Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

xác định tư cách đương sự trong vụ án hành chính – lý luận và thực tiển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (874.53 KB, 56 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
______

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
KHÓA 38 (2012 – 2015)
ĐỀ TÀI:

XÁC ĐỊNH TƯ CÁCH ĐƯƠNG SỰ TRONG VỤ ÁN
HÀNH CHÍNH – LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN

Giảng viên hướng dẫn:
ThS. DIỆP THÀNH NGUYÊN
Bộ môn: Luật hành chính

Sinh viên thực hiện:
TRẦN THỊ HẰNG
MSSV: S120020
Lớp: ĐT1263B1


Xác định tư cách đương sự trong vụ án hành chính - lý luận và thực tiển

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU…………………………………………………………………1
1.

Lý do chọn đề tài…………………………………………………………1

2.


Mục tiêu nghiên cứu………………………………………………………2

3.

Phạm vi nghiên cứu…………………………………………………….....2

4.

Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………2

5.

Bố cục đề tài………………………………………………………………2

CHƯƠNG 1: NHỮNG KHÁI QUÁT CHUNG VỀ XÁC ĐỊNH TƯ CÁCH
ĐƯƠNG SỰ TRONG VỤ ÁN HÀNH CHÍNH…….………………………3
1.1 Sự hình thành và phát triển của phát luật về Tố tụng hành chính ở
nước ta .................................................................................................................. 3
1.2 Khái niệm vụ án hành chính và đương sự trong vụ án hành chính........ 5
1.2.1 Khái niệm vụ án hành chính ................................................................ 5
1.2.2 Khái niệm đương sự trong vụ án hành chính ...................................... 6
1.2.2.1 Người khởi kiện……………………………………................... 7
1.2.2.2 Người bị kiện………………………………............................... 8
1.2.2.3 Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan…………...................... 9
1.2.3 Người đại diện trong vụ án hành chính .............................................. 10
1.3 Năng lực pháp luật tố tụng hành chính và năng lực hành vi hành chính
............................................................................................................................ 12
1.3.1 Năng lực pháp luật tố tụng hành chính của đương sự……..12
1.3.2 Năng lực hành vi hành chính của đương sự.......................... 12
1.4 Quyền và nghĩa vụ của đương sự…………………………………13

1.4.1Quyền và nghĩa vụ của người khởi kiện............................................. 14
1.4.2 Quyền và nghĩa vụ của Người bị kiện…………................................ 14

GVHD: Diệp Thành Nguyên

SVTH: Trần Thị Hằng


Xác định tư cách đương sự trong vụ án hành chính - lý luận và thực tiển

1.4.3 Quyền và nghĩa vụ người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan…14

CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH PHÁP LÝ TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH TƯ
CÁCH ĐƯƠNG SỰ TRONG VỤ ÁN HÀNH CHÍNH…… ....................... 15
2.1 Vai trò của Tòa án nhân dân trong giải quyết vụ án hành
chính………… ................................................................................................. 17
2.2 Xác định đối tượng khởi kiện của vụ án hành chính………................. 18
2.2.1 Quyết định hành chính thuộc đối tượng khởi kiện vụ án hành
chính………………… ..................................................................................... 19
2.2.2 Hành vi hành chính thuộc đối tượng khởi kiện vụ án hành chính
…………… ....................................................................................................... 22
2.3 Xác định người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên
quan trong vụ án hành chính………................................................................. 25
2.3.1 Xác định người khởi kiện trong vụ án hành chính………........ 25
2.3.2 Xác định người bị kiện trong vụ án hành chính……… ............ 26
2.3.3 Xác định người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án hành
chính……… ...................................................................................................... 30
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ VỀ VIỆC XÁC ĐỊNH TƯ
CÁCH ĐƯƠNG SỰ TRONG VỤ ÁN HÀNH CHÍNH…… ....................... 35
3.1. Thực trạng áp dụng các quy định của pháp luật tố tụng hành chính trong

việc xác định tư cách đương sự trong vụ án hành chính……… ....................... 35
3.2. Một số kiến nghị nhằm xác định đúng và đầy đủ tư cách tố tụng của đương
sự trong vụ án hành chính……… ..................................................................... 45

KẾT LUẬN……………………………………………………...................... 50

GVHD: Diệp Thành Nguyên

SVTH: Trần Thị Hằng


Xác định tư cách đương sự trong vụ án hành chính – lý lụân và thực tiễn

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Luật Tố tụng hành chính năm 2010, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7
năm 2011 (Luật TTHC) có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình giải quyết
vụ án hành chính, sau khi được ban hành, Luật TTHC đã khắc phục được những
thiếu sót, hạn chế của Pháp lệnh thủ tục giải quyết vụ án hành chính năm 1996
(sửa đổi, bổ sung năm 1998 và năm 2006 gọi tắt là Pháp lệnh), góp phần đảm bảo
tốt hơn quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể khi tham gia vào quan hệ tố tụng
hành chính.
Có thể nhận thấy, các quy định của Luật TTHC đã có những tiến bộ đáng kể
so với các quy định tại các điều luật tương ứng trong Pháp lệnh, nổi bật nhất là
vấn đề Luật TTHC đã quy định theo hướng mở rộng thẩm quyền giải quyết vụ án
hành chính cho Tòa án nhân dân và đơn giản hóa điều kiện khởi kiện vụ án hành
chính. Cùng với việc mở rộng thẩm quyền giải quyết bằng một vụ án hành chính
cho Tòa án nhân dân, để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thực hiện quyền
khởi kiện vụ án hành chính của mình khi có quyết định hành chính, hành vi hành
chính xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Tuy nhiên, trong quá

