Soạn bài Ánh Trăng của Nguyễn Duy
I. Đọc – hiểu văn bản
Câu 1. Nhận xét về bố cục của bài thơ.
Bài thơ có bố cục ba phần, ở mỗi phần có sự thay đổi giọng thơ:
Phần 1: Ba khổ thơ đầu, giọng kể, nhịp thơ trôi chảy bình thường.
Phần 2: Khổ thơ thứ tư: Giọng thơ đột ngột rất cao, ngỡ ngàng với bước ngoặt của sự việc, của sự xuất hiện
vầng trăng.
Phần 3: Khổ năm và sáu: Giọng thơ thiết tha rồi trầm lắng cùng với những cảm xúc, suy tư lặng lẽ.
“Ánh trăng” có sự kết hợp giữa tự sự với trữ tình. Bài thơ mang dáng dấp một câu chuyện nhỏ được kể theo
trình tự thời gian. Dòng cảm nghĩ trữ tình của nhà thơ cũng theo dòng tự sự này mà bộc lộ. Thời gian, quá
khứ đã có những biến đổi, một sự thực đáng chú ý: Hồi nhỏ, hồi chiến tranh sống giữa thiên nhiên thường
không bao giờ quên “Vầng trăng tình nghĩa” vậy mà: “từ hồi” về “thành phố” quen sống cùng với tiện nghi,
hiện đại, vầng trăng xưa, nay “như người dung qua đường”.
Theo dòng diễn biến, theo thời gian, sự việc bất thường ở khổ thơ thứ tư là bước ngoặt để từ đó tác giả bộc
lộ cảm xúc, thể hiện chủ đề của tác phẩm:
“Thình lình đèn điện tắt
Phòng buyn đinh tối om
Vội bật tung cửa sổ
Đột ngột vầng trăng tròn”.
Vầng trăng tròn trên cao với ánh sáng chan hòa đối lập với căn phòng tối om. Chính sự xuất hiện đột ngột
của vầng trăng trong bối cảnh ấy đã gợi nhiều kỷ niệm tình nghĩa trong lòng nhà thơ. Đó chính là bước ngoặt
để tác giả bộc lộ cảm xúc, thể hiện chủ đề tác phẩm.
Câu 2. Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ mang nhiều tầng lớp ý nghĩa.
a. Vầng trăng là hình ảnh thiên nhiên hồn nhiên, tươi mát, là người bạn tri kỷ của nhà thơ thời thơ ấu và thời
chiến tranh ở rừng. Trong phút chốc sự xuất hiện đột ngột của vầng trăng làm ùa dậy trong tâm trí nhà thơ
bao kỷ niệm của những năm tháng gian lao, bao hình ảnh của thiên nhiên đất nước bình dị hiền hậu”
“Như là đồng là bể
Như là sông là rừng”
Vầng trăng gợi quá khứ, gợi nỗi nhớ thương, tha thiết thành kính của nhà thơ :
- Vầng trăng gợi quá khứ nghĩa tình bao giờ cũng đẹp, cũng sáng trong, vĩnh cửu.
- Vầng trăng như im lặng như oán trách, như nhắc nhở kẻ vô tình.
b. Khổ thơ cuối thể hiện tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng, chiều sâu tư tưởng
mang tính triết lý của tác phẩm »
« Trăng cứ tròn vành vạnh
Kể chi kẻ vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
Khiến cho ta giật mình »
« Trăng cứ tròn vành vạnh » như tượng trưng cho quá khứ đẹp dẽ, nguyên vẹn chẳng thể phai mờ. Quá khư
đẹp đẽ vĩnh hằng trong vũ trụ : « ánh trăng im phăng phắc » như một người bạn, một nhân chứng nghĩa
tình mà nghiêm khắc. Cái im lặng ấy như đang nhắc nhở nhà thơ, nhắc nhở tất cả chúng ta. Con người có
thể vôt ình, có thể lãng quên nhưng thiên nhiên nghĩa tình, quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt, hồn hậu và
rộng lượng.
Câu 3. Tác phẩm có kết cấu độc đáo.
Hai khổ thơ đầu là hình ảnh vầng trăng thở nhỏ và những ngày ở rừng trong chiến tranh. Những ngày ấy
khắc ghi đinh ninh trong lòng mối tình với vầng trăng tình nghĩa, vầng trăng tri kỷ.
Khổ thơ thứ ba :
Hòa bình, về thành phố, quen với ánh sáng điện, với tiện nghi hiện đại. Trong « ngọt bùi » dễ quên « cay
đắng ». Thế là vầng trăng đã trở thành người dưng, quá khứ nghĩa tình đã rơi vào lãng quên.
Khổ thơ thứ tư :
Sự việc bất thường : Mất điện, tối om, bật tung cửa bỗng lại thấy vầng trăng tròn. Vậy là gặp khó khăn gian
khổ mới nhớ về quá khứ nghĩa tình. Khổ thơ này tạo bước ngoặt để tác giả bộc lộ cảm xúc.
Hai khổ thơ sau :
Lời thơ khi ngân nga thiết tha, rưng rưng xúc động gặp lại tri kỷ bị lãng quên, khi trầm lắng nặng trĩu suy tư
như một sự hối hận, sự tự vấn : Thiên nhiên, nghĩa tình, quá khứ luôn còn đó sao con người dễ vô tình ?
Giọng điệu tâm tình bằng thể thơ năm chữ, nhịp thơ khi tuôn chảy tự nhiên, nhịp nhàng theo nhịp kể, khi
ngân nga, khi trầm lắng suy tư. Tất cả những điều đó góp phần quan trọng trong việc bộc lộ những cảm xúc
sâu xa của một người lính khi nghĩ về chiến tranh, về quá khứ.
Câu 4. Bài thơ viết năm 1978 sau hòa bình ba năm. Gần mười năm trong quân ngũ (1966 – 1975) Nguyễn
Duy sống với những người mẹ nghèo bên đồng chiêm, với « hơi ấm ổ rơm », với gian khổ vất vả của cuộc
đời người chiến sĩ. Tất cả những ngày tháng ấy đã trở thành kỷ niệm đẹp đầy nghĩa tình. Khi về thành phố,
về nơi « Ngọt bùi » nhà thơ vẫn nhớ lúc « Đắng cay ». Câu chuyện riêng này là lời tự nhắc nhở thấm thía về
thái độ, tình cảm đối với quá khứ gian lao, tình nghĩa, đối với thiên nhiên, đất nước, bình dị hồn hậu.
Bài thơ không chỉ là chuyện của riêng nhà thơ mà có ý nghĩa đối với cả một thế hệ. Hơn thế bài thơ có ý
nghĩa với nhiều người, nhiều thời, bởi vì nó đặt ra vấn đề thái độ với quá khứ, với người đã khuất, với cả
chính mình.
Bài thơ nằm trong mạch cảm xúc « Uống nước nhớ nguồn » gợi đạo lý thủy chung tình nghĩa. Đó là truyền
thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.