Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

Báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung nhà máy sản xuất bio ethanol

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 73 trang )

Nhà máy sản xuất Bio-

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG BỔ SUNG

Ethanol

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 6
I. GIỚI THIỆU DỰ ÁN 7
I.1. Tên dự án 7
I.2. Chủ dự án 7
II. MÔ TẢ DỰ ÁN 7
II.1. Vị trí địa lý của dự án 7
II.1.1. Tọa độ các mốc ranh giới 7
II.1.2. Giới cận dự án 8
II.2. Những thay đổi về nội dung của dự án 8
II.2.1. Hệ thống xử lý nước thải 8
II.2.2. Hệ thống thu hồi biogas 9
II.2.3. Hệ thống thu gom và thoát nước của Nhà máy 10
II.3. Công nghệ sản xuất Nhà máy 11
Dự án chỉ thay đổi công nghệ xử lý nước thải còn công nghệ sản xuất của nhà máy vẫn giữ
nguyên, cụ thể: 11
II.3.1. Quy mô, sản phẩm Nhà máy 11
II.3.2. Các hạng mục công trình 17
II.3. Tổng mức đầu tư 19
II.4. Tiến độ thực hiện 20
II.5. Tổ chức sản xuất 20
II.5.1. Sơ đồ tổ chức 20
II.5.2. Biên chế nhân sự 21
II.5.3. Chế độ làm việc 21


III. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG, KINH TẾ - XÃ HỘI 21
III.1. Hiện trạng môi trường 21
III.1.1. Chất lượng không khí 22
III.1.2. Chất lượng nước 25
III.1.3. Chất lượng đất 27
IV. NHỮNG THAY ĐỔI VỀ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 29
IV.1. Tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng dự án 29
IV.2. Tác động môi trường trong quá trình vận hành dự án 29
Trang 1


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG BỔ SUNG

Ethanol

Nhà máy sản xuất Bio-

IV.2.1. Các nguồn gây tác động 29
IV.2.2. Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn hoạt động dự án 31
IV.2.3. Đánh giá tác động môi trường 31
V. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG XẤU TRONG GIAI ĐOẠN HOẠT
ĐỘNG 45
V.1. Giảm thiểu ô nhiễm không khí 45
V.1.1. Giảm thiểu ô nhiễm khí thải lò hơi 45
V.1.2. Giảm thiểu ô nhiễm khí từ công đoạn lên men và chưng cất 49
V.1.3. Giảm thiểu các chất gây mùi 49
V.2. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do nước thải 50
V.2.1. Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt 50
V.2.2. Hệ thống xử lý nước thải tập trung 51
V.3. Giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn 61

V.3.1. Xử lý bã sắn 61
V.3.2. Chất thải rắn khác 61
V.4. Giải pháp vệ sinh và an toàn lao động 62
V.4.1. Vệ sinh lao động và vệ sinh thực phẩm 62
V.4.2. An toàn lao động 63
V.5. Các biện pháp ứng phó sự cố cháy nổ 64
VI. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 65
VI.1. Chương trình quản lý môi trường 65
VI.1.1. Các vấn đề môi trường 66
VI.1.2. Các yêu cầu luật pháp và các yêu cầu khác 66
VI.1.3. Các phương hướng và mục tiêu 66
VI.2. Chương trình giám sát môi trường 67
VI.2.1. Giám sát chất lượng không khí và tiếng ồn 68
VI.2.2. Giám chất chất lượng nước 68
VI.2.3. Giám sát chất thải rắn 69
VI.3. Kinh phí thực hiện các công trình xử lý môi trường và giám sát môi trường 69
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71
1. Kết luận 71
2. Kiến nghị 71

Trang 2


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG BỔ SUNG

Ethanol

Nhà máy sản xuất Bio-

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Thành phần khí Biogas...............................................................................................10
Bảng 2: Chất lượng và quy cách của sản phẩm.......................................................................12
Bảng 3: Các hạng mục công trình xây dựng giai đoạn I..........................................................18
Bảng 4: Chi phí đầu tư cho dự án.............................................................................................20
Bảng 5: Tiến độ triển khai dự án xây dựng Nhà máy Bio-Ethanol.........................................20
Bảng 6: Kết quả chất lượng không khí khu vực dự án (tháng 4/2010)...................................22
Bảng 7: Kết quả chất lượng không khí khu vực dự án (tháng 4/2009)...................................23
Bảng 8: Kết quả chất lượng nước ngầm khu vực dự án (tháng 4/2010).................................25
Bảng 9: Kết quả chất lượng nước ngầm khu vực dự án (tháng 4/2009).................................26
Bảng 10: Kết quả chất lượng đất khu vực dự án (ngày 16/4/2010)........................................27
Bảng 11: Kết quả chất lượng đất khu vực dự án (ngày 16/4/2009)........................................28
Bảng 12: Các nguồn gây tác động và chất gây ô nhiễm môi trường không khí.....................29
Bảng 13: Các nguồn gây tác động và chất gây ô nhiễm môi trường nước.............................30
Bảng 14: Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn hoạt động......................................31
Bảng 15: Hệ số ô nhiễm đối với quá trình đốt than.................................................................32
Bảng 16: Nồng độ các chất ô nhiễm khí thải lò hơi.................................................................33
Bảng 17: Tác động của các chất ô nhiễm không khí...............................................................38
Bảng 18: Nồng độ của nước thải dịch hèm chưa xử lý............................................................39
Bảng 19: Hệ số ô nhiễm do mỗi người hàng ngày sinh hoạt đưa vào môi trường (nước thải
sinh hoạt chưa qua xử lý).........................................................................................................40
Bảng 20: Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm sinh ra từ nước thải sinh hoạt (chưa qua xử
lý) trong giai đoạn hoạt động của Nhà máy.............................................................................40
Bảng 21: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn.............................................41
Bảng 22: Tác động của các chất ô nhiễm trong nước thải.......................................................42
Bảng 23: Các số liệu đầu vào tính toán mô hình.....................................................................45
Bảng 24: Kết quả tính toán độ cao ống khói và nồng độ cực đại tại mặt đất..........................46
Bảng 25: Lưu lượng các dòng nước thải của Nhà máy...........................................................51
Bảng 26: Nồng độ các chất ô nhiễm của nước dịch hèm chưa xử lý......................................52
Bảng 27: Danh mục các hạng mục, thiết bị.............................................................................59
Bảng 28: Chương trình giám sát môi trường dự kiến cho Nhà máy.......................................67

Bảng 29: Kinh phí dự kiến cho các công trình xử lý môi trường............................................69

