Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

chế độ bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (781.21 KB, 69 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA LUẬT
----------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
KHÓA 38 (2012 – 2015)

Đề tài:
CHẾ ĐỘ BỒI THƯỜNG ĐỐI VỚI NGƯỜI BỊ TAI NẠN
LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP

Giảng viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

Võ Thị Bảo Trâm

Phạm Thị Mỹ Linh

Bộ môn Luật Thương Mại

MSSV: S120042
Lớp: Luật VB2 Đồng Tháp - K38

Cần Thơ, tháng 12 năm 2014


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

................................................................................................................................................


................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................

................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................


NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN

................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................

................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................

................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................


MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................... 1
3. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... 2
5. Kết cấu đề tài ............................................................................................................... 3

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẾ ĐỘ BỒI THƯỜNG ĐỐI
VỚI NGƯỜI BỊ TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP......... 4
1.1 Khái niệm về bồi thường thiệt hại, chế độ bồi thường, tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp và phân loại tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ................................... 4
1.1.1 Khái niệm ............................................................................................................ 4
1.1.1.1 Bồi thường thiệt hại ...................................................................................... 4
1.1.1.2 Chế độ bồi thường ........................................................................................ 7
1.1.1.3 Tai nạn lao động ........................................................................................... 7
1.1.1.4 Bệnh nghề nghiệp ......................................................................................... 10
1.1.2 Phân loại tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ................................................. 11
1.1.2.1 Tai nạn lao động ........................................................................................... 11
1.1.2.2 bệnh nghề nghiệp .......................................................................................... 12
1.2 Đặc điểm, đối tượng và phạm vi áp dụng chế độ bồi thường và căn cứ xác định
trách nhiệm bồi thường đối với tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ........................ 13

1.2.1 Đặc điểm của chế độ bồi thường đối với tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp ............................................................................................................................... 13
1.2.2 Đối tượng và phạm vi áp dụng chế độ bồi thường đối với tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp ............................................................................................................. 14
1.2.3 Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường đối với tai nạn lao động ................. 15
1.2.3.1 Có hành vi vi phạm pháp luật gây ra ........................................................... 15
1.2.3.2 Có thiệt hại xảy ra ........................................................................................ 16
1.2.3.3 Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm gây thiệt hại và hậu quả
thiệt hại ............................................................................................................................. 16
1.2.3.4 Có lỗi của người vi phạm ............................................................................. 17
1.3 Ý nghĩa của quy định pháp luật về chế độ bồi thường trong luật lao động ........ 17
1.3.1 Đảm bảo và củng cố kỷ luật trong quan hệ lao động ....................................... 17
1.3.2 Đảm bảo lợi ích của các bên trong quan hệ lao động ...................................... 18


1.4 Sơ lược lịch sử quy định pháp luật về chế độ bồi thường đối với người bị tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp ............................................................................................ 18
1.4.1 Giai đoạn từ năm 1945 đến trước khi có Bộ luật Lao động năm 1994 ........... 18
1.4.2 Giai đoạn từ khi có Bộ luật Lao động năm 1994 đến nay ................................ 20

CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CHẾ ĐỘ BỒI THƯỜNG
ĐỐI VỚI NGƯỜI BỊ TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ
NGHIỆP……………………………………………………………………………….22
2.1 Quyền của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và trách nhiệm
của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp .. 22
2.1.1 Quyền của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ................. 22
2.1.2 Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp ............................................................................................................. 23
2.2 Chế độ bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ............ 26
2.2.1. Điều kiện để người lao động được bồi thường thiệt hại .................................. 26

2.2.1.1 Đối với người bị tai nạn lao động ................................................................ 26
2.2.1.2 Đối với người bị bệnh nghề nghiệp .............................................................. 27
2.2.2 Mức bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ............... 27
2.3 Chế độ trợ cấp đối với người bị tai nạn lao động................................................... 31
2.3.1 Trường hợp được trợ cấp đối với người bị tai nạn lao động ............................ 31
2.3.2 Mức trợ cấp đối với người bị tai nạn lao động.................................................. 32
2.4 Khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo và thời hạn khai báo, điều tra, thống kê,
báo cáo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ................................................................. 33
2.4.1 Khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo và thời hạn khai báo, điều tra, thống kê,
báo cáo tai nạn lao động .................................................................................................. 33
2.4.1.1 Khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động ............................... 33
2.4.1.2 Thời hạn khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động ................ 36
2.4.2 Thống kê, báo cáo và thời hạn thống kê, báo cáo bệnh nghề nghiệp .............. 37
2.4.2.1 Thống kê, báo cáo bệnh nghề nghiệp ........................................................... 37
2.4.2.2 Thời hạn thống kê, báo cáo bệnh nghề nghiệp............................................. 38
2.5 Lập hồ sơ và thời gian thực hiện bồi thường, trợ cấp đối với người bị tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp .................................................................................................. 38


CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ CHẾ ĐỘ BỒI THƯỜNG ĐỐI VỚI
NGƯỜI BỊ TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP VÀ GIẢI
PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG ĐỐI VỚI
NGƯỜI BỊ TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP .................... 41
3.1 Thực trạng về chế độ bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp ............................................................................................................................... 42
3.2 Một số bất cập trong quy định pháp luật về chế độ bồi thường trong tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp và đề xuất hoàn thiện pháp luật ........................................... 49
3.3 Một số ý kiến nhằm hạn chế tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ở nước ta ...... 52

KẾT LUẬN.................................................................................................... 55



Chế độ bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

LỜI NÓI ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật chất và
các giá trị tinh thần của xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao là
nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước. Việc xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp là không thể tránh khỏi trong quá trình lao động, chúng xảy ra từ những nguyên
nhân khác nhau như do người sử dụng lao động vì mục đích lợi nhuận mà người sử dụng
lao động không trang bị những phương tiện bảo hộ cá nhân trong lao động, hoặc do thiên
tai, hỏa hoạn, hoặc do nhận thức của người lao động về tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp còn kém mà tự gây ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho mình.
Dù tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp xảy ra do nguyên nhân nào thì người lao
động cũng là người phải gánh chịu hậu quả nặng nề nhất, bị ảnh hưởng đến tính mạng,
sức khỏe. Do đó, Bộ luật Lao động quy định chế độ bồi thường thiệt hại đối với người bị
tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhằm bảo vệ lợi ích, bù đắp người lao động khi bị tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Kể từ khi ban hành Bộ luật Lao động cho tới nay đã qua nhiều lần sửa đổi, bổ
sung. Bên cạnh đó các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành về chế độ bồi
thường thiệt hại đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cũng được ban hành.
Điều đó cho thấy chế độ bồi thường thiệt hại đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp đã được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình phát triển của đất nước và sự phát
triển của lực lượng lao động. Đến nay thì các quy định về chế độ bồi thường thiệt hại đối
với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ngày càng được hoàn chỉnh. Tuy nhiên
bên cạnh những kết quả đạt được thì các quy định về chế độ bồi thường thiệt hại đối với
người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp vẫn có nhiều thiếu sót, bất cập mà những
thiếu sót, bất cập đó là ảnh hưởng đến lợi ích của người lao động bị tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp. Điển hình như pháp luật lao động hiện hành chỉ quy định nước ta chỉ

có 29 bệnh nghề nghiệp nhưng trên thực tế bệnh nghề nghiệp có nhiều hơn nhưng không
được hưởng chế độ.
Vì thế, người viết chọn đề tài: “Chế độ bồi thường đối với người bị tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp”. Với mục đích phân tích những thiếu sót, bất cập về các quy
định của chế độ bồi thường thiệt hại đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Qua đó, người viết đưa ra một số ý kiến, đề xuất liên quan đến chế độ bồi thường thiệt
hại đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
2 Mục tiêu nghiên cứu

