Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

Khoá luận tốt nghiệp không gian nghệ thuật trong linh sơn của cao hành kiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (383.34 KB, 53 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

NGUYỀN THỊ THANH HUYÈN

HÀ NỘI, 2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG
LINH SƠN CỦA CAO HÀNH KIỆN

KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Nước ngoàỉ

HÀ NỘI, 2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

NGUYÊN THỊ THANH HUYÊN

KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG
LINH SƠN CỦA CAO HÀNH KIỆN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



• • •

Chuyên ngành: Văn học Nước ngoàỉ

Ngưòi hưótầg dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN THỊ BÍCH DUNG

HÀ NỘI, 2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

Trong thời gian hoàn thành khóa luận tốt nghiệp đại học, tôi đã nhận được sự
giúp đõ' nhiệt tình của người thân bên cạnh và bạn bè. Đặc biệt, tôi đã nhận được sự
chỉ bảo tận tình của giảng viên hướng dẫn. Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành sâu
sắc tới cô: Tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Dung- Trưởng bộ môn Văn học nước ngoài,
Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình làm khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2015 Sinh viên

Nguyễn Thị Thanh Huyền

HÀ NỘI, 2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN


Với đề tài “Không gian nghệ thuật trong Linh Sơn của Cao Hành Kiện”được
hoàn thành dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Bích Dung và cố gắng của bản
thân.
Tôi xin cam đoan những kết quả trong khóa luận này là kết quả nghiên cứu của
bản thân không trùng với kết quả nghiên cứu của tác giả khác. Trong quá trình nghiên
cứu và thưc hiện khóa luận, tôi cũng đã kế thừa những thành tựu nghiên cứu của một
số tác giả khác. Neu có không đúng tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Hà Nội, thảng 5 năm 2015 Sinh viên

Nguyễn Thị Thanh Huyền

HÀ NỘI, 2015


MỤC LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỜ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trung Quốc là một trong những cái nôi văn hóa của nhân loại, nền văn minh
sông Hoàng Hà rực 1'ỡ mấy nghìn năm chói lọi. Lịch sử Trung Quốc vẫn luôn tự bồi
đắp những giá trị văn hóa của dân tộc mình trên từng tấc đất lãnh thổ quốc gia, tác
động tới quá trình hình thành nhận thức và nảy sinh mầm tư tưởng, tâm hồn nghệ
thuật phong phú trong mỗi con người Trung Hoa. Từ Kinh thi tới Sở từ, Nhạc phủ
rồi sự hình thành nên thể loại tiểu thuyết phát triến từ thời Minh-Thanh tới ngày nay,
luôn là chằng đường dài vang tiếng lẫy lừng của văn học Trung Hoa. Cái nôi của thi
ca và nhạc họa ấy đưa bản thân những người cầm bút gần hơn với nhân loại, khi họ

thực sự chinh phục được lòng bạn đọc bởi tài năng và tâm huyết của họ. Năm 2000,
Cao Hành Kiện nhận được giải Nobel văn học cùng tiểu thuyết Linh Sơn, vinh danh
một tác phẩm kiệt xuất được viết bằng tiếng Hoa‘Xa /2 đầu tiên trong lịch sử giải
thưởng này ” và Linh Sơn đến với công chúng hoàn toàn chính bằng cái tinh tế sự
sáng tạo chứ không vì bằng may mắn.
Cao Hành Kiện sinh ra và lớn lên giữa thời loạn lạc, những cuộc chạy trốn rời
quê đã lặp đi lặp lại trong cuộc đời của ông, dần dần nó đi vào trang văn ông lúc nào
không biết. Vì vậy mà cả đời nhà văn họ Cao luôn cố gắng tìm cho mình một
khoảng trống mênh mông, tìm một chốn nương thân nào đó. Sự hoán đổi không gian
trong các tác phẩm của ông tương đối nhiều và được lấy cơ sở từ trong cuộc chạy
trốn ấy. Tất cả hình thành nên được giọng văn mang tính xê dịch khác hắn với
những cây bút đương thời.
Lỉnh Sơn được hình thành trong bối cảnh nhà văn hỗn loạn về
mặt tư tưởng. Tác phẩm giống như một cuốn nhật kí, tự
truyện, lúc mang bóng dáng của tác phấm truyện tình, lúc
lại mang dáng dấp của truyện ngụ ngôn. Mang cái mới của
dòng văn học hiện đại chủ nghĩa, đồng thời cũng dậm chất
tôn giáo, văn hóa Trung Hoa theo phần dư âm tiếu thuyết cố
điển.

7


MỜ ĐẦU
Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về tiểu thuyết Linh Sơn không nhiều.
Hầu hết tập trung vào nghiên cứu nghệ thuật kể chuyện, bởi ngôi kể độc đáo mà ít
quan tâm tới việc nghiên cứu các yếu tố tổ chức trần thuật khác trong tác phẩm chưa
làm rõ được hết tất cả những giá trị của tác phẩm ở mọi cấp độ.
Lỉnh Sơn mang nhiều màu sắc không gian khác nhau tạo nên sự huyền bí. Từ
không gian thực tới không gian ảo hay cả những luồng không gian trong hồi ức,

trong tưởng tưởng của nhân vật. Khai thác từ góc độ nghệ thuật trong Linh Sơn mà
tác giả khóa luận đi sâu vào đề tài “Không gian nghệ thuật trong Linh Sơn của Cao
Hành Kiện” nhằm đi sâu vào các kiểu loại không gian và hệ thống biểu tượng
không gian với những giá trị nhân văn, tâm linh trong tác phẩm. Đồng thời thể hiện
niềm đam mê nghệ thuật của họ Cao trong đóng góp vào nền nghệ thuật nhân loại,
nhất là đối với văn học.
2. Lịch sử vấn đề
Lỉnh Sơn từ ngay sau khi đoạt giải Nobel đã nhận được nhiều ý kiến ủng hộ và
bác bỏ.Tất cả những nhận định đó nằm trong những công trình, bài viết, lời bàn luận
về cuốn tiếu thuyết của nhà văn vốn đã có nhiều tranh cãi này.
Trong tuyên bố của Viện Hàn lâm Thụy Điển về lí do trao giải cho Linh Sơn có
nhấn mạnh: Cao Hành Kiện với nỗ lực khôi phục tinh thần thuần khiết và tính chất
Trung Quốc của tiếng Trung Quốc, ông đã tạo nên một sự nghiệp mang giá trị thế
giới. Những suy tư cay đắng và cả sự tỉnh tế của Cao Hành Kiện đã mở ra những
nẻo đường mới cho tiếu thuyết và kịch nghệ Trung Quôc, tạo ra những giá trị mang
tính phô quát nhân loại.
Trên thế giới, có nhiều nhà nghiên cứu không ngừng quan tâm tới Linh Sơn và
những vấn đề trong nó. Không thế không nhắc đến Mabel Lee, người đã dịch ĨẤnh

