Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật sản xuất rau cải xanh và cải ngọt an toàn trái vụ tại huyện hoài đức, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.02 MB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THU THỦY

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT SẢN XUẤT
RAU CẢI XANH VÀ CẢI NGỌT AN TOÀN TRÁI VỤ
TẠI HUYỆN HOÀI ĐỨC, HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THU THỦY

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT SẢN XUẤT
RAU CẢI XANH VÀ CẢI NGỌT AN TOÀN TRÁI VỤ
TẠI HUYỆN HOÀI ĐỨC, HÀ NỘI

CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG
MÃ SỐ: 60 62 01 10



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS.VŨ THANH HẢI

HÀ NỘI - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực, chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Nội dung đề tài này
là những kết quả nghiên cứu, những ý tưởng khoa học được tổng hợp từ công
trình nghiên cứu, các công tác thực địa do tôi tham gia thực hiện.
Tôi xin cam đoan, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được
chỉ rõ nguồn gốc ./.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thu Thủy

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
+ Ban giám hiệu Học viện Nông nghiệp Việt Nam, khoa Nông học, bộ môn
Rau quả hoa và cây cảnh, cùng các Thầy Cô giáo đã giảng dạy, truyền đạt kiến
thức cho tôi trong suốt thời gian tôi tham gia khóa học của Trường.
+ TS. Vũ Thanh Hải đã hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
+ Các đồng nghiệp tại Bộ môn An toàn và đa dạng sinh học, và các cán bộ

Viện Môi trường Nông nghiệp.
Xin bày tỏ lòng biết ơn gia đình đã giúp đỡ động viên, đóng góp ý kiến
trong suốt quá trình học tập.
Hà Nội, ngày 27 tháng 5 năm 2015
Tác giả luận văn

Nguyễn Thu Thủy

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ..............................................................................................................ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................................v
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................vi
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1.

Đặt vấn đề .........................................................................................................1

2.

Mục đích và yêu cầu của đề tài .........................................................................2

3.

Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài .............................................2


Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.........................................................................3
1.1.

Tình hình sản xuất rau cải xanh, cải ngọt trên thế giới và Việt Nam................3

1.2.

Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của rau cải xanh và cải ngọt..............................5

1.3.

Tình hình nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất rau
trái vụ an toàn ....................................................................................................7

1.3.1. Nghiên cứu và ứng dụng các thuốc trừ sâu sinh học trong sản xuất rau an
toàn ....................................................................................................................7
1.3.2. Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất rau an toàn trái vụ .....................9
1.3.3. Nghiên cứu và ứng dụng loại phân bón hữu cơ phù hợp với điều kiện
sản xuất rau an toàn .........................................................................................11
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................15
2.1.

Đối tượng nghiên cứu và vật liệu nghiên cứu .................................................15

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................15
2.1.2. Vật liệu nghiên cứu .........................................................................................15
2.2.

Địa điểm và thời gian nghiên cứu ...................................................................16


2.2.1. Địa điểm nghiên cứu ........................................................................................16
2.2.2. Thời gian nghiên cứu .......................................................................................16
2.3. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................17
2.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................17
2.5. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi..............................................................20
2.5.1. Chỉ tiêu sinh trưởng phát triển cây cải xanh và cải ngọt. .................................20
2.5.2. Chỉ tiêu đánh giá mật độ sâu hại và hiệu quả phòng trừ ..................................21
2.5.3. Chỉ tiêu về năng suất cây cải xanh và cải ngọt ................................................22
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iii


2.5.4. Chỉ tiêu về chất lượng cây cải xanh và cải ngọt ..............................................22
2.5.5. Chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế .............................................................................22
2.6. Xử lý số liệu .....................................................................................................23
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................24
3.1.

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ trong việc nâng
cao năng suất và chất lượng cây rau xanh và cải ngọt ....................................24

3.1.1. Ảnh hưởng của một số loại phân bón đến quá trình sinh trưởng và phát
triển của cây rau cải xanh vả cải ngọt .............................................................24
3.1.2. Ảnh hưởng của một số loại phân bón đến năng suất của cây rau cải
xanh và cải ngọt...............................................................................................27
3.1.3. Phân tích vi sinh vật, hàm lượng kim loại nặng và NO-3 (mg/kg rau)
trong các mẫu rau cải ăn lá. .............................................................................28
3.2.


Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại thuốc bảo vệ thực vật trong
phòng trừ bọ nhảy gây hại cây cải xanh và cải ngọt.Error! Bookmark not defined.

3.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn
gốc hóa học và nguồn gốc sinh học trong việc phòng trừ bọ nhảyError! Bookmark not defined.
3.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số thuốc bảo vệ thực vật đến năng suất
và phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong rau cải xanh và cải
ngọt ..................................................................................................................34
3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của vòm che thấp đến sinh trưởng, năng suất
cây cải xanh và cải ngọt trong điều kiện sản xuất trái vụ................................36
3.3.1. Ảnh hưởng của các loại vòm che thấp đến sinh trưởng và phát triển cây
rau cải xanh và cải ngọt trong điều kiện trái vụ ..............................................36
3.3.2. Ảnh hưởng vòm che đến năng suất rau cải xanh và cải ngọt ..........................39
3.4. Đề xuất quy trình cải tiến và xây dựng mô hình cho sản xuất cải xanh và
cải ngọt trái vụ an toàn. ...................................................................................40
3.4.1. Đề xuất quy trình cải tiến sản xuất cải xanh và cải ngọt trái vụ an toàn. ........40
3.4.2. Kết quả xây dựng mô hình thử nghiệm quy trình cải tiến cho sản xuất
cải ăn lá trái vụ. ................................................................................................44
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................................51
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................52

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CEC


: Khả năng thu hồi Cation (meq/100g)

Đ/C

: Đối chứng

NSG

: Ngày sau gieo

OC

: Cacbon hữu cơ (%)

UNIDO : United Nations Industrial Development Organization

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Động thái tăng chiều cao cây cải xanh và cải ngọt khi bón loại
phân hữu cơ khác nhau.................................................................... 25
Bảng 3.2: Động thái tăng số lá rau cải xanh và cải ngọt khi bón một số
loại phân bón hữu cơ khác nhau ...................................................... 26
Bảng 3.3: Ảnh hưởng của một số loại phân bón đến năng suất rau cải
xanh và cải ngọt .............................................................................. 27
Bảng 3.4: Kết quả phân tích hàm lượng NO-3 (mg/kg rau) trên các mẫu
rau cải xanh, cải ngọt tại các công thức thí nghiệm ......................... 28

