh ta và trao cho tác giả cuốn nhật kí
của anh ta, sau khi thực hiện xong những nhiệm vụ đó, Macxim Macximich rời khỏi
những trang tiểu thuyết (Đúng ra ông còn xuất hiện một lần nữa trong phần cuối
chương “Người tin định mệnh”, nhưng ở đây, vai trò của ông không đáng kể lắm).
Macxim Macximich là một sĩ quan quân đội Nga hoàng, xuất thân từ tầng
lớp bình dân, trung thành phục vụ cho chính quyền Nga hoàng và vẫn giữ được
những nét chất phác, hồn hậu trong tính cách. Với vốn sống phong phú và tâm hồn
rộng mở, Macxim Macximich luôn có thể đặt mình vào địa vị của người khác để
hiểu hơn về hành vi của họ. Ông có thể hiểu niềm đam mê ngựa của chú bé Azamat
đến độ có thể đem cả chị gái đổi lấy con ngựa quý. Ông có thể hiểu tình yêu và mối
hận thù của anh chàng trộm cướp Kazbich khi bị mất cùng một lúc cả con ngựa quý
lẫn người đẹp Bela đã dẫn đến hành động báo thù tàn bạo. Ông có thể thông cảm
cho tâm hồn kiêu hãnh nhưng yếu đuối của nàng Bela dẫu chưa bao giờ ông được
gần gũi phụ nữ. Tâm hồn dễ hòa nhập của Macxim Macximich khiến cho tác giả người nghe chuyện của ông phải kinh ngạc: “tôi không biết đặc tính ấy của trí tuệ là

17


đáng chê hay đáng khen, nhưng nó chứng tỏ cái trí tuệ ấy cực kì mềm dẻo, và khối
óc biết tha thứ điều ác ở những nơi phải có, hay không thể tiêu diệt được nó”.
Xuất hiện ở đầu tác phẩm, Macxim Macximich hiện lên rõ nét thông qua lời
kể của người kể chuyện: “Người chủ bước theo sau, miệng ngậm chiếc tẩu nhỏ kiểu
Kabarđin bịt bạc. Ông ta mặc quần áo sĩ quan, không cầu vai và đội chiếc mũ lông
kiểu Tserkex. Nom ông trạc năm mươi; nước da ngăm ngăm chứng tỏ ông đã dạn

dày với cái nắng vùng ngoại Kapka này từ lâu, bộ ria mép điểm bạc sớm không hợp
với bước đi rắn rỏi và cái vẻ hoạt bát của ông. Tôi tới gần và cúi đầu chào ông, ông
lặng lẽ đáp lễ và nhả một hơi khói dài” [8, 12-13].
Nhận xét về Macxim Macximich nhà phê bình Bêlinxki đã từng viết: “…Bạn
đọc thân mến chắc hẳn đã không chia tay một cách lãnh đạm với ông già chất phác
như trẻ con này; con người nhân hậu, đáng yêu, giàu nhân tính như vậy, và là một
con người rất thiếu kinh nghiệm về tất cả những vấn đề vượt ra ngoài tầm mắt chật
hẹp của những khái niệm và vốn từng trải riêng của mình. Đúng là ta đã quen thuộc
với bác, ta đã đem lòng yêu mến bác đến nỗi ta sẽ không bao giờ quên bác, và nếu
sau này ta có gặp thì sẽ thấy bên dưới một bề ngoài thô lỗ, một cái vỏ chai sạn của
một cuộc đời vất vả và nghèo nàn là một tấm lòng ấm áp; bên dưới một lối nói năng
tầm thường là một tâm hồn nồng nhiệt, chắc hẳn ta sẽ nói: “Đó là Macxim
Macximich”… và ta hãy cầu Chúa sao cho trên đường đời của ta sẽ được gặp nhiều
Macxim Macximich hơn nữa!...” [2, 139].
Qua đây ta có thể dễ dàng nhận thấy ở viên sĩ quan già này lòng nhân hậu và
tình thương yêu vượt lên trên tất cả. Macxim Macximich yêu mến Pêtsôrin hết lòng,
tuy là cấp trên, song trong thái độ của người sĩ quan già này thấy rõ sự tôn trọng và
ngưỡng mộ đối với kẻ dưới quyền của mình. Tình cảm của Macxim Macximich đã
thổi vào bức chân dung Pêtsôrin trong câu chuyện với Bela, làm cho nó trở nên hấp
dẫn hơn: một con người sống buông thả theo dục vọng, ích kỷ đến mức tội lỗi, song
vẫn có cái gì đó đáng mến, đáng thương. Đối với Bela, Macxim Macximich cư xử
như một người cha, dành tất cả cho nàng những tình cảm thiêng liêng và sâu sắc
nhất: “Cái con bé Bela ấy quả là một cô gái tuyệt sắc! Đối với nó, cuối cùng tôi đã

