Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.29 KB, 2 trang )
Hướng dẫn soạn văn, soạn bài, học tốt bài
SÔNG NÚI NƯỚC NAM
(Nam quốc sơn hà)
I. VỀ THỂ LOẠI
Bài thơ được viết theo thể thất ngôn (bảy chữ) tứ tuyệt (bốn câu), một
trong hai thể thơ rất phổ biến đời Đường (thất ngôn tứ tuyệt và thất
ngôn bát cú), được du nhập sang nước ta và cũng trở thành một thể
thơ phổ biến của văn học trung đại. Quy định về thanh điệu, vần luật
trong thơ thất ngôn tứ tuyệt rất chặt chẽ, tuy nhiên chỉ cần lưu ý sự
hiệp vần ở chữ thứ bảy trong các câu 1, 2 và 4 (cũng có khi chỉ cần
hiệp vần ở chữ thứ bảy trong câu 2 và 4). Trong bài thơ này, vần "ư"
được hiệp ở cả ba câu 1, 2 và 4).
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Nhận dạng thể thơ của bài Nam quốc sơn hà về số câu, số chữ trong
câu, cách hiệp vần.
Gợi ý: Kiểm tra xem bài thơ (phần phiên âm) gồm mấy câu, mỗi câu
gồm bao nhiêu chữ? Vần trong các từ cuối của các câu 1, 2, 4 có gì
giống nhau?
2. Tuyên ngôn Độc lập là lời tuyên bố về chủ quyền của đất nước và
khẳng định không một thế lực nào được phép xâm phạm vào quyền
độc lập ấy. Tuyên ngôn Độc lập trong bài thơ Sông núi nước Nam thể
hiện ở các khía cạnh:
- Tác giả khẳng định nước Nam là của người Nam. Đó là điều đã được
ghi tại “thiên thư” (sách trời). Tác giả viện đến thiên thư vì ngày xưa
người ta vẫn còn coi trời là đấng tối cao. Người Trung Quốc cổ đại tự
coi mình là trung tâm củavũ trụ nên vua của họ được gọi là “đế”, các
nước chư hầu nhỏ hơn bị họ coi là “vương” (vua của những vùng đất
nhỏ). Trong bài thơ này, tác giả đã cố ý dùng từ “Nam đế” (vua nước
Nam) để hàm ý sánh ngang với “đế” của nước Trung Hoa rộng lớn.
- Ý nghĩa tuyên ngôn còn thể hiện ở lờ khẳng định chắc chắn rằng nếu
kẻ thù vi phạm vào quyền tự chủ ấy của nước ta thì chúng thế nào