Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

phân tích hoạt động tín dụng đối với học sinh sinh viên tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội quận cái răng – chi nhánh cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (976.11 KB, 88 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
-----    -----

NGUYỄN KIM NGÂN

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỌC
SINH - SINH VIÊN TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN
HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI QUẬN CÁI RĂNG - CHI
NHÁNH CẦN THƠ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành : Tài chính – Ngân hàng
Mã số ngành: 52340201

Cần Thơ, 08/2014

1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
-----    -----

NGUYỄN KIM NGÂN
MSSV : C1200183

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỌC
SINH - SINH VIÊN TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN
HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI QUẬN CÁI RĂNG - CHI
NHÁNH CẦN THƠ


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành : Tài chính – Ngân hàng
Mã số ngành: 52340201

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
BÙI LÊ THÁI HẠNH

08/2014

2


LỜI CẢM TẠ


Trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp, với sự nỗ lực của chính
bản thân và sự giúp đỡ của những người xung quanh để hoàn thành luận văn
này, em xin chân thành gửi đến:
Tất cả quý thầy cô Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Trường Đại học
Cần Thơ lời cảm ơn sâu sắc nhất, đã cung cấp kiến thức và tạo điều kiện thuận
lợi cho em hoàn thành luận văn này. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn đến giáo
viên hướng dẫn, cô Bùi Lê Thái Hạnh đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn giúp đỡ
em trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Em cũng xin cám ơn rất nhiều sự hỗ trợ nhiệt tình của Ban giám đốc,
lãnh đạo phòng tín dụng và các anh chị nhân viên của Ngân hàng Chính sách
xã hội chi nhánh Cần Thơ – PGD quận Cái Răng đã tạo điều kiện cho em thực
tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình.
Tuy nhiên do hạn chế về kiến thức nên luận văn không tránh khỏi những
sai sót. Vì vậy, em kính mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô để
luận văn có thể hoàn thiện hơn.

Cuối cùng em xin chúc quý thầy cô ở Khoa Kinh tế - Quản trị kinh
doanh, Trường Đại học Cần Thơ, cô Bùi Lê Thái Hạnh dồi dào sức khỏe và
thành công trong công việc.
Cần Thơ, ngày... tháng... năm... 2014
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Kim Ngân

i


TRANG CAM KẾT

Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày... tháng... năm 2014
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Kim Ngân

ii


MỤC LỤC
Trang

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ......................................................................... 1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................ 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................... 1

1.2.1 Mục tiêu chung ...................................................................................... 1
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ...................................................................................... 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU........................................................................ 2
1.3.1 Không gian nghiên cứu .......................................................................... 2
1.3.2 Thời gian nghiên cứu ............................................................................. 2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 2
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU .............................................................................................................. 3
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................................... 3
2.1.1 Tín dụng Ngân hàng .............................................................................. 3
2.1.1.1 Khái niệm ........................................................................................... 3
2.1.1.2 Nguyên tắc tín dụng ............................................................................ 3
2.1.1.3 Điều kiện cấp tín dụng ........................................................................ 3
2.1.1.4 Thời hạn tín dụng ............................................................................... 4
2.1.1.5 Rủi ro tín dụng.................................................................................... 4
2.1.2 Tín dụng và sự cần thiết của tín dụng đối với HSSV .............................. 4
2.1.2.1 Khái niệm về tín dụng đối với HSSV .................................................. 4
2.1.2.2 Đối tượng được vay vốn ..................................................................... 5
2.1.2.3 Phương thức cho vay .......................................................................... 6
2.1.2.4 Điều kiện vay vốn ............................................................................... 6
2.1.2.5 Mức vốn cho vay ................................................................................ 7
2.1.2.6 Thời hạn cho vay ................................................................................ 7
2.1.2.7 Lãi suất cho vay .................................................................................. 8

iii


2.1.2.8 Định kỳ hạn trả nợ, thu nợ, thu lãi tiền vay ......................................... 8
2.1.2.9 Gia hạn nợ và chuyển nợ quá hạn ..................................................... 10
2.1.2.10 Thủ tục và quy trình cho vay........................................................... 11

2.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng đối với HSSV....................... 14
2.1.3.1 Doanh số cho vay ............................................................................. 14
2.1.3.2 Doanh số thu nợ................................................................................ 14
2.1.3.3 Dư nợ cho vay .................................................................................. 14
2.1.3.4 Nợ quá hạn ....................................................................................... 14
2.1.3.5 Các chỉ tiêu khác .............................................................................. 14
2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng đối với HSSV ............. 15
2.1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................... 16
2.1.1 Phương pháp thu thập số liệu ............................................................... 16
2.1.2 Phương pháp phân tích số liệu ............................................................. 16
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
CHI NHÁNH CẦN THƠ PHÒNG GIAO DỊCH QUẬN CÁI RĂNG ..... 18
3.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI .................... 18
3.1.1 Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển .......................................... 18
3.1.2 Cơ cấu tổ chức ..................................................................................... 19
3.1.3 Thuận lợi, khó khăn và định hướng phát triển của NHCSXH .............. 21
3.1.3.1 Thuận lợi và khó khăn ...................................................................... 21
3.1.3.2 Định hướng phát triển của Ngân hàng Chính sách xã hội .................. 22
3.2 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA PGD QUẬN CÁI
RĂNG (2011 – 2013 & 6 tháng năm 2014) .................................................. 23
3.2.1 Thu nhập ............................................................................................. 25
3.2.2 Chi phí................................................................................................. 26
3.2.3 Lợi nhuận ............................................................................................ 26
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HSSV
TẠI NHCSXH CHI NHÁNH CẦN THƠ PGD QUẬN CÁI RĂNG ........ 28
4.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA PGD QUẬN CÁI RĂNG
..................................................................................................................... 28

