Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Xây dựng hệ thống WebGIS đô thị ven biển TP đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 23 trang )

THAM LUẬN
“HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG, KHAI THÁC BỘ CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐÔ THỊ
THÍCH ỨNG BĐKH” CHO HỆ THỐNG ĐÔ THỊ VEN BIỂN VIỆT
NAM VÀ TP. ĐÀ NẴNG SẴN SÀNG THÍCH ỨNG VỚI BĐKH
1.GIỚI THIỆU
BĐKH là thách thức với phát triển đô thị trên toàn thế giới. Báo cáo của IPCC
cho thấy những đô thị có tốc độ đô thị hóa nhanh và sự phát triển những siêu đô thị
đặc biệt ở các nước đang phát triển đã dẫn đến sự xuất hiện của các cộng đồng đô thị
dễ bị tổn thương với các hiện tượng khí hậu cực đoan. Với sức hút nhập cư lớn, tốc
độ đô thị hóa trên thế giới ngày càng tăng cao. Năm 2000 tổng dân số thế giới là
6.129 triệu người trong đó dân số đô thị là 2.953 triệu người, tỷ lệ đô thị hóa là
48,18%. Năm 2008 dân số đô thị của thế giới vượt qua ngưỡng 50%.
Theo báo cáo “Đánh giá đô thị hóa ở Việt Nam” (WB-2011), tốc độ đô thị hóa
ở Việt Nam đang tăng nhanh, hiện tại dân số đô thị chiếm 34% tổng dân số cả nước,
tốc độ tăng trưởng 3,4% mỗi năm. Đô thị phát triển là động lực thúc đẩy kinh tế,
đóng góp khoảng 70% GDP cả nước.
Các biểu hiện của BĐKH có thể nhận thấy ở các tác động điển hình như nhiệt
độ gia tăng, mực nước biển dâng lên, thay đổi chế độ và lượng mưa. Ngoài ra, biến
đổi khí hậu còn được biểu hiện thông qua việc tăng cường độ, tần suất và tính thất
thường của các hiện tượng thời tiết cực đoan như nắng nóng và rét đậm kéo dài, hạn
hán và xâm nhập mặn, bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt... BĐKH đe dọa toàn bộ hệ sinh
thái hiện hữu, đặc biệt là các vùng đất thấp, vùng ven biển.
Tiềm năng tài nguyên biển và vùng ven biển Việt Nam có ý nghĩa rất quan
trọng trong phát triển KT-XH với các loại khoáng sản có giá trị như dầu mỏ, than,
sắt, ti tan, cát thuỷ tinh và nguồn lợi hải sản với chủng loại rất phong phú, đa dạng,
có tổng trữ lượng lớn.
Các đô thị ven biển chịu ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ của BĐKH và nước
biển dâng thể hiện qua sự làm trầm trọng thêm các tai biến như ngập lụt, sạt lở bở
biển, xói lở bở sông, nhiếm mặn, bão, lốc tố… làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất, ảnh

