Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Tích hợp môn giáo dục công dân, công nghệ, sinh học, toán học vào dạy bài 38 bảo vệ tài nguyên sinh vật việt nam (địa lí 8)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.09 KB, 16 trang )

HỒ SƠ THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
1. Tên chủ đề dạy học: Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam
2. Môn học chính của chủ đề: Địa lý
3. Các môn được tích hợp: Địa lý, Giáo dục công dân, Công nghệ, Sinh học,
Toán học


PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN DỰ THI
- Phòng giáo dục và đào tạo huyện Đan Phượng
- Trường THCS Phương Đình.
- Địa chỉ: Phương Đình- Đan Phượng- Hà Nội
- Điện thoại: 0433886687
- Thông tin về giáo viên.
1. Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Hà
2. - Ngày sinh: 21 - 9 - 1983

Môn: Địa lý

- Điện thoai: 01279729898 Email:


BÀI DỰ THI "DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP LIÊN MÔN"
1. Tên hồ sơ:
Tích hợp môn Giáo dục công dân, Công nghệ, Sinh học, Toán học vào dạy
bài 38: Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam (Địa lí 8)
2. Mục tiêu dạy học:
a. Kiến thức:
* Môn Địa lí
- Địa lí 6: Bài 27- Lớp vỏ sinh vật. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố
thực, động vật trên trái đất.
+ Hiểu được tác động tích cực và tiêu cực của con người đến sự phân bố


thực, động vật.
+ Biết được vì sao phải khai thác rừng hợp lí và bảo vệ rừng
- Địa lí 8: Bài 37- Đặc điểm sinh vật Việt Nam
+ Biết được nước ta có tài nguyên sinh vật phong phú và đa dạng, trong đó
có nhiều loài quý hiếm. Song do tác động tiêu cực của con người làm sinh vật suy
giảm về số lượng và chất lượng.
+ Nhà nước đã thành lập khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia để bảo vệ,
phục hồi, phát triển rừng nguyên sinh.
- Địa lí 9. Bài 9- Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thủy sản
+ Hiểu được ý nghĩa của rừng nước ta đối với sản xuất, đời sống và môi
trường.
+ Thấy được sự cần thiết phải vừa khai thác, vừa bảo vệ và trồng rừng,
khai thác nguồn lợi thủy sản một cách hợp lí và bảo vệ vùng biển khỏi bị ô
nhiễm.
* Môn Sinh học
- Sinh học 6: Bài 46- Tực vật góp phần điều hòa khí hậu; bài 47- Thực vật
bảo vệ đất và nguồn nước; bài 48- Vai trò của thực đối với động vật và đối với
con người ; bài 49- Bảo vệ sự đa dạng của thực vật.
+ Vai trò của thực vật đối với khí hậu, đất, nước.
+ Vai trò của thực vật đối với động vật, con người.
+ Từ đó chunngs ta cần bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên sinh vật để
làm giàu cho tổ quốc.
- Sinh học 7: Bài 58- Đa dạng sinh học; Bài 60: Động vật quý hiếm; Bài
61, 62: Tìm hiểu một số động vật quan trọng trong kinh tế ở địa phương
+ Hiểu được những lợi ích của tài nguyên sinh vật
+ Nguyên nhân suy giảm tài nguyên sinh vật, từ đó có ý thức bảo vệ sự đa
dạng của tài nguyên sinh vật.
+ Thấy được mức độ tuyệt chủng của động vật quý hiếm Việt Nam, từ đó
đề ra các biện pháp bảo vệ động vật quý hiếm.
+ Nâng cao nhận thức đối với học sinh cần bảo vệ, chăm sóc tài nguyên

động vật ở xung quanh mình.


