Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Thế giới nghệ thuật trong bảo ninh những truyện ngắn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 64 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
--------------------

LÊ THỊ PHƢƠNG

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG
BẢO NINH – NHỮNG TRUYỆN NGẮN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Hà Nội – 2015


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo, ThS. Dương Thị
Thúy Hằng, người đã tận tình chỉ bảo giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu
đề tài: Thế giới nghệ thuật trong Bảo Ninh - những truyện ngắn.
Tôi cũng chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Khoa Ngữ Văn,
đặc biệt là các thầy cô trong Tổ Văn học Việt Nam đã giúp đỡ tôi trong quá
trình học tập và hoàn thành khóa luận này.
Hà Nội, tháng 05 năm 2015
Sinh viên
Lê Thị Phƣơng


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan những nội dung tôi trình bày trong khóa luận là kết quả
quá trình nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn của ThS. Dương Thị
Thúy Hằng, kết quả nêu trong này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được


ai công bố trong bất kì công trình nào khác.
Trong quá trình nghiên cứu, tôi có tìm hiểu, tham khảo thành quả khoa
học của các tác giả khác với sự trân trọng và biết ơn, nhưng đề tài tôi nghiên
cứu không trùng với đề tài nghiên cứu của các tác giả khác.
Những trích dẫn tài liệu đã được sử dụng trong khóa luận là đúng sự
thật và được trích dẫn nguồn gốc từ các tài liệu, tạp chí, công trình nghiên cứu
đã được xuất bản, công bố.
Hà Nội, tháng 05 năm 2015
Sinh viên
Lê Thị Phƣơng


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 2
3. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 4
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 4
6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 4
7. Dự kiến đóng góp của đề tài ....................................................................... 4
8. Cấu trúc khóa luận...................................................................................... 5
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1.BẢO NINH VÀ ĐỜI SỐNG VĂN HỌC ĐƢƠNG ĐẠI ........ 6
1.1. Những chuyển động của văn xuôi Việt Nam sau 1986............................ 6
1.2. Bảo Ninh - Tiểu sử - Hành trình sáng tác................................................ 7
1.2.1. Tiểu sử.................................................................................................. 7
1.2.2. Hành trình sáng tác .............................................................................. 8
1.3. Tập Bảo Ninh - những truyện ngắn...................................................... 10


CHƢƠNG 2. HIỆN THỰC CUỘC SỐNG VÀ HÌNH TƢỢNG CON
NGƢỜI TRONG BẢO NINH - NHỮNG TRUYỆN NGẮN ...................... 12
2.1. Hiện thực chiến tranh bi tráng, dữ dội.................................................... 12
2.1.1. Một thế hệ người Việt Nam anh hùng thời kỳ kháng chiến chống Mỹ
cứu nước ...................................................................................................... 12
2.1.2. Chiến tranh tàn khốc, hủy diệt ............................................................ 15
2.2. Hiện thực hậu chiến đói nghèo, lạc hậu ................................................. 18
2.3. Con người trong Bảo Ninh - những truyện ngắn .................................... 21
2.3.1. Hình tượng người lính ........................................................................ 21


2.3.2. Hình tượng người phụ nữ ................................................................... 30
2.3.3. Hình tượng người trí thức, nghệ sĩ...................................................... 34
CHƢƠNG 3. MỘT SỐ YẾU TỐ HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT TRONG
BẢO NINH - NHỮNG TRUYỆN NGẮN.................................................... 36
3.1. Kết cấu dòng ý thức ............................................................................... 36
3.2. Giọng điệu trần thuật ............................................................................. 38
3.2.1. Giọng ngậm ngùi buồn thương ........................................................... 39
3.2.2. Giọng mỉa mai chua xót...................................................................... 40
3.2.3. Giọng tra vấn ..................................................................................... 41
3.3. Ngôn ngữ............................................................................................... 43
3.3.1. Ngôn ngữ mang màu sắc triết lí .......................................................... 44
3.3.2. Ngôn ngữ đậm tính hiện thực.............................................................. 46
3.3.3. Ngôn ngữ giàu chất thơ ...................................................................... 46
3.4. Thời gian và không gian nghệ thuật ....................................................... 47
3.4.1. Thời gian nghệ thuật........................................................................... 48
3.4.2. Không gian nghệ thuật........................................................................ 51
KẾT LUẬN ................................................................................................. 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO



MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Cuộc chiến tranh chống Mỹ đã đi qua nhưng những dư âm của nó
vẫn còn mãi trong tâm trí c ủa người Việt, đặc biệt là những người lính đã trải
qua cuộc chiến đó. Viết về chiến tranh, văn xuôi nói chung và truyện ngắn nói
riêng, đã tạo được không khí trận mạc của đất nước một thời binh lửa. Nếu
như văn học giai đoạn trước đổi mới thường nói về những con người anh
hùng và những vấn đề sử thi lớn lao thì văn học sau đổi mới có những thay
đổi đáng ghi nhận. Trong chiến tranh có những vấn đề chưa được nói tới hay
chưa kịp nói tới thì nay có điều kiện để đề cập đầy đủ và toàn diện hơn.
Những điều này đòi hỏi văn xuôi phải chuyển mình để bắt kịp với thời đại,
phù hợp với hiện thực mới. Đặc biệt với tinh thần đổi mới của đại hội Đảng
toàn quốc 1986, văn nghệ sĩ đã có nguồn cổ vũ lớn cho những sáng tạo, cách
tân cả về nội dung và hình thức.
1.2. Trong số các nhà văn viết về chiến tranh thời kì hậu chiến, Bảo
Ninh được coi là một trong những cây bút tiêu biểu. Danh tiếng và đóng góp
của ông cho nền văn học Việt Nam đương đại là không thể phủ nhận. Nếu
tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh (còn có tên gọi khác là Thân phận tình yêu)
đã mang lại cho ông những thành công lớn, là một tác phẩm điển hình cho cả
một giai đoạn văn học thì chính tác phẩm này cũng tạo nên một áp lực lớn
không dễ vượt qua với chính nhà văn và cả trong cách tiếp nhận của bạn đọc.
Do đó, truyện ngắn của Bảo Ninh lâu nay vẫn chưa hẳn được quan tâm đúng
mức với những giá trị nghệ thuật đặc sắc của nó.
1.3. Truyện ngắn luôn là thể loại “xung kích” trong mọi thời đại văn
học. Sự vận động và cách tân của nó nhiều khi phản ánh xu thế đổi mới của cả
một nền văn học. Ở Việt Nam chúng ta đang gặp thực trạng ấy. Hơn 30 năm
đã trôi qua, quá trình đổi mới văn học đã đạt được những thành tựu nổi bật mà


