Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

Khoá luận tốt nghiệp thế giới nhân vật trong một tổ quý tộc của i s turgenev

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (361.35 KB, 56 trang )

NGÔ THỊ THẢO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
MỘT TỎ QUÝ TỘC

THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG

I.S.TURGENEV

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


•••

Chuyên ngành: Văn học nước ngoàỉ

HÀ NỘI, 2015
NGÔ THỊ THẢO

CỦA


THỂ GIỚI NHÂN VẬT TRONG MỘT TÓ QUÝ TỘC CỦA
I.S.TURGENEV
TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC



• • •

Chuyên ngành: Văn học nước ngoàỉ

Người hướng dẫn khoa học
TS. LÊ THI THU HIÈN

HÀ NỘI, 2015


LÒÌ CẢM ƠN
Hoàn thành khóa luận này, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong
Tổ Văn học nước ngoài - Khoa Ngữ văn - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo
điều kiện giúp đõ' tôi.
Đặc biệt, tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo - Tiến sĩ Lê
Thị Thu Hiền đã hướng dẫn tận tình và quan tâm giúp đỡ tôi hoàn thành tốt khóa luận
này.
Nhân đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã luôn ở bên
giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện khóa luận.
Trong khuôn khố thời gian có hạn nên khóa luận khó tránh khỏi những sai sót,
tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô và bạn bè để có thể tiếp tục
hoàn thiện trong quá trình học tập và giảng dạy sau này.
Hà Nội, tháng 05 năm 2015 Sinh viên
Ngô Thị Thảo
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những nội dung mà tôi đã trình bày trong khóa luận tốt
nghiệp này là kết quả quá trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của Tiến


sĩ Lê Thị Thu Hiền. Những nội dung này không trùng với kết quả nghiên cứu của các

tác giả khác. Neu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, tháng 05 năm 2015 Sinh viên
Ngô Thị Thảo

TÀI LIỆU THAM KHẢO

MỤC LỤC


MỞ ĐÀU
1. Lý do chọn đề tài
Văn học Nga thế kỉ XIX là một trong những giai đoạn văn học tiên tiến
nhất của nhân loại. Chuyến tiếp nhanh chóng từ chủ nghĩa lãng mạn sang chủ
nghĩa hiện thực, văn học thời kì này đã đạt được những thành tựu to lớn và có
nhiều đóng góp tích cực cho nền văn học thế giới.
Đi vào tiếp cận các tác phẩm khác nhau và tìm hiểu ở nhiều thể loại văn
học thời kì này, chúng tôi thấy rằng nền văn học Nga giai đoạn này như dòng
Volga, mà mỗi khúc sông nhỏ mang một nét đẹp riêng. Tất cả đã tạo nên những
giá trị vượt thời đại trong nhiều tác phẩm. Đặc biệt là những sáng tác của
Turgenev - những hạt cát vàng của cuộc đời. Turgenev không phải là người có
đóng góp lớn nhất cho nền văn học Nga cũng như thế giới, nhưng nhũng giá trị ở
con người và tác phấm của ông là không thể phủ nhận và không thể không nhắc
đến.
Với tài năng phong phú dồi dào, I.S.Turgenev là nhà văn Nga đầu tiên
sống ở Pari được thế giới văn hóa nghệ thuật châu Âu công nhận là “nhà tiểu
thuyết vĩ đại”. Một tạp chí văn học ở Anh đã viết: “Toàn châu Âu nhất trí tôn
Turgenev lên đứng hàng đầu trong văn học hiện đại”.
Một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất và bộc lộ tài năng rõ rệt nhất cho
Turgenev là tiểu thuyết Một tổ quỷ tộc, viết xong cuối năm 1858, xuất bản vào
đầu năm 1859, đăng trên số 1 tạp chí “Người cùng thời”. Theo dư luận đương

thời đó là cuốn tiếu thuyết “ đương nhiên người đọc săn đuối, nó mò tới khắp mọi
nơi và nối tiếng tới mức mà ai không biết to quý tộc là điều không thế tha thứ được ”

(Tạp chí Người thời đại - Nga).
Đây không chỉ là câu chuyện về mối tình ngang trái của chàng quý tộc trẻ
Fedo Ivannovich Lavretxki với nàng tiểu thư Elidaveta Mikhailopna, một câu


chuyện tình “chưa bắt đầu đã vội kết thúc”, mà nó còn bàn về số phận của các tổ
quý tộc đã và đang tàn tạ trên đất nước Nga. Tầng lớp người Nga có văn hóa đã
và đang trở thành những “con người thừa”. Thấy được sự độc đáo đó, chúng tôi
quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Thế giới nhân vật trong Một tổ quý tộc
của Turgenev”.
Hơn nữa, Turgenev và các sáng tác của ông được đưa vào chương trình
giảng dạy Ngữ văn trong nhà trường Việt Nam. Nhận thấy vai trò hết sức quan
trọng của Turgenev cũng như tác phẩm Một to quỷ tộc đối với nền văn học Nga
nói riêng và văn học thế giới nói chung nên chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài
này. Đồng thời, việc quan tâm tìm hiểu tác phẩm của Turgenev sẽ góp phần mở
rộng tầm hiểu biết về văn học Nga và có tác dụng hỗ trợ về mặt kiến thức cho
việc nghiên cứu và giảng dạy sau này.
2. Lịch sử vấn đề
I.S.Turgenev (1818 - 1883) và những tác phấm của ông từ lâu đã là niềm
say mê của nhiều thế hệ bạn đọc và giới nghiên cứu thế giới cũng như ở Việt
Nam. Tuy nhiên, do hạn chế ngoại ngữ nên chúng tôi không có điều kiện tham
khảo các tài liệu nước ngoài. Theo thống kê ở Việt Nam, từ những năm 60 rải rác
trên các tạp chí, giáo trình, từ điến... tên tuối của ông đã được nhắc tới, nhưng đa
phần đó mới chỉ là những giới thiệu tổng quan, mang tính “giáo trình”. Đen nay
có thể nói có duy nhất một công trình nghiên cứu chuyên sâu về sáng tác của
Turgenev, đó chính là luận án Tiến sĩ “Cải lãng mạn trong tiểu thuyết của
I.S.Turgenev” (Nguyễn Thị Thu Thủy).