Trang 3


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG BỔ SUNG

Ethanol

Nhà máy sản xuất Bio-

DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Sơ đồ khối lưu trình sản xuất Bio-Ethanol của Nhà máy sản xuất Bio-Ethanol.......13
Hình 2: Sơ đồ tổ chức Nhà máy Bio-Ethanol..........................................................................21
Hình 3: Kết quả tính phát tán ô nhiễm bụi từ khí thải lò hơi...................................................34
Hình 4: Biểu đồ phân bố nồng độ bụi theo hướng gió.............................................................35
Hình 5: Kết quả tính phát tán ô nhiễm SO2 từ khí thải lò hơi.................................................35
Hình 6: Biểu đồ phân bố nồng độ SO2 theo hướng gió..........................................................36
Hình 7: Kết quả tính phát tán ô nhiễm khí NO2 từ khí thải lò hơi..........................................36
Hình 8: Biểu đồ phân bố nồng độ NO2 theo hướng gió..........................................................36
Hình 9: Sơ đồ hệ thống xử lý bụi từ khí thải lò hơi.................................................................47
Hình 10: Nguyên lý cấu tạo hệ thống lọc bụi lò hơi................................................................47
Hình 11: Toàn bộ hệ thống lọc bụi lò hơi................................................................................48
Hình 12: Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải tập trung của Nhà máy...........................................52
Hình 13: Bể tuyển nổi DAF.....................................................................................................55
Hình 14: Bể SAR......................................................................................................................56
Hình 15: Sơ đồ hệ thống xử lý bùn cặn....................................................................................59
Hình 16: Hệ thống sấy sản phẩm bã hèm khô.........................................................................61

Trang 4



BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG BỔ SUNG

Ethanol

Nhà máy sản xuất Bio-

CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BOD

: Nhu cầu oxy sinh học

BTNMT

: Bộ Tài nguyên & Môi trường

CDM

: Cơ chế phát triển sạch

COD

: Nhu cầu oxy hóa học

CP

: Cổ phần

DO


: Oxy hòa tan

ĐTM

: Đánh giá tác động môi trường

ĐVT

: Đơn vị tính

EMC

: Trung tâm Kỹ thuật Quan trắc Môi trường

KKT

: Khu kinh tế

NMLD

: Nhà máy lọc dầu

NĐ-CP

: Nghị định – Chính phủ

KPH

: Không phát hiện


PCCC

: Phòng cháy chữa cháy

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam



: Quyết định

SS

: Chất rắn lơ lửng

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

TP

: Thành phố

VOC

: Chất hữu cơ dễ bay hơi

VNĐ


: Việt Nam đồng

UBND

: Ủy ban Nhân dân

WHO

: Tổ chức Y tế thế giới

XLNT

: Xử lý nước thải

Trang 5


Nhà máy sản xuất Bio-

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG BỔ SUNG

Ethanol

MỞ ĐẦU
Dự án Nhà máy sản xuất Bio-Ethanol được đầu tư bởi Công ty Cổ phần Nhiên
liệu sinh học Dầu khí miền Trung thuộc Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam. Dự án
đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi cấp Quyết định số 1015/QĐ-UBND ngày
25/6/2009 về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Trong quá trình triển khai dự án, Công ty Cổ phần Nhiên liệu sinh học Dầu khí

miền Trung gặp khó khăn trong việc giải phóng mặt bằng. Trên cơ sở chấp thuận của
Tập đoàn dầu khí Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi, Ban quản lý Khu
kinh tế Dung Quất đã điều chỉnh địa điểm đầu tư dự án Nhà máy sản xuất BioEthanol nhiên liệu. Với sự thay đổi địa điểm dự án, Công ty Cổ phần Nhiên liệu sinh
học Dầu khí miền Trung đã tiến hành lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ
sung và được Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi phê duyệt tại văn bản số 1657/QĐUBND ngày 23/10/2009.
Tuy nhiên, sau khi xem xét và tính toán mối tương quan giữa lợi ích kinh tế và
bảo vệ môi trường, Chủ đầu tư thấy rằng công nghệ cô đặc bốc hơi không đem lại
hiệu quả như mong muốn. Đồng thời theo chỉ đạo của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
yêu cầu cần thiết phải có sự đồng nhất về quy trình, công nghệ sản xuất cũng như
công nghệ xử lý chất thải của các Nhà máy sản xuất Nhiên liệu sinh học của Tập
đoàn.
Vì vậy, Công ty Cổ phần Nhiên liệu sinh học Dầu khí miền Trung quyết định
điều chỉnh công nghệ xử lý nước thải của Nhà máy sản xuất Bio-Ethanol, chuyển từ
công nghệ cô đặc bốc hơi sang công nghệ xử lý sinh học, đồng thời tiến hành ký kết
hợp đồng với Trung tâm Kỹ thuật Quan trắc Môi trường lập báo cáo đánh giá tác
động môi trường bổ sung theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 13 của Nghị định số
80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. Sở Tài nguyên và Môi
trường tỉnh Quảng Ngãi là đơn vị có chức năng tổ chức thẩm định và tham mưu cho
UBND tỉnh Quảng Ngãi cấp Quyết định phê duyệt Báo cáo ĐTM này.

Trang 6


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG BỔ SUNG

Ethanol

Nhà máy sản xuất Bio-


I. GIỚI THIỆU DỰ ÁN
I.1. Tên dự án
DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
NHÀ MÁY SẢN XUẤT BIO - ETHANOL
I.2. Chủ dự án
Công ty Cổ phần Nhiên liệu sinh học Dầu khí miền Trung
 Địa chỉ: Số 01 An Dương Vương - TP Quảng Ngãi - tỉnh Quảng Ngãi
 Tổng Giám đốc: Ông Hồ Sỹ Long
 Điện thoại: 055.3714180 – 3714181