Bảng 3.5: Kết quả phân tích hàm lượng kim loại nặng trên các mẫu rau
tại các công thức thí nghiệm............................................................ 30
Bảng 3.6: Kết quả phân tích vi sinh vật trên các mẫu rau trong thí
nghiệm .............................................. Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.7: Mật độ và hiệu quả phòng trừ bọ nhảy trên rau cải xanh của
các công thức thí nghiệm ................................................................ 32
Bảng 3.8: Mật độ và hiệu quả phòng trừ bọ nhảy trên rau cải ngọt của
các công thức thí nghiệm ................................................................ 33
Bảng 3.9: Ảnh hưởng một số loại thuốc bảo vệ thực vật đến năng suất
của cây rau cải ăn lá ........................................................................ 35
Bảng 3.10: Động thái tăng chiều cao cây trên rau cải xanh và cải ngọt
các công thức thí nghiệm ................................................................ 37
Bảng 3.11: Động thái tăng số lá trên rau cải xanh và cải ngọt tại các
công thức thí nghiệm....................................................................... 38
Bảng 3.12: Ảnh hưởng một số loại vòm che đến năng suất của cây rau
cải xanh và cải ngọt......................................................................... 39
Bảng 3.13: Các chỉ tiêu sinh trưởng chủ yếu và năng suất trong giai
đoạn thu hoạch cải ăn lá .................................................................. 46
Bảng 3.14. Mức độ gây hại của sâu bệnh hại trên cây cải ăn lá trong và
ngoài mô hình ................................................................................. 48
Bảng 3.15: Kết quả phân tích hàm lượng nitrate trong mẫu rau sản xuất đại trà ..............49
Bảng 3.16: Hiệu quả kinh tế của các mô hình ................................................... 50

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vi


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề

Trong nhóm rau ăn lá, rau cải xanh và cải ngọt là cây rau có thể trồng
quanh năm do hai loại rau này có tính thích ứng rộng. Hà Nội có thời vụ thích
hợp nhất cho cây rau phát triển tốt chủ yếu là vụ thu đông - đông xuân vì nhiệt độ
biến động từ 15 - 300C, khí hậu mát mẻ, không có mưa to. Hiện nay, do chủng
loại rau ăn lá mùa hè không phong phú như vụ đông nên nhu cầu tiêu thụ rau cải
xanh và cải ngọt trái vụ rất lớn. Tuy nhiên, trái vụ thường khó trồng hơn do thời
tiết không thuận lợi vì có nắng to, mưa lớn và nhiệt độ ban ngày cao trên 300C
(Tạ Thu Cúc, 2009). Mặt khác, do rau cải có thời gian sinh trưởng ngắn (từ khi
gieo đến thu hoạch 30 -35 ngày) nên việc kiểm soát phân bón, nước tưới, thuốc
bảo vệ thực vật là rất khó khăn. Việc lạm dụng phân bón vô cơ đặc biệt là phân
đạm trong sản xuất rau cải ăn lá đã nên gây ra tình trạng mất vệ sinh an toàn thực
phẩm. Khi dư lượng NO3- tích tụ trong cây rau quá ngưỡng cho phép, nếu có
điều kiện sẽ kết hợp với amin bậc 2, amin bậc 3 tạo thành Nitrozamin (là một
chất gây ung thư cho con người) (Trần Khắc Thi, Nguyễn Công Hoan, 2005). Bên
cạnh đó, thực trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học còn xảy ra mạnh mẽ
đối với rau cải ăn lá được trồng trái vụ (Ngô Quang Vinh và cs, 2002).
Hiện nay, một số giải pháp sản xuất rau trái vụ đã được nghiên cứu như
nghiên cứu sử dụng mức phân bón tối thiểu, nghiên cứu vòm che thấp với kỹ thuật
đơn giản để mở rộng sản xuất một số loại rau thông dụng trên thị trường. Những
tiến bộ kỹ thuật trên đã mang lại thành công nhất định tuy nhiên vẫn còn một số
tồn tại như chưa cải tạo được đất trồng, chưa giải quyết được vấn đề tái sử dụng
phế phụ phẩm nông nghiệp, giảm thải khí nhà kính trong sản xuất nông nghiệp.
Do vậy, căn cứ trên một số nghiên cứu sản xuất rau, kết hợp với những
nghiên cứu mới nhất về tác dụng của than sinh học, chất liệu vòm che thấp trong
sản xuất nông nghiệp, chúng tôi thực hiện đề tài Nghiên cứu một số biện pháp kỹ
thuật sản xuất rau cải xanh, cải ngọt an toàn trái vụ tại huyện Hoài Đức, Hà Nội.
Đề tài này sẽ góp phần hoàn chỉnh hơn quy trình sản xuất rau an toàn trái vụ ứng
dụng tiến bộ kỹ thuật đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page 1


2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
2.1. Mục đích
Trên cơ sở các nghiên cứu về sử dụng phân hữu cơ, biện pháp hạn chế sâu
hại để cải tiến quy trình sản xuất rau cải xanh và cải ngọt an toàn trái vụ.
2.2. Yêu cầu
- Xác định loại phân hữu cơ bón lót thay thế phân chuồng để trồng cải
xanh và cải ngọt vừa đem lại hiệu quả kinh tế vừa đảm bảo an toàn thực phẩm và
bảo vệ môi trường;
- Xác định loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học phòng trừ bọ nhảy thay thế
cho thuốc bảo vệ thực vật hóa học sử dụng trong sản xuất rau cải xanh và cải
ngọt trái vụ;
- Xác định vật liệu làm vòm che thấp phù hợp trong điều kiện sản xuất
rau cải xanh và cải ngọt trái vụ;
- Xây dựng mô hình sản xuất trái vụ rau cải xanh và cải ngọt cải tiến từ các
biện pháp kỹ thuật phù hợp hơn.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần vào việc xác định loại phân bón,
thuốc bảo vệ thực vật và vòm che thấp để kết hợp cải thiện sản xuất rau cải xanh
và cải ngọt trái vụ an toàn.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài xây dựng được quy trình cải tiến và mô
hình trồng rau cải xanh và cải ngọt nhằm tăng phẩm chất, chất lượng của rau khi
trồng trái vụ.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page 2


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình sản xuất rau cải xanh, cải ngọt trên thế giới và Việt Nam
Số liệu thống kê của UNIDO cho thấy, diện tích trồng rau trên thế giới
vào năm 2010 đạt 55.598.000 ha và sản lượng đạt 1.044.380.000 tấn. Châu Á có
diện tích trồng rau là 40.241.000 ha chiếm 72% diện tích canh tác trên thế giới và
sản lượng đạt 794.278.000 tấn chiếm 76% sản lượng thế giới (UNIDO, 2014).
Trong đó, rau họ hoa thập tự nói chung và rau cải xanh, cải ngọt nói riêng được
trồng ở hầu khắp các nước trên thế giới. Tuy nhiên, nhóm rau này được trồng
nhiều nhất ở châu Á, đặc biệt Trung Quốc (cải ngọt là loại rau có xuất xứ từ
Trung Quốc), sau đó đến Nhật Bản, Philippines, Ấn Độ và các nước Đông Nam
Á khác. Ở Trung Quốc, cải ngọt không những cung cấp rau tươi cho thị trường
nội địa mà còn được bảo quản và xuất khẩu sang Hồng Kông và nhiều nơi khác
trên thế giới. Nó còn là một loại rau quan trọng giải quyết sự thiếu hụt rau khi các
loại rau khác hết vụ (lúc giáp hạt), giữa mùa khô hoặc mùa mưa (Li Bi Ran,
1985). Rau cải là loại rau đã được biết đến từ hàng trăm năm ở châu Á nhưng với
người tiêu dùng Đức còn ít được biết đến. Vì vậy, một nhóm nghiên cứu ở Viện
Khoa học về Rau thuộc Trường Đại học Công nghệ Munich đã tiến hành một loạt
nghiên cứu về trồng và giới thiệu các giống cải ngọt tại Đức. Nhóm nghiên cứu
đã tiến hành các thí nghiệm chọn giống để sản xuất quanh năm trong môi trường
khí hậu ở châu Âu. Hơn 30 giống cải ngọt xuất xứ từ nhiều nguồn giống ở châu
Á đã được nghiên cứu và canh tác chuyên sâu tại Đức. Tuyển lập được ba giống
có đặc tính khác nhau với tập tính phát triển tốt đã được lựa chọn để nghiên cứu
sự ưa thích của người tiêu dùng về ăn sống và nấu chín. Trong đó một giống có
mùi vị hấp dẫn nhất, một giống nấu chín được ưa thích nhất (Schnitzler W.h and
Kallabis-Rippel K., 1995).
Bên cạnh phương pháp canh tác sử dụng trên đất truyền thống, nhóm rau