Hoàng Xuân Nhị là người đầu tiên mở cánh cửa dẫn bạn đọc đến với
Turgenev qua bộ giáo trình Lịch sử văn học nga thế kỉ XIX mà ông soạn và được
và xuất bản năm 1960. Với hơn 100 trang in có thế gọi đó là chuyên luận đầu
tiên bằng tiếng Việt về Turgenev. Sau khi đưa ra những thông tin cụ thể về cuộc


đời Turgenev, Hoàng Xuân Nhị đi giới thiệu các tác phẩm Bút kí người đi săn và
các tiếu thuyết Rudin, Một tố quý tộc, Đêm trước, Cha và con... nhận xét về bản
chất con người cũng như sáng tác nhà văn, Hoàng Xuân Nhị viết: “Trong một thời

gian có những cuộc va chạm giai cấp quyết liệt, vì mình vân cồ thủ cái “chủ
nghĩa tự do theo sảo cũ” của mình, nên nhiều khỉ Tuocghenhep đã đứng giữa
những luồng đạn do từ cả hai phía bắn vào. Đấy là nguồn gốc của những nôi
dao động của văn sĩ về mặt tư tưởng; nhưng tuyệt nhiên không thế đánh giả thấp
văn sĩ về sự dũng cảm của trí tuệ, về sự sâu sắc trong nội dung cảm nghĩ, về tầm
rộng lớn của tầm mắt: chính những nhân tố ưu việt này trong bản thân văn sĩ,
kết hợp với sự kích thích của những cao trào của cách mạng ở trong và ngoài
nước đã giải thoát văn sĩ khỏi xiềng xích của thói ích kỉ giai cấp ” [8, 300].
Tiếp sau cuốn giáo trình đầu tiên về lịch sử văn học Nga của Hoàng Xuân
Nhị, tập thể các tác giả thuộc hai trường Đại học Sư phạm và Đại học tống họp
Hà Nội đã biên soạn thêm hai bộ giáo trình nữa, mà ở đó luôn có phần giới thiệu
về Turgenev. Các tác giả nhấn mạnh: tác phẩm của ông... phản ánh sinh động và
kịp thời những hiện tượng mới nảy sinh trong cuộc sống đáp ứng yêu cầu thời
đại, thấm sâu lòng đồng cảm với nhân dân và tràn đầy một niềm tin vào tương lai
của tố quốc, vì thế nó đã có ý nghĩa nhận thức, giáo dục tư tưởng, thẩm mỹ rất
lớn đối với nhiều thế hệ.
Như chúng ta đã biết, ở trong nước, tuy mới chỉ có một nghiên cứu riêng
biệt về sáng tác của Turgenev nhưng đó là công trình nghiên cứu toàn bộ tiểu
thuyết của Turgenev nói chung, chứ chưa có một công trình nào nghiên cứu một

tác phấm cụ thế. Điều đó cũng đã tạo cơ sở cho chúng tôi nghiên cứu chuyên sâu
hơn với đề tài của mình.
Thiên tài của Turgenev là ở chỗ qua những cuộc gặp gỡ ngắn ngủi, có khi
tình cờ, nhà nghệ sĩ đã nắm bắt được những điển hình có sức khái quát được cả


bức tranh xã hội. “Turgenev không trình bày cho ta những nhân vật hoàn chỉnh như
được gọt giũa từ một khối mà ta vân thương thấy xuất hiện trên các trang tác phấm
của L.TỎnxtồi. Nghệ thuật của ỏng gần với nghệ thuật của các họa sĩ hoặc nhạc sĩ
hơn là của nhà điêu khắc. Ớ đây màu sắc có nhiều hơn, viên cảnh sâu hơn, sự luân
chuyến ảnh sáng và bóng tối đa dạng hơn, việc miêu tả phương diện tinh thần con
người đầy đủ hơn. Đứng trước chúng ta có cảm giác như là có thế nhận ra chúng
trên đường phố; còn các nhân vật của Turgenev lại gây ra một ấn tượng dường như
trước mắt ta là những điều thú nhận tâm tình từ thư từ riêng, nó bộc lộ tất cả những
điều bí an trong cuộc sống nội tâm của họ” [2, 321]. Nhà văn đã nói rõ “điều làm
tôi quan tâm hon tất cả là sự thật sinh động qua hình dáng con người ” [2, 321].

Nhà văn luôn quan tâm đến con người, mơ ước về con người lí tưởng. Điều đó
làm nên sự khác biệt của ông so với Puskin trong “ Epghênhi Ônhêghin” hay
Gôgôn trong “Những lỉnh hồn chef ’ luôn nhắc nhở người ta nhó' vai trò tác giả
của họ, Turgenev lại khéo léo không để lộ mình trong tác phẩm. Trong Một tố
quỷ tộc, nhà văn giới thiệu về các nhân vật với những trang tiểu sử kĩ lưỡng, đủ

để người đọc hiểu rõ vai trò của họ, nhưng rồi ông rời bỏ họ, để họ tự xoay sở
trong những tình huống khó khăn của riêng mình, giống như nhà soạn kịch phó
thác công việc thế hiện vai diễn cho các diễn viên. Qua đó, người đọc có thể thấy
hiện ra trong tác phẩm một thế giới nhân vật đa dạng với đủ các kiểu người “con
người thừa”, nhân vật nữ bi kịch hay cả những con người tha hóa về mặt đạo
đức. Tất cả tạo nên một “tổ quý tộc” đã và đang tàn tạ trên đất nước Nga lúc bấy
giờ.

3. Mục đích nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.

Mục đích nghiên cứu
Khóa luận tìm hiếu về thế giới nhân vật và một số thủ pháp, biện pháp

nghệ thuật trong tiểu thuyết Một tố quỷ tộc của Turgenev để thấy được sự độc đáo


trong thế giới nhân vật của Turgenev cũng như tài năng nghệ thuật của tác giả
trong việc xây dựng nhân vật.
3.2.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của khóa luận là tiếu thuyết Một tố quý tộc của

nhà văn Turgenev, đặc biệt là những nhân vật trong tiểu thuyết. Văn bản sử dụng
là bản dịch của Trương Thị Tỉnh (2006), Nhà xuất bản Hội nhà văn.
4. Phương pháp nghiên cún
-

Phương pháp hệ thống

-

Phương pháp so sánh

-

Phương pháp phân tích, kháo sát thống kê


5. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, thư mục tài liệu tham khảo, khóa luận gồm 2
chương:
Chương 1: Các kiểu nhân vật chính trong tiểu thuyết Một tố quý tộc của
Turgenev
Chương 2: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết
Một tổ quý tộc của Turgenev
Chương 1
CÁC KIÉU NHÂN VẬT CHÍNH TRONG TIÉU THUYẾT MỘT TÓ QUỶ
TỘC CỦA TURGENEV

1.1.

Nhân vật trong tác phẩm văn học
Cũng giống như mọi loại hình nghệ thuật khác, văn học phản ánh đời sống

bằng hình tượng nghệ thuật. Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì: “hình tượng
nghệ thuật chính là khách thế đời sống được nghệ sĩ tải hiện một cách sáng tạo
trong tác phẩm nghệ thuật”[5, 122]. Cả Từ điển thuật ngữ văn học và 150 thuật
ngữ văn học (Lại Nguyên Ân biên soạn) đều cho rằng: trong hình tượng nghệ


thuật thì thông thường và quan trọng nhất là hình tượng con người (hình tượng
nhân vật).
về khái niệm nhân vật cũng có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau.
Trong tiếng Hi Lạp cổ “nhân vật” (đọc là Persona) lúc đầu mang ý nghĩa
chỉ cái mặt nạ của diễn viên trên sân khấu. Theo thời gian chúng ta đã sử dụng
thuật ngữ này với tần số nhiều nhất, thường xuyên nhất chỉ những đối tượng mà
văn học miêu tả, thể hiện.