iv



4.1.1 Vốn điều chuyển.................................................................................. 28
4.1.2 Vốn huy động ...................................................................................... 29
4.1.3 Vốn ủy thác từ Ngân sách địa phương ................................................. 30
4.2 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA PGD QUẬN
CÁI RĂNG .................................................................................................. 31
4.2.1 Doanh số cho vay ................................................................................ 32
4.2.2 Doanh số thu nợ .................................................................................. 36
4.2.3 Dư nợ cho vay ..................................................................................... 37
4.2.4 Nợ quá hạn .......................................................................................... 37
4.3 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HSSV CỦA PGD
QUẬN CÁI RĂNG ...................................................................................... 38
4.3.1 Doanh số cho vay HSSV ..................................................................... 38
4.3.1.1 Doanh số cho vay HSSV theo địa bàn hoạt động .............................. 38
4.3.1.2 Doanh số cho vay HSSV theo thời hạn ............................................. 42
4.3.2 Doanh số thu nợ .................................................................................. 44
4.3.2.1 Doanh số thu nợ HSSV theo địa bàn hoạt động................................. 45
4.3.2.2 Doanh số thu nợ HSSV theo thời hạn .............................................. 48
4.3.3 Dư nợ cho vay ..................................................................................... 50
4.3.3.1 Dư nợ cho vay HSSV theo địa bàn hoạt động ................................... 50
4.3.3.2 Dư nợ cho vay HSSV theo thời hạn .................................................. 53
4.3.4 Nợ quá hạn .......................................................................................... 55
4.3.4.1 Nợ quá hạn HSSV theo địa bàn hoạt động ........................................ 55
4.3.4.2 Nợ quá hạn HSSV theo thời hạn ....................................................... 59
4.3.5 Công tác kiểm tra giám sát HSSV và công tác xử lý rủi ro................... 61
4.3.5.1 Công tác kiểm tra giám sát HSSV ..................................................... 61
4.3.5.2 Công tác xử lý rủi ro ......................................................................... 61
4.4 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HSSV CỦA PGD QUẬN
CÁI RĂNG .................................................................................................. 62
4.4.1 Dư nợ trên tổng nguồn vốn .................................................................. 62

4.4.2 Hệ số thu nợ ........................................................................................ 62
v


4.4.3 Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ ......................................................... 63
4.4.4 Vòng quay vốn tín dụng đối với HSSV ................................................ 64
4.4.5 Dư nợ trên số HSSV ............................................................................ 64
CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG
TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HSSV TẠI PGD QUẬN CÁI RĂNG .................... 66
5.1 NHỮNG MẶT ĐẠT ĐƯỢC VÀ TỒN TẠI TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN
DỤNG HSSV TẠI NHCSXH PGD QUẬN CÁI RĂNG .............................. 66
5.1.1 Những mặt đạt được ............................................................................ 66
5.1.2 Những mặt tồn tại của Ngân hàng ........................................................ 66
5.1.3 Nguyên nhân dẫn đến hạn chế ............................................................. 67
5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT
ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HSSV TẠI NHCSXH PGD QUẬN CÁI RĂNG
..................................................................................................................... 67
5.2.1 Đối với Phòng giao dịch ...................................................................... 67
5.2.1.1 Nâng cao chất lượng, kết hợp linh hoạt trong việc xử lý và thu hồi nợ
..................................................................................................................... 67
5.2.1.2 Đào tạo, bố trí cán bộ ........................................................................ 68
5.2.1.3 Nâng cao về nguồn vốn .................................................................... 69
5.2.1.4 Phối hợp với các cơ quan, chính quyền địa phương, Ban ngành, Hội
Đoàn thể các phường trong việc triển khai Quyết định 157 của Thủ tướng
Chính Phủ .................................................................................................... 69
5.2.2 Đối với Tổ TK&VV ............................................................................ 70
5.2.2.1 Nâng cao nhận thức, chất lượng, hiệu quả hoạt động của Tổ TK&VV
..................................................................................................................... 70
5.2.2.2 Thực hiện quy trình cho vay một cách hợp lý ................................... 70
5.2.2.3 Thường xuyên quan tâm, cập nhật, chú trọng thông tin ..................... 71

5.2.3 Một số giải pháp khác .......................................................................... 71
5.2.3.1 Thành lập tổ kiểm tra, giám sát vốn vay các hộ................................. 71
5.2.3.2 Liên kết với Sở Lao động – Thương Binh và Xã Hội trong việc tạo
việc làm cho các HSSV đã tốt nghiệp, đang xin việc làm, tạo thu nhập để họ
có thể hoàn vốn cho Ngân hàng .................................................................... 71

vi


5.2.3.3 Phối hợp với các NHTM trong việc phát hành thẻ và chuyển tiền qua
ATM liên kết với các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp . 72
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................. 73
6.1 KẾT LUẬN ............................................................................................ 73
6.2 KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 74
6.2.1 Đối với địa phương .............................................................................. 74
6.2.2 Đối với các Hội Đoàn thể .................................................................... 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 76

vii


DANH MỤC BẢNG
Trang
______________________________________________________________
Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của PGD quận Cái Răng trong 3 năm
2011 – 2013 và 6 tháng năm 2014 ................................................................ 24
Bảng 4.1 Nguồn vốn của PGD trong 3 năm 2011 – 2013 ............................. 31
Bảng 4.2 Kết quả hoạt động tín dụng qua 3 năm 2011 – 2013 ...................... 31
Bảng 4.3 Doanh số cho vay theo từng chương trình (2011 - 2013) ............... 33
Bảng 4.4 Doanh số cho vay theo địa bàn hoạt động (2011 – 2013) ............... 39