GVHD: Võ Thị Bảo Trâm

1

SVTH: Phạm Thị Mỹ Linh


Chế độ bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Người viết nghiên cứu đề tài với mục tiêu như sau:
Tìm hiều những vấn đề lý luận chung về chế độ bồi thường thiệt hại đối với
người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Phần quy định của pháp luật người viết
không đi sâu vào nghiên cứu quy định hiện hành về chế độ bồi thường thiệt hại đối với
người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Thay vào đó, người viết sẽ tìm hiểu một
cách khái quát quy định của pháp luật về chế độ bồi thường thiệt hại đối với người bị tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp qua các thời kỳ cụ thể từ năm 1945 đến nay. Để cho
người đọc thấy các quy định về chế độ bồi thường thiệt hại đối với người bị tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp được bổ sung, thay đổi, hoàn thiện qua các thời kỳ và chỉ ra
những bất cập, thiếu sót của các quy định hiện hành về chế độ bồi thường thiệt hại đối
với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Từ đó người viết đưa ra một số ý kiến,
đề xuất liên quan đến chế độ bồi thường thiệt hại đối với người bị tai nạn lao động, bệnh

nghề nghiệp.
3 Phạm vi nghiên cứu
Bồi thường thiệt hại trong Bộ luật Lao động chia thành các loại như bồi thường
thiệt hại về tài sản, bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và bồi thường thiệt hại do
chấm dứt hợp đồng trái pháp luật. Tuy nhiên trong phạm vi nghiên của luận văn tốt
nghiệp, đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề về loại bồi thường thiệt hại về tính mạng
và sức khỏe do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp gây ra, tức là chế độ bồi thường thiệt
hại đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
4 Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này người viết đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu
sau:
Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lênin
được sử dụng nghiên cứu, xây dựng các vấn đề của luận văn.
Phương pháp lịch sử được sử dụng nghiên cứu, tìm hiểu các quy định của pháp
luật về chế độ bồi thường thiệt hại đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
qua các thời kỳ cụ thể là từ năm 1945 đến nay;
Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng khi phân tích các vấn đề liên
quan đến chế độ bồi thường thiệt hại đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
và khái quát những nội dung cơ bản của từng vấn đề được nghiên cứu trong luận văn;
Phương pháp so sánh được thực hiện nhằm tìm hiểu quy định của pháp luật hiện
hành về chế độ bồi thường thiệt hại đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
với các quy định của pháp luật trước đây về chế độ bồi thường thiệt hại đối với người bị
GVHD: Võ Thị Bảo Trâm

2

SVTH: Phạm Thị Mỹ Linh


Chế độ bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp


tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
5 Kết cấu đề tài
Đề tài “Chế độ bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp”
bao gồm những phần chủ yếu sau:
Mục lục, lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và ba chương chính
Chương 1: Lý luận chung về chế độ bồi thường đối với người bị tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp
Chương 2: Quy định pháp luật về chế độ bồi thường đối với người bị tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp
Chương 3: Thực trạng về chế độ bồi thường đối với người bị tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp và một số ý kiến nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật

GVHD: Võ Thị Bảo Trâm

3

SVTH: Phạm Thị Mỹ Linh


Chế độ bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẾ ĐỘ BỒI THƯỜNG ĐỐI VỚI
NGƯỜI BỊ TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP
1.1 Khái niệm về bồi thường thiệt hại, chế độ bồi thường, tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp và phân loại tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1.1.1 Khái niệm
1.1.1.1 Bồi thường thiệt hại
Xã hội là tổng hòa các mối quan hệ đa dạng, phức tạp giữa các cá nhân, tổ chức

và cả Nhà nước. Trong thực tế nếu các mối quan hệ hệ đó được thực hiện một cách tự do
mà không có sự ràng buộc thì khả năng xâm phạm quyền và gây thiệt hại cho người khác
để đảm bảo quyền và lợi ích của mình luôn xảy ra. Do vậy vấn đề “bồi thường thiệt hại”
luôn được đặt ra trong hệ thống pháp luật của quốc gia.
Để hiểu được khái niệm “bồi thường thiệt hại” cần phải hiểu các từ ngữ “bồi
thường” và “thiệt hại”.
Theo từ điển Tiếng việt thì bồi thường là đền bù những tổn hại đã gây ra, thiệt
hại là mất mát, hư hỏng nặng nề về người và của1.
Trong khoa học pháp lý, thuật ngữ thiệt hại được hiểu là: “Tổn thất về tính
mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, tài sản của cá nhân, tổ chức được pháp luật bảo vệ”2.
Thiệt hại phân làm hai loại là thiệt hại vật chất, gồm tài sản bị mất bị hủy hại, bị
hư hỏng, chi phí hợp lý phải bỏ ra để khắc phục, ngăn chặn thiệt hại cùng hoa lợi, lợi tức
không thu được mà đáng lẽ phải thu được và những tổn thất về tinh thần như danh dự, uy
tính, tên tuổi, nhân thân là những yếu tố có vai trò trong việc tạo lập, duy trì và phát triển
các mối quan hệ cá nhân và cộng đồng của chủ thể bị xâm hại. Tuy nhiên, trong bài viết
này chỉ nghiên cứu vấn đề thiệt hại về tính mạng và sức khỏe.
Bồi thường thiệt hại được hiểu theo nhiều phương diện, nhiều góc độ khác nhau
như:
Về phương diện kinh tế, bồi thường thiệt hại được hiểu là nghĩa vụ của người gây
ra thiệt hại về tính mạng sức khỏe, tài sản cho người khác mà trái với quy định pháp luật
thì phải khắc phục những hậu quả mà mình đã gây ra bằng việc hoàn trả cho người bị
thiệt hại một khoản tiền nhất định.

Từ điển tiếng việt, Nxb. Thanh niên, Hà Nội, năm 2011.
TS. Nguyễn Hữu Chí - ThS. Đỗ Gia Thắng, Chế độ bồi thường trong Luật Lao động Việt Nam, Nxb. Tư pháp, Hà
Nội, năm 2006, trang 10.
1
2

GVHD: Võ Thị Bảo Trâm


4

SVTH: Phạm Thị Mỹ Linh


Chế độ bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Về phương diện pháp luật, sự tồn tại của thiệt hại đặt ra yêu cầu giải quyết quan
hệ giữa bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại theo tiêu chí, khuôn khổ mà pháp luật quy
định. Theo quy định thì chủ thể gây thiệt hại phải có nghĩa vụ khắc phục hậu quả đã gây
ra cho chủ thể bị thiệt hại (trừ trường hợp gây thiệt hại vì lý do bất khả kháng). Nghĩa vụ
này là lẽ công bằng, bởi vì nó đảm bảo được quyền, lợi ích của chủ thể bị thiệt hại, một
mặt loại bỏ sự tuyệt đối hóa quyền tự do cá nhân, mặt khác xác định trách nhiệm của chủ
thể đối với hoạt động của chính mình trước quyền và lợi ích hợp pháp của mọi người.
Về phương diện pháp lý, trong quan hệ lao động, khi người lao động và người sử
dụng lao động xác lập một quan hệ lao động thì đồng thời giữa họ xuất hiện một quan hệ
nghĩa vụ. Nghĩa vụ này do pháp luật quy định hay do các bên tự thỏa thuận với nhau
trong hợp đồng lao động. Trong quá trình thực hiện nghĩa vụ giữa các bên có thể xảy ra
hành vi vi phạm, gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản. Do đó, pháp luật đặt ra
quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Điều đó có nghĩa là chủ thể gây thiệt hại
phải có trách nhiệm pháp lý với hậu quả mà mình gây ra. Để tìm hiểu khái niệm bồi
thường thiệt hại dưới góc độ pháp lý cần hiểu được thế nào là trách nhiệm pháp lý.
Trong khoa học pháp lý, trách nhiệm thường được hiểu theo hai nghĩa: trách
nhiệm chủ động (có trách nhiệm), và trách nhiệm bị động (chịu trách nhiệm). Nếu trách
nhiệm chủ động được hiểu là bổn phận, nghĩa vụ mà chủ thể phải thực hiện, thì trách
nhiệm bị động được hiểu là những hậu quả bất lợi mà chủ thể phải gánh vác do không
thực hiện đúng, đủ nghĩa vụ của mình3.
Trách nhiệm pháp lý được hiểu là những phản ứng của Nhà nước đối với hành vi
vi phạm pháp luật. Tùy theo mức độ vi phạm, các chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp

luật phải gánh chịu những hậu quả bất lợi trước pháp luật 4.
Nói cách khác thì trách nhiệm pháp lý là chế tài chỉ có cơ quan nhà nước có thẩm
quyền mới được áp dụng, vì biện pháp cưỡng chế mang lại hậu quả bất lợi cho chủ thể vi
phạm.
Sau khi vi phạm pháp luật chủ thể thường có xu hướng che đậy hành vi vi phạm
của mình để tránh việc chịu hậu quả pháp lý bất lợi của trách nhiệm pháp lý. Vì thế, việc
truy cứu trách nhiệm pháp lý là vấn đề phải đặt ra nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi
ích xã hội, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Truy cứu trách nhiệm pháp lý là hoạt
động của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền nhằm thu thập, xác minh các yếu tố liên quan

, , Ts. Phan Trung Hiền, Lý luận về Nhà nước và pháp luật quyển 2, Nxb. Chính trị quốc gia-Sự thật, Hà Nội,
năm 2011, trang 143-144.
3 4 5

GVHD: Võ Thị Bảo Trâm

5

SVTH: Phạm Thị Mỹ Linh


Chế độ bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

đến hành vi vi phạm và chủ thể vi phạm để áp dụng chế tài tương thích với hành vi vi
phạm đó5.
Sỡ dĩ Nhà nước phải truy cứu trách nhiệm pháp lý là để trừng phạt những chủ thể
có hành vi vi phạm pháp luật gây ra hậu quả xấu cho xã hội, trốn tránh trách nhiệm mà
chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật phải thực hiện. Các chủ thể khi tham gia vào quan
hệ pháp luật luôn hoạt động có lý trí và ý chí, nghĩa là họ nhận thức được việc mình làm
và họ có khả năng tự lựa chọn cách thức xử sự sao cho phù hợp với pháp luật và đạo đức

xã hội, nhưng các chủ thể lại lựa chọn cách xử sự trái pháp luật nên phải gánh chịu trách
nhiệm về sự lựa chọn của mình.
Điều 35 Hiến pháp 2013 quy định: “Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề
nghiệp, việc làm và nơi làm việc; Người làm công ăn lương được đảm bảo các điều kiện
làm việc công bằng, an toàn; được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi”.
Nhà nước luôn bảo vệ quyền công dân trong quá trình lao động, người sử dụng
lao động phải đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khỏe cho người lao động trong quá
trình lao động cụ thể được quy định trong Bộ luật Lao động hiện hành. Tuy nhiên trong
quá trình lao động người sử dụng lao động có thể vì lợi ích của mình hoặc do hoàn cảnh
nào đó mà có những hành vi vi phạm quyền, lợi ích của người lao động. Để ngăn chặn và
khắc phục những hành vi vi phạm pháp luật gây ra, Nhà nước đã sử dụng nhiều biện pháp
khác nhau trong đó bồi thường thiệt hại có thể coi là một chế định để bảo vệ các quan hệ
lao động, bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong quan hệ lao động
không bị xâm phạm bởi những hành vi trái pháp luật.
Quan hệ bồi thường thiệt hại do Bộ luật Lao động điều chỉnh chỉ phát sinh giữa
các chủ thể trong quan hệ lao động và hành vi gây thiệt hại phải liên quan đến quá trình
thực hiện quyền và nghĩa vụ trong quan hệ lao động. Những hành vi gây thiệt hại của
những chủ thể không phải là chủ thể của quan hệ lao động gây ra thì không do Bộ luật
Lao động hiện hành điều chỉnh.
Bồi thường thiệt hại là quy định được đặt ra nhằm bảo vệ người bị thiệt hại.
Người gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại, bù đắp những thiệt hại hoặc một phần thiệt
hại do hành vi vi phạm gây ra đối với người bị thiệt hại. Những thiệt hại ấy dù là thiệt hại
về vật chất hay tinh thần đều được đền bù bằng một lượng vật chất nhất định do luật quy
định hay do các bên thỏa thuận.
Bồi thường thiệt hại trong luật lao động là một loại trách nhiệm pháp lý phát sinh
khi một bên trong quan hệ lao động có hành vi vi phạm nghĩa vụ, gây thiệt hại cho bên

GVHD: Võ Thị Bảo Trâm

6


SVTH: Phạm Thị Mỹ Linh


Chế độ bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

kia nhằm khôi phục tình trạng tài sản, bù đắp tổn thất về tinh thần, sức khỏe cho người bị
hại6.
Bồi thường thiệt hại trong luật lao động chia thành các loại như bồi thường thiệt
hại về tài sản, bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và bồi thường thiệt hại do
chấm dứt hợp đồng trái pháp luật. Trong bài viết này thì người viết chỉ nghiên cứu về loại
bồi thường thiệt hại về tính mạng và sức khỏe, người sử dụng lao động có trách nhiệm
bồi thường thiệt hại cho người lao động khi xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
trong quá trình lao động.
1.1.1.2 Chế độ bồi thường
Chế độ là hệ thống tổ chức, tổng hợp các quy định về một vấn đề. Khi đề cập tới
một loại chế độ về một vấn đề nào đó nghĩa là nói đến tổng hợp những quy định về vấn
đề đó, những quy định này có thể do pháp luật quy định hay do các bên thỏa thuận. Trong
luật lao động, chế độ bồi thường cũng là tổng hợp những quy định của pháp luật và thỏa
thuận của các bên trong hợp đồng lao động, hợp đồng học nghề về trách nhiệm bồi
thường khi có hành vi gây thiệt hại. Nếu như không có những quy định này thì không thể
áp dụng trách nhiệm bồi thường đối với người vi phạm.
Chế độ bồi thường trong luật lao động là tổng hợp các quy định về căn cứ, mức
độ, phạm vi, cách thức, biện pháp thực hiện bồi thường thiệt hại mà căn cứ vào đó các
bên có liên quan thực hiện nghĩa vụ bồi thường khi xảy ra những điều kiện thỏa mãn quy
định của pháp luật hoặc sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng lao động7.
Tức là khi một bên có hành vi vi phạm pháp luật hoặc thỏa thuận giữa các bên
gây thiệt hại cho bên kia, thì bên bị thiệt hại căn cứ vào những quy định của pháp luật
hoặc thỏa thuận như mức độ thiệt hại, phạm vi thiệt hại mà yêu cầu bên gây thiệt hại phải
có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại như thế nào.