Trong cuốn giáo trình Lý luận văn học do Giáo sư Hà Minh Đức chủ biên:

“Nhân vật là một hiện tượĩĩg nghệ thuật mang tỉnh ước lệ, đó không phải là sự
sao chụp đẩy đủ mọi chỉ tiết biếu hiện của con người mà chỉ là sự thế hên con
người qua những đặc điếm về đỉến hình, về tiếu sử, sự nghiệp, tính cách...và cần
phải chú ý thêm một điêu: thực ra khái niệm “nhân vật” thường được quan niệm
với một phạm vi rộng hơn nhiều, đó không chỉ ỉà con người mà có thế là những
sự vật, loài vật khác ít nhiều mang bóng dáng, tính cách của con người, được
dùng như những phương thức khác nhau đế biếu hiện con người” [4, 126].
Từ điến thuật ngữ văn học do nhóm tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử,

Nguyễn Khắc Phi chủ biên định nghĩa: “ Nhân vật văn học là con người cụ thê
được miêu tả trong tác phâm văn học. Nhân vật văn học có thê có tên riêng: Tấm,
Cám, chị Dậu, anh Pha...cũng có thế không có tên riêng...Khái niệm nhân vật văn
học có khỉ đước sử dụng như một ấn dụ không chỉ một con người cụ thế nào cả, mà
chỉ một hiện tượng nối bật nào đó trong tác phấm...Nhân vật văn học là một đơn vị
nghệ thuật đẩy tỉnh ước lệ, không thế đòng nhất nó với con người có thật trong đời
sống” [5, 202].

Như vậy nhân vật chính là đối tượng mà văn học miêu tả, thể hiện bằng
những phương tiện văn học. Nhân vật là những con người hoặc những con vật,
đồ vật, sự vật, hiện tượng mang linh hồn con người, là hình ảnh ẩn dụ của con


người. Nhân vật là đối tượng mang tính ước lệ và có cách điệu so với đời sống
hiện thực,bởi nó đã được khúc xạ qua lăng kính chủ quan của nhà văn.
Văn học không thể thiếu nhân vật, vì đó là phương tiện cơ bản để nhà văn
khái quát hiện thực một cách hình tượng. Nhà văn sáng tạo ra nhân vật đế thể
hiện nhận thức của mình về một cá nhân nào đó, về một loại người nào đó hoặc
về một vấn đề nào đó của hiện thực. Tức nhân vật nói lên tư tưởng, tình cảm của

nhà văn gửi gắm trong tác phẩm.
Bất kì nhân vật nào cũng mang tính cách nhưng không phải tính cách nào
cũng được coi là điển hình mà nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tính cách có vai
trò hết sức quan trọng đối với cả nội dung và hình thức tác phẩm văn học. Đối
với nội dung: tính cách có nhiệm vụ cụ thể hóa sự thực hiện của chủ đề, tư tưởng
tác phẩm, hay nói cụ thể hơn thông qua hoạt động và mối liên hệ giữa tính cách,
người đọc sẽ đi đến một sự khái quát về mặt nhận thưc tư tưởng. Đối với hình
thức: nhân vật vói tính cách của nó quyết định phần lớn các yếu tố hình thức như:
kết cấu, những quy định loại thế, ngôn ngữ, các biện pháp nghệ thuật thế hiện...
“tỉnh cách ỉà điếm trung tâm của mối quan hệ giữa nội dung và hình thức ”

(Hêghen).
Thế giới nhân vật văn học vô cùng đa dạng và phong phú. Dựa vào vai trò
của nhân vật trong cốt truyện, các nhà nghiên cứu, các nhà lí luận văn học đã chia
thế giới nhân vật văn học thành các kiểu loại khác nhau như: nhân vật chính diện,
nhân vật phản diện; nhân vật trung tâm, nhân vật chính, nhân vật phụ; nhân vật tự
sự, nhân vật trữ tình, nhân vật kịch; nhân vật chứ năng, nhân vật loại hình, nhân
vật tính cách, nhân vật tư tưởng,...
Trong Một tổ quỷ tộc, Turgenev đã khắc họa sinh động nhưng vô cùng chân
thực thế giới nhân vật của mình. Mỗi nhân vật được hiện lên với màu vẻ khác
nhau. Hệ thống nhân vật trong tác phẩm khá phong phú và đa dạng nhưng ta


không hề bắt gặp tính cách một nhân vật nào được lặp lại đến lần thứ hai. Trong
quá trình tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy thế giới nhân vật trong tác phẩm Một tổ
quý tộc tựu chung ở ba kiểu nhân vật chính.

1.2.

Nhân vật trong Một tồ quý tộc


1.2.1.

Nhân vật “con người thừa”

Đen đầu thế kỷ XIX, các nhà văn Nga đã xây dựng nên một kiểu nhân vật
mới: “kiểu con người thừa” (hình tượng con người thừa). Đen nay chưa có một
định nghĩa nào thật đầy đủ và chính xác về kiếu loại nhân vật này. Tuy nhiên, tác
giả của các sách giáo trình Lịch sử văn học Nga, Lý luận văn học và các bài viết
đăng trên các tạp chí văn học của các nhà nghiên cứu phê bình trong và ngoài
nước đã khái quát được những nét cơ bản, đặc trưng điển hình về tâm lý, tính
cách của hình tượng nhân vật này. Họ đều thống nhất khi cho rằng “con người
thừa” là khái niệm đế chỉ những con người có ý thức về bản thân và có lòng tự
trọng rất cao nhưng đôi khi vì quá tự tin kiêu hãnh về bản thân nên trở thành
những con người vị kỉ. Họ có lối sống tự do, bất tuân thủ sự ràng buộc của những
nguyên tắc xã hội và đạo lý của một cộng đồng giai cấp mà mình là một thành
viên. Vì vậy hệ quả tất yếu là họ phải chịu một bi kịch tinh thần đó là bi kịch của
một kẻ “tự tách mình” ra khỏi cộng đồng, bị cộng đồng mồng bỏ dẫn đến những
hành động phá phách vô bổ và ngày càng lún sâu vào bi kịch ấy.
Với việc xây dựng hình tượng nhân vật Epghênhi Ônhêghin trong tiểu
thuyết cùng tên của mình, Puskin là nhà văn Nga đầu tiên phác dựng lên bức
chân dung về “con người thừa” hay nói cách khác Epghênhi Ồnhêghin - hình
tượng con người thừa lần đầu tiên xuất hiện trong văn học Nga nửa đầu thế kỷ
XIX. Nối tiếp Puskin có các nhà văn như: Ghecxen, Turgenev, Lermontov... thậm
chí cả những cây đại thụ như Chekhov, Gorki... Turgenev là một trong những nhà
văn đã kế thừa một cách xuất sắc thành tựu của văn học hiện thực quá khứ, trên


nền chung của hiện thực xã hội Nga đương thời, đưa hình tượng “con người
thừa” trở thành hình tượng điển hình của văn học Nga nói riêng và văn học thế