Bảng 4.5 Doanh số cho vay theo thời hạn (2011 – 2013) .............................. 44
Bảng 4.6 Doanh số thu nợ theo địa bàn hoạt động (2011 – 2013) ................. 46
Bảng 4.7 Doanh số thu nợ theo thời hạn (2011 – 2013) ................................ 49
Bảng 4.8 Dư nợ cho vay theo địa bàn hoạt động (2011 – 2013) .................... 51
Bảng 4.9 Dư nợ cho vay theo thời hạn (2011 – 2013) ................................... 54
Bảng 4.10 Nợ quá hạn theo địa bàn hoạt động (2011 – 2013) ....................... 56
Bảng 4.11 Nợ quá hạn theo thời hạn(2011 – 2013) ....................................... 59
Bảng 4.12 Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng HHSV của PGD quận
Cái Răng (2011 – 2013) ............................................................................... 65

viii


DANH MỤC HÌNH
Trang

Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức của PGD quận Cái Răng ........................................ 19

ix


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

NHCSXH

Ngân hàng Chính sách xã hội

HS - SV

Học sinh sinh viên


PGD

Phòng giao dịch

NHNN&PTNT

Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn

DSCV

Doanh số cho vay

DSTN

Doanh số thu nợ

TK&VV

Tiết kiệm và vay vốn

UBND

Ủy ban nhân dân

x


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU


1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nhân loại đã bước sang thế kỷ 21 và đã đạt được nhiều tiến bộ vượt bậc
trên nhiều lĩnh vực như khoa học công nghệ, phát triển kinh tế… Nhưng vẫn
phải đối mặt với một thực trạng nhức nhối đó là thực trạng nghèo đói vẫn còn
nan giải ở nhiều nước trên toàn thế giới và trong khu vực. Những năm gần đây
mặc dù tình hình kinh tế xã hội đã có những bước phát triển đáng ghi nhận
nhưng đời sống của cộng đồng dân cư vẫn còn nhiều khó khăn và sự phân hóa
giàu nghèo của các hộ gia đình đang ngày càng rõ rệt. Chính vì lẽ đó nên sự ra
đời của Ngân hàng Chính sách xã hội là một điều tất yếu. Ngân hàng Chính
sách xã hội được thành lập vào ngày 4 tháng 10 năm 2002 theo Quyết định số
131/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ngân hàng
Chính sách Xã hội trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo
trước đây để thực hiện chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối
tượng chính sách khác.
Sau khi thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội đã thực hiện nhiều
chương trình hoạt động vì người nghèo có hoàn cảnh khó khăn như: Chương
trình tín dụng hộ nghèo, tín dụng học sinh sinh viên, cho vay giải quyết việc
làm, cho vay xuất khẩu lao động, cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường
nông thôn, cho vay nhà ở, v.v… Trong đó, tín dụng đối với học sinh sinh viên
là chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước đối với vấn đề an sinh xã hội,
đặc biệt là các đối tượng học sinh sinh viên thuộc các gia đình nghèo, gia đình
có hoàn cảnh khó khăn để có điều kiện vươn lên học tập tốt rút dần khoảng
cách chênh lệch về dân trí về kinh tế giữa các vùng miền.. Xuất phát từ thực
tiễn trên nên em chọn đề tài: “Phân tích tình hình tín dụng đối với học sinh,
sinh viên tại Phòng giao dịch quận Cái Răng Ngân hàng Chính sách xã hội
chi nhánh Cần Thơ” để làm luận văn tốt nghiệp của mình.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích tình hình hoạt động tín dụng đối với học sinh - sinh viên tại

Phòng giao dịch quận Cái Răng Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Cần
Thơ qua 3 năm từ 2011 – 2013 và 06 tháng đầu năm 2014, để từ đó đề ra một
số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác tín dụng của Ngân hàng trong
thời gian tới.
1


1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của Phòng Giao dịch
quận Cái Răng Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh CầnThơ giai đoạn
2011-06/2014.
Mục tiêu 2: Đánh giá tình hình hoạt động tín dụng đối với học sinh sinh
viên để từ đó thấy được những ưu nhược điểm, thành tựu cũng như khó khăn
còn tồn tại của Ngân hàng.
Mục tiêu 3: Đề ra một số giải pháp để hạn chế những khó khăn trong
hoạt động tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu tại Phòng giao dịch quận Cái Răng Ngân hàng
Chính sách xã hội chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm từ 2011 – 2013 và 06 tháng
đầu năm 2014.
1.3.2 Thời gian nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tình hình tín dụng đối với học sinh sinh viên tại
Phòng giao dịch quận Cái Răng Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Cần
Thơ trong giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Phân tích tình hình tín dụng đối với học sinh - sinh viên tại Phòng Giao
dịch quận Cái Răng Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Cần Thơ thông
qua các số liệu mà Ngân hàng cung cấp.


2


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Tín dụng Ngân hàng
2.1.1.1 Khái niệm
Theo Điều 4. Khoản 14. Luật Các Tổ chức Tín dụng năm 2010 quy
định “Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản
tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn
trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo
lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.”
Theo Điều 4. Khoản 16. Luật Các Tổ chức Tín dụng năm 2010 quy
định “Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam
kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định
trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả
gốc và lãi”.
2.1.1.2 Nguyên tắc tín dụng
Ở Việt Nam hiện nay, theo “Quy chế cho vay của các Tổ chức tín dụng
đối với khách hàng” của Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, khách
hàng vay vốn của Ngân hàng phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau đây:
Một là: Sử dụng vốn vay phải đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp
đồng tín dụng.
Hai là: Hoàn trả nợ gốc và lãi vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong
hợp đồng tín dụng (Thái Văn Đại, 2012, trang 36)
2.1.1.3 Điều kiện cấp tín dụng
Ở Việt Nam, điều kiện cho vay được quy định trong các văn bản hướng
dẫn thi hành Luật Các Tổ chức tín dụng, theo đó các tổ chức tín dụng chỉ cho

khách hàng vay tiền khi khách hàng phải có đủ các điều kiện sau đây:
-

Khách hàng vay vốn phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành
vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.
Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.

