Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

một số vấn đề liên quan đến quy phạm pháp luật và giải pháp hoàn thiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (610.24 KB, 43 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
----------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
KHÓA 2012 - 2015
Hệ đào tạo: chính quy
Đề tài:

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN
QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ GIẢI PHÁP
HOÀN THIỆN

Luận văn
Tốt nghiệp

Giảng viên hướng dẫn:
ThS. Huỳnh Thị Sinh Hiền
Bộ môn: Luật Hành chính

Sinh viên thực hiện:
Lê Thị Kim Ngân
MSSV: S120049
Lớp: DT1263B1

Cần Thơ, tháng 11 năm 2014

1


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN


……………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………/.
Cần Thơ, ngày tháng

năm 2014

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
……………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
2


………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………/.
Cần Thơ, ngày tháng
năm 2014

3


MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................................2
3. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................................2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................................2
5. Bố cục của đề tài ..............................................................................................................2
Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY PHẠM PHÁP LUẬT ........................................3
1.1. Khái niệm quy phạm pháp luật .................................................................................3
1.2. Đặc điểm của quy phạm pháp luật ............................................................................4
1.2.1. Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung .....................................................4
1.2.2. Quy phạm pháp luật do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận ................................4
1.2.3. Quy phạm pháp luật là công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội..............................5
1.2.4. Quy phạm pháp luật được đảm bảo thực hiện kể cả bằng sự cưỡng chế của
nhà nước ..............................................................................................................................5
1.3. Cấu trúc của quy phạm pháp luật .............................................................................6
1.3.1. Bộ phận giả định .................................................................................................6
1.3.2. Bộ phận quy định.................................................................................................8

1.3.3. Bộ phận chế tài ....................................................................................................9
Chƣơng 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN QUY PHẠM PHÁP LUẬT ...........11
2.1. Vấn đề liên quan đến khái niệm quy phạm pháp luật .............................................11
2.2. Vấn đề liên quan đến phân loại quy phạm pháp luật ..............................................15
2.2.1. Đối với phân loại quy phạm pháp luật định nghĩa và quy phạm pháp luật
nguyên tắc ............................................................................................................................15
2.2.2. Đối với phân loại quy phạm pháp luật xung đột ................................................16
2.2.3. Vấn đề phân loại quy phạm pháp luật theo ngành luật .....................................16
2.3. Vấn đề liên quan đến cấu trúc quy phạm pháp luật ................................................19
2.3.1. Quy phạm pháp luật có nhất thiết đủ ba bộ phận ..............................................19
2.3.2. Giả định của quy định hay giả định của chế tài ................................................20
2.3.3. Bộ phận quy định được hiểu ngầm như thế nào cho đúng ...............................22
2.3.4. Bộ phận chế tài hay bộ phận bảo đảm................................................................23
Chƣơng 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN QUY
PHẠM PHÁP LUẬT .........................................................................................................25
3.1. Giải pháp liên quan đến khái niệm quy phạm pháp luật ........................................25
3.2. Giải pháp liên quan đến phân loại quy phạm pháp luật .........................................26
3.3. Giải pháp liên quan đến cấu trúc quy phạm pháp luật ...........................................27
4


3.3.1. Cho vấn đề quy phạm pháp luật có nhất thiết đủ ba bộ phận ...........................27
3.3.2. Cho vấn đề giả định của quy định hay giả định cho chế tài..............................29
3.3.3. Cho vấn đề bộ phận quy định được hiểu ngầm như thế nào cho đúng ............29
3.3.4. Bộ phận thứ ba trong cấu trúc quy phạm pháp luật phải là chế tài không thể
thừa nhận bộ phận bảo đảm ...............................................................................................30
PHẦN KẾT LUẬN .............................................................................................................34

5



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLDS

Bộ luật Dân sự

BLHS

Bộ luật Hình sự

BLTTDS

Bộ luật Tố tụng dân sự

CBCC

Cán bộ công chức

HNGĐ

Hôn nhân gia đình

NĐ-CP

Nghị định chính phủ

QPPL

Quy phạm pháp luật


QPXĐ

Quy phạm xung đột

VPPL

Vi phạm pháp luật

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

6


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong hệ thống các khái niệm của khoa học lý luận Nhà nƣớc và Pháp luật, QPPL
là khái niệm có ý nghĩa rất lớn đƣợc xem là “tế bào” của hệ thống pháp luật, đóng vai trò
nhƣ những “viên gạch” để xây nên tòa nhà pháp luật. Thông qua khái niệm QPPL, chúng
ta có thể tìm hiểu cụ thể hơn về cơ cấu QPPL nhƣ giả định, quy định và chế tài, một QPPL
có cấu trúc chặt chẽ sẽ giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn về bản chất của pháp luật nó là vấn
đề rất có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn. Về mặt lý luận, việc giải quyết đƣợc những vấn
đề trong cơ cấu của QPPL sẽ góp phần quan trọng trong việc làm sáng tỏ những vấn đề
liên quan đến khái niệm QPPL cũng nhƣ các khái niệm ngành luật, chế định pháp luật. Về
mặt thực tiễn, lí thuyết về cơ cấu QPPL có vai trò quan trọng trong kỹ thuật lập pháp. Nếu
giải quyết một cách thấu đáo vấn đề cơ cấu của QPPL sẽ giúp cho nhà làm luật giải quyết
đƣợc vấn đề liên quan đến các điều luật trong một văn bản QPPL. Vì vậy, nghiên cứu lý
thuyết về QPPL trong đó có cơ cấu về QPPL để tạo ra các QPPL hoàn chỉnh và có cơ sở
khoa học mang ý nghĩa không chỉ về mặt lý luận nhận thức mà còn phục vụ rất thiết thực

cho các hoạt động thực tiễn pháp luật nhƣ hoạt động xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp
luật, hoạt động thực hiện pháp luật đƣợc chính xác và khoa học đồng thời tạo ra cơ sở lý
luận cho việc nghiên cứu các vấn đề khác có liên quan nhƣ áp dụng pháp luật, soạn thảo
và ban hành các văn bản QPPL. Ngoài ra, nó còn phục vụ việc nâng cao ý thức pháp luật
trong nhân dân, tạo kỹ năng sống và làm việc theo pháp luật của các tổ chức và cá nhân
trong xã hội.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của hệ thống lý luận và pháp luật, lý thuyết về
QPPL cho đến nay vẫn còn bộc lộ nhiều điều bất cập khiến các nhà khoa học lúng túng.
Chẳng hạn nhƣ, quan điểm khác nhau về cấu thành QPPL, phân loại QPPL...., nếu thực
trạng này không đƣợc nghiên cứu và làm sáng tỏ thì sẽ ảnh hƣởng rất lớn đối với kỹ thuật
lập pháp và công cuộc xây dựng hệ thống pháp luật theo nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội
của đất nƣớc. Đề tài “Một số vấn đề liên quan đến QPPL và giải pháp hoàn thiện” tôi
chọn nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp nhằm làm rõ một số vấn đề trong lý thuyết về
QPPL đòi hỏi phải có sự nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện hơn để hệ thống pháp
luật phát triển tốt đáp ứng đƣợc nhu cầu mới của đất nƣớc hiện nay.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn tập trung làm rõ cơ sở lý luận và thực trạng xây dựng hệ thống lý luận về
những vấn đề liên quan đến QPPL trong hệ thống pháp luật của Việt Nam. Qua đó chỉ ra
những hạn chế còn tồn tại trong lý luận về QPPL ảnh hƣởng đến thực trạng xây dựng pháp

7


luật, từ đó đƣa ra giải pháp nhằm làm cho cơ sở lý luận về QPPL thống nhất và đƣợc hoàn
thiện hơn.
3. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu lý luận một số vấn đề liên quan đến QPPL nhƣ khái
niệm, phân loại và cấu trúc rồi đƣa ra các thực trạng còn hạn chế từ những vấn đề liên
quan này. Ngƣời viết chỉ tập trung vào các QPPL nằm trong văn bản QPPL của Việt Nam
mà đƣa ra kết quả, từ đó những giải pháp đƣa ra cũng chỉ nhằm hoàn thiện các QPPL trong

văn bản QPPL của Việt Nam.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Tác giả luận văn sử dụng các phƣơng pháp sau để nghiên cứu cho đề tài: phƣơng
pháp quy nạp và diễn dịch, phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp phân tích câu chữ, phƣơng
pháp đối chiếu và tổng hợp các tài liệu.
5. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc kết cấu thành 3
chƣơng, cụ thể:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quy phạm pháp luật.
Chƣơng 2: Một số vấn đề liên quan đến quy phạm pháp luật.
Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện một số vấn đề liên quan đến quy phạm pháp luật.