8


MỜ ĐẦU
Sơn sang tiếng Anh và đề cử tác giả với giải Nohel văn học, và hàng loạt những
công trình nghiên cứu liên quan tới tiểu thuyết Lỉnh Sơn.
Cuốn tống hợp các tác phấm của Cao Hành Kiện trong buối hội thảo cùng tên:
Những tác phâm tiếu thuyết và kịch của Cao Hành Kiện (L’ecriture Romanesque et
théâtrale de Gao Xingjian) tố chức tại Aixen Provence năm 2005 tại Pháp, với sự tham
gia của 17 nhà nghiên cứu tới


từAnh, Pháp,Mĩ,

Nhật Bản, Đài Loan và Việt Nam...
Tại Việt Nam, cùng năm tác phấm đoạt giải Nobel, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đã
có bài đăng trên báo An Ninh theo giới vào tháng 3/2000 với nhan đề: “Trung Quốc
hôm nay đâu còn giống như trong Lỉnh Sơn
Tác giả Thụy Khuê trong bài viết của mình có tên “Lỉnh Sơn của Cao Hành Kiện
”đầ đưa ra những dẫn chứng cụ thể và khẳng định: Linh Sơn cũng đã xứng đáng với không phải giải Nobel, vì giải thưởng văn chương nào cũng vô nghĩa - sự kiếm tìm của
Cao Hành Kiện trong suốt cuộc đời 60 năm: Lỉnh Sơn, một chân trời nghệ thuật chưa
từng có.
Dịch giả Phạm Xuân Nguyên cũng đáng giá cao tác phấm này và xem

đó

là: “Sự tích hợp văn hóa một nghiệm sinh cuộc đời, một trầm tư phận người”.
Th.s Nguyễn Công Cảnh với bài viết “Từ Hoa Quả Sơn của Ngô Thừa Ần tới Linh
Sơn của Cao Hành Kiện”, 2013, như một công trình nghiên cứu cùng lúc hai tác phẩm
ở phương diện chất du kí trong chúng.
Hoàng Thị Phương Ngọc với luận văn thạc sĩ “Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết
Lỉnh Sơn của Cao Hành Kiện ”, năm 2010, trường Khoa học Xã hội và Nhân văn.
Nguyễn Thị Diệu Linh với bài “Biếu tượng Linh Sơn trong tiếu thuyết cùng tên
của Cao Hành Kiện và cuộc hành trình tìm lại chính mình ” in trong kỉ yếu Hội thảo
khoa học những nhà nghiên cứu văn học trẻ của trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

9


MỜ ĐẦU
Ngoài ra còn một số bài viết, công trình nghiên cứu khoa học khác về Lỉnh Sơn của Cao
Hành Kiện trong một số tạp chí nghiên cứu, một vài trang

báo mạng, diễn đàn trên mạng và trong một số trường đại học tại nước ta.
Với việc điểm qua tình hình nghiên cứu về Lỉnh Sơn như trên có thể nói, tác phẩm
cũng được coi là một hiện tượng văn học, thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà
nghiên cứu. Bản chất sự khám phá là vô bờ bến, vì thế có cầy xới bao nhiêu trong một
đối tượng cũng không là cũ kĩ, trong khi nghệ thuật trong Lỉnh Sơn được xem là mảnh
đất phì nhiêu, màu mỡ, mà hệ thống loại hình không gian và hệ thống biểu tượng không
gian trong đó lại là nhân tố góp phần làm nên giá trị nghệ thuật cho chính tác phẩm. Với
ý nghĩa đó, khóa luận này mong muốn đi sâu vào tìm hiểu về không gian nghệ thuật
trong tác phẩm Lỉnh Sơn nhằm củng cố và phát huy những giá trị nghệ thuật trong tác
phẩm mang hơi thở của dòng văn học chủ nghĩa hiện đại này.
3. Đối tượng nghiên cún và phạm vi khảo sát
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Không gian nghệ thuật trong Lỉnh Sơn của Cao Hành Kiện.
3.2 Phạm vỉ khảo sát
Cuốn Linh Son của Cao Hành Kiện, do Trần Đĩnh biên dịch, NXB Phụ nữ in năm
2003, 715 trang.
4. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, tác giả khóa luận dựa trên hệ thống các biểu tượng không
gian với nhiều kiếu loại không gian khác nhau trong tác phẩm đế thấy được nhiều màu
sắc nghệ thuật. Nhận ra được cái hay, cái đẹp từ không gian nghệ thuật và giá trị của các
biếu tượng không gian trong tác phẩm.

1
0


MỜ ĐẦU
Trên cơ sở lí thuyết về không gian, không gian nghệ thuật cũng như biếu tượng
không gian để thấy được cách bày trí không gian của tác giả Cao Hành Kiện, các điểm
nhìn từ không gian vào tâm hồn cá nhân trong tác phẩm.

5. Phương pháp nghiên CÚ11
Phương pháp thống kê, phân loại
Phương pháp so sánh liên nghành
Phương pháp phân tích văn bản
6. Đóng góp của khóa luận
Góp phần khám phá nội dung tư tưởng cũng như giá trị nghệ thuật của tác
phẩm một cách khách quan và khoa học. Xây dựng hệ thống biểu tưởng không gian
và chỉ ra được các loại không gian trong tác phấm. Củng cố khái niệm, và đưa ra cái
nhìn mới về biểu tượng không gian trong tác phẩm.
7. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Ket luận, Nội dung khóa luận gồm hai chương như sau:
Chương 1. Các loại không gian trong Lỉnh Sơn của Cao Hành Kiện Chương 2.
Các biểu tượng không gian trong Lỉnh Sơn của Cao Hành Kiện
NỘI DUNG
Chương 1. CÁC LOẠI KHÔNG GIAN TRONG LINH SƠN CỦA CAO HÀNH
KIỆN
1.1 Khái niệm Không gian, Không gian nghệ thuật
1.1.1

Không gian
Mọi sự vật, hiện tượng đều được gắn với hệ tọa độ không gian - thời gian xác định,

nên những cảm nhận của con người về thế giới đều bắt đầu từ sự đổi thay của không
gian, thời gian.

