Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Khóa luận tốt nghiệp văn học: Nhân vật sám hối trong truyện ngắn của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám năm 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (776.25 KB, 56 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC


NGUYỄN THỊ MAI LINH

NHÂN VẬT SÁM HỐI TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA
NAM CAO TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM
NĂM 1945



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC








Sơn La, năm 2013

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC








NGUYỄN THỊ MAI LINH

NHÂN VẬT SÁM HỐI TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA
NAM CAO TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM
NĂM 1945



Chuyên ngành: Văn học Việt Nam


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: TS. Đỗ Hồng Đức



Sơn La, năm 2013
LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn phòng Đào tạo, các thầy cô giáo trong khoa
Ngữ văn, đặc biệt là các thầy cô trong tổ Văn Học Việt Nam đã tạo điều kiện
giúp em trong quá trình nghiên cứu.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo - Tiến sĩ Đỗ Hồng Đức
đã giúp đỡ, chỉ bảo tận tình trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn các bộ phận Thư viện Trường Đại học Tây Bắc,
các bạn lớp K50- ĐHSP Ngữ văn đã giúp em hoàn thành khóa luận này.

Em xin chân thành cảm ơn!

Nguyễn Thị Mai Linh
K50 ĐHSP Ngữ văn

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 2
3. Mục đích và nhiệm vụ của khóa luận 4
3.1. Mục đích nghiên cứu 4
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 4
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của khóa luận 5
4.1. Đối tượng nghiên cứu 5
4.2. Phạm vi nghiên cứu 5
5. Phương pháp nghiên cứu 5
6. Đóng góp của khóa luận 5
7. Cấu trúc của khóa luận 6
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 7
1.1. Khái quát về tác giả Nam Cao 7
1.1.1. Tiểu sử và con người 7
1.1.2. Quan điểm nghệ thuật 9
1.1.3. Sự nghiệp sáng tác 12
1.2. Một số khái niệm cơ bản 15
1.2.1. Khái niệm sám hối 15
1.2.2. Nhân vật sám hối trong văn học 16
Tiểu kết 18
CHƯƠNG 2: NHÂN VẬT SÁM HỐI TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA
NAM CAO TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 20
2.1. Sám hối - triết lý tình thương, lòng vị tha của Nam Cao 20

2.2. Những nhân vật sám hối tiêu biểu trong sáng tác của Nam Cao 23
2.2.1. Nhân vật sám hối trong đề tài viết về người nông dân 23
2.2.2. Nhân vật sám hối trong đề tài viết về người trí thức tiểu tư sản 33
Tiểu kết. 48
KẾT LUẬN 50

1
MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
1.1. Nam Cao là một tài năng lớn, một cây bút hiện thực xuất sắc đã góp
phần đáng quý vào quá trình hiện đại hóa nền văn học Việt Nam trên hành trình
phát triển văn học thế kỉ XX. Nam Cao đến với nền văn học hiện thực phê phán
khi nó đã vào giai đoạn thoái trào (1940- 1941). Tuy xuất hiện muộn nhưng
không vì thế mà tên tuổi và tác phẩm của Nam Cao bị lu mờ. Sáng tác của Nam
Cao đã vượt qua được những thử thách khắc nghiệt của thời gian, quy luật đào
thải cái lạc hậu, các tác phẩm của ông càng thử thách lại càng sáng ngời; càng
khám phá người ta lại thấy những giá trị văn chương đích thực. Hơn thế nữa,
những tác phẩm ấy còn có sức hút mạnh mẽ và sự ám ảnh kì lạ đối với bạn đọc
mọi thời đại.
Chỉ với mười lăm năm cầm bút (1936 – 1951), nhà văn Nam Cao đã để lại
một sự nghiệp văn chương tuy không đồ sộ về khối lượng nhưng lại luôn ẩn
chứa một sức sống khỏe khoắn, bền lâu của một giá trị văn chương đích thực,
có giá trị vượt lên trên “Các bờ cõi và giới hạn”. Tuy vậy, Nam Cao thật sự
là một nhà văn tiêu biểu và độc đáo, được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm;
với hơn hai trăm công trình nghiên cứu lớn nhỏ về ông và các tác phẩm của
nhà văn này. Điều đó khẳng định tài năng, nét độc đáo của ngòi bút Nam Cao
và những giá trị của ông trong việc đóng góp vào nền văn học nước nhà. Vì
thế, tìm hiểu về Nam Cao và những tác phẩm của ông là một việc làm thiết
thực, có ý nghĩa, rất cần thiết.

1.2. Trong các truyện ngắn của Nam Cao trước Cách Mạng Tháng Tám,
chúng tôi nhận thấy khá nhiều truyện ngắn của ông xuất hiện nhân vật sám hối.
Là một “Người thư kí trung thành của thời đại”, cùng với tài năng, sự sáng tạo,
Nam Cao đã đi tìm cho mình một lối đi riêng: Khám phá thế giới tinh thần của
con người, khám phá phẩm chất, nhân cách của con nguời. Đi theo hướng này,
nhà văn đi sâu vào phản ánh hiện thực qua những bi kịch của cuộc đời mỗi nhân
vật: Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người, bi kịch tình thương, bi kịch vỡ mộng, bi
kịch sống mòn. Để từ đó giúp bạn đọc có một cái nhìn đầy đủ nhất về hiện thực
đời sống xã hội; khơi gợi tình thương, sự đồng cảm của bạn đọc; thấy được tấm
lòng nhân đạo, yêu thương con người của nhà văn; đồng thời mang lại giá trị
nhận thức, giá trị giáo dục vô cùng sâu sắc đối với người đọc bởi bản thân người
đọc khi đọc những nhân vật sám hối dường như cũng tự mình cảm thấy sám hối

2
cho chính mình. Vì vậy, tìm hiểu đề tài nhằm khẳng định những đóng góp của
Nam Cao, khẳng định giá trị nhân đạo và hiện thực qua những sáng tác của ông.
1.3. Nam Cao còn là một trong những tác gia lớn được giới thiệu trong
chương trình giảng dạy môn Ngữ văn ở nhà trường phổ thông và Đại học. Tìm
hiểu về nhân vật sám hối trong truyện ngắn của Nam Cao trước Cách mạng
Tháng Tám để hiểu rõ giá trị ẩn chứa trong tác phẩm của ông là một việc làm
thiết thực và thích hợp, có thể giúp ích cho việc tiếp cận tác phẩm của Nam Cao,
tìm hiểu giá trị về nội dung và tư tưởng nhân đạo của nhà văn.
Với đề tài này, chúng tôi mong muốn đi sâu vào vào việc tìm tòi và khám
phá các tác phẩm của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám có xuất hiện nhân
vật sám hối. Hi vọng sự tìm tòi và khám phá ấy sẽ trở thành một tài liệu hữu ích
đối với các bạn sinh viên yêu thích, tìm hiểu môn Ngữ văn và đặc biệt yêu thích
Nam Cao và những sáng tác của ông. Trong thực tiễn giảng dạy và nghiên cứu,
việc hiểu và truyền đạt cho học sinh về nhân vật văn học nhất là nhân vật sám
hối trong tác phẩm của Nam Cao là một vấn đề rất khó nhiều khi còn nhiều hạn
chế, mơ hồ và chung chung. Vì vậy với mong muốn cho việc giảng dạy và

nghiên cứu tác phẩm Nam Cao ở trường phổ thông đặc biệt là về nhân vật sám
hối được dễ hiểu và chính xác hơn chúng tôi đã chọn đề tài: “Nhân vật sám hối
trong truyện ngắn của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám năm 1945” để
nghiên cứu.
2. Lịch sử vấn đề
Nam Cao là nhà văn lớn, một hiện tượng lớn trong nền văn học hiện đại.
Những tác phẩm của Nam Cao phản ánh chân thực cuộc sống và mang giá trị
nhân đạo sâu sắc. Vì thế có rất nhiều công trình nghiên cứu về tác giả và tác
phẩm Nam Cao. Tuy nhiên, trong điều kiện của cá nhân, chúng tôi chỉ được tiếp
xúc với một số công trình nghiên cứu về Nam Cao. Trong số những công trình
ấy, có một số công trình đã đề cập đến vấn đề (sám hối nhân vật) mà chúng tôi
quan tâm:
2.1. Trong bài viết Đời thừa của tác giả Nguyễn Hoành Khung có đề cập
đến những giọt nước mắt sám hối của nhân vật Hộ, nước mắt của bi kịch tinh
thần, của bi kịch tình thương. Ông nhận định: “Cái bi kịch thứ nhất không thực
hiện được hoài bão lớn – tuy rất đau đớn nhưng còn lí do để an ủi, hi sinh sự
nghiệp vì tình thương; còn bi kịch thứ hai này – lẽ sống tình thương bị vi phạm
thì không có gì an ủi, biện hộ được. Và nếu Hộ phải từ bỏ con đường sự nghiệp
là do áp lực của hoàn cảnh thì sự vi phạm vào nguyên tắc tình thương lại trực
tiếp do bản thân anh. Vì thế mà nó chua xót vô cùng – tỉnh rượu, nhớ lại hành vi