8


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY PHẠM PHÁP LUẬT
1.1. Khái niệm quy phạm pháp luật
Đời sống cộng đồng của con ngƣời đòi hỏi phải đặt ra rất nhiều những quy tắc xử
sự khác nhau để điều chỉnh hành vi của con ngƣời. Những quy tắc xử sự ấy đƣợc sử dụng
nhiều lần trong đời sống xã hội đƣợc gọi là quy phạm xã hội. Trong mỗi quy phạm xã hội
thƣờng chỉ ra: Ai? trong những điều kiện hoàn cảnh nào? sẽ xử sự nhƣ thế nào? Trong đời
sống cộng đồng xã hội không thể thiếu các quy phạm xã hội, chúng là những phƣơng tiện
để quản lý xã hội, phối hợp ý chí và quy tụ có mục đích hoạt động của từng cá nhân riêng
rẽ lại nhằm đạt đƣợc những lợi ích và mục đích mong muốn, tạo điều kiện cho xã hội ổn
định và phát triển. Trong xã hội có nhiều loại quy phạm xã hội cùng đƣợc sử dụng để điều
chỉnh các quan hệ xã hội nhƣ quy phạm đạo đức, quy phạm tập quán, quy phạm tôn
giáo…. Các quy phạm xã hội khác nhau thì có những đặc tính khác nhau, sự tác động của
mỗi loại quy phạm xã hội khác nhau lên các mối quan hệ xã hội cũng khác nhau.
QPPL là một loại quy phạm xã hội vì nó mang đầy đủ những thuộc tính chung của

quy phạm xã hội. Một trong những thuộc tính cơ bản, quan trọng của pháp luật là tính quy
phạm nhƣng tính quy phạm trong pháp luật là tính quy phạm phổ biến. Nói đến pháp luật
phải nói đến QPPL, thiếu quy phạm thì pháp luật không còn là pháp luật. Do vậy, cũng
cần làm rõ nội dung ngữ nghĩa của nhóm từ “quy phạm pháp luật”. Trƣớc hết, thuật ngữ
“quy phạm” đƣợc hiểu theo tiếng Latinh là quy tắc xử sự chung, là khuôn mẫu, là chuẩn
mực cho hành vi xử sự của con ngƣời. Pháp luật đƣợc đặt ra để điều chỉnh các mối quan
hệ xã hội nhằm mục đích duy trì trật tự xã hội, bảo vệ các quyền và sự tự do của con ngƣời
đồng thời đảm bảo sự phát triển của xã hội phù hợp với các quy luật khách quan. Các quan
hệ xã hội tồn tại một cách khách quan trong quá trình hoạt động của con ngƣời nhƣng mức
độ ổn định và nhịp độ phát triển của chúng lại phụ thuộc vào cách xử sự của con ngƣời khi
tham gia các mối quan hệ xã hội. Khi tham gia vào các mối quan hệ xã hội, các chủ thể có
nhiều phƣơng án xử sự khác nhau, tùy thuộc vào cách xử sự của chủ thể mà quan hệ xã hội
tồn tại, vận động và phát triển theo những hƣớng khác nhau. Vì vậy, để tác động vào các
quan hệ xã hội nhằm đạt đƣợc mục đích và kết quả cụ thể, pháp luật xác định cách xử sự
của chủ thể trong những trƣờng hợp nhất định và đảm bảo cho chúng đƣợc thực hiện.
Nhà nƣớc đảm nhiệm vai trò bảo đảm cho QPPL đƣợc thực hiện trên thực tế vì nó
thể hiện ý chí của nhà nƣớc, chứa đựng những tƣ tƣởng, quan điểm chính trị - pháp lý của
nhà nƣớc trong việc điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. Nhà nƣớc áp đặt ý chí của mình
trong QPPL bằng cách xác định những đối tƣợng (tổ chức, cá nhân) nào thì phải chịu sự
tác động của pháp luật, những quyền và nghĩa vụ pháp lý mà họ có và cả những biện pháp
9


cƣỡng chế nào mà họ buộc phải gánh chịu. Bằng việc chỉ ra các quyền, nghĩa vụ hoặc
trách nhiệm của các chủ thể tham gia quan hệ mà QPPL điều chỉnh có nghĩa là QPPL đã
do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền đặt ra hoặc thừa nhận.
Nhƣ vậy: “QPPL là quy tắc xử sự chung mà chủ thể phải tuân theo trong
những hoàn cảnh, điều kiện cụ thể do Nhà nƣớc đặt ra hoặc thừa nhận và đƣợc bảo
đảm thực hiện kể cả bằng sự cƣỡng chế của Nhà nƣớc”1.
1.2. Đặc điểm của quy phạm pháp luật

1.2.1. Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung
QPPL đƣợc ban hành không phải cho một tổ chức hay cá nhân cụ thể mà cho tất cả
các tổ chức và cá nhân tham gia quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh. Mọi tổ chức, cá nhân ở
vào những hoàn cảnh, điều kiện mà QPPL đã quy định đều xử sự thống nhất với nhau. Tuy
nhiên, tính chất chung của các QPPL khác nhau thì khác nhau. Chẳng hạn, QPPL hiến
pháp thì có liên quan đến mọi tổ chức cá nhân trong đất nƣớc nhƣng QPPL lao động thì
chỉ liên quan đến những ngƣời quản lý, sử dụng lao động và những ngƣời lao động…
Tính chất chung của QPPL còn thể hiện ở chỗ nó đƣợc đặt ra không phải chỉ để
điều chỉnh quan hệ xã hội cụ thể mà còn để điều chỉnh một quan hệ xã hội chung, nghĩa là,
từng quan hệ xã hội cụ thể bên cạnh những quan điểm chung thì cũng có rất nhiều những
điểm riêng biệt nhƣng QPPL đã thống nhất tất cả chúng lại và thiết lập ra quy tắc xử sự có
tính chất chung cho tất cả những chủ thể tham gia quan hệ đó. Chẳng hạn, giữa ngƣời mua
và ngƣời bán cụ thể với những đặc điểm riêng của từng mối quan hệ song tất cả những
quan hệ giữa ngƣời mua và ngƣời bán đều phải tuân theo các quy tắc có tính chất chung đã
đƣợc quy định trong Luật Dân sự. QPPL có thể tác động rất nhiều lần và trong thời gian
tƣơng đối dài cho đến khi nó bị thay đổi hoặc bị mất hiệu lực. Nó đƣợc sử dụng trong tất
cả mọi trƣờng hợp khi xuất hiện những hoàn cảnh, điều kiện đã đƣợc dự liệu2.
1.2.2. Quy phạm pháp luật do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận
Trong đời sống, một cách tự nguyện hoặc bắt buộc, con ngƣời tuân thủ rất nhiều
quy phạm xã hội nhƣ đạo đức, tập quán, tôn giáo… Tuy nhiên, chỉ có những quy phạm do
Nhà nƣớc ban hành hoặc công nhận mới có thể đƣợc xem là QPPL. Đây là một trong
những dấu hiệu cơ bản để phân biệt QPPL với tất cả các quy phạm khác trong xã hội.
Nếu được Nhà nước đặt ra, QPPL thể hiện dƣới dạng văn bản QPPL – pháp luật
thành văn. Đây là hình thức pháp luật phổ biến nhất trong các nhà nƣớc XHCN, bao gồm
hai nhóm văn bản phổ biến: văn bản luật (hiến pháp, bộ luật, luật) và văn bản dƣới luật
(nghị định, quyết định, thông tƣ,…)
1

Phan Trung Hiền, Diệp Thành Nguyên, Huỳnh Thị Sinh Hiền, Giáo trình pháp luật đại cƣơng, NXB Đại học Cần
Thơ, 2011, trang 59.

2
Nguyễn Minh Đoan, một cách tiếp cận đối với QPPL, tạp chí luật học, trƣờng đại học luật Hà Nội, số 4 (11), năm
2004.

10


Nếu được Nhà nước công nhận, QPPL có thể đƣợc thể hiện dƣới dạng pháp luật
không thành văn (tôn giáo pháp, tập quán pháp). Ở Việt Nam, tập quán pháp đƣợc công
nhận trong ngành Luật Dân sự.
1.2.3. Quy phạm pháp luật là công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội
Một trong những chức năng cơ bản của QPPL là điều chỉnh các quan hệ xã hội theo
một chiều hƣớng nhất định nhằm bảo đảm hài hòa giữa lợi ích của giai cấp và lợi ích
chung của toàn xã hội. QPPL là công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội trong QPPL thƣờng
chứa đựng những chỉ dẫn về khả năng và các phạm vi có thể xử sự cũng nhƣ những nghĩa
vụ (sự cần thiết phải xử sự) của các bên tham gia quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh. Các
quyền và nghĩa vụ đƣợc QPPL dự liệu cho các chủ thể tham gia quan hệ mà nó điều chỉnh
luôn có sự liên hệ mật thiết với nhau. Hình thức tính chất của sự liên hệ đó do Nhà nƣớc
xác định phụ thuộc vào tính chất của chính quan hệ xã hội đó. Vì vậy, trong cơ chế điều
chỉnh pháp luật QPPL có vai trò thực hiện chức năng thông báo của Nhà nƣớc đến các chủ
thể tham gia quan hệ xã hội về nội dung ý chí, mong muốn của Nhà nƣớc để họ biết đƣợc
những gì có thể làm, những gì phải làm, những gì tránh không làm trong những hoàn cảnh,
điều kiện nhất định đó3.
1.2.4. Quy phạm pháp luật được đảm bảo thực hiện kể cả bằng sự cưỡng chế của
nhà nước
Pháp luật do Nhà nƣớc ban hành, là công cụ sắc bén để bảo vệ Nhà nƣớc, để triển
khai thực hiện ý chí của giai cấp cầm quyền trong nhà nƣớc. Vì vậy, bằng nhiều cách thức
khác nhau, nhà nƣớc đảm bảo cho pháp luật đƣợc thực hiện một cách nghiêm chỉnh.
Trƣớc hết, thông qua các phƣơng tiện truyền thông đại chúng, thông qua đội ngũ
cán bộ công chức nhà nƣớc, pháp luật đƣợc tuyên truyền, phổ biến rộng rãi đến mọi cá