1.1.1.3 Tai nạn lao động
Điều 142 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định: “Tai nạn lao động là tai nạn gây
tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người
lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm
vụ lao động”.
Nếu dừng lại ở quy định của Bộ luật Lao động năm 2012 tai nạn được xem là tai
nạn lao động khi xảy ra trong quá trình lao động tức là khi người lao động thực hiện

TS. Nguyễn Hữu Chí - ThS. Đỗ Gia Thắng, Chế độ bồi thường trong Luật Lao động Việt Nam, Nxb. Tư pháp, Hà
Nội, năm 2006, trang 16.
7
TS. Nguyễn Hữu Chí - ThS. Đỗ Gia Thắng, Chế độ bồi thường trong Luật Lao động Việt Nam, Nxb. Tư pháp, Hà
Nội, năm 2006, trang 24.
6

GVHD: Võ Thị Bảo Trâm

7

SVTH: Phạm Thị Mỹ Linh


Chế độ bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

quyền và nghĩa vụ của lao động đã cam kết với người sử dung lao động trong hợp đồng
lao động. Còn những tai nạn lao động xảy ra trong thời gian vệ sinh cá nhân, đoạn đường
đi và về giữa nơi ở và nơi làm việc, thời gian nghỉ giải lao có được xem là tai nạn lao
động không thì Bộ luật lao động hiện hành chưa nêu rõ. Tuy nhiên, Nghị định số 45/2013
ngày 10 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao
động về thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động đã hướng dẫn rõ thêm

những trường hợp mà luật chưa nêu rõ:
Tai nạn lao động là tai nạn gây thương tổn cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào
của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn
liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động, kể cả thời gian nghỉ giải lao, ăn
giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, vệ sinh kinh nguyệt, tấm rửa, cho con bú, đi vệ sinh,
chuẩn bị và kết thúc công việc tại nơi làm việc8.
Quy định chỉ rõ tai nạn xảy ra trong thời gian lao động và có sự quản lý trực tiếp
của người sử dụng lao động thì được xem là tai nạn lao động. Thời gian lao động bao
gồm thời gian thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động, thời gian giải lao, vệ sinh cá nhân.
Khoản 2 Điều 12 Nghị định số 45/2013 ngày 10 tháng 5 năm 2013 của Chính
phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ
ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động quy định: “Tai nạn được coi là tai nạn lao
động là tai nạn xảy ra tại địa điểm và thời gian hợp lý khi người lao động đi từ nơi ở đến
nơi làm việc, từ nơi làm việc về nơi ở”. Nghị định thừa nhận tai nạn xảy ra trên đoạn
đường đi và về giữa nơi ở và nơi làm việc là tai nạn lao động. Tuy nhiên Nghị định lại
không giải thích tai nạn xảy ra do nguyên nhân nào thì xem là tai nạn lao động, vấn đề
này cũng gây nhiều khó khăn và tranh cãi, có hai quan điểm khác nhau về quy định hiện
hành:
Quan điểm thứ nhất cho rằng nên bỏ quy định này vì quan hệ lao động do hai bên
thiết lập, tự nguyện thỏa thuận về thời gian, địa điểm làm việc, do đó người sử dụng lao
động chỉ chịu trách nhiệm trong quá trình lao động, thời gian mà họ đơn phương tổ chức,
quản lý theo kế hoạch của mình và sẽ là vô lý nếu như bắt họ phải chịu trách nhiệm khi
người lao động tự nguyện đến nơi làm việc và chủ động về phương tiện của mình. Còn
nếu người lao động không có lỗi, họ sẽ được bên thứ ba gây thiệt hại bồi thường theo quy
định của Bộ luật Dân sự năm 2005. Quan điểm này cho rằng trách nhiệm trong trường
hợp này của người sử dụng lao động chỉ dừng lại ở trách nhiệm đạo đức, tức là dựa trên
sự tự nguyện. Quan điểm này không phù hợp do Bộ luật Lao động năm 2012 xây dựng
Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 45/2013 ngày 10 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của
bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động.
8


GVHD: Võ Thị Bảo Trâm

8

SVTH: Phạm Thị Mỹ Linh


Chế độ bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

trên tinh thần bảo vệ người lao động nhưng vẫn đảm bảo quyền, lợi ích của người sử
dụng lao động. Người lao động cần phải đảm bảo được cuộc sống nếu người sử dụng lao
động không chịu trách nhiệm bồi thường thì cuộc sống của người lao động không đảm
bảo.
Quan điểm thứ hai cho rằng không nên coi tất cả tai nạn xảy ra trên đoạn đường
đi và về của người lao động đều là tai nạn lao động, bởi vì có những tai nạn xảy ra mà
nguyên nhân không liên quan đến quan hệ lao động thì không thể coi là tai nạn lao động.
Người viết đồng ý với quan điểm này vì nếu tai nạn xảy ra mà nguyên nhân tai nạn là do
người lao động uống rượu say sau giờ làm việc, không làm chủ được tốc độ thì không
được xem là tai nạn lao động. Trường hợp này cũng được luật dự liệu trước nên quy định
tai nạn xảy ra tại địa điểm và thời gian hợp lý khi người lao động đi từ nơi ở đến nơi làm
việc, từ nơi làm việc về nơi ở9. Tai nạn xảy ra ở một nơi nhất định mà nơi đó phải nằm
trên tuyến đường từ nơi ở của người lao động đến nơi làm việc và khoản thời gian phù
hợp với độ dài của tuyến đường từ nơi ở của người lao động đến nơi làm việc, thời gian
được tính từ lúc người lao động kết thúc công việc và về đến nơi ở hoặc thời gian bắt đầu
từ nơi ở đi đến nơi làm việc.
Trường hợp người lao động thực hiện công việc không thuộc công việc, nhiệm
vụ theo hợp đồng lao động mà thực hiện theo yêu cầu của người sử dụng lao động, khi
xảy ra tai nạn thì có xem tai nạn đó có phải là tai nạn lao động hoặc trường hợp người lao
động bị nhiễm độc đột ngột do tiếp xúc trực tiếp với một lượng lớn chất độc trong quá

trình thực hiện nhiệm vụ, công việc lao động, có thể gây tử vong hoặc gây tổn thương
cho bất kỳ bộ phận chức năng nào của cơ thể người lao động thì có xem là tai nạn lao
động không thì Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn hiện hành chưa quy định.
Trước đây, các trường hợp trên được quy định trong các văn bản hướng dẫn thi
hành Bộ luật Lao động cũ năm 1994, cụ thể quy định tại Thông tư Liên tịch số 12/2012
ngày 21 tháng 5 năm 2012 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế hướng
dẫn việc khai báo điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động quy định trường hợp “Tai
nạn lao động xảy ra trong quá trình thực hiện công việc, nhiệm vụ khác theo sự phân
công của người sử dụng lao dộng hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền
bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động”10 và Thông tư số 10/2003 ngày 18 tháng 4 năm
2003 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về hướng dẫn việc thực hiện chế độ bồi
thường và trợ cấp đối với người lao động tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp quy định về
Khoản 2 Điều 12 Nghị định số 45/2013 ngày 10 tháng 5 năm 2013 quy định chi tiết một số điều của bộ luật lao
động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động.
10
Điểm b khoản 1 Điều 3 Thông tư liên tịch số 12/2012 ngày 21 tháng 5 năm 2012 của Bộ Lao động – Thương binh
và Xã hội và Bộ Y tế hướng dẫn việc khai báo điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động.
9