giới nói chung.
Bối cảnh xã hội Nga cuối thập niên 50 khi Turgenev bắt tay vào viết cuốn
tiểu thuyết thứ hai này đòi hỏi nhà văn nghiêm khắc đánh giá lại các nhân vật
trước đó của mình. Turgenev thấy nhiệm vụ trung tâm của thời đại không còn
dừng lại ở việc thức tỉnh lòng người nữa - điều ông đánh giá cao ở Rudin - mà
nhân vật của thời đại còn phải xác định rõ mục đích chính của cuộc đời mình.
Lavresky, nhân vật chính của Một tổ quỷ tộc đã làm được điều đó. Anh là một
trong những địa chủ tiên tiến, nhìn thấy mục tiêu cụ thể của đời mình là cải thiện
cuộc sống nông dân. Mặc dầu vậy, anh không phải là một nhà cách mạng, vì tuy
đặt ra đúng mục tiêu nhưng anh chưa kịp làm gì để thực hiện mục tiêu đó.
Lavresky vẫn chỉ là một “con người thừa”, dẫu đó là hình mẫu cao nhất của loại
người này (như dự định của tác giả). Thay mặt cho những quý tộc tiến bộ,
Lavresky nhận thức ra sự suy tàn không cưỡng nối của chế độ cũ để rồi thành
tâm từ chối vai trò lịch sử chủ đạo của mình và chào đón nhũng con người sẽ
thay thế họ. Những kẻ lãng tử trong văn học Nga là biến thể của mô hình nhân
vật lãng tử châu Âu, mang tâm hồn và bản tính Nga.
Trong thế kỉ XIX đó là những con người quay lưng lại với xã hội trì trệ, bảo thủ,
bất công, luôn khao khát được làm người có ích, được cống hiến và xả thân song
lại không tạo được cho mình đủ bản lĩnh và dũng khí để hành động đến cùng, để
khiến mình thôi không phải là “con người thừa”. Người tù, Aleko, Onhêghin của
Puskin hay Pêtsôrin của Lermontov, Olenin của Tolstoi... dù có lấn tránh đến
Kavkaz, đến với dân Digan hay Kozak thì rốt cuộc cũng chỉ là những người trốn
chạy, trí tuệ và lòng cao thượng thì có thừa, nhưng ý chí và quyết tâm thì chưa


đủ. Một nhóm nhân vật tiểu thuyết của Turgenev cũng mang dáng dấp con người
như thế. Điển hình là Lavresky trong Một tổ quỷ tộc.
Vốn mồ côi mẹ từ tuổi lên tám, lớn lên trong sự giáo dục của một bà bác
cùng ông bố và gã gia sư người Thụy Sỹ, trí tuệ đều thấp kém mà lại khắc nghiệt
một cách méo mó. Anh không được lớn lên trong sự êm ấm của một gia đình

bình thường: không một ai quan tâm đến cậu bé Fedia ngoài người mẹ, mà mẹ thì
cậu lại không được gặp, rồi người mẹ đáng thương cũng qua đời để anh lại cho
một bà bác già khó tính và những ngày tiếp theo của cậu trôi đi trong “căn buồng
nhỏ thấp sặc mùi phong lữ thảo, cây đèn nến tỏa ánh sảng mờ mờ, con dế mèn nhắc
đi nhắc lại tiếng kêu nỉ non đơn điệu. Trên tường chiếc đồng hồ treo nhỏ bé tích tắc
từng giây” [13, 272], từ nhỏ Lavresky đã không yêu một ai trong những người

quanh mình: “Thật là tội nghiệp cho kẻ nào không biết thương yêu từ thuở còn thơ
ấu” [13, 273]. Lavresky lớn lên trở thành một chàng trai cường tráng về thể lực,

nhưng lại rất còi cọc về tình cảm. Ngày cha anh mất, anh cũng có mặt tại đó
“anh không nói gì, đứng dựa vào bờ bao lơn thật lâu, ỉm lặng ngắm cảnh vườn
thơm ngát mùi hoa, cỏ cây xanh biếc đang lóng lảnh dưới những tia nắng vàng của
mặt trời ngày xuân” [13, 277]. Anh ra nước ngoài, và ngày đó cũng là ngày anh

bắt đầu cuộc đời “con người thừa” theo một nghĩa nào đó của mình, dồi dào về
sức khỏe và trí tuệ nhưng sức mạnh đó không được anh dùng đúng chỗ.
Anh đã nhận thấy những thiếu sót về giáo dục của mình và tự nguyện cố gắng bố
khuyết được chừng nào hay chừng đó, “anh không biết cách giao thiệp với bạn bè
và mặc dù trái tỉm nhút nhát của tuốỉ hai mươi ba rất khao khát yêu đương, anh
chưa bao giờ dám nhìn tận mặt một người đàn bà” [13, 278]. Có lẽ vì chưa bao giờ

biết thế nào là tình yêu nên khi gặp Vacvara tưởng đó chính là người con gái anh
cần. Khi mới gặp Vacvara “anh mới hiếu tại sao anh đảng sống trên đời; những
hoài bão của anh, những quyết tâm của anh, tất cả các cái dại dột ấy, tất cả các cái


vô nghĩa ấy đều không còn nữa, con người anh biến thành một cảm giác, thành một
ước muốn duy nhất, ước muốn hạnh phúc lứa đôi, tình ải - mối tình đầm ấm của một
người đàn bà” [13, 285-286]. Một suy nghĩ thể hiện rõ nhất sự ích kỉ chỉ nghĩ đến


hạnh phúc cá nhân trong “con người thừa” Lavresky. Lấy Vacvara rồi anh lại
chìm trong một cuộc sống xa hoa, phù phiếm, hưởng thụ với những cuộc đi chơi,
tiếp khách, tố chức nhiều dạ hội vui vẻ. Cuộc sống chơi bời này không thích họp
hoàn toàn với Lavresky. Mặc dù anh cũng không hề hài lòng với một cuộc sống
như thế “Anh không bực bội, nhưng đôi khỉ anh cũng thấy kiếu sống này nặng nề,
nó nặng nề đối với anh vì nó phù phiếm xa hoa ” [13, 289], nhưng đương nhiên anh

vẫn sống chung với nó, anh không bao giờ tìm cách từ chối nó. Đen khi nhận ra
mình bị phản bội, bản thân anh cũng chỉ biết tức giận và bỏ đi, không dám đối
diện với con người đã phản bội mình. Điều đó cho thấy anh chỉ là một kẻ yếu
đuối và bất lực. Sai lầm của tuổi trẻ phải trả bằng một giá đắt, nhưng từ đó
Lavresky cũng trưởng thành lên nhiều... Ngày anh quyết định trở về Nga để tìm
cho mình một tổ ấm và hơn thế “đế cày đất, cày đất nhiều hơn nữa”. Sức lực giờ
đây anh nguyện dành cho việc cải thiện đời sống nông nô. Nhưng rồi một lần nữa
Turgenev lại cho cái bản chất quen thuộc của một “con người thừa” trong anh
trỗi dậy. Sự ích kỉ theo đuổi hạnh phúc riêng đã làm anh xao lãng công việc để
rồi bao dự định, kế hoạch cuối cũng vẫn chỉ tồn tại trên lời nói: “anh sực nhớ lại
cái cảm giác đã ảm ảnh lòng anh hôm sau ngày anh về đến quê nhà; anh nhớ đến
quyết tâm của mình lúc bấy giờ và tự trách mình kịch liệt; cải gì đã có thế dứt mình
ra khỏi công việc mà mình coi như là bốn phận, như là mục đích duy nhất của mình
trong tương lai? Bao giờ cũng chỉ là nôi khát khao hạnh phúc” [13, 451]. Trong bối

