Tải bản đầy đủ (.pdf) (160 trang)

Tiếp cận lý thuyết cụm (cluster) cho phát triển nghề cá khu vực duyên hải nam trung bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.62 MB, 160 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

BÙI HÒA THỊNH

TIẾP CẬN LÝ THUYẾT CỤM (CLUSTER) CHO
PHÁT TRIỂN NGHỀ CÁ KHU VỰC DUYÊN HẢI
NAM TRUNG BỘ

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Khánh Hòa – 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

BÙI HÒA THỊNH

TIẾP CẬN LÝ THUYẾT CỤM (CLUSTER) CHO
PHÁT TRIỂN NGHỀ CÁ KHU VỰC DUYÊN HẢI
NAM TRUNG BỘ
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành: Quản trị Kinh doanh
Mã số: 60 34 01 02
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS. TS. NGUYỄN THỊ KIM ANH
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

KHOA SAU ĐẠI HỌC



TS. TRẦN ĐÌNH CHẤT
Khánh Hòa - 2015


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, khách quan, có nguồn gốc rõ ràng và
chưa từng được công bố trong công trình nghiên cứu nào khác.

Tác giả

Bùi Hòa Thịnh


ii

LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ nhiệt tình của
các giảng viên Đại học Nha Trang, các chuyên gia trong ngành thủy sản và các học
viên cùng khóa.
Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn đến PGS.TS Nguyễn Thị Kim Anh, Cô đã
có những gợi ý, hướng dẫn rất quý giá để hoàn thiện luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cám ơn các thầy cô của Đại học Nha Trang đã cung cấp
kiến thức, nền tảng cơ bản để tôi có thể ứng dụng vào luận văn.
Tôi xin cám ơn các Ông/Bà là Giám đốc, lãnh đạo các cơ quan chức năng, Công
ty, đơn vị hoạt động trong ngành thủy sản tỉnh Khánh Hòa đã đưa ra các nhận định rất
chuyên ngành để tôi vận dụng vào luận văn.

Tôi cũng xin cám ơn các bạn học viên cùng khóa đã chia sẻ những kinh nghiệm
trong quá trình làm bài.
Tôi xin cám ơn cha mẹ, vợ và người thân đã động viên và tạo điều kiện để tôi nỗ
lực hoàn thành luận văn này.
Xin trân trọng cám ơn quý thầy cô trong Hội đồng bảo vệ luận văn thạc sĩ đã có
những góp ý quý báu để hoàn chỉnh luận văn này.
Nha Trang, tháng 12 năm 2014
Tác giả

Bùi Hòa Thịnh


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................ i
LỜI CÁM ƠN .....................................................................................................ii
MỤC LỤC ......................................................................................................... iii
DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ....................................................vii
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................... ix
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu ................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu .....................................................................................2
2.1. Mục tiêu chung ......................................................................................2
2.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................3
5. Ý nghĩa của nghiên cứu ................................................................................4
6. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ..................................4

6.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ........................................................4
6.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ..........................................................5
7. Kết cấu của luận văn ....................................................................................7
CHƯƠNG 1 - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CỤM CÔNG NGHIỆP
(INDUSTRIAL CLUSTER) ......................................................................................... 8
1.1. Lý thuyết về cụm .......................................................................................8
1.1.1. Khái niệm về cụm...............................................................................8
1.1.2. Mô hình kim cương các nhân tố hình thành khả năng cạnh tranh của
cụm ........................................................................................................................12
1.1.3. Cụm trong hoạch định chính sách vùng ...........................................13
1.1.4. Hệ thống tiêu chí đánh giá sự thành công/hiệu quả của cụm ...........16
1.1.5. Hệ thống cơ chế chính sách để hình thành và phát triển cụm ..........17
1.2. Tiếp cận lý thuyết công nghiệp hỗ trợ và hệ sinh thái kinh doanh trong
nghiên cứu cụm .........................................................................................................18
1.2.1. Lý thuyết về CNHT ..........................................................................18
1.2.2. Lý thuyết hệ sinh thái .......................................................................23


iv

1.3. Lý thuyết về phân tích và đánh giá hiệu quả đầu tư dự án ......................27
1.3.1. Định nghĩa dự án đầu tư: ..................................................................27
1.3.2. Nội dung chủ yếu của dự án khả thi .................................................27
1.3.3. Phân tích tài chính dự án ..................................................................28
1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án: .........................28
1.3.3. Phân tích độ nhạy của dự án:............................................................29
1.4. Một số trường hợp về xây dựng cụm thủy sản dựa trên mô hình kim
cương Porter của các quốc gia trên thế giới và vận dụng vào Việt Nam. .................29
1.4.1. Một số mô hình cụm thủy sản trên thế giới......................................29
1.4.2. Một số mô hình cụm tại Việt Nam ...................................................36

CHƯƠNG 2 - ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG HÌNH THÀNH TRUNG TÂM
NGHỀ CÁ NGỪ VÙNG NAM TRUNG BỘ ĐẶT TẠI KHÁNH HÒA ................. 39
2.1. Phương pháp đánh giá .............................................................................39
2.1.1. Công cụ nghiên cứu ..........................................................................39
2.1.2. Phương pháp chuyên gia ..................................................................41
2.2. Đánh giá môi trường nội bộ của nghề đánh bắt cá ngừ tại vùng duyên hải
Nam Trung bộ............................................................................................................42
2.2.1. Tình hình khai thác ...........................................................................43
2.2.2. Tình hình thu mua ............................................................................47
2.2.3. Tình hình chế biến ............................................................................49
2.2.4. Tình hình tiêu thụ .............................................................................52
2.2.5. Hoạt động hậu cần, dịch vụ và hỗ trợ khác ......................................56
2.2.6. Xác định các điểm mạnh và điểm yếu chính của nghề cá ngừ khu
vực Nam Trung bộ: ...............................................................................................58
2.2.7. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) của nghề cá ngừ Nam
Trung bộ ................................................................................................................60
2.3. Đánh giá môi trường vĩ mô tác động đến sự phát triển của nghề cá ngừ
vùng Nam Trung Bộ ..................................................................................................61
2.3.1. Yếu tố kinh tế ...................................................................................61
2.3.2. Yếu tố chính trị - pháp luật...............................................................62
2.3.3. Yếu tố văn hóa - xã hội ....................................................................63
2.3.4. Yếu tố tự nhiên .................................................................................64


v

2.3.5. Yếu tố kỹ thuật - công nghệ .............................................................64
2.3.6. Xác định các cơ hội và nguy cơ chính của nghề cá ngừ vùng Nam
Trung bộ: ...............................................................................................................65
2.3.7. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) ..................................66