- Sinh học 9: Bài 58- Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên; Bài 59- Khôi
phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã; Bài 60- Bảo vệ đa dạng các hệ
sinh thái; Bài 61- Luật bảo vệ tài nguyên môi trường; Bài 61- Thực hành: Vận
dụng luật bảo vệ môi trường vào việc bảo vệ môi trường.
+ Thấy được sử dụng hợp lí tài nguyên rừng có vai trò quan trọng đến tài
nguyên khác( đất, nước, khí hậu...)
+ Để duy trì cân bằng sinh thái cần bảo vệ tài nguyên sinh vật(đặc biệt là
thiên nhiên hoang dã)
+ Nắm được các biện pháp bảo vệ sự đa dạng của tài nguyên rừng , biển.
+ Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách và luật bảo vệ và phát triển tài
nguyên rừng. Nên mọi người đều có trách nhiệm thực hiện luật bảo vệ môi
trường. Từ đó nâng cao ý thức của học sinh trong việc bảo vệ tài nguyên sinh vật
ở địa phương.
* Môn Giáo dục công dân:
-Giáo dục công dân 6: Bài 7- Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên.
+ Hiểu được ý nghĩa của tài nguyên sinh vật đối với sự phát triển của con
người.
+ Cần phải yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên.
- Giáo dục công dân 7: Bài 14- Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
+ Hiểu được ý nghĩa, biện pháp, và một số quy định của pháp luật về bảo vệ
tài nguyên sinh vật.
* Môn Công nghệ:
- Công nghệ 7: Bài 22- Vai trò của rừng và nhiệm vụ trồng rừng; bài 28Khai thác rừng; bài 29- Bảo vệ và khoanh nuôi rừng.
+ Thấy được vai trò của rừng đối với môi trường sống, phát triển kinh tế và
nâng cao đời sống nhân dân.
+ Hiểu thực trạng tài nguyên rừng nước ta, từ đó đề ra biện pháp bảo vệ,
phục hồi và phát triển rừng.

+ Nâng cao nhận thức của học sinh có ý thức sử dụng hợp lí tài nguyên
rừng và bảo vệ rừng hiện nay.
* Môn Toán học:
+ Tính toán, xử lí số liệu khi vẽ biểu đồ; vẽ dạng biểu đồ địa lí vừa chính
xác về tỉ lệ, vừa đảm bảo yêu cầu về thẩm mỹ và khoa học.
* Môn Tin học:
- Tin học 9: Bài 3- Tổ chức và truy cập thông tin trên Internet
+ Học sinh biết cách lấy thông tin, tranh ảnh... trên Internet
b. Kỹ năng:
- Phân tích tranh ảnh, clip ... để khai thác kiến thức.
- Kỹ năng thu thập thông tin qua sách, báo, ti vi, Internet...
- Rèn luyện tu duy lôgic, khả năng tổng hợp kiến thức, kỹ năng sinh hoạt
nhóm.
- Vận dụng những kiến thức môn học khác và bồi dưỡng khả năng vận dụng
thực tế vào bài học.
- Lên án, đấu tranh, ngăn chặn các hành vi làm ảnh hưởng xấu đến tài
nguyên sinh vật.
- Học sinh tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ tài nguyên sinh vật nước
ta nói chung và tại địa phương nói riêng.
c. Thái độ:


- Học sinh hiểu được vai trò, ý nghĩa to lớn của tài nguyên sinh vật. Từ đó có
ý thức bảo vệ các loài thực, động vật ở địa phương, đất nước ta. Không đồng tình,
không tham gia các hoạt động phá hoại cây cối, săn bắt chim thú...
- Có ý thức tìm hiểu và chấp hành các chính sách, pháp luật của nhà nước về
bảo vệ thực, động vật.
3. Đối tượng dạy học của bài.
- Khối 8 của trường THCS Phương Đình.
- Gồm 4 lớp.