GVHD: Võ Thị Bảo Trâm

9

SVTH: Phạm Thị Mỹ Linh


Chế độ bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

trường hợp “Tai nạn lao động xảy ra do tác động bởi các yếu tố nguy hiểm, độc hại
trong lao động gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể người lao

động hoặc gây tử vong trong quá trình lao động gắn liền với việc thực hiện công việc,
nhiệm vụ lao động (kể cả thời gian giải quyết các nhu cầu cần thiết trong thời gian làm
việc theo Bộ luật Lao động quy định như: nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện
vật, vệ sinh kinh nguyệt, tấm rửa, cho con bú, đi vệ sinh, chuẩn bị và kết thúc công việc
tại nơi làm việc)”11. Tuy nhiên các quy định này không được áp dụng để hướng dẫn thi
hành Bộ luật Lao động hiện hành 2012 vì các quy định này giải thích, hướng dẫn Bộ luật
Lao động năm 1994 đã hết hiệu lực pháp luật.
Các quy định hiện hành về tai nạn lao động được áp dụng đối với cả người đang
học nghề, tập nghề và thử việc12. Quy định hoàn toàn phù hợp với thực tiễn vì người đang
học nghề, tập nghề và thử việc cũng làm việc cùng điều kiện môi trường, thực hiện công
việc, nhiệm vụ như người lao động, khả năng xảy ra tai nạn là không thể tránh khỏi. Vì
thế người đang học nghề, tập nghề và thử việc cần được bảo vệ như người lao động.
1.1.1.4 Bệnh nghề nghiệp
Trước đây khái niệm bệnh nghề nghiệp được quy định tại Điều 106 Bộ luật Lao
động năm 1994 “Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của
nghề nghiệp tác động đối với người lao động”.
Sau đó, Thông tư Liên tịch số 08/1998 ngày 20 tháng 4 năm 1998 của Bộ Y tế,
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện các quy định về bệnh nghề
nghiệp đã bổ sung thêm một số chi tiết về khái niệm bệnh nghề nhiệp: “Bệnh nghề
nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với
người lao động. Bệnh xảy ra từ từ hoặc cấp tính. Một số bệnh nghề nghiệp không chữa
khỏi và để lại di chứng. Bệnh nghề nghiệp không thể phòng tránh được”.
Đến nay khái niệm bệnh nghề nghiệp được quy định tại khoản 1 Điều 143 Bộ
luật Lao động hiện hành năm 2012 quy định: “Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do
điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động”. Khái niệm
bệnh nghề nghiệp trong Bộ luật Lao động mới năm 2012 cũng không có gì thay đổi so
với Bộ luật Lao động cũ năm 1994, nhưng Bộ luật Lao động năm 1994 có văn bản hướng
dẫn thực hiện các quy định về bệnh nghề nghiệp và bổ sung một số chi tiết như bệnh
nghề nghiệp xảy ra từ từ hoặc cấp tính và bệnh nghề nghiệp không thể phòng tránh được,
còn Bộ luật Lao động năm 2012 vẫn chưa có văn bản hướng dẫn chi tiết về bệnh nghề

nghiệp.
Thông tư số 10/2003 ngày 18 tháng 4 năm 2003 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về hướng dẫn việc
thực hiện chế độ bồi thường và trợ cấp đối với người lao động tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
12
Khoản 1 Điều 42 Bộ luật Lao động năm 2012.
11

GVHD: Võ Thị Bảo Trâm
Linh

10

SVTH: Phạm Thị Mỹ


Chế độ bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Hiện nay có 29 bệnh nghề nghiệp được bồi thường quy định tại Thông tư số
10/2003 ngày 18 tháng 4 năm 2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về hướng
dẫn việc thực hiện chế độ bồi thường và trợ cấp đối với người lao động bị tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp; Thông tư số 42/2011 ngày 30 tháng 11 năm 2011 của Bộ Y tế
bổ sung bệnh nhiễm độc Cadimi nghề nghiệp, bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân,
nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp vào danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm
và hướng dẫn tiêu chuẩn chẩn đoán, giám định và Thông tư số 44/2013 ngày 24 tháng 12
năm 2013 của Bộ Y tế về việc bổ sung bệnh bụi phổi – talc nghề nghiệp vào danh mục
bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm và hướng dẫn tiêu chuẩn chẩn đoán giám định.
Từ quy định của pháp luật người lao động chỉ được xem là mắc bệnh nghề
nghiệp khi điều kiện, môi trường làm việc phải độc hại, bệnh người lao động mắc phải là
bệnh đặc trưng do yếu tố độc hại đó gây ra và phải được quy định trong danh mục bệnh
nghề nghiệp đã quy định.

Nhằm đảm bảo sức khỏe của người lao động, người sử dụng lao động phải tổ
chức cho người lao động khám sức khỏe định kỳ và có hồ sơ riêng biệt để theo dõi bệnh
của người lao động tốt hơn. Khoản 2 Điều 143 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định:
“Người bị bệnh nghề nghiệp phải được điều trị chu đáo, khám sức khỏe định kỳ, có hồ sơ
sức khỏe riêng biệt”.
1.1.2 Phân loại tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1.1.2.1 Tai nạn lao động
Khoản 3 Điều 12 Nghị định số 45/2013 ngày 10 tháng 5 năm 2013 của Chính
phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ nghỉ ngơi và an toàn
lao động, vệ sinh lao động phân loại tai nạn lao động thành ba loại gồm: “Tai nạn lao
động chết người; tại nạn lao động nặng; tai nặng lao động nhẹ”. Nghị định này chỉ quy
định việc phân loại mà không giải thích, hướng dẫn. Hiện nay chưa có văn bản nào
hướng dẫn cụ thể, giải thích cho việc phân loại tai nạn lao động gây khó khăn cho việc
xác định các loại tai nạn lao động.
Trước đây, để có thể dễ dàng xác định các loại tai nạn lao động thì Thông tư Liên
tịch số 12/2012 ngày 21 tháng 5 năm 2012 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và
Bộ Y tế hướng dẫn việc khai báo điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động đã giải
thích, hướng dẫn về phân loại bệnh nghề nhiệp như sau:
Tai nạn lao động chết người là tai nạn mà người bị nạn chết ngay tại nơi xảy ra
tai nạn hoặc chết trên đường đi cấp cứu; chết trong thời gian cấp cứu; chết trong thời gian

GVHD: Võ Thị Bảo Trâm
Linh

11

SVTH: Phạm Thị Mỹ


Chế độ bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp


đang điều trị; chết do tái phát của chính vết thương do tai nạn lao động gây ra. Trường
hợp người bị nạn chết trong thời gian đang điều trị hoặc chết do tái phát của chính vết
thương do tai nạn lao động phải có kết luận của cơ quan Pháp y hoặc Hội đồng Giám
định Y khoa có thẩm quyền.
Tai nạn lao động nặng là tai nạn mà người bị nạn bị ít nhất một trong các chấn
thương được quy định tại Phục lục.
Tai nạn lao động nhẹ là những loại tai nạn mà người bị nạn không thuộc trường
hợp tai nạn lao động chết người và tai nạn lao động nặng.
Việc phân loại tai nạn lao động trên thể hiện cụ thể từng loại tai nạn lao động,
nhưng không thể áp dụng để giải thích cho việc phân loại tai nạn lao động của Nghị định
số 45/2013 ngày 10 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của
Bộ luật Lao động về thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động vì các quy
định về phân loại tai nạn lao động trong Thông tư Liên tịch số 12/2012 ngày 21 tháng 5
năm 2012 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế hướng dẫn việc khai
báo điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động hướng dẫn các Nghị định và Bộ luật
Lao động năm 1994 đã hết hiệu lực.
Việc phân loại tai nạn lao động rất quan trọng vì phân loại giúp cho người lao
động và người sử dụng lao động xác định được chế độ bồi thường và chế độ trợ cấp do
tai nạn lao động gây ra, hạn chế được sự xung đột tranh chấp giữa người lao động và
người sử dụng.
1.1.2.2 Bệnh nghề nghiệp
Hiện nay có 29 bệnh nghề nghiệp và chia thành năm nhóm13:
Nhóm I: Các bệnh bụi phổi và phế quản (có 6 bệnh nghề nghiệp)
1. Bệnh bụi phổi – Silic nghề nghiệp (BP – Silic);
2. Bệnh bụi phổi Atbet (amiăng) (BP – amiăng);
3. Bệnh bụi phổi bông (BP – bông);
4. Bệnh viêm phế quản mãng tính nghề nghiệp (viêm PQ – NN);
5. Bệnh hen phế quản nghề nghiệp;
6. Bệnh bụi phổi – Talc nghề nghiệp.

