Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

giải quyết vụ án hành chính của tõa án nhân dân huyện tam nông – lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.43 MB, 68 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
______

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
KHÓA 38 (2012 – 2015)
ĐỀ TÀI:

GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÀNH CHÍNH CỦA TÕA ÁN
NHÂN DÂN HUYỆN TAM NÔNG – LÝ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN

Giảng viên hướng dẫn:
ThS. DIỆP THÀNH NGUY N
L

Sinh viên thực hiện:
NGUYỂN VĂN ĐỤC
MSSV: S120012
Lớp ĐT 1263 1

Cần Thơ, tháng 11 / 2014


NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN

...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................


...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................


Giải quyết vụ án hành chính của Tòa án nhân dân huyện Tam Nông-Lý luận
và thực tiễn
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ ÁN HÀNH
CHÍNH VÀ GIẢI QUYẾT ÁN HÀNH CHÍNH CỦA TÕA ÁN NHÂN DÂN
CẤP HUYỆN ............................................................................................................ 3
1.1 Vai trò của Tòa hành chính trong giải quyết vụ án hành chính ........................... 3
1.2 Một số khái niệm có liên quan trong việc giải quyết vụ án hành chính .............. 4
1.2.1 Khái niệm vụ án hành chính ........................................................................... 4
1.2.2 Khái niệm khởi kiện vụ án hành chính ........................................................... 5
1.2.3 Khái niệm khiếu kiện hành chính ................................................................... 6
1.2.4 Khái niệm quyết định hành chính, hành vi hành chính .................................. 6
1.2.4.1 Khái niệm quyết định hành chính ........................................................... 6

1.2.4.2 Khái niệm hành vi hành chính ................................................................ 7
1.3 Đặc điểm vụ án hành chính .................................................................................. 8
1.4 Đối tượng thuộc thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa hành chính ...................... 9
1.4.1 Quyết định hành chính cá biệt ........................................................................ 9
1.4.2 Hành vi hành chính ....................................................................................... 10
1.5 Các loại khiếu kiện hành chính thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân
cấp huyện.................................................................................................................. 11
1.5.1. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà
nước từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án
hoặc cùa người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước đó..................................... 11
1.5.2 Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan,
tổ chức từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án
đối với công chức thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức đó ................... 11
1.5.3 Khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, về danh sách cử tri
bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân của cơ quan lập danh sách cử tri trên cùng
phạm vi địa giới hành chính với Tòa án................................................................... 13
GVHD: Th.s Diệp Thành Nguyên

SVTH: Nguyễn Văn Đục


Giải quyết vụ án hành chính của Tòa án nhân dân huyện Tam Nông-Lý luận
và thực tiễn
1.6 Xác định thẩm quyền trong trường hợp vừa có đơn khiếu nại, vừa có đơn
khởi kiện ....................................................................................................... 14
1.7 Chuyển vụ án cho Tòa án khác, giải quyết tranh chấp về thẩm quyền .............. 17
1.7.1 Giải quyết trường hợp Tòa án đã thụ lý vụ án hành chính nhưng sau đó phát
hiện đây là vụ án khác và thuộc thẩm quyền của Tòa án khác ................................ 17
1.7.2 Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền ........................................................... 18
1.8 Nhập hoặc tách vụ án hành chính ...................................................................... 18

1.8.1 Tòa án có thể nhập hai hoặc nhiều vụ án mà Tòa án đã thụ lý riêng biệt
thành một vụ án để giải quyết .................................................................................. 18
1.8.2 Tòa án có thể tách một vụ án có các yêu cầu khác nhau thành hai hoặc nhiều
vụ án để giải quyết ................................................................................................... 18
1.9 Thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hành chính của Tòa án nhân dân cấp huyện
............................................................................................................................... 19
1.9.1. Chấp nhận hay bác bỏ yêu cầu khởi kiện .................................................... 19
1.9.2. Thẩm quyền quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp
tạm thời ............................................................................................................. 20
1.9.3 Thẩm quyền quyết định án phí ..................................................................... 22
1.9.4 Thẩm quyền ra quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án hành chính.... 24
1.9.5 Thẩm quyền quyết định hoãn phiên tòa ....................................................... 26
1.9.6 Thẩm quyền tạm ngừng phiên tòa ................................................................ 28
1.9.7 Thầm quyền phán quyết ............................................................................... 29
1.10 Các trường hợp Tòa án cấp tỉnh lấy lên để giải quyết khiếu kiện ................... 31
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN VÀ KIẾN NGHỊ VỀ VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT ÁN
HÀNH CHÍNH TẠI TÕA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN TAM NÔNG TỈNH
ĐỒNG THÁP .......................................................................................................... 33
2.1 Giới thiệu sơ lược về Tòa án nhân dân huyện Tam Nông ................................. 33
2.1.1 Cơ cấu tổ chức .............................................................................................. 33
2.1.2 Cơ sở vật chất ............................................................................................... 33
2.2 Thực tiễn giải quyết án hành chính và những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc
trong việc giải quyết án hành chính tại Tòa án nhân dân huyện Tam Nông ........... 34
2.2.1 Thực tiễn giải quyết án hành chính tại Tòa án nhân dân huyện Tam Nông
GVHD: Th.s Diệp Thành Nguyên

SVTH: Nguyễn Văn Đục


Giải quyết vụ án hành chính của Tòa án nhân dân huyện Tam Nông-Lý luận

và thực tiễn
............................................................................................................................... 34
2.2.2 Những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc trong việc giải quyết án hành chính
tại Tòa án nhân dân huyện Tam Nông ..................................................................... 50
2.3 Nguyên nhân của những khó khăn, vướng mắc trong việc giải quyết án hành
chính tại Tòa án nhân dân huyện Tam Nông ........................................................... 51
2.4 So sánh giải quyết án hành chính của Tòa án nhân dân huyện Tam Nông với
một số Tòa án huyện khác ........................................................................................ 52
2.4.1 Giống nhau.................................................................................................... 53
2.4.2 Khác nhau ..................................................................................................... 53
2.5 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết án hành chính của Tòa án
nhân dân cấp huyện nói chung và tại Tòa án nhân dân huyện Tam Nông nói riêng
............................................................................................................................... 54
2.5.1 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết án hành chính của Tòa
án nhân dân cấp huyện nói chung ............................................................................ 54
2.5.2 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết án hành chính tại Tòa
án nhân dân huyện Tam Nông nói riêng .................................................................. 58
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 59
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

