Tải bản đầy đủ (.ppt) (17 trang)

bài giảng hóa đại cương phần sự biến thiên tinh chất trong BHTTH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (661.23 KB, 17 trang )

Mendeleev 1834 - 1907


TÍNH KIM LOẠI
 Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính

khử, trong các phản ứng hóa học kim loại nhường
electron tạo thành cation.
TÍNH PHI KIM LOẠI
 Tính chất hóa học đặc trưng của phi kim là tính

oxi hóa, trong các phản ứng hóa học phi kim nhận
electron tạo thành anion.


ĐỘ ÂM ĐIỆN
 Độ âm điện của một nguyên tố là đại lượng cho

biết khả năng nguyên tử của một nguyên tố hút
electron về phía nó. Ký hiệuχ

IA + E A
χ=
2
 IA là năng lượng ion hóa của nguyên tố A.

 EA là ái lực electron của nguyên tố A.


NĂNG LƯỢNG ION HÓA
 Năng lượng ion hóa thứ nhất của một nguyên tố



là năng lượng cần thiết mà nguyên tử của nguyên
tố đó có khả năng nhường 1 electron, khi tất cả đều
ở trạng thái hơi.Ký hiệu IA.
Năng lượng ion hóa thứ 2 và thứ 3 tương tự.
ÁI LỰC ELECTRON

Ái lực electron của một nguyên tố là năng lượng
cần thiết mà nguyên tử của nguyên tố đó có khả
năng nhận 1 electron tạo thành anion, khi tất cả đều
ở trạng thái hơi. Ký hiệu EA.


BÁN KÍNH NGUYÊN TỬ
 Bán kính nguyên tử là khoảng cách từ tâm hạt

nhân đến lớp electron ngoài cùng của nguyên tử.
BÁN KÍNH ION
 Bán kính ion là khoảng cách từ tâm hạt nhân đến

lớp electron ngoài cùng của ion.


 Trong một chu kỳ đi từ trái sang phải:

o
o
o
o
o

o
o

Bán kính nguyên tử giảm dần.
Bán kính ion cùng cấu hình giảm dần.
Độ âm điện tăng dần.
Tính kim loại giảm dần.
Tính phi kim tăng dần.
Năng lượng ion hóa tăng dần.
Ái lực elctron giảm dần.


 Bán

kính nguyên tử:
o Các nguyên tử trong cùng một chu kỳ
có cùng số lớp electron, đi từ trái sang
phải điện tích hạt nhân tăng dần, sức hút
của hạt nhân với electron lớp ngoài
cùng tăng nên làm cho bán kính nguyên
tử của các nguyên tố trong cùng chu kỳ
đi từ trái sang phải giảm dần .


 Bán

kính ion cùng cấu hình:
o Các ion cùng cấu hình trong cùng một
chu kỳ có cùng số lớp electron, đi từ trái
sang phải điện tích hạt nhân tăng dần,

sức hút của hạt nhân với electron lớp
ngoài cùng tăng nên làm cho bán kính
ion cùng cấu hình trong cùng chu kỳ đi
từ trái sang phải giảm dần.


 Độ

âm điện:

o Các nguyên tử trong cùng một chu kỳ có
cùng số lớp electron, đi từ trái sang phải
điện tích hạt nhân tăng dần, sức hút của hạt
nhân đối với electron lớp ngoài cùng tăng
nên khả năng nguyên tử của nguyên tố
trong cùng chu kỳ đi từ trái sang phải hút
electron về phía mình khi chúng tham gia
liên kết hóa học với nguyên tử của nguyên
tố khác tăng vì vậy độ âm điện tăng dần .


 Tính kim loại, năng lượng ion hóa:

o Các nguyên tử trong cùng một chu kỳ có cùng số
lớp electron, đi từ trái sang phải điện tích hạt
nhân tăng dần, sức hút của hạt nhân với electron
lớp ngoài cùng tăng nên nguyên tử của các
nguyên tố trong cùng chu kỳ đi từ trái sang phải
khó nhường electron nên tính kim loại giảm dần.
Để cho nguyên tử kim loại nhường được electron

tạo thành cation kim loại tương ứng, ta cần phải
cung cấp một năng lượng để nguyên tử của
nguyên tố nhường electron. Vì vậy trong cùng
chu kỳ đi từ trái sang phải có năng lượng ion hóa
tăng dần.