Thông tư số 10/2003 ngày 18 tháng4 năm 2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về hướng dẫn việc thực
hiện chế độ bồi thường và trợ cấp đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Thông tư số
42/2011 ngày 30 tháng 11 năm 2011 của Bộ Y tế bổ sung bệnh nhiễm độc Cadimi nghề nghiệp, bệnh nghề nghiệp
do rung toàn thân, nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp vào danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm và
hướng dẫn tiêu chuẩn chẩn đoán, giám định; Thông tư số 44/2013 ngày 24 tháng 12 năm 2013 của Bộ Y tế về việc
bổ sung bệnh bui phổi – talc nghề nghiệp vào danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm và hướng dẫn tiêu chuẩn
chẩn đoán giám định.
13

GVHD: Võ Thị Bảo Trâm
Linh

12

SVTH: Phạm Thị Mỹ


Chế độ bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Nhóm II: Các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp (có 10 bệnh nghề nghiệp)
1. Bệnh nhiễm độc chì và các hợp chất chì;
2. Bệnh nhiễm độc bezen và các hợp chất đồng đẳng của bezen;
3. Bệnh nhiễm độc thủy ngân và các hợp chất thủy ngân;
4. Bệnh nhiễm độc mangan ngân và các hợp chất của mangan;
5. Bệnh nhiễm độc TNT (Trinitro toluen);
6. Bệnh nhiễm độc asen và các hợp chất asen nghề nghiệp;
7. Bệnh nhiễm độc nicotin nghề nghiệp;
8. Bệnh nhiễm độc hóa chất trừ sâu nghề nghiệp;
9. Bệnh nhiễm độc cacbonmonoxit nghề nghiệp;
10. Bệnh nhiễm độc cadimi nghề nghiệp.

Nhóm III: Các bệnh nghề nghiệp do yếu tố vật lý (có 5 bệnh nghề nghiệp)
1. Bệnh do quang tuyến X và các chất phóng xạ;
2. Bệnh điếc do tiếng ồn (điếc NN);
3. Bệnh rung chuyển nghề nghiệp;
4. Bệnh giảm áp mãn tính nghề nghiệp;
5. Bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân.
Nhóm IV: Các bệnh da nghề nghiệp (có 4 bệnh nghề nghiệp)
1. Bệnh sạm da nghề nghiệp;
2. Bệnh loét da, loét vách ngăn mũi, viêm da, chàm tiếp xúc;
3. Bệnh nốt dầu nghề nghiệp;
4. Bệnh viêm loét da, viêm móng và xung quanh móng nghề nghiệp.
Nhóm V: Các bệnh nhiễm khuẩn nghề nghiệp (có 4 bệnh nghề nghiệp)
1. Bệnh lao nghề nghiệp;
2. Bệnh viên gan virut nghề nghiệp;
3. Bệnh do xoắn khuẩn leptospira nghề nghiệp;
4. Nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
Pháp luật nước ta hiện nay quy định chỉ có 29 bệnh nghề nghiệp, nhưng trên thực
tế có nhiều bệnh phát sinh do làm việc trong môi trường độc hại như bệnh bụi phổi – than
nghề nghiệp hoặc điều kiện khí hậu khắc nghiệt như bệnh sốt rét, hoặc bệnh rối loạn cơ

GVHD: Võ Thị Bảo Trâm
Linh

13

SVTH: Phạm Thị Mỹ


Chế độ bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp


xương nghề nghiệp thường xuất hiện ở dạng lao động thể lực quá nặng, hoặc bệnh lây lan
qua con đường tiếp xúc khi các bác sĩ đang điều trị cho bệnh nhân như bệnh cúm gia cầm
H5N1. Do đó cần nhanh chóng bổ sung thêm các bệnh trên vào danh mục bệnh nghề
nghiệp được bảo hiểm và hướng dẫn tiêu chuẩn chẩn đoán giám định.
1.2 Đặc điểm, đối tượng và phạm vi áp dụng chế độ bồi thường và căn cứ xác định
trách nhiệm bồi thường đối với tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
1.2.1 Đặc điểm của chế độ bồi thường đối với tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Bộ luật Lao động điều chỉnh các quan hệ giữa người lao động làm công ăn lương
với người sử dụng lao động và các quan hệ khác liên quan trực tiếp với các quan hệ lao
động. Xuất phát từ những đặc trưng đó nên vấn đề bồi thường thiệt hại trong luật lao
động mang những đặc điểm nhất định:
Bồi thường thiệt hại trong luật lao động chỉ phát sinh trên cơ sở tồn tại một quan
hệ lao động, dưới hình thức hợp đồng lao động: Chủ thể tham gia quan hệ bồi thường
thiệt hại trong luật lao động chỉ có thể là người lao động và người sử dụng lao động. Vì
việc ký kết hợp đồng lao động gắn liền với tư cách cá nhân, có tính chất đích danh nên
các chủ thể không thể chuyển giao quyền và nghĩa vụ của họ cho người khác, những vấn
đề bồi thường phát sinh được nêu rõ trong hợp đồng lao động.
Khi có tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp xảy ra đối với người lao động thì chế
tài được áp dụng là bồi thường thiệt hại: Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp xảy ra cho
dù nặng hay nhẹ mà người lao động bị suy giảm khả năng lao động theo quy định thì phải
được bồi thường, bồi thường thiệt hại thì người lao động mới có tiền và an tâm điều trị
bệnh, thương tật để phục hồi sức khỏe. Bồi thường thiệt hại trong tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp là biện pháp nhằm đảm bảo quyền lợi của người lao động.
Nguyên tắc bồi thường thiệt hại: Người sử dụng lao động có trách nhiệm bồi
thường khi có tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp xảy ra mà không do lỗi của người lao
động, tức là dù lỗi của người sử dụng lao động hay do người thứ ba hay do khách quan
thì người sử dụng lao động cũng phải có trách nhiệm bồi thường. Việc bồi thường thiệt
hại phải được thực hiện bằng tiền và người lao động phải bị suy giảm khả năng lao động
ít nhất là 5%.
Yếu tố lỗi: Việc xác định yếu tố lỗi ảnh hưởng đến việc xác định trách nhiệm bồi

thường thiệt hại trong tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Nếu tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp xảy ra không do lỗi của người lao động thì người sử dụng lao động có trách
nhiệm bồi thường, còn do lỗi của người lao động thì người sử dụng lao động chỉ thực

GVHD: Võ Thị Bảo Trâm
Linh

14

SVTH: Phạm Thị Mỹ


Chế độ bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

hiện trợ cấp cho người lao động.
Thủ tục áp dụng trách nhiệm bồi thường: Thủ tục áp dụng trách nhiệm bồi
thường thiệt hại trong tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo một trình tự phức tạp, cần
nhiều loại giấy tờ để hoàn thành hồ sơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. .
1.2.2 Đối tượng và phạm vi áp dụng chế độ bồi thường đối với tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp
Chế độ bồi thường được áp dụng đối với các đối tượng sau:
Người lao động Việt Nam; người học nghề, tập nghề; người lao động nước ngoài
làm việc tại Việt Nam; các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trực tiếp đến quan
hệ lao động14.
Điều 2 Nghị định số 45/2013 ngày 10 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định
chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ
sinh lao động quy định thêm đối tượng áp dụng chế độ bồi thường thiệt hại là: “Doanh
nghiệp; hợp tác xã và hộ gia đình”.
Phạm vi áp dụng của chế độ bồi thường thiệt hại là áp dụng đối với toàn bộ thiệt
hại phát sinh trong quan hệ lao động và các quan hệ khác có liên quan.