này còn được gieo trồng theo phương pháp thủy canh, khay-bầu, bầu không đất,
các phương pháp này đều được áp dụng để sản xuất rau cải xanh, cải ngọt an toàn
quanh năm. Tại Thái Lan ở Chiangmai, Băng Cốc phát triển sản xuất rau cải ăn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 3


lá trái vụ an toàn theo phương thức thủy canh, phương thức gieo hạt trên khay lỗ
nhỏ 104-128 lỗ, tập trung trong nhà lưới, sau đó chuyển cây con ra đồng ruộng
(phổ biến nhất là các cây cải xanh lùn, cải làn, cải ngọt). Đài Loan đã nghiên cứu
và phát triển việc sản xuất rau ăn lá ngắn ngày công nghệ cao khay bầu (PlugSystem) với hiệu quả kinh tế, kỹ thuật và môi trường cao, đáp ứng cho sản xuất
rau ăn lá an toàn dạng công nghiệp: có hệ thống máy trộn giá thể - cho vào khay,
máy gieo hạt, dây chuyền khay, máy tưới phun rất hiện đại thay thế cho lao động
thủ công (Lee W.S., 2002).
Ở nước ta, diện tích trồng rau hiện nay khoảng 450 nghìn ha với sản lượng
khoảng 6 triệu tấn, trong đó khoảng 40-50 % rau hàng hóa được sản xuất ở ven các
thành phố và các khu công nghiệp lớn (Tạ Thu Cúc và cs, 2000). Trong đó có cây cải
xanh, cải ngọt cũng được trồng ở hầu khắp các tỉnh thành trong cả nước và chúng
được gieo trồng hầu như quanh năm, do đặc tính của giống chịu được cả thời tiết nóng
và lạnh. Nhưng cây sinh trưởng và phát triển thuận lợi nhất vẫn là ở thời tiết vụ thu
đông và đông xuân ở miền Bắc. Mùa hè có nắng to và mưa lớn nên khó trồng hơn,
chúng thường được trồng trong nhà lưới. Trong những năm qua, nhiều địa phương
được sự giúp đỡ của Trung tâm khuyến nông, Sở Khoa học công nghệ một số
tỉnh thành hỗ trợ tạo điều kiện cho phát triển sản xuất rau an toàn. Các mô hình
sản xuất rau an toàn nhất là phát triển rau ăn lá trong nhà lưới đã có những thành
công bước đầu, giúp tăng thêm thu nhập cho người nông dân, góp phần cải thiện
chất lượng rau cho toàn xã hội
Bên cạnh đó, rau đang là thực phẩm được xã hội đặc biệt quan tâm vì vấn đề
an toàn và chất lượng. Trong rau ăn lá thì cải xanh, cải ngọt cũng là cây có giá trị

dinh dưỡng cao cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất (Caroten, VitaminC, sắt,
đường tổng số, Protein,...). Chúng còn là loại rau dùng để ăn tươi sống rất phổ
biến đặc biệt là trong mùa hè (Ngô Quanh Vinh và cs, 2002). Mặt khác, nước ta
có nguồn giống rau cải rất phong phú đáp ứng nhu cầu sản xuất trong các điều
kiện canh tác khí hậu khác nhau. Bên cạnh các giống bản địa nổi bật như giống
cải mơ, cải mèo, còn có các giống cải tiến do các công ty nhập khẩu hoặc nghiên
cứu chọn tạo như giống cải ngọt TN1 của công ty Trang Nông; cải xanh lá to, cải
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 4


xanh lùn, cải xanh lá vàng và cải ngọt Đất Việt ĐV-101của công ty giống Rau quả
Trung ương; cải ngọt Tosakan (2 mũi tên đỏ) của công ty liên doanh hạt giống
Đông–Tây…các giống này đều cho năng suất và chất lượng tốt, một số có khả
năng chịu nhiệt như giống TN1. Do vậy, trong gần 10 năm trở lại đây, nhiều đề
tài, dự án nghiên cứu ở các cơ quan trung ương (Viện nghiên cứu Rau Quả, Viện
Bảo vệ thực vật, Viện Thổ nhưỡng Nông hóa) và các địa phương đã tập trung
nghiên cứu quy trình công nghệ và xây dựng các mô hình về sản xuất rau an toàn
trái vụ. Trong đó phải kể đến một số đề tài nổi bật mang lại hiệu quả to lớn về
mặt khoa học và thực tiễn như đề tài khoa học công nghệ cấp thành phố “Nghiên
cứu ứng dụng đồng bộ các giải pháp công nghệ để xây dựng mô hình sản xuất
rau quanh năm chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm” của viện Nghiên cứu
rau quả đã được nghiệm thu năm 2002; đề tài trọng điểm cấp bộ “Nghiên cứu sản
xuất rau ăn lá (cải xanh, cải ngọt) an toàn và chất lượng cao” do viện Bảo vệ thực
vật chủ trì trong giai đoạn 2004 - 2005. Như vậy, nhóm rau ăn lá đặc biệt là rau
cải ăn lá hoàn toàn có thể sản xuất trái vụ cho hiệu quả kinh tế cao và đảm bảo
chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
1.2. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của rau cải xanh và cải ngọt
Cải xanh và cải ngọt là nhóm cây ưa thích khí hậu ôn hòa, mát lạnh. Hầu

hết các giống cải đều sinh trưởng tốt ở nhiệt độ 18 - 22oC. Hạt có thể nảy mầm ở
15 - 20oC, ở nhiệt độ 20 - 25oC, hạt nảy mầm thuận lợi. Nhóm cây này ưa ánh
sáng tán xạ, cường độ ánh sáng vừa phải có khả năng chịu bóng râm hơn các cây
rau ăn quả. Ánh sáng mạnh cùng với nhiệt độ không khí cao sẽ làm cho cây cằn
cỗi dẫn đến năng suất và chất lượng giảm (Tạ Thu Cúc, 2009). Do vậy, khi canh
tác trong điều kiện trái vụ có nhiệt độ cao trên 30oC, cường độ ánh sáng mạnh hoặc
mưa to, nhiệt độ quá thấp thì nhất thiết phải sử dụng hệ thống vòm che cho cây
phát triển. Hiện nay, hệ thống vòm che thấp đang chiếm ưu thế trong sản xuất rau
cải ăn lá trái vụ. Quy trình làm vòm che thấp đã được nghiên cứu và ứng dụng
thành công tại Viện nghiên cứu Rau quả. Chất liệu làm khung vòm che đơn giản
(tre, đây buộc và cọc) dễ thực hiện và không tốn kém đã đem lại thành công trong
việc áp dụng ngoài thực tế.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 5