3
của mình, Hộ hối hận tới đau đớn. Khi rón rén bước lại gần người vợ đang nằm
bế con ngủ mệt trên võng, nhận ra cái “dáng nằm thật là khó nhọc và khổ não”,
“cái tướng vất vả lộ ra cả đến trong giấc ngủ”, từ khuôn mặt xanh xao, có cạnh,
có đôi mắt thâm cuồng, đến bàn tay “xanh trong xanh lạ”, “lủng củng rặt những
xương”, tất cả đều “lộ một cái gì mềm yếu, một cái gì ẻo lả, một vẻ bạc mệnh,
một cài gì đau khổ và chật vật”; Hộ đã “khóc nức nở”, nước mắt “bật ra như một
quả chanh mà người ta bóp mạnh”. Anh đau đớn nghĩ đến lối cư xử tồi tệ của
mình đối với người vợ đáng phải được an ủi che chở đó. Hộ nghẹn ngào nói với

Từ giọng nói đẫm nước mắt “Anh anh chỉ là một thằng khốn nạn. Anh
không thể tha thứ cho mình” [11, 421 – 422].
Cũng trong bài viết này, tác giả Nguyễn Hoành Khung có đề cập đến hình
ảnh nước mắt - một biểu hiện của sự sám hối trong truyện ngắn Nam Cao. Tác
giả đưa ra nhận định: “Trong sáng tác, Nam Cao đã nhiều lần đề cập và ca ngợi
nước mắt. Nhân vật tiểu tư sản của ông không ít tật xấu và lỗi lầm nhưng thường
là những người hay bị hối hận giày vò và thường khóc vì hối hận. Đó không
phải là thứ “hối hận” ồn ào hời hợt của những kẻ lấy việc xỉ vả mình để khoe
khoang, cũng không phải thứ “hối hận” có chu kì của nhiều kẻ tiểu tư sản dùng
để xoa dịu cái lương tâm rách nát của mình trong khi vẫn buông mình theo cái
xấu. Mà đó là sự giằng xé chảy máu của những tâm hồn trung thực, khao khát
lương thiện ” [11, 422].
2.2. Trong bài viết Tính chất lưỡng hóa trong nhân vật Chí Phèo của
Nguyễn Quang Trung ông đã tìm hiểu về khái niệm tính chất lưỡng hóa trong
nhân vật hay nói cách khác chỉ ra được đặc điểm tính cách của nhân vật sám hối:
“ nhân vật có những phản ứng (tâm, sinh lý) luôn có sự dao động trước các
tình huống của môi trường. “Dao động” tức là không đứng im, cũng không phải
là sự vận động một chiều mà là sự vận động qua lại, tạo nên một kiểu nhân vật
không thuần nhất mà luôn dằng co, tự mâu thuẫn rất phức tạp. Cụ thể hơn, tính
dao động của nhân vật lưỡng hóa được biểu hiện bên ngoài ấy phản ánh (hay
chịu sự chi phối) những dao động phức tạp của những yếu tố bên trong như tư
tưởng, tình cảm, đạo đức ” [ 11, 347].
2.3. GS Nguyễn Văn Hạnh trong “Nam Cao một đời người một đời văn”
có viết: “Trong tác phẩm của Nam Cao con người sống trong một xã hội thật dữ
dằn, cay nghiệt, hoàn cảnh như muốn nghiền nát con người đi, nhưng con người
vẫn không chịu khuất phục, vẫn cố ngoi lên để sống, để bộc lộ tình cách, để làm
người. Cuộc đấu tranh khi quyết liệt khi âm thầm của con người với hoàn cảnh
và với chính bản thân mình để tìm lối ra, để vươn tới ánh sáng, giữ gìn các giá

4

trị nhân bản ngay trong hoàn cảnh sống tưởng chừng như không thể nào chịu
đựng nổi, niềm tin của tác giả vào thiện căn của con người, khao khát của tác giả về
một cuộc sống xứng đáng lương thiện. Tất cả những điều này làm cho những trang
viết của Nam Cao bao giờ cũng thấm đượm lan tỏa sự ấm áp của tình người, của hi
vọng” [6, 60]. Tác giả đã nhìn thấy được vẻ đẹp tâm hồn của những nhân vật trong
sáng tác của Nam Cao. Họ biết vươn lên, đấu tranh với hoàn cảnh để tìm cho mình
lối ra, để vươn tới những giá trị tốt đẹp của con người.
Như vậy, khi tiến hành tìm hiểu về nhân vật sám hối trong các truyện ngắn
của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, chúng tôi đồng thời khảo
cứu các công trình nghiên cứu của các giáo sư, các nhà nghiên cứu văn học có
liên quan tới nhân vật sám hối. Kết quả cho thấy: Các bài viết, các công trình
nghiên cứu nói nhiều về Nam Cao và tác phẩm của ông nhưng nhân vật sám hối
và những giá trị tư tưởng mà tác giả gửi gắm qua nhân vật này thì chưa được
giới nghiên cứu quan tâm. Vì vậy trong quá trình khai thác vấn đề, chúng tôi
một mặt tiếp thu, kế thừa những thành tựu đáng trân trọng của các nhà nghiên
cứu, một mặt mong muốn được đi sâu tìm hiểu và khám phá những giá trị ẩn
chứa trong tác phẩm của Nam Cao qua đề tài: Nhân vật sám hối trong truyện
ngắn của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.
3. Mục đích và nhiệm vụ của khóa luận
3.1. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu vấn đề thông qua nhân vật sám hối xuất hiện trong truyện ngắn
của Nam Cao, chúng tôi hi vọng sẽ đạt được các mục đích sau:
- Trước hết là tìm hiểu những giá trị, tư tưởng ẩn chứa trong tác phẩm của
Nam Cao. Từ đó khám phá, khẳng định tài năng cũng như tấm lòng của Nam Cao.
- Thông qua tìm kiếm, phân tích nhân vật sám hối của Nam Cao chúng tôi
tiếp cận tác phẩm ở một góc nhìn cụ thể và hi vọng sẽ đóng góp một tài liệu
tham khảo có ích cho việc học tập của các bạn sinh viên cũng như quá trình
giảng dạy sau này của bản thân.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với đề tài này, chúng tôi mong muốn được khai thác nhân vật sám hối,

khai thác giá trị nội dung và tư tưởng nhân đạo của nhà văn trong việc phản ánh
hiện thực đời sống và nhân cách con người trong một số truyện ngắn của Nam
Cao trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.



5
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của khóa luận
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu nhân vật sám hối trong truyện ngắn của Nam Cao trước Cách
mạng tháng Tám năm 1945.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Ở đề tài này, chúng tôi đi nghiên cứu những truyện ngắn Nam Cao trước
Cách mạng tháng Tám có xuất hiện nhân vật sám hối. Trong quá trình tiến hành
nghiên cứu vấn đề, chúng tôi có đối sánh với sáng tác của một số nhà văn cùng
viết về vấn đề này.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp trong đó chú trọng đến các
phương pháp: Khảo sát và thống kê, phân tích, so sánh, bình luận.
- Phương pháp khảo sát, thống kê: Đây là những phương pháp quan trọng
dựa vào việc khảo sát, thống kê cụ thể để chứng minh cho những nhận định,
đánh giá. Với số lượng sáng tác của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám,
phương pháp khảo sát, thống kê khiến cho nghiên cứu tránh được cảm giác sa đà
mà đi sâu vào nghiên cứu những vấn đề quan trọng.
- Phương pháp phân tích văn học: Đây là phương pháp được sử dụng
thường xuyên trong quá trình thực hiện đề tài nhằm làm rõ hơn về Nhân vật sám
hối trong trong truyện ngắn của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám năm
1945. Tuy nhiên một số truyện được phân tích tương đối toàn diện, một số
truyện chỉ phân tích một mặt nào đó để làm sáng tỏ những nhận định, đánh giá
xoay quanh nhân vật sám hối trong tác phẩm của Nam Cao.

