Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.19 KB, 2 trang )
Hướng dẫn soạn văn, soạn bài, học tốt bài
ÔN TẬP VĂN BẢN BIỂU CẢM
1. Văn biểu cảm khác văn miêu tả ở điểm nào?
2. Văn biểu cảm khác văn tự sự ở điểm nào?
Gợi ý: Văn tự sự, văn miêu tả, văn biểu cảm, trước hết khác nhau ở
nhu cầu tạo lập. Xuất phát từ những nhu cầu biểu đạt khác nhau sẽ cho
ra những bài văn thuộc những loại khác nhau: từ nhu cầu kể lại sự
việc mà chúng ta có văn tự sự; từ nhu cầu tái hiện người, vật, cảnh vật
mà chúng ta có văn miêu tả; từ nhu cầu bộc lộ tình cảm mà chúng ta
có văn biểu cảm.
3. Tự sự và miêu tả có vai trò gì trong văn biểu cảm?
Gợi ý: Trên thưc tế, nhiều khi rất khó tách bạch giữa biểu cảm, tự sự,
miêu tả. Tuy nhiên, như đã nói đến ở trên, xuất phát từ những dạng
nhu cầu khác nhau sẽ cho ra những bài văn thuộc những loại khác
nhau. Giữa biểu cảm, tự sự và miêu tả có những điểm khác nhau, và vì
thế chúng mới có thể hỗ trợ, bổ sung cho nhau để đạt được hiệu quả
giao tiếp cao nhất. Trong văn biểu cảm có tự sự và miêu tả. Biểu cảm
phải dựa trên những đối tượng và sự việc cụ thể, chính miêu tả và tự
sự sẽ giúp cho biểu cảm điều này. Nhưng cũng phải thấy rằng tự sự và
miêu tả trong văn biểu cảm có vai trò như là những thao tác cần thiết
chứ không phải mục đích hướng tới. Mục đích của văn biểu cảm là thể
hiện và để người khác có thể cảm nhận được những trạng thái tình
cảm, cảm xúc của người viết (nói) trước đối tượng nào đó, trong sự
việc nào đó.
4. Với một đề bài biểu cảm cho trước, người ta phải tiến hành các
bước như thế nào để tạo lập một văn bản?
Gợi ý: Các bước làm một bài văn biểu cảm đã được đề cập đến trong
bài 6 (Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm). Khi tiến hành
làm một bài văn biểu cảm theo đề bài cho trước cần chú ý các bước:
- Tìm hiểu đề, xác định đối tượng biểu cảm và định hướng tình cảm sẽ
thể hiện với đối tượng ấy;