Mặt khác các giống cải xanh, cải ngọt có hệ rễ cạn, số lá trên cây nhiều và
lớn vì vậy cây yêu cầu độ ẩm đất và độ ẩm không khí cao để sinh trưởng. Độ ẩm
đất 80-85% độ ẩm không khí 80 - 90% có lợi cho sự sinh trưởng thân lá (Tạ Thu
Cúc, 2009). Đất thiếu nước cây còi cọc, năng suất và chất lượng giảm, nếu thiếu
nước nghiêm trọng làm cho cải xanh có vị đắng rau cứng ăn không ngon. Nếu đất
quá ẩm ướt trong đất thiếu ôxy, cây sinh trưởng khó khăn, cây dễ bị sâu bệnh hại
xâm nhiễm. Nếu trong cây nhiều nước sẽ giảm độ giòn và độ ngọt rau, khó vận
chuyển. Trong điều kiện canh tác trái vụ có mưa nhiều và nhiệt độ cao cân lưu ý
thoát nước tốt cho ruộng đảm bảo năng suất và chất lượng rau cải ăn lá.
Rau cải cải có thời gian sinh trưởng ngắn, lại cho năng suất cao nên yêu
cầu nhiều phân bón. Đạm rất cần cho cải xanh trong thời gian sinh trưởng. Đạm
thúc đẩy sự sinh trưởng thân lá, tăng diện tích lá và khối lượng cây, do đó làm
tăng năng suất, chất lượng. Cây thiếu đạm, lá vàng, cây nhỏ, năng suất giảm,

đồng thời có vị đắng. Tuy vậy không được bón quá nhiều phân đạm vô cơ trong
điều kiện này nitrate (NO3-) sẽ tích tụ trong thân lá và bộ phận non, dư lượng
NO3- quá lượng cho phép sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cộng đồng, thậm
chí gây ra bệnh nan y. Với lân và kali, cải xanh yêu cầu không nhiều như đối với
đạm nhưng chúng giúp cho cây sinh trưởng cân đối và cải thiện chất lượng. Hiện
nay, phân chuồng không được ưa chuộng sử dụng trong sản xuất rau cải. Mặc dù
sử dụng phân chuồng rất tốt cho đất trồng nhưng do phân chuồng không phổ biến
nhiều, chi phí mua cao và phải sử dụng lượng lớn (1,5 – 2 tấn/ha) gây ảnh hưởng
đến hiệu quả kinh tế. Người nông dân thường sử dụng phân bón vô cơ hoặc phân
bón vi sinh để thay thế phân chuồng. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu mới đây
cho thấy, than sinh học và phân hữu cơ sinh học có nguồn gốc từ phế phụ phẩm
nông nghiệp không nhưng không ảnh hưởng đến năng suất phẩm chất cây trồng
mà còn tăng độ phì cho đất, bảo vệ môi trường, an toàn với con người. Do vậy,
quá trình sử dụng phân bón cân đối và hợp lý là rất cần thiết trong quá trình canh
tác rau cải xanh và cải ngọt.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 6


1.3. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất rau
trái vụ an toàn
1.3.1. Nghiên cứu và ứng dụng các thuốc trừ sâu sinh học trong sản xuất rau an toàn
Tiềm năng của biện pháp phòng trừ sinh học nói chung và sử dụng thuốc
trừ sâu sinh học nói riêng là rất lớn. Những ưu điểm nổi bật của thuốc trừ sâu sinh
học như: tạo ra các sản phẩm sạch cho người dùng, không gây tính kháng thuốc
với sâu hại, không làm mất đi một quần thể thiên địch có ích trong tự nhiên, không
gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, không cần phun nhiều lần mà vẫn duy trì
được hiệu quả. Tuy nhiên, thuốc trừ sâu sinh học vẫn còn tồn tại nhiều nhược điểm

như hiệu quả chưa thật cao, diễn biến chậm, khi gặp điều kiện thời tiết bất thuận thì
khó đạt kết quả tốt, chịu những tác động của môi trường rất lớn như ánh sáng, lượng
nước tưới, nước mưa, nhiệt độ, khó cân đong ngoài đồng ruộng, thời gian bảo quản
ngắn, thường 1 - 2 năm, trong những điều kiện lạnh, khô, giá thành còn cao.
Tại Việt Nam, sử dụng thuốc sinh học và thuốc thảo mộc phòng trừ sâu
bệnh hại đang được chú trọng phát triển, đặc biệt đối với nhóm rau ăn lá ngắn
ngày, để tạo ra các sản phẩm sạch an toàn. Sử dụng thuốc sinh học và thuốc thảo
mộc phòng trừ sâu bệnh hại nhất là giai đoạn đầu vụ và khi gần thu hoạch nhằm
ít ảnh hưởng đến thiên địch và không để dư lượng chất độc trên sản phẩm. Đối
với rau thập tự, thuốc sinh học điển hình là Bacillus thuringiensis phòng trừ sâu
tơ, sâu xanh bướm trắng. Thuốc thảo mộc điển hình là Azadirachtin (từ cây
Neem), Rotenone (từ cây Derris sp.) được dùng phòng trừ, xua đuổi và gây ngán
nhiều sâu hại trên rau họ thập tự (Đường Hồng Dật, 2007).
Hiện nay, trên thế giới, các thuốc bảo vệ thực vật sinh học có nguồn gốc
rất đa dạng như nguồn gốc từ virut, vi khuẩn, nấm, tuyến trùng và nguồn gốc thảo
mộc. Thuốc trừ sâu sinh học có nguồn gốc từ vi khuẩn đã được đi sâu nghiên cứu
nổi bật là thuốc trừ sâu vi sinh Bacillus thuringiensis (Bt). Đây là một trong
những loại thuốc sinh học an toàn, không độc hại cho người, vật nuôi, côn trùng
có ích, an toàn cho nông sản thực phẩm và bảo vệ môi trường trong sạch
(Culliney et al., 2000). Hiện nay, Bt đã được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước trên
thế giới như Mỹ, Nhật, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 7