1
1


MỜ ĐẦU

Trong cuốn Từ điển Tiếng Việt Hoàng Phê đã cắt nghĩa, lí giải về không gian như
sau: “Không gian là khoảng không bao la trùm lên tất cả sự vật hiện tượng xung quanh
đời sống con người”. [13;663]
Trước khi có các định nghĩa hoàn chỉnh về không gian như trên, trong tư tưởng
của người phương Đông xưa đã quan niệm cấu trúc không gian vũ trụ với mô hình tam
tài và ngũ hành:
“Tam tài” là một khái niệm bộ ba, “ba phép”: Thiên - Địa - Nhân. Nó thể hiện
quan niệm của người xưa về cấu trúc không gian dưới dạng mô hình ba yếu tố. Còn
“Ngũ hành” là khái niệm dùng đế mô phỏng cấu trúc không gian vũ trụ bởi năm yếu tố
(năm hành) theo thứ tự: Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ. Và xét về bản chất của những
từ “thế giới”, “vũ trụ” thì đó đều là những khái niệm đế chỉ tống thế không gian - thời
gian. “Thế giới” gồm có thế - đời (thời gian) và giới - cõi (không gian). Như vậy, thế
giới được hiểu là cõi đời. Nghĩa là nó bao hàm cả không gian và thời gian.
Con người luôn phải tồn tại đế thế hiện tính xác định của mình trong thế giới
khách quan đa chiều, ba chiều không gian và một chiều thời gian, thời gian lại được coi
là chiều thứ tư của không gian vậy. Con người có thể đo đạc, nhìn ngắm, thậm chí có
thế chạm vào không gian một cách trực tiếp, có thế cảm nhận một cách chân thực bằng
trực giác. Đó là không gian cụ thể, không

1
2


gian vật chất, không gian vật lí, chứ chưa phải không gian nghệ thuật.Như vậy,
không gian chính là môi trường chúng ta đang sống với sự tồn tại của các sự vật.
Không gian chính là hình thức tồn tại của vật chất với những thuộc tính như cùng tồn
tại và tách biệt, có chiều kích và kết cấu.
1.1.2

Không gian nghệ thuật

Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật. Nếu như

mọi vật trong thế giới đều tồn tại trong không gian ba chiều: cao, rộng, xa và một
chiều thời gian, thì không có hình tượng nghệ thuật nào không có không gian, không
có nhân vật nào không có một nền cảnh nào đó. Bản thân người kể cũng luôn nhìn sự
vật sự việc từ một điểm nhìn trong một trường nhìn nhất định.
Các tác giả Trần Đình Sử, Lê Bá Hán, Nguyễn Khắc Phi trong cuốn Từ điền
thuật ngữ vãn học đã viết: “Không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình
tượng nghệ thuật thế hiện tính chỉnh thê của nó. Sự miêu tả, trần thuật trong nghệ
thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điếm nhìn, diễn ra trong trường nhìn nhât định,
qua đó thê giới nghệ thuật cụ thê, cảm tính bộc lộ hoàn toàn quảng tính của nó: cái
này bên cạnh cái kia, liên tục, cách quãng, tiếp noi, cao, thấp, xa, gần, rộng, dài, tạo
thành viên cảnh nghệ thuật. Không gian nghệ thuật găn với cảm thụ vê không gian,
nên mang tính chủ quan... ” [9; 162]
Không gian nghệ thuật mang tính chủ quan của người nghệ sĩ,
nó không những cho thấy cấu trúc bên trong nội tại của tác
phẩm văn học, các ngôn ngữ tượng trưng mà còn cho thấy quan
niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của một tác giả hay của
một giai đoạn văn học. Trần Đình Sử trong cuốn Một số vấn đề thi
pháp học hiện đại đã lí giải thêm rằng: “Không gian nghệ thuật là sản
phẩm, sáng tạo của người nghệ sĩ nhăm biêu hiện con người, và thê hiện một quan niệm
nhât định về cuộc sông. Do đó, không thê quỵ nó vê sự phản

1


ảnh đơn giản không gian địa lý hay không gian vật lý, vật chất và không gian nghệ
thuật là mô hình thế giới của tác giả cụ thế được biếu hiện bằng các ngôn ngữ của các
biểu tượng không gian Cũng trong cuốn này, ông lại đưa ra quan niệm khác: “Không
gian nghệ thuật là phạm trù của hình thức nghệ thuật, là hình thức tồn tại và trỉến khai

thế giới nghệ thuật. Neu thế giới nghệ thuật là thế giới của cái nhìn và mang ỷ nghĩa thì
không gian nghệ thuật ỉà trường nhìn của cách nhìn” [15;88-89].
Nhìn chung, không gian nghệ thuật không phải và khác hẳn với không gian hiện
thực, không gian vật lý. Nó là hình tượng không gian, là hình thức tồn tại của hình thức
con người trong thế giới nghệ thuật. Gắn liền với quan niệm về con người của nhà văn
và góp phần biểu hiện cho quan niêm ấy.Các cặp phạm trù đối lập cao - thấp, xa - gần,
rộng - hẹp... được sử dụng nhằm biểu hiện phạm vi giá trị phẩm chất của đời sống xã
hội. Chúng tạo thành ngôn ngữ nghệ thuật để thể hiện quan niệm về thế giới của nhà văn
trong tác phấm.Sự lặp lại của các hình thức không gian tạo thành tính loại hình của
không gian nghệ thuật.
1.2 Các loại không gian trong Linh Sơn của Cao Hành Kiện
Nhắc tới Linh Sơn, người ta nghĩ ngay tới Cao Hành Kiện và những vấn đề xung
quanh cá nhân ông. Giải Nobel văn học 2000 rơi vào tay một nhà văn học người Trung
Hoa mang quốc tịch Pháp. Lỉnh Sơn đắc thắng, nhiều người coi đó như một sự may mắn.
Song thực tế, Lỉnh Sơn lại rất hiện đại cả về bút pháp, ngôi kế lẫn bố cục, chương về
“ta” và chương về “mỉ”. Cả tác phẩm là một hành trình đi tìm kiếm ngọn núi lỉnh hồn và
sưu tầm văn hóa dân gian, những câu chuyện kì lạ, bí hiểm, trong những hành trình lớn
luôn xuất hiện những hành trình nhỏ, trong mỗi cuộc hành trình lại là những câu chuyện,
sự kiện nhỏ, xen kẽ vào một khoảng thời gian nào đó ở trong một không gian nhất định.
1.2.1