Fax: 055.3714182

II. MÔ TẢ DỰ ÁN
II.1. Vị trí địa lý của dự án
Nhà máy sản xuất Bio-Ethanol nằm trên khu đất có diện tích 24 ha, thuộc Đội 1
& 2, thôn Đông Lỗ, xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
II.1.1. Tọa độ các mốc ranh giới
Giai đoạn I: Diện tích đất là 14,87ha, với tọa độ các mốc ranh giới (VN2000)
như sau:
M1 (170007.27; 587154.94)
M2 (1699927.28; 587465.69)
M3 (1700225.06; 587602.80)
M4 (1700231.69; 587600.35)
M5 (1700365.12; 587310.38)
M6 (1700358.07; 587296.41)
M7 (1700204.99; 587243.81)
M2' (1699824.30; 587418.27)
M13' (1699975.05; 587090.81)
M13 (1700002.35; 587087.24)
Giai đoạn II: Diện tích đất là 9,13 ha, với tọa độ các mốc ranh giới (VN2000)

như sau:
Trang 7


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG BỔ SUNG

Ethanol

Nhà máy sản xuất Bio-

M2' (1699824.30; 587418.27)
M8 (1699772.18; 587394.27)
M9 (1699729.72; 587389.68)
M10 (1699606.01; 587431.88)
M11 (1699567.63; 587144.12)
M12 (1699731.58; 587122.67)
M13' (1699975.05; 587090.81)
II.1.2. Giới cận dự án
- Phía Đông cách hành lang tuyến ống của NMLD khoảng 90m;
- Phía Tây cách tuyến đường Võ Văn Kiệt khoảng 800m;
- Phía Bắc giáp đường dân sinh và đồi núi thôn Đông Lỗ;
- Phía Nam giáp với khu đất quy hoạch khu hoá chất hóa dầu.
(Sơ đồ vị trí dự án đính kèm phần phụ lục)
II.2. Những thay đổi về nội dung của dự án
Dự án đầu tư xây dựng công trình Nhà máy sản xuất Bio-Ethanol của Công ty
CP Nhiên liệu sinh học Dầu khí miền Trung có sự điều chỉnh về công nghệ xử lý
nước thải từ công nghệ cô đặc bốc hơi sang công nghệ xử lý sinh học.
II.2.1. Hệ thống xử lý nước thải
(1). Khái quát công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp cô đặc bốc hơi
Hèm thải qua ly tâm được bơm đi làm nguội bằng thiết bị trao đổi nhiệt dạng

tấm nhằm hạ nhiệt độ xuống 36 - 40 0C và được điều hòa ở Hồ điều hòa. Tại Hồ
điều hòa, nước thải được khấy trộn và sục khí liên tục để làm giảm một phần nồng độ
COD, BOD và tránh hiện tượng lên men yếm khí xảy ra. Sau đó hèm thải được bơm
lên 08 bồn xử lý kỵ khí thu hồi Biogas. Khi đi qua lớp bùn kỵ khí, các chất hữu cơ sẽ
bị phân hủy nhờ enzyme được tiết ra từ chính tế bào vi sinh vật, lên men mêtan. Kết
quả của quá trình phân hủy này tạo ra các axít béo dễ bay hơi, nước, khí mêtan và các
khí khác. Khí mêtan bay lên được thu hồi để làm nhiên liệu cho lò hơi. Nước thải sau
xử lý yếm khí sẽ được chuyển sang công đoạn cô đặc bốc hơi.
Nước thải được cô đặc theo phương thức trao đổi nhiệt ngược chiều trong hệ
thống bốc hơi nhiều nồi kiểu màng rơi nối tiếp nhau. Nồi cuối cùng được gia nhiệt
Trang 8


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG BỔ SUNG

Ethanol

Nhà máy sản xuất Bio-

trực tiếp bằng hơi, các nồi còn lại được gia nhiệt bằng chính nồi hơi trước đó. Phần
Xyrô thu được từ quá trình cô đặc sẽ được bán cho các đơn vị bao tiêu định kỳ thu
gom để cung cấp cho các cơ sở sản xuất phân bón.
(2). Khái quát công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học
Công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học của Nhà máy BioEthanol được mô tả qua 4 giai đoạn:
• Xử lý bậc 1 (xử lý sơ bộ):
- Thiết bị trao đổi nhiệt (TĐN)
- Bể điều tiết 1 (điều chỉnh nhiệt độ, pH và lưu lượng nước thải)
- Thiết bị tách SS kiểu lồng quay (FRG)
- Tuyển nổi cấp 1
- Bể phân huỷ kỵ khí thu hồi Mêtan (bể SAR, UASB)

• Xử lý bậc 2
- Bể điều tiết 2
- Bể xử lý hiếu khí sục khí.
- Bể lắng
• Xử lý bậc 3
- Tuyển nổi cấp 2
- Lọc cát
- Khử trùng, làm sạch nước thải
• Xử lý bùn
Nén ép và tách nước làm giảm độ ẩm của bùn bằng máy ép bùn băng tải.
Nước thải sau xử lý đạt chất lượng nước xả thải theo QCVN 24:2009/BTNMT,
cột B (Kq = 0,9, Kf = 1) - Nước thải công nghiệp.
II.2.2. Hệ thống thu hồi biogas
Biogas sinh ra từ quá trình phân hủy kỵ khí các chất hữu cơ trong bể SAR và
UASB. Tổng lượng Biogas sinh ra ước tính trên 70.000 Nm 3/ngày (từ bể SAR: 64.000
Nm3/ngày, UASB: 6.000 Nm3/ngày). Lượng khí Biogas thu được từ các bể kỵ khí

Trang 9


Nhà máy sản xuất Bio-

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG BỔ SUNG

Ethanol

được dẫn qua hệ thống rửa H 2S và tách nước, sau đó được chứa trong thùng chứa
biogas trước khi vận chuyển đến lò hơi.
Khi lò hơi gặp sự cố hay lượng khí Biogas sinh ra dư so với nhu cầu hiện tại
của lò hơi thì lúc đó khí Biogas sẽ được đốt tại đuốc, tại đuốc có trang bị thiết bị đánh

lửa tự động có khả năng tự động đốt cháy khi có khí Biogas dư. Để đảm bảo tính an
toàn cho hệ thống xử lý, khoảng cách từ đuốc đốt đến các công trình như sau:
- Khoảng cách đến nguồn điện ít nhất 20m
- Khoảng cách đến khu vực kho chứa các chất gây cháy ít nhất 50m
- Khoảng cách đến bể xử lý kỵ khí 25m.
Bảng 1: Thành phần khí Biogas
Thành phần

Tỷ lệ

CH4

55%-60%

CO2

38%-43%

N2

0,3%

H2

0,1%

H2 S

0,2%


Nguồn: Báo cáo thuyết minh công nghệ XLNT, năm 2010

II.2.3. Hệ thống thu gom và thoát nước của Nhà máy
Hệ thống thoát nước của Nhà máy được thiết kế đảm bảo thu gom toàn bộ nước
thải, nước mưa chảy tràn qua các khu vực. Toàn bộ nước mưa nhiễm bẩn và nước thải
của Nhà máy sau khi được thu gom và xử lý sẽ dẫn vào hệ thống thoát nước chung
D2000.
Chi tiết thiết kế hệ thống cống D2000 với các hố ga và kết cấu cống được thể
hiện trong bản vẽ thiết kế chi tiết tuyến cống D2000.
(Sơ đồ thiết kế hệ thống cống thoát nước D2000 đính kèm phần phụ lục).
(1). Thoát nước mưa
Nước mưa chảy qua các khu vực không bị nhiễm bẩn bởi dầu mỡ, hoá chất… sẽ
được thu gom vào các rãnh thoát nước dọc theo các con đường bao xung quanh Nhà
máy. Hệ thống thoát nước mưa được xây bằng bê tông chịu lực, nước chảy tràn sẽ