- Phương pháp so sánh đối chiếu: Đây là phương pháp dùng để so sánh,
làm nổi bật nhân vật sám hối trong tác phẩm của Nam Cao trong hai đề tài lớn:
Người nông dân và tri thức tiểu tư sản trong truyện ngắn của Nam Cao và với
các tác giả khác. Đồng thời làm nổi bật tài năng và cá tính sáng tạo của nhà văn.
- Phương pháp bình luận văn học: Nhằm làm nổi bật nhân vật sám hối trong
một số truyện ngắn Nam Cao trước cách mạng tháng Tám năm 1945.
6. Đóng góp của khóa luận
Khóa luận bước đầu đi tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật thông qua
nhân vật sám hối trong một số truyện ngắn của Nam Cao trước Cách mạng
tháng Tám. Từ đó, tăng cường sự hiểu biết của bản thân về lí thuyết lí luận văn

6
học. Qua đó hiểu sâu sắc hơn nội dung, tư tưởng nghệ thuật trong sáng tác của
Nam Cao.
Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho việc học tập nghiên cứu của sinh
viên, học sinh.
7. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, khóa luận bao gồm hai chương:
Chương 1: Những vấn đề chung
Chương 2: Nhân vật sám hối trong truyện ngắn của Nam Cao trước
Cách mạng tháng Tám năm 1945.



7
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1.1. Khái quát về tác giả Nam Cao
1.1.1. Tiểu sử và con người

Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri, sinh ngày 29 tháng 10 năm 1915, trong
một gia đình nông dân nghèo ở làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang,
Phủ Lí Nhân, tỉnh Hà Nam (nay là xã Hòa Hậu huyện Lí Nhân tỉnh Hà Nam).
Bút danh Nam Cao được ghép từ hai chữ đầu của tên huyện và tên tổng. Ông
sinh ra trong gia đình ngèo, cha là Trần Hữu Huệ, làm nghề trạm trổ và bốc
thuốc bắc. mẹ là Trần Thị Minh làm vườn và dệt vải.
Nam cao là con một gia đình đông anh em, là anh cả của bốn em trai và ba
em gái. Ông cũng là người duy nhất được học hành tử tế. Năm 1922, Nam Cao
theo học một trường tư ở trong làng, sau đó học tiểu học và Thành chung ở Nam
Định. Đầu năm 1935, ông từ Nam Định về quê chữa bệnh. Tháng 10 năm 1935,
Nam Cao lập gia đình cùng bà Trần Thị Sen. Nhưng cuối năm ấy Nam Cao vào
Sài Gòn với cậu mở một hiệu may và sống ở đó ba năm. Ở đây ông có điều kiện
tiếp xúc với nhiều tầng lớp xã hội: Công nhân, học sinh, binh lính , đã thấm
đẫm không khí đấu tranh sôi nổi của thành phố Sài Gòn trong những năm cao
trào Mặt trận dân chủ. Tầm mắt được mở rộng, Nam Cao bắt đầu sáng tác và có
rất nhiều ước mơ, hi vọng.
Năm 1938, ông bị ốm nặng do bệnh tim và tê thấp. Ông trở ra Bắc, tự học
và thi đỗ bậc Thành Chung. Sau đó Nam Cao nhận dạy học ở một trường tư ở
vùng ngoại ô Hà Nội. Cuộc sống của một thầy giáo khổ trường tư đã giúp ông
hiểu sâu sắc thân phận của người trí thức tiểu tư sản nghèo trong một xã hội ngột
ngạt bế tắc và được ghi lại một cách chân thực trong tác phẩm Sống Mòn.
Năm 1940 quân Nhật vào Đông Dương, trường Công Thanh bị đóng
cửa. Nam Cao phải sống long đong bằng đủ nghề: Viết văn, làm báo, làm gia
sư, có khi thất nghiệp về quê ăn bám vợ. Nam Cao sống ở nông thôn, sống
trong cảnh nghèo khổ của một gia đình đông con, đã từng trải qua và tiếp xúc
với cuộc sống thất nghiệp, mòn mỏi của tầng lớp trí thức. Đây cũng là lý do
giải thích tại sao Nam Cao thành công ở hai mảng đề tài lớn đó là: Người
nông dân và người tri thức.
Năm 1943, Nam Cao gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc cùng một số nhà
văn như Tô Hoài, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Đình Thi, Nguyên Hồng. Nhưng


8
do sự khủng bố găy gắt, ông về tham gia hoạt động cùng Việt Minh ở quê. Ông
cũng tham gia giành chính quyền và sau ngày tổng khởi nghĩa được bầu làm chủ
tịch xã. Sau đó ít lâu Nam Cao được điều lên Hà Nội và làm thư kí tòa soạn Tiền
phong của của Hội văn hóa cứu quốc.
Năm 1946, kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Nam Cao theo đoàn quân
Nam Tiến vào vùng Nam – Trung – Bộ. Năm 1947, ông lên Việt Bắc phục vụ
kháng chiến. Nam Cao từng làm phóng viên báo Cứu quốc, thư kí tòa soạn báo
Cứu quốc Việt Bắc và làm mọi việc của một cán bộ thông tin, tuyên truyền, viết
tài liệu, làm ca dao tuyên truyền. Cuối năm 1947, Nam Cao vinh dự được gia
nhập Đảng Cộng Sản Đông Dương và ông sống, hoạt động tại Bắc Cạn.
Năm 1948 – 1949, ông đi thực tế ở vùng đồng bằng và dự định viết một
cuốn tiểu thuyết mới về quê hương kháng chiến.
Năm 1950, Nam Cao nhận công tác ở tòa tạp chí Văn nghệ, cơ quan của
Hội Văn nghệ Việt Nam, ông được chỉ định làm ủy viên tiểu ban Văn nghệ
trung ương. Sau đó Nam Cao đi chiến dịch biên giới cùng với bộ đội.
Ngày 23-09-1951, Nam Cao và Nguyễn Huy Tưởng dự Hội nghị Văn nghệ
liên khu III, sau đó hai nhà văn cùng vào công tác tại khu IV. Đến tháng 11-
1951 trên đường đi công tác ở vùng dịch hậu Nam Cao đã bị phục kích. Ngày
30-11-1951, Nam Cao đã anh dũng hi sinh ở Hoàng Đan (Ninh Bình). Nam Cao
đã ngã xuống khi trong mình còn ấp ủ cuốn tiểu thuyết quê hương.
Nam Cao là người hiền lành, trầm kặng, nhút nhát đến vụng về, ít nói, có
vẻ ngoài lạnh lùng đến khó gần. Nhà văn rất khổ tâm về cái tật hãi người và cái
mặt không chơi được của mình. Ông đã tả mặt mình trong truyện ngắn Cái mặt
không chơi được: “Cái mặt tôi như nước đá, và ngượng nghịu, và vô duyên và lố
bịch đủ hết” [7; 295]. Trái ngược với cái vẻ lạnh lùng ấy là một trái tim luôn ấm
nóng và một tấm lòng luôn sôi nổi, luôn quan tâm đến số phận con người. Sống
dưới chế độ thực dân phong kiến tối tăm, ngột ngạt Nam Cao đã không chịu
khuất phục. Một nhà văn mảnh khảnh, thư sinh, lặng lẽ ít nói, rụt rè, nhưng chất

chứa trong lòng tâm sự của người nghệ sĩ: Tài cao phận thấp, chí khí uất (Tản
Đà) đó cũng là tâm trạng phản kháng mãnh liệt của người tri thức tiến bộ với cái
xã hội bóp nghẹt cuộc sống của con người. Ông thù ghét những sách phù phiếm,
nói những chuyện rắc rối của những kẻ ăn không ngồi rồi.
Sinh ra và lớn lên ở vùng đồng bằng Bắc Bộ nghèo khổ, tiêu điều. Nam
Cao gắn bó với bà con nông dân nghèo khổ ruột thịt. Đó là bà ngoại của nhà
văn, ở góa từ năm 22 tuổi, suốt cuộc đời cực nhọc, vất vả nuôi con cháu; đó là
người mẹ hiền lam lũ; người vợ chịu thương, chịu khó của nhà văn; đó là người