Không gian tụnhiên
Khảo sát trên 81 chương của tiểu thyếtLỉnh Sơnthì có tới 65 chương tả cảnh thiên

nhiên ở nhiều góc độ. Chiếm 38% không gian trong tác phẩm. Cũng theo thống kê,
trong 65 chương này thì nhân vật đã đi qua 37 điểm, gồm di tích lịch sử danh lam thắng

14



cảnh và các vùng dân tộc thiếu số, hoang vu, đồi núi trập trùng, gắn liền với con sông
Trường Giang lịch sử.
Không gian thiên nhiên tập trung chủ yếu vào không gian rừng, núi, không gian
sông hồ. Thể hiện sự kì vĩ trùng điệp của một vùng đất hiểm trở, từ đó tái hiện lên
những không gian của những kiếp người. Không gian núi được miêu tả chiếm 30% (25
chương), không gian rừng chiếm 12% (10 chương), và không gian sông hồ xuất hiện
18% (15 chương). Trong tác phẩm, hành trình của mi và ta đều mang tính bộc phát, “Mi
là người đi từ bắc chí nam, khăp Trung Quốc, đã đền nhiều núi non nối tiêng vậy mà mỉ
cũng chưa bao giờ nghe nói tới cái cho này ”.Chỉ là mi nghe thấy nó tình cờ trên xe buýt
và quyết chí băng đi tìm. Suốt hành trình của ta, nhân vật ta đã đi qua 9 khu bảo tồn tụ
nhiên, 16 danh lam thắng cảnh và 4 khu di tích lịch sử trọng điểm của quốc gia. Từ điếm
nhìn của người kế chuyện ta qua những nơi mà ta đến, rất nhiều danh lam thắng cảnh
xuất hiện rõ nét, có cả sự hòa quyện giữa vẻ đẹp của thiên nhiên và cảnh quan nhân tạo.
Cao Hành Kiện để nhân vật của mình thả sức thỏa mình vào không gian của tự nhiên
trong suốt cuộc hành trình để quên đi mọi sự. Tại Ô Y, nơi mà người kể đặt chân tới,
cũng chính là quê hương của người kể chuyện, quê hương của tác giả. Ngọn núi Ô Y ở
thị trấn cùng tên trở đi trở lại trong các chương viết của Lỉnh Sơn, thể hiện một sự quen
thuộc đầy ngỡ ngàng khi nhân vật đi tìm chính nơi mình đang đặt chân đứng, “Lỉnh Sơn
ở bên này Ô Y mà... Ở bên kia ô Y chứ... ” không gian núi mà nhân vật của Cao đi tới
còn mang tên núi Thanh Thành, núi Võ Đang, núi Vũ Di, núi Côn Lôn... rồi những mỏm
núi nhô ra phía biến, hay cả ngọn ‘Ww/ Hồn” mà mi dày công đi kiếm tìm bấy lâu.
Không gian sông hồ mà nhân vật kế lại cũng đều thuộc hàng “đệ nhất” đẹp như Hồ
cỏ, nơi loài Hạc cổ đen, Hạc xám tập trung hàng nghìn hàng vạn con(chương 18), thác
Hoàng Quả Thụ được xem như chốn Long Cung (chương 22), làn nước trong vắt khiến
ta có thể nhìn thấy đáy của sông cẩm Giang (chương 30), màu vàng rêu lóng lánh của
loài cỏ tóc trong hồ Cửu Long (chương35)...
Không gian rừng, không gian khu bảo tồn trong lời của ta kể lại trong chuyến hành
trình du kí của mình không chỉ mang màu sắc của không gia tự nhiên thuần khiết, mà

15



mang đậm trong nó là cả một vùng không gian văn hóa, mang giá trị to lớn đối với đời
sống người Trung Quốc, chúng cứ như bảo bối bởi cái đẹp sự quý hiếm và kì lạ của
chúng. Vùng Ngọa Long ở vấn Xuyên với độ cao hơn 4000m, xuất hiện cùng ta trong
những chương đầu tác phẩm được coi là khu bảo tồn trọng điểm. Vùng quan sát gấu
mèo (chương 6), khu bảo hộ loài Hạc cổ đen, Hạc xám ở Hồ cỏ (chương 18), khu bảo
tồn dưới chân núi Phạn Tịnh nối tiếng với loài rắn kỳ (chương 30). Hay trại giám sát
Hắc Loan khu sinh sống chung của người Miêu, Thổ giao, Hán (chương 33), khu bảo
tồn vượn lông vàng ở huyện Thần Nông Giá, tại khu Đại Ba Sơn tỉnh Hồ Bắc (chương
57). Cho thấy một điều quý giá từ những khu bảo tồn những loài động vật quý hiếm, có
khi chúng còn được liệt vào khu bảo tồn sinh vật thế giới.
Không gian núi, không gian văn hóa khu bảo tồn, di tích, rồi cả không gian sông
hồ trở đi trở lại trong tác phấm một phần cũng nhằm đề cao vẻ đẹp tự nhiên của núi rừng
miền nam Trung Hoa. Chỉ một dãy Thanh Thành có 36 ngọn và 108 thắng cảnh nổi
tiếng của huyện Tứ Xuyên.
Cao Hành Kiện vốn ảnh hưởng nhiều từ lối viết của phương Tây, nhưng ông lại
luôn muốn tìm về nguồn cội, mọi giá trị trong thơ ca, văn chương Trung Quốc chính đều
bắt đầu từ nguồn cội ấy. Ông không chỉ sáng tác văn chương giỏi mà ông còn là một họa
sĩ tài ba, tranh thủy mạc của ông cực kì xuất sắc. Linh Sơn được xây dựng như một bức
tranh mực tàu đầy tinh tế, mỗi đường nét về thiên nhiên ông đều ghi lại một cách có hồn,
sống động trong các chương viết. Bức tranh thiên nhiên ông dựng lên trong Lỉnh Sơn
hoàn toàn không có gam màu chói, nhưng nó làm người ta ngắm nhìn mà nhớ mãi về nó,
ngỡ như đang đứng trước cả sông, cả hồ, cả núi, cả rừng phía nam vậy.
Cao Hành Kiện cũng từng chia sẻ trong một bài phỏng vấn rằng: “Chính việc tôi
hiện hữu ở đây là một ân sủng của tạo hóa. Cuộc đời con người thật mong manh nếu so
sánh với thiên nhiên hiện hữu mọi nơi. Tôi có niềm thươỉĩg cảm và trân trọng lớn lao
đôi với thiên nhiên, thiên nhiên ân chứa một sức mạnh không ngừng thu hút tôi. Cuốn
Linh Sơn (1990) là bằng chủng cho sự tổn tại của tôi khi sông bên thiên nhiên, ngoài ra