Trang
10


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG BỔ SUNG

Ethanol

Nhà máy sản xuất Bio-

được thu gom và có các song chắn để loại bỏ cặn, rác bẩn trước khi chảy vào hệ thống
cống thoát nước chung của Nhà máy.
Nước mưa chảy qua các khu vực có khả năng ô nhiễm như: Khu vực thùng chứa
sản phẩm ethanol, khu vực chứa DDFS, khu chứa hoá chất…sẽ được thu gom vào các
rãnh bố trí xung quanh và đổ vào một hố thu sau đó sẽ được bơm đến phân xưởng xử

lý nước thải tập trung của Nhà máy.
(2). Thoát nước thải
Nước thải từ các phân xưởng, nước thải nhiễm dầu từ các khu vực sản xuất,
nước thải sinh hoạt…được thu gom vào hệ thống cống rãnh thoát nước và chảy vào
hố thu, sau đó được bơm đến phân xưởng xử lý nước thải chung của Nhà máy.
Toàn bộ nước thải của Nhà máy được thu gom về hệ thống xử lý tập trung,
nước thải sau khi xử lý đạt QCVN 24:2009/BTNMT cột B, sẽ được bơm vào hệ thống
cống thoát nước thải D2000.
Nước thải sau khi được bơm vào hệ thống cống D2000 sẽ chảy vào hệ thống
thoát nước chung dọc tuyến Trì Bình-Cảng Dung Quất. Tại vị trí xả vào hệ thống
mương thoát nước của Khu kinh tế Dung Quất bố trí các hố ga để giảm lưu lượng và
thu gom cặn, cũng như để làm vệ sinh và dễ bảo trì khi cần thiết.
Vị trí đấu nối vào hệ thống thoát nước chung tuyến Trì Bình-Cảng Dung Quất
được chỉ ra trong bản vẽ đính kèm.
(Sơ đồ vị trí đấu nối thoát nước thải đính kèm phần phụ lục)
II.3. Công nghệ sản xuất Nhà máy
Dự án chỉ thay đổi công nghệ xử lý nước thải còn công nghệ sản xuất của nhà
máy vẫn giữ nguyên, cụ thể:
II.3.1. Quy mô, sản phẩm Nhà máy
(1). Quy mô sản xuất
Công suất nhà máy: 100.000.000 lít Bio-Ethanol/năm, trong đó:
Nguyên liệu chính: Sắn lát
Nhu cầu sắn lát: 240.000 tấn/năm,
Nguồn thu mua nguyên liệu tại khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.
(2). Sản phẩm của dự án
Trang
11


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG BỔ SUNG


Ethanol

Nhà máy sản xuất Bio-

(a) Sản phẩm chính
- Sản phẩm chính của dự án là: Bio-Ethanol (≥ 99,8%v/v): 100.000.000 lít/năm.
- Chất lượng và quy cách của sản phẩm Bio-Ethanol nhiên liệu như sau:
Bảng 2: Chất lượng và quy cách của sản phẩm
STT

Chỉ tiêu

Chất lượng

1

Ethanol (% thể tích)

> 92,1%

2

Methanol (% thể tích)

< 0,5%

3

Nhựa tan trong dung môi (mg/100ml)


< 5,0%

4

Hàm lượng nước (% thể tích)

5

Hàm lượng các chất làm biến tính (% thể tích)

6

Hàm lượng các chloride vô cơ (% thể tích)

< 40

7

Hàm lượng đồng (mg/kg)

< 0,1

8

Độ axit (% khối lượng)

9

pHe


10

Hàm lượng lưu huỳnh (ppm)

< 1%
1,96 – 4,76

<0,007
6,5 – 9,0
< 30

Nguồn: Báo cáo dự án đầu tư, năm 2009

(b) Sản phẩm phụ
- Sản phẩm phụ của dự án gồm:
+ CO2: 20.000 tấn/năm (trong giai đoạn I). Định hướng giai đoạn II đầu tư thêm
một dây chuyền 20.000 tấn/năm.
+ Chất độn thức ăn gia súc (DDFS): khoảng 76 tấn/ngày.
+ Khí Biogas: Khoảng 70.000Nm3/ngày. Được sử dụng để đốt lò hơi sản xuất
điện và hơi nước quá nhiệt phục vụ sản xuất.
(c) Quy trình công nghệ
Công nghệ sản xuất Bio-Ethanol với nguyên liệu là sắn khô dựa trên hoạt động
của các enzyme và vi sinh vật có khả năng thủy phân tinh bột và chuyển hóa tinh bột
thành đường (quá trình đường hóa) và sau đó chuyển hóa đường thành Bio-Ethanol
(quá trình lên men).
Dịch sau lên men có nồng độ Bio-Ethanol thấp (9 ÷ 14%v/v), cần phải loại bỏ
tối đa lượng nước bằng phương pháp chưng cất, tinh luyện để đạt sản phẩm BioTrang
12



Nhà máy sản xuất Bio-

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG BỔ SUNG

Ethanol

Ethanol là Bio-Ethanol bán luyện có nồng độ cồn lớn hơn 95%v/v để đưa vào công
đoạn tách nước để sản xuất Bio-Ethanol nhiên liệu đáp ứng tiêu chuẩn EU và các tiêu
chuẩn khác do IFQC (Trung tâm chất lượng nhiên liệu quốc tế) đưa ra.
Chuẩn
Chuẩn bị
bị nguyên
nguyên liệu
liệu

Tách
Tách tạp
tạp chất
chất

Nghiền
Nghiền

Hòa
Hòa bột
bột

Hồ
Hồ hóa

hóa –– Đường
Đường hóa
hóa

Nhân
Nhân men
men –– Lên
Lên men
men

Chưng
Chưng cất
cất

Tách
Tách nước
nước

Bio-Ethanol
Bio-Ethanol

Hình 1: Sơ đồ khối lưu trình sản xuất Bio-Ethanol của Nhà máy sản xuất Bio-Ethanol
Trang
13