cảnh chế độ nông nô vẫn được duy trì, Turgenev đã khéo léo giải quyết vấn đề
giá trị xã hội của nhân vật: việc không thực hiện được nghĩa vụ trước Tổ quốc,
trước nhân dân, trước lịch sử đã dẫn nhân vật tới chỗ suy sụp tinh thần. Trong


tình yêu với Lida, mặc dù anh rất yêu nàng: “anh yêu em, và sẵn sàng dâng hiến
đời anh cho em'’ [13, 397], nhưng rồi Lavresky đã không còn đủ sức đấu tranh


cho hạnh phúc riêng của mình nữa, buộc phải quy phục theo ý niệm tôn giáo của
Lida. Chúng ta chú ý đến chi tiết không ít lần tác giả để Lavresky định phản bác
lại Lida nhưng không được (chương XXIX và XL). Thất bại của Lavresky trong
mối tình “chưa bắt đầu đã vội kết thúc” với Lida cho thấy thất bại của anh cả trên
cương vị là một con người xã hội. Cho đến cuối tác phẩm Lavresky vẫn như một
con người thừa, một kẻ không nhà, như chính anh nhận mình như thế: “Lavresky
trở ra ngoài vườn và ngồi trên ghế dài nhỏ, từ cải chô thân yêu hơn tất cả mọi chồ
khác nào, quay mặt nhìn về ngôi nhà kia, nơi mà anh đã dang tay ra một lần cuối
cùng, một cách vô ích đế với lấy chiếc bình thiêng liêng, trong đó chất rượu ánh
vàng của lạc thủ đang nhảy múa và lóng lảnh - anh ta, gã hành hương cô độc, vô
gia đình, đang ngâm lại cuộc đời của mình, trong lúc đó những tiếng reo vui của
một thế hệ mới đã thay thế anh, đang vang vọng đến tai anh” [13, 494-495].

Con người thừa Lavresky còn được biếu hiện khi nhà văn đặt nhân vật
trong mối liên hệ với anh bạn Mikhalevich lãng mạn và hùng biện. So với
Mikhalevich, Lavresky lại bộc lộ là một kẻ luôn ngờ vực, một “con người thừa”
đúng như bản chất của nó. Ở chương XXV, Mikhalevich khi tranh luận cùng
Lavresky đã nói: “cậu chỉ là một người ích kỉ mà thôi! Cậu đi tìm ỉạc thủ cả
nhân, cậu muốn sung sướng, sống cho một mình cậu [13, 339], “cậu không có
lòng tin, không có nhiệt tình trong tâm hồn, cậu chỉ có trí thông minh, cải thông
minh thảm hại” [13, 340], “cậu chỉ là người lười biếng, người ỉườỉ biếng cố
tình, lười biếng có ỷ thức, chứ không phải người lười biếng ngây thơ. Một người
lười biếng ngây thơ chỉ ngủ cả ngày trên lò sưởi và không làm gì hết vì họ không
biết đường làm. Họ cũng không nghĩ đến điều gì cả, nhưng còn cậu, một người
biết suy nghĩ, cậu lại ngồi rói, không làm việc gỉ, cậu có thế làm được việc lắm


vậy mà cậu không làm gì hết, cậu được no bụng, cậu nằm dài cả ngày ’ [13, 340341]. Mikhalevich đã dũng cảm vạch trần cái bản chất “con người thừa” trong
Lavresky được biểu hiện như thế nào. Số phận của Lavresky là một minh chứng cho

việc lời nói và hành động luôn tồn tại tách biệt với nhau và có lẽ “con người thừa”
trong anh bắt nguồn từ chính điều đó. Tuy nhiên, công bằng mà nói, nếu như Puskin
tạo nên Ônhêghin, Lermontov tạo nên Pêtsôrin - độc đáo và đặc sắc không ai vượt
qua được - thì Turgenev đã tổng hợp những Ônhêghin, Pêtsôrin lại tạo thành một
khái niệm kiểu nhân vật “con người thừa”. Tuy vậy đến cuối truyện ta thấy điểm
khác biệt trong “con người thừa” Lavresky so với Ônhêghin hay Pêtsôrin đó là kiểu
nhân vật không hành động thì Turgenev đã nâng Lavresky lên một bậc cao hơn
“anh đã trở thành một người quản lý giỏi, anh đã học cày bừa và lao động

không phải cho một mình mình, anh hết lòng chẫm lo cải thiện và đảm bảo cho
đời sống anh em nông dân nơi anh” [13, 494].
Như vậy, Một tổ quý tộc là cuốn tiểu thuyết nói về sự quy thuận trước hiện
thực, trước thòi đại mới - một thời đại ngoài việc mang đến những hi vọng mới
còn khiến ta buồn nhớ về cái ta đã đánh mất, cái đã vĩnh viễn qua đi. Lavresky
không chỉ là “nhân vật của thời đại chúng ta” mà trước hết là “nhân vật của thời
đại đã qua”. Turgenev buồn cùng anh mặc dù vẫn yêu quý và thấu hiểu cho số
phận của anh. Những trang viết của Một tố quỷ tộc thấm đẫm hoài niệm ngọt
ngào, thầm kín của nhà văn. Nhân vật chính cũng mang vẻ u buồn giống như tác
giả, ngay cả khi họ hạnh phúc, về mặt này Lavresky phản ánh đúng đặc điểm lịch
sử những năm 30 - 40, khi mọi hoạt động xã hội đều bị cấm đoán hay bị giám sát
vô cùng ráo riết: những quý tộc Nga tiến bộ chưa đủ sức mạnh để đấu tranh với
hoàn cảnh bên ngoài đành tự’ co rút vào bản thân mình và chủ yếu sống bằng
cuộc sống nội tâm phong phú. Bản thân nhà văn cũng đang chờ đón một “con


người mới” với tính cách mạnh mẽ hơn, điều ông đã làm trong hai cuốn tiểu
thuyết tiếp theo là Đêm trước và Cha và con.
Trong tính cách của Lavresky, nhà văn đã thể hiện tâm trạng bi kịch của
thế hệ “con người thừa”, thái độ ảo tưởng của giới trí thức quý tộc những năm
1830 - 1840 xuất thân từ các “tổ quý tộc”, sống xa rời nhân dân quá đỗi. Không

thành đạt trong cuộc sống xã hội, họ bất lực cả trong tình yêu và trong tố chức
đời sống, họ không còn chỗ đứng trong xã hội, nói một cách khác, về mặt tinh
thần, họ đã chết cùng với quá trình suy tàn của giai cấp quý tộc.
1.2.2.

