Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (32.68 KB, 2 trang )
Soạn bài phò giá về kinh của Trần Quang Khải
I. Đọc – hiểu văn bản
Câu 1. Bài thơ được làm theo thế thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật, có đặc điểm :
- Số câu : 4 câu trong mỗi bài (tứ tuyệt)
- Số câu : 5 chữ trong mỗi dòng thơ (ngũ ngôn)
- Hiệp vần : chữ cuối cùng của các dòng 2, 4 luôn là vần bằng.
Câu 2.
- Sự khác nhau giữa hai câu đầu và hai câu sau : Hai câu đầu nói về hào khí chiến thắng, hai câu sau nói về
khát vọng hòa bình.
- Nhận xét về cách biểu ý và biểu cảm.
Biểu ý :
+ Hai câu đầu : Hào khí chiến thắng.
Hai câu đầu kể về hai chiến thắng quan trọng để giải phóng kinh đô Thăng Long còn nóng hổi tính thời sự
mà tác giả đã góp phần công sức… chiến thắng Chương Dương và chiến thắng Hàm Tử.
Đoạn, Cầm là động từ biểu thị hành động mạnh mẽ dứt khoát, ‘Đoạt’’ : cướp – cướp vũ khí ngay trên tay
giặc, ‘cầm’’ : bắt – bắt sống giặc ngay giữa trận tiền. Có hành động nào mạnh hơn, hùng hơn, đẹp hơn thế ?
+ Hai câu sau : khát vọng hòa bình.
Tu trí lực : tu dưỡng tài năng, trí tuệ - bồi dưỡng và rèn luyện sức lực đó là hai yếu tố tiên quyết của một con
người và của một dân tộc muốn làm nên chiến thắng, muốn xây dựng hòa bình.
Đây là lời tự dặn mình của vị Thượng tướng, đồng thời cũng là lời nhắn nhủ với toàn thể quân dân : Chúng
ta khôn được phép ngủ quên trong chiến thắng = > tầm nhìn xa trông rộng của người lãnh đạo.
Để cho non nước được nghìn thu, hòa bình bền vững muôn đời – không chỉ là khát vọng của một người mà
là khát vọng, quyết tâm của cả dân tộc.
Biểu cảm :
- Bài thơ tràn ngập cảm hứng hào sảng, tự hào, kiêu hãnh trước những chiến công vang dội lẫy lừng.
- Niềm tin, niềm thương yêu lo lắng đến khôn cùng cho đất nước của Thượng tướng tài ba.
- Bài thơ là khúc khải hoàn ca, hùng tráng, cao đẹp của dân tộc.
Câu 3.
- Điểm giống nhau của hai bài thơ :