trình áp dụng các quy định của pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng để
giải quyết vụ án hành chính vẫn còn có những tồn tại, bất cập, và không thống
nhất, ảnh hưởng đến chất lượng giải quyết vụ án hành chính nói chung, trong đó
có vấn đề xác định tư cách đương sự trong vụ án hành chính được xem là vấn đề
thiết thực trong quá trình giải quyết vụ án hành chính hiện nay.
Mặt khác, việc pháp điển các quy định về thủ tục tố tụng nói chung và quy
định về xác định tư cách đương sự trong Luật Tố tụng hành chính năm 2010 là
hết sức cần thiết. Đây là văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực cao, điều chỉnh
một cách đầy đủ, toàn diện các quan hệ tố tụng trong giải vụ án hành chính, đáp
ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quản lý
xã hội, quản lý nhà nước bằng pháp luật, đáp ứng được yêu cầu của cải cách tư
pháp và hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta và tăng cường bảo vệ các quyền, lợi
ích hợp pháp của công dân. Bên cạnh đó nhằm tìm hiểu sâu thêm về những vấn
đề của Luật tố tụng hành chính cũng như vấn đề xác định tư cách đương sự trong
vụ án hành chính rõ hơn.
Vì vậy việc nghiên cứu nguyên tắc xác định đương sự trong vụ án hành
chính không chỉ có ý nghĩa về lý luận mà còn trong thực tiễn xét xử. Thế nên tôi
GVHD: Diệp Thành Nguyên

1

SVTH: Trần Thị Hằng


Xác định tư cách đương sự trong vụ án hành chính – lý lụân và thực tiễn

quyết định chọn đề tài: “ Xác định tư cách đương sự trong vụ án hành chính thực tiễn và kiến nghị” để làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài hướng đến mục đích làm sáng tỏ tư cách đương sự trong vụ án hành
chính, cũng như những quy định khác có liên quan. Đồng thời hệ thống hoá được

những kiến thức cần thiết để vận dụng phân tích, chứng minh những vấn đề mà
ngành Luật đang áp dụng để giải quyết những vấn đề thực tiễn. Nâng cao được
vai trò của ngành Luật trong hệ thống pháp luật của nước ta hiện nay.
3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài là một lĩnh vực nghiên cứu của chuyên ngành luật học, nhưng do hạn
chế về thời gian và tài liệu nghiên cứu, nên người viết chỉ tập trung nghiên cứu
vấn đề đương sự trong vụ án hành chính - lý luận và thực tiển. Đặc biệt chỉ tập
trung làm rõ khái niệm đương sự được pháp luật tố tụng hành chính quy định bao
gồm: Người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
trong vụ án hành chính và thực tiển áp dụng pháp luật trong giải quyết vụ án hành
chính của Tòa án. Những bất cập tồn tại giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao
hiệu quả giải quyết án hành chính.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành luận văn này tác giả vận dụng cơ sở lý luận của thực tiễn. Áp
dụng so sánh những bộ luật hành chính áp dụng những bộ luật mới ban hành để
nghiên cứu. Bên cạch đó còn thu thập những thông tin, những tài liệu, chứng
minh để nghiên cứu được tư cách đương sự trong vụ án hành chính - lý luận và
thực tiển.
5. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, nội dung, kết luận, danh mục từ viết tắt, tài liệu tham
khảo, luận văn có kết cấu gồm 3 chương.
Chương 1: Khái quát chung về tư cách đuơng sự trong vụ án hành chính.
Chương 2: Những quy định pháp luật trong việc xác định tư cách đuơng sự
trong vụ án hành chính.
Chương 3: Thực tiễn và kiến nghị về việc xác định tư cách đương sự trong
vụ án hành chính.

GVHD: Diệp Thành Nguyên

2


SVTH: Trần Thị Hằng


Xác định tư cách đương sự trong vụ án hành chính – lý lụân và thực tiễn

CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ XÁC ĐỊNH TƯ CÁCH ĐƯƠNG SỰ TRONG
VỤ ÁN HÀNH CHÍNH
1.1. Sự hình thành và phát triển của pháp luật về Tố tụng hành chính ở nước
ta.
Ở Việt Nam, ngay từ khi Cách mạng tháng Tám thành công, Nhà nước Việt
Nam dân chủ cộng hòa được thành lập thì chính quyền cách mạng đã quan tâm
tới công tác giải quyết các khiếu nại tố cáo của nhân dân, trong đó có các khiếu
kiện hành chính. Điều này đã được thể hiện trong tinh thần của các bản Hiến
pháp đầu tiên của nước ta là Hiến pháp năm 1946, Điều 29 Hiến pháp năm 1959.
Ngay từ tháng 11-1945, Ban thanh tra đặc biệt đã được thành lập với hai chức
năng cơ bản: thứ nhất là giám sát việc thi hành pháp luật và chính sách của Nhà
nước ở các cấp hành chính; thứ hai là giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân1.
Sắc luật số 04/SLT ban hành năm 1957 về bầu cử Hội đồng nhân dân và Uỷ ban
hành chính các cấp đã trao cho Toà án nhân dân thẩm quyền giải quyết khiếu
kiện về danh sách cử tri nếu người khiếu kiện không đồng ý với việc giải quyết
của cơ quan lập danh sách cử tri (Điều 15). Tuy nhiên trong giai đoạn này, pháp
luật Việt Nam chỉ thừa nhận các khiếu nại hành chính mà không thừa nhận khiếu
kiện hành chính phát sinh giữa công dân, cơ quan, tổ chức với các cơ quan công
quyền và các khiếu nại này được giải quyết theo thủ tục hành chính chứ không
được giải quyết theo con đường tố tụng tại Tòa án.
Từ những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, nhu cầu của thực tiễn đòi
hỏi phải thiết lập hệ thống cơ quan tài phán hành chính độc lập để giải quyết các
tranh chấp hành chính bằng con đường tư pháp. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8