Đối với thuốc trừ sâu sinh học có nguồn gốc từ nấm, nhiều nghiên cứu và
sử dụng thành công nấm Trichoderma trong sản xuất. Nấm Trichoderma có tác
dụng làm tăng năng suất cây trồng, làm cây trồng khỏe hơn, tăng sức đề kháng
với vi sinh vật gây bệnh, kích thích sinh trưởng đối với các cây trồng. Khi sử

dụng Trichoderma, năng suất cà rốt có thể tăng 13,6 – 16,6%, dưa chuột tăng từ
18,3 – 22,3%, cải bắp tăng 20%, củ cải đường tăng 30% (Schwarz M.R., 1992).
Tuy nhiên, khi sử dụng trên đồng ruộng ở nhiều nước lại cho thấy hiệu lực của
nấm Trichoderma không có sự đồng nhất (dẫn theo Nguyễn Mạnh Chinh, 2000).
Có những trường hợp hiệu lực rất cao, nhưng cũng có trường hợp hiệu lực thấp
thậm chí không có hiệu lực.
Tuyến trùng cũng là một trong những nguồn gốc sản xuất thuốc trừ sâu sinh
học. Tuyến trùng thường ít gây độc cho ấu trùng nhưng lại gây độc mạnh cho côn
trùng trưởng thành (Shapiro I. et al., 2005). Một số loài côn trùng là kí chủ của
tuyến trùng đã được nghiên cứu tạo nên chế phẩm sinh học để phòng chống sâu
hại (Neoaplactana carpocapsae, N. glaseri,...).
Bên cạnh đó, thuốc trừ sâu thảo mộc cũng đang là một hướng nghiên cứu
mới. Từ năm 1960, cây neem đã nổi tiếng trên thế giới do từ lá, hạt, cành của cây
neem các nhà hóa học đã chiết xuất được hoạt chất limonoid có tác dụng ngăn ăn
và xua đuổi côn trùng rất hiệu lực (dẫn theo Nguyễn Mạnh Chinh, 2000). Một số
nghiên cứu đã đánh giá được hiệu lực của thuốc thảo mộc đối với đối với
những sâu chính hại đậu ăn quả. Dầu xoan Ấn Độ (Neem oil) với nồng độ 5%;
10%; 20% biểu hiện hoạt tính diệt sâu cao đối với sâu non M. virtara ở tuổi 3.
Khô dầu xoan Ấn độ (Neem cake) không chỉ làm giảm mật độ sâu M. virtara mà
còn làm tăng đáng kể năng suất đậu đũa (dẫn theo Phạm Văn Lầm, 1995). Tại
Việt Nam, thuốc trừ sâu thảo mộc đã được nghiên cứu sản xuất thử nghiệm thành
công tại một số viện nghiên cứu như Viện Bảo vệ thực vật, viện Môi trường
Nông nghiệp. Kết quả nghiên cứu đã xác định được phạm vi ứng dụng của thuốc
trừ sâu thảo mộc Anisaf – SH01 trong phòng trừ sâu tơ, sâu khoang và sâu xanh
khá cao từ 74,50 – 82,72%. Kết quả của sự luân phiên giữa thuốc trừ sâu thảo
mộc Anisaf- SH01 với các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật sinh học khác đạt
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 8



hiệu quả trừ dịch hại trên 70% để sử dụng thay thế 50 – 70% lượng thuốc hóa
học để tạo ra các sản phẩm đảm bảo các chỉ tiêu chất lượng rau an toàn (Nguyễn
Hồng Sơn, 2010).
1.3.2. Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất rau an toàn trái vụ
1.3.2.1. Sản xuất rau trong nhà lưới
Tại Mỹ, công nghệ trồng rau chủ yếu là trồng trong nhà lưới chiếm tỷ lệ
xấp xỉ 90%. Mặc dù sản xuất dưới hình thức hộ nông dân nhưng mỗi nông dân có
một hệ thống nhà lưới cho trồng rau. Tuy nhiên, sản xuất rau trong nhà lưới ở Mỹ
chi phí rất cao, phải mất 30.000 – 50.000 USD cho 4.000 dặm vuông nhà lưới với
những chi phí chủ yếu là các dụng cụ và thiết bị xây dựng nhà lưới, chưa tính đến
các đầu vào biến đổi (Chen and J., 2009)
Đối với Đài Loan, các khu Nông nghiệp công nghệ cao đã tạo ra những
sản phẩm năng suất, chất lượng cao, ứng dụng Công nghệ sinh học để nhân
nhanh giống sạch bệnh và đồng đều, xây dựng nhà lưới, nhà kính với trang thiết
bị đồng bộ về điều khiển ánh sáng, nhiệt độ, ẩm độ, pha chế dung dịch dinh
dưỡng. Hầu hết mô hình sản xuất Nông nghiệp công nghệ cao của nông dân Đài
Loan là áp dụng nhà lưới, nhà kính trồng rau, hoa quả có giá trị kinh tế cao (dẫn
theo Nguyễn Văn Thiệp và Lê Quốc Doanh, 2013).
Ở Việt Nam hiện nay công nghệ sản xuất trong nhà lưới tập trung tại các
địa phương có thế mạnh phát triển nông nghiệp. Tại Hà Nội diện tích rau sản
xuất trong nhà lưới khoảng trên 45ha, tập trung ở Lĩnh Nam- Thanh Trì (35ha) và
Vân Nội- Đông Anh (3ha), còn lại nằm rải rác ở các Hợp tác xã Nông nghiệp ven
đô. Một số nghiên cứu cho thấy sử dụng kỹ thuật màng mỏng dinh dưỡng (NFT)
kết hợp với nhà lưới phù hợp cho sản xuất các loại rau ăn lá tại Việt Nam như
các loại rau cải, rau muống, rau cần ta, mồng tơi, rau dền, rau xà lách và một số
loại rau ăn lá khác (Viện nghiên cứu Rau quả, 2009). Công nghệ sản xuất rau
trong nhà lưới có nhiều ưu điểm: Phân tán giọt mưa; giảm trực xạ mặt trời; cách
ly côn trùng, hạn chế sâu bệnh. Nhờ vậy, nhà lưới cho phép sản xuất rau an toàn
quanh năm, hiệu quả kinh tế cao gấp 2- 3 lần so với sản xuất rau ngoài đồng

ruộng. Trong đó, Nhà lưới của Vân Nội- Đông Anh được đầu tư xây dựng từ năm
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 9