1


truyện ngắn là một trong những thể loại đi đầu. Truyện ngắn có khả năng
trong việc thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn. Do dung lượng nhỏ,
nắm bắt được những nét bản chất nhất của cuộc sống… nên truyện ngắn
chuyển tải những vấn đề của thời đại, con người một cách chính xác, nhạy
bén. Cũng chính điều này đã khiến truyện ngắn trở thành thể loại cho phép
nhà văn thử nghiệm và triển khai những khía cạnh mới mẻ, linh hoạt trong
quan niệm nghệ thuật. Tìm hiểu Bảo Ninh - những truyện ngắn sẽ phần nào
cho chúng ta thấy những thành tựu to lớn về những sáng tạo và đổi mới ở bút
pháp Bảo Ninh góp phần khẳng định giá trị truyện ngắn cũng như vai trò của
Bảo Ninh trong những đổi mới của văn xuôi Việt Nam đương đại. Với những
lí do cơ bản như vậy, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài: Thế giới nghệ
thuật trong Bảo Ninh - những truyện ngắn.
2. Lịch sử vấn đề
Bảo Ninh là một trong số những nhà văn viết về đề tài chiến tranh có
đóng góp trong cách nhìn về đề tài chiến tranh trong văn học hậu chiến. Đề tài
chiến tranh được Bảo Ninh thể hiện trong hai thể loại: truyện ngắn và tiểu
thuyết. Tuy nhiên, những bài viết, công trình tìm hiểu về Bảo Ninh ở phương
diện truyện ngắn còn khá ít ỏi và nhỏ lẻ.
Trong Văn học Việt Nam thế kỉ XX, Bùi Việt Thắng đã khẳng định Bảo
Ninh là một trong những nhà văn có duyên với truyện ngắn, và là cây bút gây
ấn tượng mạnh với người đọc [4, 337].
Tác giả Waynekarlin trong lời giới thiệu cho tuyển tập truyện ngắn
Tình yêu sau chiến tranh nhận thấy truyện ngắn Bí ẩn của làn nước của Bảo
Ninh: “in dấu niềm khao khát tình yêu” [26, 12], “đối diện trực tiếp với hậu
quả chiến tranh, những bậc cha mẹ bị mất con” [26, 14].
Giáo sư Mai Quốc Liên khi nhận xét về cuốn sách Bảo Ninh - tác phẩm
chọn lọc cho rằng: “Đã lâu lắm, tôi mới đọc được một tập truyện hay như thế.


2


Anh tôi, tuy làm “chính trị” đọc lên cũng thốt lên “hay”… Một nỗi buồn sâu
lắng, nhưng trong lành, một tình yêu thương đằm thắm, xót xa thắm đượm
trong từng trang sách… Và cao hơn, một sự nhận thức đầy đủ, chân thành,
lương tâm của một người lính trở về từ chiến trận. Một cái nhìn, một cách
nhìn và điểm nhìn đã được lọc qua tháng năm, những suy nghĩ trải nghiệm
qua máu xương, chiến trận… Số phận của từng người, số phận của tình yêu,
cái ngẫu nhiên và cái sống, cái chết đã làm cuộc đời thêm xót xa, cay đắng
nhưng càng đáng yêu hơn” [12, 42].
Nhà phê bình trẻ Đoàn Ánh Dương, trong bài viết với nhan đề Bảo
Ninh - nhìn từ thân phận của truyện ngắn, cho rằng thân phận truyện ngắn
Bảo Ninh tiêu biểu cho chính thân phận nghiệp văn của Bảo Ninh, chứ không
chỉ tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh. Sự long đong chọn một đời Kiều của
tiểu thuyết rồi cũng đã có cơ hội “đoàn viên” vào đời sống văn học đương đại.
Truyện ngắn của ông thì khác hẳn, nó vẫn còn là một sự long đong của văn
chương ông. Phải chăng nó nhỏ bé hơn so với thành tựu của tiểu thuyết như
lối viết của ông so với chủ âm của lối viết đương thời? Chúng tôi nghĩ phải
giải mã truyện ngắn Bảo Ninh cũng như văn nghiệp ông từ một giác độ khác
như đã nói ở trên, là câu chuyện cuộc đời. Đặt ra vấn đề câu chuyện cuộc đời
qua truyện ngắn của Bảo Ninh ở đây là để nhấn mạnh vai trò của Bảo Ninh
trong văn học Việt Nam đương đại [4].
Từ việc tìm hiểu những bài viết, công trình còn khá nhỏ lẻ về truyện
ngắn của Bảo Ninh dưới góc nhìn nghệ thuật, chúng tôi quyết định lựa chọn
đề tài: Thế giới nghệ thuật trong Bảo Ninh - những truyện ngắn.
3. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ thế giới nghệ thuật trong Bảo Ninh - những truyện ngắn qua
việc nghiên cứu các chủ đề, hình tượng con người và nghệ thuật của ông

trong tập truyện.

3


Khẳng định những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật cũng như cá tính
sáng tạo của nhà văn và đóng góp của ông trong nền văn học đương đại.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Khóa luận đặt ra nhiệm vụ đi tìm hiểu hiện thực cuộc sống, hình tượng
con người và một số yếu tố hình thức nghệ thuật trong Bảo Ninh - những
truyện ngắn. Từ đó khẳng định vai trò và những đóng góp của nhà văn Bảo
Ninh trong dòng chảy văn học đương đại.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung vào nghiên cứu thế giới nghệ thuật trong tập Bảo
Ninh - những truyện ngắn.
Phạm vi nghiên cứu là các truyện ngắn trong tập truyện Bảo
Ninh - những truyện ngắn.
Đối chiếu so sánh với tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của cùng tác giả
ở những vấn đề liên quan và một số truyện ngắn của các tác giả khác.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để hoàn thành đề tài trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã sử dụng
các phương pháp sau:
- Phương pháp thống kê phân loại
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp so sánh - đối chiếu
- Phương pháp khái quát tổng hợp
7. Dự kiến đóng góp của đề tài
Khóa luận góp phần làm rõ thế giới nghệ thuật trong Bảo Ninh - những
truyện ngắn từ đó khẳng định những đóng góp của Bảo Ninh trong nền văn
học đương đại.