Những người phụ nữ bi kịch
Các nhà nghiên cứu đã viết rất nhiều về bi kịch: bi kịch con người, bi kịch

nhân vật, bi kịch cuộc đời, bi kịch lịch sử,... Và trên thực tế, như chúng ta đã thấy
có bao nhiêu con người thì sẽ có bấy nhiêu dạng bi kịch: bi kịch lớn, bi kịch nhỏ,
bi kịch xảy ra với cả người tốt, kẻ xấu...
Một nét tiêu biểu trong sáng tác của Turgenev: phụ nữ bao giờ cũng chiếm
một vị trí đặc biệt trong bố cục tác phẩm và bao giờ ông cũng dành cho nhân vật
nữ yêu mến của ông cái quyền nhận xét nam giới, vì bản tính của nữ giới là mãnh
liệt, không khoan nhượng, toàn vẹn, nhạy bén và mơ mộng. Nhưng theo ông tình
yêu không những là niềm hạnh phúc lớn lao nhất mà còn là tấn bi kịch của đời
người. Cái bi của Turgenev là cái bi làm tôn cái đẹp và được ông nâng niu như
một “vật kỷ niệm thiêng liêng”.
Trong dạng thức kiểu nhân vật bi kịch, chúng tôi soi chiếu vào tiểu thuyết
Một tố quỷ tộc của Turgenev và nhận thấy có hai nhân vật nữ mang bi kịch, đó là

Lida và Vacvara. Trong đó, Lida - tiêu biểu cho những người con gái Nga xưa, ý
thức mạnh mẽ về cuộc sống, với khát khao mãnh liệt về tình yêu, hạnh phúc.
Nhưng nhân vật đã gặp phải rào cản gì? Ở Lida cùng một lúc tồn tại cả bi kịch
bốn phận và cả bi kịch tình yêu.


Trong Một to quỷ tộc, chúng tôi xếp Lida vào kiểu nhân vật bi kịch. Bởi
gắn với Lida là xung đột đạo đức tác phấm, xung đột giữa hạnh phúc và bổn
phận. Đó là mối tình dở dang, người phụ nữ yêu chân thành và say đắm, luôn

luôn vươn tới cái mới, cái thiện nhưng không bao giờ thực hiện được ước mơ vì
bản tính của họ mâu thuẫn với thực tại xã hội. Yêu nhưng phải từ bỏ tình yêu của
mình - hành động của Lida điển hình cho triết lí xả thân, cho kiểu con người bi
kịch mà Turgenev luôn hướng tới. Lida khôn lớn lên, êm thấm, từ từ cho đến tuổi
mười chín: “Lỉda thật là đẹp đẽ yêu kiều mà chỉnh nàng cũng không ngờ đến... Mọi
cử chỉ của nàng đều có vẻ duyên dáng, ngây thtf\ “giọng nói của nàng giống như
tiếng chuông lanh lảnh của một thời thanh xuân nguyên vẹn, môi điều vui mừng rất
nhỏ cũng làm nở ra trên môi nàng một nụ cười hữu duyên và truyền cho đôi mat của
nàng bông nhiên rực sảng một ảnh sâu sắc và một vẻ âu yếm huyền diệu ” [13, 408].

Lida hiểu thấu đáo bổn phận của mình, chú ý không làm mất lòng ai, nàng có một
tấm lòng dịu dàng và hiền hậu, thương yêu tất cả mọi người. Nàng yêu mến Chúa
bằng một tấm tình nồng nhiệt, vừa rụt rè, vừa âu yếm. Không chỉ có vậy, trong
tình yêu với Lavresky, Lida là một cô gái quyết đoán, nàng yêu chân thành và
luôn muốn bảo vệ cho tình yêu của mình. Khi cụ Macfa Timofeepna biết được
chuyện Lida và Lavresky yêu nhau, cụ đã ra sức mắng chửi và cấm đoán nàng
“Nàng xấu hổ, đau đớn và chứa chan cay đẳng, nhưng không hề nghỉ ngờ, sợ sệt và
đối với nàng Lavresky lại càng trở nên thân yêu hơn nữa” [13, 426].

Trước đây, nàng do dự khi chưa thấy rõ được lòng mình. Nhưng sau buổi gặp gỡ,
và sau cái hôn ấy nàng không hề do dự nữa, nàng biết được mình đã yêu và yêu
rất chân thật bằng cả tấm lòng ngay thẳng của mình: “Nàng hết sức tha thiết với
cuộc sống và không sợ gì đe dọa. Nàng nhận thấy không một bạo lực nào có thế làm
đứt được sợi dây đã ràng buộc giữa hai người ” [13, 427]. Song người con gái đẹp

tuyệt trần không phải chỉ riêng ngoại hình mà cả tâm hồn đều phi thường ấy liệu


có được hưởng hạnh phúc trọn vẹn, xứng đáng hay không? Yêu Lavresky, Lida
thực chất là đã đi chệch khỏi lí tưởng trước đây của mình. Trước kia nàng hiểu

thấu đáo bổn phận của mình, chú V không làm mất lòng ai, thương yêu tất cả mọi
người, vậy mà ở chương XXVIII, vì Lavresky nàng đã xúc phạm Pansin, cãi
nhau với mẹ và nhất là với bà cô Macfa Timofeepna. Tình yêu mang đến cho
nàng khát vọng hạnh phúc, nhưng đồng thời cũng kéo nàng ra khỏi cuộc sống
khép kín đầy lí tưởng. Tình yêu đã làm thay đổi cuộc đời và cái tôi của Lida, nó
khiến cho nàng chốc lát không còn là nàng trước kia nữa. Mâu thuẫn diễn ra giữa
những gì có trong cuộc đời thực và lí tưởng tuyệt đối đã dẫn nhân vật Lida tới
điểm bi kịch cuối cùng. Đúng! Turgenev với một dụng ý nghệ thuật nào đó đã thử
thách nhân vật của mình. Quyết định vào tu viện của Lida không chỉ có nguyên
nhân từ tình yêu bất hạnh (nỗi đau đó chỉ là giọt nước cuối cùng, cho dù là nặng
nhất, làm tràn ly nước đã đầy). Tình yêu với Lavresky giống như thử nghiệm cuối
cùng để nàng càng thêm tin rằng nàng không thể có hạnh phúc khi mang trong
mình tội lỗi và đau khố của người khác. Nàng giã từ cuộc sống trần tục trong đau
khổ, thậm chí nỗi đau đó vẫn chưa nguôi ngoai sau tám năm trời (hãy quan sát
Lida khi Lavresky gặp cô ở tu viện: “cỡ không nhìn anh nhưng đôi mỉ hơi rung
động nhè nhẹ, khuôn mặt hốc hác của cô củi xuống hơn nữa và hai tay chắp lại,
vòng quanh chuỗi hột, càng xiết chặt thêm”), nhưng đối với nàng đó là cách duy

nhất để chuộc lỗi cho mình, cho cha, cho mọi người... Nàng nói với bà: “cháu
sinh ra không phải đế hưởng hạnh phúc; ngay cả lúc cháu đang có thế ước mong
hạnh phúc mà cháu cũng đã thấy lòng cháu se lại rồi. Cháu biết rõ hết, cả tội lôi
của cháu, cả tội lôi của người khác, và cũng biết cha cháu làm giàu bằng cách
nào, cháu biết rõ hết.Phải cầu nguyên, cầu nguyên nữa đế xóa bỏ tất cả những
điều này. Xa bà, xa mẹ cháu, xa Lênôska, cháu buồn lắm, nhưng biết làm thế nào
được? Cháu thấy rõ rằng chô của cháu không phải ở đây, cháu đã vĩnh biệt tất