1




hưởng đến hoạt động kinh tế, tác động đến cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị như hệ
thống giao thông, cấp thoát nước, phá hủy kiến trúc cảnh quan sinh thái ven biển và
môi trường đô thị, ảnh hưởng đến sinh kế và tăng tình trạng bệnh tật, đói nghèo đô
thị…
Trong bối cảnh BĐKH, đô thị hóa ở các vùng đồng bằng ven biển cần phải
được nghiên cứu dưới nhiều góc độ về BĐKH, quản lý, quy hoạch đô thị, văn minh
trị thủy, khả năng chống chịu, khả năng dễ bị tổn thương và PTBV. Phải thống nhất
rằng giảm thiểu tác động, thích ứng và khả năng chống chịu BĐKH phải được xem
xét trong quá trình ra quyết định. Đây vẫn là một câu hỏi mở trong thực tế phát triển
các thành phố ở Việt nam, nơi mà khu vực thành thị phát thải ra lượng khí nhà kính
rất lớn và những khu vực ven biển rất dễ bị tổn thương do tác động của biến đổi khí
hậu và đô thị hóa tự phát.
Việc xây dựng CSDL và hệ thống WebGIS cho 6 đô thị: TP. Hồ Chí Minh;
Rạch Giá; Nha Trang; Hội An; Đà Nẵng; Hải Phòng để xây dựng hệ thống tra cứu,
hiển thị dữ liệu trực tuyến nhằm theo dõi được khả năng ứng phó với BĐKH một
cách trực quan và thuận tiện nhất.
Cơ sở dữ liệu đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu thông qua công nghệ
WebGIS có ưu điểm là cho phép nhiều người cùng truy cập một thời điểm, lại quản
lý được dữ liệu theo thời gian với dung lượng lớn, thống nhất và không bị trùng lặp.
WebGIS được dùng để quảng bá và công bố những thông tin về dữ liệu đô thị thích
ứng với BĐKH một cách rõ ràng, chính xác, nhằm cung cấp thông tin đến người sử
dụng và thu hút được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm đến lĩnh vực
và khu vực mình quan tâm.
2.MỤC TIÊU
Thiết kế cấu trúc CSDL trên nền mạng nhằm phục vụ cho việc lưu trữ và truy vấn
CSDL tổng hợp cho hệ thống đô thị ven biển Việt Nam và thành phố Đà Nẵng.
Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tổng hợp cho hệ thống đô thị ven biển Việt Nam và
thành phố Đà Nẵng sẵn sàng thích ứng với BĐKH, giúp người quản lý quản lý tốt dữ

liệu thông tin được thể hiện trực quan trên web.
- Xây dựng CSDL lưu trữ thông tin dạng Raster: địa hình, địa mao, địa chất khoáng

sản…cho 5 thành phố ven biển Việt Nam


- Xây dựng CSDL cho thành phố Đà Nẵng nhằm phục vụ cho việc thể hiện các thông

tin gây ảnh hưởng tổn thương/tác động/ phơi bày trước hiểm hoạ, Khả năng
thích ứng của hệ thống tự nhiên- xã hội/đối tượng bị tổn thương, Khả năng tổn
thương của đối tượng chịu tác động BĐKH.
Xây dựng hệ thống WebGIS
- Hiển thị danh mục các bản đồ có liên quan đến đô thị thích ứng với Biến đổi khí hậu
- Xây dựng hệ thống các bản đồ đánh giá khả năng dễ bị tổn thương và năng lực đô thị

thích ứng của hệ thống đô thị (hạ tầng kỹ thuật – kinh tế - văn hóa - xã hội – môi
trường sinh thái ) với tác động của biến đổi khí hậu làm cho thành phố Đà Nẵng
- Tra cứu các thông tin liên quan các đối tượng quản lý
- Quản lý và cập nhập CSDL

3.LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ
WebGIS được xem như là một hệ thống thông tin địa lý được phân bố qua môi
trường mạng máy tính để tích hợp, phân phối và truyền tải thông tin địa lý trực diện
trên WWW thông qua Internet. Người dùng Internet có thể truy cập đến các ứng dụng
của GIS mà không phải mua phần mềm. Ngoài ra WebGIS còn cho phép thêm các
chức năng GIS trong các ứng dụng chạy trên cơ sở mạng như giao thông, thương mại,
chính phủ, giáo dục và du lịch. Nhiều ứng dụng loại này chạy trên mạng cục bộ như
một phương tiện phân phối và sử dụng dữ liệu địa lý không gian (geospatial data).
Kiến trúc WebGIS: Dịch vụ web thông tin địa lý hay còn được gọi là WebGIS
được xây dựng để cung cấp các dịch vụ về thông tin địa lý theo công nghệ web

service. Chính vì thế nên bất cứ WebGIS nào cũng phải thỏa mãn kiến trúc ba tầng
thông dụng của một ứng dụng web. Sau đó tùy thuộc vào từng loại công nghệ và các
cách thức phát triển, mở rộng khác nhau mà WebGIS sẽ trở thành n tầng khác nhau.
Kiến trúc 3 tầng của WebGIS được mô tả bao gồm tầng trình bày, tầng giao dịch và
tầng dữ liệu được thể hiện trong hình sau:

3


Hình 1: Mô hình hoạt động WebGIS

Yêu cầu
Thông tin trả về
Web Server

Người sử dụng

Nơi lưu dữ liệu

Hình 2: Mô hình 3 lớp trong kiến trúc WebGIS
Trên thế giới có rất nhiều công nghệ phục vụ cho việc xây dựng hệ thống
WebGIS như công nghệ MapServer, GeoServer, ArcGIS Server.
Hiện nay, Bộ Tài Nguyên và Môi trường Việt Nam (MONRE) hiện là khách
hàng lớn nhất của ESRI Việt Nam. Một số sản phầm phần mềm, chương trình ứng
dụng hiện tại của bộ đều liên quan đến công nghệ của ESRI. Vì vậy về mặt phần
mềm quản lý GIS, chúng ta đã có mua sẵn gói phần mềm của ESRI, vấn đề bản
quyền không còn là vấn đề.
ArcGIS Server là một trong những sản phẩm của ESRI, là nền tảng để xây dựng
hệ thống thông tin địa lý có quy mô lớn, trong đó các ứng dụng GIS được quản lý tập
trung, hỗ trợ đa người dùng, tích hợp nhiều chức năng GIS mạnh mẽ và được xây

dựng dựa trên tiêu chuẩn công nghiệp. ArcGIS Server cho phép chia sẻ tài nguyên
GIS thông qua web như là bản đồ, định vị địa chỉ, cơ sở dữ liệu địa lý, các công cụ.
Ngoài việc cung cấp truy cập đến những tài nguyên này, ArcGIS Server còn cung cấp


truy cập đến những chức năng GIS mà tài nguyên chứa. Phiên bản hiện tại là
ArcGIS Server 10.3
Kiến trúc của ArcGIS Server

Hình 3: Kiến trúc hệ thống ArcGIS Server
ArcGIS Server là một hệ thống phân tán bao gồm một số thành phần mà có thể
được phân tán ở nhiều máy. Mỗi thành phần trong hệ thống ArcGIS Server giữ một
vai trò trong quá trình quản lý, kích hoạt, không kích hoạt, và tải một cách hợp lý
những tài nguyên được cấp phát cho một hoặc nhiều dịch vụ.
Những thành phần của một ArcGIS Server bao gồm:
GIS Server: lưu trữ và chạy các ứng dụng server. Một GIS server bản thân nó
có 2 phần: một SOM (Server Object Manager) quản lý những dịch vụ chạy trên
server và một hoặc nhiều SOC (Server Object Containers) chứa những dịch vụ mà
SOM quản lý. Phụ thuộc vào cách cấu hình của bạn, SOM và SOC có thể chạy trên
cùng một máy hoặc các SOC có thể chạy trên nhiều máy.
Web Server: lưu trữ các ứng dụng và dịch vụ Web có sử dụng các thành phần
chạy trên máy chủ web.

5


Client: các Web browser có thể được sử dụng để kết nối đến các ứng dụng đang
chạy trên Web server. Desktop application có thể kết nối qua HTTP đến các dịch vụ
Web ArcGIS đang chạy trên Web server hoặc kết nối trực tiếp tới GIS server trong
LAN hay WAN.

Cách làm việc với ArcGIS Server
ArcGIS Server giúp chia sẻ tài nguyên GIS thông qua dịch vụ (service). Một
dịch vụ là một thể hiện của tài nguyên GIS mà server làm cho chúng có thể được
thấy trên những máy khác trong cùng một mạng. Những máy mà truy cập dịch vụ
trên server được gọi là máy khách (client).
Khi sử dụng ArcGIS Server, phải theo trình tự ba bước sau để thông tin địa lý
trên máy bạn hiện hữu thông qua server:
Chỉnh sửa tài nguyên GIS sử dụng ArcGIS Desktop: những tài nguyên này
được tạo ra bằng ArcGIS Desktop,
Chia sẻ, công bố tài nguyên như một dịch vụ sử dụng ArcGIS Server.
Sử dụng dịch vụ thông qua một ứng dụng máy khách (client application).
Đặc điểm nổi bật của ArcGIS Server
Ngoài các tính năng giống MapServer được kể ở trên như: khả năng làm việc
với nhiều loại dữ liệu, hỗ trợ chuyển đổi nhiều hệ quy chiếu, khả năng kết nối với
nhiều hệ quản trị cơ sở dữ liệu như IBM DB2, IBM Informix, Oracle, Microsoft
Access, Microsoft SQL Server, PostgreSQL, khả năng làm việc với chuẩn Open
Geospatial Consortium (OGC). ArcGIS Server hỗ trợ rất nhiều loại dịch vụ phục vụ
cho từng chức năng riêng biệt như : Mapping Services – hiển thị bản đồ, Geocode
Services – Xác định địa chỉ nhà, Geodata Services – Tổng hợp dữ liệu không gian,
Geoprocessing Services – Xử lý truy vấn không gian như tạo bộ đệm, clip, Globe
Services – hiển thị bản đồ dạng cầu, Image Services – hiển thị bản đồ dạng raster,
Network Analysis Services – phân tích tìm đường đi ngắn nhất, Feature Services –
Cập nhật dữ liệu cho đối tượng không gian, Search Services – tìm kiếm theo thuộc
tính, Geometry Services – vẽ các đối tượng hình học trên bản đồ.
Ngoài ra ArcGIS Server cung cấp bộ thư viện đồ sộ tuỳ theo các ngôn ngữ cho
lập trình ứng dụng mạng như: với Java có Java ADF, với .NET có .NET ADF, ứng