3


-

Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh dịch vụ khả thi và có
hiệu quả hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi phù
hợp với quy định của pháp luật.
- Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính
phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Thái Văn Đại, 2012, trang
40).

2.1.1.4 Thời hạn tín dụng
Thời hạn tín dụng là khoảng thời gian mà người vay được quyền sử
dụng vốn vay. Thời hạn tín dụng được tính từ khi người vay rút khoản tiền vay
đầu tiên đến khi trả hết nợ.
Thời hạn tín dụng do Ngân hàng và người đi vay thỏa thuận dựa trên
chu kỳ sản xuất kinh doanh của người đi vay hoặc thời hạn đầu tư của dự án
vay vốn hay khả năng cho vay cũng như khả năng trả nợ của người vay vốn
(Thái Văn Đại, 2012, trang 42).

2.1.1.5 Rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng là rủi ro do một hoặc một nhóm khách hàng không thực
hiện được các nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi cho Ngân hàng.
Hay nói cách khác rủi ro là rủi ro xảy ra khi xuất hiện những biến cố
không lường trước được do nguyên nhân chủ quan hay khách quan mà khách
hàng không trả được nợ cho Ngân hàng một cách đầy đủ cả gốc và lãi khi đến
hạn, từ đó tác động xấu đến hoạt động, và có thể làm cho Ngân hàng bị phá
sản.
Đây là loại rủi ro lớn nhất, thường xuyên xảy ra và thường gây hậu quả
nặng nề nhất. Thông thường ở các nước, nghiệp vụ tín dụng mang lại 2/3 thu
nhập cho Ngân hàng.
Còn ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, nhiều Ngân hàng vẫn có
nguồn thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng thu
nhập của Ngân hàng. Tín dụng đồng thời cũng là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi
ro do tác động bởi nhiều yếu tố của môi trường kinh doanh Ngân hàng (Thái
Văn Đại, 2012, trang 87).

2.1.2 Tín dụng và sự cần thiết của tín dụng đối với học sinh sinh viên
2.1.2.1 Khái niệm về tín dụng đối với HS-SV
Theo Điều 1 Nghị định 78/2002/NĐ-CP: “Tín dụng đối với người
nghèo và các đối tượng chính sách khác là việc sử dụng các nguồn lực tài
chính do Nhà nước huy động để cho người nghèo và các đối tượng chính sách
4


khác vay ưu đãi phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống;
góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo, ổn
định xã hội.”
Theo Điều 1 Quyết định 157/2007/QĐ-TTg: “Chính sách tín dụng đối
với học sinh, sinh viên được áp dụng để hỗ trợ cho học sinh, sinh viên có hoàn
cảnh khó khăn góp phần trang trải chi phí cho việc học tập, sinh hoạt của học

sinh, sinh viên trong thời gian theo học tại trường bao gồm: Tiền học phí, chi
phí mua sắm sách vở, phương tiện học tập, chi phí ăn, ở, đi lại.”
Chương trình tín dụng đối với học sinh, sinh viên là một chương trình
quan trọng, có ý nghĩa, tác dụng tích cực thể hiện sự quan tâm, hỗ trợ của
Đảng và Nhà nước đối với vấn đề an sinh xã hội, đặc biệt là đối với các gia
đình nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
luôn quan tâm, chỉ đạo, tập trung nguồn lực lớn cho việc triển khai Chương
trình nhằm thực hiện chủ trương không để một học sinh, sinh viên nào phải bỏ
học vì thiếu tiền đi học.
(Nguồn: Hệ thống Văn bản hướng dẫn Cho vay đối với học sinh sinh viên – Phòng Tín dụng
NHCSXH).

2.1.2.2 Đối tượng được vay vốn
Theo Điều 2 Quyết định 157/2007/QĐ-TTg quy định đối tượng được
vay vốn như sau:
Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn theo học tại các trường đại
học (hoặc tương đương đại học), cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và tại các
cơ sở đào tạo nghề hoặc tương đương nghề được thành lập và hoạt động theo
quy định của pháp luật Việt Nam, gồm:
- Học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ
nhưng người còn lại không có khả năng lao động.
- Học sinh, sinh viên là thành viên của hộ gia đình thuộc một trong các
đối tượng:
 Hộ nghèo theo tiêu chuẩn quy định của pháp luật.
 Hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 150%

mức thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình nghèo theo quy định của
pháp luật.
- Học sinh, sinh viên mà gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn,
bệnh tật, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh trong thời gian theo học có xác nhận

của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú (Nguồn: Hệ thống Văn bản
hướng dẫn cho vay đối với học sinh sinh viên – Phòng Tín dụng NHCSXH)
5


2.1.2.3 Phương thức cho vay
Theo Điều 3 Quyết định 157/2007/QĐ-TTg quy định phương thức cho
vay như sau:
1. Việc cho vay đối với học sinh, sinh viên được thực hiện theo phương
thức cho vay thông qua hộ gia đình. Đại diện hộ gia đình là người trực tiếp
vay vốn và có trách nhiệm trả nợ Ngân hàng Chính sách xã hội. Trường hợp
học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng
người còn lại không có khả năng lao động, được trực tiếp vay vốn tại Ngân
hàng Chính sách xã hội nơi nhà trường đóng trụ sở.
2. Giao Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện cho vay đối với học sinh,
sinh viên.
(Nguồn: Hệ thống Văn bản hướng dẫn Cho vay đối với học sinh sinh viên – Phòng Tín dụng
NHCSXH).