2.4. Ma trận SWOT nghề cá ngừ vùng Nam Trung Bộ .................................68
2.5. Phân tích các điều kiện của nghề cá ngừ vùng Nam Trung Bộ theo mô
hình của M. Porter .....................................................................................................70
2.5.1. Nhân tố đầu vào ................................................................................70
2.5.2. Nhân tố cạnh tranh và chiến lược công ty ........................................70
2.5.3. CNHT và liên quan...........................................................................71
2.5.4. Điều kiện cầu ....................................................................................71
2.5.5. Hợp tác của tổ chức ..........................................................................72
2.6. Lựa chọn Khánh Hòa là hạt nhân khi quy hoạch trung tâm nghề cá ngừ
vùng Nam Trung bộ...................................................................................................72
CHƯƠNG 3 - PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI TRUNG TÂM
NGHỀ CÁ NGỪ VÙNG NAM TRUNG BỘ ĐẶT TẠI KHÁNH HÒA ................. 75
3.1. Sự cần thiết phải hình thành trung tâm nghề cá ngừ vùng Nam Trung bộ
...................................................................................................................................75
3.2. Khái quát về trung tâm nghề cá ...............................................................76
3.2.1. Khái niệm trung tâm nghề cá vùng ..................................................76
3.2.2. Chức năng trung tâm nghề cá vùng Nam Trung Bộ ........................77
3.3. Một số giả định đặt ra cho dự án .............................................................77
3.4. Mô tả dự án ..............................................................................................79
3.4.1. Giới thiệu dự án ................................................................................79
3.4.2. Cơ sở hạ tầng và hậu cần dịch vụ nghề cá ngừ đại đương đặt tại tỉnh
Khánh Hòa .............................................................................................................79
3.4.3. Các bên liên quan đến dự án ............................................................80
3.5. Phân tích tài chính của dự án...................................................................80
3.5.1. Các thông số đầu vào của dự án .......................................................80
3.5.2. Kết quả phân tích tài chính ...............................................................83
3.5.3. Phân tích rủi ro về tài chính .............................................................84
3.5.4. Phân tích rủi ro khác .........................................................................86



vi

CHƯƠNG 4 - ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH TRIỂN KHAI TRUNG TÂM
NGHỀ CÁ NGỪ VÙNG NAM TRUNG BỘ ĐẶT TẠI KHÁNH HÒA ................. 89
4.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển của Thủ tướng Chính phủ đối với nghề
cá ngừ vùng Nam Trung Bộ ......................................................................................89
4.1.1. Quan điểm phát triển ........................................................................89
4.1.2. Phương án quy hoạch xây d


cá ngừ đại dươ

................................................................ 89

4.2. Đề xuất chính sách để triển khai trung tâm nghề cá ngừ vùng Nam Trung
Bộ và chọn Khánh Hòa làm hạt nhân ........................................................................91
4.2.1. Một số cơ sở để đưa ra đề xuất .........................................................91
4.2.2. Đề xuất về cơ chế hoạt động ............................................................91
4.2.3. Đề xuất về chính sách .......................................................................91
4.2.4. Đề xuất về giải pháp để liên kết vùng Nam Trung bộ theo định
hướng khai thác xa bờ ...........................................................................................93
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 97
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 100


vii

DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
B/C


: Benefit/Cost Ratio (Tỷ suất lợi ích - chi phí)

Bộ NN&PTNT

: Ministry of Agriculture & Rural Development (Bộ Nông nghiệp
và phát triển nông thôn)
(Công nghiệp hỗ trợ)

CNHT

:

Cụm

: Industrial Cluster (Cụm công nghiệp)

DN

:

EFE

: External Factor Evaluation (Ma trận đánh giá các yếu tố bên

(Doanh nghiệp)

ngoài)
IFE


: Internal Factor Evaluation (Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong)

IRR

: Internal Rate of Return (Hệ số hoàn vốn nội tại)

NPV

: Net present value (Giá trị hiện tại ròng)

SWOT

: Strengths Weaknesses Opportunities Threats (Ma trận điểm mạnh,
điểm yếu, cơ hội và đe dọa)

XK

: Export (Xuất khẩu)


viii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Danh sách chuyên gia .........................................................................42
Bảng 2.2 Số lượng tàu thuyền khai thác.............................................................43
Bảng 2.3 Sản lượng khai thác .............................................................................46
Bảng 2.4 Doanh thu xuất khẩu ...........................................................................53
Bảng 2.5 Danh sách 10 DN XK hàng đầu Việt Nam (2008-2013) ....................54
Bảng 2.6 Tổng hợp các điểm mạnh và yếu quan trọng của nghề cá ngừ Nam
Trung bộ ........................................................................................................................59

Bảng 2.7 Ma trận các yếu tố bên trong (IFE) .....................................................60
Bảng 2.8 Tổng hợp các cơ hội và nguy cơ của nghề cá ngừ Nam Trung bộ .....66
Bảng 2.9 Ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE) ...................................................67
Bảng 2.10 Bảng tổng hợp các vấn đề chủ yếu của nghề cá ngừ Nam Trung bộ 68
Bảng 3.1 Tỉ lệ lạm phát VND.............................................................................80
Bảng 3.2 Danh mục đầu tư trung tâm nghề cá vùng Nam Trung Bộ .................82
Bảng 3.3 Kết quả tài chính .................................................................................84


ix

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Mô hình năng lực cạnh tranh cụm .......................................................13
Hình 1.2 Phạm vi của CNHT theo MITI ............................................................19
Hình 1.3 Minh họa ba khái niệm về CNHT và các phạm vi tương ứng ............21
Hình 1.4 Sơ đồ cụm cá Uganda ..........................................................................30
Hình 1.5 Sơ đồ cụm nuôi tôm Columbia ............................................................33
Hình 1.6 Sơ đồ West Coast Fishery Cluster của Đan Mạch ..............................35
Hình 1.7 Cụm ngành cá tra & ba sa ...................................................................37
Hình 1.8 Cụm ngành dệt may.............................................................................38


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Theo báo cáo của Tổng cục Biển và Hải đảo (VASI) năm 2012, Việt Nam là
quốc gia lớn ven biển Đông với chỉ số biển (khoảng 0,01) cao gấp 6 lần chỉ số biển
trung bình toàn cầu. Ngành thủy sản và XK thủy sản Việt Nam đóng một vai trò quan
trọng trong sự phát triển kinh tế đất nước. Thống kê của Tổng cục Hải quan qua các
năm cho thấy kim ngạch XK thủy sản của nước ta tăng đều qua các năm, năm 2004 đạt