của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII (23/01/1995) đã quyết định về
việc thành lập Toà hành chính trong hệ thống Toà án nhân dân. Ngày
28/10/1995, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, khoá IX, kỳ
họp thứ 8 đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật tổ chức Toà
án nhân dân, trong đó giao cho Toà án nhân dân chức năng xét xử những vụ án
hành chính. Và hệ thống Toà hành chính đã được thành lập bên cạnh các Toà
chuyên trách khác. Như vậy, một thiết chế tài phán mới - thiết chế bảo vệ hữu
1

Trường Đại học luật Hà Nội, Giáo trình Luật Tố tụng hành chính Việt Nam, NXB CAND, Hà Nội, 2008. Trang

28

GVHD: Diệp Thành Nguyên

3

SVTH: Trần Thị Hằng


Xác định tư cách đương sự trong vụ án hành chính – lý lụân và thực tiễn

hiệu quyền hợp pháp của công dân trong mối quan hệ giữa Nhà nước và công
dân đã chính thức được thành lập. Đây có thể coi là sự chuyển biến căn bản về
tư tưởng lập pháp trong việc giải quyết các tranh chấp hành chính ở nước ta, là
dấu mốc đánh dấu sự ra đời của ngành luật hành chính ở Việt Nam.
Với một hệ thống cơ quan tài phán hành chính mới ra đời đó là hệ thống Tòa
hành chính nằm trong Tòa án nhân dân, cần phải có một hệ thống chính sách tương
ứng để nó có thể vận hành và đi vào hoạt động một cách hữu hiệu. Do đó sau khi
Toà hành chính được thành lập với tư cách là một Toà chuyên trách của Toà án nhân

dân, ngày 21/5/1996, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh Thủ tục
giải quyết các vụ án hành chính (có hiệu lực từ ngày 01-7-1996) làm cơ sở cho hoạt
động xét xử các vụ án hành chính. Trong quá trình thực thi, Pháp lệnh Thủ tục giải
quyết các vụ án hành chính, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã được sửa đổi, bổ sung
hai lần vào năm 1998 và năm 2006.
Việc Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính được ban hành đã
tạo ra một cơ chế mới để giải quyết các khiếu kiện hành chính, góp phần bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của công dân khỏi sự vi phạm từ phía các cơ quan công
quyền, đồng thời góp phần củng cố hoạt động đúng đắn của các cơ quan hành
chính Nhà nước và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực quản lý
Nhà nước2. Tuy nhiên, kể từ khi Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành
chính đi vào cuộc sống đến nay, thực tiễn giải quyết các vụ án hành chính cho
thấy các quy định của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính đã bộc
lộ những bất cập nhất định, có những quy định mâu thuẫn với các văn bản quy
phạm pháp luật khác (Luật Đất đai, Luật Khiếu nại, Tố cáo...), một số quy định
chưa rõ ràng và chưa đầy đủ, đặc biệt là các quy định về thẩm quyền giải quyết
các khiếu kiện hành chính của Toà án, điều kiện khởi kiện, thời hiệu khởi kiện,
vấn đề chứng minh và chứng cứ... Bên cạnh đó, Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các
vụ án hành chính còn có một hạn chế lớn đó là chưa có quy định về việc thi hành
bản án, quyết định hành chính, trong khi đó đây một khâu rất quan trọng, có ý
nghĩa đảm bảo tính hiệu lực của các phán quyết của Toà án trên thực tế, cũng như
đảm bảo thiết thực quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức.
Những hạn chế, bất cập nêu trên đã làm ảnh hưởng đến quá trình giải quyết
các vụ án hành chính tại Tòa án thời gian qua, khiến cho việc giải quyết này vẫn
còn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế, lòng tin của người dân vào cơ chế giải
2

Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính 1996 (sửa đổi, bổ sung năm 1998 và 2006)