dụng Rich Internet Applications (RIA) như Flex, Silverlight/WPF và JavaScript
Application.


Hình 4: Các hướng phát triển ứng dụng ArcGIS Server
Tóm lại, ArcGIS Server là gói phần mềm hỗ trợ rất nhiều cho lập trình ứng
dụng GIS trên mạng. Những điểm mạnh sẽ bộc lộ khi sử dụng kèm với các sản phẩm
để bàn của ESRI. Đây là một giải pháp toàn diện cho việc phát triển GIS.
4.THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐÔ THỊ VEN BIỂN VIỆT NAM VÀ THÀNH
PHỐ ĐÀ NẴNG
4.1. Khái niệm cơ sở dữ liệu địa lý
Geodatabase là một mô hình phổ biến để quản lý và lưu trữ dữ liệu cho ArcGIS
và là một kho chứa dữ liệu không gian và thuộc tính trong hệ quản trị cơ sở dữ liệu
(Database Management System - DBMS). Geodatabase tổ chức dữ liệu địa lý thành
các loại tập lớp thông tin địa lý khác nhau. Tất cả các tập lớp thông tin địa lý này đều
được lưu giữ trên một file dữ liệu hệ thống là Microsoft® Access™ hoặc các hệ quản
trị cơ sở dữ liệu quan hệ như là Oracle®, Microsoft® SQL Server®, PostgresSQL®,
Informix® hoặc IBM® DB2. Geodatabase có thể mở rộng từ cơ sở dữ liệu nhỏ và
đơn người dùng đến cơ sở dữ liệu lớn và đa người dùng trong các hệ thống thực sự
lớn hỗ trợ nhiều người truy cập và khai thác chỉnh sửa đồng thời. Geodatabase hỗ trợ
nhiều dạng dữ liệu khác nhau có thể sử dụng trong ArcGIS, ví dụ như các đối tượng
dạng vector (điểm, đường, vùng, miền), các dữ liệu dạng raster, các thông tin dạng
bảng.

7


4.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS đô thị ven biển Việt Nam
Cơ sở dữ liệu GIS đô thị ven biển Việt Nam là hệ thống các bản đồ đạng Raster
của 5 Thành phố: Hải Phòng, Hội An, Nha Trang, Hồ Chí Minh, Rạch Giá bao gồm
các lớp thông tin sau:
• Bản đồ Địa hình
• Bản đồ Mô hình số độ cao

• Bản đồ Độ dốc
• Bản đồ Hiện trạng Sử dụng đất
• Bản đồ Quy hoạch Sử dụng đất
• Bản đồ Hiện trạng CSHT
• Bản đồ Quy hoạch CSHT
• Bản đồ Địa chất công trình
• Bản đồ Địa chất Khoáng sản
• Bản đồ Địa chất Thủy văn
4.3

Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS thành phố Đà Nẵng

4.3.1 Cơ sở dữ liệu Đà Nẵng

Bản đồ về đô thị của Thành phố Đà Nẵng là bản đồ chuyên đề được thành lập
trên nền cơ sở của bản đồ nền địa hình kết hợp với việc thể hiện nội dung theo đề tài
đô thị. Bản đồ của Đà Nẵng thể hiện một số nội dung cơ bản bao gồm: các yếu tố cơ
sở nền địa lý và các yếu tố thuộc chuyên đề về đô thị.
Các yếu tố cơ bản của CSDL nền địa lý bao gồm:
o Địa hình
o Địa giới hành chính
o Các yêu tố thủy văn
o Các yếu tố giao thông
o Các yếu tố dân cư

Các yếu tố thuốc chuyên đề về đô thị của thành phố Đà Nẵng:
Bên cạnh các yếu tố cơ sở địa lý làm nền thì trên bản đồ đô thị thành phố Đà
Nẵng sẽ thể hiện các yếu tố nội dung đặc trưng của một bản đồ chuyên đề sau:



• Các yếu tố gây, ảnh hưởng tổn thương/tác động/ phơi bày trước hiểm hoạ bao gồm

các bản đồ sau:
- Bản đồ mô hình số địa hình, Bản đồ Độ dốc, Bản đồ Địa mạo cảnh quan, Bản đồ Hiện

trạng sử dụng đất, Bản đồ Quy hoạch sử dụng đất, Bản đồ Hiện trạng CSHT, Bản đồ
Quy hoạch CSHT, Bản đồ Địa chất công trình, Bản đồ Địa chất Khoáng sản, Bản đồ
Địa chất Thủy văn, Bản đồ Hiện trạng và xu thế của bão và áp thấp nhiệt đới, Bản đồ
Hiện trạng ngập lụt, Bản đồ dự báo nguy cơ ngập theo các kịch bản BĐKH, Bản đồ
Nguy cơ ngập vĩnh viễn, Sơ đồ Hiện trạng và nguy cơ xói lở bờ biển, sạt lở bờ sông
và bồi lắng cửa sông do BĐKH, Sơ đồ Hiện trạng và nguy cơ hạn hán do BĐKH, Sơ
đồ Hiện trạng và nguy cơ nhiễm mặn nước mặt, nước ngầm do BĐKH
• Khả năng thích ứng của hệ thống tự nhiên- xã hội/đối tượng bị tổn thương bao gồm

các bản đồ sau:
- Sơ đồ Phân vùng Đánh giá năng lực thích ứng đối với tai biến bão và áp thấp, Sơ đồ

Phân vùng Đánh giá năng lực thích ứng đối với tai biến ngập lụt và nước biển dâng,
Sơ đồ Phân vùng Đánh giá năng lực thích ứng đối với tai biến xói lở bờ biển,sạt lở bờ
sông và bồi lắng cửa sông, Sơ đồ Phân vùng Đánh giá năng lực thích ứng đối với tai
biến hạn hán, Sơ đồ Phân vùng Đánh giá năng lực thích ứng đối với tai biến nhiễm
mặn.
• Khả năng tổn thương của đối tượng chịu tác động BĐKH bao gồm các bản đồ sau:
- Sơ đồ Phân vùng Đánh giá khả năng dễ bị tổn thương đối với tai biến bão và áp thấp

nhiệt đới, Sơ đồ Phân vùng Đánh giá khả năng dễ bị tổn thương đối với tai biến ngập
lụt và nước biển dâng, Sơ đồ Phân vùng Đánh giá khả năng dễ bị tổn thương đối với
tai biến xói lở bờ biển, sạt lở bờ sông và bồi lắng cửa sông, Sơ đồ Phân vùng Đánh giá
khả năng dễ bị tổn thương đối với tai biến hạn hán, Sơ đồ Phân vùng Đánh giá khả
năng dễ bị tổn thương đối với tai biến nhiễm mặn.