2,4 tỉ USD, đến 2012 đạt 6 tỉ USD và xếp thứ 6 về kim ngạch và tỉ trọng của 10 nhóm
hàng XK chủ lực của Việt Nam. Và bên cạnh đó, chiến lược phát triển kinh tế đất
nước, đặt biển vào vị trí quan trọng đã được thể hiện rõ trong Nghị quyết 09/2006/NQTW về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020. Tuy nhiên trong những năm qua,
ngành công nghiệp nghề cá ở nước ta vẫn chưa được quan tâm phát triển, hoạt động
khai thác, XK thủy sản vẫn hoạt động rất manh mún và tự phát.
Theo khảo sát của Hội Nghề cá Việt Nam, cá ngừ đại dương là loài cá nổi lớn
và di cư rộng, trữ lượng đi qua vùng biển Việt Nam (chưa tính lượng cá ngừ bố mẹ
sinh sản) khoảng hơn 45.000 tấn, tập trung chủ yếu ở ngoài khơi miền Trung, đó là
chưa kể đến ngư trường quốc tế mà Việt Nam có thể được khai thác. Cá ngừ là sản
phẩm được ưa chuộng trên thế giới. Theo Tổng cục thủy sản Việt Nam, năm 2012 Việt
Nam là quốc gia XK cá ngừ lớn thứ 3 thế giới với hơn 90 thị trường tiêu thụ, và giá trị
XK mặt hàng này đứng thứ 3 ở Việt Nam (sau tôm và cá tra). Nghề khai thác cá ngừ
đại dương tập trung ở 3 tỉnh: Phú Yên, Bình Định và Khánh Hòa với đội tàu xấp xỉ
2.000 chiếc. Giữ một vị trí chiến lược trong việc phát triển ngành thủy sản của nước ta
là khu vực Nam Trung Bộ với sản phẩm chủ lực là cá ngừ đại dương, chiếm 9,2% tổng
kim ngạch XK thủy sản của cả nước năm 2012 theo thống kê của Hiệp hội Chế biến và
XK thủy sản Việt Nam (VASEP). Tuy nhiên ngành thủy sản vùng Nam Trung Bộ hiện
tại vẫn phát triển một cách tự phát, chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của
các địa phương. Nguyên nhân chính là do hạ tầng hậu cần nghề cá và các ngành
CNHT thủy sản chưa được quan tâm phát triển đúng mức, dẫn đến việc đầu tư dàn trải,
không kiểm soát, tác động xấu đến môi trường, tài nguyên thiên nhiên, làm suy giảm
năng lực cạnh tranh, khó thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Đặc biệt trong thời gian gần
đây, sản lượng khai thác cá ngừ giảm, chất lượng cá ngừ giảm sút đã làm giảm đáng kể
kim ngạch XK mặt hàng này. Theo Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư thành


2
phố Hồ Chí Minh, XK cá ngừ cả năm 2013 đạt 540 triệu USD, giảm khoảng 5% so với
năm ngoái. Đứng trước tình hình khó khăn đó, việc hình thành một mô hình mới, một
hướng đi mới để giữ vững và phát triển nghề cá ngừ đại dương tại khu vực Nam Trung

bộ là cần thiết.
Một trong những mô hình, công cụ chính sách quan trọng được các nước tiên
tiến trên thế giới áp dụng để xây dựng năng lực cạnh tranh là phát triển cụm (cluster)
và hiện có rất nhiều quốc gia phát triển thành công. Mô hình này được xây dựng dựa
trên lý thuyết về cụm của Michael Porter, phản ánh hiện tượng hình thành và phát triển
cộng đồng các DN có hiệu năng cao trong một ngành, một lĩnh vực. Và mô hình cũng
đã phân tích một cách khá đầy đủ các yếu tố nền tảng và quá trình hình thành lợi thế
cạnh tranh khu vực trong một lĩnh vực sản xuất. Tại Hội thảo xây dựng trung tâm nghề
cá vùng Nam Trung Bộ tại Khánh Hòa tổ chức ngày 17/9/2012, tại thành phố Nha
Trang, tỉnh Khánh Hòa cũng đã nhận định: “Xu hướng phát triển của các nước trong
khu vực và thế giới là hình thành các trung tâm nghề cá lớn tại các vùng, các khu vực
trọng điểm, đáp ứng yêu cầu phát triển nghề cá một cách bền vững. Việt Nam là một
nước có nghề cá đang phát triển nhanh, mạnh, do đó, nhu cầu hình thành các trung tâm
nghề cá tập trung là một yêu cầu cấp thiết, là động lực thu hút đầu tư phát triển nghề cá
trong giai đoạn tới”. Việc phát triển các cụm nghề cá sẽ giúp nâng cao năng lực cạnh
tranh và định vị thương hiệu sản phẩm cá ngừ đại dương của nước ta trong tâm trí của
người tiêu dùng thế giới.
Dù ứng dụng lý thuyết cụm tại nước ta còn mới mẻ nhưng tác giả nhận thấy mô
hình cụm nghề cá gắn với việc phát triển CNHT tại khu vực này là một giải pháp tích
cực nên đã mạnh dạn chọn đề tài: “Tiếp cận lý thuyết cụm (cluster) cho phát triển
nghề cá khu vực duyên hải Nam Trung Bộ” nhằm đưa ra một kết luận khoa học
khẳng định việc xây dựng một Trung tâm nghề cá ngừ cho vùng Nam Trung Bộ là
đúng đắn, hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế biển đảo của cả vùng và giữ vững chủ
quyền trên biển Đông.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Vận dụng lý thuyết cụm (Industrial cluster) để xác định sự cần thiết và đề xuất
cơ chế, chính sách, giải pháp triển khai trung tâm nghề cá vùng Nam Trung Bộ đặt tại
Khánh Hòa.