2002, kết cấu bằng khung sắt, cột sắt kiên cố, mái và xung quanh che lưới nilon.
Từ đó đến nay nông dân thường xuyên bảo dưỡng để duy trì sản xuất rau trong
nhà lưới. Đặc biệt sản xuất rau trái vụ ở đây cho hiệu quả kinh tế cao (15,0 - 16,0
triệu đồng/1000m2/năm).
Nhà lưới sản xuất rau an toàn của Lĩnh Nam- Thanh Trì được xây dựng
bằng các cột bê tông, mái và xung quanh che bằng lưới nilon. Nhà lưới ở đây chủ
yếu do nông dân tự làm để mở rộng quy mô sản xuất. Đây là mô hình tiêu biểu
về công nghệ sản xuất rau trong nhà lưới của Hà Nội, là địa chỉ tham quan, học
tập của nông dân Hà Nội và nông dân các tỉnh. Công nghệ sản xuất rau trong hệ
thống nhà lưới này vẫn là sản xuất trên đất, có áp dụng 11 quy trình sản xuất rau
trong nhà lưới do Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành năm 2004.
Thành phố Hồ Chí Minh là nơi có khá nhiều mô hình ứng dụng công nghệ
cao. Toàn thành phố có khoảng 1.663 ha trồng rau an toàn ứng dụng công nghệ
cao, sản lượng đạt khoảng 30.000 tấn/năm. Do hiệu quả của công nghệ sản xuất
rau an toàn quanh năm trong nhà lưới, nên công nghệ nhà lưới đã lan rộng ra các
tỉnh lân cận: Vĩnh Phúc, Hà Nam, Bắc Ninh,… Tuy diện tích sản xuất rau trong
nhà lưới ở các tỉnh chưa nhiều nhưng hiệu quả khá rõ.
1.3.2.2. Sản xuất rau sử dụng vòm che
Công nghệ nhà lưới có rất nhiều ưu điểm song hạn chế của nhà lưới là đầu
tư ban đầu cho việc xây dựng nhà lưới khá cao nên mở rộng diện tích sản xuất
lên hàng chục hécta là khó khăn. Khắc phục nhược điểm trên, công nghệ sử dụng
vòm che thấp đã được nghiên cứu và đưa vào sản xuất tại các nước nông nghiệp
trên thế giới. Công nghệ mới này như một cứu cánh cho phát triển nông nghiệp
ở những nơi khắc nghiệt như khu vực sa mạc lạnh, khu vực nhiều đồi núi

(Himachal Pradesh, Jammu và Kashmir của Ấn Độ, Isarel, Pakistan…) (Nisha T.
and Mayanglambam B.D., 2013). Qua đó giảm thiểu ô nhiễm môi trường, thúc
đẩy kinh tế xã hội phát triển. Công nghệ và vật liệu làm vòm che tại một số quốc
gia khác nhau có thể khác nhau, phụ thuộc vào thời tiết, thời vụ, tính chất đất đai,
chủng loại cây trồng. Nhưng nhìn chung lại công nghệ vòm che được sử dụng để
nâng cao chất lượng cây trong vườn ươm, ổn định nhiệt độ và nâng cao khả năng
hấp thu dinh dưỡng cho thực vật, tăng hoạt động quang hợp cho cây. Đặc biệt
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 10


công nghệ này được sử dụng phù hợp cho canh tác trái vụ, bảo vệ cây trồng
chống lại gió, mưa, sương giá và tuyết.
Ấn Độ là quốc gia sản xuất rau xanh đứng thứ 2 thế giới sau Trung Quốc.
Ấn Độ có tổng sản lượng rau khoảng 146,55 triệu tấn với tổng diện tích 8,5 triệu
ha canh tác nhưng năng suất và chất lượng của hầu hết các loại rau thường rất
kém. Do vậy, sản xuất rau theo công nghệ màng che là cách tốt nhất để tăng năng
suất và chất lượng rau, đặc biệt là cây họ bầu bí (Nisha T. and Mayanglambam
B.D., 2013).
Các vùng trồng rau Hà Nội đã ứng dụng công nghệ vòm che để sản xuất rau
trái vụ, nhờ vậy các vùng rau Hà Nội vẫn sản xuất được nhiều chủng loại rau trong
mùa hè và mùa mưa bão. Diện tích vòm che để sản xuất rau trái vụ của Hà Nội lên
tới hàng trăm ha, chỉ riêng Vân Nội đã có 70 ha. Công nghệ vòm che rất đơn giản,
cơ động và hiệu quả. Vòm che được làm bằng các thanh tre dài 2,5- 3m cắm vòng
qua 2 mép luống, tạo thành khung chắc chắn, trên phủ lưới đen, lưới trắng hoặc
nilon tùy thuộc vào điều kiện thời tiết và giai đoạn sinh trưởng của cây (Viện Bảo
vệ thực vật, 2005). Hết mùa trồng rau trái vụ lại tháo rỡ, cất giữ để dùng năm sau.
Tuy nhiên, nhược điểm chính của công nghệ vòm che áp dụng tại Việt Nam
thường chỉ sản xuất được các loại rau cây thấp như rau cải các loại, xà lách, các

loại rau gia vị,…
1.3.3. Nghiên cứu và ứng dụng loại phân bón hữu cơ phù hợp với điều kiện
sản xuất rau an toàn
1.3.3.1. Thực trạng nghiên cứu và ứng dụng Than sinh học trên thế giới và ở Việt Nam
Việc sử dụng than sinh học làm chất cải tạo đất, nâng cao sức sản xuất của
đất đã xuất hiện ở vùng lưu vực sông Amazon và Nhật Bản từ nhiều thế kỷ trước
đây. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu do sự tăng lên của CO2, CH4 và
các khí nhà kính khác trong khí quyển hiện nay, nghiên cứu công nghệ sản xuất
và ứng dụng than sinh học vào các lĩnh vực như sản xuất nông lâm nghiệp, năng
lượng, môi trường đang được đặc biệt quan tâm ở nhiều quốc gia trên thế giới
như Mỹ, Nhật, Canada, Úc, Brazil. Sử dụng than sinh học để bảo tồn đất rừng
qua việc chuyển các cây bụi và các cây bị chết do bọ cánh cứng gây ra sang dạng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 11


than sinh học để giảm nguy cơ cháy rừng đang được áp dụng ở Mỹ. Tận dụng
các cây hay bộ phận cây rừng không có giá trị thương phẩm sản xuất thành than
sinh học vừa để cải tạo đất vừa biến các bể phát thải Cacbon trong rừng thành các
bể chứa Cacbon, làm giảm lượng CO2 phát thải vào khí quyển đang là mô hình
được áp dụng ở nhiều quốc gia như Canađa, Úc, Công-gô. Khai thác than sinh
học làm vật liệu lọc các kim loại nặng tại những điểm ô nhiễm cũng đang được
triển khai ở Mỹ (dẫn theo Trần Việt Cường và cs, 2013).
Mặt khác than sinh học là than cần cho đất, được sử dụng đối với đất kết
hợp một số tác động khác để nâng cao độ phì nhiêu của đất. Loại đất đen sử dụng
trong trồng trọt đã có hàng ngàn năm trước được tạo ra trong các vùng của lưu
vực sông Amazon. Tại châu Á, giá trị của than sinh học đã được biết đến nhiều
tại Ấn Độ và được sử dụng như một thói quen truyền thống và văn hóa cho các
mục đích khác nhau, bởi vậy than này không bao giờ được coi là một loại vật liệu

chất thải. Mặc dù việc bổ sung than cho các loại đất được thực hiện như là một
thói quen, nhưng nó vẫn là một phần của truyền thống canh tác tại Ấn Độ, khi
chúng ta khám phá và chứng minh rằng các nông dân ở đây đã sử dụng than củi
từ hàng trăm năm để sản xuất nông nghiệp bền vững. Nhiều nghiên cứu cho thấy,
than sinh học có một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc giải quyết một số thách
thức lớn nhất đối với nhân loại ngày nay.
Kết quả nghiên cứu mới nhất cho thấy, sản lượng cây trồng ở các vùng đất
bón than sinh học ở Canada tăng lên từ 6-17% so với đối chứng, thân cây cứng
hơn và bộ rễ phát triển nhiều hơn (đến 68%). Hao hụt dưỡng chất phân bón do bị
rửa trôi giảm rõ rệt, trong đó hiện tượng mất lân giảm đến 44% (dẫn theo Trần
Việt Cường và cs, 2013). Trên thực tế, lợi ích của việc bón than sinh học đã
được quan trắc, kiểm nghiệm nhiều nơi ở Úc, Philippines, Congo… và nhiều
nước đã có chế độ khuyến khích hay thưởng cho các nông hộ sử dụng loại than
này. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy, việc sử dụng than sinh học cộng với
phân hóa học đã làm tăng trưởng lúa mỳ mùa đông và rau quả lên 25-50% so
với bón một mình phân hóa học. Kết quả nghiên cứu ở đậu tương cũng nhận xét
rằng có thêm than sinh học vào đất nền, tỷ lệ nảy mầm cao, hệ rễ phát triển