nhân, tổ chức. Bên cạnh đó, các biện pháp khác nhƣ thuyết phục, giáo dục, nêu gƣơng, phê
phán, khen thƣởng cũng đƣợc nhà nƣớc sử dụng để đảm bảo cho pháp luật đƣợc thực hiện.
Trong trƣờng hợp cần thiết, nhà nƣớc áp dụng các biện pháp cƣỡng chế nhà nƣớc để đảm
bảo cho pháp luật đƣợc thực hiện.
Cƣỡng chế nhà nƣớc là một tính chất cơ bản của pháp luật nói chung. Nhờ có tính
cƣỡng chế nhà nƣớc, pháp luật trở nên có sức mạnh và đây cũng là điểm khác cơ bản giữa
pháp luật với đạo đức và phong tục, tập quán. Các quy tắc xử sự thuộc về tập quán hoặc
nội quy nhà trƣờng, điều lệ của các tổ chức chính trị xã hội… cũng có tính cƣỡng chế
nhƣng sự cƣỡng chế đó không mang tính nhà nƣớc, không đƣợc thực hiện bởi sức mạnh
quyền lực của bộ máy nhà nƣớc.
Trong xã hội, các dân tộc, giai cấp, tầng lớp, tổ chức và cá nhân khác nhau thƣờng
có lợi ích khác nhau, thậm chí đối lập nhau. Vì vậy, khi tham gia vào các quan hệ pháp
3

Phan Trung Hiền, lý luận về nhà nƣớc và pháp luật, NXB chính trị quốc gia –sự thật, Hà Nội, 2011

11


luật, luôn có những ngƣời không chấp hành nghiêm chỉnh, thậm chí chống lại quy định
của pháp luật. Do đó, cƣỡng chế trong nhiều trƣờng hợp là khách quan và cần thiết để
buộc mọi ngƣời phải thực hiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh4.
1.3. Cấu trúc của quy phạm pháp luật
Cấu trúc của QPPL là cơ cấu bên trong, là các bộ phận hợp thành QPPL. Nó bao
gồm các bộ phận sau:
1.3.1. Bộ phận giả định
Giả định là bộ phận cấu thành của QPPL trong đó nêu lên những hoàn cảnh, điều
kiện, tình tiết có thể xảy ra trong cuộc sống, và chủ thể nào ở trong hoàn cảnh, điều kiện
đó cần phải xử sự theo yêu cầu của bộ phận quy định. Ví dụ: “Trường hợp tổ chức, hộ gia
đình, cá nhân chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và

tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) thì người đang sử
dụng đất là người nộp thuế” (khoản 2 Điều 4 Luật thuế Sử dụng đất phi nông nghiệp
2010). Trong quy phạm này, bộ phận giả định là “trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá
nhân chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận)”. Phần này nêu lên chủ thể
là “tổ chức, hộ gia đình, cá nhân” trong hoàn cảnh, điều kiện “chưa được cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Những tình huống (hoàn cảnh, điều kiện) đƣợc nêu trong phần giả định của QPPL
là vô cùng phong phú. Về hoàn cảnh có thể là những sự kiện liên quan đến hành vi của con
ngƣời (tham gia giao thông..); liên quan đến sự biến (thiên tai, sự sinh, tử,…); liên quan
đến thời gian (phạm vi áp dụng về thời gian nhƣ trƣớc hay sau cách mạng….); liên quan
đến không gian (phạm vi lãnh thổ áp dụng nhƣ miền núi hay đồng bằng….). Về điều kiện
có thể là điều kiện về thời gian (trƣớc hoặc trong một khoảng thời gian nào đó nhƣ thời
gian bảo hành sản phẩm…); điều kiện về không gian (địa điểm xảy ra sự kiện nhƣ nơi tội
phạm xảy ra…); điều kiện về chủ thể (độ tuổi, giới tính, dân tộc, tôn giáo, quốc tịch hoặc
những đặc tính cá nhân khác nhƣ tàn tật, ốm đau, trạng thái thần kinh…) và rất nhiều
những điều kiện khác nhƣ không nơi nƣơng tựa, điều kiện cứu giúp ngƣời khác khi họ
đang nguy hiểm đến tính mạng. Tùy theo hoàn cảnh mà Nhà nƣớc quy định về điều kiện
đối với chủ thể. Những hoàn cảnh điều kiện đƣợc dự liệu trong phần giả định của QPPL là
những tình huống đã, đang hoặc sẽ xảy ra trong cuộc sống. Chúng có thể đƣợc nêu một
cách khái quát, nhƣng cũng có thể nêu một cách tƣơng đối chi tiết. Tuy nhiên, tất cả chúng
đều cần phải là những tình huống có tính chất phổ biến, điển hình cần tới sự tác động, điều
chỉnh của pháp luật.

4

Phan Trung Hiền, Diệp Thành Nguyên, Huỳnh Thị Sinh Hiền, Giáo trình pháp luật đại cƣơng, NXB Đại học Cần
Thơ, 2011

12



Bộ phận giả định dự kiến các khả năng xảy ra trong tƣơng lai, từ đó đƣa ra các biện
pháp tác động hoặc điều chỉnh tƣơng ứng để định hƣớng hành vi của con ngƣời. Đồng
thời, nó gắn với các tình huống mẫu có tính điển hình để các chủ thể có thể đối chiếu và
đƣa ra cách ứng xử phù hợp với quy định của pháp luật. Những chủ thể, hoàn cảnh, điều
kiện nêu trong phần giả định của QPPL phải rõ ràng, chính xác, xác với tình hình thực tế,
tránh tình trạng nêu mập mờ khó hiểu dẫn đến việc không hiểu hoặc hiểu sai lệch nội dung
của QPPL. Ngoài ra, giả định phải dự kiến đƣợc tới mức tối đa những tình huống (hoàn
cảnh, điều kiện) có thể xảy ra trong đời sống thực tế mà trong đó quan hệ xã hội cần phải
đƣợc điều chỉnh bằng pháp luật. Có làm đƣợc nhƣ vậy thì những thiếu sót, những “lỗ
hỏng” trong pháp luật mới có thể giảm bớt và mới có thể hạn chế đƣợc việc áp dụng pháp
luật theo nguyên tắc tƣơng tự. Bộ phận giả định phản ánh mức độ toàn diện về khả năng
của các nhà làm luật trong việc phân tích hành vi, khả năng dự đoán các biến động trên
thực tế của các hoàn cảnh, dự liệu đƣợc các tình huống phát sinh trên thực tế. Nó đƣợc thể
hiện trong sự bao quát về thời gian, hoàn cảnh, xu hƣớng vận động của các quan hệ xã hội.
Điều đó giúp nhà nƣớc có thể tác động một cách toàn diện lên các quan hệ xã hội quan
trọng và ảnh hƣởng đến lợi ích chung của quốc gia, hạn chế những “lỗ hỏng” của pháp
luật.
Phần giả định của QPPL trả lời cho câu hỏi: Tổ chức, cá nhân nào? Trong những
tình huống (hoàn cảnh, điều kiện) nào? Thông qua phần giả định của QPPL chúng ta biết
đƣợc tổ chức, cá nhân nào? Khi ở vào những hoàn cảnh điều kiện nào? Thì chịu sự tác
động của QPPL đó. Giả định là bộ phận không thể thiếu trong QPPL vì thiếu giả định thì
QPPL trở nên vô nghĩa chủ thể không biết mình đang ở vào tình huống (hoàn cảnh, điều
kiện) nào? mà xử sự cho phù hợp với yêu cầu của bộ phận quy định mà nhà nƣớc đặt ra.
Nhƣ vậy, bộ phận giả định làm cơ sở cho bộ phận quy định.
Căn cứ vào số lƣợng, điều kiện và hoàn cảnh bộ phận giả định đƣợc chia thành hai
loại:
Giả định giản đơn: là loại giả định chỉ nêu một hoàn cảnh, điều kiện tác động của
QP. Ví dụ: “trong trường hợp vợ mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ;

nếu chồng chồng mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ” (khoản 1 Điều 62
BLDS 2005).
Giả định phức tạp: là giả định nêu lên nhiều hoàn cảnh, điều kiện tác động của quy
phạm. Ví dụ: “trong trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có
vợ, chồng hoặc có vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha,
mẹ là người giám hộ” (khoản 3 Điều 62 BLDS 2005).