GVHD: Th.s Diệp Thành Nguyên

SVTH: Nguyễn Văn Đục


Giải quyết vụ án hành chính của Tòa án nhân dân huyện Tam Nông-Lý luận
và thực tiễn
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Xã hội ngày càng phát triển, các khiếu kiện hành chính trở nên gay gắt, phức
tạp. Từ khi Luật Tố tụng hành chính có hiệu lực từ ngày 1/07/2011 thì án hành
chính trở nên ngày càng nhiều hơn, người dân có nhiều điều kiện thực hiện quyền
của mình hơn, quy trình khởi kiện chặt chẽ hơn nhằm đảm bảo tốt nhất quyền và
lợi ích hợp pháp của công dân.
Việc trao cho Tòa án thêm chức năng xét xử các vụ án hành chính một mặt
tạo ra cơ chế riêng, độc lập, khách quan, công khai, dân chủ, công bằng hơn để bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức trước khả năng bị xâm
hại bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan công quyền; mặt
khác sự ra đời của Luật Tố tụng hành chính năm 2010 đã mở rộng quyền khiếu
kiện cho người dân đối với các đối tượng của vụ án hành chính.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, số lượng các vụ việc hành chính đã được
giải quyết tại Tòa án nói chung và Tòa án nhân dân cấp huyện nói riêng là quá ít so
với các lĩnh vực hình sự, dân sự. Vai trò của Tòa án trong lĩnh vực này còn chưa
cao, chưa thể hiện đúng thực trạng các tranh chấp hành chính đang xảy ra trên thực
tế và chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội.
Án hành chính là loại án cho đến nay vẫn còn khá mới mẻ ở Việt Nam về cả
phương diện lý luận và thực tiễn so với án hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình đã có
từ lâu đời trong lịch sử tố tụng tư pháp Việt Nam. Nên nhu cầu nghiên cứu, tìm
hiểu về loại án hành chính và quá trình giải quyết loại án này là nhu cầu thiết thực,
quan trọng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, cơ quan
trước những khả năng có thể bị xâm phạm bởi các quyết định hành chính, hành vi
hành chính của cơ quan công quyền.
Để hiểu rõ hơn về án hành chính theo luật định cũng như thực trạng giải quyết
các vụ án hành chính của Tòa án nhân dân huyện Tam Nông như thế nào, người
viết chọn đề tài “ Giải quyết vụ án hành chính của Tòa án nhân dân huyện
Tam Nông - Lý luận và thực tiễn” làm luận văn tốt nghiệp cử nhân Luật.

GVHD: Diệp Thành Nguyên


1

SVTH: Nguyễn Văn Đục


Giải quyết vụ án hành chính của Tòa án nhân dân huyện Tam Nông-Lý luận
và thực tiễn
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài là phân tích, đánh giá những quy định của
pháp luật hiện hành về án hành chính, thực trạng áp dụng pháp luật về giải quyết vụ
án hành chính của Tòa án nhân dân huyện Tam Nông, thấy được những khó khăn,
vướng mắc, tồn tại để từ đó đề ra các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết
vụ án hành chính của Tòa án nhân dân, đáp ứng được yêu cầu hiện tại của xã hội.
3. Phạm vi nghiên cứu
Về mặt pháp luật, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu những quy định của pháp
luật hiện hành về giải quyết vụ án hành chính của Tòa án nhân dân cấp huyện.
Về mặt thực tiễn, đề tài trình bày thực tiễn giải quyết vụ án hành chính của
Tòa án nhân dân huyện Tam Nông. Trên cơ sở đó thấy được những khó khăn,
vướng mắc, từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết án
hành chính.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, người viết sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng,
duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin trên quan điểm của tư tưởng Hồ Chí Minh
và đường lối chủ trương của Đảng. Đồng thời, người viết cũng sử dụng phương
pháp cụ thể như: phân tích, so sánh, tổng hợp, thống kê…
5. Bố cục của đề tài
Ngoài phần lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn gồm 2 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp lý về án hành chính và giải quyết án
hành chính của Tòa án nhân dân cấp huyện.

Chương 2: Thực tiễn và kiến nghị về vấn đề giải quyết án hành chính của Tòa
án nhân dân huyện Tam Nông tỉnh Đống Tháp.

GVHD: Diệp Thành Nguyên

2

SVTH: Nguyễn Văn Đục


Giải quyết vụ án hành chính của Tòa án nhân dân huyện Tam Nông-Lý luận
và thực tiễn
CHƢƠNG 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ ÁN HÀNH CHÍNH VÀ GIẢI
QUYẾT ÁN HÀNH CHÍNH CỦA TÕA ÁN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN
1.1 Vai trò của Tòa hành chính trong giải quyết vụ án hành chính
Hoạt động của Tòa án nói chung xét theo nghĩa rộng đều nhằm phục vụ cho
mục tiêu đảm bảo tính thống nhất của pháp luật và ẩn sâu hơn các quy phạm cụ thể
là bảo vệ, giữ gìn trật tự, lợi ích chung của xã hội. Chính vì vậy mà Tòa án còn
mang tên là cơ quan tư pháp – cơ quan bảo vệ pháp luật. Trong đó Tòa hành chính
là một trong những cơ quan trực tiếp đứng ra đảm bảo tính thống nhất của hệ thống
pháp luật bởi đối tượng thuộc thẩm quyền xét xử được pháp luật quy định.1
Tòa hành chính có vai trò đặc biệt trong việc đảm bảo tôn trọng quyền công
dân, quyền con người và tạo ra một cơ chế kiểm tra, giám sát thực hiện quyền lực
nhà nước được thể hiện rõ nét nhất. Vai trò của Tòa hành chính được quyết định
bởi chức năng xét xử về hành chính, giải quyết các tranh chấp phát sinh trong lĩnh
vực quản lý hành chính nhà nước giữa công dân với cơ quan hành chính nhà nước.
Khi xét xử vụ án hành chính, Tòa án hành chính có quyền và nghĩa vụ kiểm tra và
ra phán quyết về tính hợp pháp của quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính
bị khởi kiện.

Việc thành lập Tòa hành chính và thực tiễn hoạt động xét xử của Tòa hành
chính trong thời gian qua, đã góp phần thúc đẩy quá trình cải cách nền hành chính
ở nước ta, buộc các cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước phải
tự nâng cao nâng lực quản lý, trình độ chuyên môn và ý thức trách nhiệm. Đồng
thời có những thay đổi phù hợp trong thủ tục cũng như phương thức điều hành,
quản lý xã hội.