cả mọi thứ trong nhà, có một tiếng gì gọi cháu, cháu không cưỡng được nữa,
cháu muốn xa lảnh cõi đời mãi mãi” [13, 482].
Với Turgenev, ông cho rằng cuộc sống con người là ngắn ngủi, song trong

chừng mực thời gian trôi nhanh vùn vụt ấy, con người đôi khi cũng không được
quyền “tận dụng” cuộc sống theo ý thích của mình. Điều này liên quan đến quan
niệm của ông về bốn phận phải hi sinh của mỗi người. Trong Một tổ quỷ tộc, nhà
văn xây dựng Lida theo cái quan niệm phải hi sinh cho bổn phận ấy.
Một vài tháng sau khi kết thúc Một tổ quý tộc, Turgenev viết: cách đây
không lâu tôi chợt nghĩ trong đầu rằng trong số phận của gần như mỗi con người
đều có một cái gì đó bi kịch - chỉ có điều thường xuyên cái bi đó bị đóng lại
trước chính anh ta bởi sự hời hợt, nhỏ nhặt của cuộc sống. Ai chỉ dừng lại trên bề
nổi (mà số đó thì nhiều) sẽ không ngờ mình cũng là một nhân vật bi kịch. Bản
chất bi kịch của số phận con người, “sự bé mọn” sự tồn tại ngẫu nhiên và đơn
độc của họ trong thế giới luôn là điều khiến Turgenev bất an, lo lắng và niềm băn
khoăn cả đời đó như một tất yếu đã đi vào sáng tác tạo nên ở đó một “chất giọng”
của riêng ông. Đặt trong bối cảnh tác phấm, cũng lại là ngẫu nhiên - sự trở về bất
ngờ của Vacvara dẫn theo đứa con gái của cô và Lavresky đã phá vỡ hạnh phúc
đang nhen lên đầy lãng mạn giữa Lavresky và Lida và trong phút chốc biến họ
thành những con người không có tương lai, đẩy họ vào bi kịch, nhất là đối với
Lida. Lida trong một phút đối mặt với người vợ của Lavresky: không cần nói cũng
biết nàng đã đau khố như thế nào, nhưng khi đó nàng vẫn bước ra, tự tin và bình
thản: “đáng cho tôi lắm”, “nàng thầm nghĩ và lòng đau như xé, nàng cố nén

những nông nôi đắng cay và độc ác đang trào ỉên, mà chính nàng cũng lấy làm
khiếp sợ. “mình phải đi đến đấy!”- nàng tự nhủ khi nghe báo bà Lavresky đến....
nàng đứng rất lâu trước cửa phòng khách ròi mới quyết định mở ra. Cuối cùng


nàng bước ra ngưỡng cửa, vừa tự nhắc mình: “tôi có lôi với chị ấy rồi nhìn
thắng mặt và mỉm cười với Vacvara” [13, 432].
Buồn bã, đắng cay là vậy nhưng Lida vẫn khuyên Lavresky “anh hãy hòa
giải với vợ anh đi”, “hạnh phúc không tùy thuộc chúng ta mà tùy thuộc vào
Chúa”. Số phận đã an bài và nhân vật chấp nhận điều đó như một định mệnh

không cách gì chống lại: “Lida vân còn sống, nhưng ở xa, sống một cuộc đời ân
khuất, anh (Lavresky) nhớ đến cô như nhớ đến một người còn sống và không thế
nhận ra được người mình đã yêu trong cải bóng ma nhợt nhạt và lờ mờ này trong y
phục của kẻ tu hành, hươĩĩg bao khói phủ” [13, 494]. Lida đã chọn cho mình số

phận của “một phụ nữ vĩ đại” và của nhân vật bi kịch.
Nỗi niềm tan vỡ của Lida bằng mối tình đầu trong trắng đến với Lavresky,
nhà văn còn thể hiện một cách nhìn về tình yêu. Một mặt tác giả nghĩ rằng tình
yêu mang lại hạnh phúc dạt dào cho người đời, mặt khác ông lại nghĩ con người
không bao giờ đạt tới hạnh phúc vẹn toàn. Lida và Lavresky dường như hai minh
chứng đối lập của sự thật tàn nhẫn đó. Ngay trong khi gắn bó hết mình với
Lavresky, nàng vẫn không cảm thấy niềm vui mà cứ linh cảm một nỗi bất hạnh
sẽ xảy đến lúc nào không biết: “hạnh phúc trên đời này không tùy thuộc ở ta!”.
“Nỗi u hoài quyến rũ” đã trở thành một phong cách độc đáo của Turgenev, phải
chăng được khắc họa rõ nét nhất trong Một tổ quỷ tộc. Viết về tình yêu, nhà văn
hầu như bị ám ảnh bởi một tín điều trong quan niệm riêng của mình: hạnh phúc
không thế vẹn tròn đối với những người tốt, mà Lida là một điển hình.
Trong thực tế cuộc sống, bi kịch xảy ra cả với người tốt và kẻ xấu. Neu ở tiểu
thuyết Một tổ quỷ tộc, Lida phải đối mặt với bi kịch về tình yêu, bi kịch phải hy sinh
vì bổn phận thì đối với một người đàn bà gian dối như Vacvara, bi kịch vẫn xảy đến.
Vacvara trong tiếu thuyết hiện lên là một người phụ nữ đẹp, ngay từ lần đầu xuất
hiện cô đã thu hút Lavresky: “Dựa trên lan can bọc nhung, cô gái không nhúc


nhích khuôn mặt duyên dáng tròn trịa, nước da ngầm ngãm biếu lộ vẻ trẻ trung
đa cảm, cặp mắt rất đẹp, dịu dàng, chăm chủ dưới hàng lông mỉ thanh tủ, nụ
cười mỉm thoảng qua môi lỉnh động, dáng đầu và tất cả mọi cử động đôi bàn tay,
chiếc cố đều lộ vẻ cực kỳ thông minh” [13, 280]. Vacvara xuất hiện thật đẹp, một
vẻ đẹp thanh thoát, dễ thương ‘Tựa như một thứ nước hoa thanh khiết, tất cả vẻ


người duyên dáng của cô, cặp mắt vui tươi, đôi vai tròn trịa, đôi bàn tay hồng
hào, dáng đi nhẹ nhàng và thướt tha, giọng nói ỏn ẻn, đều phảng phất một vẻ
kiều mị uyến chuyến êm ải mà ngây thơ không tả xiết làm mê hoặc tâm hồn
người ta và mặc nhiên đã khêu gợi lên những tình cảm khác hẳn với sự rụt rè ”
[13, 285]. Không chỉ mang vẻ đẹp về ngoại hình mà Vacvara còn là người phụ nữ
chu đáo, đảm đang, và hơn hết, chị có nhiều năng khiếu thực tiễn và thẩm mĩ. Mọi
thứ trước và sau khi cưới Lavresky đều được chị chuấn bị một cách chu toàn: “