4.3.2 Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS Đà Nẵng

Để xây dựng một cơ sở dữ liệu cho GIS cần phải xây dựng hai loại dữ liệu đó là:
• Xây dựng dữ liệu không gian: Xây dựng cơ sở dữ liệu đô thị thành phố Đà Nẵng thì các

đối tượng với dạng đồ họa vector, các thông tin văn bản, và hình ảnh phải được tích
hợp; mỗi đối tượng được gán cho một lớp. Để xây dựng cơ sở dữ liệu thì dựa trên các

9


lớp cơ bản của bản đồ địa hình như lớp đường giao thông, các toà nhà, thảm thực vật,
đường nước, vv, cần phải xây dựng các lớp dữ liệu có liên quan đến đô thị.
• Xây dựng dữ liệu thuộc tính : Thông tin thuộc tính về đô thị được thu thập từ các nguồn

khác nhau có thể được liên kết đến các đối tượng không gian tương ứng của chúng.
Điều này bao gồm các bước sau:
• Lập và bổ sung các thông tin văn bản cho các đối tượng trong bảng.
• Phát triển và chỉnh sửa hình ảnh và ảnh vào nhãn văn bản.
• Liên kết của hình ảnh đến các vị trí đối tượng tương ứng của chúng.
Để đưa một bản đồ lên Web, chúng tôi đưa ra qui trình xây dựng Cơ sở dữ liệu
và xây dựng hệ thống WebGIS dựa trên công nghệ đã lựa chọn ở trên.

Hình 5: Quy trình xây dựng Cơ sở dữ liệu
5.THIẾT KẾ CHỨC NĂNG CỦA HỆ THỐNG
Hiển thị danh sách các lớp bản đồ hiện có được cung cấp trên hệ thống: cho
phép người dùng xem tất cả các bản đồ được liệt kê trong cây thư mục. Khi người
dùng muốn quan tâm xem bản đồ nào thì chỉ cần click vào bản đồ đó.
Bản đồ trực tuyến: Cung cấp các tính năng tương tác với bản đồ, phóng to, thu
nhỏ, di chuyển, bật tắt các lớp bản đồ được cung cấp.

Truy vấn dữ liệu và hiển thị trên bản đồ: Người dùng có thể truy vấn dữ liệu từ
danh sách các trường thông tin được hiển thị. Hệ thống cho phép người dùng truy vấn
theo thuộc tính và truy vấn theo không gian của lớp dữ liệu mà người dùng quan tâm.


Thống kê dữ liệu: Hệ thống cho phép người dùng thống kê trực tiếp trên lớp
thông tin theo một số tiêu chí cơ bản như (tên, giá trị..) hoặc vùng chọn mà người
dùng vẽ trên bản đồ.

Hình 6: Sơ đồ chức năng người sử dụng
6. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG VÀ KHAI THÁC HỆ THỐNG WEBGIS ĐÔ THỊ
VEN BIỂN VIỆT NAM VÀ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
6.1. Hướng dẫn sử dụng nhóm chức năng Quản lý dữ liệu, Quản trị hệ thống BDKH-32
a)

Chức năng đăng nhập hệ thống

Chức năng đăng nhập vào hệ thống cho phép người dùng có quyền được đăng
nhập vào hệ thống để Quản lý danh mục, Quản lý tài liệu, Quản lý bản đồ.
Giao diện đăng nhập hệ thống:

Hình 7: Giao diện đăng nhập hệ thống
Luồng thực hiện: Người dùng nhập tên đăng nhập, mật khẩu và click nút “Đăng
nhập”. Hệ thống sẽ cho phép người dùng đăng nhập vào các nhóm chức năng hệ thống.
b)

Chức năng quản lý danh mục

11



Luồng sự kiện: Người dùng chọn chức năng Quản lý danh mục. Hệ thống sẽ hiển thị
danh sách các danh mục trong cơ sở dữ liệu. Chức năng này cho phép người quản trị thêm,
xem, cập nhập và xóa các thông tin của một loại danh mục nào đó.

Hình 8: Chức năng hiển thị danh sách các danh mục quản lý

Hình 9: Chức năng tạo thêm một danh mục quản lý mới

Hình 10: Chức năng xem các thông tin của loại danh mục


Hình 11: Chức năng cập nhập thông tin của danh mục
c)

Chức năng quản lý tài liệu
Luồng sự kiện: Người dùng chọn chức năng Quản lý tài liệu. Hệ thống sẽ hiển thị danh

sách các tài liệu trong cơ sở dữ liệu. Chức năng này cho phép người quản trị thêm, xem, cập
nhập, thay đổi và xóa các thông tin của tài liệu đó.
Giao diện chương trình:

Hình 12: Giao diện hiển thị các tài liệu

Hình 13: Chức năng thêm một tài liệu mới vào trong Cơ sở dữ liệu

13


Hình 14: Chức năng xem thông tin chi tiết tài liệu


Hình 15: Chức năng cập nhập tài liệu

Hình 16: Chức năng thay đổi tài liệu
d)

Chức năng quản lý các dịch vụ bản đồ
Luồng sự kiện: Người dùng chọn chức năng Quản lý bản đồ. Hệ thống sẽ hiển thị danh

sách các dịch vụ bản đồ trong cơ sở dữ liệu. Chức năng này cho phép người quản trị thêm,
xem, cập nhập và xóa các thông tin của dịch vụ bản đồ đó.
Giao diện chức năng:


Hình 17: Giao diện hiển thị các dịch vụ bản đồ

Hình 18: Giao diện thêm dịch vụ bản đồ

Hình 19: Giao diện xem thông tin dịch vụ bản đồ

15


Hình 20: Giao diện cập nhập thông tin dịch vụ bản đồ
6.2. Chức năng dành cho người dùng
Link truy cập hệ thống online:
Khi truy cập vào đường dẫn trên, giao diện người dùng sẽ hiển thị ra như hình
dưới. Giao diện hiển thị cây danh mục gồm các bản đồ cho các đô thị ven biển Việt
Nam gồm: Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh, Nha Trang, Rạch Giá, TP Hội An. Danh mục
hệ thống cơ sở dữ liệu của TP Đà Nẵng thích ứng với BĐKH và các tài liệu báo cáo

kèm theo của đề tài.

Hình 21: Giao diện khi truy cập dành cho người dùng
a)

Chức năng hiển thị danh sách các bản đồ


Khi người dùng muốn xem danh sách các bản đồ của một thành phố nào đó thỉ
click vào tên thành phố mà mình muốn xem. Hệ thống sẽ hiển thị danh sách bản đồ của
thành phố đó bên khung tương ứng.

Hình 22: Giao diện hiển thị danh sách các bản đồ của các thành phố tương ứng
b)

Chức năng tìm kiếm
Người dùng có thể tìm kiếm tên bản đồ bằng cách nhập các thông tin vào khung

tìm kiếm trên giao diện của website. Hệ thống sẽ truy vấn trong CSDL và hiển thị
trên giao diện của website. Chức năng này cho phép người dùng tìm kiếm bao gồm
các loại bản đồ và các tài liệu kèm theo:

Hình 23: Giao diện tìm kiếm
c)

Chức năng hiển thị bản đồ
17


Khi người dùng muốn xem một loại bản đồ nào đó thi chỉ việc click vào Xem

bản đồ thì hệ thống sẽ hiển thị một giao diện cho người dùng.

Đối với chức năng này Hệ thống cung cấp cho người sử dụng giao diện với 2
nhóm chính đó là: Giao diện hiển thị dành cho hệ thống các đô thị ven biển Việt Nam
và của thành phố Đà Nẵng.
Đối với các bản đồ cho các thành phố đô thị ven biển: Khi click vào Xem bản
đồ Hệ thống sẽ hiển thị một giao diện tương tác với loại bản đồ đó bao gồm các chức
năng:

Hình 24: Giao diện chính hiên thị bản đồ
Chức năng tương tác với bản đồ: Hệ thống cung cấp cho người sủ dụng các
chức năng như: Phóng to, thu nhỏ, xem toàn bản đồ, xem bản đồ lúc trước, xem bản
đồ lúc sau

Hình 25: Các chức năng tương tác với bản đồ


Chức năng hiển thị chú giải bản đồ: Người dùng có thể xem chú giải của bản
đồ bằng cách click vào biểu tượng

ở dưới góc trái của màn hình. Người dùng cũng

có thể ẩn bảng chú giải đi nếu muốn.

Hình 26: Giao diện hiển thị bảng chú giải
Chức năng bật tắt các lớp bản đồ: Hệ thống cho phép Người dùng có thể bật/tắt
các lớp bản đồ để hiển thị trên giao diện bằng cách click vào biêu tượng

ở góc phải


trên cùng của màn hình.