+ Lớp 8A: 40 học sinh
+ Lớp 8B: 41 học sinh
+ Lớp 8C: 41 học sinh
+ Lớp 8D: 40 học sinh
4. Ý nghĩa của bài học.
Sinh vật là thành phần của môi trường địa lí tự nhiên, thông qua số lượng và
chất lượng của các quần xã sinh vật, có sự thống nhất giữa thực vật và đối với
động vật với nhau và với môi trường.
Giữa sinh vật, con người và môi trường có mối quan hệ chặt chẽ, nếu ta biết
vận dụng chúng theo quy luật phát triển bền vững và cân bằng sinh thái thì mới
có khả năng duy trì và phát triển hiệu quả mối quan hệ này đối với mục tiêu phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Rừng được xem là lá phổi xanh của thiên nhiên giúp điều hòa khí hậu, cân
bằng sinh thái cho môi trường. Rừng chi phối đến độ ẩm của không khí và đất.
Rừng còn bổ sung khí cho khí quyển và ổn định khí hậu toàn cầu bằng cách đồng
hóa cacbon và cung cấp ôxi...Tuy nhiên với tình hình diện tích rừng ngày càng
suy giảm về số lượng và chất lượng, nhiều loài sinh vật quý hiếm có nguy cơ
tuyệt chủng , thì thiên tai như lũ lụt, hạn hán...xẩy ra với tần xuất và cường độ
ngày càng tăng, gây ra những thiệt hại nghiêm trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến
nền kinh tế- xã hội nước ta.
Tài nguyên sinh vật nước ta đa dạng nhưng không phải là vô tận. Tài nguyên
sinh vật luôn chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà mỗi chúng ta cần nghiên cứu, tìm tòi
và lí giải những điều thú vị xung quanh.
Trước những nhu cầu cấp bách của việc bảo vệ môi trường nói chung và việc
bảo vệ phát triển tài nguyên sinh vật nói riêng, để góp phần hạn chế các hậu quả
của việc tàn phá hủy hoại rừng và nguy cơ về biến đổi khí hậu .Nhiệm vụ này
không chỉ riêng nhà nước mà là nhiệm vụ của toàn xã hội. Đúng như quyết định
số 256/2003/QĐ-TT ngày 2-12-2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm
2020 cũng nhấn mạnh " Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của toàn xã hội, của các

cấp, các ngành, các tổ chức, cộng đồng và của mọi người dân."


BÀI 38: BẢO VỆ TÀI NGUYÊN SINH VẬT VIỆT NAM
I) Mục tiêu:
1) Kiến thức:
- Thấy được vai trò của tài nguyên sinh vật đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
và đời sống của nhân dân ta.
- Hiểu được thực tế về số lượng cũng như chất lượng nguồn tài nguyên sinh vật
nước ta hiện nay.
2) Kỹ năng:
- Phân tích tranh ảnh, clip, bản đồ ... để khai thác kiến thức
- Bồi dưỡng khả năng vận dụng thực tế vào bài học.
- Lên án, đấu tranh, ngăn chặn các hành vi làm ảnh hưởng xấu đến tài nguyên
sinh vật.
3) Thái độ:
- Có ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật ở xung quanh ta.
- Có ý thức tìm hiểu và chấp hành các chính sách, pháp luật của nhà nước về bảo
vệ thực, động vật.
II) Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1)Giáo viên:
- Máy chiếu, loa, máy tính
- Bản đồ thực trạng tài nguyên rừng Việt Nam
- Clip "Nguyên nhân suy giảm tài nguyên rừng"
- Clip "Rừng xanh nổi giận"
2) Học sinh:
- Sách giáo khoa các môn học: Địa lí 6, Địa lí 9, Giáo dục công dân 6,Giáo dục
công dân 7, Sinh học 6, Sinh học 7, Sinh học 9, Công nghệ 7, Toán, Tin học 9.
- Tìm hiểu giá trị, thực trạng và giải pháp bảo vệ, phát triển tài nguyên sinh vật
Việt Nam.