Về phạm vi lãnh thổ thì các đối tượng này được áp dụng trong phạm vi lãnh thổ
Việt Nam.
Các đối tượng được áp dụng trong chế độ bồi thường thiệt không kể cá nhân, cơ
quan, tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam hay nước ngoài. Nếu cá nhân sinh sống, làm việc
ở Việt Nam; cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có trụ sở tại Việt Nam, thành lập, hoạt động
theo pháp luật Việt Nam và tất cả chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam thì khi có
hành vi vi phạm gây thiệt hại trong quá trình lao động thì chủ thể gây thiệt hại phải bồi
thường thiệt hại theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2012.
1.2.3 Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường đối với tai nạn lao động
Tai nạn lao động xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau có thể do người sử
dụng lao động thiếu trách nhiệm gây ra hoặc do sự tự tin, vô ý thức của người lao động
gây ra hoặc do nguyên nhân khách quan như thiên tai hỏa hoạn gây ra.
Bộ luật Lao động quy định người sử dụng lao động phải có trách nhiệm bồi
thường thiệt hại khi tai nạn lao động xảy ra do lỗi của người sử dụng lao động và do các
nguyên nhân khách quan như thiên tai, hỏa hoạn. Còn trường hợp tai nạn lao động xảy ra
do lỗi của người lao động thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trợ cấp.

14

Điều 2 Bộ luật Lao động năm 2012.

GVHD: Võ Thị Bảo Trâm
Linh

15

SVTH: Phạm Thị Mỹ


Chế độ bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp


Khác với các quy định về chế độ bồi thường của Bộ luật Dân sự, Luật Thương
mại, Bộ luật Lao động quy định người sử dụng lao động ngoài việc gánh chịu hậu quả bất
lợi do lỗi của mình gây ra, thì người sử dụng lao động còn phải gánh chịu những hậu quả
bất lợi không do lỗi của mình gây ra và hậu quả bất lợi đó chỉ khác nhau ở mức bồi
thường hay trợ cấp, mức trợ cấp bằng 40% mức bồi thường.
Việc xác bồi thường hay trợ cấp rất quan trọng đối với người sử dụng lao động
và người lao động vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích vật chất của các bên. Do đó, việc
xác định trách nhiệm bồi thường của người sử dụng lao động cần phải có căn cứ, dấu
hiệu xác định. Theo pháp luật lao động Việt Nam, trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ
phát sinh khi có đủ bốn điều kiện sau:
1.2.3.1 Có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại
Hành vi vi phạm pháp luật lao động là hành vi trái pháp luật lao động do chủ thể
có năng lực trách nhiệm pháp luật lao động thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm
tới quan hệ lao động và các quan hệ liên quan đến quan hệ lao động khác được pháp luật
bảo vệ và phải chịu trách nhiệm pháp lý.
Hành vi gây thiệt hại pháp luật lao động có thể bằng hành động và không hành
động, hành động và không hành động đều là biểu hiện của con người ra ngoài thế giới
khách quan được ý thức kiểm soát, lý trí điều khiển và đều có khả năng làm biến đổi tình
trạng bình thường của đối tượng bị tác động, gây thiệt hại cho quan hệ lao động được
pháp luật lao động bảo vệ. Người lao động có hành vi vi phạm thể hiện bằng hành vi vi
phạm kỷ luật lao động, không hoàn thành nghĩa vụ lao động được giao hoặc thực hiện
không đúng những nghĩa vụ đó. Người sử dụng lao động có hành vi vi phạm các quy
định an toàn lao động, vệ sinh lao động.
Tuy nhiên, trong Bộ luật Lao động có một số trường hợp không có hành vi vi
phạm pháp luật mà thiệt hại vẫn xảy ra, thì vẫn được coi là điều kiện căn cứ xác định
trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Ví dụ như trường hợp ông A là nhân viên Công ty may
mặc B đang trên đường đi giao hàng không mai gặp mưa bảo làm cây ngã đè lên người
gây ra thương tích và bị suy giảm khả năng lao động 10%. Ông A bị tai nạn lao động là
do thiên tai, không do hành vi vi phạm pháp luật nào cả nhưng hậu quả là ông A bị suy

giảm khả năng lao động 10%. Đây là căn cứ để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại
của Công ty B đối với ông A.
1.2.3.2 Có thiệt hại xảy ra
Đây là yếu tố cấu thành cơ bản của trách nhiệm bồi thường thiệt hại, là một điều

GVHD: Võ Thị Bảo Trâm
Linh

16

SVTH: Phạm Thị Mỹ


Chế độ bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

kiện được coi là bắt buộc và quyết định việc có phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt
hại, bởi mục đích của trách nhiệm bồi thường thiệt hại là khôi phục, bù đắp những tổn
thất cho bên bị thiệt hại, nếu không có thiệt hại xảy ra thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại
không phát sinh, mục đích không đạt được.
Đối với tai nạn lao động thì thiệt hại xảy ra là sự suy giảm khả năng lao động của
người lao động và người lao động chỉ được bồi thường khi bị suy giảm khả năng lao
động từ 5% trở lên, đây là mức quy định tối thiểu để người sử dụng lao động xác định
mức bồi thường thiệt hại. Việc nhìn nhận, đánh giá thiệt hại và mức độ thiệt hại rất quan
trọng, làm cơ sở xem xét, quyết định mức bồi thường thiệt hại.
1.2.3.3 Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm gây thiệt hại và hậu quả
thiệt hại
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với người bị tai nạn lao động là kết quả của
hành vi vi phạm pháp luật lao động gây thiệt của người sử dụng lao động. Hành vi trái
pháp luật có ý nghĩa quyết định làm phát sinh thiệt hại, nhưng diễn biến của thiệt hại xảy
ra theo chiều hướng nào thì phụ thuộc vào các yếu tố khách quan tác động vào. Thiệt hại

trên thực tế thì tùy từng hoàn cảnh, điều kiện khác nhau sẽ có hậu quả khác nhau.
Bên cạnh đó trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với người bị tai nạn lao động
còn là kết quả của hậu quả thiệt hại mà không có hành vi vi phạm pháp luật lao động như
trường hợp thiên tai, hỏa hoạn.
Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm gây thiêt hại và hậu quả thiệt hại là
căn cứ cho việc áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại và xác định mức bồi thường
thiệt hại đối với người bị tai nạn lao động. Và hậu quả thiệt hại cũng được xem là một
điều kiện xác định nhiệm bồi thường thiệt hại đối với người bị tai nạn lao động.
1.2.3.4 Có lỗi của người vi phạm
Lỗi là trạng thái tâm lý của con người nhận thức được hành vi vi phạm và hậu
quả của hành vi đó. Lỗi được xem là biểu hiện của thái độ tiêu cực của chủ thể đối với xã
hội.
Lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại của luật lao động cũng như các ngành
luật khác được chia làm hai loại là lỗi cố ý và lỗi vô ý. Tuy nhiên, trong trách nhiệm bồi
thường thiệt hại đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì không xác định
là lỗi vô ý hay cố ý mà chủ yếu xác định lỗi của hai chủ thể đó là người sử dụng lao động
và người lao động. Vì khi tai nạn lao động xảy ra mà do lỗi của người lao động thì người