9
dì nuôi, đã ẵm bế nhà văn khi còn tấm bé và hình ảnh những con người ấy trở đi,
trở lại trong nhiều sáng tác của Nam Cao. Tác phẩm của Nam Cao luôn thể hiện
lên cái làng Đại Hoàng thân thuộc của mình. Hình ảnh làng quê và bà con nông
dân nghèo khổ ở quê hương luôn sống trong lòng Nam Cao, đã nâng đỡ, an ủi
nhà văn khi bi quan, bế tắc; đã giúp nhà văn trước vực thẳm của sự sa ngã và
tuyệt vọng. Mỗi thiên truyện của Nam Cao về nông dân là một bản kể khổ
đầy ân tình của người con xa quê. Nam Cao đã chết trên đường về quê hương,
trong khi đang ủ ấp những dự định lớn về cuốn tiểu thuyết quê hương từ lâu.
Cái chết ấy nói lên thật thấm thía về sự gắn bó thiết tha của nhà văn với quê
hương nghèo.
Là một thanh niên tư sản trí thức, lại sống giữa xã hội đầy rẫy xấu xa, Nam
Cao không phải không bị tiêm nhiễm sự tiêu cực. Nhưng điểm đặc biệt đáng quý
ở Nam Cao luôn tự đấu tranh nghiêm khắc để vượt lên chính bản thân, vượt lên
khỏi cuộc sống tầm thường, nhỏ nhen, đê tiện để vươn tới cái đúng, cái tốt đẹp.
Nam Cao hay bị hối hận, giày vò đến đau đớn những lỗi lầm của mình. Đó
không phải là sự hối hận chu kì của nhiều chàng tiểu tư sản dùng để xoa dịu
lương tâm trong khi vẫn buông lỏng theo cái xấu, mà theo Tô Hoài đó là những
giằng xé chảy máu của một tâm hồn trung thực vô ngần, cố giữ thiện căn trong
cuộc đời bẩn thỉu luôn khao khát “một tâm hồn trong sạch và mơ tới cảnh sống
của những con người chật hẹp” [2, 40].

Sau cách mạng Nam Cao thành tâm, tận tụy trong mọi công tác, đồng thời
với ý thực quyết tâm, tự rèn luyện, tự cải tạo mình và luôn quan niệm Hoàn toàn
vì Đảng [2, 40]. Giá trị lớn lao trong những sáng tác của Nam Cao luôn gắn liền
với cuộc đấu tranh tư tưởng trung thực suốt đời cầm bút của mình.
1.1.2. Quan điểm nghệ thuật
Nam Cao là một trong những nhà văn hiện thực phê phán giai đoạn (1930-
1945) có ý thức nhất về quan điểm nghệ thuật của mình. Tuy ít được phát biểu
dưới dạng lí luận nhưng nó lại được bộc lộ sâu sắc quan điểm sáng tác và hình
tượng nghệ thuật.
Quan điểm của một nhà văn hay nói cụ thể hơn là quan điểm của nhà văn
Nam Cao luôn gắn với quan điểm chính trị, xã hội, với lập trường công dân của
nhà văn, gắn với hoàn cảnh xã hội và đời sống văn học. Quan điểm nghệ thuật
nảy sinh từ khi nhà văn có ý thức trách nhiệm về ngòi bút của mình, nó nảy sinh
từ những tâm hồn nghệ thuật, nó là những đúc kết, những trải nghiệm hay đơn
giản chỉ là những điều tác giả thốt lên với bạn đọc để chia sẻ cảm thông, để phê

10
phán hay tố cáo vấn đề nào đó. Nam Cao nhận thức sâu sắc và phê phán tính ảo
mộng phi hiện thực của thứ nghệ thuật chỉ chạy theo cái đẹp bên ngoài.
Trong tác phẩm Giăng sáng (1942), ông vạch trần sự lừa dối của thứ nghệ
thuật thi vị hóa cuộc sống, ông cho rằng: “Cái ánh trăng xanh huyền ảo nó làm
đẹp đến cả những cảnh thật ra chỉ tầm thường xấu xa” [7, 219]. Trăng đẹp thật
nhưng “trong căn lều nát mà làm cho cái bề ngoài trông cũng đẹp biết bao người
quằn quại, nức nở, nhăn nhó với những đau thương của kiếp mình! Biết bao
tiếng nghiến răng chửi rủa! Biết bao cực khổ và lầm than” [7, 221]. Cái sự thực
tàn nhẫn luôn luôn bày ra đấy bị cái thi vị của trăng che dấu đi. Cái sự thực tàn
nhẫn kia phải chăng là tình trạng khốn khổ của nhân dân, cái nghèo đói, bế tắc,
tù túng trong cuộc sống của họ. Bằng cái nhìn thấu đáo của một nhà văn, Nam
Cao đã nhận ra được điều ấy và ông yêu cầu “Nghệ thuật không cần là ánh trăng
lừa dối; không nên là ánh trăng lừa dối; nghệ thuật là tiếng kêu đau khổ kia thoát

ra từ những kiếp lầm than” [7, 221]. Bằng lập trường nhân đạo của mình, Nam
Cao lên án xu hướng thoát li tiêu cực của văn chương lãng mạn đương thời,
chạy theo cái đẹp, đắm chìm trong cái đẹp nhưng lại quay lưng với đời sống
thực tại, làm ngơ trước những đau khổ của nhân dân. Ông đòi hỏi nghệ thuật
phải trở về với đời sống hiện thực, phản ánh chân thật hiện thực lúc bấy giờ đó
là tình trạng thống khổ của nhân dân lao động “Nghệ thuật có thể chỉ là tiếng
đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than” (Giăng Sáng). Nghệ thuật chân
chính phải nhìn thẳng vào sự thực tàn nhẫn phải nói lên được nỗi thống khổ của
nhân dân, nghệ thuật phải vì nhân dân mà lên tiếng.
Nam Cao cho rằng người cầm bút phải có lương tâm, phải biết đứng trong
lao khổ mở hồn ra đón lấy tất cả những vang động của cuộc đời. Và ở Đời Thừa
ông lại khẳng định một tác phẩm có giá trị phải “Nó phải chứa đựng một cái gì
lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng tình thương, lòng
bác ái, sự công bình. Nó làm cho người gần người hơn” [7, 263]. Ý thức được
điều này, trong các sáng tác của mình, Nam Cao luôn kết hợp sâu sắc giữa giá trị
nhân đạo và giá trị hiện thực. Ông luôn tâm đắc với câu nói của Francoie
Coppee: Người ta chỉ xấu xa, hư hỏng trước đôi mắt giáo hoảnh của phường ích
kỉ, và nước mắt là một miếng kính biến hình vũ trụ. Và chính điều đó thể hiện
giá trị cao nhất của tình người. Trong sáng tác của ông không có nước mắt giả
dối. Tình thương với con người là cái gì đó cao quý lắm. Nếu không có tình
thương thì con người trở thành quái vật, bị xui khiến bởi lòng tự ái. Vì vậy, chủ
nghĩa nhân đạo có thể nói là một đặc điểm cơ bản trong sáng tác của Nam Cao.
Nó được thể hiện qua sự cảm thông không che đậy với những con người đáng
thương cùng khổ (Dì Hảo, Lão Hạc, Một Đám Cưới…) trong sự bênh vực, minh

11
oan cho những con người khốn khổ, tủi nhục, bị xã hội và cuộc đời xua đuổi, hắt
hủi, khinh miệt một cách bất công (Chí Phèo, Lang Rận, Tư cách mõ) cũng như
trong việc vạch trần những hành vi nham hiểm, tàn bạo của bọn địa chủ, cường
hào, giắc gieo bao tội ác lên đầu những người dân hiền lành, lương thiện. Có thể