- Tranh ảnh thực,động vật Việt Nam.
III) Hoạt động trên lớp:
1)Ổn định tổ chức:
2) Kiểm tra:
? Nêu đặc điểm chung của sinh vật VN?
3) Bài mới:
Sinh vật Việt Nam rất phong phú và đa dạng. Ngoài sự đa dạng về thành phần
loài, về hệ sinh thái, còn phong phú về giá trị sử dụng . Vậy tài nguyên sinh vật
có giá trị như thế nào đối với sản xuất, đời sống và môi trường ? Thực trạng tài
nguyên sinh vật nước ta ra sao? Chúng ta phải làm gì để bảo vệ nguồn tài nguyên
quan trọng này?
Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính


GV: Tài nguyên sinh vật nước ta rất đa
dạng. Nhưng chúng ta đang khai thác
vượt quá giới hạn cho phép, làm giảm
tính đa dạng sinh học. Vì vậy, đã đến
lúc phải có sự thay đổi trong mối quan
hệ giữa con người và tài nguyên sinh
vật .
Bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu
xem vì sao phải bảo vệ tài nguyên sinh
vật Việt Nam, trong đó quan trọng nhất
là tài nguyên rừng và động vật hoang
dã.
BÁO CÁO THEO NHÓM


Căn cứ vào bảng 38.1 SGK- trang 133, thông tin SGK và kiến thức kiên
môn. Hãy hoàn thành sơ đồ sau.

- Giáo viên hướng dẫn HS hoàn thành sơ đồ.
+ Nhóm 1: Tìm hiểu giá trị tài nguyên thực vật.
+ Nhóm 2: Tìm hiểu giá trị tài nguyên động vật.
+ Nhóm 3: Tìm hiểu tài nguyên sinh vật đang bị giảm sút.
+ Nhóm 4: Giải pháp bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên sinh vật.
- Đại diện nhóm lên trình bày theo sự chuẩn bị ở nhà
* Nhóm 1: Tìm hiểu giá trị tài nguyên
thực vật.
(HS trình bày kết hợp tranh ảnh sưu tầm
để minh họa)
- Làm thực phẩm( mọc nhĩ, nấm, măng...)
- Dược liệu: cỏ cây, hoa lá làm thuốc chữa
bệnh, bồi bổ sức khỏe, các phương thuốc


chữa bệnh nan y (tía tô, tam thất, nhân
trần...)
- Nguyên liệu cho công nghiệp chế biến,
thủ công nghiệp: từ gỗ, tre, nứa...thiết kế ra
hàng trăm đồ mỹ nghệ, dụng cụ lao động
đến nhà ở, đồ dùng gia đình hiện đại như
nhà gỗ, tủ, sập gụ...
- Tham quan du lịch:đặc biệt là du lịch sinh
thái không chỉ phục vụ nhu cầu tinh thần
mà còn tăng thu nhập cho nhân dân địa
phương (VGQ U Minh Hạ, Cần Giờ, Cúc
Phương...)

- Nghiên cứu khoa học: nơi bảo tồn các
nguồn gen quý (Khu dự trữ sinh quyển,
vườn quốc gia...)
- Bảo vệ môi trường sinh thái: ổn định hàm
lượng cacbon và ôxi trong khí quyển; điều
hòa khí hậu, làm sạch không khí. Thực vật
giúp giữ đất, chống xói mòn ; hạn chế lũ lụt
,hạn hán; bảo vệ nguồn nước ngầm giảm
tốc độ gió chống nạn cát bay ở ven biển...

Giá trị tài nguyên thực vật
- Làm thực phẩm.
- Dược liệu.
- Nguyên liệu cho công.
nghiệp chế biến, thủ công
nghiệp.
- Tham quan du lịch.
- Nghiên cứu khoa học.
- Bảo vệ môi trường sinh thái.

+ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung, đặt
câu hỏi.
+ GV chuẩn kiến thức và cho điểm.
* Nhóm 2: Tìm hiểu giá trị tài nguyên
động vật.
( HS trình bày kết hợp tranh ảnh sưu tầm
để minh họa)
- Làm thực phẩm: giàu dinh dưỡng
(nhím, lợn rừng, dê,...)
- Dược liệu: mật ong, mật gấu, cao hổ...