13


1.3.2. Bộ phận quy định
Quy định là bộ phận của QPPL nói lên cách xử sự mà chủ thể phải theo khi gặp
trƣờng hợp nêu ở phần giả định. Bộ phận quy định nêu rõ quyền và nghĩa vụ của các chủ
thể. Ví dụ: “Công dân có đủ điều kiện đăng ký thường trú, tạm trú thì có quyền yêu cầu cơ
quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký thường trú, tạm trú” (Câu 2 Đoạn 1 Điều 3 Luật cƣ
trú 2006). Trong quy phạm này bộ phận quy định “thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước
có thẩm quyền đăng ký thường trú, tạm trú”.
Bộ phận quy định của QPPL thiết lập cho các chủ thể tham gia quan hệ xã hội các
quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định, từ đó điều chỉnh hành vi của con ngƣời cho phù hợp
với ý chí nhà nƣớc. Phần quy định của QPPL đƣợc coi là phần cốt lõi của quy phạm, nó
thể hiện ý chí của nhà nƣớc đối với các tổ chức hay cá nhân khi xảy ra những tình huống
đã đƣợc nêu trong phần giả định của QPPL. Phần quy định của QPPL thƣờng đƣợc nêu ở
dạng mệnh lệnh nhƣ: cấm, không đƣợc, phải, thì, đƣợc, có, có quyền, có nghĩa vụ,…Phần
quy định của QPPL có tác dụng đƣa ra những cách xử sự để các chủ thể thực hiện sao cho
phù hợp với ý chí của Nhà nƣớc, nói cách khác, thông qua phần quy định của QPPL các
chủ thể pháp luật mới biết đƣợc là nếu nhƣ họ vào những tình huống đã nêu trong phần giả
định của QPPL thì họ phải làm gì? Đƣợc (không đƣợc) làm gì? làm nhƣ thế nào? đó là bộ
phận thể hiện mệnh lệnh của nhà nƣớc buộc mọi chủ thể (tổ chức, cá nhân,….) phải tuân
theo nghiêm chỉnh. Tuy nhiên, không phải lúc nào bộ phận quy định cũng nêu lên quyền
và nghĩa vụ pháp lý cho các chủ thể cũng nhƣ cách xử sự cho các chủ thể, ví dụ: “Nước

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và
toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời” (Điều 1 Hiến pháp
2013). Quy phạm này có phần quy định xác định Việt Nam là một nƣớc độc lập, thống
nhất và có chủ quyền hoàn toàn trên đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời, rõ ràng nó
không quy định quyền và nghĩa vụ pháp lý cho chủ thể. Điều 1 Hiến pháp 2013 đƣợc xem
là bộ phận quy định vì nó đã thể hiện ý chí Nhà nƣớc trong việc xác định chủ quyền, độc
lập và sự thống nhất của nƣớc Việt Nam. Do vậy, nắm vững bộ phận quy định của một
QPPL là điều kiện không thể thiếu để thực hiện đúng đắn QPPL. Cách thể hiện của bộ
phận quy định phải rõ ràng, chính xác, chặt chẽ, một nghĩa, tránh biểu hiện mập mờ đa
nghĩa đến không thể áp dụng hay vận dụng thống nhất pháp luật. Nó là một trong những
điều kiện đảm bảo nguyên tắc pháp chế trong hoạt động của chủ thể pháp luật. Ngoài ra,
bộ phận quy định còn phải thể hiện trực tiếp bản chất, chức năng của quy phạm và vai trò
xã hội của nó.
Mệnh lệnh đƣợc nêu ở bộ phận quy định của QPPL có thể dứt khoát (chỉ nêu một
cách xử sự và các chủ thể buộc phải xử sự theo mà không có sự lựa chọn. Ví dụ: khoản 1
Điều 600 BLDS 2005 “Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản mà không có căn cứ pháp
luật phải hoàn trả toàn bộ tài sản đã thu được”). Trong quy phạm này “Người chiếm hữu,
14


người sử dụng tài sản” trong điều kiện tài sản “không có căn cứ pháp luật” thì chủ thể
buộc phải xử sự theo quy định đƣợc nêu trong quy phạm là “phải hoàn trả toàn bộ tài sản
đã thu được” không có sự lựa chọn cách xử sự khác. Hoặc: không dứt khoát (nêu ra hai
hay nhiều cách xử sự và cho phép các tổ chức hoặc cá nhân có thể lựa chọn cho mình cách
xử sự thích hợp từ những cách đã nêu. Ví dụ: khoản 4 Điều 34 Hiến pháp 2013 “Người bị
bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư
hoặc người khác bào chữa”). Trong trƣờng hợp này chủ thể “bị bắt, tạm giữ, tạm giam,
khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử” có thể lựa chọn một hình thức bào chữa cho bản thân
đƣợc nêu nhƣ “tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa”.
1.3.3. Bộ phận chế tài

Chế tài là một bộ phận của QPPL nêu lên những biện pháp tác động mang tính bất
lợi mà Nhà nƣớc dự kiến sẽ áp dụng đối với chủ thể đƣợc nêu ở giả định khi không thực
hiện đúng yêu cầu của Nhà nƣớc ở phần quy định của QPPL. Ví dụ: khoản 1 Điều 19 Luật
Viên chức 2010 quy định những việc viên chức không đƣợc làm “Trốn tránh trách nhiệm,
thoái thác công việc hoặc nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc;
tham gia đình công”, đây là bộ phận quy định, nếu viên chức làm trái với những quy định
này thì chịu chế tài pháp luật đƣợc trình bày ở khoản 1 Điều 52 Luật Viên chức 2010
“Viên chức vi phạm các quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện công việc hoặc
nhiệm vụ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, phải chịu một trong các hình thức kỷ luật
sau: a) Khiển trách; b) Cảnh cáo; c) Cách chức; d) Buộc thôi việc”. Điều luật này có bộ
phận chế tài “thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, phải chịu một trong các hình thức kỷ
luật sau: a) Khiển trách; b) Cảnh cáo; c) Cách chức; d) Buộc thôi việc”.
Nét đặc trƣng của chế tài thể hiện ở chỗ nó là một trong những phƣơng tiện đảm
bảo thực hiện bộ phận quy định một cách nghiêm túc. Chế tài chính là những hậu quả bất
lợi đối với chủ thể vi phạm pháp luật. Phần chế tài của QPPL trả lời cho câu hỏi: các chủ
thể đƣợc nêu ở giả định không thực hiện đúng những mệnh lệnh đã đƣợc nêu trong phần
quy định của QPPL thì nhà nƣớc gián tiếp thông báo hoặc cảnh báo cho họ biết là nếu nhƣ
họ ở vào những tình huống nhƣ đã nêu ở phần giả định của QPPL thì họ phải chịu những
hậu quả bất lợi, bị trừng phạt bằng những biện pháp gì? Từ đó họ phải cân nhắc trƣớc khi
quyết định có nên làm điều đó hay không. Các biện pháp tác động phải rõ ràng, chặt chẽ,
hợp lý, nghiêm minh phải tƣơng xứng với hành vi của chủ thể. Bởi vì, các biện pháp trong
chế tài đƣợc quy định không phù hợp (chẳng hạn quá nặng hoặc quá nhẹ…) thì tác dụng
răn đe, trừng phạt của chúng sẽ có thể kém hiệu quả. Bộ phận chế tài cần thiết để cho các
QPPL có tính khả thi trên thực tế: Nó đƣợc coi là khâu khép kín của QPPL khi điều chỉnh
hành vi của con ngƣời vì nếu thiếu nó, các yêu cầu hay đòi hỏi của nhà nƣớc sẽ không
đƣợc thực hiện trên thực tế. Nó ngăn ngừa chủ thể thực hiện hành vi có hại cho xã hội phù
hợp với ý chí của nhà nƣớc và sự phát triển của xã hội.
15



Các biện pháp tác động mà nhà nƣớc nêu ra trong chế tài pháp luật rất đa dạng đó
có thể là: Thứ nhất, các biện pháp cƣỡng chế nhà nƣớc mang tính trừng phạt có liên quan
đến trách nhiệm pháp lý. Loại chế tài này gồm có: tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình,
tƣớc giấy phép lái xe, phạt tiền, phạt hợp đồng, bồi thƣờng thiệt hại, khiển trách, buộc thôi
việc,....Thứ hai, chế tài có thể là những biện pháp chỉ gây ra cho chủ thể những hậu quả
bất lợi nhƣ: đình chỉ, bãi bỏ văn bản sai trái của cơ quan cấp dƣới, tuyên bố hợp đồng vô
hiệu,…
Căn cứ vào cách thức thể hiện bộ phận chế tài có chế tài cố định và chế tài không
cố định. Chế tài cố định: là chế tài trong đó nêu chính xác, cụ thể biện pháp tác động sẽ áp
dụng đối với chủ thể VPPL. Ví dụ: khoản 1 và 2 Điều 202 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa
đổi, bổ sung 2009) quy định: “Tòa án áp dụng các biện pháp dân sự sau đây để xử lý tổ
chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ: 1. Buộc chấm dứt hành vi xâm
hại; 2. Buộc xin lỗi, cải chính công khai”. Chế tài không cố định: là chế tài không nêu
biện pháp tác động một cách chính xác, cụ thể, dứt khoát hoặc chỉ quy định mức thấp nhất
và mức cao nhất của biện pháp tác động. Còn việc áp dụng biện pháp nào, bao nhiêu là do
cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền áp dụng lựa chọn cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh
cụ thể cần áp dụng. Ví dụ: “Người nào buôn bán trái phép qua biên giới thuộc một trong
các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng hoặc
phạt tù từ sáu tháng đến ba năm” (khoản 1 Điều 153 BLHS 1999, sửa đổi, bổ sung 2009).
Trong điều luật này có bộ phận chế tài không cố định “thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng
đến một trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”, qua bộ phận chế tài này
chúng ta không thể biết là chủ thể phải chịu hình thức phạt nào (phạt tiền hay phạt tù)?
Nếu phải chịu biện pháp chế tài phạt tiền thì chủ thể phải chịu phạt bao nhiêu ở mức phạt
từ “mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng”? còn nếu phạt tù thì chủ thể bị phạt bao
nhiêu năm khi khung hình phạt từ “sáu tháng đến ba năm”.
Tóm lại, những vấn đề lý luận về QPPL có ý nghĩa rất lớn đối với việc xây dựng
các khái niệm trong hệ thống khoa học pháp lí, cơ sở lý luận về quy phạm pháp luật vừa
đƣợc ngƣời viết trình bày trong chƣơng 1 phần nào cũng giúp cho ngƣời đọc tiếp cận và
nghiên cứu lý thuyết về QPPL một cách dễ dàng. Chẳng hạn, qua khái niệm và đặc điểm
của QPPL ngƣời đọc có thể nắm đƣợc những vấn đề lý luận cơ bản để đƣợc khái quát là