GVHD: Diệp Thành Nguyên


4

SVTH: Trần Thị Hằng


Xác định tư cách đương sự trong vụ án hành chính – lý lụân và thực tiễn

quyết khiếu kiện hành chính bằng con đường tố tụng tại Tòa án vẫn còn chưa cao.
Từ đó nhu cầu hoàn thiện pháp luật Tố tụng hành chính được đặt ra ngày càng
bức thiết… Từ những yêu cầu đó, việc pháp điển hoá các quy định về thủ tục giải
quyết các vụ án hành chính thành Luật Tố tụng hành chính với hiệu lực và tính
chất pháp lý cao là cần thiết, nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn cũng như đảm bảo
tính thống nhất của hệ thống pháp luật Việt Nam. Trên cơ sở đó, Luật Tố tụng
hành chính năm 2010 (TTHC) ra đời, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7
năm 2011 có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án hành
chính. Sau khi được ban hành, Luật TTHC đã khắc phục được những thiếu sót,
hạn chế của Pháp lệnh thủ tục giải quyết vụ án hành chính năm 1996 (sửa đổi, bổ
sung năm 1998 và năm 2006 - sau đây gọi tắt là Pháp lệnh), góp phần đảm bảo
tốt hơn quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể khi tham gia vào quan hệ tố tụng
hành chính.
Như vậy, có thể nói kể từ khi được ban hành, các quy định của pháp luật tố
tụng hành chính đã phần nào khẳng định vai trò của mình trong việc giải quyết
tranh chấp hành chính, đóng góp vào công cuộc cải cách nền hành chính, cải cách
tư pháp, buộc các cơ quan hành chính nhà nước phải tự nâng cao năng lực, hoàn
thiện thủ tục và phương thức quản lý xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân
thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của mình.
1.2. Khái niệm vụ án hành chính và đương sự trong vụ án hành chính
1.2.1. Khái niệm vụ án hành chính
Khi không đồng ý với quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan

nhà nước thì cá nhân, tổ chức có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước xem xét lại, nếu
không thỏa mãn thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo thủ tục tố tụng hành
chính. Từ đây phát sinh tranh chấp giữa cá nhân, tổ chức với cơ quan nhà nước
trước Tòa án – một loại tranh chấp hành chính đặc biệt – được gọi là vụ án hành
chính.
Thực tế có nhiều khái niệm khác nhau về vụ án hành chính. Theo Từ điển
Tiếng Việt thì “vụ là việc, sự việc hay không, rắc rối cần giải quyết, án là tranh
chấp quyền lợi cần được xét xử trước Tòa án”. Như vậy về mặt thuật ngữ “vụ
án” là việc phát sinh trên cơ sở tranh chấp về quyền lợi thuộc nhiệm vụ xét xử của
Tòa án. Có quan điểm cho rằng: “Vụ án hành chính là vụ việc tranh chấp phát
sinh do cá nhân, cơ quan, tổ chức nhà nước, cán bộ, công chức khởi kiện yêu cầu
Tòa án có thẩm quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm bởi quyết
định hành chính, hành vi hành chính…”. Theo Từ điển giải thích thuật ngữ luật
GVHD: Diệp Thành Nguyên

5

SVTH: Trần Thị Hằng


Xác định tư cách đương sự trong vụ án hành chính – lý lụân và thực tiễn

học định nghĩa: “vụ án hành chính là vụ án phát sinh tại Tòa hành chính do cá
nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức khởi kiện ra Tòa án yêu cầu bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của mình”3.
Tuy nhiên các khái niệm trên là chưa đầy đủ và đúng với bản chất của tố
tụng hành chính. Bởi vì nếu chỉ có hành vi khởi kiện của cá nhân, cơ quan, tổ
chức cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm bởi quyết định
hành chính (QĐHC), hành vi hành chính (HVHC) thì chưa đủ để phát sinh vụ án
hành chính (VAHC) mà cần có sự thụ lý đơn khởi kiện của Tòa án. Tòa án chỉ

thụ lý đơn khởi kiện khi đáp ứng các điều kiện nhất định theo quy định pháp luật.
Khái niệm vụ án hành chính theo tập bài giảng Luật tố tụng hành chính,
Trường Đại học luật Thành phố Hồ Chí Minh khá đầy đủ và thể hiện được bản
chất của vụ án hành chính “Vụ án hành chính là vụ án phát sinh khi cá nhân, tổ
chức khởi kiện yêu cầu Tòa án xem xét tính hợp pháp của quyết định hành chính,
hành vi hành chính của cơ quan nhà nước và được Tòa án thụ lý theo quy định của
pháp luật”4. Vụ án hành chính phát sinh khi có đủ hai điều kiện: thứ nhất, có việc
khởi kiện của cá nhân, cơ quan, tổ chúc. Vụ án hành chính phát sinh trên cơ sở Tòa
án giải quyết tranh chấp hành chính giữa các chủ thể quản lý nhà nước với cá nhân,
cơ quan, tổ chức. Thế nhưng, cũng là một phương thức giải quyết tranh chấp hành
chính nhưng khi thực hiện việc khiếu nại hành chính không thể làm phát sinh vụ án
hành chính. Do đó điều kiện đầu tiên để làm phát sinh vụ án hành chính, đó là việc
khởi kiện của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Nếu không có hành vi khởi kiện sẽ không
có vụ án hành chính. Thứ hai, đơn khởi kiện phải được Tòa án thụ lý giải quyết.
Hành vi khởi kiện của cá nhân, cơ quan, tổ chức là điều kiện cần, để vụ án hành
chính phát sinh, còn việc thụ lý vụ án của Tòa án là điều kiện đủ.
Có thể thấy vụ án hành chính khác với các vụ án dân sự, kinh tế, lao động ở
những đặc điểm quan trọng như sau5:
Đối tượng tranh chấp trong vụ án hành chính là tính hợp pháp của quyết
định hành chính, hành vi hành chính. Quyền tài sản hay quyền nhân thân không
phải là đối tượng trực tiếp của tranh chấp hành chính.
3

Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, “Giáo trình Tố tụng hành chính Việt Nam”, Nxb. Hồng đức Hội Luật gia Việt Nam, 2012.
4

Tập bài giảng Luật tố tụng hành chính, Trường đại học luật Thành phố Hồ Chí Minh, Năm học 2008-2009.