 Tính phi kim, ái lực electron:

o Các nguyên tử trong cùng một chu kỳ có cùng số
lớp electron, đi từ trái sang phải điện tích hạt
nhân tăng dần, sức hút của hạt nhân với electron
lớp ngoài cùng tăng nên nguyên tử của các
nguyên tố trong cùng chu kỳ đi từ trái sang phải
dễ nhận electron nên tính phi kim tăng dần. Vì
vậy nguyên tử phi kim nhận electron tạo thành
anion tương ứng rất ít cần năng lượng cung cấp
để nguyên tử của nguyên tố nhận electron. Vì vậy
trong cùng chu kỳ đi từ trái sang phải ái lực
electron giảm dần.


Trong một phân nhóm chính đi từ trên
xuống:
o Bán kính nguyên tử tăng dần.
o Bán kính ion cùng cấu hình tăng dần.
o Độ âm điện giảm dần.
o Tính kim loại tăng dần.
o Tính phi kim giảm dần.
o Năng lượng ion hóa giảm dần.

o Ái lực elctron tăng dần.



Bán kính nguyên tử:
o Các nguyên tử trong cùng một phân nhóm
chính đi từ trên xuống mặc dù điện tích hạt
nhân tăng dần, nhưng số lớp electron tăng qúa
nhanh, nên sức hút của hạt nhân đối với
electron lớp ngoài cùng giảm dần. Vì vậy làm
cho bán kính nguyên tử của các nguyên tố
trong cùng một phân nhóm chính đi từ trên
xuống tăng dần.


Bán kính ion cùng điện tích:
o Các ion cùng điện tích trong cùng một phân
nhóm chính đi từ trên xuống mặc dù điện tích
hạt nhân tăng dần, nhưng số lớp electron tăng
qúa nhanh, nên sức hút của hạt nhân đối với
electron lớp ngoài cùng giảm dần. Vì vậy làm
cho bán kính ion cùng điện tích của các
nguyên tố trong cùng một phân nhóm chính đi
từ trên xuống tăng dần .


Độ âm diện:
o Các nguyên tử trong cùng một phân nhóm
chính đi từ trên xuống mặc dù điện tích hạt
nhân tăng dần, nhưng số lớp electron tăng qúa

nhanh, nên sức hút của hạt nhân đối với
electron lớp ngoài cùng giảm dần. nên khả
năng nguyên tử của nguyên tố trong cùng
trong cùng một phân nhóm chính hút electron
về phía mình khi chúng tham gia liên kết hóa
học với nguyên tử của nguyên tố khác yếu dần
vì vậy độ âm điện giảm dần.


 Tính kim loại, năng lượng ion hóa:

o Các nguyên tử trong cùng một phân nhóm chính
đi từ trên xuống mặc dù điện tích hạt nhân tăng
dần, nhưng số lớp electron tăng qúa nhanh, nên
sức hút của hạt nhân đối với electron lớp ngoài
cùng giảm dần. Vì vậy nguyên tử dễ nhường
electron tạo thành cation làm cho tính kim loại
tăng dần, do đó năng lượng cần thiết cung cấp
cho nguyện tử nhường electron là không lớn lắm,
nên năng lượng ion hóa của các nguyên tố trong
cùng một phân nhóm chính đi từ trên xuống giảm
dần.


 Tính phi kim, ái lực electron:

o Các nguyên tử trong cùng một phân nhóm chính
đi từ trên xuống mặc dù điện tích hạt nhân tăng
dần, nhưng số lớp electron tăng qúa nhanh, nên
sức hút của hạt nhân đối với electron lớp ngoài

cùng giảm dần. Vì vậy nguyên tử khó nhận
electron tạo thành anion làm cho tính phi kim
giảm dần, do đó cần cung cấp năng lượng lớn để
cho nguyện tử nhận electron tạo thành anion. Cho
nên ái lực electron của các nguyên tố trong cùng
một phân nhóm chính đi từ trên xuống tăng dần.



×