4


8. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung của khóa luận được triển
khai thành 3 chương:
Chương 1: Bảo Ninh và đời sống văn học đương đại
Chương 2: Hiện thực cuộc sống và hình tượng con người trong Bảo
Ninh - những truyện ngắn
Chương 3: Một số yếu tố hình thức nghệ thuật trong Bảo Ninh - những
truyện ngắn

5


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
BẢO NINH VÀ ĐỜI SỐNG VĂN HỌC ĐƢƠNG ĐẠI
1.1. Những chuyển động của văn xuôi Việt Nam sau 1986
Vào những năm giữa của thập niên 80 thế kỉ XX, sau đại hội VI của
Đảng, đất nước bước vào thời kì đổi mới. Cùng với sự đổi mới về tư duy
chính trị, kinh tế, quan niệm văn chương cũng có đổi khác. Không đơn điệu,
một chiều, dám đối mặt với thực tế đời sống, văn chương thực sự đã phản ánh
chân thực tâm lí phức tạp của con người cũng như cuộc sống sau chiến tranh.
Trong không khí đổi mới, văn xuôi đã đem đến nhiều điều mới lạ, đáp
ứng nhu cầu phản ánh hiện thực và sự đổi mới văn học nước nhà trong quá
trình hội nhập nền kinh tế thị trường. Đọc văn xuôi thời kì đổi mới không khó
khăn để nhận ra được một điều: các tác giả đã trung thực trong việc phân tích
mổ xẻ các mối quan hệ phức tạp, những mối quan hệ chằng chịt cùng nhiều

vấn đề mới nảy sinh, mang vẻ mới lạ, điều mà trước đây do nhiều nguyên cớ
chưa phản ánh được, hay đúng hơn chưa có điều kiện suy ngẫm. Bởi vậy văn
xuôi thời kì này mạnh bạo, nói thật, ý thức cảnh cáo, dự báo rõ ràng.
Trong xu thế đổi mới của văn xuôi đương đại, những tác phẩm viết về
chiến tranh từ cái nhìn hậu chiến đã có những thay đổi căn bản. Từ vai trò là
cổ vũ cho chiến đấu vì lí tưởng cao đẹp, giờ đây khi thắng lợi thuộc về dân ta,
nhà văn trở thành người đào sâu trực tiếp vào hiện thực cuộc sống để trình
bày, phát hiện mọi mặt của nó. Nếu như chất giọng sử thi tràn ngập trong
những tác phẩm văn học trước 1975 thì sau đổi mới chất giọng ấy đã dần ít
hơn. Văn xuôi viết về chiến tranh thời kì hậu chiến có thêm những chất giọng
mới: từ giọng điệu thâm trầm, khắc khoải trong Họ đã trở thành đàn ông
(Phạm Ngọc Tiến), Cỏ lau, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (Nguyễn

6


Minh Châu) đến chất giọng xót xa trong Xưa kia chị đẹp nhất làng (Tạ Duy
Anh), Người sót lại của rừng cười (Võ Thị Hảo) hay giọng triết lí, tra vấn…
Văn học không chỉ tập trung nói về những niềm vui, sự lạc quan tin tưởng mà
còn nói cả những mất mát đau thương.
Như vậy văn xuôi Việt Nam sau 1986 đã có những bước phát triển vượt
bậc và mạnh mẽ, chứng tỏ sức sống mãnh liệt và sức cách tân không ngừng để
tạo nên sự phù hợp với thời đại mới. Và một trong số những nhà văn có đóng
góp to lớn cho sự nghiệp ấy là nhà văn Bảo Ninh với những cách tân, sáng tạo
trong sáng tác của mình.
1.2. Bảo Ninh - Tiểu sử - Hành trình sáng tác
1.2.1. Tiểu sử
Bảo Ninh tên khai sinh là Hoàng Ấu Phương, sinh ngày 18/10/1952 tại
huyện Diễn Châu, Nghệ An; quê gốc ở xã Bảo Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh
Quảng Bình. Nhưng ông lớn lên và sống ở Hà Nội từ năm 1954. Sinh ra trong

một gia đình trí thức, cha là giáo sư ngôn ngữ Hoàng Tuệ. Ông vào bộ đội
năm 1969. Trong chiến tranh chống Mỹ ông chiến đấu ở mặt trận B3, Tây
Nguyên, tiểu đoàn 5, trung đoàn 24, sư đoàn 10. Năm 1975 Bảo Ninh giải
ngũ, từ năm 1976 đến 1981 ông học đại học ở Hà Nội, sau đó ông làm việc ở
Viện Khoa học Việt Nam. Từ năm 1984 đến 1986 ông học khóa 2 trường Viết
văn Nguyễn Du được giáo sư Hoàng Ngọc Hiến trực tiếp chỉ bảo giúp đỡ.
Ngay từ khi còn theo học dưới mái trường Viết văn Nguyễn Du Bảo Ninh đã
tỏ ra là một tài năng thiên phú. Chính ở giai đoạn này bản thảo cuốn tiểu
thuyết đầu tay Nỗi buồn chiến tranh đã được hình thành. Cuối năm 1996, Bảo
Ninh về làm việc tại báo Văn nghệ Trẻ. Không giống như nhiều người làm
văn nghệ ở nước ta, Bảo Ninh tương đối kiệm lời. Ông không xuất hiện trên
các kênh thông tin đại chúng, trong các chương trình giao lưu, ông như cố
giấu mình trước thiên hạ. Bảo Ninh dường như không nổi giận bao giờ, ngay

7


cả khi người ta phê bình ông một điều gì đó ác ý. Ông chỉ nhún vai và cọ
quậy cái đầu rồi nói một câu gì đó mà chẳng ai nghe thấy. Nhưng đó là vẻ
ngoài ẩn giấu bên trong một trái tim nhân hậu, nhạy cảm với cuộc đời. Ông là
hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1997. Với giọng văn đậm chất trữ
tình, một tâm hồn nhân hậu, một cây bút tài năng đầy trách nhiệm và những
đóng góp của mình Bảo Ninh xứng đáng được vinh danh như một gương mặt
tiêu biểu của văn học đương đại Việt Nam.
1.2.2. Hành trình sáng tác
Cũng như bao người lính khác trở về từ chiến trường, Bảo Ninh giữ
cho riêng mình những kỉ niệm từ chiến trường gian khổ nhưng oanh liệt.
Trong hành trang tâm hồn của mình, chiến tranh là nỗi nhớ da diết, là nỗi
buồn nguyên khối. Nó như miền kí ức không bao giờ phai nhòa trong lòng
mỗi con người đã từng vào sinh ra tử. Vậy nên chiến tranh đã đi qua nhưng