một QPPL và có thể phân biệt QPPL với các quy phạm xã hội khác. Qua cấu trúc QPPL sẽ
giúp ngƣời đọc xác định đƣợc bộ phận giả định, quy định và chế, đồng thời nắm đƣợc ý
nghĩa của từng bộ phận trong cấu thành của QPPL.

16


Chƣơng 2
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
2.1. Vấn đề liên quan đến khái niệm quy phạm pháp luật
QPPL là bộ phận cấu thành nhỏ nhất, là tế bào cấu tạo nên các chế định pháp luật,
các ngành luật, và toàn bộ hệ thống pháp luật. Nó là một trong những vấn đề cơ bản của
khoa học pháp lý nói chung và lý luận nhà nƣớc và pháp luật nói riêng, đã đƣợc nhiều nhà
luật học quan tâm nghiên cứu hoặc đề cập ở những mức độ, khía cạnh khác nhau. Tuy
nhiên, do tính phức tạp của vấn đề và những lí do khác, cho đến nay, xung quanh khái
niệm QPPL vẫn còn nhiều tranh luận với những ý kiến rất khác nhau, thể hiện ở những
quan điểm cơ bản sau:
Quan điểm thứ nhất cho rằng “QPPL là quy tắc do nhà nước đặt ra hoặc thừa
nhận, có chứa đựng ý chí của nhà nước, mang tính chất bắt buộc chung và được nhà nước
bảo đảm thực hiện kể cả bằng sự cưỡng chế của nhà nước nhằm điều chỉnh các quan hệ
xã hội cơ bản”5. Với cách tiếp cận QPPL là “quy tắc” quan điểm này góp phần giải thích
nhà nƣớc đặt ra nhiều loại QPPL, nhƣng không phải tất cả QPPL đều xác định hành vi hay
xử sự của con ngƣời, mà bên cạnh những QPPL đƣa ra mô hình, hành vi mang tính chất
bắt buộc chung, còn có các QPPL không xác định hành vi của con ngƣời nhƣ: quy phạm
định nghĩa, quy phạm tuyên bố hay quy phạm nguyên tắc,…. Quan điểm này đã mở rộng
tối đa phạm vi của khái niệm QPPL tới mức dung hợp vào đó cả những yếu tố nằm ngoài
giới hạn của khái niệm QPPL trình bày ở chƣơng 1. Tuy nhiên, quan điểm này bộc lộ hạn
chế khi cho rằng QPPL “mang tính chất bắt buộc chung”. Việc nhấn mạnh tính bắt buộc
chung trong khái niệm QPPL một mặt nhằm thể hiện sức mạnh vốn có của pháp luật với tƣ
cách là công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội có thể tác động vào các quan hệ xã hội. Mặt

khác, việc nhấn mạnh tính chất này của QPPL còn thể hiện khả năng tác động của pháp
luật đối với các quan hệ xã hội trong phạm vi nhất định. Tuy nhiên, nếu cho rằng tính bắt
buộc chung đƣợc hiểu là bắt buộc đối với tất cả những ai nằm trong điều kiện mà QPPL đã
quy định hoặc mọi tổ chức, cá nhân ở vào những hoàn cảnh, điều kiện mà QPPL đã quy
định đều bắt buộc phải thực hiện nó thì dƣờng nhƣ chƣa thật sự khái quát và toàn diện.
Thực tế, tồn tại các QPPL cho thấy không phải mọi QPPL đều bắt buộc các chủ thể phải
thực hiện. Có rất nhiều QPPL mà nội dung của nó không buộc chủ thể phải thực hiện,
chẳng hạn nhƣ các QPPL cho phép. Ví dụ: “Trong thời hạn bảo hành nếu bên mua phát
hiện được khuyết tật của vật mua bán thì có quyền yêu cầu bên bán sửa chữa không phải
trả tiền, giảm giá, đổi vật có khuyết tật lấy vật khác hoặc trả lại vật và lấy lại tiền” (Điều
446 BLDS 2005). Quy định này không bắt buộc chủ thể phải thực hiện vì đây là quy định
5

Nguyễn Văn Động, giáo trình lý luận nhà nƣớc và pháp luật, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012

17


cho chủ thể đƣợc hƣởng quyền. Vì vậy, không thể cho rằng tất cả QPPL mang tính bắt
buộc chung đối với mọi ngƣời.
Quan điểm thứ hai cho rằng “QPPL là quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung
được nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện bằng sự cưỡng chế của nhà
nước”6. Định nghĩa này đã phản ánh đƣợc những đặc trƣng rất cơ bản của QPPL với tƣ
cách là tế bào của hệ thống pháp luật. Đó là xử sự của con ngƣời và mang tính quyền lực
nhà nƣớc. Tuy nhiên, ngoài những hạn chế khi cho rằng QPPL“mang tính bắt buộc
chung” đã đƣợc phân tích ở quan điểm trên, trong khái niệm này có vấn đề lý luận chƣa
phù hợp “Đảm bảo thực hiện bằng sự cưỡng chế của nhà nước” đƣợc trình bày trong khái
niệm QPPL. Chúng ta biết rằng pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự do nhà nƣớc ban hành
và đảm bảo thực hiện, chính vì thế mà một trong những đặc trƣng cơ bản của pháp luật là
tính nhà nƣớc. Nhƣng việc khẳng định QPPL đƣợc đảm bảo thực hiện bằng sự cƣỡng chế

của nhà nƣớc với cách nêu nhƣ vậy dƣờng nhƣ chƣa khái quát hết các trƣờng hợp bảo đảm
thực hiện pháp luật. Cƣỡng chế nhà nƣớc không phải là biện pháp duy nhất mà nhà nƣớc
sử dụng để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình mà còn có biện pháp khác nhƣ:
thuyết phục, phê phán, giáo dục…. Nếu hiểu khái niệm QPPL chỉ đảm bảo thực hiện pháp
luật bằng biện pháp duy nhất là cƣỡng chế nhà nƣớc thì dẫn đến việc thu hẹp nội dung
chức năng giáo dục của pháp luật.
Quan điểm thứ ba cho rằng “QPPL là quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành
và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh quan hệ xã hội theo những định hướng nhất định”7.
Với cách khái quát “QPPL là quy tắc xử sự chung” nó đƣợc đặt ra không phải chỉ để điều
chỉnh một quan hệ xã hội cụ thể mà để điều chỉnh một quan hệ xã hội chung, nghĩa là nó
đƣợc sử dụng trong tất cả mọi trƣờng hợp khi xuất hiện những hoàn cảnh, điều kiện đã
đƣợc QPPL dự liệu. Tuy nhiên, với cách tiếp cận nhƣ vậy thì không phải tất cả những quy
định của pháp luật đều đƣợc coi là QPPL, một số QPPL không thể coi là quy tắc xử sự
đƣợc vì chúng “chƣa mang đầy đủ đặc trƣng của một QPPL” khi chúng chỉ nói về một
định nghĩa pháp lí nào đó hay xác định một nguyên tắc nào đó cho hành vi chứ không đƣa
ra quy tắc xử sự chi tiết. Trong khái niệm trình bày QPPL chỉ do “nhà nước ban hành”
nếu hiểu và trình bày nhƣ vậy dƣờng nhƣ đã thu hẹp những quy tắc xử sự chung đƣợc nhà
nƣớc thừa nhận là QPPL, quan điểm này đã không thừa nhận các QPPL không thành văn.
Ngoài những khái niệm QPPL đƣợc trình bày trong giáo trình lý luận nhà nƣớc và
pháp luật để khẳng định tính chất quan trọng của vấn đề thì lần đầu tiên khái niệm QPPL
đƣợc quy định trong dự thảo luật ban hành văn bản QPPL 2015 và sẽ có hiệu lực vào năm
2016 đƣợc quy định nhƣ sau: “QPPL là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc, được
6

