Tài liệu lỗi, hỏng, hoặc gửi sai tài liệu
Liên hệ ngay yahoo : kato_kid2204 để đảm bảo quyền lợi của mình
Bạn sẽ nhận lại tài liệu mình sau 2h
Để phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực” của
trường có nhiều chuyển biến và hiệu quả thiết thực, trường Tiểu học Nậm He đã chỉ đạo
cán bộ giáo viên công nhân viên của nhà trường tập trung làm tốt một số vấn đề sau:
Ban giám hiệu luôn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, mục đích, ý nghĩa
và trách nhiệm của mọi người trong việc triển khai thực hiện phong trào thi đua tới toàn
thể cán bộ, giáo viên, học sinh, nhân dân và các cơ quan, ban ngành, đoàn thể trên địa
bàn trường đóng.
Tập trung xây dựng kế hoạch, đề ra các giải pháp thực hiện phong trào thi đua
“Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực” đảm bảo tính khả thi, phù hợp với
điều kiện cụ thể trường. Ban giám hiệu đã xây dựng kế hoạch thực hiện phong trào ngay
từ đầu năm học.
Tăng cường giáo dục cho đội ngũ giáo viên về ý thức trách nhiệm trong công
tác. . Tập trung bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ thông qua các buổi sinh hoạt
chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề, 100% các đ/c giáo viên trong nhà trường tham gia
bồi dưỡng hè đầy đủ.
Tiếp tục đổi mới trong kiểm tra để đánh giá khách quan, đúng thực chất chất
lượng giáo dục học sinh. Từ đó có kế hoạch ôn tập, phụ đạo các đối tượng học sinh khá
giỏi và yếu kém.
Tổ chức tốt các kỳ thi, Hội thi do phòng giáo dục triển khai, huy động tối đa cán
bộ, giáo viên và học sinh nhà trường tham gia để tạo không khí thân thiện, tích cực.
Tổ chức tốt các hoạt động bề nổi trong các giờ ra chơi như: Thể dục buổi sáng,
thể dục nhịp điệu, Ca múa hát tập thể, chơi các trò chơi dân gian, các điệu múa dân tộc...
để thu hút giáo viên và học sinh tham gia.
2. Kết quả đạt được
Nội dung 1: Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đep, an toàn.
1.1. Trường Tiểu học Nậm He được thành lập xây dựng nên cơ sở vật chất phục
vụ cho công tác dạy và học tương đối đảm bảo.
1.2. Nhà trường đã tổ chức cho học sinh học tập về tác dụng của cây xanh đối với
môi trường.
Phong trào “Xanh - Sạch - Đẹp” đã được nhà trường triển khai từ nhiều năm học
nên việc tổ chức cho học sinh học tập về tác dụng của cây xanh gặp nhiều thuận lợi. Hệ
thống bồn hoa cây cảnh của nhà trường phong phú về chủng loại, đẹp về hình thức, đảm
bảo mỹ quan trường lớp huy động thể giáo viên và học sinh tham gia chăm sóc, trồng
cây tạo môi tham quan, học tập ngoài trời. Qua đó các em học biết được tác dụng của
cây xanh với môi trường sống, từ đó có ý thức bảo vệ và giữ gìn, chăm sóc cây xanh
cũng như vườn hoa cây cảnh của trường. Nâng cao ý thức tự giác cho học sinh khi tới
trường, tới lớp đồng thời giúp học sinh thân thiện hơn với môi trường. Nhà trường có kế
hoạch cho giáo viên và học sinh để trồng mới, chăm sóc những cây đã có, huy động giáo
viên, học sinh sưu tầm những giống hoa khác mà nhà trường chưa có để làm phong phú
thêm những bồn hoa, cây cảnh của nhà trường.
Các lớp học của nhà trường đều có góc học tập, tận dụng không gian lớp học để
trưng bày sản phẩm học tập, bài học của học sinh, trưng bày các cây, hoa... Đảm bảo
trang trí trường lớp theo đúng quy định của Bộ Giáo dục & đào tạo.
1.3. Nhà trường đã tổ chức cho học sinh học tập đầy đủ chương trình vệ sinh môi
trường, vệ sinh cá nhân.
Nhà trường xây dựng kế hoạch cho giáo viên và học sinh nhà trường tham gia các
buổi lao động dọn vệ sinh trường lớp, khu dân cư nơi trường đóng, đảm bảo vệ sinh môi
trường trong lành và đảm bảo các tiêu chí trường học “ Xanh - Sạch - Đẹp ”. Sau các
buổi hoạt động tập thể nhà trường luôn có hoạt động “ Một phút sạch trường” . Học sinh
các lớp nhặt sạch lá, rác mà mình nhìn thấy ở sân trường qua đó giáo dục cho học sinh
cần giữ sạch vệ sinh môi trường.