Nguyễn
Hoàng
Anh,
Tạp
chí
nghiên
cứu
lập
pháp
điện
tử,
[truy cập ngày 10/09/2014].
1

GVHD: Diệp Thành Nguyên

3

xem

tại:

SVTH: Nguyễn Văn Đục



Giải quyết vụ án hành chính của Tòa án nhân dân huyện Tam Nông-Lý luận
và thực tiễn
Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện đầy đủ các quyền tự do
dân chủ của mình và buộc những người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính
nhà nước cần chú ý cân nhắc và thận trọng hơn khi ra một quyết định hành chính
hay khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ.2
Tòa hành chính ngoài việc xét xử các tranh chấp liên quan đến quyết định
hành chính cá biệt, hành vi hành chính còn đưa ra phán quyết về tính hợp pháp của
các văn bản pháp quy. Công dân, cơ quan, tổ chức chỉ cần chứng minh rằng mình
có lợi ích liên quan đều có quyền khởi kiện đề nghị Tòa án xem xét tính hợp pháp
của một văn bản quy phạm do cơ quan hành chính nhà nước ban hành.
Nhờ dự giám sát của Tòa hành chính một văn bản trái với quy định của văn
bản cấp trên sẽ không có hiệu lực áp dụng trong thực tiễn. Ngay cả khi cơ quan
hành chính có quyền tự quyết thì những quy định đưa ra trong những trường hợp
tùy nghi – dưới sự đánh giá của Tòa án, vẫn phải thỏa mãn các yêu cầu tối thiểu về
hình thức, thẩm quyền, trình tự, thủ tục.
Tóm lại, vai trò Tòa hành chính trong việc bảo vệ tính thống nhất của pháp
luật là rất lớn và không thể phủ nhận. Việc lập Tòa hành chính là một chủ trương
đúng đắn, phù hợp với chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa, nhà nước của dân, do dân và vì dân.
1.2 Một số khái niệm có liên quan trong việc giải quyết vụ án hành chính
1.2.1 Khái niệm vụ án hành chính
Vụ án hành chính là vụ án phát sinh tại Tòa hành chính có thẩm quyền do có
cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của mình.3
Vụ án hành chính phát sinh phải thỏa điều kiện:
Thứ nhất, phải có đơn khởi kiện của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo Điều 105
Luật Tố tụng hành chính năm 2010.


Phùng
Hương,
Vai
trò
của
Tòa
hành
chính,
xem
tại:
[truy cập ngày 10/09/2014].
3
Diệp Thành Nguyên, Tài liệu hướng dẫn học tập pháp luật về khiếu nại và khiếu kiện hành chính, ĐHCT,
tháng 5/2012, tr.25.
2

GVHD: Diệp Thành Nguyên

4

SVTH: Nguyễn Văn Đục


Giải quyết vụ án hành chính của Tòa án nhân dân huyện Tam Nông-Lý luận
và thực tiễn
Thứ hai, việc khởi kiện phải được Tòa án thụ lý theo Điều 111 Luật Tố tụng
hành chính năm 2010.
1.2.2 Khái niệm khởi kiện vụ án hành chính
Khởi kiện vụ án hành chính là thuật ngữ dùng để chỉ việc công dân, tổ chức yêu

cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật.
Theo Điều 5 Luật Tố tụng hành chính năm 2010 có quy định: “cá nhân, cơ
quan, tổ chức có quyền khởi kiện vụ án hành chính để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền,
lợi ích hợp pháp của mình”.
Như vậy, khởi kiện vụ án hành chính là việc cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ
chức hoặc công chức giữ chức vụ từ Tổng cục trưởng và tương đương trở xuống do
pháp luật Tố tụng hành chính năm 2010 quy định, thực hiện quyền yêu cầu Tòa án
giải quyết vụ án hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính,
quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử
lý vụ việc cạnh tranh trái pháp luật nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
mình.
Qua định nghĩa trên có một số nội dung đáng chú ý sau:
- Người khởi kiện: là cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án hành chính đối
với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc,
quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, việc lập
danh sách cử tri.4
- Người bị kiện: là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyết định hành chính, hành
vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về
quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, việc lập danh sách cử tri bị khởi kiện.5
- Đối tượng khởi kiện: quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định
kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc
cạnh tranh, việc lập danh sách cử tri.

Diệp Thành Nguyên, Tài liệu hướng dẫn học tập pháp luật về khiếu nại và khiếu kiện hành chính, ĐHCT,
tháng 5/2012, tr.26.
5
Diệp Thành Nguyên, Tài liệu hướng dẫn học tập pháp luật về khiếu nại và khiếu kiện hành chính, ĐHCT,
tháng 5/2012, tr.26.
4


GVHD: Diệp Thành Nguyên

5

SVTH: Nguyễn Văn Đục


Giải quyết vụ án hành chính của Tòa án nhân dân huyện Tam Nông-Lý luận
và thực tiễn
1.2.3 Khái niệm khiếu kiện hành chính
Cho đến nay chưa có văn bản pháp luật nào định nghĩa về khiếu kiện hành
chính. Tuy nhiên thông qua việc sử dụng thuật ngữ khiếu kiện hành chính thì khiếu
kiện hành chính được hiểu là sự biểu hiện của tranh chấp hành chính phát sinh
trong quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nước giữa một bên là cơ quan nhà
nước, người có thẩm quyền trong quản lý nhà nước với một bên là cá nhân, cơ quan,
tổ chức khi các chủ thể này tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính.
Khiếu kiện hành chính theo nghĩa hẹp được hiểu là cá nhân, cơ quan, tổ chức
khởi kiện yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị quyết
định hành chính, hành vi hành chính xâm phạm. Với nghĩa này thì khiếu kiện hành
chính đồng nhất với khái niệm khởi kiện hành chính. Theo nghĩa rộng, khiếu kiện
hành chính là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức khiếu nại, tố cáo đến cơ quan nhà
nước có thẩm quyền hoặc khởi kiện đến Tòa án yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của mình khi bị quyết định hành chính, hành vi hành chính xâm phạm.
1.2.4 Khái niệm quyết định hành chính, hành vi hành chính
1.2.4.1 Khái niệm quyết định hành chính
Quyết định hành chính là đối tượng khiếu kiện phổ biến có vai trò đặc biệt
quan trọng trong hoạt động xét xử của Tòa hành chính từ trước đến nay. Vì việc
ban hành quyết định hành chính là hình thức hoạt động chủ yếu của các chủ thể
quản lý nhà nước.6
Để trả lời thế nào là một quyết định hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết

của Tòa án ( hay gọi là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính), Điều 3 Luật Tố tụng
hành chính đưa ra khái niệm: “Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành
chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc của người có thẩm quyền trong các cơ
quan, tổ chức đó ban hành quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý
hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể”.
Khái niệm trên cho thấy điều kiện để được chấp nhận là một quyết định hành
chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án phải thỏa mãn các đặc điểm sau:7

6
7

Tòa án nhân dân tối cao, Tài liệu tập huấn nghiệp vụ giải quyết các vụ án hành chính, Hà Nội, năm 2013.
Tòa án nhân dân tối cao, Tài liệu tập huấn nghiệp vụ giải quyết các vụ án hành chính, Hà Nội, năm 2013.