Đinh Văn Mậu, Phạm Hồng Thái, Lý luận chung về Nhà nƣớc và pháp luật, NXB Chính trị quốc gia, 1997
Nguyễn Minh Đoan, Một cách tiếp cận đối với QPPL, Tạp chí luật học, Trƣờng đại học Luật Hà Nội, số 4 (12),
2004.
7

18



áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với mọi đối tượng hoặc một nhóm đối tượng trong
phạm vi cả nước hoặc địa giới hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền
quy định trong Luật này đặt ra hoặc thừa nhận và được Nhà nước bảo đảm thực hiện”8.
Qua cách khái quát nhƣ vậy ngƣời viết nhận thấy có sự dƣ thừa về nghĩa chẳng hạn nhƣ:
QPPL “được nhà nước đảm bảo thực hiện” tức là đã mang tính bắt buộc đối với các chủ
thể tham gia quan hệ pháp luật, họ đều phải xử sự theo những chỉ dẫn đã đƣợc quy định
khi ở vào hoàn cảnh mà nhà nƣớc dự liệu, vì vậy, không cần quy định “có hiệu lực bắt
buộc”. Hơn nữa, còn xảy ra sự dƣ thừa về nghĩa “QPPL là quy tắc xử sự chung” nếu xem
là xử sự chung thì QPPL quy định hành vi xử sự từ hai ngƣời trở lên đã đƣợc xem là quy
tắc xử sự áp dụng chung không cần phải quy định “được áp dụng….. đối với mọi đối
tượng hoặc một nhóm đối tượng”.
Khái niệm đƣợc quy định trong dự thảo này trình bày QPPL “được áp dụng lặp đi
lặp lại nhiều lần đối với mọi đối tượng hoặc một nhóm đối tượng” nó đã tạo ra mâu thuẫn
cho ngay chính chủ thể đặt ra văn bản QPPL. Bởi vì, đối với văn bản QPPL đặt ra chƣa có
hiệu lực về phạm vi tác động thì nó không đƣợc áp dụng trong đời sống xã hội, có nghĩa là
các QPPL ở văn bản này không đƣợc áp dụng cho các tình huống, hoàn cảnh cụ thể trong
thực tế ở khoảng thời gian chƣa phát sinh hiệu lực. Chỉ có văn bản QPPL mới có quy định
hiệu lực về phạm vi tác động, cho nên nếu thừa nhận QPPL“được áp dụng lặp đi lặp lại
nhiều lần đối với mọi đối tượng hoặc một nhóm đối tượng” tức là các QPPL trong văn bản
chƣa có hiệu lực về phạm vi tác động không phải là QPPL vì nó không đƣợc áp dụng
trong thực tế, nó hoàn toàn đi ngƣợc với khái niệm QPPL đã nêu. Chúng ta biết văn bản
QPPL là hình thức thể hiện của các QPPL cho nên khi quy định khái niệm QPPL nhƣ vậy
nhà làm luật đã phủ nhận các văn bản QPPL chƣa có hiệu lực do chính các nhà làm luật
đặt ra không đƣợc xem là văn bản QPPL. Rõ ràng, quy định nhƣ vậy có nhiều điểm không
phù hợp. Vậy, mỗi quan điểm nêu trên đều có yếu tố hợp lý nhƣng cũng có những hạn chế
nhất định. Đó là sự bộc lộ không thống nhất về mặt lý luận đối với khái niệm QPPL, để có
quan niệm đúng đắn về QPPL đòi hỏi phải có một hƣớng nghiên cứu toàn diện, rõ ràng để
lý thuyết về QPPL đƣợc hoàn chỉnh, thật sự mang ý nghĩa trong việc hoàn thiện hệ thống

pháp luật.
Khái niệm QPPL ở chƣơng 1 có nêu nhà nƣớc “thừa nhận” các quy tắc xử sự
chung trở thành QPPL. Cho đến nay ở Việt Nam việc thừa nhận các quy tắc xử sự chung
trở thành QPPL chỉ tồn tại dƣới dạng pháp luật không thành văn là tập quán pháp, do vậy,
việc “thừa nhận” các phong tục sẵn có trong xã hội trở thành QPPL đƣợc hiểu theo giáo
trình lý luận là “trong quá trình giải quyết vụ việc cụ thể người tiến hành giải quyết có
thể vận dụng tập quán ở địa phương (phù hợp với tinh thần chung của pháp luật và đạo
đức) để giải quyết vụ việc cụ thể đó hay người có thẩm quyền áp dụng pháp luật (gọi
8

Khoản 1 Điều 2 Dự thảo luật ban hành văn bản QPPL 2015

19


chung là nhà nước) nâng các tập quán có sẵn trong xã hội lên thành luật bằng cách dùng
quyền lực nhà nước để đảm bảo cho nó được thực hiện, kể cả bằng sự cưỡng chế nhà
nước”. Tuy nhiên, vấn đề “thừa nhận” các quy tắc xử sự trở thành QPPL. Hầu nhƣ chƣa
có công trình nào giải quyết thấu đáo vấn đề thừa nhận các quy tắc xử sự để chúng trở
thành các QPPL. Chúng ta cũng chƣa biết đƣợc Nhà nƣớc thừa nhận các quy tắc xử sự
dƣới những hình thức nào? Nếu trả lời đƣợc câu hỏi này thì mới có thể xác định đƣợc các
QPPL đƣợc thừa nhận tồn tại trên thực tế nhƣ thế nào.
Có quan điểm cho rằng việc thừa nhận một quy tắc xử sự nào đó cần phải đƣợc
tuyên bố một cách chính thức của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền trong một văn bản
QPPL chẳng hạn Điều 3 BLDS 2005 quy định: “Trong trường hợp pháp luật không có
quy định và các bên không có thỏa thuận thì có thể áp dụng tập quán; nếu không có tập
quán thì áp dụng quy định tương tự của pháp luật. Tập quán và quy định tương tự của
pháp luật không được trái với những nguyên tắc quy định trong Bộ luật này”. Cũng có
quan điểm khác cho rằng việc thừa nhận quy tắc xử sự nào đó có thể là sự tuyên bố một
cách chính thức trong một văn bản QPPL hoặc chỉ thông qua việc cơ quan có thẩm quyền

áp dụng quy tắc nào đó khi giải quyết vụ việc cụ thể thì quy tắc đó đƣợc coi là đã đƣợc
thừa nhận. Rõ ràng, đây là vấn đề rất phức tạp cần đƣợc làm sáng tỏ.
Với cách đặt vấn đề nhƣ vậy thì câu hỏi khác đƣợc đặt ra từ nội dung này là những
quy tắc xử sự không phải do nhà nƣớc đặt ra nhƣng nhà nƣớc xác định nghĩa vụ của các
chủ thể phải thực hiện các quy tắc xử sự đó hoặc nhà nƣớc đảm bảo việc thực hiện các quy
tắc xử sự đó thì chúng có phải là QPPL hay không? Ở đây, có hai câu trả lời không đồng
nhất với nhau.
Câu trả lời thứ nhất là các quy tắc này mặc dù không phải do các cơ quan nhà nƣớc
có thẩm quyền ban hành nhƣng nó lại đƣợc nhà nƣớc xác định nghĩa vụ của chủ thể pháp
luật phải tuân thủ quy tắc đó và trong những trƣờng hợp cần thiết nhà nƣớc cũng xác định
biện pháp chế tài đối với chủ thể vi phạm các quy tắc xử sự này, vì vậy phải coi đó nhƣ là
hình thức thừa nhận của nhà nƣớc đối với quy tắc xử sự. Do đó, các quy tắc này phải đƣợc
coi là QPPL. Ví dụ: khoản 2 Điều 9 Luật CBCC 2008 quy định nghĩa vụ của cán bộ công
chức: “có ý thức tổ chức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan,
tổ chức, đơn vị;….bảo vệ bí mật nhà nước”. Quy định này xác định nghĩa vụ phải thực
hiện nội quy cơ quan của cán bộ, công chức, vì vậy với cách lý giải nêu trên thì nội quy đó
đã đƣợc nhà nƣớc thừa nhận. Nếu một cán bộ, công chức không thực hiện nội quy của cơ
quan mình thì hành vi đó đƣợc coi là VPPL, căn cứ pháp lý để xác định tính trái pháp luật
của hành vi này chính là các điều khoản trong nội quy của cơ quan vì các quy tắc trong nội
quy đó là QPPL.
Câu trả lời thứ hai là cần phải lƣu ý việc đƣa ra các biện pháp đảm bảo thực hiện
cho các quy tắc này không phải là sự thừa nhận các quy tắc đó là các QPPL mà các quy
20


phạm xác định nghĩa vụ tuân thủ các quy tắc xử sự đó mới là các QPPL, vì thế nếu chủ thể
nào đó vi phạm các quy tắc này thì áp dụng các biện pháp cƣỡng chế của nhà nƣớc là do
họ vi phạm QPPL xác định nghĩa vụ phải thực hiện đúng và đầy đủ các quy tắc mà không
phải do các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền đặt ra. Với cách lí giải này, nếu công chức
không thực hiện đúng nội quy của cơ quan, bị xử lý kỷ luật thì căn cứ pháp lý để xác định