2.1.2.4 Điều kiện vay vốn
Theo Điều 4 Quyết định 157/2007/QĐ-TTg quy định điều kiện vay vốn
như sau:
Học sinh, sinh viên đang sinh sống trong hộ gia đình cư trú hợp pháp tại
địa phương nơi cho vay có đủ các tiêu chuẩn quy định Điều 2 quyết định này.
1. Đối với học sinh, sinh viên năm nhất phải có giấy báo trúng tuyển hoặc
giấy xác nhận được vào học của nhà trường.
2. Đối với học sinh, sinh viên năm thứ hai trở đi phải có xác nhận của nhà
trường về việc đang theo học tại trường và không bị xử phạt hành chính trở lên
về các hành vi: cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp, buôn lậu...
Các trường hợp phát sinh trong thực tế đã được Chính phủ, bộ, ngành và

NHCSXH có văn bản bổ sung khi vay vốn trong các trường hợp cụ thể:
- Đối với hộ gia đình đã vay vốn cho HS-SV nhưng năm học mới này có
thêm HS-SV trúng tuyển.
- Đối với HS-SV đã học xong trung cấp, cao đẳng lại học tiếp lên đại học
(liên thông, kể cả trường hợp liên thông tại trường khác, do trường đã học
không có chương trình đào tạo liên thông).
- Đối với Bộ đội xuất ngũ học nghề; Lao động nông thôn học nghề cũng
được NHCSXH bổ sung cho vay.
- Học sinh, sinh viên đã học 1 trường đại học nay thi đỗ một trường đại
học khác và chuyển sang học ở trường mới đỗ.

6


- Học sinh sinh viên đang theo học tại chức, đào tạo từ xa vẫn được cho
vay (Nguồn: Hệ thống Văn bản hướng dẫn Cho vay đối với học sinh sinh viên – Phòng Tín
dụng NHCSXH).

2.1.2.5 Mức vốn cho vay
Theo Điều 5 Quyết định 157/2007/QĐ-TTg quy định mức vốn cho vay
như sau:
1. Mức vốn vay tối đa được quy định trong Quyết định số 157/QĐ-TTg
ngày 27/09/2007 là 800.000 đồng/tháng/HS-SV, mức này được áp dụng cho
năm học 2007-2008. Sau đó trong năm học 2008-2009 Thủ tướng chính phủ
đã ra Quyết định số 1344/QĐ-TTg ngày 26/08/2009 điều chỉnh mức vốn tối đa
lên 860.000 đồng /tháng/HS-SV, tăng 60.000 đồng/tháng so với quy định
trước đây để phù hợp với việc tăng học phí đại học mà Chính phủ vừa quyết
định từ 180.000 đồng/tháng lên 240.000 đồng/tháng. Đến năm học 2009-2010,
một lần nữa Chính phủ đã ra quyết định số 2077/QĐ-TTg ngày 15/11/2010
tiếp tục nâng mức vốn vay tối đa lên 900.000 đồng/tháng/HS-SV để bù lại

mức tăng học phí ở các trường. Đến năm học 2011-2012, mức vốn cho vay
HS-SV tăng lên 1.000.000 đồng/tháng, tăng so với năm trước là 100.000
đồng/tháng theo Quyết định số 853/QĐ-TTg được ký vào ngày 3/6/2011.
Không dừng lại đó, năm 2013 Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ký Quyết định
1196/QĐ-TTg về điều chỉnh mức cho vay tín dụng đối với HS-SV, tăng mức
cho vay lên 1.100.000 đồng/tháng, nhằm đáp ứng được nhu cầu học tập với
chi phí không ngừng tăng của HS-SV.
2. Ngân hàng Chính sách xã hội quy định mức cho vay cụ thể đối với học
sinh, sinh viên căn cứ vào mức thu học phí của từng trường hợp và sinh hoạt
phí theo vùng nhưng không vượt quá mức cho vay quy định tại khoản 1 Điều
này.
3. Khi chính sách học phí thay đổi của Nhà nước có thay đổi và giá cả
sinh hoạt có biến động, Ngân hàng Chính sách xã hội thống nhất với Bộ
trưởng Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định điều
chỉnh mức vốn cho vay (Nguồn: Hệ thống Văn bản hướng dẫn Cho vay đối với học sinh
sinh viên – Phòng Tín dụng NHCSXH).

2.1.2.6 Thời hạn cho vay
Theo Điều 6 Quyết định 157/2007/QĐ-TTg quy định thời hạn cho vay như
sau:
1. Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ ngày đối tượng được
vay vốn bắt đầu nhận vốn vay cho đến ngày trả hết nợ (gốc và lãi) được ghi
trong hợp đồng tín dụng. Thời hạn cho vay bao gồm thời hạn phát tiền vay và
thời hạn trả nợ.
Thời hạn cho vay = Thời hạn phát tiền vay + 12 tháng + Thời hạn trả nợ
7


2. Thời hạn phát tiền vay là khoảng thời gian tính từ ngày đối tượng được
vay vốn nhận món vay đầu tiên cho đến ngày học sinh, sinh viên kết thúc khóa

học, kể cả thời gian học sinh, sinh viên được các trường cho phép nghỉ học có
thời hạn và được bảo lưu kết quả học tập (nếu có). Thời hạn phát tiền vay
được chia thành các kỳ hạn phát tiền vay do Ngân hàng Chính sách xã hội quy
định hoặc thỏa thuận với các đối tượng được vay vốn.
3. Thời hạn trả nợ là khoảng thời gian tính từ ngày đối tượng được vay
vốn trả món nợ đầu tiên đến ngày trả hết nợ (gốc và lãi). Đối với các chương
trình đào tạo có thời hạn đào tạo không quá một năm, thời hạn trả nợ tối đa
bằng 2 lần thời hạn phát tiền vay, đối với các chương trình đào tạo khác, thời
hạn trả nợ tối đa bằng thời hạn phát tiền vay. Thời hạn trả nợ được chia thành
các kỳ hạn trả nợ do Ngân hàng Chính sách xã hội quy định.
(Nguồn: Hệ thống Văn bản hướng dẫn Cho vay đối với học sinh, sinh viên – Phòng Tín
dụng NHCSXH)