16


không có gì khác trong năm tháng trời. Giờ đây tỏi tồn tại giữa cả thế chất và nội giới
giữa bản thân với thiên nhiên dường như là một mối giao tiếp hiền hòa, nhẹ nhàng hơn
mối quan hệ giữa mình và văn minh ” [22].
Có thể thấy, không gian thiên nhiên trong Lỉnh Sơn chính là không gian địa lí,
không gian thực của đời sống được Cao đưa vào và cải biến thành những đường nét
nghệ thuật đặc sắc điêu luyện mà không phải nhà văn nào cũng có thể làm được. Bởi đó
không chỉ là không gian thiên nhiên đẹp đơn thuần mà nó còn là những giá trị văn hóa từ
ngàn đời để lại, gắn liền với những phong tục, sinh hoạt, tâm linh duy lí của người Hoa
cổ. Đó là không gian của thiên nhiên vạn vật được con người lựa chọn đế giữ lại những
nét đẹp của sinh hoạt văn hóa truyền thống.
1.2.2

Không gian sinh hoạt
Có thể thấy, không gian là một định lượng để xác định quá trình tồn tại vận động

và phát triến của mọi sự vật, sự việc trong thế giới tự nhiên. Cũng như vậy, không gian
sinh họat là môi trường hoạt động không thể thiếu của
nhân vật, nó có thể làm nhân vật trở nên hòa lẫn hoặc cũng có thế khiến nhân vật
tách biệt hẳn với những cá thể khác trong công đồng. Ở Linh Sơn, không gian sinh
hoạt gắn liền với không gian thiên nhiên, không gian miền núi, không gian khu bảo
tồn tự nhiên, văn hóa. Xuyên suốt 81 chương của cuốn tiểu thuyết có thể kết luận
vùng không gian thị trấn miền núi, vùng nông thôn, vùng dân tộc người thiểu số với
đặc trưng là sự tống hòa sinh thái, trên là núi non hiểm trở dưới là suối sông bao bọc
chính là vùng không gian sinh hoạt chủ đạo.
Tác phẩm là bộ tiểu thuyết đậm chất du kí, với số lần dịch chuyển vị trí dày
đặc, lại tập trung chủ yếu ở miền nam Trung Hoa, đồi núi, rừng cây âm u sâu thẳm,
hoang vắng bóng người, lác đác vài người thiểu số, vài người dân huyện lị. Những

khu dân cư ấy đa phần đều là người dân tộc thiểu số, sinh sống nơi “đồng không
sông quạnh”, heo hút và cheo leo, cuộc sống nghèo nàn.

17


Ngoài hai chương nhà văn nói về suy nghĩ, tâm tư của mình (chương 72 và 81),
thì chỉ gói gọn có 5 chương Cao Hành Kiện cho miêu tả cảnh thành phố và sinh hoạt
của nhân vật, ít xuất hiện chỉ 6,2% trong toàn tập tác phấm so với không gian sinh
hoạt ở rừng núi. Phần lớn không gian sinh hoạt ở 74 chương trong tác phẩm được
nêu ra là ở vùng xa xôi, biệt lập. Dễ thấy mục đích của nhà văn trong chuyến hành
trình mang tên Tìm kiếm. Sự bộc phát đi tìm trong các nhân vật chỉ ninh ninh tìm sao
cho ra được ngọn núi mang tên Linh hồn, cho ra cho thấu được những câu chuyện là
lạ, li kì của cả mi và ta.
Suốt cuộc hành trình của mình, nhân vật ta, nhân vật mi luôn mong mỏi đi đến
được “mảnh đất ấy”. Chuyến hành trình của ta như một chuyến du ngoại đi thực tế,
trong ta những điều ta nói không mơ màng, ảo giác như của mi. Ta đã đi qua khá
nhiều trạm ga xe lửa, điếm xe buýt, hay trú ngụ tại nhà trọ, khách sạn, nhà dân. Loại
hình không gian này giúp ta di chuyển nhanh chóng và ít leo trèo, thậm chí giúp ta
có thêm nhiều cách nhìn nhận mới về cuộc đời. Không gian này tiêu biểu trong tác
phẩm là những nơi tập tụ đủ các hạng người...
Không gian sinh hoạt trong Lỉnh Sơn hiện lên đầy màu sắc của văn hóa của
cuộc sống hiện đại. Mặc dù gắn liền với phần lớn không gian của miền núi, thị trấn
nông thôn, song các phương tiện di chuyển gắn với ta lại mang đậm “khí thế” của
một thời đại công nghệ giao thông vận tải. Neu không gian của đời tư riêng lẻ là
không gian của sinh hoạt cá nhân, thì không gian sinh hoạt cộng đồng lại gắn liền
với cái tập thể. Có thể thấy, trong tác phẩm gắn với cuộc hành trình của ta cũng
chính là không gian của tập thể, bởi nó thường xuyên xuất hiện trong các chương
viết của Cao. Những bến xe đường dài, nhà ga xe lửa thị trấn... Tất cả đều là những
phương tiện di chuyển ở vùng nông thôn xa lắc, nhưng lại không thể thiếu cho mỗi

lần di chuyển của nhân vật, tạo ra sự cách điệu trong cách miêu tả và trần thuật của
tác giả.