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG BỔ SUNG

Ethanol


Nhà máy sản xuất Bio-

Chuẩn bị nguyên liệu
Nguyên liệu sử dụng cho Nhà máy là sắn khô. Nguyên liệu sắn khô bán trên thị
trường chủ yếu là loại sắn khúc có độ dài từ 40 ÷ 70 mm, sắn được gọt khoảng 65 ÷
70 % vỏ, phơi trên nền đất nên lượng cát, đá, đất, sắt lẫn trong sắn tương đối nhiều.
Sắn khô thu mua về nhà máy, một phần được chứa trong hệ thống kho tồn trữ, phần
còn lại được đưa vào trực tiếp sản xuất.
Công đoạn tách tạp chất
Nguyên liệu sắn lát trước khi được đưa qua máy nghiền phải được làm sạch,
loại bỏ các tạp chất như cát, đá, sỏi, kim loại, vv…bằng hệ thống thiết bị nam châm từ
tính (tại băng tải khu vực tồn trữ và bộ cấp liệu của máy nghiền) và hệ thống cung cấp
gió của bộ phận cấp liệu máy nghiền nhằm tránh hư hỏng, đảm bảo hoạt động ổn định
của máy nghiền và sản phẩm sau nghiền đạt chất lượng yêu cầu.
Công đoạn nghiền
Sắn được đưa qua máy nghiền búa nhằm phá vỡ cấu trúc màng tế bào thực vật
của nguyên liệu, giải phóng các hạt tinh bột khỏi các mô, giúp cho nước thẩm thấu
vào tinh bột tốt hơn để quá trình hồ hóa diễn ra nhanh hơn.
Nhà máy sử dụng công nghệ nghiền khô đáp ứng được tính đa dạng về nguyên
liệu và đáp ứng yêu cầu công nghệ về độ mịn của bột. Hệ thống được thiết kế đáp ứng
các tiêu chuẩn về tiếng ồn, về môi trường.
Công đoạn hòa bột
Bột sau nghiền được đưa vào khu vực chuẩn bị dịch và tách cát. Ở đây bột
được hòa trộn với nước công nghệ, nước ngưng và dòng dịch hèm tuần hoàn, sau đó
hỗn hợp dịch được đưa vào hệ thống Cyclon 3 cấp để tách cát. Phần dịch sau tách cát
được đưa vào Nhà sản xuất chính nhằm thực hiện công đoạn hồ hóa - đường hóa.
Công đoạn hồ hóa - đường hóa
Quá trình hồ hóa tinh bột nhằm mục đích: Phá vỡ tiếp những màng tế bào còn
lại của nguyên liệu, giải phóng tinh bột và chuyển tinh bột sang dạng hòa tan giúp cho
quá trình đường hóa thuận lợi hơn. Enzyme Alpha-amylase được sử dụng để hóa lỏng

tinh bột thành dextrin có độ nhớt thấp, hóa lỏng tinh bột là bước công nghệ hóa sinh
đầu tiên để chuyển đổi tinh bột thành đường lên men được.

Trang
14


Nhà máy sản xuất Bio-

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG BỔ SUNG

Ethanol

Quá trình đường hóa tinh bột nhằm mục đích: Chuyển hóa dextrin sang dạng
đường đơn, đường lên men được. Enzyme gluco amylase được sử dụng để chuyển
hóa tinh bột hòa tan thành đường có thể lên men được.

Phương trình tổng quát quá trình đường hóa như sau:
(C6H1

+

O5)n

n
H2O

0

162g




nC
H12O6

6

1

18

8g

0g

Công đoạn nhân men – lên men
Quá trình lên men là quá trình chuyển đường đơn thành Bio-Ethanol, khí CO 2
và các sản phẩm trung gian khác.
Phương trình tổng quát quá trình lên men như sau:
C6H12O6

 2C2H5OH

180 g

92 g

+


2CO2 +

31 cal

88 g

Quy trình lên men được sử dụng là lên men theo mẻ bao gồm 01 thùng hòa
men, 01 thùng nhân giống men, 04 thùng lên men và 01 thùng chứa giấm chín. Quá
trình lên men là quá trình sinh nhiệt, một lượng lớn nhiệt được tạo ra gây ức chế quá
trình lên men, do vậy dịch lên men cần được duy trì nhiệt độ ổn định bằng cách làm
mát dịch cưỡng bức ở thiết bị trao đổi nhiệt bên ngoài thùng lên men. Thời gian lên
men đối với dịch đường hóa từ 48 – 62 giờ, pH của khối dịch lên men từ 4,2 – 4,5;
nhiệt độ lên men tối ưu là 320C.
Sau khi lên men, hỗn hợp giữa Bio-Ethanol và các sản phẩm khác được gọi là
giấm chín có nồng độ Bio-Ethanol khoảng 9 – 14 %v/v. Giấm chín thu được sau quá
trình lên men được chuyển đến công đoạn chưng cất để tách Bio-Ethanol ra khỏi giấm
chín.
Công đoạn chưng cất
Trang
15


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG BỔ SUNG

Ethanol

Nhà máy sản xuất Bio-

Mục đích: Tách Bio-Ethanol ra khỏi giấm chín, loại bỏ các tạp chất và nâng
nồng độ Bio-Ethanol lên 95 %v/v.

Nhà máy áp dụng hệ thống chưng cất đa áp suất gồm 03 tháp chưng được phân
loại theo chức năng như sau:
Tháp cất thô: Gồm 02 tháp (01 tháp hoạt động ở áp suất chân không, 01 tháp
hoạt động ở áp suất khí quyển) có nhiệm vụ tách Bio-Ethanol ra khỏi giấm chín, nâng
nồng độ Bio-Ethanol lên 40-70% và hèm thải được tách ra ở đáy tháp.
Tháp cất tinh: Hỗn hợp Bio-Ethanol và nước thoát từ đỉnh tháp cất thô được
ngưng tụ và đưa vào tháp cất tinh để tách Bio-Ethanol và tạp chất, nâng nồng độ BioEthanol lên 95-96%v/v (Bio-Ethanol bán luyện).
Công đoạn tách nước
Do hiện tượng điểm đẳng phí của hỗn hợp Bio-Ethanol và nước nên sau công
đoạn chưng cất Bio-Ethanol thu được chỉ đạt nồng độ 95-96 %v/v. Để sử dụng làm
nhiên liệu, Bio-Ethanol tiếp tục được đưa qua công đoạn tách nước để đạt nồng độ tối
thiểu 99,8 %v/v.
Nhà máy sử dụng công nghệ lọc rây phân tử để tách nước. Hơi Bio-Ethanol
thoát ra từ tháp cất tinh được gia nhiệt siêu tốc để hoá hơi hoàn toàn sau đó được cấp
vào hệ thống tách nước bằng rây phân tử. Khi hỗn hợp Bio-Ethanol và nước ở dạng
hơi đi qua lớp vật liệu Zeolites 3A, nước sẽ bị giữ lại, còn hơi Bio-Ethanol sẽ thoát ra
ở đáy tháp và được ngưng tụ, làm mát sau đó được tồn chứa.
Một số công đoạn khác


Công đoạn thu hồi CO2

Khí CO2 thô từ bồn lên men qua các quá trình rửa, sấy khô, làm lạnh để hóa lỏng
thu được CO2 lỏng đạt tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm, sau đó được đưa vào bồn
chứa.