2.1.2.7 Lãi suất cho vay
Các khoản giải ngân cho vay từ 1/10/2007 đến 31/7/2011 áp dụng lãi
suất cho vay 0,5%/tháng.
Riêng các món vay giải ngân được hỗ trợ lãi suất từ ngày 1/5/2009 đến
ngày 31/12/2009 trong thời gian 24 tháng kể từ ngày phát tiền vay của số tiền
vay đó chỉ phải trả lãi suất 0,17%/tháng.
Các khoản giải ngân cho vay từ 1/8/2011 trở đi sẽ áp dụng mức lãi suất
cho vay 0,65%/tháng.
Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất khi cho vay.
(Nguồn: Hệ thống Văn bản hướng dẫn Cho vay đối với học sinh sinh viên – Phòng Tín dụng
NHCSXH)

2.1.2.8 Định kỳ hạn trả nợ, thu nợ, thu lãi tiền vay
 Định kỳ hạn trả nợ:
a. Khi giải ngân số tiền cho vay của kỳ học cuối cùng, NHCSXH nơi cho
vay cùng người vay thỏa thuận việc định kỳ hạn trả nợ của toàn bộ số tiền cho
vay. Người vay phải trả nợ gốc và lãi tiền vay lần đầu tiên khi HS-SV có việc

làm, có thu nhập nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày HS-SV kết thúc khóa
học. Số tiền cho vay được phân kỳ trả nợ tối đa 6 tháng 1 lần, phù hợp với khả
năng trả nợ của người vay do Ngân hàng và người vay thỏa thuận ghi vào Sổ
vay vốn.
b. Trường hợp người vay vốn cho nhiều HS-SV cùng một lúc, nhưng thời
hạn ra trường của từng HS-SV khác nhau, thì việc định kỳ hạn trả nợ được

8


thực hiện khi giải ngân số tiền cho vay kỳ học cuối của HS-SV ra trường sau
cùng.
 Thu nợ gốc:
a. Việc thu nợ gốc được thực hiện theo phân kỳ trả nợ đã thỏa thuận trong
Khế ước nhận nợ.
b. Trường hợp người vay có khó khăn chưa trả được nợ gốc theo đúng kỳ
hạn trả nợ thì được theo dõi vào kỳ hạn trả nợ tiếp theo.
 Thu lãi tiền vay:
a. Lãi tiền vay được tính kể từ ngày người vay nhận món vay đầu tiên đến
ngày trả hết nợ gốc. NHCSXH thỏa thuận với người vay trả lãi theo định kỳ
tháng hoặc quý trong thời hạn trả nợ. Trường hợp, người vay có nhu cầu trả lãi
theo định kỳ hàng tháng, quý trong thời hạn phát tiền vay thì NHCSXH thực
hiện thu theo yêu cầu của người vay.
b. Đối với các khoản nợ quá hạn, thu nợ gốc đến đâu thì thu lãi đến đó;
trường hợp người vay thực sự khó khăn có thể ưu tiên thu gốc trước, thu lãi
sau.
c. Nhà nước có chính sách miễn lãi đối với HS-SV đã vay vốn sau khi tốt
nghiệp đi nghĩa vụ quân sự:
Đối với HS-SV đã vay vốn sau khi tốt nghiệp đi nghĩa vụ quân sự nếu còn
dư nợ chương trình cho vay HS-SV có hoàn cảnh khó khăn tại NHCSXH thì

số dư nợ đó được kéo dài thời gian trả nợ và được miễn lãi tiền vay tương ứng
với thời gian phục vụ tại ngũ của HS-SV đó, nhưng tối đa không quá 24 tháng
kể từ ngày HS-SV nhập ngũ.
d. Chính sách giảm lãi đối với người vay trả nợ trước hạn:
- Số tiền lãi được giảm tính trên số tiền gốc trả nợ trước hạn và thời gian
trả nợ trước hạn của người vay.
- Mức lãi suất được giảm bằng 50% lãi suất cho vay.
- Số tiền lãi được giảm cho mỗi lần trả nợ trước hạn được tính theo công
thức sau:
Số tiền
lãi được
giảm

=

Số tiền
gốc trả nợ
trước hạn

x

Số ngày
trả nợ
trước hạn

x

Lãi suất cho
vay (%/tháng)


x 50%

30 ngày

Số ngày trả nợ trước hạn được tính từ ngày trả nợ đến ngày trả nợ cuối
cùng ghi trên khế ước nhận nợ. Trường hợp thời hạn trả nợ chưa ghi trên khế
ước nhận nợ thì ngày trả nợ cuối cùng là ngày cuối cùng của thời gian trả nợ