GVHD: Diệp Thành Nguyên

6

SVTH: Nguyễn Văn Đục


Giải quyết vụ án hành chính của Tòa án nhân dân huyện Tam Nông-Lý luận
và thực tiễn
Thứ nhất, chủ thể ban hành quyết định hành chính là cơ quan hành chính nhà
nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc của người có thẩm quyền trong các cơ quan, tổ
chức đó thực hiện nhiệm vụ cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước.
Thứ hai, hình thức cơ bản của quản lý hành chính nhà nước là ban hành văn
bản quy phạm pháp luật nhằm cụ thể hóa các Luật, Nghị quyết, Pháp lệnh của các
cơ quan dân cử và các văn bản pháp luật khác để thực hiện chức năng chấp hành và
điều hành các quan hệ trong đời sống xã hội.

Thứ ba, quyết định được ban hành trong khuôn khổ thực hiện quyền lực hành
chính, thể hiện ý chí đơn phương trong mối quan hệ quyền lực giữa nhà nước với
công dân và được áp dụng đối với một hoặc một số trường hợp cụ thể, cho một cá
nhân, tổ chức hoặc một nhóm người nhất định ( thường được gọi là quyết định
hành chính cá biệt).
Thứ tư, theo định nghĩa của khái niệm quyết định hành chính tại Điều 3 Luật
Tố tụng hành chính thì nội dung là một quy định, chứ không phụ thuộc vào hình
thức có tính chuẩn mực là một “quyết định”.
Từ phân tích trên có thể rút ra kết luận: Khi xác định quyết định hành chính là
đối tượng khiếu kiện của Tòa án phải dựa vào các đặc điểm, trong đó chủ yếu phải
căn cứ vào đặc điểm về nội dung và mục đích của nó. Các đặc điểm của khái niệm
không chỉ giúp cho người khiếu kiện nhận diện dễ dàng hơn về đối tượng khiếu
kiện mà còn giúp cho Tòa án xác định đúng về thẩm quyền giải quyết, cũng như
căn cứ để đưa ra phán quyết của mình.
1.2.4.2 Khái niệm hành vi hành chính
Ngoài hình thức ra văn bản chứa đựng nội dung quyết định, thì một hình thức
quản lý hành chính nữa cũng được thực hiện thường xuyên, liên tục, đó là hành vi
hành chính. Cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc người có
thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó thực hiện các hành vi này trên cơ sở các quy
định của pháp luật hoặc trên cơ sở của các quyết định hành chính. Việc thực hiện
hành vi hành chính trái pháp luật gây thiệt hại đến quyền, lợi ích của công dân cũng
sẽ làm phát sinh các khiếu nại hành chính.
Tại khoản 2 Điều 3 Luật Tố tụng hành chính quy định: “Hành vi hành chính là
hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc người có
GVHD: Diệp Thành Nguyên

7

SVTH: Nguyễn Văn Đục



Giải quyết vụ án hành chính của Tòa án nhân dân huyện Tam Nông-Lý luận
và thực tiễn
thẩm quyền trong các cơ quan, tổ chức đó thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm
vụ công vụ theo quy định của pháp luật”.
Nếu như điều kiện khiếu kiện quyết định hành chính chỉ được tiến hành khi
một quyết định hành chính đang tồn tại trên thực tế (có quyết định), thì khiếu kiện
về hành vi hành chính lại là việc yêu cầu xem xét một hành vi nhất định được thể
hiện bằng hành động hoặc không hành động (có hoặc không có) của cơ quan, cá
nhân đảm trách công vụ, nhiệm vụ.
Hành vi hành chính theo quy định của Luật Tố tụng hành chính có các đặc
điểm sau:8
Thứ nhất, chủ thể thực hiện hành vi hành chính tương đồng với chủ thể ban
hành quyết định hành chính. Đó là các chủ thể có thẩm quyền thực hiện quyền lực
hành chính. Hành vi hành chính có thể là của cơ quan, tổ chức hoặc của cá nhân
người có thẩm quyền thi hành công vụ
Thứ hai, hình thức thể hiện của hành vi hành chính dưới hai dạng hành động
hoặc không hành động. Hành vi không hành động có thể là việc cơ quan nhà
nước không thực hiện nghĩa vụ “bỏ rơi” hoặc “từ chối” ban hành một quyết định
hành chính hay thực hiện một công vụ nhất định theo yêu cầu. Hành vi hành
động là hành vi đó đang thực hiện hoặc đã được thực hiện xong theo quy định
của pháp luật mà không được thể hiện dưới hình thức của một quyết định hành
chính bằng văn bản.
1.3 Đặc điểm vụ án hành chính
- Đối tượng khởi kiện trong vụ án hành chính là tính hợp pháp của quyết định
hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải
quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh và việc lập danh sách cử tri.
Ví dụ: Ủy ban nhân dân huyện Tam Nông ban hành quyết định thu hồi đất của
ông Nguyễn Văn A với lý do sử dụng không đúng mục đích. Ông A cho rằng mình
sử dụng đúng mục đích và không đồng ý với quyết định của Ủy ban nhân dân dân

huyện Tam Nông nên ông A đã gởi đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân huyện Tam
Nông yêu cầu Tòa án xem xét tính hợp pháp của quyết định này.

8

Tòa án nhân dân tối cao, Tài liệu tập huấn nghiệp vụ giải quyết các vụ án hành chính, Hà Nội, năm 2013.

GVHD: Diệp Thành Nguyên

8

SVTH: Nguyễn Văn Đục


Giải quyết vụ án hành chính của Tòa án nhân dân huyện Tam Nông-Lý luận
và thực tiễn
- Người bị kiện luôn là cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ
quan nhà nước có quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật
buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh
tranh và việc lập danh sách cử tri xâm phạm tới quyền và lợi ích của cá nhân, cơ
quan, tổ chức.
- Đối với một số loại việc muốn khởi kiện tại Tòa án phải trải qua thủ tục
khiếu nại hành chính: Khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội,
danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân và khiếu kiện quyết định giải
quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
1.4 Đối tƣợng thuộc thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa hành chính
Ở nước ta, các văn bản quy phạm pháp luật không thuộc đối tượng xét xử của
Tòa hành chính. Pháp luật tố tụng hành chính Việt Nam quy định đối tượng thuộc
thẩm quyền xét xử của Tòa hành chính là: quyết định hành chính cá biệt và hành vi
hành chính.