Xây dựng đội ngũ sao đỏ kiểm tra vệ sinh cá nhân của học sinh trước khi vào lớp,
nên vệ sinh cá nhân của học sinh luôn sạch sẽ, gọn gàng.
Vận động học sinh mặc đồng phục vào thứ hai, thứ tư và trang phục dân tộc vào
thứ sáu hàng tuần được học sinh hưởng ứng nhiệt tình và đã đi vào nền nếp thực hiện
tốt.
1.4. Có kế hoạch để tổ chức tổng vệ sinh trường học.
Hàng tháng nhà trường tổ chức cho giáo viên, học sinh tổng vệ sinh trường học
như: quét dọn lớp học, lau chùi bàn ghế, rửa trường lớp, khai thông
cống rãnh, dọn các khu vệ sinh,…
Nội dung 2: Dạy và học hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh,
giúp các em tự tin trong học tập.
2.1. Trường đã xây dựng kế hoach và nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo
học sinh yếu, kém.
Chương trình dạy học theo sách giáo khoa mới được nhà trường triển khai và thực
hiện nghiêm túc theo đúng phân phối chương trình và các văn bản hướng dẫn của phòng
GD&ĐT.
100% giáo viên giảng dạy theo chương trình, SGK mới được tham gia học
bồi dưỡng hè 2010.
100% các lớp đều có đủ sách giáo khoa cho học sinh và giáo viên. Các thiết bị
dạy học được trang bị đồng bộ đáp ứng kịp thời nhu cầu giảng dạy từng
môn học.
100% các khối lớp đều đảm bảo đúng chương trình dạy học, không cắt xén
chương trình...
Các đ/c giáo viên đã tích cực thực hiện phương pháp đổi mới trong giảng dạy,
mạnh dạn đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học. Ban giám hiệu đã tiến hành
dự giờ thăm lớp được 100 % giáo viên. Tổ chức dạy thực hành, sinh hoạt chuyên môn,
sinh hoạt chuyên đề thường xuyên hàng tuần, hàng tháng để thống nhất phương pháp
dạy học phù hợp với đối tượng học sinh của từng khối, từng lớp.
Phương pháp dạy học mới đã được các đ/c giáo viên vận dụng khá linh hoạt phù
hợp với nội dung từng kiểu bài, đặc trưng từng phân môn, đã phát huy được tính tích
cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong việc tiếp thu kiến thức. Góp phần nâng cao
hiệu quả giáo dục và giảng dạy, học sinh có kiến thức, có kỹ năng, biết vận dụng kiến
thức đã học vào thực tế.
Ban giám hiệu nhà trường đã quan tâm chỉ đạo và bồi dưỡng chuyên đề hàng
tháng cho giáo viên, đặc biệt chú trọng các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học và
sử dụng thiết bị, đồ dùng, thí nghiệm trong giờ dạy.
Ngay từ đầu năm học nhà trường đã chỉ đạo và có kế hoạch cho các giáo viên bồi
dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu, kém ở tất cả các khối lớp. Việc tổ chức
bồi dưỡng và phụ đạo được thực hiện thường xuyên, liên tục trong các giờ học buổi học,
Đặc biệt là các buổi học thứ hai được tăng thêm 1 tiết để giáo viên củng cố kiến thức
cho những học sinh yế và giao thêm bài tập về nhà cho học sinh khá giỏi.
Các tổ chuyên môn, các khối đã tổ chức và thực hiện tốt các chuyên đề theo yêu
cầu. Giáo viên tham gia đầy đủ, có ý thức đã góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và
đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới cách ra đề kiểm tra đánh giá học sinh ...
Chất lượng giảng dạy của giáo viên: 100% giáo viên thực hiện quy chế chuyên
môn nghiêm túc, soạn giảng đầy đủ, đúng tiến độ chương trình, dạy đủ số môn, số tiết
theo quy định, không dạy dồn dạy ghép, không cắt xén chương trình. Có tinh thần tự
học, tự bồi dưỡng, có kế hoạch dự giờ, thăm lớp thường xuyên. Một số giáo viên tích
cực ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. công tác kiểm tra, chấm chữa bài,
lấy điểm, lưu bài theo đúng quy trình quy định. Đánh giá học sinh luôn công bằng, trung
thực, chính xác. Không có giáo viên vi phạm quy chế chuyên môn.