được viết về nó, với Bảo Ninh như một mối nợ, một niềm hạnh phúc, viết
bằng tất cả sự say mê, bằng cả tấm lòng của một người lính đã trải nghiệm sâu
sắc về giá trị của cuộc chiến hôm qua.
Trong sự nghiệp văn chương của mình, Bảo Ninh sáng tác chủ yếu ở
hai thể loại: tiểu thuyết và truyện ngắn. Về tiểu thuyết, Bảo Ninh sáng tác đến
giờ mới có một cuốn duy nhất Nỗi buồn chiến tranh hay Thân phận của tình
yêu. Cuốn tiểu thuyết được in lần đầu năm 1987 với tên Thân phận của tình
yêu, đến năm 1991 cuốn tiểu thuyết được tặng giải thưởng Hội Nhà văn Việt
Nam, cuốn tiểu thuyết được bạn đọc đón đợi nồng nhiệt. Đó là câu chuyện
một người lính tên Kiên, đan xen giữa hiện tại hậu chiến với hai luồng hồi ức
về chiến tranh và về mối tình đầu với cô bạn tên Phương. Khác với những tác
phẩm trước đó mang tính sử thi, miêu tả chiến tranh từ góc độ cộng đồng
hùng tâm tráng chí c ủa người lính chiến đấu vì vận mệnh dân tộc, Bảo Ninh
đã miêu tả chiến tranh ở góc độ khác, góc độ cá nhân, thân phận con người, đi

8


sâu vào nỗi niềm cá nhân. Cuốn tiểu thuyết được giới nghiên cứu đánh giá rất
cao. Chính vì được đánh giá cao như thế nên cuốn sách được dịch ra nhiều
thứ tiếng khác nhau. Lần đầu được dịch ra tiếng Anh với tựa đề “The sorrow
of war” xuất bản năm 1994. Năm 2005 tiểu thuyết được tái bản với nhan đề
ban đầu Thân phận của tình yêu, năm 2006 tái bản với nhan đề Nỗi buồn
chiến tranh. Đến năm 2008 cuốn tiểu thuyết này, đã được chuyển ngữ và giới
thiệu ở 18 quốc gia trên thế giới.
Bên cạnh đó, Bảo Ninh sáng tác chủ yếu là truyện ngắn, bạn đọc biết
đến Bảo Ninh từ tập truyện đầu tay Trại “bảy chú lùn” xuất bản năm 1987.
Năm 2002, Nhà xuất bản Công an nhân dân ấn hành cuốn Truyện ngắn Bảo
Ninh. Năm 2003 Nhà xuất bản Văn hóa thông tin xuất bản cuốn Hà Nội lúc
không giờ. Năm 2005 Nhà xuất bản Văn học xuất bản cuốn Lan man trong

lúc kẹt xe. Năm 2006 Nhà xuất bản Văn học xuất bản cuốn Chuyện xưa kết di
được chưa? Đến năm 2011 Nhà xuất bản Phụ nữ xuất bản cuốn Bảo Ninh tác phẩm chọn lọc. Năm 2012 trên báo Nghệ thuật mới (số 01) cho in tác
phẩm Tòa dinh thự. Năm 2013 Nhà xuất bản Trẻ cho in cuốn Bảo Ninh những truyện ngắn.
Cho đến nay Bảo Ninh đã nhận được nhiều giải thưởng khác nhau ở cả
trong nước và ngoài nước:
- Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1991.
- Giải thưởng Văn học nước ngoài của tờ Independent (Anh quốc) năm
1995.
- Giải thưởng Văn học Châu Á năm 1996 của Đan Mạch.
- Giải thưởng Sách hay năm 2011 (cho tiểu thuyết Nỗi buồn chiến
tranh, với 100% số phiếu)
- Giải thưởng Châu Á trong lĩnh vực văn hóa của nhật báo Nikkei
(Nikkei Asia Prize), Nhật Bản.

9


Với những sáng tác đó, chúng ta có thể khẳng định Bảo Ninh là một
nhà văn có sự nghiệp sáng tác đặc sắc, gây được tiếng vang trong lòng bạn
đọc không chỉ trong nước. Một cây bút đầy sung mãn, nung nấu trong mình
những tác phẩm lớn, để đời.
1.3. Tập Bảo Ninh - những truyện ngắn

Bảo Ninh - những truyện ngắn được xuất bản tháng 10 năm 2013, do
nhà xuất bản Trẻ ấn hành. Tác phẩm đã thu hút được sự chú ý của nhiều tầng
lớp bạn đọc.
Cuốn sách Bảo Ninh - những truyện ngắn này dường như cũng là cách
để tác giả “giữ chân” độc giả của mình. Và độc giả đã bị níu giữ ở từng trang
sách, bởi sự quan sát tinh tế và văn chương khoáng hoạt.
36 truyện ngắn được chọn in trong tuyển tập gần 600 trang được tác giả

viết ở nhiều thời điểm, trải dài từ những năm 1980 - 1990 của thế kỷ trước vắt
sang đầu thế kỷ này. Bối cảnh truyện ngắn của Bảo Ninh trải rộng nhưng hai
mảng đậm đặc nhất, dễ nhận thấy nhất là những câu chuyện chiến tranh, hậu
chiến và Hà Nội.
Mục đích cuối cùng của Bảo Ninh qua những trang văn trong tuyển tập
này chính là vấn đề thân phận con người với những mối quan hệ tình cảm
phức tạp. Ðiều ấy cũng trùng khít với quan niệm văn chương của Bảo Ninh:
“Nghề văn là nghề chuyên nghiệp về sự ngẫm nghĩ. Nhà văn tự xem mình là
kẻ có khả năng, có trách nhiệm và có ham thú đúc kết nhân tình thế thái đặng
tìm ra cho bản thân mình và bạn đọc của mình những giá trị, những ý nghĩa
vừa cố định vừa đổi thay không ngừng của đời sống con người, một đời sống
tuy ngắn ngủi và khá là ảm đạm, nhiều buồn đau và bất hạnh, song lại cũng
hàm chứa vô cùng tận những lẽ đời đáng sống, những giá trị cao quý, những
vẻ đẹp tuyệt vời, hạnh phúc và niềm vui”.