18


quen cư xử như cha với con; và nó cũng mến tôi. Phải nói với ông là tôi không có
gia đình: khoảng mười hai năm nay tôi bặt tin cả cha lẫn mẹ, lúc còn trẻ lại không
nghĩ ra là phải lấy vợ; còn lúc này thì, ông cũng thấy đấy, muộn mất rồi; và tôi đã

lấy làm sung sướng vì từ nay đã có người để nâng niu” [8, 57].
Có thể nói Lermontov đã phóng bút thành công khi xây dựng các tuyến nhân
vật phụ nói chung và nhân vật Macxim Macximich nói riêng, các nhân vật phụ làm
sáng rõ nhân vật chính. Kiểu nhân vật sĩ quan quân đội Nga hoàng Macxim
Macximich là một trong những nhân vật tiêu biểu và xuất hiện nhiều trong tiểu
thuyết hiện thực Nga thế kỉ XIX.
1.2.4. Ngƣời theo thuyết định mệnh: Vulich
Những người ở Trung Quốc xưa hay nói câu: “nhất ẩm nhất trác giai do tiền
định” nghĩa là ăn một miếng, uống một chén, không gì là không do quá khứ quyết
định trước…
Truyện Kiều, một áng văn chương bất hủ của người Việt, cụ Nguyễn Du đã
mở đầu cho thiên trường thi của mình bằng một cảm nhận hoài nghi cho sự tồn tại
của định mệnh:
“Trăm năm trong cõi người ta
Chữ Tài, chữ Mệnh khéo là ghét nhau”.
Trong suốt thiên trường thi tiểu thuyết đó, định mệnh như đeo đẳng, quyết
định số phận đắng cay của nàng Kiều. Nhân vật Thúy Kiều đã cố gắng vùng vẫy
nhưng rồi cũng không thoát khỏi định mệnh:
“Chém cha cái số đào hoa
Cởi ra rồi lại buộc vào như chơi”
Ngay cả Khổng Minh Gia Cát Lượng, một nhân tài kiệt xuất - người đã tạo nên
một cục diện lịch sử Trung Hoa thời Tam quốc - hình như cũng không thoát khỏi định
mệnh qua tiếng thở dài của Tư Mã Đức Tháo: “Khổng Minh tuy gặp chủ nhưng không
gặp thời. Thật tiếc lắm thay!”. Cuối đời, ông cũng phải ngậm ngùi nhìn ngôi sao định
mệnh của mình rơi ở gò Ngũ Trượng, để lại một sự nghiệp còn dang dở.
Không phải chỉ ở phương Đông, định mệnh còn là sự ám ảnh của con người
trên khắp thế giới, theo suốt dọc thời gian lịch sử loài người. Mỗi nền văn minh cổ

19



mà những di sản văn hóa còn truyền lại đến bây giờ, đều có những phương pháp dự
đoán khác nhau nhằm tìm kiếm những thông tin cho tương lai. Trước đây đã có rất
nhiều các tôn giáo đưa ra quan niệm về định mệnh.
Vấn đề định mệnh không chỉ dự báo về cuộc đời, số phận của con người ở
hiện tại mà nó còn được các tác giả văn học cụ thể hóa vận dụng thành công vào
trong các sáng tác văn chương để làm nổi bật tư tưởng, chủ đề cũng như hệ thống
nhân vật trong tác phẩm. Văn học Nga trước đó cũng không ít nhà văn đã từng đề
cập đến vấn đề này nhưng chỉ khi đến với “Con đầm pích” của đại thi hào Puskin ta
mới thấy và hiểu rõ hơn hết về định mệnh, có cả sự hiện hữu của số phận con người
trong đó. Truyện ngắn không chỉ phản ánh thực tại một cách sâu sắc mà còn có ý
nghĩa dự báo lớn lao về cuộc khủng hoảng tinh thần của con người trong xã hội
đồng tiền hiện đại. Kế thừa Puskin Lermontov đã xây dựng thành công kiểu “con
người định mệnh” trong tiểu thuyết Nhân vật của thời đại chúng ta mang dấu hiệu
phảng phất hình ảnh Giecman của Puskin trong Con đầm pich.
Trong thời gian phục vụ ở pháo đài, có lần Pêtsôrin đến sống hai tuần tại một
làng của người Côdắc. Các sĩ quan buổi tối thường tụ tập đánh bài và tán gẫu, và một
lần họ tranh luận về định mệnh. Một anh chàng mê cờ bạc tên Vulich đã quả quyết là
có định mệnh, con người không thể tự do điều khiển số phận mình và cái chết của
mỗi người đều đã được định đoạt trước. Anh ta liền đem mạng sống của mình ra cá
cược với Pêtsôrin, kẻ không tin có định mệnh, để đổi lấy hai mươi đồng tiền vàng:
Vulich lấy một khẩu súng của chủ nhà treo trên tường bắn vào đầu mình, súng không
nổ, song khi anh ta giương khẩu súng đó bắn vào chiếc mũ treo phía trên cửa sổ, thì
viên đạn bay từ nòng súng đã xuyên thủng mũ và cắm sâu vào trong tường. Pêtsôrin
mất hai mươi đồng vàng, nhưng đêm đó, trên đường về, Vulich bị một người Côdắc
say rượu chém chết. Tên sát nhân sau khi gây án đã cố thủ trong một ngôi nhà trống
cùng với một khẩu súng. Bắt chước Vulich, Pêtsôrin muốn thử vận mệnh của mình
nên đã tình nguyện xông vào để bắt kẻ sát nhân, quả nhiên anh ta đã thành công và
cái chết đã bỏ qua anh ta (“Ngƣời tin định mệnh”).
Vulich một sĩ quan trẻ tuổi có ngoại hình khá đặc biệt “nụ cười buồn bã và