nói mỗi tác phẩm xuất sắc của Nam Cao đều xây dựng một nền móng vững chắc
của tư tưởng nhân đạo, hướng tới việc khơi gợi tình thương, thức tỉnh nhân tính,
đòi hỏi những điều kiện để con người có thể phát triển hết khả năng, tiềm tàng
chứa đựng trong họ. Ông viết: “Chao ôi! Đối với những người quanh ta, nếu ta
không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa,
bỉ ổi , toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những
người đáng thương, không bao giờ ta thương” [7, 94]. Văn chương phải thể hiện
được tinh thần nhân đạo, đây chính là một trong những quan điểm nghệ thuật
lớn của không những chỉ có Nam Cao mà rất nhiều nhà văn khác nữa. Nam
Cao cũng như những cây bút đương thời, hưởng đến những con người cùng
khổ, nhận ra những xót xa, cay đắng của số phận con người, nhưng ít ai nhìn
thấy nỗi đau tinh thần của con người như ông. Nam Cao là nhà văn, và chỉ có
Nam Cao đạt tới sự cải tạo thẩm mĩ của xã hội; biến nó thành một quan điểm
nghệ thuật của nhà văn.
Trong nhiều sáng tác của mình, Nam Cao phê phán thứ văn chương hời
hợt. Trong tác phẩm Đời thừa ông để nhân vật Hộ đánh giá về cuốn Đường về:
“Xoàng lắm, nó chỉ mang giá trị địa phương thôi và chỉ lột tả bề ngoài của xã
hội”. Ông khẳng định văn chương phải gắn với cuộc đời, phản ánh được chiều
sâu cuộc đời để từ đó Nam Cao cho rằng một tác phẩm thực sự, thật giá trị khi
nó phải “vượt lên tất cả các bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho
cả loài người” [7, 263]. Nam Cao cũng đã chỉ ra giá trị văn chương đó chính là ý
nghĩa của nó đối với cuộc đời “Văn chương sẽ không là gì cả nếu không vì cuộc
đời mà có”. Những lời lẽ bốc đồng của Hộ với bạn bè hóa ra lại là những tuyên
ngôn nghệ thuật sâu sắc và những tiến bộ của Nam Cao. Những quan điểm ấy
làm nên giá trị đích thực của văn chương gần gũi với quan niệm của chúng ta
ngày nay. Nam Cao không chỉ tuyên ngôn về ý nghĩa văn chương đối với cuộc
đời mà ông còn đề cập sâu sắc đến nghề văn và sáng tác trong văn chương.
Mặt khác, về bản chất của sự sáng tạo thì Nam Cao cũng khẳng định nghề
văn là nghề sáng tạo: “Văn chương không cần những người thợ khéo tay, làm
theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp được những người

biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái
gì chưa có” [7, 254]. Nam Cao khẳng định điều này và ông trải nghiệm nó bằng
chính những năm tháng đầu đời cầm bút của mình. Lúc đó Nam Cao viết theo

12
những khuôn mẫu của văn chương đương thời. Nó thiếu đi hơi thở của cuộc đời,
nó thoát li cuộc sống và sau đó ông chuyển sang khuynh hướng hiện thực và
cũng từ đó trên những trang viết của ông ấm nồng sự sống của cuộc đời và với
ông sáng tạo là cách làm nên những tác phẩm mang chính hơi thở của mỗi nhà
văn. Nam Cao cho rằng nghề văn là một nghề cao quý đòi hỏi nhà văn phải có
lương tâm, trách nhiệm. Nam Cao cho rằng: “Sự cẩu thả trong văn chương thì
thật là đê tiện” [7, 254].
Nhà văn Hộ trong Đời Thừa đã đau đớn day dứt khi thấy tên mình lu mờ đi
trước những tên tuổi mới. Cứ mỗi lần đọc lại một cuốn sách hay một đoạn văn
ký tên mình anh lại “đỏ mặt lên, nghiến răng, vò nát sách và mắng mình như
một thằng khốn nạn” [7, 254]. Anh tự xỉ vả mình khi nhìn những cuốn văn viết
vội, đỏ mặt lên xấu hổ khi đăng những bài báo “người đọc quên ngay sau khi
đọc”( Đời thừa). Hộ cay đắng nhận ra rằng: Thế nghĩa là hắn là một kẻ vô ích,
một người thừa vì hắn chẳng đem lại một chút gì mới lạ đến văn chương. Như
vậy, ta thấy Nam Cao rất coi trọng chủ thể sáng tạo. Chúng ta cũng hiểu được tại
sao tác phẩm của ông lại viết về những cái tưởng như đơn giản, nhỏ nhặt, vụn
vặt thôi nhưng lại chứa đựng ý nghĩa, tư tưởng lớn lao, sâu sắc đến như vậy. Từ
những nhận thức đó, Nam Cao đã khẳng định được nhà văn phải là những người
khám phá những nét bản chất của đời sống ở bề sâu của nó chứ không phải cái
nhìn hời hợt bên ngoài. Điều này không chỉ là quan niệm mà còn là nỗi trăn trở
suốt cả cuộc đời cầm bút của nhà văn và cũng vì điều ấy trong tác phẩm của ông
luôn lấp lánh sự sáng tạo.
Trong Sống mòn của Nam Cao đã thể hiện văn chương như một vũ khí
chiến đấu “tạng người như y cầm súng, cầm gươm. Y sẽ cầm bút mà chiến đấu”.
Quan điểm này giúp cho Nam Cao rất gần với các nhà văn cách mạng. Văn học

nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy ( Hồ
Chí Minh).
Như vậy ta thấy rằng, tuy Nam Cao không trực tiếp phát biểu ý kiến, quan
niệm về nghệ thuật của mình nhưng qua các sáng tác của ông ta thấy đã xuất hiện
những tuyên ngôn nghệ thuật mới mẻ, độc đáo và rất sâu sắc về: tư tưởng nghệ
thuật, vị trí, cách nhìn của người nghệ sĩ, giá trị văn chương, bản chất nghệ thuật.
Đó chính là những thành công lớn của phong cách Nam Cao, và những đóng góp
lớn lao của nhà văn với nền văn học Việt Nam hiện thực phê phán.
1.1.3. Sự nghiệp sáng tác
Sự nghiệp sáng tác của Nam Cao khởi đầu từ năm 1936, nhưng thực sự trở
thành một bản lĩnh, một phong cách sáng tạo độc đáo bắt đầu từ truyện ngắn Chí

13
Phèo (1941). Các sáng tác trước cách mạng của Nam Cao tập trung vào hai
mảng đề tài lớn: Cuộc sống của những người trí thức tiểu tư sản nghèo và cuộc
sống người nông dân lao động. Ở đề tài người trí thức tiểu tư sản, nổi bật lên
qua các truyện ngắn: Những truyện không muốn viết, Giăng sáng, Mua nhà,
Truyện tình, Quên điều độ, Nước mắt, Đời thừa… và tiểu thuyết Sống mòn
(1944). Nhân vật trung tâm của các sáng tác về đề tài này là những nhà văn
nghèo, những giáo khổ trường tư, những học sinh thất nghiệp… Nam Cao tập
trung phát hiện và miêu tả tấn bi kịch tinh thần ở họ, đó là mâu thuẫn giữa
những khát vọng chân chính, ý thức sâu sắc về giá trị cuộc sống và nhân phẩm
với hoàn cảnh xã hội, mưu sinh miếng cơm manh áo, những toan tính tẹp nhẹp
hàng ngày, để rồi cuối cùng họ sống trong những cảnh đời thừa, những kiếp chết
mòn về tinh thần. Qua đây nhà văn muốn phê phán cái xã hội phi nhân tính đã
dồn đuổi, bóp nghẹt, tàn phá sự sống và tâm hồn những người trí thức đồng thời
thể hiện khát vọng hướng tới một nhân cách toàn thiện, xứng đáng với giá trị
con người.
Về đề tài người nông dân, Nam Cao thực sự tiến thêm một bước trong việc
nhận thức và mô tả bi kịch đời sống của họ so với các nhà văn đương thời. Bên

cạnh một số truyện: Trẻ con không được ăn thịt chó, Mua danh, Tư cách mõ,
Điếu văn, Một đám cưới, Dì Hảo, Lang Rận, Nửa đêm… nổi lên hai truyện đứng
vào hàng kiệt tác: Chí Phèo và Lão Hạc. Nhà văn quan tâm trước hết những kẻ
bần cùng, thấp cổ bé họng, hiền lành nhẫn nhục, bị đối xử bất công, bị xô đẩy
vào con đường lưu manh, đánh mất nhân tính lúc nào không hay (Chí Phèo, Một
bữa no, Lang Rận, Tư cách mõ…). Nhân vật Chí Phèo hiện ra như một chứng
tích đáng thương và ghê rợn về sự hủy diệt tàn bạo của cái xã hội bất lương và
phi nhân tính đối với thể xác và linh hồn của con người.
Tuy vậy, ngay trong những số phận tưởng như mất hết nhân tính, đứng
ngoài lề xã hội, nhà văn vẫn phát hiện ở họ những khát vọng hướng thiện, những
đốm sáng nhân bản lấp lánh đáng quý. Đây chính là chiều sâu và nét độc đáo
trong chủ nghĩa nhân đạo của Nam Cao. Viết về loại nhân vật nông dân, Nam
Cao đặt vấn đề cách nhìn quần chúng, phải biết vượt qua cái bề ngoài gàn dở,
lẩm cẩm, ngu dốt để mà gần họ, cố mà tìm hiểu cái bản tính tốt ở họ thường bị
che lấp, vùi dập, không được phép tàn nhẫn, ghẻ lạnh với họ. Chủ đề này phát
hiện rõ nhất ở trong Lão Hạc (1943) và được phát triển trong một hoàn cảnh mới
ở truyện Đôi mắt (1948).
Tuy chưa giác ngộ chân lí cách mạng, nhưng chịu ảnh hưởng ít nhiều
của Hội văn hóa cứu quốc, Nam Cao cũng ít nói tới tương lai với một tâm