- Làm đồ mỹ nghệ: ốc xà cừ làm khảm trai
- Công nghiệp mỹ phẩm: cầy mực, hươu xạ
làm nước hoa,...
- Giải trí, du lịch: voi, khỉ...làm xiếc.
- Nghiên cứu khoa học: (chuột bạch, khỉ
vàng...) là nguồn gen quý, phòng thí
nghiệm tự nhiên, cơ sở để thuần dưỡng lai
tạo động vật, làm tăng sự đa dạng về loài...
+ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung và đặt
câu hỏi.
+ GV chuẩn kiến thức và cho điểm.
+ GV bổ sung: Ngày nay, nhu cầu của con
người ngày càng cao về tài nguyên sinh
vật. Chúng ta trồng rừng và nuôi động vật

Giá trị tài nguyên động vật
- Làm thực phẩm
- Dược liệu
- Làm đồ mỹ nghệ
- Công nghiệp mỹ phẩm
- Giải trí, du lịch
- Nghiên cứu khoa học


hoang dã để làm nguyên liệu và thực phẩm
như nhím,chim trĩ, lợn rừng, cá sấu...
Nhưng phải có giấy phép của các cơ quan
chức năng.
+ GV kết luận: Như vậy tài nguyên sinh
vật có ý nghĩa rất to lớn, cung cấp nhu yếu

phẩm cần thiết cho con người đến phát
triển kinh tế và duy trì cân bằng sinh thái.
Tài nguyên sinh vật có vai trò quyết định
đến sự phát bền vững của đất nước.
* Nhóm 3: Tài nguyên sinh vật đang bị
giảm sút.
(HS sử dụng USB để trình bày báo cáo của
mình)
Tài nguyên thực vật.
Bảng: Diện tích rừng Việt Nam
(triệu ha)
Năm
1943
1990
2003
Diện
tích
14,3
9,2
11,8
rừng
Độ che
phủ(%) 43,0
27,8
35,8
- Diện tích rừng giảm sút ( giảm mạnh giai
đoạn 1943-1990(giảm 5,1 triệu ha), tăng
lên giai đoạn 1990-2003( tăng 2,6 triệu ha)
nhưng vẫn thấp hơn năm 1943.
- Tỉ lệ che phủ rừng có sự biến động trong

thời kỳ 1943- 2001.
+ Giảm nhanh từ năm 1943 đến năm 1990
(giảm 15,2%).
+Tăng từ năm 1993 đến năm 2003 (tăng
8%)
- Chất lượng rừng suy giảm: nhiều loài cây
to, gỗ quý như đinh ,lim, sến, lát hoa, cẩm
lai...cạn kiệt.
Tài nguyên động vật.
- Nhiều loài động vật hoang dã có nguy cơ
tuyệt chủng, được biểu thị ở bằng những
cấp độ:
+ Rất nguy cấp(voi, tê giác một sừng,
hươu xạ, hổ, sao la...)
+ Nguy cấp(rùa núi vàng, bò tót, voọc mũi
hếch...)
+ Sẽ nguy cấp(cà cuống, cá ngựa gai,
vượn bạc má...)

Tài nguyên thực vật
bị giảm sút
- Diện tích rừng bị thu hẹp.
- Tỉ lệ che phủ rừng thấp.
- Chất lượng rừng giảm sút.

Tài nguyên động vật
bị giảm sút
- Nhiều loài động vật hoang
dã có nguy cơ tuyệt chủng.
- Nguồn lợi hải sản giảm sút

rõ rệt.