Hình 27: Chức năng bật/tắt các lớp bản đồ
Đối với hệ thống cơ sở dữ liệu đô thị thành phố Đà Nẵng: Hệ thống bao gồm
các chức năng chính sau: Hiển thị chú giải bản đồ, hiển thị danh sách các lớp bản đồ,
hiển thị chức năng đo lường và in bản đồ

19


Hình 28: Giao diện hiển thị của hệ thống cơ sở dữ liệu đô thị TP Đà Nẵng
Chức năng hiển thị danh sách các lớp bản đồ: Người dùng click vào tab Lớp
bản đồ, hệ thống sẽ hiển thị toàn bộ danh sách các lớp bản đồ có trong cơ sở dữ liệu.
Người dùng cũng có thể bật/ tắt các lớp bản đồ để hiển thị tùy vào mục đích của
người dùng.

Hình 29: Giao diện hiển thị các lớp bản đồ


Người dùng cung có thể xem thông tin thuộc tính của lớp mình quan tâm bằng
cách click vào biểu tượng

và mở bảng thuộc tính của đối tượng đó.

Hình 30: Chức năng xem thuộc tính của đối tượng

Hình 31: Chức năng mở bảng thuộc tính của đối tượng
Người dùng có thể Xuất Bảng dữ liệu của đối tượng đó ra định dạng CSV.

Hình 32: Chức năng xuất bảng thuộc tính của đối tượng

Chức năng hiển thị chú giải bản đồ: Người dùng click vào tab Chú giải, hệ
thống sẽ hiển thị bảng chú giải của các lớp bản đồ mà người dùng chọn

21


Hình 33: Chức năng hiển thị chú giải bản đồ
Chức năng đo khoảng cách: Hệ thống cung cấp cho người sử dụng chức năng
đo khoảng cách theo đường, vẽ vùng muốn tính diện tích…

Hình 34: Chức năng đo khoảng cách
Chức năng In bản đồ: Người dùng click sang tab In bản đồ. Hệ thống hiển thị
giao diện yêu cầu người dùng nhập tiêu đề cho bản đồ muốn in.

Hình 35: Giao diện chức năng in bản đồ


7.KẾT LUẬN
Cơ sở dữ liệu địa lý Geodatabase là nền tảng dữ liệu quan trọng cho người sử
dụng nhằm khai thác thông tin địa lý phục vụ cho mục đích sử dụng. Dựa theo chuẩn
cơ sở dữ liệu địa lý thì việc xây dựng chuẩn cho các bản đồ chuyên đề khác cũng có
ý nghĩa rất quan trọng và cần thiết. Đối với việc xây dựng hệ thống “CSDL tổng hợp
cho hệ thống đô thị ven biển Việt Nam và thành phố Đà Nẵng sẵn sàng thích ứng
với BĐKH”, để khai thác hiệu quả và thể hiện được các thông tin trên bản đồ số thì
mỗi điểm phải thể hiện được những đặc điểm riêng nổi bật nhưng vẫn phải tuân theo
chuẩn của bản đồ địa hình.
Với ArcGIS Server của hệ thống ArcGIS, dữ liệu không gian được lưu trữ tập
trung. Dữ liệu có thể được triển khai trên nhiều nền server (Windows, Linux, UNIX)
và trên nhiều nền CSDL. Hơn nữa, ArcGIS Server đảm bảo về dữ liệu luôn được hỗ
trợ bởi tốc độ cao, bảo toàn dữ liệu và không làm ảnh hưởng đến tính linh động trong

hệ quản trị CSDL. ArcGIS Server thực sự là nền tảng để xây dựng một cơ sở dữ liệu
địa lý có quy mô lớn được quản lý trong một môi trường tập trung hỗ trợ đa người
dùng. ArcGIS Server cho phép triển khai quản lý tập trung dữ liệu du lịch trên công
nghệ GIS.
Tài liệu tham khảo
[1] />[2] Giáo trình Cơ sở dữ liệu và Hệ thông tin địa lý – GIS – Phạm Hữu Đức – Đại Học
Kiến Trúc Hà Nội.
[3] Tổ chức cơ sở dữ liệu trong GIS – Võ Quang Minh - OpenStax-CNX module:
m30057- />[4] TT 20 – Bộ Tài nguyên & Môi trường – Qui định kỹ thuật về mô hình cấu trúc,
nội dung cơ sở dữ liệu nền địa lý

23



×