hành vi VPPL của công chức này chính là khoản 2 Điều 9 Luật CBCC vì họ không thực
hiện nghĩa vụ của mình mà pháp luật quy định. Căn cứ pháp lý để xác định tính trái pháp
luật của hành vi này không phải là các điều khoản trong nội quy của cơ quan bởi vì quy
phạm trong nội quy đó không phải là QPPL. Nhƣ vậy, vấn đề này vẫn chƣa có hƣớng giải
quyết cụ thể để thống nhất lý luận. Do đó, nhà nƣớc nên có giải thích rõ ràng vấn đề thừa
nhận các quy phạm để chúng trở thành QPPL nhằm giải quyết những thực trạng vừa phân
tích trên.
2.2. Vấn đề liên quan đến phân loại quy phạm pháp luật
Việc phân loại QPPL sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với việc nghiên cứu và làm sáng tỏ
các khái niệm khác trong lý luận về pháp luật nhƣ ngành luật, chế định pháp luật…Hiện
nay, có rất nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại QPPL, dựa vào mỗi tiêu chí đó thì QPPL
đƣợc phân chia thành các loại khác nhau. Các cách phân loại này đã góp phần giải quyết
những vấn đề cơ bản khi nghiên cứu từng loại QPPL cụ thể phù hợp với những vấn đề lí
luận về hệ thống pháp luật, ngành luật và chế định pháp luật. Tuy nhiên, khi nghiên cứu
các tiêu chí phân loại QPPL với khái niệm và cấu trúc QPPL, nhận thấy nhiều vấn đề lý
luận không phù hợp với nhau cụ thể nhƣ:
2.2.1. Đối với phân loại quy phạm pháp luật định nghĩa và quy phạm pháp luật
nguyên tắc
Xem ví dụ sau để thấy rõ vấn đề: “Giá đất là giá trị của quyền sử dụng đất tính
trên một đơn vị diện tích” (khoản 19 Điều 3 Luật Đất đai 2013). Quy định này có nội dung
giải thích thuật ngữ “giá đất” đƣợc hiểu theo Luật Đất đai 2013 “là giá trị của quyền sử
dụng đất tính trên một đơn vị diện tích” và đƣợc xem là QPPL khi căn cứ vào khái niệm
QPPL định nghĩa “là loại QPPL có nội dung giải thích hoặc nêu ra những khái niệm
pháp lý”, quay trở lại khái niệm QPPL là “quy tắc xử sự chung” thì rõ ràng những điều
luật nêu lên khái niệm pháp lý nhƣ khoản 19 Điều 3 Luật Đất đai 2013 không chứa đựng
bất kì một quy tắc xử sự nào vì thế không thể coi các điều luật này là một QPPL. Chúng ta
cũng không thể xác định cơ cấu giả định, quy định và chế tài của QPPL trong nội dung
khoản 19 Điều 3 này nhƣ lý thuyết về cấu trúc của QPPL vì điều luật này không quy định
cá nhân, tổ chức nào trong điều kiện, hoàn cảnh nào cũng nhƣ không xác định đƣợc hành
vi xử sự mà nhà nƣớc quy định cho chủ thể thực hiện và bộ phận chế tài đặt ra trong

trƣờng hợp này. Tƣơng tự nhƣ vậy ta phân tích QPPL nguyên tắc phần khái niệm của QP
đã nêu“không trực tiếp điều chỉnh một loại quan hệ xã hội nào, không quy định quyền và
21


nghĩa vụ pháp lý của chủ thể, chúng chỉ nêu những nguyên tắc cơ bản để xử sự chứ không
nêu cách xử sự cụ thể”. Do đó, so với lý thuyết về QPPL (là quy tắc xử sự chung và bộ
phận quy định trong cấu trúc của QPPL thể hiện quyền và nghĩa vụ cho chủ thể) thì quy
phạm nguyên tắc đã đi ngƣợc lại với lý thuyết này (không trực tiếp điều chỉnh một loại
quan hệ xã hội nào, không quy định quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể), rõ ràng các
điều luật xem là quy phạm nguyên tắc và hiểu nó là QPPL thì hoàn toàn không phù hợp.
Ví dụ: những quy định về các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nƣớc Xã
hội chủ nghĩa, các quy định này không chứa bất kỳ một quy tắc xử sự cho chủ thể, cụ thể
là “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân” (khoản 1 Điều 2 Hiến pháp 2013).
2.2.2. Đối với phân loại quy phạm pháp luật xung đột
QPXĐ là quy phạm ấn định luật pháp nƣớc nào cần đƣợc áp dụng để giải quyết
quan hệ pháp luật dân sự có yếu tố nƣớc ngoài trong một tình huống thực tế. QPXĐ không
trực tiếp quy định quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên cũng nhƣ hình thức và biện pháp
chế tài có thể đƣợc áp dụng đối với bên đƣơng sự VPPL, cũng không đƣa ra quy tắc xử sự
cho chủ thể. Các quy phạm này chỉ quy định việc chọn pháp luật nƣớc này hay nƣớc khác
để điều chỉnh quan hệ có yếu tố nƣớc ngoài trong khoa học luật tƣ pháp quốc tế.
Theo lý luận thì QPPL thông thƣờng nói chung đƣợc cấu thành bởi các bộ phận: giả
định, quy định và chế tài. Tuy nhiên, khác với các QPPL thông thƣờng thì QPXĐ đƣợc
cấu thành bởi hai bộ phận là phần Phạm vi và Hệ thuộc. Phạm vi là phần quy định QPXĐ
này đƣợc áp dụng cho loại quan hệ dân sự có yếu tố nƣớc ngoài nào, cụ thể là quan hệ hôn
nhân hay quan hệ thừa kế, quan hệ hợp đồng hay quan hệ bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp
đồng… Hệ thuộc là phần chỉ ra pháp luật nƣớc nào đƣợc áp dụng để giải quyết quan hệ
pháp luật đã đƣợc nêu ra ở phần Phạm vi. Ví dụ: “việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng được xác định theo pháp luật của nước nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại hoặc nơi

phát sinh hậu quả thực tế của hành vi gây thiệt hại” (khoản 1 Điều 773 BLDS 2005).
Trong quy định này, phần Phạm vi quy định quy phạm này áp dụng cho quan hệ dân sự có
yếu tố nƣớc ngoài cụ thể là quan hệ bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng, phần Hệ thuộc
quy định pháp luật đƣợc áp dụng để điều chỉnh quan hệ này là pháp luật của nƣớc nơi xảy
ra hành vi gây thiệt hại hoặc nơi phát sinh hậu quả thực tế của hành vi gây thiệt hại. Nhƣ
vậy, Điều 773 BLDS 2005 đƣợc phân loại thành QPPL xung đột hoàn toàn không giống
với lý thuyết về QPPL.
2.2.3. Vấn đề phân loại quy phạm pháp luật theo ngành luật
Dựa vào tiêu chí đối tƣợng điều chỉnh và phƣơng pháp điều chỉnh QPPL đƣợc phân
chia theo các ngành luật nhƣ QPPL hình sự, QPPL dân sự, QPPL hiến pháp… Tuy nhiên,

22


căn cứ vào tiêu chí này để phân chia QPPL thành các loại khác nhau thì lại bộc lộ một số
điểm hạn chế lý luận nhất định, cụ thể nhƣ:
- Ngành luật hình sự: Ta nhận thấy các điều luật trong ngành luật hình sự có nội
dung xác định các biện pháp cƣỡng chế nhà nƣớc liên quan đến trách nhiệm pháp lý đối
với hành vi VPPL, sở dĩ nhƣ vậy là vì ngành luật hình sự có đối tƣợng điều chỉnh các quan
hệ xã hội có tính chất nguy hiểm đáng kể cho xã hội. Ví dụ: “Người nào đối xử tàn ác với
người lệ thuộc mình thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt
tù từ ba tháng đến hai năm” (Điều 110 BLHS 1999 sửa đổi, bổ sung 2009). Rõ ràng, trong
điều luật này không quy định hành vi xử sự cho chủ thể thực hiện mà chỉ đƣa ra biện pháp
cƣỡng chế nhà nƣớc là “phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù
từ ba tháng đến hai năm” cho các chủ thể có hành vi nguy hiểm cho xã hội là “đối xử tàn
ác với người lệ thuộc mình”. Tuy nhiên, nội dung chính của QPPL là quy tắc xử sự hay
cách xử sự mẫu của các chủ thể chứ không phải là biện pháp cƣỡng chế nhà nƣớc để áp
dụng đối với chủ thể VPPL. Nếu chúng ta hiểu quy tắc xử sự hay là khuôn mẫu cho hành
vi của con ngƣời gắn liền với những điều kiện và hoàn cảnh nhất định thì một điều luật
nào đó chỉ nêu lên biện pháp cƣỡng chế nhà nƣớc để áp dụng đối với chủ thể VPPL mà coi

đó là QPPL thì dƣờng nhƣ chƣa thực sự phù hợp với quan niệm về QPPL là “quy tắc xử
sự”. Bởi vì, QPPL không có bộ phận quy định thì không thể coi là quy tắc xử sự chung.
-