3
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về cụm, CNHT và hệ sinh thái kinh
doanh trên thế giới, lý thuyết về phân tích, đánh giá hiệu quả dự án đầu tư.
- Đánh giá thực trạng nghề cá tại 3 tỉnh vùng Nam Trung Bộ, đối chiếu với các
điều kiện kết hợp thành một cụm nghề cá để lựa chọn địa điểm Trung tâm phù hợp.
- Tính toán hiệu quả dự án Trung tâm nghề cá ngừ đại dương tại tỉnh Khánh
Hòa, đánh giá rủi ro về mặt tài chính, kinh tế, môi trường và xã hội.
- Đề xuất các giải pháp nhằm triển khai và vận hành Trung tâm nghề cá ngừ
đại dương.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn này tập trung vào các vấn đề về lý thuyết và thực tiễn liên quan đến
việc hình thành Trung tâm nghề cá ngừ vùng Nam Trung Bộ đặt tại Khánh Hòa.
4. Phương pháp nghiên cứu
Nhằm đạt được mục tiêu của đề tài đã đề ra, đề tài sử dụng một số phương pháp
sau đây:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về
cụm, CNHT và hệ sinh thái kinh doanh trên thế giới, lý thuyết về phân tích, đánh giá
hiệu quả dự án đầu tư.
- Phương pháp phân tích và xử lý số liệu:
+ Phương pháp so sánh và phân tích đánh giá tổng hợp: Luận văn phân tích hệ
thống số liệu theo thời gian về ngành của Việt Nam qua các giai đoạn, sử dụng kết
quả nghiên cứu và số liệu thứ cấp từ các hiệp hội, tổ chức, đơn vị có liên quan và từ
các công trình khoa học đã công bố có liên quan đến cụm và các cụm thủy sản trên
thế giới và Việt Nam để đánh giá thực trạng nghề cá tại 3 tỉnh vùng Nam Trung Bộ,
đối chiếu với các điều kiện kết hợp thành một cụm nghề cá để lựa chọn địa điểm
Trung tâm phù hợp.
+ Phương pháp nghiên cứu chuyên gia và ma trận SWOT nhằm phân tích điểm
mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ của cụm nghề cá vùng Nam Trung Bộ.

+ Phương pháp thu thập số liệu (chọn mẫu và cơ cấu mẫu):
Để đảm bảo chất lượng đánh giá của phương pháp nghiên cứu chuyên gia, luận
văn tập hợp được nhóm chuyên gia gồm 7 người giữ các vị trí quan trọng trong nghề
cá. Đó là các nhà lãnh đạo, cán bộ hoạch định chính sách phát triển thủy sản từ các


4
Sở, Ban ngành; những DN thành công trong lĩnh vực này. Các chuyên gia được yêu
cầu cho biết ý kiến về sự phát triển của ngành cá ngừ khu vực duyên hải Nam Trung
Bộ được tác giả phỏng vấn thông qua bảng câu hỏi.
+ Sử dụng phương pháp phân tích tài chính, thẩm định dự án đầu tư thông qua
phần mềm excel để tính toán khái quát hiệu quả dự án Trung tâm nghề cá ngừ đại
dương tại tỉnh Khánh Hòa, đánh giá rủi ro về mặt tài chính, kinh tế, môi trường và xã
hội.
- Kênh thu thập thông tin
+ Các số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách quan sát thực tế, phỏng vấn
chuyên gia… thông qua bảng câu hỏi.
+ Các số liệu thứ cấp được tổng hợp thông qua tham khảo các tài liệu liên quan
trên internet, sách, báo, tạp chí, các báo cáo tổng hợp từ các cơ quan quản lý ngành và
kết quả các nghiên cứu trong và ngoài nước đã được công bố.
5. Ý nghĩa của nghiên cứu
- Về mặt lý luận: Hệ thống hóa các lý luận cơ bản về lý thuyết cụm, CNHT và
hệ sinh thái kinh doanh.
- Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học và khách quan giúp
các nhà hoạch định chính sách công nhận thức được lợi ích từ việc tạo cơ chế, chính
sách nhằm thúc đẩy quá trình hình thành một Trung tâm nghề cá vùng Nam Trung Bộ
đặt tại tỉnh Khánh Hòa, từ đó đưa ra được những giải pháp cần thiết để triển khai, kích
thích cụm nghề cá này phát triển.
6. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
6.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới

- Trên thế giới, nhiều nỗ lực đã được thực hiện để biên dịch nhiều thông tin về
các cụm. Một trong những kho dữ liệu quan trọng nhất về cụm được thực hiện bởi
Viện Chiến lược và Cạnh tranh tại Trường Kinh doanh Harvard được gọi là cụm Meta
- Study (www.isc.hbs.edu). Nghiên cứu này đã biên soạn thông tin về 833 cụm từ 49
quốc gia, trong đó 24 là nước đang phát triển. Nó xem xét một số tính năng của các
cụm, lý do đằng sau khả năng cạnh tranh hoặc thiếu cạnh tranh của chúng, và các mô
hình mẫu về sự tiến hóa theo thời gian. Kho dữ liệu này nghiên cứu về cụm trong các
ngành như cụm máy bay (Brazil, Hamburg), các sản phẩm nông nghiệp như cụm dầu
cọ (Malaysia), cụm rượu vang Nam Úc, cụm nông nghiệp khác ở châu Phi, cụm may


5
mặc (Ấn Độ, Nam Phi...), cụm ô tô ở Thái Lan, cụm chăm sóc sức khỏe ở Philipines
và Thái Lan, rất nhiều cụm du lịch ở châu Âu, Ả rập, châu Phi, cụm công nghệ thông
tin ở Nhật, Ireland, Mỹ, Đài Loan, cụm dược Bỉ, Ấn Độ, cụm tài chính ở Thụy Sĩ,
Hongkong, cụm cá Uganda, cụm tôm ở Columbia và Madagascar ...
- Một nỗ lực lớn khác về cụm là Cluster Initiative Greenbook (Sölvell et al.,
2003), trong đó tập hợp lại thông tin từ hơn 250 sáng kiến cụm trên toàn cầu. Dựa trên
việc phân tích các các dữ liệu rộng lớn thu thập được, Greenbook đã phát triển một
công cụ hữu ích để phân tích các cụm: đó là Cluster Initiative Performance Model
(CIPM), trong đó đánh giá bốn thành phần của cụm sáng tạo: thiết lập, mục tiêu, hiệu
quả và quá trình phát triển. Cuốn sách này do nhà kiến trúc sư mô hình kim cương
Giáo sư Michael Porter viết lời tựa.
6.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Tại Việt Nam chưa có nhiều công trình nghiên cứu về phát triển cụm nghề cá.
Các nghiên cứu thường tập trung vào cụm - khu công nghiệp thuộc các lĩnh vực phi
thủy sản hoặc liên quan đến các ngành công nghiệp nhẹ, thâm dụng lao động của Việt
Nam như cơ khí, da giày, dệt may, điện – điện tử... Do đó, tác giả nhận thấy chỉ có
một số nghiên cứu sau có liên quan đến đề tài, cụ thể:
- Để phát huy thế mạnh và hạn chế điểm yếu của từng địa phương nhằm tạo