+ It nguy cấp(sóc đỏ, khỉ vàng, gà lôi
trắng...)
- Nguồn lợi hải sản giảm sút rõ rệt.
( nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng như cá
mòi, cá cháy,...nhiều loài đang giảm mức
độ tập trung như cá chim, cá gúng, cá
hồng...)
+ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung và đặt
câu hỏi.
+ GV chuẩn kiến thức và cho điểm.
- GV: đưa bản đồ thực trạng diện tích rừng
nước ta.
? Quan sát bản đồ hiện trạng tài nguyên
rừng Việt Nam. Em có nhận xét gì về diện
tích có rừng so với diện tích tự nhiên của
nước ta?

- HS. Năm 1909 -3/4 lãnh thổ có rừng.
Năm 1943 - 2/4 lãnh thổ có rừng.
Năm 2003 -1/4 lãnh thổ có rừng.
? Quan sát biểu đồ diện tích rừng bình quan
theo đầu người và nhận xét?

1,6

0,4
0,14


HS: nước ta 3/4 diện tích là đồi núi mà


diện tích rừng theo đầu người là rất thấp
trung bình là 0,14ha, thấp hơn cả trung
bình của Châu Á (0,4ha) và của thế giới
(1,6ha),
- GV bổ sung: kém xa so với Châu Đại
Dương (6,7ha) và Mỹ La Tinh (5,2ha).
? Dựa vào vai trò của rừng phân thành
mấy loại? Nêu vai trò của từng loại rừng?
- HS: Gồm 3 loại
+ Rừng phòng hộ là rừng đầu nguồn, rừng
chắn cát bay và dải rừng ngập mặn ven
biển giúp hạn chế xói mòn, chắn gió,chắn
cát bay.
+ Rừng sản xuất cung cấp gỗ cho công
nghiệp chế biến gỗ và xuất khẩu.
+ Rừng đặc dụng là vườn quốc gia và khu
bảo tồn thiên nhiên để bảo vệ sinh vật
hoang dã .
GV kết luận: Ông cha ta từng tự hào
" nước ta rừng vàng, biển bạc". Tuy nhiên,
tác động của con người nhanh chóng biến
những khu rừng giàu thành cạn kiệt. Trong
Sách đỏ Việt Nam đã thống kê phân loại
365 loài động vật và 350 loài thực vật quý
hiếm cần được bảo vệ trước nguy cơ tuyệt
chủng.

? Quan sát clip "Nguyên nhân suy giảm tài
nguyên rừng", hãy cho biết nguyên nhân
làm suy giảm tài nguyên rừng nước ta?
- HS: Khai thác bừa bãi, đốt nương rẫy.
Cháy rừng.
Phá rừng vì phát triển kinh tế: thủy
điện, trồng cây công nghiệp, ...
? Con người càng tàn phá thiên nhiên bao
nhiêu thì "mẹ thiên nhiên" càng nổi giận
khủng khiếp.Vậy mất rừng gây lên những
hậu quả gì?
(HS tiếp tục khai thác kiến thức từ clip"
Rừng xanh nổi giận")
- HS: Nhiều thiên tai xẩy ra như xói mòn,
sạt lở đất, lũ quét, hạn hán, trái đất nóng
lên, động vật rừng tàn phá làng bản, ruộng
nương ...
GV: HS quan sát sơ đồ sau để thấy được
hậu quả to lớn của việc mất rừng.


.
? Tài nguyên sinh vật thuộc dạng tài
nguyên nào?
HS: Tài nguyên sinh vật thuộc dạng tài
nguyên tái sinh là khi sử dụng hợp lí sẽ có
điều kiện phát triển phục hồi.
GV: Do tác hại của chặt phá rừng
không diễn ra ngay nên người dân thường
chỉ thấy cái lợi trước mắt mà không quan