10


Những câu chuyện được kể bằng giọng điềm đạm, chậm, từng từ từng
chữ tinh tế, ăm ắp hình ảnh và mùi hương của kỉ niệm. Nhiều đoạn văn như
thơ. Đọc to lên sẽ cảm nhận được rõ ràng những xót xa ẩn giấu, hay tình
người cảm động, qua kí ức về chiến tranh và sau đó, về tình yêu, về những
đau khổ, cay đắng hay hạnh phúc tột cùng của con người trong những năm
tháng ấy.
Có thể nói, Bảo Ninh - những truyện ngắn là một tập truyện xuất sắc
của văn học thời kì đổi mới. Tập truyện đã giúp Bảo Ninh tiếp tục khẳng định
tên tuổi, tài năng của mình trên văn đàn văn học đương đại, đồng thời nhấn
mạnh một lần nữa những giá trị nhân văn mà Bảo Ninh theo đuổi.

11



CHƢƠNG 2
HIỆN THỰC CUỘC SỐNG VÀ HÌNH TƢỢNG CON NGƢỜI
TRONG BẢO NINH - NHỮNG TRUYỆN NGẮN

2.1. Hiện thực chiến tranh bi tráng, dữ dội
2.1.1. Một thế hệ người Việt Nam anh hùng trong thời kì kháng chi ến
chống Mỹ cứu nước
Về hiện thực chiến tranh, đặc biệt là thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu
nước, Bảo Ninh đã viết không ít những tác phẩm phản ánh điều đó. Ấy là một
thời kì nhiều đau thương mất mát, gian khổ nhưng cũng không kém phần anh
hùng, bi tráng của dân tộc. Đọc Bảo Ninh, ta có thể thấy phần lớn các tác
phẩm của ông đều lấy đề tài từ chiến tranh và có lẽ chiến tranh là đề tài xuyên
suốt trong tác phẩm của ông. Dù là tiểu thuyết hay truyện ngắn, hiện thực ấy
cũng vô cùng sinh động, hùng tráng nó tái hiện lại nhiều mặt, nhiều khía cạnh
khác nhau của chiến tranh. Cũng như nhiều nhà văn khác, chiến tranh là chết
chóc hủy diệt nhưng chính nó cũng tạo nên những người anh hùng, tạo nên cả
một thế hệ người Việt Nam anh hùng trong cuộc chiến chống xâm lược.
Bảo Ninh - những truyện ngắn đã dựng lại bức tượng đài của cả một
thế hệ anh hùng. Đó là Mộc, YNua, Tâm, Tý, Huy, Vinh, Khương, Dưỡng,
Tuấn, Văn… và những người đồng đội của họ là đại diện cho thế hệ những
người cầm súng bảo vệ đất nước trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Họ là
những người con ưu tú, tốt đẹp của thời đại. Vậy mà họ đã chấp nhận hi sinh
để đồng đội mình được sống để đất nước được hòa bình. Họ chính là những
người liệt sĩ của lòng nhân, là những con người tuyệt vời.
Mộc, YNua, Tý, Tâm, Hinh, Huy những người lính hậu cần đã luôn
thầm lặng cống hiến hi sinh cho tổ quốc dân tộc. Họ bỏ lại sau lưng tuổi trẻ
tươi đẹp xung phong ra chiến trận. Nhưng nhiệm vụ của họ không phải là trực


12


tiếp chiến đấu, giết kẻ thù mà là cung cấp lương thực làm hậu cần cho quân
ta. Một nhiệm vụ tưởng như đơn giản nhưng lại vất vả khó khăn vô cùng. Họ
phải sống nơi rừng núi hoang vắng, phải chiến đấu với thú rừng và phải chịu
một nỗi “cô độc đến kinh người”. “Nhưng có sao đâu điều đó. Chúng tôi là
lính B3 mà. Chúng tôi chỉ biết làm lụng cật lực để có lương thực, lương thực
thật nhiều, không phải cho bản thân mình mà cho anh em đồng đội đang
chiến đấu ở những đâu đó xa tít mù tắp bên kia đại ngàn” [17, 124]. Mặc dù
phải làm lụng vất vả, đối mặt với muôn vàn khó khăn, gian khổ nhưng họ vẫn
thản nhiên bởi trong lòng họ không gì lớn hơn độc lập tự do của dân tộc. Gian
khổ ấy chỉ là một phần nhỏ bé so với những gì dân tộc đang phải chịu đựng.
Trại “bảy chú lùn” đã cho thấy cái nhìn toàn diện hơn về những người lính
hậu cần, những hi sinh của họ cho đất nước. Tuy không trực tiếp cầm súng
đánh giặc như những người lính khác trên chiến trường nhưng họ lại đóng
một vai trò quan trọng làm nên thành công cho cuộc chiến. Việc làm của họ
tuy thầm lặng nhưng vô cùng quí giá đối với sự nghiệp chung của cách mạng.
Mộc và những con người nơi đây thực sự là những con người lí tưởng dấn
thân cho sự nghiệp chung. Những con người cá nhân vẫn sống chiến đấu vì lí
tưởng cộng đồng. Họ là những người tượng trưng cho lí tưởng dân tộc, chiến
đấu vì quê hương tổ quốc.
Trong Hỏa điểm cuối cùng đó không còn là hình ảnh những người lính
hậu cần cung cấp quân lương nữa mà là hình ảnh những người lính thực
chiến, một khẩu đội cao xạ trong cuộc chiến với địch tại một cao điểm. Cuộc
tấn công diễn ra ác liệt từ trung đội trưởng Thoan đến trung đội phó Vân với
non nửa tiểu đội đều hi sinh. Cả tiểu đội chỉ còn vài người mặc dù vậy họ vẫn
anh dũng chiến đấu quyết không bỏ cuộc. Có thể nói sự quả cảm của tiểu đội
ấy cũng chính là tinh thần anh dũng của cả dân tộc ta trong những năm tháng
kháng chiến chống Mỹ gian khổ. Tuy khó khăn nhưng luôn cố gắng vững