1.4.1 Quyết định hành chính cá biệt
Quyết định hành chính cá biệt hay còn gọi là quyết định hành chính thuộc đối
tượng khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án hành chính là văn bản được thể
hiện dưới hình thức quyết định hoặc dưới hình thức khác như thông báo, kết luận,
công văn do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc người có
thẩm quyền trong các cơ quan, tổ chức đó ban hành có chứa đựng nội dung của
quyết định hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ
thể về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính mà người khởi kiện
cho rằng quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm.
Các quyết định hành chính cá biệt thuộc đối tượng xét xử của Tòa án gồm:9
- Quyết định hành chính, trừ các quyết định hành chính thuộc phạm vi bí
mật nhà nước trong các lĩnh vục quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục
do Chính phủ quy định và các quyết định hành chính mang tính nội bộ của cơ
quan, tổ chức;

Diệp Thành Nguyên, Tài liệu hướng dẫn học tập pháp luật về khiếu nại và khiếu kiện hành chính, ĐHCT,
tháng 5/2012, tr.34.
9

GVHD: Diệp Thành Nguyên

9

SVTH: Nguyễn Văn Đục


Giải quyết vụ án hành chính của Tòa án nhân dân huyện Tam Nông-Lý luận
và thực tiễn
- Danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu
Hội đồng nhân dân;

- Quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng
và tương đương trở xuống;
- Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc
cạnh tranh.
Chủ thể ban hành quyết định hành chính cá biệt thuộc đối tượng xét xử của
Tòa án gồm:
- Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước,
Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán nhà nước, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát
nhân dân tối cao và quyết định hành chính của người có thẩm quyền;
- Cơ quan nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã;
- Cơ quan đại diện ngoại giao của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
ở nước ngoài hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan đó.
1.4.2 Hành vi hành chính
Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ
chức khác hoặc người có thẩm quyền trong các cơ quan, tổ chức đó thực hiện hoặc
không thực hiện nhiệm vụ công vụ theo quy định của pháp luật.
Các hành vi hành chính thuộc đối tượng xét xử của Tòa án gồm: Hành vi hành
chính, trừ các hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vục
quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ quy định và các hành
vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức.
Chủ thể có hành vi hành chính thuộc đối tượng xét xử của Tòa án gồm:
- Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước,
Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán nhà nước, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát
nhân dân tối cao và quyết định hành chính của người có thẩm quyền;
- Cơ quan nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã;
- Cơ quan đại diện ngoại giao của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
ở nước ngoài hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan đó.
Hành vi hành chính có thể là việc thực hiện hoặc có thể là việc không thực
hiện công vụ theo quy định của pháp luật và không được thể hiện băng văn bản.
GVHD: Diệp Thành Nguyên


10

SVTH: Nguyễn Văn Đục


Giải quyết vụ án hành chính của Tòa án nhân dân huyện Tam Nông-Lý luận
và thực tiễn
1.5 Các loại khiếu kiện hành chính thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân
dân cấp huyện
Theo quy định tại Điều 29 của Luật Tố tụng hành chính năm 2010, Tòa án
nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi là Tòa án cấp
huyện) giải quyết theo thủ tục cấp sơ thẩm những khiếu kiện sau đây:
1.5.1. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan
nhà nƣớc từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với
Tòa án hoặc cùa ngƣời có thẩm quyền trong cơ quan nhà nƣớc đó
Theo cấp thì quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu kiện của cơ
quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước từ
cấp huyện trở xuống sẽ thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện.
Cụ thể như quyết định hành chính của Ủy ban nhân dân, Chi cục thuế, Công an…
quận, huyện, xã, phường, thị trấn hoặc hành vi hành chính của người có thẩm
quyền trong các cơ quan đó.
Theo lãnh thổ thì quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu kiện của
cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước
đó đóng trên địa bàn quận, huyện, thị xã… nào thì thuộc thẩm quyền giải quyết của
Tòa án nhân dân nơi đó.
Quyết định xử phạt hành chính là hình thức pháp lý ghi nhận việc áp dụng các
biện pháp cưỡng chế đối với cá nhân, tổ chức đã thực hiện hành vi có lỗi vi phạm
quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy
định của pháp luật phải bị xử lý vi phạm hành chính. Quyết định xử phạt vi phạm

hành chính gồm có các hình thức xử phạt như: xử phạt, phạt bổ sung, áp dụng các
biện pháp ngăn chặn, cưỡng chế thi hành (từ ngày 01/7/2013 việc xử lý vi phạm
hành chính sẽ được áp dụng theo Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13).
1.5.2 Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của ngƣời đứng đầu cơ
quan, tổ chức từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành
chính với Tòa án đối với công chức thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan,
tổ chức đó
Thẩm quyền xét xử đối với quyết định kỷ luật buộc thôi việc của Tòa án nhân
dân cấp huyện đối với các quyết định buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan,
GVHD: Diệp Thành Nguyên

11

SVTH: Nguyễn Văn Đục


Giải quyết vụ án hành chính của Tòa án nhân dân huyện Tam Nông-Lý luận
và thực tiễn
tổ chức từ cấp huyện trở xuống và cơ quan, tổ chức của người ra quyết định buộc
thôi việc ở đâu thì Tòa án nhân dân huyện nơi đó giải quyết.
Quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật Tố tụng hành chính năm 2010 và Điều 78
Luật cán bộ, công chức năm 2008 thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức chỉ ra
quyết định áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với cán bộ, công chức
thuộc quyền quản lý của mình. Do đó quyết định kỷ luật buộc thôi việc của
người đứng đầu cơ quan, tổ chức chỉ áp dụng đối với công chức thuộc thẩm
quyền quản lý của mình và công chức là người được khởi kiện quyết định đó
theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp cán bộ, công chức bị Tòa án kết án phạt tù mà không được
hưởng án treo thì đương nhiên buộc thôi việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu
lực của pháp luật.