sức bật cho cả vùng trong việc phát triển ngành thủy sản, trong một nghiên cứu liên
quan đến khả năng hình thành cụm nghề cá tại vùng Nam Trung Bộ được công bố vào
tháng 9/2012, nhóm tư vấn của Trường Đại học Nha Trang đã tiến hành nghiên cứu
Lý thuyết Cụm ngành/Industrial Clusters và Lý thuyết Hệ sinh thái kinh
doanh/Business Ecosystem trong phát triển kinh tế vùng, phân tích hiện trạng SWOT
ngành thủy sản của các địa phương, phân tích SWOT ngành thủy sản của khu vực
Nam Trung Bộ. Trên cơ sở đó đề xuất định hướng xây dựng trung tâm nghề cá khu
vực Nam Trung Bộ; cũng như đề xuất một số chương trình, dự án ưu tiên cho tỉnh hạt
nhân, tỉnh vệ tinh; và bước đầu dự thảo cơ chế, chính sách, giải pháp cho hoạt động
của trung tâm nghề cá khu vực này.
- Bài báo “Tiếp cận lý thuyết cụm và hệ sinh thái kinh doanh trong nghiên cứu
chính sách thúc đẩy các ngành CNHT ở Việt Nam” của GS. TS. Lê Thế Giới, đăng
trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 1(30), 2009. Trong bài
báo này, tác giả đã hệ thống lại lý thuyết về cụm, hệ sinh thái kinh doanh và mối quan


6
hệ giữa CNHT với cụm và hệ sinh thái kinh doanh. Đồng thời, tác giả cũng đã nêu lên
tầm quan trọng của việc phát triển CNHT tại Việt Nam.
- Bài báo “Nghiên cứu phát triển cluster (cụm) ngành du lịch: Huế - Đà Nẵng –
Quảng Nam” của nhóm tác giả Nguyễn Thanh Liêm và Nguyễn Văn Long đăng trên
đăng trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng số 5(40).2010. Nghiên
cứu này nhằm cung cấp một cơ sở nền tảng để các nhà làm chính sách hiểu được bản
chất và hoạt động của các cluster ngành trong nền kinh tế địa phương cũng như hoạt
động kinh tế trong khu vực, xác định các mối liên kết vốn có cũng như các chính sách
hỗ trợ các cluster ngành cạnh tranh nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực.
- Bài báo “Tiếp cận lý thuyết và thực tiễn cụm ngành cho phát triển kinh tế khu
vực” của nhóm tác giả Trương Hồng Trình và Nguyễn Thanh Liêm đăng trên Tạp chí
Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng số 3 (26).2008. Trong bài viết này, tác giả
đề cập cách tiếp cận phân tích cụm ngành cho phát triển kinh tế khu vực dựa trên thực

tiễn và kinh nghiệm các nước trên thế giới. Mục đích của nghiên cứu là cung cấp cơ
sở nền tảng để các nhà hoạch định hiểu được bản chất và hoạt động của các cụm trong
nền kinh tế địa phương cũng như hoạt động kinh tế trong khu vực, và xác định các
mối liên kết vốn có cũng như các chính sách hỗ trợ các cụm cạnh tranh nhằm thúc đẩy
phát triển kinh tế khu vực.
- Trong bài báo “Phát triển cụm liên kết sáng tạo ở Hàn Quốc – Một số bài học
kinh nghiệm” của ThS.Vũ Văn Hòa - Trưởng ban Các vấn đề quốc tế, Viện Chiến
lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đăng trên Tạp chí Khu công nghiệp Việt Nam
ngày 29/8/2013 có nêu ra vấn đề phát triển các cụm liên kết sáng tạo (Innovative
Clusters) ở Hàn Quốc được được xúc tiến mạnh mẽ kể từ khi Chiến lược phát triển
cân đối quốc gia được thông qua với Đạo luật đặc biệt về phát triển cân đối quốc gia
ngày 29/4/2004 nhằm để đạt được đồng thời sự gắn kết xã hội và khả năng cạnh tranh
quốc gia. Tác giả bài viết đưa ra nhận định căn cứ tại nhiều nước trên thế giới cũng
như ở Việt Nam, việc phát triển các cụm công nghiệp, khu công nghiệp, khu kinh tế
riêng lẻ chưa thực sự phát huy hết hiệu quả mà phải dựa vào một mô hình hay tiếp cận
mới đó là phát triển các cụm liên kết ngành (Cluster development) với những thế
mạnh có thể giúp khai thác các tiềm năng phát triển, liên kết đa ngành, tăng sức mạnh
tổng hợp, tăng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, của các vùng và cả quốc
gia.


7
- Trong báo cáo khoa học mang tên “Một số định hướng chủ yếu của ngành cơ
khí Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và hội nhập quốc tế” do PGS.TS.
Phạm Ngọc Tuấn, Trường Đại học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh làm Chủ nhiệm đề
tài KC.03.03/11-15 có đề cập việc tư duy lại ngành chế tạo theo hướng hiện đại hóa
và hội nhập với thế giới để cùng nhìn nhận ngành này đang nghiên cứu và sản xuất
những gì, từ đó dự kiến một số định hướng chủ yếu của ngành cơ khí Việt Nam nhằm
đáp ứng nhu cầu trong nước và hội nhập quốc tế. Một trong những kiến nghị về chiến
lược và giải pháp để ngành cơ khí chế tạo phát triển thành công và bền vững là thúc

đẩy phát triển các công nghiệp hỗ trợ và xây dựng điển hình Cluster công nghiệp chế
tạo tại một số tỉnh, thành phố hoặc khu vực.
Qua nghiên cứu cho thấy, các công trình nghiên cứu trên rất coi trọng và ủng
hộ chính sách thiết lập liên kết ngành theo cụm để đối phó với những thay đổi của thế
giới và nâng cao năng lực cạnh tranh cho địa phương và DN, coi đây là xu hướng mới
của thế giới để vận động và phát triển; đồng thời đưa ra những khuyến nghị, kết luận
khi hoạch định một loại cụm cụ thể (du lịch, CNHT…). Như vậy, chưa có nghiên cứu
nào ứng dụng lý thuyết cụm và CNHT vào thực tiễn để xây dựng một cụm chuyên về
thủy sản, cũng như phân tích hiệu quả khi đầu tư một dự án công như Trung tâm nghề
cá vùng. Dựa trên lý thuyết về cụm của M Porter và những cụm thành công trên thế
giới, luận văn này đưa ra một mô hình cụm nghề cá với sản phẩm chính là cá ngừ đại
dương nhằm xây dựng một Trung tâm nghề cá cấp vùng tại Nam Trung Bộ.
7. Kết cấu của luận văn
Kết cấu của luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận bao gồm 4 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về cụm công nghiệp (Industrial cluster)
Chương 2: Đánh giá khả năng hình thành trung tâm nghề cá vùng Nam Trung
Bộ đặt tại Khánh Hòa
Chương 3: Phân tích hiệu quả đầu tư đối với Trung tâm nghề cá ngừ vùng Nam
Trung Bộ đặt tại Khánh Hòa
Chương 4: Đề xuất chính sách triển khai Trung tâm nghề cá ngừ vùng Nam
Trung Bộ đặt tại Khánh Hòa