Trang 12
5


Tập bài giảng Luật tố tụng hành chính, Trường đại học luật Thành phố Hồ Chí Minh, Năm học 2008-2009.
Trang13

GVHD: Diệp Thành Nguyên

6

SVTH: Trần Thị Hằng


Xác định tư cách đương sự trong vụ án hành chính – lý lụân và thực tiễn

Người bị kiện trong vụ án hành chính luôn luôn là cơ quan nhà nước hoặc
người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước mà chủ yếu là cơ quan hành chính
nhà nước; còn người khởi kiện luôn luôn là cá nhân, tổ chức bị tác động bởi
quyết định hành chính, hành vi hành chính. Cũng từ đặc điểm này mà các bên
trong vụ án hành chính được gọi là người khởi kiện, người bị kiện và người có
quyền lợi nghĩa vụ liên quan chứ không còn gọi là nguyên đơn, bị đơn như các vụ
án phi hình sự khác.
1.2.2. Khái niệm đương sự trong vụ án hành chính
Theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật tố tụng hành chính năm 2010 và theo
Nghị quyết số 02/2011/NQ-HĐTP Ngày 20-7-2011 của Hội đồng Thẩm phán
Tòa án nhân dân Tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật tố tụng
hành chính (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 02/2011/NQ-HĐTP) thì đương sự
trong vụ án hành chính bao gồm người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền
lợi và nghĩa vụ liên quan.
1.2.2.1. Người khởi kiện
Theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Luật tố tụng hành chính 2010 thì “Người
khởi kiện là cá nhân, cơ quan tổ chức khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết

định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết
định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý việc cạnh tranh, việc lập danh sách
cử tri”.
Theo quy định trên thì có thể thấy người khởi kiện là cá nhân, cơ quan, tổ
chức khởi kiện vụ án hành chính về các quyết định hành chính, hành vi hành
chính,… mà họ cho rằng các quyết định hành chính, hành vi hành chính đó không
đúng, không phù hợp, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ nên họ
nộp đơn khởi kiện tại Tòa án yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết và những
người đó được gọi là “người khởi kiện” trong vụ án hành chính.
Ví dụ: Trong vụ án bà Mai Thị C kiện Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng
(Quyết định số 03/2003/HĐTP – HC ngày 27 tháng 8 năm 2003, về việc cấp giấy
phép xây dựng cửa hàng xăng dầu giữa bà Mai Thị C và Ủy ban nhân dân tỉnh
Lâm Đồng), Quyết định số 3346/QĐ – UB ngày 30 tháng 11 năm 2000 của Chủ
tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng về việc giải quyết khiếu nại của một số
công dân có liên quan là quyết định ban hành không đúng với thẩm quyền. Trong
trường hợp này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng không có thẩm quyền
giải quyết khiếu nại mà công việc này thuộc về Trưởng Phòng cảnh sát phòng
GVHD: Diệp Thành Nguyên

7

SVTH: Trần Thị Hằng


Xác định tư cách đương sự trong vụ án hành chính – lý lụân và thực tiễn

cháy, chữa cháy Công an tỉnh Lâm Đồng và Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng.
Vậy người khởi kiện trong trường hợp này là bà Mai Thị C6.
Với người khởi kiện là cá nhân: Trường hợp đương sự là người từ đủ 18
tuổi trở lên có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng hành chính (trừ người mất năng

lực hành vi dân sự hoặc pháp luật có quy định khác) có quyền tự mình thực hiện
hoặc ủy quyền cho bất kỳ ai đại diện tham gia tố tụng theo quy định tại Điều 48,
Điều 54 Luật TTHC, trừ những người không được làm đại diện theo khoản 6, 7
Điều 54 Luật TTHC.
Trường hợp đương sự là người chưa thành niên, người người mất năng lực
hành vi dân sự thì quyền, nghĩa vụ trong tố tụng hành chính của họ được thực
hiện thông qua người đại diện theo pháp luật theo tại khoản 4 Điều 48 Luật
TTHC. Người đại diện theo pháp luật là cha, mẹ đối với con chưa thành niên,
người giám hộ đối với người được giám hộ theo điểm a, b khoản 2 Điều 54 Luật
TTHC.
Người khởi kiện là cơ quan, tổ chức: Thì việc thực hiện quyền, nghĩa vụ
trong tố tụng hành chính thông qua người đại diện theo pháp luật tại khoản 5
Điều 48 và điểm c, d, đ khoản 2 Điều 54 Luật TTHC. Người đại điện theo pháp
luật của cơ quan tổ chức là người đứng đầu cơ quan, tổ chức hay người được
người đứng đầu cơ quan, tổ chức ủy quyền cấp phó của mình hoặc bất cứ người
nào nhân danh mình tham gia tố tụng (trừ trường hợp bị pháp luật ngăn cấm).
Người khởi kiện và người nộp đơn khởi kiện là hai khái niệm khác nhau.
Người khởi kiện có thể không phải là người nộp đơn khởi kiện.
1.2.2.2. Người bị khởi kiện
Theo khoản 7 Điều 3 Luật tố tụng hành chính năm 2010 thì “Người bị kiện
là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết
định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ
việc cạnh tranh, lập danh sách cử tri bị khởi kiện”.
Theo quy định trên thì người bị kiện là cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức có
quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc bị
khiếu kiện. Thực tế hiện nay việc xác định cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyết định
hành chính, hành vi hành chính là người bị kiện có nhiều ý kiến khác nhau. Hơn
nữa trong một vụ án hành chính cụ thể việc xác định một cách chính xác người bị
6