Quyết định kỷ luật buộc thôi việc là một dạng quyết định hành chính mà nó
mang đầy đủ các tính chất và đặc điểm của quyết định hành chính. Mặt khác, căn
cứ quy định tại điều 79 Luật cán bộ, công chức năm 2008 và điều 8 Nghị định
34/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức, thì
buộc thôi việc là hình thức kỷ luật cao nhất, khắc nghiệt nhất đối với công chức nên
việc áp dụng hình thức kỷ luật này phải tuân theo trình tự thủ tục quy định của pháp
luật và thuộc đối tượng xét xử của Tòa hành chính.
Quy định tại điều 14 của Nghị định 34/2011/NĐ-CP, hình thức kỷ luật buộc
thôi việc đối với công chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:
Bị phạt tù mà không hưởng án treo;
Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức đơn vị;
Nghiện ma túy có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền;
Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 07 ngày làm việc trở lên trong một tháng hoặc từ 20
ngày làm việc trở lên trong một năm mà đã được cơ quan sử dụng công chức thông
báo bằng văn bản 03 lần liên tiếp;
Vi phạm ở mức độ đặc biệt quan trọng quy định của pháp luật về phòng,
chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ luật lao động; phòng,
chống tệ nạn xã hội mại dâm và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến
công chức;
GVHD: Diệp Thành Nguyên

12

SVTH: Nguyễn Văn Đục


Giải quyết vụ án hành chính của Tòa án nhân dân huyện Tam Nông-Lý luận
và thực tiễn
Đối với các quyết định sa thải theo quy định của Luật lao động nếu có khiếu
kiện sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa lao động.

Các quyết định buộc thôi việc đối với công chức trong cơ quan, đơn vị thuộc
Quân đội nhân dân, Công an nhân dân là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp không
thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa hành chính cấp huyện do các đối tượng này
không thuộc đối tượng và ngoài phạm vi điều chỉnh của Luật cán bộ, công chức.10
`1.5.3 Khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, về danh sách
cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân của cơ quan lập danh sách cử tri
trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án
Nhà nước ta xác định là nhà nước của dân, do dân và vì dân, tất cả quyền lực
nhà nước thuộc về nhân dân, do đó quyền nghĩa vụ cơ bản của công dân luôn luôn
là một chế định cơ bản của Luật Hiến pháp và một trong những quyền lực cơ bản
của công dân là quyền bầu cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước.
Như vậy công dân thực hiện quyền lực nhà nước của mình qua hai hình thức là
dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện. Dân chủ trực tiếp là công dân trực tiếp bỏ
phiếu quyết định những vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của nhà nước; dân chủ
đại diện được thể hiện bằng việc công dân bỏ phiếu bầu người đại diện, thay mặt
mình giải quyết các công việc của nhà nước. Cả hai hình thức này đều được thực
hiện thông qua việc bỏ phiếu trong chế độ bầu cử.
Quyền bầu cử là quyền chính trị quan trọng bảo đảm cho công dân thể hiện
quyền làm chủ của mình.
Quyền bầu cử là quy định pháp luật về khả năng của công dân thực hiện quyền
lựa chọn người đại diện của mình vào cơ quan quyền lực nhà nước. Quyền bầu cử
không chỉ là quyền bỏ phiếu mà còn là quyền đề cử, tức là khả năng chủ động trong
chọn lựa những người thay mặt mình trong các cơ quan nhà nước. Quyền bầu cử
còn được hiểu là quyền được bầu vào các cơ quan nhà nước.11

10
11

Điều 1 Nghị định 06/2010/NĐ-CP ngày 25/01/2010 của Chính phủ về Quy định những người là công chức.
Phạm Thị Diệu Hiền, Tập bài giảng Luật Hiến pháp Việt Nam ( phần 2 ), ĐHCT, tháng 7/2008.


GVHD: Diệp Thành Nguyên

13

SVTH: Nguyễn Văn Đục


Giải quyết vụ án hành chính của Tòa án nhân dân huyện Tam Nông-Lý luận
và thực tiễn
Quyền bầu cử được coi là quyền chính trị quan trọng, là vinh dự và nghĩa vụ
của công dân. Với quyền bầu cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân, công dân có thể
lựa chọn được những người ưu tú nhất, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền
lợi của mình vào các cơ quan nhà nước, giải quyết những vấn đề quan trọng của đất
nước, thực hiện quyền làm chủ đất nước.
Cho nên, ngoại trừ những trường hợp công dân không được bầu cử theo quy
định của pháp luật, những công dân có quyền bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu
Hội đồng nhân dân đều được ghi tên vào danh sách cử tri. Việc lập danh sách cử tri
phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Cơ quan lập danh sách cử tri theo quy định của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội,
Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân là Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và
được lập theo khu vực bỏ phiếu. Do đó, Tòa án có thẩm quyền giải quyết khiếu
kiện về nơi lập danh sách cử tri bị khởi kiện và quyết định của Tòa án là quyết định
cuối cùng.
Tóm lại, trong việc giải quyết các loại khiếu kiện thuộc thẩm quyền của Tòa
hành chính cấp huyện hoàn toàn không liên quan đến nơi cư trú của người khởi
kiện. Tòa án nhân dân cấp huyện chỉ xét xử các khiếu kiện hành chính của cơ quan
nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước từ cấp huyện trở xuống
trên cùng phạm vị địa giới hành chính với Tòa án đó.
1.6 Xác định thẩm quyền trong trƣờng hợp vừa có đơn khiếu nại, vừa có đơn

khởi kiện
Đối tượng khởi kiện trong vụ án hành chính là quyết định hành chính cá biệt
và hành vi hành chính của cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ
quan nhà nước. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc
hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì có
quyền khiếu nại đến người đã ra quyết định hành chính hay cơ quan của người có
hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hánh chính tại Tòa án theo quy định của
Luật Tố tụng hành chính.
Theo quy định của Luật Tố tụng hành chính năm 2010 có hiệu lực từ ngày
01/7/2010 thì chỉ có hai loại khiếu kiện hành chính là: Khiếu kiện về danh sách cử
tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân và
GVHD: Diệp Thành Nguyên

14

SVTH: Nguyễn Văn Đục


Giải quyết vụ án hành chính của Tòa án nhân dân huyện Tam Nông-Lý luận
và thực tiễn
khiếu kiện giải quyết quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc
cạnh tranh là bắt buộc trải qua giai đoạn tiền tố tụng (khiếu nại trước rồi mới khiếu
kiện sau); còn các khiếu kiện hành chính còn lại thì không nhất thiết phải trải qua
giai đoạn tiền tố tụng.
Như vậy cá nhân, cơ quan, tổ chức là đối tượng của quyết định hành chính cá
biệt hoặc hành vi hành chính có quyền lực chọn một trong hai cách khiếu nại hoặc
khiếu kiện vụ án hành chính. Tuy nhiên, có những trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ
chức vừa đồng thời khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, vừa
khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền thì thẩm quyền giải quyết theo sự lựa chọn của
người khởi kiện.12 Đây cũng là quy định mới so với pháp lệnh thủ tục giải quyết