18


Không gian sinh hoạt còn được thiết lập tại những không gian mang phạm vi
nhỏ hơn như trong các phòng ban trung tâm văn hóa huyện lị, trung tâm tiếp đón
huyện, ủy ban các địa phương, thị trấn miền núi. Những quán tạp hóa, nhà ăn, phòng
nghỉ, nhà trọ, khách sạn ở vùng nông thôn miền núi và thị trấn đều là những nơi trú
chân trong suốt chuyến “phiêu lưu” của mỉ cũng như của ta. Trong cuộc đời của
mình, Cao đã sống trong thời loạn lạc, năm 1940, ông lớn lên trong vô vàn lần trốn
chạy bởi những xáo trộn, chống đối, đàn áp, khủng bố. Sau này cảm nhận ấy của một
con người đa cảm đã hình thành nên những tác phẩm kiểu Kẻ chạy trốn, mà ở đó
nhân vật của ông đã khẳng định tôi là kẻ tị nạn từ thuở lọt lòng mẹ. Mày là một kẻ xa
lạ, không nhà, không cửa, không quê hương, không gia đình. Vì thế mà trong các tác
phấm Cao đế nhân vật của mình tự đi kiêm tìm cho mình một chân nương thân [17;
146]. Mi và ta dường như là một, đôi khi giống như một người kể nhưng xưng ở hai
ngôi kể vậy, cung cách sinh hoạt, không gian sinh hoạt của họ như chỉ tráo đổi cho nhau
mà thôi. Phải chăng, đây là cách làm mờ hóa nhân vật của Cao theo lối hậu hiện đại
trong tiểu thuyết của mình. Cao đã hình dung cho mình một chuyến đi dài nào đó trong
cả cuộc đời, rồi áp sát nó vào nhân vật của mình một bến trung chuyển vô hình mà lại
hiện hữu đầy dãy ngoài cuộc sống ồn ào vội vã, Linh Sơn và Ben xe buýt đầy dãy những
điếm chung nhau, từ các xây dựng nhân vật đến những không gian trong đó.
Một trong những không gian sinh hoạt nổi bật đó là nhà thủy tạ xuất hiện trong
chương 3, 5, 7, 9 và không gian phòng the gắn liền với người kể chuyện ngôi thứ hai là
mi. Loại không gian này giống như là sợi dây nối kết mỉ và nàng, tạo nên một không
gian vừa lãng mạn vừa hiện thực. Không gian căn phòng xuất hiện ngay từ đầu tác phẩm
đã mang một tính chất thực tế, căn phòng duy nhất của một cá nhân trong tác phẩm. Tuy
nhiên, trong chương đầu tiên, hai căn phòng trong khách sạn hiện ra với hai thế đối lập,

một bên là không gian sinh hoạt vui vẻ tập thể, còn một bên là không gian sinh hoạt của
một kẻ cô đơn, mờ nhạt hẳn đi bởi sự ồn ào, đông đúc.

19


Không gian sinh hoạt ở vùng dân tộc thiếu số của người Khương, người Di, hay
thỉnh thoảng ở khu của người Mông, khu tự trị, đều thể hiện một đặc tính truyền thống
từ những phong tục tập quán của họ, thể hiện được tính hiện thực sâu sắc. Đồng thời thể
hiện được quá trình di chuyển từ vùng này sang vùng khác của người kể chuyện trong
tác phẩm, thể hiện sự mở rộng vùng không gian mà nhân vật đi tới, ở mỗi nơi nhân vật
lại hình thành cho mình những dòng tâm lí khác nhau, tạo nên một không gian mang
đậm chất đời tư ngay từ trong suy nghĩ, trong dòng tâm tư của nhân vật.
1.2.3

Không gian tâm lí
Tâm lí là một phần không thế thiếu trong suy nghĩ của mỗi người, tâm lí chính là

được sinh ra từ hệ thống cảm xúc cá nhân, gắn liền với ý chí và hành động. Tâm lí con
người được coi là hiện tượng tinh thần tự nhiên, được phân chia thành: các quá trìnhtâm
lí; các trạng thái tâm lí; các thuộc tính tâm lí. Tất cả chúng có liên quan tới nhau, sản
sinh nhau tạo thành móc xích vòng tròn thông qua các giác quan, đặc biệt là khi chúng
được tiếp nhận tại bộ não và sản sinh ra hành động tạo ra các mặt tâm lí khác nhau của
từng người. Trong Linh Sơn những con người cá nhân ấy lại mang phần nào dáng dấp
của Cao Hành Kiện. Có lẽ chỉ là sự trùng hợp khi soi chiếu bóng hình Cao vào với ta,
mi, và hắn trong tác phẩm. Họ đều đi kiếm tìm một cái gì được coi là giá trị của văn hóa,
giá trị truyền thống. Nhân vật mỉ trong tác phẩm hiện lên với rất nhiều dòng cảm xúc,
đặc biệt là với tuổi thơ và nhân vật nàng. Nên phần lớn, không gian tâm lí trong đây gắn
với mi hơn cả.
Không gian tâm lí trong tác phẩm vừa mang tính hiện thực vừa mang tính ảo giác

của tâm hồn, đặc biệt hơn nó lại gắn liền với ngôi kể độc đáo trong tác phẩm xưng mi.
Thị trấn Ô Y là tuổi thơ của mi còn nàng là trái tim mi. Không gian kỉ niệm trong 81
chương xuất hiện 21 lần chiếm 36%, không gian kì ảo xuất hiện 17 lần ứng với 29%
toàn bộ tác phẩm. Có thể thấy không gian hồi ức và kì ảo là hai mô hình không gian
chiếm phần lớn tác phẩm (65%). Đây là cách thức mà Cao đưa nhân vật của mình trở về

20


với quá khứ với hồi ức để từ dó hình thành nên chuỗi tâm lí nhân vật trong trường
không gian mang tính xê dịch.
Mặt khác, để xây dựng không gian tâm lí nhân vật Cao Hành Kiện đã rất tỉ mỉ thận
trọng trong việc lựa chọn ngôi kể trong các sáng tác của mình. Ông đặc biệt lun ý tới
ngôi kể thứ hai, ông chỉ ra rằng, sử dụng đại từ nhân xưng ở ngôi thứ hai “mi” bắt buộc
người đọc phải dừng lại suy nghĩ và phóng chiếu chính bản thân mình vào nhân vậttrong
tác phẩm để hiểu hơn tâm lí nhân vật. Sử dụng ngôi kế “mỉ” giống như một tấm kính
phóng đại chĩa vào nhân vật, cho phép người đọc trầm tư một cách thâm tư về mỗi con
người.
Hành trình của mi chỉ quanh quấn ở thị trấn Ô Y hẻo lánh suốt từ những chương
mở đầu đến những chương kết thúc. Đó là chuyến hành trình của thân và tâm, dưới góc
trần thuật độc đáo ở nhiều điểm nhìn từ quá khứ đến hiện tại ở không gian thực xen kẽ
với không gian ảo, xen kẽ giữa kinh lịch và tâm tưởng.
Không gian riêng rẽ mang tính cá nhân của nhân vật xuất hiện trong các dòng hôi
ức của tuôi thơ. Mi nhớ lại “ngôi nhà với khoảng sân nhỏ lát gạch hoa”, câu chuyện của
đôi con thỏ mi nuôi, một con chết một con mất tích trong vại nước tiểu (chương 54), hay
căn phòng bộn bề ngổn ngang toàn sách toàn bản thảo, mùi và khói thuốc bốc lên, hay
cả những nơi mi và nàng cãi vã, mi và nàng làm tình ân ái, xoắn quanh người nhau,
không gỡ nhau ra được (chương 46). Và cũng đôi khi là những con điên, cơn đồng bóng
mà nàng muốn tự sát rồi giết chết cả mi nữa, vì nàng nghĩ mi không còn tin, không còn
yêu, không còn muốn bên cạnh nàng nữa (chương 46, 50). Mi cứ mơ hồ rồi đôi khi