Tách chất rắn từ hèm thải

Hèm thải từ đáy tháp cất thô được chứa trong bồn chứa. Từ bồn chứa hèm

thải được bơm vào các máy ly tâm trục ngang dạng decanter. Sau khi qua ly tâm,
75 đến 85% hàm lượng chất rắn tách ra dưới dạng bã ẩm. Nước hèm thải sau ly
tâm(thin stillage) chứa khoảng 11% w/w hàm lượng chất rắn được chứa trong
thùng và được bơm một phần bổ sung cho dây chuyền công nghệ, một phần đưa
vào hệ thống XLNT.

Trang
16


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG BỔ SUNG

Ethanol

Nhà máy sản xuất Bio-

Lượng bã ướt sau đó được chuyển đến thiết bị sấy khô để sấy khô. Bã sấy
khô có ẩm độ 10-14% w/w, được lưu trữ trong kho chứa hoặc đưa đi tiêu thụ.


Hệ thống vệ sinh tại chỗ -CIP

Quy trình vệ sinh tại chỗ sử dụng dung dịch hoá chất tẩy rửa pha loãng và
nóng để vệ sinh, thanh trùng và hoà tan các cáu cặn bám trên bề mặt thiết bị trao
nhiệt, bồn chứa và đường ống,
Hệ thống phân phối dịch CIP bao gồm các ống dẫn và thiết bị phun tia đến
tất cả các thiết bị trao đổi nhiệt, các bồn chứa cần làm vệ sinh. Ở mỗi thiết bị được
gắn các van cô lập vận hành tự động hoặc bằng tay. Dung dịch hoá chất tẩy rửa
được tái sử dụng lại nhiều lần đến mức tối đa có thể sử dụng được.



Hệ thống nước giải nhiệt
Nhà máy trang bị hệ thống nước giải nhiệt có lưu lượng dự kiến như sau:

Hệ thống tháp giải nhiệt và đường ống được thiết kế để cung cấp nước giải
nhiệt đủ lượng nước theo yêu cầu công nghệ. Tháp giải nhiệt được thiết kế cho từng
công đoạn có độ chênh lệch nhiệt độ từ 2-12 oC. Nhiệt độ nước nóng trở về được
chọn theo nhiệt độ trung bình khoảng 40 oC và cấp nước giải nhiệt có nhiệt độ
khoảng 32oC.
II.3.2. Các hạng mục công trình
Do thay đổi công nghệ xử lý nước thải nên các hạng mục của dự án cũng có sự
điều chỉnh và sắp xếp lại hợp lý.
(Sơ đồ bố trí mặt bằng tổng thể đính kèm phần phụ lục )
Bố trí các hạng mục cần căn cứ vào các yếu tố sau:
- Hướng gió chính là hướng Đông và Tây Bắc.
- Vị trí lưới điện, vị trí thoát nước mưa ở hướng Tây dọc theo đường công nghiệp
của khu vực Nhà máy.
- Vị trí thoát nước thải ở hướng Bắc của mặt bằng.
- Vị trí tiếp nhận nước sạch nằm ở góc Tây Nam của mặt bằng.
- Mỗi hạng mục được bố trí theo tiêu chuẩn thiết kế về đường ống và khoảng
cách thiết bị.
Vị trí của các hạng mục được bố trí như sau:

Trang
17


Nhà máy sản xuất Bio-

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG BỔ SUNG


Ethanol

Tổng diện tích đất giai đoạn I của Nhà máy là 14,87 ha, trong đó diện tích xây
dựng (chưa bao gồm đường và khu vực cây xanh) là 65.359 m 2. Đất trống cho việc
mở rộng giai đoạn II nằm ở phía Nam của mặt bằng. Trong đó:
- Nhà hành chính, nhà ăn ca, gara, trạm y tế được bố trí đầu hướng gió song song
với tuyến đường 4 làn xe của KKT Dung Quất, ngay gần nhà bảo vệ và cổng ra vào
thuận tiện cho việc quản lý và liên hệ làm việc của khách hàng với Nhà máy.
- Kho sắn được bố trí gần cổng ra vào để thuận lợi cho quá trình tiếp nhận
nguyên liệu. Còn lại toàn bộ các hạng mục phục vụ sản xuất và phụ trợ được bố trí
thành các trục ngang theo hướng Nam – Bắc.

Bảng 3: Các hạng mục công trình xây dựng giai đoạn I
Tên hạng mục

Diện tích (m2)

TT

Số hiệu hạng mục

1

01

Kho chứa sắn khô

13.285


2

02

Nhà nghiền sắn

1.650

3

03

Nhà sản xuất chính

6.480

4

04

Khu vực thu hồi CO2

1.080

5

05

Khu vực ly tâm và sấy bã


2.970

6

07

Khu xử lý nước thải

12.100

7

09

Khu bể chứa nước sạch và nước chữa cháy

842,7

8

10

Hệ thống nước làm mát

1.340

9

11


Trạm nước khử khoáng

95,2

10

12

Khu vực lò hơi

1.505

11

13

Kho than

2.700

12

14A

Trạm biến áp chính

13

14B


Trạm biến áp khu sản xuất

14

15

Kho vật tư tổng hợp

432

15

16

Xưởng sửa chữa cơ khí

216

756
1.160

Trang
18


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG BỔ SUNG

Ethanol

Nhà máy sản xuất Bio-


16

17

Trạm khí nén

150

17

18

Khu vực tuabin phát điện

600

18

19

Nhà vệ sinh công nghiệp

108

19

21

Khu bể chứa thành phẩm và hoá chất


20

23

Trạm cân

21

24

Nhà xe

365

22

25

Nhà hành chính

504

23

26

Nhà ăn ca

551


24

27A

Nhà bảo vệ cổng chính

35

25

27B

Nhà bảo vệ cổng phụ

9

26

27C

Nhà bảo vệ cổng phụ

9

27

28

Trạm y tế


202

28

29

Nhà bảo hộ lao động

82

29

31

Silô chứa xỉ than

123

30

34

Nhà chuẩn bị dịch bột

300

31

35


Hệ thống máy làm lạnh

495

32

36

Nhà kho chứa hoá chất

514,5

33

37

Khu vực chứa bọt chữa cháy

50

34

38

Trạm xuất Bio-Ethanol

171

35


39

Khu vực hòa Xút

54

36

40

Bãi xe tải

13.845
9

570,5

Nguồn: Báo cáo thuyết minh công nghệ XLNT, năm 2010

Giai đoạn II dự kiến đầu tư các hạng mục:
- Xưởng chế biến phân vi sinh;
- Xưởng chế biến thức ăn gia súc;
- Dây chuyền thu hồi CO2 giai đoạn II công suất 20.000tấn/năm.
II.3. Tổng mức đầu tư
Trang
19