9


tối đa theo quyết định tại Công văn số 2162A/NHSC-TD ngày 02/10/2007 của
Tổng giảm đốc NHCSXH.
Thực hiện trả tiền lãi được giảm: Thoái trả tiền lãi được giảm tính một
lần khi người vay trả hết nợ cho NHCSXH (cả gốc và lãi) và không vượt quá
tổng số lãi tiền vay phải trả của khế ước đó, cụ thể:
- Trường hợp tổng số tiền lãi được giảm nhỏ hơn hoặc bằng số tiền lãi
còn phải trả, Ngân hàng thực hiện khấu trừ trực tiếp vào số lãi còn phải trả.
- Trường hợp tổng số lãi được giảm lớn hơn số lãi còn phải trả, Ngân
hàng thực hiện thoái trả cho khách hàng phần chênh lệch giữa số lãi được
giảm với số lãi còn chưa trả, nhưng số thoái trả không được vượt quá tổng số
tiền lãi người vay đã trả. (Công văn 186/MHCS-KT ngày 23/01/2008)
- Đối với HS-SV vay vốn đã học 1 năm của Trường Đại học nay bỏ học
chuyển sang 1 trường Đại học khác như vậy HS-SV đang trong thời hạn phát
tiền vay và chưa hoàn thành chương trình đào tạo theo khóa học, việc trả nợ
vay của trường Đại học cũ để vay theo trường đại học mới như trường hợp
trên không được xác định là trả nợ trước hạn, vì vậy không được gảm lãi (Điểm
5, công văn 883/NHCS-TDSV ngày 19/4/2011)
(Nguồn: Hệ thống Văn bản hướng dẫn Cho vay đối với học sinh, sinh viên – Phòng Tín
dụng NHCSXH)


2.1.2.9 Gia hạn nợ và chuyển nợ quá hạn
 Gia hạn nợ:
Đến thời điểm trả nợ cuối cùng, nếu người vay có khó khăn khách quan
chưa trả được nợ thì được NHCSXH xem xét cho gia hạn nợ.
Thủ tục gia hạn nợ: Người vay viết giấy đề nghị gia hạn nợ gửi NHCSXH
nơi cho vay xem xét cho gia hạn nợ.
Thời gian cho gia hạn nợ: tùy từng trường hợp cụ thể, Ngân hàng có thể
gia hạn nợ một hoặc nhiều lần cho một khoản vay, nhưng thời gian gia hạn nợ
tối đa bằng ½ thời hạn trả nợ (Điểm 6, mục II, công văn 2162A/NHCS-TD ngày
02/10/2007).

 Chuyển nợ quá hạn:
Trường hợp, người vay không trả nợ đúng hạn theo kỳ hạn trả nợ cuối
cùng và không được NHCSXH cho gia hạn nợ thì chuyển toàn bộ số dư nợ
sang nợ quá hạn.
Sau khi chuyển nợ quá hạn, Ngân hàng nơi cho vay phối hợp với Chính
quyền sở tại, các tổ chức Chính trị xã hội và tổ TK&VV, cá nhân sử dụng lao
động là HS-SV đã được vay vốn để thu hồi nợ. Trường hợp, người vay có khả
10


năng trả nợ nhưng không trả thì xem xét chuyển hồ sơ sang cơ quan pháp luật
để xử lý thu hồi vốn theo quy định của pháp luật (Điểm 7, mục II, công văn
2162A/NHCS-TD ngày 02/10/2007.)

2.1.2.10 Thủ tục và quy trình cho vay
a. Đối với hộ gia đình
 Hồ sơ cho vay:
- Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay (mẫu số

01/TD) kèm giấy xác nhận của nhà trường hoặc Giấy báo nhập học.
- Danh sách hộ gia đình có HS-SV đề nghị vay vốn NHCSXH (mẫu số
03/TD).
- Biên bản họp Tổ TK&VV (mẫu số 04/TD).
- Thông báo kết quả phê duyệt cho vay (mẫu số 04/TD).
 Quy trình cho vay:
- Người vay viết Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay
(mẫu số 01/TD) kèm Giấy xác nhận của nhà trường hoặc Giấy báo nhập học
gửi cho Tổ TK&VV.
- Tổ TK&VV nhận được hồ sơ xin vay của người vay, tiến hành họp Tổ
để bình xét cho vay, kiểm tra các yếu tố trên Giấy đề nghị vay vốn, đối chiếu
với đối tượng xin vay đúng với chính sách vay vốn của Chính phủ. Trường
hợp người vay chưa là thành viên của Tổ TK&VV thì Tổ TK&VV tại thôn
đang hoạt động hiện nay tổ chức kết nạp thành viên bổ sung hoặc thành lập Tổ
mới nếu đủ điều kiện. Nếu chỉ có từ 1 đến 4 người vay mới thì kết nạp bổ sung
vào Tổ cũ kể cả Tổ đã có 50 thành viên. Sau đó lập Danh sách hộ gia đình đề
nghị vay vốn NHCSXH (mẫu số 03/TD) kèm Giấy đề nghị vay vốn, Giấy xác
nhận của nhà trường hoặc Giấy báo nhập học trình UBND cấp xã xác nhận.
- Sau khi có xác nhận của UBND cấp xã, Tổ TK&VV gửi toàn bộ hồ sơ
đề nghị vay vốn cho NHCSXH để làm thủ tục phê duyệt cho vay.
- NHCSXH nhận được hồ sơ do Tổ TK&VV gửi đến, cán bộ NHCSXH
được Giám đốc phân công thực hiện việc kiểm tra, đối chiều tính hợp pháp,
hợp lệ của bộ hồ sơ vay vốn, trình Trưởng phòng tín dụng (Tổ trưởng tổ tín
dụng) và Giám đốc phê duyệt cho vay. Sau khi phê duyệt, NHCSXH lập thông
báo kết quả phê duyệt cho vay (mẫu số 04/TD) gửi UBND cấp xã.
- UBND cấp xã thông báo cho tổ chức chính trị-xã hội cấp xã (đơn vị
nhận ủy thac cho vay) và Tổ TK&VV để thông báo cho người vay đến điểm
giao dịch tại xã hoặc trụ sở NHCSXH nơi cho vay để nhận tiền vay.