13


niềm tin bền ý chí không bao giờ bỏ cuộc khi chưa đến đích cuối cùng. Cũng
với tinh thần ấy Tuấn trong Gió dại giữa rừng bom mưa đạn nhưng “Tuấn
dửng dưng với những cú bổ nhào trực tiếp lao cắm mặt xuống cắt bom của
máy bay cường kích. Bom nổ xa, nổ gần, rốckét nã trúng bờ công sự, Tuấn
kệ” [17, 70]. Đó chính là tinh thần anh hùng của cả dân tộc làm nên kì tích.
Đó là sự chiến đấu quên mình của quân giải phóng trên phi trường
những ngày cuối tháng 4 lịch sử trong Đêm cuối cùng ngày đầu tiên. Là chiến
công vinh quang trên bầu trời nhưng để lại nỗi đau cho người mẹ trong Ngàn
năm mây trắng. Hay Khương và các đồng đội của anh đã có một thời ngang
dọc đi đánh Mỹ rất huy hoàng trong Rửa tay gác kiếm. Trong Tiếng vĩ cầm
của quân xâm lăng là lòng quả cảm của cô gái Việt Minh trước cán cân cái chết
vẫn lớn tiếng đòi quân thù phải đối xử nhân đạo với đồng đội mình “các người
không được đối xử vô nhân đạo với tù binh bị thương” [17, 255]. Cô gái còn
nhanh tay vùng ra khỏi gọng bàn tay tên cai, lao vào chém Philip - một tên sát
nhân. Cô ngã xuống nhưng tấm gương của cô còn mãi với non sông.
Cuộc chiến nào cũng không thể thiếu những người lãnh đạo, người lãnh
đạo chính là người đại diện cho tinh thần của cả tập thể như dượng Nguyễn
trong Tòa dinh thự cả cuộc đời cống hiến cho cách mạng hết lòng vì cách
mạng không một trận chiến nào thiếu vắng ông. Không chỉ tham gia chiến
đấu ông còn động viên con cháu mình tham gia với lời “Hẹn gặp các cháu
trên tuyến đầu chống Mỹ!” [17, 497]. Hay người tham mưu trưởng không tên
trong Giang cũng vậy ông đã hi sinh cho độc lập dân tộc. Họ là những cá nhân
xuất sắc trong một tập thể anh hùng. Họ xứng đáng là tấm gương sáng là đại
diện cho mọi thế hệ người Việt Nam trong kháng chiến chống kẻ thù xâm lược.
Có thể thấy rằng, trong Bảo Ninh - những truyện ngắn, hình ảnh những
con người dấn thân cho sự nghiệp cách mạng xuất hiện nhiều, họ là những

người lính mang trong mình phẩm chất tốt đẹp của người lính cụ Hồ. Là đại

14


diện cho cả một thế hệ người Việt Nam anh hùng trong kháng chiến chống
Mỹ cứu nước. Mặc dù viết về những người anh hùng nhưng truyện của Bảo
Ninh không vang vọng âm hưởng sử thi hoành tráng. Truyện của ông tập
trung vào những lát cắt nhạy cảm, thâm trầm từ đó làm bật lên phẩm chất
đáng quý, đáng trân trọng.
2.1.2. Chiến tranh tàn khốc, hủy diệt
Được trở về, được sống trong hòa bình để nhìn lại cuộc chiến đấu mà
cá nhân Bảo Ninh và thời đại ông đã vừa đi qua, nhà văn mang một cái nhìn
mới, từng trải và hiện thực hơn. Nếu như chiến tranh trước đây được viết
trong khói lửa, bom đạn chiến tranh, viết theo yêu cầu của hoàn cảnh, theo
quan điểm ta phải thắng mà chưa phơi bày được những mặt trái còn khuất lấp
của chiến tranh thì bây giờ chiến tranh được viết trong thời hậu chiến đã được
nhận thức lại. Chiến tranh không chỉ có anh hùng mà đó còn khủng khiếp hơn
tàn khốc và hủy diệt. Nó đã để lại nỗi đau cả về thể xác lẫn tinh thần cho con
người không chỉ một thế hệ mà nhiều thế hệ về sau nữa.
Đây không phải là lần đầu tiên Bảo Ninh nói đến sự tàn bạo, khốc liệt,
hủy diệt của chiến tranh. Điều đó đã được nhà văn nói đến ngay trong tiểu
thuyết đầu tay của mình Nỗi buồn chiến tranh tác phẩm đã mang lại tên tuổi
và thành công cho nhà văn. Hiện thực chiến tranh trong tiểu thuyết mà Bảo
Ninh mô tả là những năm tháng buồn bã của đám trinh sát qua sự hồi tưởng
của Kiên. Đó là những ngày mưa liên miên, những ngày im tiếng súng - trinh
sát dựng lán ở ngay bên bờ suối, họ đốt nỗi buồn chiến tranh bằng những
cuộc vui đi săn, đặt bẫy, tổ chức duốc cá và tối tối chơi bài, còn kì quái hơn
“đám trinh sát bọn Kiên ngồi rỗi bày trò phơi sấy, thái nhỏ hoa, lá và rễ hồng
ma trộn với sợi thuốc rê” [18, 19] nhờ khói hồng ma tạo ra ảo giác, tạo ra

mộng mị, “có thể nhờ khói hồng ma mà quên mọi nông nỗi đời lính, quên đói
khổ, chết chóc, quên béng ngày mai” [18, 19]. Đó là những ngày “trong mưa