8
CHƯƠNG 1 - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CỤM CÔNG NGHIỆP
(INDUSTRIAL CLUSTER)
1.1. Lý thuyết về cụm
1.1.1. Khái niệm về cụm
1.1.1.1. Định nghĩa cụm
Có nhiều định nghĩa khác nhau về cụm. Alfred Marshall (1890) đưa ra khái

niệm cụm công nghiệp “district industriel” xuất phát từ việc nghiên cứu của ông về sự
tập trung sản xuất công nghiệp ở miền bắc nước Anh. Sau đó, các nhà nghiên cứu theo
trường phái Pháp như Courlet et Pecqueur, Colletis,… gọi là các hệ thống sản xuất địa
phương SPL “Systèmes productifs localisés”, đó là hệ thống sản xuất đề cập nhiều đến
khía cạnh lãnh thổ. Còn các nhà nghiên cứu theo trường phái Anh - Mỹ gọi là “cluster”
hay “district industriel” với các tiếp cận của G. Becattini; M. Porter; Nadvi và
Schmitz,…
Cụm theo G. Becattini (1992), là một thực thể xã hội – lãnh thổ đặc trưng bởi
sự có mặt hoạt động của một cộng đồng người và quần thể DN trong một không gian
địa lý và lịch sử nhất định.
Còn theo M. Porter (1998) cụm là sự tập trung về địa lý của các DN, của các
nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp hóa, của những người được hưởng dịch vụ, của
các ngành công nghiệp và các tổ chức có liên quan. Cụm phản ánh hiện tượng xuất
hiện một quá trình tập trung lớn các ngành công nghiệp của một quốc gia trong một
vùng địa lý mà các DN trong các ngành đó có mối quan hệ theo chiều dọc hoặc theo
chiều ngang với nhau. Các DN trong một cụm thường nằm trong cùng một thành phố
hoặc một vùng của một quốc gia. Theo một số tác giả khác, đặc tính vùng chính là dấu
hiệu đặc trưng của một cụm (Arbonies và Moso 2002, Scheel 2002, Tallman và những
người khác 2004).
Như vậy, cụm được định nghĩa như một nhóm các ngành công nghiệp tương tự
nhau có cùng lợi thế ở một vùng địa lý nhằm tận dụng các cơ hội kinh doanh thông
qua liên kết địa lý.
1.1.1.2. Đặc điểm cụm
Trong lý thuyết về Lợi thế cạnh tranh, M Porter (1990) cho rằng các cụm
thường có các đặc điểm sau:
- Cạnh tranh:


9
Theo Porter, sức mạnh của một cụm gắn với mức độ cạnh tranh giữa các DN trong

cụm và nó đòi hỏi mỗi một tổ chức muốn tồn tại được phải đạt được một mức hiệu năng
nhất định. Mức độ cạnh tranh còn tùy thuộc vào quyền lực của khách hàng khi mà những
người này có khả năng đàm phán một lúc với nhiều DN cung ứng trong cụm. Các liên kết
giữa các DN sẽ thúc đẩy các dòng thông tin cũng như lan truyền các cải tiến.
- Thu hút nguồn lực, DN, ngành công nghiệp đơn lẻ:
Các cụm phát triển sẽ kéo theo các nguồn lực từ các DN và ngành công nghiệp
đơn lẻ vì nó có khả năng khai thác các nguồn lực này một cách hiệu quả hơn. Sự gần
gũi về địa lý của các đối thủ cạnh tranh mạnh sẽ là động lực của sự phát triển. Ngành
công nghiệp là nhân tố trung tâm trong mô hình cụm (Dayasindhu 2002, Tallman và
những người khác 2004). Thường một cụm sẽ tập trung xung quanh một hoặc một vài
ngành chủ chốt, đóng vai trò như hạt nhân của cụm. Bên trong một cụm, các dòng
thông tin liên quan đến nhu cầu, kỹ thuật và công nghệ được trao đổi giữa người mua,
người cung cấp và giữa các ngành liên quan.
- Sự đổi mới:
Các DN trong cụm ngành thường có khả năng nhận biết nhu cầu khách hàng
mới rõ hơn và nhanh hơn các đối thủ cạnh tranh tách biệt. Cũng giống nhu cầu của
người mua hiện tại, DN trong cụm ngành có lợi từ sự qui tụ các DN có kiến thức và
quan hệ với bên mua, sự liền kề của các DN trong cùng ngành, sự tập trung các tổ
chức kiến tạo thông tin chuyên môn, và sự tinh tế của bên mua hàng.
Việc tăng cường những lợi thế đổi mới chính là áp lực trực tiếp, như áp lực
cạnh tranh, áp lực đồng cấp, và sự so sánh liên tục, đang xảy ra ở những cụm ngành
qui tụ theo địa lý. Sự tương đồng về hoàn cảnh cơ bản (ví dụ, chi phí lao động và tiện
tích) kết hợp với sự hiện diện của nhiều đối thủ khác nhau đã buộc các DN tự phân
biệt mình một cách sáng tạo. Áp lực phải đổi mới bị đẩy lên.
- Sự hình thành các DN mới:
Theo M Porter, đa số các DN mới (trụ sở chính, không phải văn phòng chi
nhánh hay công ty trực thuộc) đều hình thành trong một cụm hiện hữu thay vì ở những
địa điểm tách biệt. Bởi trong cụm có tất cả những yếu tố như rào cản gia nhập thấp, số
đông người tiêu dùng địa phương tiềm năng, các mối quan hệ sẵn có, và cả những DN
địa phương đang tồn tại và trụ được, đều làm giảm rủi ro gia nhập. Nhờ DN mới hình

thành, nên các cụm thường phát triển sâu và rộng theo thời gian, và nâng cao hơn nữa