Nhà máy sản xuất Bio-


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG BỔ SUNG

Ethanol

Tổng mức đầu tư của dự án không có sự thay đổi. Chi phí đầu tư cho dự án
được cụ thể trong bảng sau:
Bảng 4: Chi phí đầu tư cho dự án
TT
1
2
3
4
5
6
7

Nội dung
Chi phí thiết bị công nghệ
Chi phí xây dựng công trình
Chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định

Chi phí quản lý dự án
Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng
Chi phí phí khác
Chi phí dự phòng vốn đầu tư
Tổng mức đầu tư của dự án

Thành tiền (đồng)
836.703.899.000

246.176.057.000
31.000.000.000
12.287.001.000
81.578.933.000
149.544.226.000
135.729.012.000
1.493.019.128.000

Nguồn: Báo cáo dự án đầu tư, năm 2009

II.4. Tiến độ thực hiện
Dự kiến hoàn thành trong quý I năm 2011, chia làm các mốc chính sau:
Bảng 5: Tiến độ triển khai dự án xây dựng Nhà máy Bio-Ethanol
TT

Công việc thực hiện

Thời gian

1

Khởi công

01/10/2009

2

Thiết kế cơ sở

01/10/2009 đến 13/01/2010


3

Thiết kế chi tiết

01/10/2009 đến 25/10/2010

4

Xây dựng

01/10/2009 đến 31/01/2010

5

Mua sắm thiết bị

Hội đồng quản
trị
27/12/2009
đến 27/11/2010

6BanLắp
thiết bị
Kiểmđặt
soát
7

Chạy thử


8

Đào tạo

03/05/2010 đến 31/01/2011
15/12/2010 đến 31/03/2011

Ban Giám đốc

01/02/2011 đến 31/03/2011

II.5. Tổ chức sản xuất
II.5.1. Sơ đồ tổ chức
P.TCHC

P.TCKT

Khối sản xuất

P.KHKD

Sơ đồ tổ chức của Nhà máy Bio-Ethanol được đưa ra trong hình 1.2.

Khác

PX. Xử lý bã hèm

PX. Bio-Ethanol

P.KT


PX. Nước

Trang
20

PX. Hơi

Kho nguyên, vật liệu

PX. Xử lý nước thải

PX. Điện


Nhà máy sản xuất Bio-

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG BỔ SUNG

Ethanol

Hình 2: Sơ đồ tổ chức Nhà máy Bio-Ethanol

II.5.2. Biên chế nhân sự
Tổng nhân lực Nhà máy dự kiến sử dụng khoảng 300 người (tính cho cả 3 ca sản
xuất).
II.5.3. Chế độ làm việc
- Số ngày làm việc trong năm: 330 ngày.
- Số ca sản xuất trong ngày:


3 ca

- Số giờ làm việc mỗi ca:

8 giờ.

III. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG, KINH TẾ - XÃ HỘI
Địa điểm xây dựng dự án không thay đổi so với dự án ĐTM bổ sung đã được Ủy
ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi cấp Quyết định phê duyệt số 1657/QĐ-UBND ngày
23/10/2009. Do đó, có các yếu tố về địa hình, địa chất, khí hậu, chế độ thuỷ văn và
yếu tố kinh tế, xã hội đều không thay đổi. Tuy nhiên vào thời điểm này dự án đã hoàn
tất việc san lấp mặt bằng và đang tiến hành thi công xây dựng nên hiện trạng môi
trường nền của dự án sẽ có một số thay đổi.
III.1. Hiện trạng môi trường
Để so sánh, đánh giá hiện trạng môi trường khu vực dự án vào thời điểm này
với hiện trạng môi trường khu vực dự án đã điều chỉnh lần trước, Chủ đầu tư đã điều
Trang
21


Nhà máy sản xuất Bio-

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG BỔ SUNG

Ethanol

tra các nguồn thải hiện có xung quanh, khảo sát khu vực và phối hợp với Trung tâm
Kỹ thuật Quan trắc Môi trường tiến hành quan trắc, đo đạc thực tế, lấy mẫu và phân
tích các chỉ tiêu chất lượng môi trường không khí, nước, đất tại khu vực dự án vào
ngày 16/4/2010 như sau:

(Sơ đồ vị trí lấy mẫu đính kèm phần phụ lục)
III.1.1. Chất lượng không khí
Các chỉ tiêu qua trắc: Nhiệt độ, độ ẩm, bụi lơ lửng, SO 2, NO2,CO, H2S, NH3,
tiếng ồn.
Thời điểm quan trắc: Ngày 16/4/2010
Vị trí quan trắc:
+ Điểm 1: K1 - Tại điểm mốc M3 + M4 cách hành lang tuyến ống Nhà máy lọc
dầu 50m về phía Đông khu vực dự án, tọa độ (108o49’068”, 15o22’304”);
+ Điểm 2: K2 - Tại điểm mốc M1 về phía Tây khu vực dự án, tọa độ
(108o48’803”, 15o22’209”);
+ Điểm 3: K3 - Tại điểm mốc M5 + M6 về phía Bắc dự án tại khu nhà điều
hành, tọa độ (108o48’937”, 15o22’385”).
Kết quả phân tích như sau:
Bảng 6: Kết quả chất lượng không khí khu vực dự án (tháng 4/2010)
Kết quả
TT Thông số