tâm đến cái hại lâu dài.Vì vậy chúng ta cần
có những giải pháp bảo vệ và phát triển bền
vững tài nguyên sinh vật.
* Nhóm 4: Giải pháp bảo vệ và phát triển
bền vững tài nguyên sinh vật.
( HS sử dụng tranh ảnh để minh họa bằng
USB)
- Nghiêm cấm mọi hành động phá rừng,
gây cháy rừng, mua bán lâm sản, săn bắt
động vật rừng.
- Giao đất giao rừng cho hộ nông dân chăm
sóc, khai thác và bảo vệ.
- Có 3 loại khai thác rừng hiện nay là khai
thác trắng, khai thác dần, khai thác chọn.
Nước ta chỉ được phép khai thác chọn là
chọn chặt cây theo yêu cầu sử dụng và yêu
cầu tái sinh tự nhiên của rừng.
- Ứng dụng công nghệ sinh học để bảo tồn
nguồn gen quý hiếm và lai tạo ra các giống
sinh vật có năng suất,chất lượng cao và khả
năng chống chịu tốt là việc làm hết sức cần
thiết và có để bảo vệ thiên nhiên.
- Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên,
vườn guốc gia...để bảo vệ các khu rừng
quý đang có nguy cơ bị cạn kiệt.

Giải pháp
- Bảo vệ rừng hiện có, trồng
rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc.
- Khai thác rừng hợp lí.

- Thành lập các khu bảo tồn thiên
nhiên, vườn guốc gia.
- Ứng dụng công nghệ sinh học
để bảo tồn nguồn gen quý hiếm.
- Tăng cường công tác tuyên
truyền và giáo dục về bảo vệ
nguồn tài nguyên sinh vật.
- Thực hiện nghiêm chỉnh luật
môi trường.


- Mọi người đều có trách nhiệm thực hiện
tốt Luật bảo vệ môi trường trong đó có bảo
vệ tài nguyên sinh vật
+ Cấm khai thác rừng bừa bãi.
+ Không khai thác rừng đầu nguồn.
+ Nghiêm cấm săn bắt động vật hoang
dã....
+ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung và đặt
câu hỏi.
? Là một học sinh, các bạn phải làm gì để
góp phần bảo vệ tài nguyên sinh vật?
HS trả lời:
- Không bắn giết chim, thú hoang dã;không
chặt cây bẻ cành, phá hoại môi trường đang
sinh sống.
- Tuyên truyền về việc bảo vệ tài nguyên
sinh vật với mọi người xung quanh .
- Hưởng ứng tham gia phong trào "Tết
trồng cây"

- Báo cho cơ quan công an khi phát hiện có
người vận chuyển, buôn bán, tàng trữ gỗ và
động vật quý hiếm...
+ GV chuẩn kiến thức và cho điểm.
GV kết luận toàn bài:Nguồn tài nguyên
sinh vật nước ta rất phong phú nhưng
không phải là vô tận. Vì vậy, nhà nước và
nhân dân cần thực hiện các giải pháp
đồng bộ và cụ thể phục hồi nguồn tài
nguyên quý giá này, bảo vệ sự đa dạng
sinh học của nước ta làm cho đất nước
mãi xanh tươi và phát triển bền vững.


BẢNG TỔNG KẾT TOÀN BÀI

Giá trị tài nguyên sinh vật

Giá trị tài nguyên thực vật

Giá trị tài nguyên động vật

- Làm thực phẩm.
- Dược liệu.
- Nguyên liệu cho công.
nghiệp chế biến, thủ công
nghiệp.
- Tham quan du lịch.
- Nghiên cứu khoa học.
- Bảo vệ môi trường sinh thái.


- Làm thực phẩm
- Dược liệu
- Làm đồ mỹ nghệ
- Công nghiệp mỹ phẩm
- Giải trí, du lịch
- Nghiên cứu khoa học

Tài nguyên sinh vật bị giảm sút.

Tài nguyên thực vật
- Diện tích rừng bị thu hẹp.
- Tỉ lệ che phủ rừng thấp.
- Chất lượng rừng giảm sút.

Tài nguyên động vật
- Nhiều loài động vật
hoang dã có nguy cơ tuyệt
chủng.
- Nguồn lợi hải sản giảm
sút rõ rệt.