GVHD: Võ Thị Bảo Trâm
Linh

17

SVTH: Phạm Thị Mỹ


Chế độ bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

sử dụng lao động chỉ có trách nhiệm trợ cấp đối với người lao động, còn trường hợp tai
nạn lao động xảy ra do lỗi của người sử dụng lao động hay do khách quan thì người sử

dụng lao động phải chịu trách nhiệm bồi thường đối với người lao động.
Bệnh nghề nghiệp bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp
tác động đối với người lao động. Do đó không thể áp dụng bốn yếu tố trên để xác định
trách nhiệm bồi thường đối với người lao động bị bệnh nghề nghiệp mà phải dựa vào hai
điều kiện sau: người lao động làm việc trong môi trường lao động có hại, bệnh mà người
lao động mắc phải là bệnh đặc trưng do yếu tố độc hại đó gây ra, bệnh đó phải nằm trong
danh mục 29 bệnh nghề nghiệp do pháp luật quy định; và người lao động bị suy giảm khả
năng lao động từ 5% trở lên.
1.3 Ý nghĩa của quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại trong luật lao động
1.3.1 Đảm bảo và củng cố kỷ luật trong quan hệ lao động
Mỗi chủ thể khi tham gia vào các quan hệ xã hội, đều xác lập những quyền và
nghĩa vụ cụ thể với nhau, việc thực hiện các nghĩa vụ của các chủ thể này là điều kiện để
đảm bảo quyền của các chủ thể khác. Nếu chủ thể có nghĩa vụ không thực hiện đúng các
nghĩa vụ của mình sẽ xâm phạm tới quyền lợi của chủ thể khác gây ảnh hưởng không tốt
tới mối quan hệ giữa các bên. Để giữ mối quan hệ giữa các bên được ổn định, hài hòa đòi
hỏi mỗi bên phải thực hiện nghiêm chỉnh các nghĩa vụ của mình, tôn trọng quyền và lợi
ích hợp pháp của nhau. Tuy nhiên, trong thực tế không phải lúc nào kỷ luật lao động
cũng được tôn trọng mà nguyên nhân chủ yếu là do ý thức của các bên tham gia quan hệ
còn hạn chế, gây ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh. Do vậy, cần có những
biện pháp đảm bảo cho kỷ luật lao động được thực hiện nghiêm túc.
Hiểu theo nghĩa rộng, kỷ luật lao động không chỉ là kỷ luật để đảm bảo nghĩa vụ,
an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động mà nó còn được hiểu là sự nghiêm
minh và thái độ nghiêm túc trong việc thực hiện các quy định của pháp luật lao động
cũng như các điều khoản đã cam kết giữ các bên trong hợp đồng lao động.
Chế định bồi thường thiệt hại thông qua những quy định buộc bên vi phạm phải
gánh chịu những hậu quả bất lợi và bồi thường cho bên bị thiệt hại đã góp phần bảo đảm
và củng cố kỷ luật lao động, nâng cao trách nhiệm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
các chủ thể trong quan hệ lao động. Nhà nước không bắt buộc các bên phải ký kết hợp
đồng lao động, nhưng khi đã tự nguyện giao kết hợp đồng thì các bên sẽ bị ràng buộc bởi
những cam kết đó. Ngay cả khi thực hiện hợp đồng lao động không còn có lợi, các bên

vẫn có nghĩa vụ phải thực hiện những điều khoản hợp đồng đã cam kết. Sự từ chối thực
hiện những nghĩa vụ này là căn cứ cho phép áp dụng các chế tài hợp đồng buộc bên vi
GVHD: Võ Thị Bảo Trâm
Linh

18

SVTH: Phạm Thị Mỹ


Chế độ bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

phạm phải gánh chịu những tổn thất vật chất. Chế độ bồi thường thiệt hại là một loại chế
tài đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và củng cố thái độ tích cực cuả các bên
trong quan hệ lao động.
1.3.2 Đảm bảo lợi ích của các bên trong quan hệ lao động
Lợi ích kinh tế là mục tiêu cuối cùng mà các bên tham gia quan hệ lao động
hướng tới. Lợi ích của người sử dụng lao động là giá trị thặng dư sức lao động của người
lao động, còn lợi ích của người lao động là khoản tiền công được trả cho việc bán sức lao
động hay còn gọi là tiền lương. Chế độ bồi thường thiệt hại mang lại cho bên thiệt hại
một khoảng tiền nhất định bù đắp những giảm sút về sức khỏe mà bên thiệt hại phải gánh
chịu. Chế độ bồi thường quy định mức bồi thường thiệt hại ở mức cơ bản đảm bảo người
gây thiệt hại có thể bồi thường mà không gây ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh
sản xuất. Mặt khác, chế độ bồi thường thiệt hại quy định việc đồng chi trả chi phí giúp
giảm đi một phần gánh nặng tài chính đối với bên gây thiệt hại.
1.4 Sơ lược lịch sử quy định pháp luật về chế độ bồi thường đối với người bị tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp
Pháp luật luôn là sự phản ánh xã hội một cách trung thực nhất, phản ánh những
yêu cầu của cuộc sống trong từng giai đoạn cụ thể và điều chỉnh những hành vi, xử sự
của con người phù hợp với những yêu cầu đó. Tùy theo từng điều kiện, hoàn cảnh lịch

sử, cùng với những đặc trưng riêng thì hệ thống pháp luật lại có những quy định khác
nhau. Việc nghên cứu một chế độ pháp lý cụ thể cần được đặt trong mối liên hệ chung
với lịch sử hình thành để thấy được bản chất của quy định.
Lịch sử hình thành và phát triển của chế độ bồi thường thiệt hại đối với người bị
tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp gắn liền với lịch sử hình thành của luật lao động.
1.4.1 Giai đoạn từ năm 1945 đến trước khi có Bộ luật Lao động năm 1994
Ngay từ sau năm 1945, trong các văn bản pháp luật đầu tiên được nước Việt Nam
dân chủ cộng hòa ban hành, cơ chế bảo đảm quyền lợi cho các bên trong quan hệ lao
động đã được chú trọng qua các quy định cụ thể về bồi thường thiệt hại như:
Sắc lệnh số 29 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ngày 12 tháng 3 năm 1947 cho đến
nay vẫn được coi là Bộ luật Lao động đầu tiên của nước ta. Trong đó các quy định về chế
độ bồi thường thiệt hại chiếm một vị trí quan trọng.
Sắc lệnh đã chú trọng đến việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người lao động,
tránh sự lạm dụng của chủ sử dụng lao động nhằm bóc lột người lao động. Tai nạn lao
động và bồi thường thiệt hại khi bị tai nạn lao động được đề cập đến tại Điều 149 của Sắc

GVHD: Võ Thị Bảo Trâm
Linh

19

SVTH: Phạm Thị Mỹ


×