15


đại bác vang rền nặng nề thúc dội ra ngoài trăm dặm điềm báo trước một
mùa khô hung gở đang áp tới bên trời” [18, 22]. Rồi những mùa thu não nề,
đời sống mục ra. Theo Kiên “chiến tranh là cõi không nhà, không cửa, lang
thang khốn khổ và phiêu bạt vĩ đại, là cõi không đàn ông, không đàn bà, là
thế giới thảm sầu vô cảm và tuyệt tự khủng khiếp nhất của dòng giống con
người” [18, 39 - 40], “Chân trời chết chóc mở ra mênh mang, vô tận những
nấm mồ bộ đội mọc lên nhấp nhô như sóng cồn…” [18, 22], “Ôi chiến trận
không bến không bờ… ngày mai hay hôm nay, hôm nay hay ngày mai, nói đi
số mệnh ơi, bao giờ tôi sẽ…” [18, 22]. Bảo Ninh đã dùng một loạt các câu
văn dài để nói lên hiện thực chiến tranh dữ dội, một hiện thực tàn khốc đến
đáng sợ.
Và ở đây cũng vậy, trong Bảo Ninh - những truyện ngắn Bảo Ninh
cũng không ngừng lột tả cái hiện thực chiến tranh ấy. Chiến tranh là sự hủy
diệt, là cái chết, là chấm dứt sự sống. Chiến tranh hủy diệt cả tinh thần, nhân
tính, tuổi trẻ của con người, làm cho con người trở nên thảm hại đến cùng cực
tàn phá từ vẻ bên ngoài đến bên trong con người.
Với Bảo Ninh, chiến tranh trước hết là sự tàn phá, hủy diệt về con
người. Con người phải chịu một nỗi đau đớn tột cùng, người chết không được
nguyên trạng, người sống thì khổ sở đối mặt với hiện thực. “Năm 72, chiến sự
rùng rợn giết hàng đống người. Người chết, chết ngả rạ dọc các ngả đường,
la liệt trên các nội cỏ và nổi lềnh phềnh trên mặt sông. Người còn sống sống
ngắc ngoải, dở sống dở chết. Tứ phương tan tác. Cả đến thiên nhiên cũng như
thể bị hóa kiếp. Cảnh làng biến tướng.” [17, 57 - 58] (Gió dại), “Cũng như cỏ
cây, số phận con người mà bị khói lửa chiến tranh ngốn thì chỉ thoáng chốc

thôi là thành tro than” [17, 57] (Gió dại). Chiến tranh quả thực đáng sợ nó
khiến con người không còn chốn dung thân tan tác, trở nên thảm hại hơn bao
giờ hết “Đàn ông còn lại chẳng bao nhiêu mà đa phần là những phế binh đã

16


hết thời được ngó ngàng chăm sóc, què cụt, đui mù, bẹp dí. Hầu như chỉ thấy
đàn bà và trẻ con ló mặt khỏi nhà. Những mụ vợ lính lạc chồng, những ả góa
rách rưới, rạc rài, không lai lịch và bầy trẻ ranh ốm đói trần truồng, bụng
ỏng, gầy giơ xương” [17, 59] (Gió dại), chiến tranh tàn phá con người một
cách khủng khiếp người không còn là người nữa. Chiến tranh đã trở thành nỗi
ám ảnh sâu trong tâm hồn mỗi con người ngay cả trong giấc ngủ họ cũng nghe
thấy tiếng bom đạn dội về rồi mỗi sớm mai thức dậy cũng phải chứng kiến cái
hiện thực tàn khốc ấy. Chiến tranh cũng lấy đi tuổi trẻ của bao nhiêu người, cái
tuổi đáng sống nhất của cuộc đời. Mộc trong Trại “bảy chú lùn” đã mất gọn tuổi
trẻ của mình ở nơi rừng sâu, Khương, Tú, Quang trong Rửa tay gác kiếm lại
dành trọn tuổi trẻ của mình cho những trận chiến nơi chiến trường.
Không chỉ nhìn thấy sự tàn phá về con người mà Bảo Ninh còn nhìn
thấy sự tàn khốc hủy diệt về cảnh vật, thiên nhiên. Chiến tranh đã biến đất
nước ta từ một đất nước tươi đẹp, trù phù với bạt ngàn màu xanh của đồi núi
rừng cây với cảnh sắc chim chóc bay lượn hót ca thành một khối đổ nát. “Bao
nhiêu sự giàu có thời Mỹ-ngụy đều rữa nát và mục thối ra dưới những đống
hoang tàn” [17, 58] (Gió dại). Những cánh rừng vốn xanh tươi một màu thì
nay “Rừng đang đổ lá. Mái rừng tróc từng mảng rộng, lở ra, rụng xuống như
bị lột da. Không một phẩy gió, cây cối bất động vậy mà tơi tả chẳng khác nào
đang trong một trận động rừng. Một trận động rừng câm lặng, lay chuyển
ngàn cây nhưng mà lại im phăng phắc. Lá, hoa, quả và cả các cành con nữa
trút như mưa song không một tiếng xào xạc. Chẳng phải lá vàng chẳng phải
lá xanh, lá to lá nhỏ tất cả đều là những xác chết thâm xịt và nhầu nhĩ như bị

vò. Cỏ dưới đáy rừng cùng đang rũ ch ết, ngả xẹp xuống và đã bắt đầu biến
màu…” [17, 270] (Rửa tay gác kiếm), một cánh đồng tươi xanh bát ngát bỗng
nhiên trở thành cánh đồng chết chóc bị bom đạn đào xới băm vằm trong Đêm
trừ tịch. Một thành phố đang yên tĩnh bỗng tiếng bom đạn, máy bay phản lực

17


rền vang “Đất đá, xi măng, gạch ngói, nhà cửa cùng một lúc nổ tung. Trời đất
rống kêu, rền vang như gang vỡ. Sóng xung kích ào qua ập lại. Chết này!Chết
này. Chết-ết-ết…! …, đợi cái chớp mắt cuối cùng tan xương nát thịt” [17,169]
(Khắc dấu mạn thuyền), hay “thị tứ sầm uất thành bãi chiến trường hoen
máu…” [17, 250] (Tiếng vĩ cầm của quân xâm lăng). Chiến tranh ở đây đã
không còn bộ mặt tươi vui anh hùng, bi tráng như trước nữa thay vào đó là sự
tàn khốc, dữ dội ác liệt của một thời đạn bom. Con người cũng như cảnh vật
thiên nhiên đều phải chịu một nỗi đau chung, nỗi đau do chiến tranh mang lại.
Bảo Ninh trong Bảo Ninh - những truyện ngắn đã cho người đọc thấy những
tổn thất, hi sinh của chiến tranh, đồng thời thể hiện rõ cái tàn khốc, hủy diệt
của chiến tranh một cách khủng khiếp.
2.2. Hiện thực hậu chiến đói nghèo, lạc hậu
Chiến tranh đâu phải sẽ kết thúc khi có kẻ thắng và người bại, hòa bình
đâu phải chiến tranh sẽ ngủ yên trong quá khứ, đằng sau hòa bình, chiến tranh
vẫn là nỗi ám ảnh đeo bám với những người đã từng sống và chiến đấu trong
cuộc chiến. Mọi chuyện của chiến tranh tưởng như đã kết thúc sau năm 1975,
ấy vậy mà những hậu quả của nó để lại là không thể kết thúc. Không còn phải
chiến đấu với kẻ thù nữa nhưng đất nước lại phải đối mặt với hiện thực hậu
chiến đói nghèo, lạc hậu.
Đất nước ta đã liên tiếp trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và
Mỹ, giờ đây tuy hòa bình đã lập lại nhưng hậu quả mà nó để lại là quá nặng
nề. Từ một đất nước với nền văn minh lúa nước lâu đời, nhân dân an cư lạc

nghiệp, sống cuộc sống yên ổn bình lặng nay trở nên đói nghèo, lạc hậu. Hiện
thực hậu chiến ấy đã được Bảo Ninh lột tả một cách cụ thể rõ nét qua những
trang viết của mình.
Chiến tranh kết thúc trở về với đời thường đất nước nặng một vẻ hoang
tàn “cảnh tượng vẫn nặng một vẻ hoang tàn, buồn thương thê thiết. Cả thị xã