11



b. Đối với HS-SV mồ côi vay trực tiếp tại NHCSXH
 Hồ sơ cho vay:
Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay (mẫu số 01/TD)
kèm Giấy xác nhận của nhà trường hoặc Giấy báo nhập học.
- Đối với trường hợ HS-SV đang vay vốn thông qua hộ gia đình nay trở
thành HS-SV mồ côi: khi đó HS-SV xin Giấy đề nghị có xác nhận của UBND
cấp xã về nội dung cha mẹ đã mất, HS-SV trở thành mồ côi kèm Giấy chứng
tử của chủ hộ vay vốn gửi NHCSXH nơi cho vay (Điểm 3, công văn 883/NHCSTDSV ngày 19/4/2011 của Tổng giám đốc NHCSXH).

 Quy trình cho vay:
- Người vay viết Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay
(mẫu 01/TD), có xác nhận của nhà trường đang theo học tại trường và là HSSV mồ côi có hoàn cảnh khó khăn (mẫu số 01/TDSV) gửi NHCSXH nơi nhà
trường đóng trụ sở.(Điểm 2, công văn 3458/NHCS-TD ngày 05/12/2008)
- Nhận được hồ sơ xin vay, NHCSXH xem xét cho vay, thu hồi nợ (gốc,
lãi) và thực hiện các nội dung khác theo quy định hiện hành.
- Đối với trường hợp HS-SV đang vay vốn thông qua hộ gia đình nhưng
nay trở thành HS-SV mồ côi: Căn cứ vào xác nhận của UBND cấp xã để Ngân
hàng chuyển sang cho vay trực tiếp đối với HS-SV, nếu HS-SV đang học tại
địa bàn nơi gia đình cư trú thì toàn bộ dư nợ này được chuyển sang cho HSSV đứng tên và tiếp tục giải ngân cho các kỳ học tiếp theo; nếu HS-SV đang
học tại đại bàn khác nơi cư trú thì Ngân hàng nơi cha mẹ đã cho vay trước đây
sẽ làm thủ tục để bàn giao dư nợ về Ngân hàng nơi nhà trường HS-SV đó
đứng tên và bàn giao hồ sơ vay vốn, dư nợ về Ngân hàng nơi nhà trường HSSV đang học đóng trụ sở để HS-SV được tiếp tục nhận tiền vay trong các kỳ
học tiếp theo. (Điểm 3, công văn 883/NHCS-TDSV ngày 19/4/2011 của Tổng Giám Đốc
NHCSXH)

c. Tổ chức giải ngân
Việc giải ngân của NHCSXH được thực hiện một năm 2 lần vào các kỳ
học. Số tiền giải ngân từng lần căn cứ vào mức cho vay tháng và số tháng của

từng học kỳ.
Đến kỳ giải ngân, người vay mang Chứng minh nhân dân, Sổ vay vốn đến
địa điểm giao dịch quy định của NHCSXH để nhận tiền vay. Trường hơp,
người vay không trực tiếp đến nhận tiền vay được ủy quyền cho thành viên
trong hộ lĩnh tiền nhưng phải có giấy ủy quyền có xác nhận của UBND cấp xã.
Mỗi lần giải ngân, cán bộ Ngân hàng ghi đầy đủ nội dung và yêu cầu người
vay ký xác nhận tiền vay theo quy định.

12


NHCSXH có thể giải ngân bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản cho người
vay theo phương thức người vay đề nghị NHCSXH nơi cho vay chuyển tiền
cho HS-SV nhận tiền mặt tại trụ sở NHCSXH nơi gần trường học của HS-SV
hoặc chuyển khoản cho HS-SV đóng học phí cho nhà trường theo đề nghị của
người vay.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho HS-SV, NHCSXH đã hợp tác với Ngân
hàng Công Thương và Ngân hàng No và PTNT phát hành thẻ để thực hiện giải
ngân cho vay theo chương trình tín dụng HS-SV.


Sự cần thiết của tín dụng đối với học sinh sinh viên
Trong bối cảnh Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển kinh tế, mở
cửa hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là Việt Nam đã gia nhập WTO. Đảng và
Nhà nước ta lại càng chú trọng tới sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân.
Để phát triển sự nghiệp giáo dục, tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước về
giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ
công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, đáp ứng nhu cầu xây dựng và bảo vệ
tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh.
Tuy nhiên, có một thực tế đáng lo ngại ở nước ta hiện nay là HS-SV có

hoàn cảnh khó khăn chiếm tỷ lệ cao so với tổng số HS-SV đang theo học tại
các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, học nghề có hoàn cảnh khó khăn,
nếu không được sự hỗ trợ của Nhà nước thì bộ phận HS-SV này khó có thể
theo học được, đất nước sẽ mất đi một số lượng lớn nhân tài, những vùng sâu,
vùng xa, vùng núi hải đảo không có điều kiện tiếp cận cán bộ.
Nhận thức được đầy đủ những vấn đề này, ngày 02/03/1998 Thủ tướng
Chính phủ đã ký quyết định số 51/1998/QĐ-TTg thành lập Quỹ tín dụng đào
tạo để hỗ trợ vốn cho HS-SV có hoàn cảnh khó khăn nhằm mục đích:
- Giúp HS-SV giải quyết những khó khăn trong thời gian học tập tại
trường để tiếp tục theo học, giải quyết những khó khăn cho cha mẹ HS-SV.
- Giúp HS-SV và cha mẹ HS-SV (hoặc người đỡ đầu) xác định rõ trách
nhiệm của mình trong mối quan hệ vay mượn, khuyến khích người vay sử
dụng vốn vào mục đích học tập tốt để sau này ra trường có việc làm có thu
nhập trả nợ cho Ngân hàng.
- Tăng cường mối quan hệ giữa Nhà trường - Ngân hàng - HS-SV. Nêu
cao tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau trong sinh hoạt và học tập,
tạo niềm tin của thế hệ tri thức trẻ đối với Đảng và Nhà nước.

13


×