Học viện tư pháp, kỹ năng giải quyết các vụ án hành chính, NXB Tư pháp, năm 2010.

GVHD: Diệp Thành Nguyên

8

SVTH: Trần Thị Hằng


Xác định tư cách đương sự trong vụ án hành chính – lý lụân và thực tiễn

kiện là cá nhân hay cơ quan, tổ chức không phải là điều dễ dàng. Người bị kiện là
cá nhân hay tập thể không chỉ có ý nghĩa đảm bảo pháp chế mà còn có ý nghĩa rất
lớn đối với việc thi hành bản án hành chính cũng như việc đề cao trách nhiệm của
cá nhân trong hoạt động công vụ. Điều này góp phần xoá bỏ tư tưởng đùn đẩy
trách nhiệm cho tập thể, cũng như việc phân chia trách nhiệm theo nguyên tắc bình
quân chủ nghĩa. Vì vậy việc nghiên cứu nguyên tắc xác định người bị kiện trong
vụ án hành chính không chỉ có ý nghĩa về lý luận mà còn trong thực tiễn xét xử.
Về nguyên tắc, việc xác định người bị kiện ở vụ án hành chính trong trường hợp
nào là cá nhân, trường hợp nào là cơ quan, tổ chức là một vấn đề vướng mắc
vì Luật tố tụng hành chính hiện hành không quy định cụ thể về vấn đề này. Có
nhiều ý kiến khác nhau xung quanh vấn đề xác định người bị kiện trong vụ án
hành chính7.
Nhìn chung các nhà khoa học pháp lý đều có chung quan điểm là căn cứ vào
đối tượng khởi kiện để xác định người bị kiện. Song ngay cả khi dựa vào đối
tượng khởi kiện để xác định người bị kiện thì việc xác định người bị kiện cũng
không đồng nhất. Chẳng hạn trong vụ án hành chính có đối tượng khởi kiện là
quyết định hành chính thì người bị kiện là người có quyết định hành chính.
Người có quyết định hành chính bị kiện được hiểu ở ba tư cách: Người có thẩm
quyền theo qui định của pháp luật ban hành quyết định hành chính; Người trực

tiếp ban hành quyết định hành chính (còn được hiểu là người trực tiếp ký quyết
định hành chính); Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu theo qui
định của luật khiếu nại, tố cáo khi quyết định hành chính đó bị khiếu nại. Với ba
cách hiểu này đã khiến cho việc xác định tư cách thành phần tham gia tố tụng đặc
biệt là người bị kiện, gặp nhiều khó khăn, thực tế có trường hợp người trực tiếp
ban hành quyết định hành chính bị kiện đồng thời là người có thẩm quyền theo
quy định của pháp luật ban hành quyết định hành chính đó và cũng đồng thời là
người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu theo qui định của luật khiếu
nại, tố cáo. Song, cũng có trường hợp người có thẩm quyền ban hành quyết định
hành chính không đồng thời là người trực tiếp ký ban hành quyết định hành chính
và cũng không đồng thời là người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu
theo qui định của Luật khiếu nại, tố cáo. Do vậy, việc xác định người bị kiện ở
các vụ án hành chính cụ thể không thống nhất với nhau. Trong những vụ án hành
chính có đối tượng khởi kiện là hành vi hành chính thì người bị kiện là người có
7

Toà án nhân dân tối cao trường cán bộ toà án – Trao đổi nghiệp vụ năm 2012

GVHD: Diệp Thành Nguyên

9

SVTH: Trần Thị Hằng


Xác định tư cách đương sự trong vụ án hành chính – lý lụân và thực tiễn

hành vi hành chính. Người có hành vi hành chính bị kiện cũng được hiểu ở ba tư
cách: Người có thẩm quyền chỉ đạo thực hiện hành vi hành chính; Người trực tiếp
thực hiện hành vi hành chính hoặc là người có thẩm quyết giải quyết khiếu nại