18


chỉ là một con phố dài hiu hắt, thẳng đuột không lối rẽ, nhà cửa tồi tàn xập xệ
mọc lên rời rạc. Buổi tối, dọc phố, đầu thị cuối thị vài ngọn đèn đường mờ
đục, một hai cái quán nước tù mù, lỏng chỏng lạc luộc, khoai luộc, cái điếu
cày, bịch thuốc lá”. [17, 444]. Hiện thực đất nước sau chiến tranh phải đối
mặt với muôn vàn khó khăn nghèo đói lạc hậu, con người phải chật vật xoay
xở kiếm sống một cách nhọc nhằn và buồn bã trong Kỳ ngộ.
Ở Bội phản đó là cuộc sống nghèo khó của những người sống ở sân
sau. “Chỗ chui ra chui vào của cả sáu gia đình đều chật chội khổ sở, già trẻ
lớn bé đóng hộp. Tất cả nấu nướng cùng một khoang bếp, tắm táp cùng một
hốc tường, phơi phóng hít thở, đấu hót, cãi cọ, chuyện gẫu, nuôi lợn, nuôi gà
tất cả trong cùng một mảnh sân tù hãm. Tất cả đều nghèo túng. Tất cả đều
đầu tắt mặt tối” [17, 332]. Cuộc sống vốn đã khó khăn vất vả ngay cả chốn đi
về cũng trở thành nỗi sợ, con người dường như không còn một khoảng trống
riêng tư cho bản thân. Cái khổ đau cứ đeo bám họ mãi từ chiến tranh cho đến
hậu chiến, con người không được sống một ngày bình yên hạnh phúc. Chiến
tranh đã kết thúc nhưng dư âm của nó vẫn mãi vang vọng đeo đuổi ngay cả
khi con người ta đã cố gắng thoát khỏi. Trong cuộc sống đầy khốn khó ấy con
người phải làm đủ thứ nghề, xoay xở mọi bề để kiếm sống ngay cả những
nghề mà thiên hạ cho là “những nghề rất mạt với rặt là những lối kiếm tiền
không biết nhục” [17, 333]. Nhưng trong cuộc mưu sinh đầy chật vật này có
ai còn được lựa chọn cho mình một cái nghề tử tế mà người đời cho là đẹp, là

chuẩn trong khi học hành thì dang dở. Chiến tranh là ngọn nguồn của mọi đau
khổ nó gây ra cho con người không biết bao nhiêu khổ cực cả về vật chất lẫn
tinh thần.
Cái nghèo túng lạc hậu ấy còn đeo đuổi đến cả những người trí thức,
những người tưởng như sẽ không bị xã hội bỏ rơi. Trong Mắc cạn căn hộ hăm
tư mét vuông của vợ chồng Túc Hảo vốn đã chật chội nay lại còn ngăn đôi

19


càng trở nên chật hơn. Nó “buộc Túc Hảo vào ra một cửa, len cùng một lối đi
cực hẹp, thổi nấu một khoang bếp nhỏ tẹo, tắm táp và lau rửa và xử lý hàng
loạt các tình tiết riêng tư khác chỉ trong một ô vuông khít khịt không thể ngăn
đôi” [17, 379 - 380]. Cuộc sống như một cái hộp, cứ tù túng chật hẹp như vậy
con người không sao thoát ra được. Họ chỉ còn biết sống “lo sống, cứ thế
sống, sống và chỉ có sống mà thôi” [17, 390]. Hình ảnh thời bao cấp khốn
khó đã được Bảo Ninh mô tả lại thông qua cuộc sống của vợ chồng Túc Hảo.
Những bộn bề lo âu của cuộc sống với những rắc rối tình cảm đã khiến con
người không còn suy nghĩ được gì mà người ta chỉ biết sống và sống cho qua
ngày mà thôi. Trong Quay lưng là cuộc sống của một anh lính sau khi giải
ngũ về quê rồi lên thủ đô học tập lập nghiệp, tốt nghiệp được bổ về cơ quan
Bộ làm việc nhưng cuộc sống vẫn khó khăn, ngay cả nhà cũng không có. Anh
chị thương tình cho về ở cùng nhưng căn nhà hăm tư mét vuông vốn chật chội
lại càng thêm chật hơn khi anh chị có cháu. Cuộc sống của Vinh ngày càng
bức bối chỗ ở cứ như một cái chuồng cọp lồng sắt. Cuộc sống vật chất khó
khăn khiến cho tình cảm cũng dần lụn bại. Cái nghèo đã làm cho con người
không còn thiết tha với tình cảm ngay cả tình thân. Hiện thực hậu chiến đói
nghèo đã tác động trực tiếp đến đời sống tình cảm, đạo đức con người. Họ dần
mất đi bản chất tốt đẹp thay vào đó là những tính toán chi li trong cuộc sống.
Hoàn cảnh xã hội đã tác động mạnh mẽ đến con người.

Lối mòn dọc phố là cái nghèo túng đủ bề, ngay cả người cán bộ được
tiếng thế chứ cũng chẳng hơn người thường. Đó còn là hình ảnh về một thời
hậu chiến, Hà Nội với những chuyến tàu điện, cái phương tiện giao thông
công cộng cho bao người nhưng nó lại tù đọng khó chịu với nồng nồng những
mùi khiến cho người ta cảm thấy như thể chui vào màn xô nhà trọ. “Hai bóng
đèn thõng trên trần, sợi tóc đỏ lừ, phả xuống một thứ ánh sáng võ vàng, phù
thũng. Hầu hết các cửa sổ đều không nhấc được tấm che lên, để ngỏ cho bụi

20


×