14
trạng náo nức và đầy hi vọng về khả năng đổi đời của con người; Sự đời
không thể cứ mù mịt mãi thế này đâu. Tương lai phải sáng sủa hơn. Một rạng
đông đã báo rồi. Đó là một dự cảm chính xác của nhà văn trong đêm trước
cách mạng toàn dân tộc.
Sau Cách mạng tháng Tám, Nam Cao cũng như nhiều văn nghệ sĩ khác tự
nguyện, hăm hở đi theo kháng chiến. Nam Cao không ngại khó, ngại khổ, tự
nguyện làm tuyên truyền viên vô danh cho cách mạng, đồng thời có ý thức rèn
luyện, cải tạo mình. Tâm niệm chân thành của Nam Cao là: Sống đã rồi hãy viết.
Ông thực sự là một chiến sĩ xông xáo trên các mặt trận, ghi chép, lấy tài liệu,

hình thành ý đồ cho các tác phẩm lớn về sau. Đối với các văn nghệ sĩ, đi vào
cuộc kháng chiến đó đòi hỏi phải chân thành, vừa cần nghị lực, vừa phải có cái
nhìn đúng về nhân dân và kháng chiến. Đây là một cuộc nhận đường vất vả,
nhiều khi cam go và quyết liệt, nhất là với lớp văn nghệ sĩ trước cách mạng.
Nam Cao không ngoài tình trạng chung đó. Ông viết truyện ngắn Đôi mắt, một
mặt phê phán lối sống trưởng giả, xa lạ, lạc lõng và cái nhìn khinh bạc đối với
quần chúng của lớp nhà văn kiểu cũ, đồng thời như một biểu thị quyết tâm dứt
khoát và chân thành hòa nhập vào cuộc kháng chiến vĩ đại của nhân dân. Nhật kí
Ở rừng và tập kí sự Chuyện biên giới cũng đi theo tinh thần ấy. Nhà văn Nam
Cao thực sự là một tấm gương tiêu biểu cho một lớp nhà văn giác ngộ lẽ sống
lớn của dân tộc và thời đại, nguyện dùng nghệ thuật góp phần xây dựng những
nhân cách mới.
Văn của Nam Cao, ở rất nhiều tác phẩm mang tính tự nguyện, ta thấy hiện
rõ ở đó những cảnh đời, tâm tình, quan niệm của tác giả, nhất là ở những tác
phẩm viết về trí thức, văn nghệ sĩ. Điền (Giăng sáng), Hộ (Đời thừa), ông giáo
(Lão Hạc), Thứ (Sống mòn) , kể cả nhân vật nhà văn Hoàng trong Đôi mắt sau
này. Cả cuộc đời của Nam Cao, thông qua nghệ thuật, là một quá trình phấn đấu
không bao giờ thỏa hiệp cho một nhân cách cao đẹp – nhân cách con người và
nhân cách nghề nghiệp.
Nam Cao chú tâm miêu tả con người không dừng lại ở cử chỉ, hành động
bên ngoài, mà nỗ lực nắm bắt, phát hiện và miêu tả quá trình tâm lí sâu sắc của
nhân vật. Ngay cả kết cấu truyện, ông cũng không câu nệ vào cốt truyện, mà chủ
trương giải phóng cốt truyện, thậm chí viết loại truyện không có cốt truyện. Cho
nên câu chuyện được kể với giọng điệu hết sức linh hoạt tự nhiên, cách thức trần
thuật tuân theo quan điểm nhân vật. Ngôn ngữ truyện Nam Cao thật sự sống
động, phong phú, tinh tế, bắt chặt ngôn ngữ dung dị của đời sống con người. Có
những khi ngòi của ông sắc lạnh, tỉnh táo, thiếu suy tư, có khi lại trữ tình, đằm

15
thắm. Nam Cao thực sự là một tài năng lớn đã góp phần cách tân một bước đáng

kể nền văn xuôi Việt Nam, nhất là thể loại truyện ngắn. Nhiều tác phẩm của
Nam Cao cho đến nay vẫn là những mẫu mực bậc thầy, đáng để cho các nhà
văn học tập.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Khái niệm sám hối
Ta có thể thấy có rất nhiều định nghĩa về Sám hối. Theo tác giả Nguyễn
Như Ý trong cuốn Đại từ điển Tiếng Việt giải nghĩa: Sám hối là sự ăn năn, hối
hận về những tội lỗi của mình.
Trong Kinh Pháp Bảo Đàn có nói: Sám giả sám kỳ tiền khiên, hối giả hối kỳ
hậu quá: Sám là sám trừ tội trước, hối là hối cải lỗi sau. [14, 96]. Sám hối là tự
mình ăn năn, hổ thẹn những lỗi lầm trước đây đã tạo, nguyện sửa đổi không dám
tái phạm những lỗi lầm đó nữa. Trong từ Sám hối thì Sám tiếng Phạn gọi là
Samma, tiếng Hoa dịch là hối hóa. Chữ Hối là Hán ngữ, ghép hai từ ngữ Phạn
và Hán lại thành hai chữ sám hối, có nghĩa là ăn năn chừa bỏ và không tái
phạm. Trong đời sống hằng ngày, không ai là không có những lỗi lầm và lỗi lầm
ấy có thể do vô tình hoặc cố ý gây ra. Nhưng dù lỗi lầm đó như thế nào đi nữa
trong thâm sâu của cõi lòng, trong nội tâm, chúng ta thấy mình có tội, nhận ra
tội lỗi của mình, chúng ta phán xét chính mình, nhận điều xấu mình đã làm, hay
cái tâm địa xấu xa của mình và cương quyết thực hiện sửa sai, thì đó mới thật sự
là cốt lõi của việc sám hối. Còn nếu biết lỗi cũ là sai, ăn năn thay đổi, rồi tiếp tục
tái phạm, thì không phải là Sám hối. Nhiều người trong thời đại hôm nay dù đã
làm bao nhiêu điều xấu, vẫn không thấy mình có tội. Họ đã đánh mất ý thức tội
lỗi, và đó là nguy cơ lớn nhất của nhân loại ngày nay. Ta có thể xếp Sám hối
theo một số bước cơ bản sau:
1. Ý thức về tội lỗi.
2. Hối hận, day rứt vì những điều xấu mình đã làm.
3. Quyết tâm thú nhận tội lỗi.
4. Thực sự sửa đổi đời sống.
5. Làm những điều tốt đẹp cho cuộc sống.
Như vậy, Sám hối không phải là rửa tội hay xá tội mà là chấp nhận tội lỗi

phạm phải, rồi tự sửa đổi, quyết không tái phạm. Sống khác đi, không sống như
cũ nữa, không làm điều xấu nữa; dứt khoát với tình trạng tội lỗi mà mình đang
mắc phải. Giai đoạn này rất khó và đòi hỏi sự hy sinh, sự chiến đấu với chính

16
mình, và sự chiến thắng, làm chủ được chính mình. Từ những định nghĩa trên ta
có thể khái đưa ra một định nghĩa chung: Sám hối là sự thức tỉnh sâu sắc về
nhân cách và nó được thể hiện qua sự ân hận hay hối hận về những việc mình
đã làm và cao hơn là mong muốn được sửa chữa hoặc mong muốn làm điều gì
đó tốt hơn.
1.2.2. Nhân vật sám hối trong văn học
Nhân vật văn học là con người được miêu tả trong văn học bằng phương
tiện văn học. Trong văn học, nhân vật văn học được chia thành nhiều loại nhân
vật khác nhau. Đó có thể là nhân vật tha hóa, nhân vật tính cách, nhân vật anh
hùng, nhân vật dị dạng, nhân vật sám hối… Tuy nhiên ở khóa luận này chúng
tôi chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu những đặc điểm của nhân vật sám hối.
Nhân vật sám hối là một cách định dạng, lấy sám hối làm tiêu chí để xếp
loại nhận vật. Có thể xếp nhân vật sám hối vào loại nhân vật phức tạp, bởi khi
xây dựng nhân vật này thì nhà văn gắn cho nhân vật của mình những đặc điểm
của nhiều loại nhân vật như nhân vật loại hình, nhân vật tư tưởng, nhân vật tính
cách và ít được xây dựng mang đặc điểm nhân vật chức năng.
Nhân vật sám hối là nhân vật bộc lộ thái độ, tình cảm và tư tưởng của
mình qua hành vi và nhất là qua độc thoại nội tâm. Và ở nhân vật này thì sự vận
động của hành động nhân vật không phải diễn ra bên ngoài mà chủ yếu diễn ra ở
bên trong, diễn ra trong thế giới nội tâm. Thế giới nội tâm đó được hiểu là một thế
giới không đơn giản mà nó rất phong phú, phức tạp, điều này tạo nên cho nhân
vật sám hối của chúng ta một tính cách phức tạp. Phải nhìn nhân vật này dưới
nhiều góc độ, nhiều chiều, đặt nhân vật này trong hoàn cảnh cụ thể thì ta mới có
thể nhận ra được cái mặt tốt đẹp của nhận vật, sự sám hối của chính nhân vật.
Nhân vật sám hối khi mang những đặc điểm của nhân vật loại hình thể