các vụ án hành chính, thể hiện tính dân chủ của nhà nước ta, thể hiện sự tôn trọng
việc tự lựa chọn của người khởi kiện, đảm bảo quyền và lợi ích cho người khởi
kiện.
Xác định thẩm quyền trong trường hợp vừa có đơn khiếu nại, vừa có đơn
khiếu kiện được quy định cụ thể trong từng trường hợp sau:13
Trường hợp thứ nhất: Người khởi kiện có đơn khởi kiện vụ án hánh chính tại
Tòa án có thẩm quyền, đồng thời có đơn khiếu nại đến người có thẩm quyền giải
quyết khiếu nại thì Tòa án yêu cầu người khởi kiện làm văn bản lựa chọn cơ quan
giải quyết; trường hợp người khiếu kiện không làm được văn bản lựa chọn thì Tòa
án phải lập biên bản về việc người khởi kiện lựa chọn cơ quan giải quyết.
Trường hợp thứ hai: Quyết định hành chính, hành vi hành chính chỉ có liên
quan đến một người mà người đó vừa khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án có
thẩm quyền, đồng thời có đơn khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu
nại thì việc giải quyết theo sự lựa chọn của người khởi kiện. Trường hợp người
khởi kiện lựa chọn Tòa án giải quyết thì Tòa án thụ lý giải quyết vụ án theo thủ tục
chung, đồng thời thông báo cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại biết và
yêu cầu chuyển toàn bộ hồ sơ giải quyết khiếu nại cho Tòa án (nếu có).

Điều 31 Luật Tố tụng hành chính 2010.
Điều 5 Nghị quyết 02/2011/NQ-HĐTP ngày 27/09/2011 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối
cao, Hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Tố tụng hành chính 2010.
12
13

GVHD: Diệp Thành Nguyên

15

SVTH: Nguyễn Văn Đục



Giải quyết vụ án hành chính của Tòa án nhân dân huyện Tam Nông-Lý luận
và thực tiễn
Trường hợp người khởi kiện lựa chọn người có thẩm quyền giải quyết khiếu
nại thì Tóa án căn cứ điểm g khoản 1 Điều 109 Luật Tố tụng hành chính trả lại đơn
khởi kiện và các tài liệu kèm theo cho người khởi kiện.
Nếu hết thời hạn giải quyết khiếu nại mà khiếu nại không được giải quyết hoặc
đã được giải quyết nhưng người khiếu nại không đồng ý với việc giải quyết khiếu
nại và có đơn khởi kiện vụ án hành chính thì Tòa án xem xét để tiến hành thụ lý vụ
án theo thủ tục chung.
Trường hợp thứ ba: quyết định hành chính, hành vi hành chính có liên quan
đến nhiều người thì phân biệt như sau:
- Trường hợp chỉ có một người vừa khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án về
sơ thẩm, đồng thời có đơn khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại,
những người khác còn lại không khởi kiện vụ án hành chính và cũng không khiếu
nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì thẩm quyền giải quyết được
thực hiện như trường hợp thứ hai nêu trên;
- Trường hợp có nhiều người vừa khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án thẩm
quyền, đồng thời có đơn khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại và
tất cả những người này đều lựa chọn một trong hai cơ quan có thẩm quyền giải
quyết (Tòa án hoặc người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại) thì thẩm quyền giải
quyết được thực hiện như trường hợp thứ hai nêu trên;
- Trường hợp có nhiều người vừa khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án thẩm
quyền, đồng thời có đơn khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại,
trong đó có một hoặc một số người lựa chọn Tòa án giải quyết, và một hoặc một số
người lựa chọn người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, hoặc trường hợp chỉ có
một hoặc một số người khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án thẩm quyền, một
hoặc một số người khác chỉ khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại
thì phân biệt như sau:
Thứ nhất, trường hợp quyền lợi và nghĩa vụ của người khiếu kiện và người

khiếu nại độc lập với nhau thì việc giải quyết yêu cầu của người khởi kiện thuộc
thẩm quyền của Tòa án, còn việc giải quyết khiếu nại của người khiếu nại thuộc
thẩm quyền giải quyết của những người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. Trong
trường hợp này, Tòa án thụ lý giải quyết đối với yêu cầu của người khởi kiện, đồng
GVHD: Diệp Thành Nguyên

16

SVTH: Nguyễn Văn Đục


Giải quyết vụ án hành chính của Tòa án nhân dân huyện Tam Nông-Lý luận
và thực tiễn
thời thông báo cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại biết về việc Tòa án đã
thụ lý giải quyết đối với yêu cầu của người khởi kiện;
Thứ hai, trường hợp quyền lợi và nghĩa vụ của người khiếu kiện và người
khiếu nại không độc lập với nhau thì Tòa án thụ lý giải quyết vụ án theo thủ tục
chung, đồng thời thông báo cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại biết và
yêu cầu chuyển toàn bộ hồ sơ giải quyết khiếu nại cho Tòa án (nếu có).
1.7 Chuyển vụ án cho Tòa án khác, giải quyết tranh chấp về thẩm quyền14
1.7.1 Giải quyết trƣờng hợp Tòa án đã thụ lý vụ án hành chính nhƣng sau đó
phát hiện đây là vụ án khác và thuộc thẩm quyền của Tòa án khác15
Trong quá trình giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục sơ thẩm, Tòa án phát
hiện đây không phải là vụ án hành chính mà là vụ án khác (dân sự, kinh tế, lao
động) và việc giải quyết vụ án này là thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì Tòa
án giải quyết lại vụ án theo thủ tục chung do pháp luật tố tụng quy định đối với việc
giải quyết vụ án đó, đồng thời thông báo cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng
cấp biết.
Trước khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm mà phát
hiện vụ việc giải quyết vụ án này là thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác

thì Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án hành chính căn cứ vào khoản 1
điều 32 Luật Tố tụng hành chính xóa sổ thụ lý, chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án có
thẩm quyền, đồng thời thông báo cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp biết.
Đương sự có quyền khiếu nại, viện kiểm sát cùng cấp cũng có quyền kiến nghị
quyết định này trong vòng 03 ngày làm việc, kề từ ngày nhận được quyết định.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kề từ ngày nhận được quyết định khiếu nại, kiến
nghị, Chánh án Tòa án ra quyết định chuyển vụ án hành chính phải giải quyết khiếu
nại, kiến nghị, quyết định của Chánh án Tòa án là quyết định cuối cùng.

14
15

Điều 32 Luật Tố tụng hành chính 2010.
Điều 6 Nghị quyết 02/2011/NQ-HĐTP ngày 27/09/2011.