Ngành luật hiến pháp: đối tƣợng điều chỉnh của ngành luật Hiến pháp là những

quan hệ xã hội cơ bản nhất; quan trọng nhất, nó là nguồn của các ngành luật hoặc văn bản
dƣới luật cho nên các QPPL hiến pháp có rất nhiều trong các văn bản pháp luật khác nhau
nhƣ các luật, pháp lệnh, nghị quyết, nghị định…Ví dụ: “Mọi người có quyền tự do kinh
doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm” (Điều 33 Hiến pháp 2013), mọi
ngƣời có quyền tự do kinh doanh và kinh doanh nhƣ thế nào sẽ đƣợc quy định chi tiết
trong Luật Thƣơng mại. Việc xem Điều 33 Hiến pháp 2013 là QPPL hiến pháp nhƣng nó
cũng đƣợc quy định trong ngành luật dân sự (luật Thƣơng mại thuộc ngành luật dân sự) thì
việc phân chia các QPPL theo tiêu chí mỗi ngành luật là một QPPL cụ thể tƣơng ứng với
ngành luật, trong trƣờng hợp này nó là QPPL hiến pháp hay QPPL dân sự? đang là vấn đề
mâu thuẫn với nhau.
- Ngành luật hành chính: So với các ngành luật khác thì ngành luật hành chính
không có một văn bản quy định cụ thể cho nó vì đối tƣợng điều chỉnh của ngành luật hành
chính là các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực quản lý nhà nƣớc đối với mọi lĩnh vực của
đời sống xã hội, có nghĩa là khi điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình tổ chức,
thực hiện hoạt động chấp hành, điều hành thì ngành luật hành chính có mặt ở tất cả các bộ
luật, luật nếu có các quan hệ này phát sinh, do vậy, không có một văn bản cụ thể quy định
cho nó. Khi bảo vệ các quan hệ phát sinh mà ngành luật hành chính điều chỉnh thì lại đƣợc
quy định chủ yếu trong các nghị định. Hoặc, điều luật trong BLHS, ví dụ: “Phạt tiền từ
23


30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không có hệ thống xử lý nước thải,
khí thải đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường; thiết kế, lắp đặt đường ống, van khóa
không đúng quy trình xử lý chất thải”9, trong quy định này khi chủ thể có hành vi xử lý

nƣớc thải, khí thải không theo quy định về quy chuẩn kỹ thuật môi trƣờng và không đúng
quy trình xử lý chất thải có nghĩa là họ đã thải vào không khí, nguồn nƣớc,… làm ô nhiễm
môi trƣờng ở mức độ nhẹ nên bị xử phạt hành chính theo nghị định này. Cùng một hành vi
thải vào không khí, nguồn nƣớc, đất nhƣng ở mức độ nghiêm trọng thì đƣợc quy định ở
khoản 1 Điều 182 BLHS 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) “Người nào thải vào không
khí, nguồn nước, đất các chất gây ô nhiễm môi trường, phát tán bức xạ, phóng xạ vượt
quá quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải ở mức độ nghiêm trọng hoặc làm môi trường
bị ô nhiễm nghiêm trọng hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác, thì bị phạt tiền từ năm
mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba
năm”. Rõ ràng, theo tiêu chí phân chia này tạo ra nhiều rắc rối trong lý thuyết và làm mất
đi mối quan hệ giữa các QPPL với nhau. Nó cũng không phù hợp về lý luận vì những
QPPL đƣợc xem là QPPL hành chính lại đan xen trong các ngành luật hình sự và ngành
luật khác thuộc riêng các đối tƣợng điều chỉnh của những ngành luật này.
Qua phân tích các ngành luật thì vấn đề đặt ra từ thực trạng này cần đƣợc giải quyết
là mối quan hệ giữa lý thuyết phân loại QPPL với lý thuyết về cơ cấu của QPPL có sự mâu
thuẫn với nhau. Mỗi ngành luật đƣợc chia thành các loại QPPL tƣơng ứng với các ngành
luật. Nó là một hệ thống QPPL có đối tƣợng điều chỉnh riêng thì dƣờng nhƣ mất đi mối
liên hệ giữa các ngành luật khác nhau. Ví dụ: khoản 2 Điều 45 Hiến pháp 2013 quy định
“công dân phải thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn
dân”. Điều luật này thể hiện bộ phận quy định bắt buộc công dân phải thực hiện nghĩa vụ
quân sự. Nếu chủ thể không thực hiện nghĩa vụ quân sự căn cứ theo hành vi thực hiện, tính
chất của hành vi mà chủ thể phải chịu biện pháp cƣỡng chế Nhà nƣớc ở mức độ khác
nhau. Nếu hành vi không thực hiện nghĩa vụ quân sự ở mức độ nhẹ và trong trƣờng hợp
không đăng ký nghĩa vụ quân sự thì chủ thể phải chịu chế tài hành chính quy định tại
khoản 1 Điều 4 Nghị định 120/2013/ NĐ-CP: “Phạt cảnh cáo đối với hành vi không đăng
ký nghĩa vụ quân sự lần đầu đối với công dân nam đủ 17 tuổi trong năm thuộc diện phải
đăng ký nghĩa vụ quân sự”. Quy định này có bộ phận chế tài “Phạt cảnh cáo” và bộ phận
giả định“đối với hành vi không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu đối với công dân nam
đủ 17 tuổi trong năm thuộc diện phải đăng ký nghĩa vụ quân sự”. Hành vi không đăng ký
nghĩa vụ quân sự đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án về tội này, chƣa đƣợc xóa án

tích mà còn vi phạm tức là chủ thể đã vi phạm ở mức độ nặng thì phải chịu chế tài hình sự
đƣợc quy định tại Điều 259 BLHS 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009) “bị phạt cải tạo không
9

Điểm c khoản 2 Điều 12 Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của chính phủ quy định về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng.

24


giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”. Nếu theo quan điểm về sự
phân chia ngành luật theo tiêu chí đối tƣợng điều chỉnh và phƣơng pháp điều chỉnh thì ba
điều luật này chứa đựng ba QPPL của ba ngành luật khác nhau, còn nếu nghiên cứu về cấu
trúc của QPPL thì ba điều luật này chỉ là các phần khác nhau của một QPPL đƣợc trình
bày ở những điều luật khác nhau của các văn bản QPPL khác nhau. Ta thấy, ví dụ trên đã
minh hoạ các phần khác nhau của một QPPL lại thuộc các ngành luật khác nhau, tức là
QPPL này sẽ bao gồm ba bộ phận nhƣng đó lại là ba ngành luật khác nhau theo quan niệm
truyền thống. Với cách nhìn nhận nhƣ vậy thì việc định nghĩa ngành luật là một hệ thống
QPPL điều chỉnh các quan hệ xã hội cùng loại trong một lĩnh vực nhất định của đời sống
xã hội cần phải đƣợc nghiên cứu để làm sáng tỏ hơn. Lý thuyết này tạo ra khó khăn là khi
ta đang nói phần của bộ luật này lại nói sang bộ luật khác. Điều này chỉ làm thêm phức tạp
trong việc thi hành pháp luật. Pháp luật luôn luôn mong muốn cho mọi ngƣời dễ hiểu, dễ
nhận biết để tuân thủ.
2.3. Vấn đề liên quan đến cấu trúc quy phạm pháp luật
2.3.1. Quy phạm pháp luật có nhất thiết đủ ba bộ phận
Để đảm bảo tính logic, chặt chẽ đòi hỏi các QPPL phải đƣợc trình bày đầy đủ cả ba
bộ phận theo một kết cấu là: Nếu một tổ chức hay cá nhân nào đó ở vào những hoàn cảnh,
điều kiện nhất định nào đó (giả định); thì đƣợc phép xử sự hoặc buộc phải xử sự theo cách
thức nhất định (quy định); nếu chủ thể ở giả định không xử sự đúng với cách thức mà nhà
nƣớc buộc phải thực hiện trong bộ phận quy định, họ sẽ phải gánh chịu những hậu quả bất

lợi (chế tài). Tuy nhiên, đa số các điều luật lại không chứa đựng đầy đủ cả ba thành phần
của công thức trên, cho nên câu hỏi đƣợc đặt ra là có nhất thiết QPPL có đủ ba bộ phận,
chẳng hạn nhƣ:
- Trường hợp thiếu bộ phận giả định: ta xem ví dụ sau: “quyền lực nhà nước là
thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc
thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” (khoản 3 Điều 2 Hiến pháp 2013), quy
phạm này không có bộ phận giả định, nó chỉ nêu lên nguyên tắc chung trong tổ chức bộ
máy nhà nƣớc. Tuy nhiên, theo lý luận cấu trúc của QPPL thì bộ phận giả định là không
thể thiếu, nhƣng thực tế các điều luật trong Hiến pháp 2013 đều không có bộ phận giả
định. Nhƣ vậy, giữa thực tế xây dựng văn bản QPPL và lý luận có sự trái ngƣợc nhau.
- Trường hợp thiếu bộ phận quy định: Các điều luật quy định trong bộ luật hình
sự có hai bộ phận đó là phần chế tài và phần giả định cho chế tài không có phần quy định
ta xem xét ví dụ, “Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong
hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ đứa trẻ đó dẫn đến hậu
quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng
đến hai năm” (Điều 94 BLHS 1999 sửa đổi, bổ sung 2009). Trong điều luật này bộ phận
25


×