lạnh lùng luôn nở trên môi anh - tất cả những nét đó tuồng như tương hợp nhau tạo
20


cho anh cái vẻ một con người đặc biệt….”Ở anh có một niềm ham mê tột độ đó là
mê đánh bạc: “Chỉ có một đam mê mà anh không hề giấu giếm là đánh bạc. Bên
chiếc bàn xanh anh quên tất cả, và thường là thua; nhưng những lần thường xuyên
đen bạc ấy càng làm cho anh cay cú hơn. Người ta kể rằng có lần, trong cuộc hành
quân ban đem, anh ta đã ngồi ngay trên xe để cầm lái, canh bạc ấy anh đỏ lạ lùng.
Đột nhiên có súng nổ vang, báo động nổi lên, mọi người đều chồm dậy và đâm bổ
đến chỗ để súng. “Đặt cửa đi đã!” - Vulich vẫn ngồi yên lớn tiếng gọi một con bạc
cay cú nhất trong bọn “Cửa bảy!” - anh này vừa đáp vừa chạy ra ngoài. Mặc cho cảnh
nhốn nháo chạy tứ tung, Vulich vẫn trang xong bài và rút ra một con.” [8, 265]. Chỉ
vì nghe thấy một cuộc tranh luận về định mệnh cùng với hai mươi đồng tiền vàng
mà Vulich sẵn sàng đem mạng sống của mình ra làm trò chơi, để đặt cược, định
mệnh kì lạ đã khiến anh ta may mắn thoát khỏi cái chết khi khẩu súng được bóp cò,
điều này làm cho mọi người hết sức ngạc nhiên, và ngẫu nhiên Vulich có thể thuyết
phục được Pêtsôrin tin ở định mệnh, rằng con người sống chết có số, đã được quyết
định trước, thế nhưng chỉ nửa giờ sau định mệnh đã bắt anh ta phải chết. Pêtsôrin
cũng thử với vận mệnh bằng cách liều mình nhảy vào bắt tên tội phạm, và định
mệnh của anh là tiếp tục được sống chưa khép lại như Vulich.
Trong câu chuyện Người theo thuyết định mệnh nỗi chán đời đã lên đỉnh
điểm, đáng sợ hơn đó không còn chỉ là căn bệnh của riêng Pêtsôrin mà đã thành một
thứ dịch lây từ người này sang người khác (tiêu biểu là Vulich) và trở thành một
hiện tượng, một bi kịch tinh thần của thanh niên Nga những năm 30. Trong truyện
này Pêtsôrin không phải là nhân vật chính mà chỉ là người kể lại sự việc mình được
chứng kiến, tuy ở Pêtsôrin ta không tìm thấy một nét nào mới bổ sung cho bức chân
dung của “con người thời đại”, song lạ thay, ta càng hiểu anh thêm, ta càng nghĩ
nhiều hơn về anh và ta càng thấy buồn rầu và đau đớn.
Tiểu thuyết Nhân vật của thời đại chúng ta là đỉnh cao sáng tác của

Lecmontov. Tác phẩm biểu hiện thái độ không hòa giải với thực tại Nga đương thời
đồng thời khẳng định được tài năng của tác giả trong việc lựa chọn và xây dựng
nên các kiểu loại nhân vật đại diện cho nhiều kiểu loại người trong xã hội như: con

21


×