GVHD: Diệp Thành Nguyên

17

SVTH: Nguyễn Văn Đục


Giải quyết vụ án hành chính của Tòa án nhân dân huyện Tam Nông-Lý luận
và thực tiễn
Sau khi đã có quyết định đưa ra vụ án xét xử theo thủ tục sơ thẩm mà phát
hiện giải quyết vụ án này là thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác thì Tòa
án phải mở phiên tòa và tại phiên tòa Hội đồng xét xử vận dụng khoản 3 Điều 139
Luật Tố tụng hành chính ra quyết định đình chỉ việc xét xử, chuyển hồ sơ vụ án cho
Tòa án có thẩm quyền.
1.7.2 Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền

Tranh chấp về thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính giữa các Tòa án cấp
huyện trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Chánh án Tòa án
cấp tỉnh giải quyết.
Tranh chấp về thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính giữa các Tòa án cấp
huyện trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác nhau do Chánh
án Tòa án tối cao giải quyết.
1.8 Nhập hoặc tách vụ án hành chính16
1.8.1 Tòa án có thể nhập hai hoặc nhiều vụ án mà Tòa án đã thụ lý riêng biệt
thành một vụ án để giải quyết17
Tòa án có thể nhập hai hoặc nhiều vụ án hành chính đã thụ lý riêng biệt để giải
quyết bằng một vụ án hành chính khi có đủ các điều kiện sau đây:
Thứ nhất, các vụ án đã thụ lý riêng biệt chỉ có một người khởi kiện đối với
nhiều quyết định hành chính, hành vi hành chính đều do một cơ quan, tổ chức hoặc
một người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức ban hành, thực hiện và có mối
quan hệ, liên hệ mật thiết với nhau, hoặc các vụ án đã thụ lý riêng biệt có nhiều
người khởi kiện đối với cùng một quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính;
Thứ hai, việc nhập hai hay nhiều vụ án hành chính thành một vụ án hành chính
phải đảm bảo việc xét xử được nhanh chóng hiệu quả, triệt để và không vi phạm
thời hạn chuẩn bị xét xử.
1.8.2 Tòa án có thể tách một vụ án có các yêu cầu khác nhau thành hai hoặc
nhiều vụ án để giải quyết18

Điều 33 Luật Tố tụng hành chính 2010.
Khoản 1 Điều 7 Nghị quyết 02/2011/NQ-HĐTP ngày 27/09/2011.
18
Khoản 2 Điều 7 Nghị quyết 02/2011/NQ-HĐTP ngày 27/09/2011.
16
17

GVHD: Diệp Thành Nguyên


18

SVTH: Nguyễn Văn Đục


Giải quyết vụ án hành chính của Tòa án nhân dân huyện Tam Nông-Lý luận
và thực tiễn
Tòa án có thể tách một vụ án hành chính đã thụ lý thành nhiều vụ án hành
chính khác nhau trong trường hợp quyết định hành chính bị khởi kiện liên quan đến
nhiều người khởi kiện và quyền lợi, nghĩa vụ của những người khởi kiện đó không
liên quan đến nhau.
Khi nhập hoặc tách vụ án, Tòa án đã thụ lý vụ án phải ra quyết định và gửi
ngay cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp.
1.9 Thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hành chính của Tòa án nhân dân
cấp huyện
Hội đồng xét xử vụ án hành chính cấp huyện có thẩm quyền xem xét tình hợp
pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi
việc, danh sách cử tri bị khởi kiện, quyết định giải quyết khiếu nại có liên quan
theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính.
Hội đồng xét xử vụ án hành chính cấp huyện có quyền quyết định:
1.9.1. Chấp nhận hay bác bỏ yêu cầu khởi kiện19
+ Bác bỏ yêu cầu khởi kiện nếu yêu cầu đó không có căn cứ pháp luật;
+ Chấp nhận một phần hay toàn bộ yêu cầu khởi kiện, tuyên hủy một phần
hoặc toàn bộ quyết định hành chính trái pháp luật; buộc cơ quan nhà nước hoặc
người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo
quy định của pháp luật;
+ Chấp nhận một phần hay toàn bộ yêu cầu khởi kiện, tuyên bố một số hoặc
toàn bộ các hành vi hành chính là trái pháp luật; buộc cơ quan nhà nước hoặc người
có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước chấm dứt hành vi hành chính trái pháp luật;

+ Chấp nhận yêu cầu khởi kiện, tuyên hủy quyết định kỷ luật buộc thôi việc
trái pháp luật; buộc người đứng đầu cơ quan, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công vụ
theo quy định của pháp luật;
+ Chấp nhận một phần hay toàn bộ yêu cầu khởi kiện; buộc cơ quan lập danh
sách cử tri sửa đổi bổ sung danh sách cử tri theo quy định của pháp luật;

19

Điều 163 Luật Tố tụng hành chính 2010.

GVHD: Diệp Thành Nguyên

19

SVTH: Nguyễn Văn Đục


Giải quyết vụ án hành chính của Tòa án nhân dân huyện Tam Nông-Lý luận
và thực tiễn
+ Buộc cơ quan, tổ chức bồi thường thiệt hại, khôi phục quyền, lợi ích hợp
pháp của cá nhân, tổ chức, cơ quan bị xâm phạm do quyết định hành chính, hành vi
hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc trái pháp luật gây ra;
+ Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người đứng đầu cơ quan
nhà nước có thẩm quyền xem xét trách nhiệm của cơ quan nhà nước, người có
thẩm quyền của cơ quan nhà nước.
Trong các thẩm quyền trên, chỉ thẩm quyền kiến nghị là hội đồng xét xử ra
văn bản kiến nghị riêng, không ghi vào phần quyết định của bản án, còn đối với các
quyềt định còn lại thì nội dung của quyết định phải ghi rõ ra trong phần quyết định
của bản án.
1.9.2. Thẩm quyền quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp

tạm thời
Việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi mở
phiên tòa do một Thẩm phán xem xét, quyết định. Việc áp dụng, thay đổi, hủy
bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời tại phiên tòa do Hội đồng xét xử xem xét,
quyết định.20
Các biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của Luật Tố tụng hành chính
bao gồm:21
+ Tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc
thôi việc
Tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi
việc được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho rằng quyết
định đó trái pháp luật và việc thi hành quyết định đó sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm
trọng khó khắc phục.22
+ Tạm dừng việc thực hiện hành vi hành chính

Điều 61 Luật Tố tụng hành chính 2010.
Điều 62 Luật Tố tụng hành chính 2010.
22
Điều 63 Luật Tố tụng hành chính 2010.
20
21

GVHD: Diệp Thành Nguyên

20

SVTH: Nguyễn Văn Đục



×