lần đầu theo trong trường hợp hành vi hành chính đó bị khiếu nại. Đương nhiên
việc xác định tư cách người bị kiện cũng không đồng nhất, mà sự không đồng
nhất này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của hoạt động áp dụng pháp luật.
1.2.2.3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
Theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Luật tố tụng hành chính năm 2010 thì
“Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân, cơ quan, tổ chức tuy không
khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án hành chính có liên quan đến
quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ tự mình hoặc đương sự khác đề nghị và được
Toà án chấp nhận hoặc được Toà án đưa vào tham gia tố tụng với tư cách là
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan”. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
là người tham gia vào vụ án hành chính đã phát sinh giữa người khởi kiện và
người bị kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan trong vụ án hành chính có thể phụ thuộc vào người khởi kiện,
người bị kiện hoặc có yêu cầu độc lập. Tùy vào vị trí tố tụng khác nhau mà người
có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có quyền và nghĩa vụ khác nhau.
Ví dụ: Ông A khởi kiện quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng
của chủ tịch quận X đồng thời có yêu cầu bồi thường thiệt hại. Trong vụ án này
người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là cơ quan Ủy ban nhân dân quận X, bởi
trách nhiệm bồi thường luôn thuộc về cơ quan Ủy ban nhân dân quận X nơi quản
lý trực trực tiếp chủ tịch Ủy ban nhân dân quận X8.
1.2.3. Người đại diện trong vụ án hành chính
Theo quy định tại Điều 54 Luật tố tụng hành chính thì người đại diện trong tố
tụng hành chính bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy
quyền.
Người đại diện theo pháp luật trong tố tụng hành chính có thể là một trong
những người sau đây, trừ trường hợp người đó bị hạn chế quyền đại diện theo
quy định của pháp luật: Cha, mẹ đối với con chưa thành niên; Người giám hộ đối
với người được giám hộ; Người đứng đầu cơ quan, tổ chức do được bổ nhiệm
hoặc bầu theo quy định của pháp luật; Chủ hộ gia đình đối với hộ gia đình; Tổ
8


Học viện tư pháp, kỹ năng giải quyết các vụ án hành chính, NXB Tư pháp, năm 2010.

GVHD: Diệp Thành Nguyên

10

SVTH: Trần Thị Hằng


Xác định tư cách đương sự trong vụ án hành chính – lý lụân và thực tiễn

trưởng tổ hợp tác đối với tổ hợp tác; Những người khác theo quy định của pháp
luật.
Tuy nhiên, khi xác định người đại diện theo pháp luật của người chưa thành
niên, người được giám hộ thì tùy từng trường hợp người đại diện cần phải xuất
trình các giấy tờ cần thiết để chứng mính tư cách đại diện và mối quan hệ liên
quan. Đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì người đại diện theo
pháp luật phải là người được Tòa án chỉ định mới có quyền đại diện. Đối với người
mất năng lực hành vi dân sự thì phải có quyết định của Tòa án tuyên bố họ bị mất
năng lực hành vi dân sự và người đại diện của họ chính là người giám hộ theo quy
định tại điều 62 Bộ luật dân sự và gọi là người giám hộ đương nhiên của người mất
năng lực hành vi dân sự: “Trong trường hợp vợ mất năng lực hành vi dân sự thì
chồng là người giám hộ; nếu chồng là người mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là
người giám hộ.Trong trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc
một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm
người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ
điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo là người giám hộ.Trong
trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con
hoặc vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là

người giám hộ”.
Người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng hành chính phải là người từ đủ
18 tuổi trở lên, không bị mất năng lực hành vi dân sự, được đương sự hoặc người
đại diện theo pháp luật của đương sự ủy quyền bằng văn bản.
Người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng
hành chính chấm dứt việc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự. Người đại
diện theo pháp luật trong tố tụng hành chính thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố
tụng hành chính của đương sự mà mình là đại diện. Người đại diện theo ủy quyền
trong tố tụng hành chính thực hiện toàn bộ các quyền, nghĩa vụ tố tụng hành
chính của người ủy quyền. Người được ủy quyền không được ủy quyền lại cho
người thứ ba.
Tuy nhiên, Luật cũng hạn chế quyền đại diện của đương sự theo quy định
tại khoản 6 và 7 Điều 54 Luật tố tụng hành chính như sau: “Nếu họ là đương sự
trong cùng một vụ án với người được đại diện mà quyền và lợi ích hợp pháp của
họ đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện; Nếu họ đang
là người đại diện trong tố tụng hành chính cho một đương sự khác mà quyền và
GVHD: Diệp Thành Nguyên

11

SVTH: Trần Thị Hằng


Xác định tư cách đương sự trong vụ án hành chính – lý lụân và thực tiễn

lợi ích hợp pháp của đương sự đó đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của
người được đại diện trong cùng một vụ án.
Cán bộ, công chức trong các ngành Tòa án, Kiểm sát, Thanh tra, Thi hành
án, công chức, sĩ quan, hạ sĩ quan trong ngành Công an không được làm người
đại diện trong tố tụng hành chính, trừ trường hợp họ tham gia tố tụng với tư cách