10
lợi thế của cụm ngành. Sự cạnh tranh gay gắt trong cụm ngành, cùng với rào cản gia
nhập và rời bỏ thấp, đôi khi dẫn đến tỉ lệ gia nhập và rời bỏ cao ở những địa điểm này.
Kết quả ròng là nhiều DN cầm cự được trong cụm ngành có vị thế tốt hơn so với
những đối thủ ở địa điểm khác bên ngoài.
1.1.1.3. Phân loại cụm
Ban đầu, Porter cung cấp các nguyên lý cụm cho các cụm quốc gia và quốc tế
nhưng đã sớm nhận ra sự thích hợp cho các cụm cấp vùng. Theo ông, một cụm trông
giống như chuỗi giá trị trong sản xuất hàng hóa hay dịch vụ. Trong mỗi cụm, các
ngành công nghiệp được liên kết với nhau bởi dòng hàng hóa và dịch vụ, mạnh hơn
dòng liên kết chúng với phần còn lại của nền kinh tế. Vì vậy, cụm có thể phân thành
ba loại sau: (1) các mối quan hệ mua - bán bởi sự tập trung và hội nhập dọc giữa quá
trình sản xuất chính với quá trình sản xuất các yếu tố đầu vào và phân phối hàng hóa
và dịch vụ; (2) mối quan hệ giữa các đốì thủ cạnh tranh và các đối tác nhằm khai thác
thông tin về sản phẩm và quy trình, mở rộng sự cải tiến và thực hiện các liên kết chiến
lược; và (3) các mối quan hệ về thị phần và nguồn tài nguyên thông qua sự chia sẻ
công nghệ, lực lượng lao động và thông tin.
Theo A. Markusen (2000), có thể phân biệt các kiểu cụm sau:
- Kiểu cụm của A. Marshall, là các cụm trong một vùng mà cơ cấu kinh tế do
các DN nhỏ, do các doanh nhân địa phương quản lý, quyết định đầu tư và sản xuất
được tiến hành ở địa phương. Quy mô DN nhỏ, trong cụm phần lớn buôn bán giữa
người mua và bán bằng thỏa thuận dài hạn. Cụm mua nguyên liệu từ bên ngoài và bán
sản phẩm ra ngoài. Các thành viên không hợp tác với nhau một cách chủ ý, nhưng có
những cố gắng hợp tác để nâng cao tính cạnh tranh của cụm. Mô hình này phổ biến ở
Italia và một số nước theo mô hình Italia. Các DN ở đây không bị động mà trao đổi
nhiều và mạnh với khách hàng và nhà cung cấp, hợp tác với các DN cạnh tranh để
chia sẻ rủi ro, ổn định thị trường và chia sẻ sáng chế.

- Kiểu cải tiến mô hình Italia phổ biến ở nhiều nước tiên tiến như các cụm công
nghệ cao như Thung lũng Silicon và Quận Oranges ở Mỹ khác nhiều với các cụm
Italia. Các cụm Italia là do văn hóa hòa giải tạo ra trên cơ sở cộng đồng, công đoàn và
Đảng Cộng sản Italia. Trái lại ở các cụm của Mỹ nếu có sự hợp tác thì chỉ giữa các
chủ DN và DN.
- Kiểu cụm trục nan hoa là một kiểu cụm phổ biến ở Mỹ và Nhật Bản gồm các


11
DN nhỏ và vừa hoạt động quanh một DN lớn chế tạo máy bay ở Seatle hay chế tạo xe
hơi Toyota ở Nhật. Các DN nhỏ và vừa phụ thuộc vào các DN lớn.
- Kiểu khu vệ tinh là các cụm do các DN lớn nằm ở xa xây dựng ở các vùng
chậm phát triển. Các cụm này bao gồm nhiều DN vệ tinh của các DN lớn ở ngoài
cụm. Các DN vệ tinh này là các nhà máy làm việc theo dây chuyền để tránh lương
cao, tiền thuê nhà và thuế đô thị. Các nhà máy này được xây dựng nhằm tiết kiệm chi
phí sản xuất.
- Kiểu cụm nhà nước, là kiểu do nhà nước tổ chức quanh một căn cứ quân sự,
phòng thí nghiệm vũ khí, trường đại học, nhà tù.... Nó giống với kiểu thứ 3. Ở Mỹ có
nhiều cụm kiểu này.
1.1.1.4. Vai trò của cụm trong phát triển vùng
Các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và chính phủ trên khắp thế giới đang sử
dụng ngày càng nhiều các mô hình cụm nhằm tìm kiếm các lợi thế cạnh tranh bên
ngoài để hỗ trợ công nghiệp vùng và địa phương trong phát triển kinh tế. Được phát
triển bởi Michael Porter, cụm được sử dụng một cách phổ biến trong việc hoạch định
các chính sách công cộng và kinh tế. Trong mô hình kim cương của Porter, bốn yếu tố
quyết định khả năng cạnh tranh công nghiệp được kết hợp một cách sáng tạo để gia
tăng tính cạnh tranh trong quá trình định hình công nghiệp bao gồm các điều kiện sản
xuất; nhu cầu trong nước; các ngành CNHT và công nghiệp liên quan; chiến lược
công nghiệp, cơ cấu và khả năng cạnh tranh. Khả năng cạnh tranh của một quốc gia
hay một vùng thường dựa trên khả năng của nền công nghiệp. Cụm được tạo thành khi

các lợi thế cạnh tranh kéo theo sự gia tăng, sự bố trí lại, sự phát triển các ngành công
nghiệp tương tự vào trong một vùng. Đến lượt mình, các cụm sẽ tăng khả năng cạnh
tranh bằng việc tăng năng suất, khuyến khích các công ty mới cải tiến, thậm chí giữa
các đối thủ cạnh tranh, tạo ra những cơ hội cho các hoạt động kinh doanh.
1.1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển cụm
Điều kiện tiền đề để phát triển cụm:
+ Có một lượng đủ lớn các công ty (nội địa hoặc nước ngoài) đã vượt qua phép
thử của thị trường.
+ Có một số lợi thế đặc biệt trong 4 yếu tố của mô hình kim cương.
+ Nhu cầu đặc thù (thiên thời), vị trí đắc địa (địa lợi), tài năng đặc biệt (nhân
hòa).