hiện tập trung các phẩm chất xã hội, đạo đức của một loại người nhất định của
một thời. Ta bắt gặp loại người nhất định ấy trong tác phẩm của Nam Cao. Khi
miêu tả hạng người nông dân bị bần cùng hóa, lưu manh hóa, trong tác phẩm
Chí Phèo, Nam cao vẫn thể hiện cái nhìn ưu ái, vừa sót thương, vừa trân trọng.
Ông đã phát hiện và khẳng định nhân phẩm đẹp đẽ của người nông dân ngay
trong khi họ bị rạch nát cả bộ mặt người, bị giết chết tâm hồn người. Qua nhân
vật Chí Phèo Nam cao đã nói lên được tiếng nói tố cáo chế độ thực dân phong
kiến chịu sự chi phối bởi quyền lực vạn năng của đồng tiền, bộ mặt đểu cáng của
giai cấp thống trị Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.
Nhân vật sám hối mang đặc điểm của nhân vật tính cách khi nó được mô tả
như một nhân cách, một cá nhân có tính cách nổi bật. Ta lại quay trở lại với Chí

17
Phèo của Nam Cao, mặc dù bị xã hội đẩy từ một anh canh điền thành kẻ lưu
manh nhưng Chí không dừng lại ở quá trình tha hóa mà trong nhân vật này có
sự vận động về tính cách. Từ con quỷ của làng Vũ Đại Chí từng bước vươn
lên thành con người chân chính, lương thiện. Như vậy nhân vật sám hối là
nhân vật không chỉ là nhân vật mang đặc điểm của nhân vật loại hình tập
trung thể hiện phẩm chất của xã hội, đạo đức của loại người nhất định mà còn
là nhân vật tính cách.
Nhân vật sám hối của luôn có sự dao động trước các tình huống của
môi trường hay nói cách khác ở kiểu nhân vật sám hối luôn có sự vận động tính
cách, dao động tâm, sinh lí tức là nhân vật không đứng im, cũng không phải là
sự vận động một chiều mà là sự vận động qua lại, tạo nên một kiểu nhân vật
không thuần nhất mà luôn tự giằng co, giằng xé, giày vò, tự mâu thuẫn rất phức
tạp trong tư tưởng, tình cảm, đạo đức. Để nhân vật tìm đến sám hối thì nhân vật
trải qua cái nhận thức ngộ nhận rồi vỡ lẽ rồi lại ngộ nhận, để rồi cuối cùng kết
thúc bằng sự vỡ lẽ muộn màng. Loại nhân vật sám hối này ta rất dễ gặp trong
những sáng tác của Nam Cao khi viết về tầng lớp trí thức tiểu tư sản như
Điền, Thứ hay Hộ khi bị rơi vào bi kịch vỡ mộng và bi kịch chết mòn về tinh

thần của người trí thức tiểu tư sản nghèo lúc bấy giờ. Trong con người họ
luôn bị giằng xé, chồng chất những mâu thuẫn giữa lí tưởng nghệ thuật cao cả
với tình trạng buộc phải viết một các cẩu thả vì kiếm tiền, giàu lẽ sống tình
thương với những hành động vi phạm vào lẽ sống đó. Thông qua các sự kiện,
tình tiết, tính cách nhân vật được hình thành và phát triển để từ đó làm nổi bật
tư tưởng của tác phẩm.
Nhân vật sám hối được chia làm hai cấp độ, ở mỗi cấp độ được thể hiện
một cách khác nhau. Ở cấp độ thấp tức là khi nhân vật nhìn lại mình, nhìn lại
những việc mình đã làm, cảm thấy tội lỗi, thấy xấu hổ và nhân vật cảm thấy day
dứt, ân hận. Nếu như ở cấp thấp nhân vật chỉ nhận ra lỗi lầm của mình, nhận ra
những việc sai lầm mình đã làm và cảm thấy ân hận thì ở cấp độ cao hơn, dựa
trên nhận thức về sai lầm và thấy hối hận trong lương tâm của mình, nhân vật
bắt đầu hành động. Và hành động của kiểu nhân vật sám hối đó là làm những
việc mà trước hết chình họ cảm thấy nó là tốt, giúp họ sửa chữa lỗi lầm và sống
tốt hơn và sau đó là làm những việc để người ta nhận ra sự hối hận của mình và
thấy được rằng mình là con người khác trước, một con người biết sửa chữa lỗi
lầm. Ở cấp độ cao hơn, nhân vật sám hối không chỉ dừng lại ở mức độ nhận thức
và ý thức nữa mà nhân vật đã chủ động bắt tay vào hành động với mong muốn
làm những điều tốt đẹp cho cuộc sống, những hành động vì người khác. Trong
sáng tác của Nam Cao, nhân vật sám hối có ở nhiều đối tượng thuộc tầng lớp

18
khác nhau và ở mỗi tầng lớp ấy, Nam Cao đã để những nhân vật của mình có
đời sống riêng, hoàn cảnh riêng, nội tâm và hành động cũng rất riêng. Nhân vật
của Nam Cao thuộc tầng lớp nông dân như Chí Phèo, anh Đĩ Chuột hay lang
Rận…, có những hành động quyết liệt hủy hoại thân xác, những hành động tự
kết liễu cuộc đời mình nhưng những hành động được coi là liều mạng ấy xét cho
cùng là hành động tự giải phóng mình. Đến với đề tài trí thức tiểu tư sản, những
người trí thức sống bằng trí óc, bằng ý thức cá nhân, nhà văn Nam Cao lại xây
dựng nhân vật sám hối ở mức độ thấp hơn. Ông để cho nhân vật trí thức tiểu tư

sản như Hộ, Điền, Du hay nhân vật “tôi” , khi nhìn lại thực tại cuộc đời mình
những dằn vặt, những ân hận, những day dứt và cả những giọt nước mắt nghẹn
ngào. Họ không kết liễu cuộc đời mình bằng những cái chết đau đớn nhưng cái
chết của họ lại là cái chết tinh thần.
Như vậy, nhân vật sám hối trong văn học là nhân vật biết tự nhìn nhận
đánh giá bản thân mình để từ đó có ý thức gột rửa sai lầm, tội lỗi của bản thân.
Nhân vật sám hối không gồm hai mặt chính diện và phản diện rạch ròi và nhân
vật này cũng không thống nhất giữa diện mạo và phẩm chất. Ở nhân vật này mặc
dù tính cách chứa đựng sự đa dạng và phức tạp nhưng rất gần với cuộc sống thực
tế bởi cuộc sống thực tế chi phối và tác động mạnh mẽ đến tính cách nhân vật.