2.2. Trường có giáo viên và học sinh đạt giải trong các Hội thi do phòng Giáo
dục và Đào tạo tổ chức.
Kết quả cụ thể như sau:
* Thi giáo viên dạy giỏi cấp Thị:
Tổng số giáo viên dự thi là: 01 đchí.
Tổng số giáo viên đạt là : đchí
Nội dung 3: Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.
3.1. Trường có kế hoạch tổ chức tập huấn cho học sinh về kỹ năng sống.
Ban giám hiệu xây dựng kế hoạch giao cho giáo viên chủ nhiệm có kế hoạch tổ
chức tập huấn cho học sinh của lớp mình ít nhất 2 tiết/ học kỳ. Ngoài ra trong các buổi
học, tiết học, môn học giáo viên có trách nhiệm lồng ghép việc giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh phù hợp.
3.2. Nhà trường luôn tổ chức cho giáo viên và học sinh tham gia tìm hiểu và chấp
hành tốt luật an toàn Giao thông. Tổ chức tôt hội thi An toàn Giao thông cấp trường qua
hội thi đã tuyên truyền giáo dục học sinh ý thức chấp hành nghiêm chỉnh luật An toàn
giao thông. Trong thời gian vừa qua trường không có cán bộ, giáo viên, học sinh nào vi
phạm an toàn giao thông.
3.3. Trong các buổi học các đ/c giáo viên đều lồng để giáo dục cho học sinh không
phân biệt, kỳ thị với người mắc HIV- AIDS.
Nội dung 4: Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi lành mạnh.
4.1. Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động văn nghệ, thể thao cùng
với các đơn vị trường học thị.
Tổ chức cho học sinh tham gia tích cực các hoạt động văn nghệ của nhà trường,
xây dựng đội văn nghệ xung kích của nhà trường thường xuyên tập luyện để biểu diễn
vào các ngày lễ lớn và tham gia các hội thi của trường cũng như của phòng tổ chức.
Thường xuyên tổ chức cho học sinh luyện tập thể dục, thể thao. Tham, gia các
buổi thể dục buổi sáng và thể dục giữa giờ cũng như thể dục nhịp điệu thường xuyên có
hiệu quả. Tổ chức các buổi luện tập cầu lông, cờ vua và các môn điền kinh cho học sinh
để tham gia hội khỏe.
4.1. Tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí phù hợp với
lứa tuổi học sinh.
Hiện nay, nhà trường đã chú trọng đưa các trò chơi dân gian vào các giờ ra chơi
và các ngày hoạt động tập thể, giờ học ngoại khoá như: Kéo co, Bịt mắt dê, Rồng rắn
lên mây, Mèo đuổi chuột, nhảy lò cò, chơi ô ăn quan, đá cầu...
Các loại hình văn nghệ dân gian đã được nhà trường đưa vào thực hiện là: múa xoè
của đồng bào dân tộc Thái, múa hát trống cơm; làm quen và sử dụng các nhạc cụ dân
tộc: như thổi khèn, thổi sáo; Học hát các bài hát Dân ca ba miền...
Nhìn chung các trò chơi dân gian khi đưa vào nhà trường đều được giáo viên và
học sinh háo hức đón nhận và tham gia nhiệt tình. Song đòi hỏi phải thực hiện trong
khoảng thời gian lâu dài học sinh mới thuần thục. Việc tổ chức dạy các trò chơi dân gian
với khối lượng lớn giáo viên và học sinh tham gia đòi hỏi người dạy phải có chuyên
môn và kinh nghiệm tổ chức. Song giáo viên, Tổng phụ trách Đoàn Đội chưa đáp ứng
được yêu cầu nêu trên.
Nhìn chung các loại hình văn nghệ dân gian đã được tổ chức xen ghép trong các
buổi học chính khoá, ngoại khoá và các giờ hoạt động tập thể của các trường. Bước đầu
trường đã tổ chức có hiệu quả. Song trình độ của giáo viên về các lĩnh vực văn nghệ dân
gian còn nhiều hạn chế, chưa có các tài liệu hướng dẫn giảng dạy, tham khảo nên công
tác này còn gây nhiều khó khăn, lúng túng cho các trường khi tổ chức thực hiện.
Nội dung 5: Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di
tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương.
5.1. Trường tổ chức giới thiệu về di tích lịch sử văn hóa di tích cách mạng của địa
phương, của đất nước.