12
+ Có thế mạnh trong các cụm ngành liên quan gần gũi.
1.1.2. Mô hình kim cương các nhân tố hình thành khả năng cạnh tranh của
cụm
M. Porter (1990) giải thích sự thành công về công nghiệp bằng mô hình viên
kim cương có 4 mặt của lợi thế cạnh tranh. Các cụm thành công phải đáp ứng 4 điều
kiện về yếu tố sản xuất, điều kiện cầu của thị trường, các ngành công nghiệp có liên
quan, sự phát triển thể chế và điều kiện quản lý khuyến khích cạnh tranh và hợp tác.
Mô hình kim cương là một hệ thống tự củng cố lẫn nhau. Ảnh hưởng của yếu tố quyết
định phụ thuộc vào trạng thái của các yếu tố khác.
1.1.2.1. Điều kiện yếu tố sản xuất
Đây là các yếu tố đầu vào cần thiết để cạnh tranh trong bất cứ ngành sản xuất
nào, bao gồm: Nguồn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, kiến thức, vốn và cơ sở hạ
tầng.
1.1.2.2. Điều kiện nhu cầu trong nước
Điều kiện này bao gồm 3 thuộc tính là kết cấu; quy mô và hình mẫu tăng
trưởng của nhu cầu địa phương về sản phẩm công nghiệp và dịch vụ; và cơ chế quốc

tế hóa nhu cầu địa phương.
1.1.2.3. Các CNHT và liên quan
Điều kiện này nói về sự tồn tại của các ngành công nghiệp phụ trợ hoặc liên
quan có khả năng cạnh tranh quốc tế trong cụm.
1.1.2.4. Chiến lược, cấu trúc của công ty và cạnh tranh nội địa
Điều kiện này nói về cách thức mà các công ty được hình thành, tổ chức và
quản lý cũng như bản chất của cạnh tranh trong cụm.
1.1.2.5. Sự kiện lịch sử (ngẫu nhiên) và chính phủ
- Sự kiện ngẫu nhiên: là những việc xảy ra không có liên quan gì tới cụm và
nằm ngoài tầm kiểm soát của các công ty.
- Chính phủ: vai trò thực tế của chính phủ trong lợi thế cạnh tranh của cụm thể
hiện trong việc ảnh hưởng tới 4 nhân tố liệt kê trên. Chính phủ có thể tác động (và
chịu tác động) bởi mỗi nhân tố trong 4 nhân tố quyết định theo hướng tích cực hoặc
tiêu cực.
Như vậy, mô hình viên kim cương về những nhân tố quyết định lợi thế cạnh
tranh của cụm có thể được mô tả như dưới đây:


13

Hình 1.1 Mô hình năng lực cạnh tranh cụm
Nguồn: Michael E Porter, Lợi thế cạnh tranh quốc gia, 2007
1.1.3. Cụm trong hoạch định chính sách vùng
Việc sử dụng khái niệm cụm như là công cụ để hiểu được quá trình phát triển
kinh tế ở cấp độ vùng và sự ảnh hưởng của khái niệm này trên phương thức định dạng
và chuyển giao chính sách vùng.
1.1.3.1. Các quan điểm và lý thuyết về vùng kinh tế trọng điểm trên thế giới
- Lý thuyết lợi thế cạnh tranh
Một trong những lý thuyết quan trọng luận cứ cho việc hình thành các vùng
kinh tế trọng điểm là lý thuyết về lợi thế cạnh tranh vùng hay quốc gia. M. Porter đã

phát triển khá đầy đủ quan niệm về lợi thế cạnh tranh. Theo ông, lợi thế cạnh tranh, (i)
trước hết phải được thể hiện từ những dấu hiệu lợi thế của đất nước; (ii) nhưng từ lợi
thế đó, phải làm thế nào để duy trì lợi thế, biến những lợi thế đó thành những thế mạnh
cụ thể để tạo ra giá trị kinh tế và tạo sự hấp dẫn đối với bên ngoài (các nhà đầu tư,
khách hàng, đối tác) nhằm phát triển kinh tế từ các lợi thế này.
- Các lý thuyết về sự phát triển các lãnh thổ trọng điểm
Lý thuyết định vị công nghiệp của nhà kinh tế học A.Weber (1909) được vận
dụng trong việc lựa chọn các lãnh thổ trọng điểm cho phát triển: nhờ các lợi ích ngoại
ứng mà những lãnh thổ/vùng hội tụ được nhiều yếu tố thuận lợi cho sự phát triển sẽ trở


14
nên hấp dẫn đối với các hoạt động kinh tế, đặc biệt là công nghiệp; mặt khác sự tập
trung phát triển của công nghiệp lại dẫn tới tăng cường tiềm lực kinh tế cho những
lãnh thổ/vùng này.
Lý thuyết vị trí trung tâm của W. Christaller và A. Losch (1933), hai nhà bác
học người Đức, là sự khám phá quy luật phân bố không gian, nghiên cứu các hệ thống
không gian cơ sở để xác định các nút trọng điểm. Theo quan niệm của Christaller, các
thành phố là cực hút, là hạt nhân của sự phát triển, là đối tượng để đầu tư có trọng
điểm trên cơ sở nghiên cứu mức độ thu hút và mức độ ảnh hưởng của các vị trí trung
tâm.
Lý thuyết cực tăng trưởng do nhà kinh tế học người Pháp Francois Perrous đề
xướng vào năm 1950, sau đó được Albert Hirshman, Myrdal, Friedman và Harry
Richardson tiếp tục nghiên cứu và phát triển. Lý thuyết này chú trọng vào những lãnh
thổ làm phát sinh sự tăng trưởng kinh tế. Theo lý thuyết này, trong mỗi thời kỳ khác
nhau, có vùng có mức tăng trưởng cao hơn nhờ vào sự phát triển của các ngành chủ
đạo/mũi nhọn với năng lực đổi mới và khả năng mang lại lợi nhuận cao. Các ngành
này thường tập trung tại một số thành phố lớn và được ưu tiên phát triển, trở thành
“cực tăng trưởng”. Tập trung hóa về lãnh thổ đạt tới một mức nhất định và sau đó hiệu
ứng lan tỏa sẽ làm cho các cơ hội phát triển mới bắt đầu xuất hiện ở nhiều địa phương

khác. Kết quả là sự phát triển của một cực như là một lãnh thổ trọng điểm sẽ có tác
dụng như những “đầu tàu” lôi kéo theo sự phát triển của các vùng lãnh thổ khác, tạo
điều kiện cho nền kinh tế cả nước phát triển nhanh và mạnh hơn.
- Quan điểm địa kinh tế mới của Nguyễn Văn Nam (2010) là: “Phát triển kinh
tế cần phải tập trung (mất cân đối); còn xã hội thì tiến đến hội tụ (phát triển đồng
đều)”. Một số vấn đề từ quan điểm địa kinh tế mới có liên quan đến vấn đề phát triển
vùng trọng điểm như sau: Muốn toàn bộ quốc gia trở nên phồn thịnh thì nhất quyết
phải có một số vùng giàu lên trước những vùng khác. Khi một nước công nghiệp hóa,
nó cần phải tập trung nguồn lực có giới hạn vào các vùng dẫn đầu, nơi có tiềm năng
tăng trưởng cao. Để thực hiện quá trình trên, vai trò của hệ thống chính sách của Chính
phủ là rất cần thiết bởi các chính sách này phải nhằm tạo lợi thế cạnh tranh cho các
vùng động lực.


×