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 12


mạnh, quang hợp tăng, hoạt động của vi khuẩn cộng sinh cố định nitơ mạnh mẽ
hơn so với trên đất nền. (Lehmann et al., 2002).
Tại Việt Nam, sản xuất than sinh học từ phế phụ phẩm nông nghiệp
đang được bà con nông dân ở nhiều nơi như huyện Từ Liêm, huyện Sóc Sơn
(Hà Nội), huyện Nam Sách (Hải Dương), Thành phố Hưng Yên (Hưng Yên)…
ứng dụng. Nhờ vậy, phế phụ phẩm của nông nghiệp đã không còn bị bỏ phí
mà được làm thành than sinh học, phục vụ gieo cấy, trồng trọt. Bón than sinh

học khiến cây cối xanh tốt hơn, ít sâu bệnh, tăng khả năng chịu hạn. Trong
tương lai gần, mô hình sản xuất than sinh học này sẽ được triển khai rộng rãi
tại nhiều địa phương khác trong cả nước. Trong điều kiện thời tiết nhiệt đới
ẩm Việt Nam, than sinh học có tốc độ phân hủy chậm sẽ giúp làm chậm quá
trình thoái hóa đất, chống bạc màu, giảm độ chua, tăng hiệu quả sử dụng phân
lên gấp 2 đến 3 lần (Mai Thị Lan Anh, 2013).
Mặc dù các phương pháp sản xuất và sử dụng than sinh học đơn giản như
chất vật liệu thành đống rồi đốt và sử dụng cho các cây trồng như lúa, rau đã
được nông dân biết đến từ lâu nhưng hiện vẫn còn thiếu những nghiên cứu cơ
bản về kỹ thuật đốt và sử dụng, do đó hiệu quả của việc sử dụng than sinh học
vẫn còn ít được quan tâm và chưa được cải thiện.
1.3.3.2. Nghiên cứu và ứng dụng phân bón hữu cơ sinh học
Hiện nay, rác thải hữu cơ trong nông nghiệp thường được các nước xử lý
bằng phương pháp sinh học, sử dụng công nghệ vi sinh có điều khiển làm giảm
đáng kể sự ô nhiễm môi trường do nguồn rác thải gây ra và đáp ứng một phần
nhu cầu về phân bón hữu cơ cho sản xuất nông nghiệp. Rác thải nông nghiệp
thông qua tác nhân sinh học vi sinh vật có sẵn trong tự nhiên và nguồn vi sinh vật
thuần chủng bổ sung mà quá trình xử lý được phân hủy nhanh hơn. Sản phẩm sau
xử lý ổn định về dinh dưỡng, có tác dụng làm tăng khả năng giữ nước, độ xốp đất
và chất lượng đất trồng cũng như tạo điều kiện thích hợp cho quần thể vi sinh vật
đất có ích sinh trưởng và phát triển. Trên thế giới hiện hiện nay có nhiều loại mô
hình khác nhau cũng như qui mô và công nghệ xử lý khác nhau cho các loại rác
khác nhau. Trong các biện pháp xử lý và tái sử dụng rác thải thì biện pháp ủ hiếu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 13


khí (aerobic composting) được quan tâm nhiều nhất, biện pháp này không những
rút ngắn quá trình ủ mà còn nâng cao chất lượng mùn rác và đặc biệt là các nhà

khoa học đã chứng minh rằng các vi sinh vật gây bệnh cây trồng không thể phát
triển được (Đặng Đức Quyết, 2013). Tùy điều kiện kinh tế, xã hội và điều kiện
sản xuất của từng nơi mà có thể áp dụng những quy trình công nghệ xử lý xác
thải hữu cơ và quy mô sản xuất phân hữu cơ khác nhau. Một số quốc gia, địa
phương có tiềm lực kinh tế, có trình độ khoa học kỹ thuật cao thì công nghệ
Composting được thực hiện với quy mô hiện đại, tự động hóa. Ở Miura Peninrula
(Nhật Bản) hàng năm sản xuất trên 30 000 tấn phân compost từ tàn dư rau. Ở
Crete, Hy lạp hàng năm có khoảng 40 000 tấn tàn dư cà chua trồng trong nhà
kính được sử dụng sản xuất phân compost (dẫn theo Võ Minh Khang, 2000).
Trước đây, ở nước ta các phụ phẩm nông nghiệp trong sản xuất rau thường
được tận thu đưa vào thức ăn trong chăn nuôi gia súc, gia cầm và cá. Xác các loại
cây đậu, cà chua, dưa chuột, v.v… thường được người nông dân thu gom phơi
khô làm chất đốt, chất độn chuồng. Gần đây, do quy mô chăn nuôi nhỏ đã giảm
thay thế bằng hình thức chăn nuôi tập trung mô hình trang trại qui mô công
nghiệp nên việc sử dụng phụ phẩm trong sản xuất rau đang hạn chế dần. Ở nhiều
vùng chuyên canh rau chúng ta thường nhìn thấy những đống lá, cây rau vứt bỏ ở
góc ruộng, vệ mương nước, xác cây cà chua, đậu, dưa,... thường được bỏ trên
ruộng để khô sau đó đốt tại ruộng. Điều đó không chỉ gây lãng phí nguồn phụ
phẩm có giá trị có thể làm nguyên liệu đầu vào cho sản xuất mà còn gây ô
nhiễm môi trường sản xuất và môi trường nông thôn như lây truyền bệnh, tạo
khí độc, v.v. Vài thập kỷ lại đây, bà con nông dân không còn mặn mà với phân
xanh, phân chuồng mà hầu hết có thói quen sử dụng phân hóa học do tiện dụng
và nhanh chóng. Thế nhưng phân hóa học lại là thủ phạm làm nghèo dinh
dưỡng trong đất, dẫn đến tình trạng đất bị bạc màu kéo theo sản lượng mỗi năm
giảm dần, trong khi chi phí đầu tư ngày một tăng, hơn thế nữa bón quá nhiều
phân hóa học cho rau đặc biệt là phân đạm sẽ tồn dư dư lượng nitratee gây hại
cho sức khỏe con người. Chính vì vậy, xu hướng quay trở lại nền nông nghiệp
hữu cơ với việc tăng cường sử dụng chế phẩm sinh học, phân bón hữu cơ trong
canh tác cây trồng đã và đang là xu hướng của thế giới cũng như ở Việt Nam.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page 14