Vacvara tự mình đi đặt lấy quần áo cưới và sắm cả quà tặng chủ rể [13, 286].
Cuộc sống vợ chồng lúc này thật thân mật và đầm ấm khi: “Buối sảng, chị Vacvara

pha cà phê cho chồng, bộ điệu thật ỉà kiều diêm ” [13, 287] và ‘7ơ/ đến lại bước
vào một thế giới thần tiên thơm ngát, sảng choang, đầy những bộ mặt trẻ trung
vui vẻ và giữa thế giới ấy anh (Lavreskỵ) lại thấy vợ anh luôn luôn hoàn hảo ”
[13, 290]. Không chỉ có sức thu hút từ vẻ đẹp bên ngoài, Vacvara còn nhanh chóng
nổi tiếng khi người ta coi chị là một người đàn bà “rÁ nhã nhặn và yêu kiều, bà là

một nhạc sĩ đặc biệt và nhảy vanxo tuyệt đẹp” [13, 291]. Nhiều năng khiếu nghệ
thuật, xinh đẹp lại khéo léo đảm đang là vậy mà bi kịch vẫn xảy đến với Vacvara.
Bi kịch đầu tiên mà Vacvara phải gánh chịu đó là chị đã lấy phải một người
chồng bạc nhược, một người đàn ông đáng ra phải là trụ cột trong gia đình nhưng
lại chỉ biết hưởng thụ. Tất cả mọi việc, từ việc gia đình cho đến việc xã hội đều
một mình Vacvara lo liệu, gánh vác. Rồi cuộc hôn nhân cứ ngỡ là viên mãn, tròn
đầy này cũng chẳng duy trì được bao lâu. Lavresky đã phát hiện ra Vacvara phản


bội mình, ngay lập tức anh rời bỏ đi.Vacvara từ bấy giờ phải sống một mình, hơn
nữa chị còn phải một mình nuôi đứa con gái của hai người. Biết tin Lavresky trở
về quê nhà, Vacvara cũng dẫn theo đứa con gái trở về Nga tỏ ra ăn năn, hối lỗi
những mong nhận được sự tha thứ từ chồng của mình. Thế nhưng điều mong

muốn ấy của chị đã không thành hiện thực. Sự xuất hiện của chị và đứa con gái
chỉ làm cho Lavresky thêm tức giận, chán nản. Cuối cùng Vacvara cũng đành
phải quay trở về Pari sống nhờ vào khoản lợi tức mà Lavresky cung cấp cho.
Như vậy, một người đàn bà đẹp người, khéo léo như Vacvara cũng đã rơi vào bi
kịch. Đây chính là bi kịch của một kẻ phản bội, một kẻ dối trá.
1.2.3 Những con người tha hóa về đạo đức
Trong tiểu thuyết Một tổ quý tộc, bên cạnh kiểu con người thừa và những
người phụ nữ bi kịch, thì những con người tha hóa về đạo đức cũng được nhà văn
khai thác một cách triệt để. Đó là những kẻ dối trá, ích kỷ, chỉ biết nịnh bợ người
khác. Vladimia Nikolaevich Pansin xuất hiện là một chàng trai mà đi đến bất cứ
“đâu đâu người ta cũng tiếp đãi anh niềm nở, anh dáng người thanh lịch, vui vẻ,
hay đùa, luôn luôn tươm tất và săn sàng làm mọi việc: cung kính khi cẩn thiết, kiêu
căng tùy lúc, tốt với bạn bè^ [13, 223], một chàng trai nhiều tài năng: “anh làm gì
cũng được: hát hay vẽ rất cứng, làm thơ và đóng kịch khả. Mới hai mươi bảy tuốỉ
mà đã làm quan ngự thiện và ở một cấp bậc khả cao” [13, 224]. Những tưởng đây

là một chàng thanh niên tuyệt vời song ta thấy Pansin lại là một kẻ khéo nịnh bợ,
khéo giả tạo. Một kẻ chỉ quen thói làm đẹp lòng người, “một con người lạnh nhạt
và thủ đoạn, ngay cả lúc anh đang tiệc tùng phóng túng nhất, con mắt nâu thông
minh của anh cũng cứ rình mò ghi nhớ tất că” [13, 224]. Ngay khi vừa đến o, được

giới thiệu với gia đình bà Maria Mitriepna, anh ta đã được coi ngay như người
nhà. Bà Maria Mitriepna rất quý chuộng anh ta. Tuy là “một chàng trai rất dễ
thương” song anh ta lại sớm bộc lộ tính ích kỉ của của mình. Anh ta rất thích trêu


ghẹo bác Critopho Fedorovich, một người Đức nghèo nàn, cô độc, gặp bước
đường đời gian truân: ‘Tử khỉ còn bé kia, tôi không thế gặp một người Đức mà lại
không có ỷ muốn trêu ghẹo họ” [13, 236]. Pansin nói với Lida như vậy. Khi biết


mình làm Lida phiền lòng thì anh ta lại khéo nhận hết lỗi về mình: “Tất cả
nguyên nhân chỉnh là cải ngu dại kẻo dài suốt đời của tôi. Thôi cô đừng nói gì nữa,
tỏi hiếu roi. Cái ngu dại của tôi thường làm hại tôi. Cũng vì nó mà người ta cho tôi
là thằng ích kỷ” [13, 236] và anh ta lảng sang chuyện khác ngay. Trong tình yêu

với Lida, lúc đầu Pansin luôn tỏ ra ân cần xoắn xuýt, yêu thương, hết mực coi
trọng nàng: “à nhân thế hôm qua tôi có sảng tác một bản tình ca mới, lời cũng của
tôi. Cô có muốn tôi hát bài ấy cho cô nghe không? Tôi không hỉêu hay dở thế nào.
Bà Beỉenỉtxỉna cho là hay lắm, nhưng kế gì lời khen của bà ấy. Tôi muốn biết ỷ kiến
của cổ” [13, 226]. Nhưng sau khi bị Lida từ chối, anh ta trở nên lạnh nhạt, thờ ơ

ngay với nàng. Đặc biệt, trong một lần Panshin đến chơi nhà Lida, gặp Vacvara ở
đó, chưa đầy hai tiếng đồng hồ Pansin tỏ ra đã quen với chị ta từ lâu lắm rồi “còn
Lỉda mà chàng yêu và mới hôm trước đã ngỏ lời cầu hôn, giờ đây đã biến mất đi
như trong đảm sương mù”. Như vậy, tình yêu mà Pansin đối với Lida cũng chỉ là

một thứ tình cảm hời hợt, nửa vời “có cũng được mà không có cũng chẳng sao”.
Không chỉ giả dối, ích kỷ mà Pansin trong tiểu thuyết còn được nhà văn xây dựng
lên là một kẻ “vong ân bội nghĩa”. Được giới thiệu với gia đình bà Maria
Mitriepna khi vừa đến o, nhờ cái tài khéo chiều lòng người người khác, anh ta đã
rất được lòng bà này. Song anh ta lại sớm quên ngay tấm lòng tốt cũng như tình
quyến luyến của bà Maria Mitriepna “quên tất cả những bữa tiệc chiêu đãi, tiền
bạc cho vay mượn ” khi có sự xuất hiện của Vacvara, cùng Vacvara tỏ ý coi

thường bà Maria Mitriepna, một “anh chàng khốn nạn!”.
Hình tượng Pansin càng được hiện lên rõ nét với bản chất xấu xa, dễ nối
nóng khi tác giả đã khéo léo đặt hắn ta bên cạnh một Lavresky điềm tĩnh. Trong



×