tường minh với khối kí ức tuối thơ nặng trịch ấy giống như mi đang mắc bệnh vậy. “Căn
bệnh tâm lí” của mi dường như chỉ có mi là có biện pháp chữa trị. Nhưng mỉ không chịu
thoát mình ra khỏi mớ hộn độn trạng thái tâm lí ây vì mi nghĩ “chỉ có trong thứ kỉ niệm
ấy mỉ mới có thế bảo toàn bản thân mi, không đê bị thương tôn. Rút lại trong cõi đời
mang mang này, quá lắm mỉ cũng chỉ là một giọt vừa nhỏ nhoi vừa yếu đuối của bế dâu
thôi mà ” (chương 54).

21


Trạng thái tâm lí nhân vật đôi khi còn là sự hài hòa bó chặt của thời gian với không
gian trong một phạm vi khép kín. Không gian bó hẹp “ở góc phòng trên mảy ghi âm
đèn bảo cườỉĩg độ âm thanh nhấp nháy liên hồi” (chương 80). Hình tượng căn phòng,
ngôi nhà đại diện cho khoảng không gian nhỏ bé gắn với suy tưởng, hồi ức cá nhân, tâm
tư thầm kín và kỉ niệm không muốn rời bỏ của nhân vật. Đặc biệt Cao Hành Kiện hết
sức chú tâm tới việc phô ra
trạng thái tâm lí nhân vật theo chiều kích không gian của dòng hồi ức bằng cách tái
hiện chúng thông qua cách diễn đạt với tần số cao, nhà văn đã cố ý kể đi kể lại về
không gian tuổi thơ qua dòng hồi ức trong khắp 27 chương có mô tả không gian tâm
lí của nhân vật.
Cao là một trong những nhà văn Đông Á có ảnh hưởng sâu sắc nhất của văn
học Tây phương. Đặc biệt là văn học Pháp, nơi ông mang quốc tịch. Neu trong các
sáng tác văn học hiện đại chủ nghĩa, nhân vật của M. Proust thường lang thang trong
những cuộc tìm kiếm cái bất tận, cái thực tại, cái thời gian đã đảnh mất, hay đối với
nhà văn người Mĩ w.Faulkner, thực tại là tiếng vọng của Ảm thanh và cuồng nộ,
nguyên sơ của quá khứ hộn độn mang vọng về thì những hồi ức, kỉ niệm của mỉ
trong Linh Solĩ cũng vậy, đều là đi tìm lại cái đã mất, tìm lại tiếng vang vọng từ trong
âm thanh của cuộc sống, nó thúc đẩy mi đi tìm lại nó, nó chi phối dòng tư tưởng của
ra/, gần như điều khiển tâm và thân mi vậy. Có thể thấy, Cao đã vận dụng thành công
nguyên tắc Dòng ý thức của văn học hiện đại chủ nghĩa. Đây được coi là một trong

những phát hiện của nghê thuật văn chương hiện đại chủ nghĩa, thể hiện tham vọng
của người nghệ sĩ. Tái dựng lại thế giới bên trong con người một cách chân thực,
niềm tin của họ và tính cách của nhân vật trong văn học nghệ thuật. Nguyên tắc này
được xuất hiện với tần số cao trong hầu hết các chương viết về hồi ức của ra/, khi mỉ
nhó’ về cuộc ân ái giữa mỉ và nàng hay khi mỉ nhớ về tuối thơ đầy ắp kỉ niệm của mi
vậy. Người ta thường nhắc tới không gian ở cấp độ ba chiều khác nhau. Đó là, chiều
sâu, chiều xa và chiều rộng. Còn trong Linh Sơn chiều kích không gian được mở
rộng thêm một chiều mới, đó là chiều thứ tư mà ở đó thời gian thiết lập ra hệ thống

22


không gian với vô vàn hồi ức. Hành trình đi tìm tới Lỉnh Sơn cũng như hành trình mi
tìm về với khoảnh khắc chính là hành trình đi tìm lại cái đã mất.
Trong tiếu thuyết của Cao, hình tượng nhân vật của Cao luôn mang sự ngờ vực.
Hàng loạt những câu tự vấn trong lương tâm nhân vật “đã ngỡ, đã
từng tin... ” nhưng “cái mi cẩn lại chính là hình ảnh trong lòng kia”. Phần nữa, chính là
tâm lí nhân vật ta trong khoảng thời gian ta nằm trên giường bệnh do chẩn đoán nhầm
ta mắc chứng bệnh ung thư phổi giống như cha của ta. Sự vui mừng khi biết mình thoát
chết, ta lọt qua từng kẽ tay, ngón tay và bàn tay tử thần. Sự tin tưởng vào khoa học,
cộng thêm tin tưởng vào số mệnh khiến trạng thái tâm lí của ta lúc này được Cao miêu
tả hết sức chân thật. Giống như đoạn tự truyện mà Cao đang viết về Cao vậy, trận khủng
hoảng mà chính Cao cũng bị chẩn đoán sai lầm lệch lạc.
Bằng giọng điệu chân thành, sâu lắng với điểm nhìn chủ quan Cao đã tái hiện được
kí ức của nhân vật thông qua dòng hồi ức. Thời gian hồi ức và không gian tâm tưởng
gắn với kí ức tuổi thơ ra/.Mặc dù nhiều lúc, nhân vật đã làm chủ không gian vật lí nhưng
đó chưa phải là chiến thắng cuối cùng, muốn thực sự đạt mục đích còn phải chiếm lĩnh
không gian tâm tưởng, tâm linh - Đó cũng chính là hành trình giác ngộ của nhân vật.
1.2.4