Giải pháp
- Bảo vệ rừng hiện có, trồng rừng, phủ xanh đất
trống đồi trọc.
- Khai thác rừng hợp lí.
- Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn
guốc gia.
- Ứng dụng công nghệ sinh học để bảo tồn nguồn
gen quý hiếm.

- Tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục
về bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật.
- Thực hiện nghiêm chỉnh luật môi trường.


VI. Bài tập:
Bài 3- SGK trang 135
GV gọi 1 HS đọc bảng tính tỉ lệ che phủ rừng so với diện tích đất liền.
Sau đó 1 HS vẽ biểu đồ, 1HS nhận xét xu thế biến động của diện tích rừng Việt
Nam
a. Tính tỉ lệ che phủ rừng(%) = S rừng x 100
S đất liền (33 triệu ha)
Năm
1943 1993
Tính tỉ lệ che phủ
rừng(%)
44,3
26,1
b. Vẽ biểu đồ theo tỉ lệ đó.( vẽ đường biểu diễn).

2001
35,8

%
50

44,3

40


35,8

30

26,1

20
10

1943

1993

2001

N¨m

BiÓu ®å tØ lÖ che phñ rõng qua c¸c n¨m

c. Nhận xét xu thế biến động của S rừng Việt Nam.
* Nhận xét:
- Tỉ lệ che phủ rừng có sự biến động trong thời kỳ 1943- 2001.
+ Giảm nhanh từ năm 1943 đến năm 1993 (giảm 18,2%).
+ Tăng từ năm 1993 đến năm 2001(tăng 9,7% so với năm 1993)
- Tỉ lệ che phủ rừng giảm từ năm 1943 đến năm 2001 (giảm 8,5%).
V. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài cũ, làm bài tập 1,2 trong SGK.
- Viết bài tuyên truyền mọi người cùng nhau bảo vệ môi trường ở địa phương em.
- Chuẩn bị bài mới: Bài 39. Đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam.



7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
- Tiêu chí đánh giá: HS nắm được kiến thức bài học và kiến thức liên môn được
sử dụng trong bài.
- Cách thức đánh giá: Làm phiếu học tập
Họ và tên:............................
Lớp:.....................................
PHIẾU HỌC TẬP
Câu 1. Nhóm cây nào sau đây cho gỗ bền đẹp và rắn chắc?
A. Lim, sến, táu.
B. Cẩm lai, gụ, đinh.
C. Cả A, B đều sai.
D. Cả A, B đều đúng.
Câu 2: Các loài động vật sau đây đứng trước nguy cơ tuyệt chủng?
A. Tê giác, trâu rừng, gấu.
B. Trâu, thỏ, nhím.
C. Sao la, sếu, dê.
D. Tê giác, nhím, dê.
Câu 3:Tỉ lệ che phủ rừng hiện nay ở nước ta chỉ đạt:
A. 15 - 25%
B. 25 -30%
D. 35- 38%
D. 30 - 33%
Câu 4: Nguyên nhân nào làm suy giảm tài nguyên sinh vật nước ta?
A. Quản lý và bảo vệ kém.
B. Khai thác quá mức.
C. Chiến tranh hủy diệt.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 5: Để tài nguyên sinh vật nước ta khỏi bị suy giảm, cần phải:
A. Trồng rừng, khai thác hợp lí đi đôi với bảo tồn, đa dạng sinh học.

B. Bảo vệ rừng phòng hộ .
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai .
Câu 6 : Việc bảo tồn đa dạng sinh học Việt Nam là bảo tồn sự phát triển bền
vững của:
A. Các hệ sinh thái đặc thù.
B. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên quý hiếm.
C. Giá trị thiên nhiên của nhân loại toàn cầu.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 7: Nguồn tài nguyên sinh vật nước ta phong phú, đa dạng và có khả
năng:
A. Phục hồi và phát triển
B. Giảm sút và không thể phục hồi
C. Tái tạo nhưng ít có giá trị về kinh tế
D. Tất cả đáp án trên đề sai
8.Các sản phẩm của học sinh



×