Đơn
vị

QCVN 05:2009/BTNMT

K1

K2

K3

QCVN 06:2009/BTNMT
trung bình 1 giờ


1

Nhiệt độ

o

C

29,8

30,8

29,2

-

2

Độ ẩm

%

56,7

50,7

59,3

-


3

Bụi lơ
lửng

µg/m3

82,3

67,9

76,2

300

4

SO2

µg/m3

18,6

16,3

17,9

350


5

NO2

µg/m3

106,5

97,6

149,5

200

6

CO

µg/m3

12.305,6

10.028,9

12.469,1

30.000

7


H2S

µg/m3

KPH

KPH

KPH

42

Trang
22


Nhà máy sản xuất Bio-

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG BỔ SUNG

Ethanol

8

µg/m3

NH3

KPH


KPH

KPH

Tiếng ồn
9

Tiếng ồn

dBA

200
TCVN 5949-1998

58,3

49,6

62,6

75

Nhận xét:
 Chỉ tiêu độ ồn tại thời điểm kiểm tra đạt yêu cầu theo TCVN 5949- 1998 (tiêu
chuẩn giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư).
 Chỉ tiêu hàm lượng bụi, SO2 NO2, CO, NH3, H2S tại thời điểm kiểm tra hầu hết
đạt yêu cầu theo QCVN 05:2009/BTNMT (Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về
chất lượng không khí xung quanh) và QCVN 06:2009/BTNMT (Quy chuẩn kỹ
thuật Quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh).
So sánh kết quả quan trắc trên với các số liệu lấy mẫu quan trắc môi trường

không khí khu vực dự án vào tháng 4/2009 (bảng 7) cho thấy hiện trạng môi trường
không khí khu vực đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất Bio-Ethanol chưa có dấu hiệu
bị ô nhiễm, tại thời điểm khảo sát và lấy mẫu, các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho
phép (QCVN 05:2009/BTNMT, QCVN 06:2009/BTNMT và TCVN 5949-1998).
Đồng thời, kết quả phân tích mẫu của 02 đợt quan trắc chênh lệch không đáng kể; từ
đó, cho thấy môi trường không khí tại khu vực dự án trong hai năm 2009 và 2010
không thay đổi nhiều.
Bảng 7: Kết quả chất lượng không khí khu vực dự án (tháng 4/2009)
Vị trí kiểm tra - đo
đạc

TT
1

TCVN 5949:1998
Đơn vị

Kết quả

QCVN 05:2009/BTNMT
QCVN 06:2009/BTNMT

K’1 - Tại điểm mốc M3 + M4 cách hành lang tuyến ống Nhà máy lọc dầu 50m
về phía Đông khu vực dự án
-

Ồn

dBA


61,7

75,0

-

Bụi lơ lửng (TSP)

µg/m3

78,91

300

- NH3

µg/m3

KPH

200

- H2S

µg/m3

KPH

42


- SO2

µg/m3

19,7

350

- CO

µg/m3

10.438,5

30.000

- NO2

µg/m3

104,73

200
Trang

23


Nhà máy sản xuất Bio-


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG BỔ SUNG

Ethanol

2

3

4

5

K’2 - Tại điểm mốc M1 về phía Tây khu vực dự án
-

Ồn

dBA

49,8

75,0

-

Bụi lơ lửng (TSP)

µg/m3

56,94


300

- NH3

µg/m3

KPH

200

- H2S

µg/m3

KPH

42

- SO2

µg/m3

17,1

350

- CO

µg/m3


11.289,8

30.000

- NO2

µg/m3

98,9

200

K’3 - Giữa khu vực dự kiến xây dựng Nhà máy giai đoạn I
-

Ồn

dBA

59,2

75,0

-

Bụi lơ lửng (TSP)

µg/m3


58,13

300

- NH3

µg/m3

KPH

200

- H2S

µg/m3

KPH

42

- SO2

µg/m3

16,3

350

- CO


µg/m3

12.050,2

30.000

- NO2

µg/m3

111,87

200

K’4 - Tại điểm mốc M11 về phía Tây Nam dự án
-

Ồn

dBA

50,1

75,0

-

Bụi lơ lửng (TSP)

µg/m3


55,75

300

- NH3

µg/m3

KPH

200

- H2S

µg/m3

KPH

42

- SO2

µg/m3

17,9

350

- CO


µg/m3

11.418,5

30.000

- NO2

µg/m3

102,28

200

K’5 - Tại điểm mốc M5 + M6 về phía Bắc dự án
-

Ồn

dBA

59,6

75,0

-

Bụi lơ lửng (TSP)


µg/m3

61,3

300

- NH3

µg/m3

KPH

200

- H2S

µg/m3

KPH

42

- SO2

µg/m3

15,7

350


- CO

µg/m3

12.824,8

30.000
Trang

24


Nhà máy sản xuất Bio-

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG BỔ SUNG

Ethanol

µg/m3

- NO2
6

7

155,93

200

K’6 - Tại điểm mốc M10, gần các hộ dân cư Đội 1 - thôn Đông Lỗ

-

Ồn

dBA

49,2

75,0

-

Bụi lơ lửng (TSP)

µg/m3

55,86

300

- NH3

µg/m3

KPH

200

- H2S


µg/m3

KPH

42

- SO2

µg/m3

19,1

350

- CO

µg/m3

15.217,9

30.000

- NO2

µg/m3

103,39

200


K’7 - Giữa khu vực dự kiến xây dựng Nhà máy giai đoạn II
-

Ồn

dBA

51,8

75,0

-

Bụi lơ lửng (TSP)

µg/m3

56,84

300

- NH3

µg/m3

KPH

200

- H2S


µg/m3

KPH

42

- SO2

µg/m3

16,7

350

- CO

µg/m3

11.853,9

30.000

- NO2

µg/m3

100,65

200


III.1.2. Chất lượng nước
Thời điểm lấy mẫu vào mùa khô nên các nguồn nước mặt xung quanh đã khô
cạn, do đó không lấy được mẫu nước mặt. Trung tâm Kỹ thuật Quan trắc Môi trường
đã tiến hành khảo sát, lấy 02 mẫu nước ngầm - nước giếng khơi tại hai vị trí NN1,
NN2 như đợt quan trắc đã thực hiện vào tháng 4 năm 2009.
Vị trí lấy mẫu nước ngầm:
+ Điểm 1: NN1 – Hộ bà Võ Thị Liệu, đội 2, thôn Đông Lỗ về phía Tây Nam khu
vực dự án, tọa độ (108o48’818”, 15o22’206”).
+ Điểm 2: NN2 – Hộ bà Phùng Thị Lự, đội 1, thôn Đông Lỗ về phía Đông Nam
khu vực dự án, tọa độ (108o49’061”, 15o21’843”).
Kết quả phân tích như sau:
Bảng 8: Kết quả chất lượng nước ngầm khu vực dự án (tháng 4/2010)
TT

Thông số

Đơn vị

Kết quả

QCVN
Trang

25


×