Không gian tâm linh
Nhắc tới tâm linh, người ta hẳn sẽ hình dung về một thế giới khác, thế giới của

thần linh, của tín ngưỡng, tôn giáo, của những cái mộng mị, không phải đời thường, gắn
với nó là không gian của những thứ không phải đời thường ấy. Toàn bộ tác phẩm Lỉnh
Sơn, không gian linh thiêng xuất hiện dày đặc, từ chương mở đầu đến chương kết thúc
không gian mộng mị tái diễn tới 11 lần, chiếm 19% tác phẩm, không gian tưởng tượng
chiếm 17% với 10 lần xuất hiện, không gian tôn giáo bao gồm cả Phật giáo lẫn Đạo giáo
chính thống và đạo giáo dân gian chiếm 64% tác phẩm.
Trong kinh điển Phật giáo, núi non là những biểu tượng quen thuộc có tính chất
biểu tượng cho sự giác ngộ, chẳng hạn như núi Tu Di, núi Lỉnh Sơn, núi Phố Đà... Núi
non rừng sâu vốn là địa điếm của nhiều bậc đại sư, thánh hiền lựa chọn để tu hành.Ngay

23


từ chương đầu, người kể chuyện đã bày tỏ những nhận thức về Lỉnh Sơn (núi linh hồn).
Từ trong những thư tịch Linh Sơn đã được ghi trong vô số các sách vở, văn bản lịch sử
cổ xưa, từ tác phẩm bói toán và ma thuật cổ đại Sơn Hải Kinh, đến bộ sách lâu đời về
địa lý nhan đề Thủy Kinh Chú. Chính ở nơi này đức Phật đã giáo hóa cho đấng tổ sư thứ
nhất chí tôn Ma Ha Ca Diếp [19; p3.2]
Ở những chương cuối (chương 76,78,80,81) quá trình dịch chuyển không gian từ
tâm thức sang không gian tôn giáo rất rõ rệt, chủ yếu theo phương thức thiền. Sự xuất
hiện của hàng loạt những con người mang chức năng chỉ đường đều nằm trong khuôn
thước của thiền. Những câu thơ thiền cũng xuất hiện trong tác phấm, tuy số lượng không
nhiều song nó lại làm toát lên được lòng tin của con người đối với Phật. Do đó, có thể
nói hành trình đi tìm kiếm ngọn Linh Sơn trong cuốn tiểu thuyết của họ Cao là hành
trình giác ngộ, hành trình đến với tâm, với đạo của nhân vật mang đậm chất tâm linh tôn
giáo.
Theo định nghĩa của Giáo hội (thần học) thì tôn giáo là mối liên hệ của con người

với thần thánh, Thượng đế, thần linh, với cái tuyệt đối, với một lực lượng nào đó, với cái
siêu việt hóa... Nhà thần học và triết học Tin Lành giáo R.Ottô (1869-1937) cho rằng,
tôn giáo là “sự thể nghiệm cái thần thánh Còn Ph. Ãngghen viết: . .tất cả tôn giáo
chẳng qua chỉ là sự phản ảnh hư ảo
- vào trong đẩu óc của con người - của những lực lượng ở bên ngoài chỉ phoi cuộc sống
hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ảnh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang
hình thức những lực lượng siêu trần thế”.
Trong Lỉnh Sơn ngọn núi cùng tên xuất hiện đại diện cho Phật giáo. Lấy cảm hứng
từ trong những mô típ truyện dân gian và từ ngọn Linh Sơn của một trong bốn bộ đại
danh kì thư Tây Du kí của Ngô Thừa Ân mà họ Cao phát triến nó như quay đầu về với
Thiền, về với cội nguồn Phật Pháp.Ngọn Linh Son trong tiểu thuyết của Cao phản ánh
quan niệm nhân duyên trong giáo lí nhà Phật. Nhân vật tìm đến Linh Sơn là một sự tình
cờ. Ban đầu là do một anh bạn vẽ bản đồ chỉ đường (chương 1) và cuối nơi tìm kiếm

24


(chương 76) một ông lão chống gậy, áo chùng tỏ ra am hiểu rất tường tận vị trí của Linh
Sơn.
Không chỉ thế, cả cuốn tiểu thuyết là một vòng tròn nhân duyên kéo dài từ chương
1 đến chương 76 thông qua hàng loạt những thông tin từ “người dẫn đường”, “người
đồng hành”... Trong Linh Sơn ta có thể thấy rất rõ quan niệm nhân duyên và duyên khởi
trong giáo lí đại thừa, phải chăng con người chỉ cảm thấy an lạc tuyệt đối trong không
gian tinh khiết của thiên nhiên và trong chính tâm linh của bản ngã. Núi hồn hay núi
thiêng thì vốn dĩ cũng chỉ là một tên gọi tâm linh chung cho tất cả mọi ngọn núi chứa
đựng sự màu nhiệm linh ứng. Nhưng nhân vật trong tác phẩm của Cao Hành Kiện đã
tìm Linh Son trong cái khu biệt cá thể so với cái chung, nghĩa là tìm cái hữu ngã trong
sự vô ngã: “người ta dê dàng tìm thấy những địa điếm có tên Linh Đài, Lỉnh Khâu, Lỉnh
Nham và thậm chí cả. Lỉnh Sơn nêu lật giở tập bản đô Trung Quốc các tỉnh”. Bản chất
Linh Sơn là vô ngã vì núi vốn dĩ là biểu trung của sự hiển linh, màu nhiệm. Huống chi ở

Trung Quốc có ngũ nhạc gắn với Lão giáo và tứ đại danh sơn gắn với Phật giáo nối
tiếng linh thiêng, thậm chí có bản đồ địa chỉ cụ thể rõ ràng, hà tất phải tìm Linh Sơn? Do
đó, bản chất của cuộc tìm kiếm này chính là hành trình “phá chấp ” trong tâm hồn con
người[19; p3.2].
Không gian tâm linh mang một ý nghĩa linh thiêng thờ phụng, nằm trong nó không
chỉ có một hai yếu tố về không gian tôn giáo tín ngưỡng, không gian ma quỷ, không
gian hồi ức về những câu chuyện trong dân gian- “nhũng con hồ lí cái lấy chồng sình
con Có thể nói, tâm thức của mỗi con người về cõi linh thiêng là một phần không thể
thiếu của đời sống tinh thần mỗi con người. Neu nhân vật mỉ trong tác phẩm luôn tin vào
những điều hết sức kì bí, nhất là những gì về ngọn núi linh hồn, ngọn núi thiêng đầy bí
ấn thì nhân vật ta lại tin vào số mệnh nhiều hơn, sau cái chết của cha và căn bệnh ung
thư phối cũng như nghe kể về cái chết đầy bí hiếm của ông già sống lâu năm trong ngôi
nhà đá trên đỉnh núi. Nhân vật trong tiểu thuyết của Cao luôn tin vào một thế giới bí

25


×