Chương 2
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu và vật liệu nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Cây cải xanh (Brassica juncea) và cải ngọt (Brassica integrifolia).
2.1.2. Vật liệu nghiên cứu
Giống cải xanh chịu nhiệt số 6 do Công ty Cổ phần giống cây trồng miền
Nam cung cấp. Giống có thể trồng được quanh năm. Thời gian cho thu hoạch 20
- 25 ngày sau khi trồng và 30 - 35 ngày sau gieo.
Giống cải ngọt chịu nhiệt TN1 do Công ty Trang Nông cung cấp. Thời vụ
trồng quanh năm. Thời gian thu hoạch từ 30-35 ngày sau khi gieo.
2.1.2.1. Phân bón
Các loại phân bón thí nghiệm được sử dụng như sau:
Than sinh học có nguồn gốc từ rơm rạ được viện Môi trường Nông nghiệp
cung cấp. Hàm lượng dinh dưỡng trong than sinh học có: pH= 8,43; OC =
28,80%; N tổng số = 0,581 %; P2O5 tổng số = 0,192%; K2O tổng số = 1,81 %;
khả năng thu hồi Cation (CEC) 11,22 meq/100g.
Phân hữu cơ sinh học có nguồn gốc từ phế phụ phẩm nông nghiệp (rác cà
chua và dưa chuột) được ủ bằng chế phẩm vi sinh vật có tên thương mại là BIOADB được viện Môi trường cung cấp. Hàm lượng dinh dưỡng trong phân hữu
cơ sinh học được sản xuất như sau: pH= 8,08; OC = 23,51%; C/N= 10,11; N
tổng số = 2,33%; P2O5 tổng số = 3,68 %; K2O tổng số = 1,11%.
Phân chuồng hoại mục do địa phương nơi tiến hành thí nghiệm cung cấp.
Các loại phân nền sử dụng trong thí nghiệm như sau: Phân đạm Ure Hà
Bắc 46% N, phân lân Lâm Thao 16% P2O5, phân Kali clorua 60% K2O.
2.1.2.2. Thuốc bảo vệ thực vật
Do giới hạn về thời gian và điều kiện nghiên cứu, đề tài chỉ tập trung nghiên

cứu 3 nhóm hoạt chất sinh học phòng trừ bọ nhảy trên rau cải ăn lá. Các hoạt chất này
sẽ được so sánh hiệu lực phòng trừ bọ nhảy với loại thuốc bảo vệ thực vật có nguồn
gốc hóa học. Các nhóm hoạt chất và thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng như sau:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 15


+ Hoạt chất Abamectin + dầu khoáng: là sản phẩm được chiết suất từ độc
tố của xạ khuẩn (hay nấm tia) Srteptomyces avermitilis tồn tại trong đất. Hợp chất
này chứa 80% avermectin B1a và 20% avermectin B1b. Đây là hoạt chất được sử
dụng trừ sâu , bọ cánh nhảy và nhện hại.
Sản phẩm đại diện được sử dụng trong nghiên cứu là: Song Mã 24.5 EC
do công ty cổ phần vật tư Tây Đô sản xuất.
+ Hoạt chất Emamectin benzoate: là 1 thuốc trừ sâu thuộc nhóm
Avermectin, chứa 8 - 9 đồng phân của B1a, monosaccharide, đồng tâm lập thể C
- 4 (C - 4 epimer) của B1a. Thuốc không có tác động lưu dẫn nhưng có thể thấm
sâu vào trong tế bào lá thực vật, có tác dụng trừ nhiều loài sâu bộ cánh vảy.
Sản phẩm đại diện trong nghiên cứu là: Proclaim 1.9 EC do công ty cổ
phần khử trùng Việt Nam sản xuất
+ Hoạt chất Matrine: Là dịch chiết từ cây khổ sâm, có tác động tiếp xúc và
vị độc, trừ được nhiều loại sâu và nhện hại. Hoạt chất này có thể trừ được tất cả
các loại sâu bộ cánh vảy, các sâu miệng trích hút và nhện hại.
Sản phẩm đại diện trong nghiên cứu là: Sokupi 0.36 AS do công ty Trách
nhiệm hữu hạn Trường Thịnh sản xuất.
+ Thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học được người nông dân sử dụng
tại thời điểm nghiên cứu: thuốc Peran 50 EC có hoạt chất hóa học Permethrin
(sản xuất tại công ty bảo vệ thực vật An Giang).
2.1.2.3. Vòm che thấp
Vòm che thấp được làm theo hướng dẫn của Viện nghiên cứu Rau quả.

Khung vòm che được làm bằng tre, đây buộc và cọc. Chất liệu vòm che được sử
dụng trong thí nghiệm như sau:
Vòm che bằng nilon trắng trong.
Vòm che bằng lưới chắn côn trùng (50 ô lưới/1cm2 ) màu đen và màu trắng.
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu
Hợp tác xã Phương Bảng, xã Song Phương, huyện Hoài Đức, Hà Nội.
2.2.2. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 4 năm 2014 đến tháng 4 năm 2015.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 16


2.3. Nội dung nghiên cứu
1. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ trong việc nâng cao
năng suất và chất lượng cây rau cải xanh, cải ngọt.
2. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại thuốc bảo vệ thực vật trong
phòng trừ bọ nhảy gây hại cây rau cải xanh, cải ngọt
3. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất liệu vòm che thấp trong việc
nâng cao năng suất và chất lượng cây cải xanh, cải ngọt
4. Xây dựng mô hình thử nghiệm quy trình cải tiến cho sản xuất cải xanh,
cải ngọt trái vụ
2.4. Phương pháp nghiên cứu
Các thí nghiệm về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, vòm che được tiến
hành theo phương pháp thí nghiệm đồng ruộng trong nghiên cứu về thổ nhưỡng
nông hóa, bảo vệ thực vật chuyên ngành.
Các thí nghiệm 1, 2, 3, đều được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ
(RCB) với 3 lần nhắc lại. Diện tích ô thí nghiệm là 10m2. Ngày trồng: 2022/5/2014, ngày thu hoạch: 20-22/6/2014
Gieo hạt trực tiếp trên luống với lượng hạt 600 –800 g /ha, phủ rơm, tưới

nước 2 lần /ngày cho đến khi hạt nảy mầm. Sau khi gieo 10 - 15 ngày làm cỏ,
xới, tỉa bỏ các cây yếu, bệnh, khoảng cách giữa các cây là 10 cm x 10 cm.
Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ
nhằm nâng cao năng suất và chất lượng rau cải xanh và cải ngọt
Do trồng trái vụ nên chúng tôi sử dụng loại vòm che thấp đơn giản bằng
nilon trắng để phục vụ thí nghiệm.
Thí nghiệm bón phân hữu cơ và phân bón nền, gồm 4 công thức:
Công thức 1: 3 tấn than sinh học/ha
Công thức 2: 10 tấn phân hữu cơ sinh học /ha
Công thức 3: 15 tấn phân chuồng hoại mục /ha
Công thức 4 (đối chứng): Không bón phân hữu cơ/ha
Lượng phân nền trong thí nghiệm 1
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 17


×