Tiểu kết

Sinh ra trong một gia đình nghèo đông anh em; Nam Cao đã sớm ý thức
được cuộc sống vất vả, thiếu thốn, ông đã sớm bước vào nghề để bươn trải, lo
lắng cho cuộc sống của mình. Ông đã làm nhiều nghề, đi nhiều nơi và tập được
cho mình thói quen quan sát, tìm hiểu nguyên do và từ đó thấu hiêu cuộc đời và
con người. Chính những quan sát, trải nghiệm mà cuộc đời mang lại cho nhà văn
đã giúp ông có vốn sống, vốn hiểu biết, vốn tư liệu phong phú cùng với một tấm
lòng nhân đạo sâu sắc với cuộc đời và con người. Với ý thức lao động nghiêm
túc, ông đã sống và cống hiến hết mình cho đất nước cho nền văn học dân tộc;
xứng đáng trở thành nhà văn lớn của thời đại, một nhà văn chiến sĩ dũng cảm,
kiên cường. Cuộc đời Nam Cao gắn với cuộc sống của người nông dân và người
trí thức tiểu tư sản. Vì vậy, nó có ảnh hưởng rất lớn đến những sáng tác của ông
trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Trong tác phẩm của mình, Nam Cao đã xây dựng nhân vật sám hối có thể
coi là thành công tiêu biểu trong sáng tác của ông. Nhân vật sám hối là nhân vật
có tính cách đa diện, có hành động thực tiễn và hành động tinh thần, Nam Cao
xây dựng cho nhân vật của mình cái quá trình tâm lí. Quá trình tâm lí ấy lại có


19
sự khác biệt giữa người nông dân và người trí thức tiểu tư sản. Ở người nông
dân, quá trình tâm lí là việc ý thức được biểu hiện bằng hành động và lời nói;
còn ở người trí thức được biểu hiện bằng diễn biến tâm lí diễn ra trong nội tâm
nhân vật một cách quyết liệt và liên tục, dù hành động ấy chủ động hay có sự tác
động bởi yếu tố ngoại cảnh cũng để thể hiện sự dằn vặt, ân hận, sự thức tỉnh
trong tâm của nhân vật. Sám hối là vấn đề ít người khai thác những khi tìm hiểu
ta có thể thấy được giá trị nhân sinh cao cả của những tác phẩm trong việc cải
tạo nhận thức người đọc.
Nam Cao ra đi khi tuổi đời và sự nghiệp văn chương còn đầy hứa hẹn.
Tuy tuổi đời ngắn ngủi nhưng với ý thức và cố gắng không ngừng trong lao
động nghệ thuật, Nam Cao đã ghi tên tuổi của mình trên văn đàn. Tên tuổi và
những sáng tác của ông đã để lại trong lòng người đọc những tình cảm mến mộ
để mỗi khi gấp lại trang sách, người đọc không khỏi băn khoăn, day dứt về
những vấn đề mà tác giả đặt ra. Đó chính là những thành công đáng trân trọng
mà bất kì người nghệ sĩ nào cũng hướng đến.



20
CHƯƠNG 2
NHÂN VẬT SÁM HỐI TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO
TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945

2.1. Sám hối - triết lý tình thương, lòng vị tha của Nam Cao
Nam Cao một nhà văn có những sáng tác chứa chan một tinh thần nhân
đạo sâu sắc. Ông cho rằng văn học chân chính là văn học luôn hướng về con
người, ông khẳng định nó trong tác phẩm của mình: “Một tác phẩm thật giá trị
phải vượt lên bên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung
cho cả loài người. Nó phải chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ vừa đau

đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình… Nó
làm cho người gần người hơn.” [7, 263]. Chính vì chức năng cao đẹp đó nên
mỗi nhà văn chân chính đều ý thức rõ về trách nhiệm của người cầm bút khi họ
đặt bút viết nên những trang văn và cũng là những trang đời. Có nhà văn đã nói:
Người nghệ sĩ trước hết phải là nhà văn nhân đạo từ trong cốt tủy. Và nhà văn
Nguyễn Minh Châu cho rằng: Nhà văn sinh ra ở trên đời cốt để làm cho cái
công việc nâng giấc cho cái công việc giống như nâng giấc cho kẻ cùng đường.
Trái tim người nghệ sĩ đập dưới bìa sách như mạch máu đập dưới làn da
và tấm lòng của Nam Cao cũng giống như trái tim ấy, đang đập từng nhịp trong
mỗi sáng tác của ông. Và nó thật sự cao cả khi ông đã xây dựng nên nhân vật
sám hối. Trong nhiều tác phẩm sám hối đó là những giọt nước mắt nhỏ xuống vì
ân hận, vì thương cho số phận, vì cảnh đời nghiệt ngã hay chỉ đơn giản là vì họ
khóc khi nhận ra chính con người mình và những bất hạnh của những người
xung quanh mình. Nước mắt là một sản phẩm cụ thể của tình cảm. Khi người ta
rơi vào một cảnh huống, một trạng thái nào đó thì dễ nảy sinh tâm trạng, mà
đỉnh cao của trạng thái tình cảm thường biểu lộ bằng những giọt nước mắt. Có
giọt nước mắt sung sướng, có giọt nước mắt ân hận, có giọt nước mắt đau đớn,
xót xa Đó là Hộ trong Đời Thừa, Hộ bật khóc những giọt nước mắt tuy muộn
màng nhưng lại đáng quý. Nam Cao đã từng gọi nước mắt là tấm kính biến hình
vũ trụ, là giọt chân châu của loài người, những giọt nước mắt ấy nhỏ xuống nói
với ta rằng Hộ chưa phải là một con quỷ. Hộ vẫn còn được giữ lại chưa sang tới
bờ vực thẳm của sự ích kỉ. Giọt nước mắt ư? Nếu thành ngữ có câu: Nước mắt
cá sấu chỉ sự giả tạo, để ám chỉ những giọt nước mắt giả dối thì đối với Nam
Cao, ông lại tin tưởng vào giọt nước mắt lương thiện, thiên lương của con
người. Thật mỏng manh dễ vỡ, nhưng nước mắt đã làm một thấu kính nhiệm
màu, sẽ giữ con người ta ở lại bên cái ranh giới của sự tha hóa. Điều đó thể hiện

21
tấm lòng thương yêu và trân trọng con người, cũng như Nam Cao đã từng tìm
thấy ngọn lửa thiên lương trong tâm hồn con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Dù rằng

nước mắt cuối cùng vẫn chỉ là nước mắt, nó không đủ sức mạnh để cải tạo xã
hội giả dối và tàn ác (Thạch Lam) và Nam Cao chưa tìm ra cho nhân vật của
mình, cho những con người nghèo khổ, nhỏ bé một lối thoát, bởi lối thoát đó chỉ
có được khi xã hội ấy được cải tạo, đổi thay. Nam Cao và những nhà văn cùng
chí hướng chưa có đủ lực để làm điều đó nhưng ở một góc độ khác, ta không thể
không ghi nhận, trân trọng một tấm lòng, một trái tim chan chứa yêu thương vời
vợi của người nghệ sĩ luôn hướng về những thân phận nhỏ bé nhất để hát bài ca
về những bế tắc và đau khổ của kiếp người. Gakia Macket đã từng nói: Tôi là
người đầu tiên đưa thơ ca rời đỉnh núi pamac. Tôi tặng cho cái gọi là nàng thơ
không phải là những cung điện của dây đàn lia bảy dây quy ước mà là thớ của
trái tim con người.
Nam Cao thể hiện tình thương của mình trong chính những sáng tác của
ông về rất nhiều đề tài. Trong đó, tiêu biểu là tầng lớp nông dân và trí thức tiểu
tư sản nghèo. Ông viết về sự tha hóa của những số phận, những con người nghèo
khổ. Họ là những nạn nhân về nhiều mặt của chế độ thực dân phong kiến. Họ
mang nhiều phẩm chất quen thuộc của những người nông dân và ít bị biến chất
trước những đổi thay của cuộc đời. Họ phải chịu nhiều những đau thương và nỗi
thống khổ của một kiếp người. Qua những cảnh ngộ, những sự khổ đau mà
chính Nam Cao - một nhà nhân đạo, một người luôn lấy triết lí tình thương làm
lẽ sống cũng đã thấm thía nỗi đau riêng của mình. Ta nhận thấy cái “tôi” của tác
giả đã có dịp bộc lộ, cảm thông, thương cảm và chia sẻ nỗi đau qua những trang
viết của ông.
Trong cuộc đời cầm bút của mình, Nam Cao luôn có ý thức đi tìm “Cái
bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau ích kỉ che lấp mất” (Lão
Hạc). Nhà văn có trái tim nhân đạo đã nhìn thấy thậm trí cảm nhận được cả đáy
sâu tâm hồn của những con người cùng khổ. Nam Cao cho rằng: Phải có đôi
mắt nhìn người dân lao động nghèo khổ xuất phát từ tình thương và lòng tin mới
thấy được bản chất của họ thường được giấu trong cái bề ngời có vẻ gàn dở,
ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi. Cũng từ quan niệm này ông không bao giờ
chấp nhận cách nhìn phiến diện một chiều hời hợt bên ngoài với con người bởi

cách nhìn ấy thường dẫn đến những định kiến sai lầm. Và điều này được thể
hiện qua con người trong tác phẩm của ông thường được soi rọi từ nhiều chiều,
nhiều phía. Ngay cả trong quan điểm nghệ thuật của mình ông cũng đề cao nghệ
thuật chân thực phải vị nhân sinh, phải gắn bó mật thiết với nhân dân. Và một
nhà hiện thực lớn trong văn học Pháp đã không ngần ngại mà nói thẳng ra rằng:

×