là người đại diện cho cơ quan của họ hoặc với tư cách là người đại diện theo
pháp luật”.
Do đó, khi phát hiện những người đại diện thuộc một trong các trường hợp
quy định tại khoản 6 và khoản 7 Luật tố tụng hành chính thì Thẩm phán tiến hành
tố tụng tại vụ án không đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách người đại
diện cho đương sự nhằm tránh sai sót trong việc xác định tư cách đương sự trong
vụ án hành chính.
1.3. Năng lực pháp luật tố tụng hành chính và năng lực hành vi tố tụng hành
chính của đương sự
1.3.1. Năng lực pháp luật tố tụng hành chính
Theo quy định tại khoản 1 Điều 48 Luật tố tụng hành chính thì “Năng lực
pháp luật tố tụng hành chính là khả năng có các quyền, nghĩa vụ trong tố tụng
hành chính do pháp luật quy định. Mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức có năng lực
pháp luật tố tụng hành chính như nhau trong việc yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của mình”.
Năng lực pháp luật tố tụng hành chính xuất hiện ở công dân từ khi người đó
sinh ra và mất đi khi người đó chết. Ðối với cơ quan, tổ chức thì năng lực pháp
luật tố tụng hành chính phát sinh từ thời điểm thành lập và chấm dứt khi không
còn tồn tại. Pháp luật quy định tất cả mọi người đều có năng lực pháp luật tố tụng
hành chính ngang nhau, đây là điểm khác so với năng lực hành vi hành chính.
1.3.2. Năng lực hành vi tố tụng hành chính
Khoản 2 Điều 48 Luật tố tụng hành chính năm 2010 quy định “Năng lực
hành vi tố tụng hành chính là khả năng tự mình thực hiện quyền và nghĩa vụ tố
tụng hành chính hoặc ủy quyền cho người người đại diện tham gia tố tụng hành
chính”.
Theo quy định trên thì năng lực pháp luật tố tụng hành chính là khả năng tự
mình hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia tố tụng hành chính thực hiện
quyền và nghĩa vụ tố tụng hành chính.
Trường hợp đương sự là người từ đủ 18 tuổi trở lên có đầy đủ năng lực hành
vi tố tụng hành chính, trừ người mất năng lực hành vi dân sự hoặc pháp luật có

GVHD: Diệp Thành Nguyên

12

SVTH: Trần Thị Hằng


Xác định tư cách đương sự trong vụ án hành chính – lý lụân và thực tiễn

quy định khác. Trường hợp đương sự là người chưa thành niên, người có nhược
điểm về thể chất hoặc tâm thần thực hiện quyền, nghĩa vụ của đương sự trong tố
tụng thông qua người đại diện; nếu không có ai đại diện cho họ, thì Tòa án cử
một người thân thích của họ hoặc yêu cầu một cơ quan, tổ chức cử một thành
viên làm người đại diện cho họ. Trường hợp đương sự là cơ quan, tổ chức thực
hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng hành chính thông qua người đại diện theo pháp luật.
Người được coi là đầy đủ năng lực hành vi tố tụng hành chính phải là người
đủ 18 tuổi trở lên, trừ những người mất năng lực hành vi dân sự (tức là người do
bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành
vi của mình, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận
của tổ chức giám định) hoặc những trường hợp pháp luật có quy định khác.
1.4. Quyền và nghĩa vụ của đương sự trong tố tụng hành chính
Theo quy định tại điều 49 Luật tố tụng hành chính năm 2010, thì đương sự
trong vụ án hành chính có các quyền, nghĩa vụ sau đây:
“1. Cung cấp tài liệu, chứng cứ để chứng minh và bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của mình.
2. Được biết, đọc, ghi chép, sao chụp và xem các tài liệu, chứng cứ do
đương sự khác cung cấp hoặc do Tòa án thu thập.
3. Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang lưu giữ, quản lý chứng cứ cung
cấp chứng cứ đó cho mình để giao nộp cho Tòa án.
4. Đề nghị Tòa án xác minh, thu thập chứng cứ của vụ án mà tự mình không

thể thực hiện được; đề nghị Tòa án triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám
định, định giá tài sản, thẩm định tài sản.
5. Yêu cầu Tòa án áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.
6. Tham gia phiên tòa.
7. Đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án.
8. Ủy quyền bằng văn bản cho luật sư hoặc người khác đại diện cho mình
tham gia tố tụng.
9. Yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng.
10. Đề nghị Tòa án đưa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố
tụng.
11. Đối thoại trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án.
12. Nhận thông báo hợp lệ để thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình.
13. Tự bảo vệ hoặc nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình.
14. Tranh luận tại phiên tòa.
GVHD: Diệp Thành Nguyên

13

SVTH: Trần Thị Hằng


Xác định tư cách đương sự trong vụ án hành chính – lý lụân và thực tiễn

15. Kháng cáo, khiếu nại bản án, quyết định của Tòa án.
16. Đề nghị người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm,
tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
17. Được cấp trích lục bản án, bản án, quyết định của Tòa án.
18. Cung cấp đầy đủ, kịp thời các tài liệu, chứng cứ có liên quan theo yêu cầu của
Tòa án.
19. Phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án và chấp hành các quyết định

của Tòa án trong thời gian giải quyết vụ án.
20. Tôn trọng Tòa án, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy phiên tòa.
21. Nộp tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí theo quy định của
pháp luật.
22. Chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực
pháp luật.
23. Các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật”9.
Ngoài các quyền và nghĩa vụ của đương sự được quy định chung ở Điều 49
Luật tố tụng hành chính 2010 thì đương sự còn có các quyền và nghĩa vụ riêng.
1.4.1. Quyền và nghĩa vụ của người khởi kiện
Theo quy định tại Điều 50 Luật tố tụng hành chính 2010 thì quyền và nghĩa
vụ của người khởi kiện được quy định như sau:
1. Các quyền, nghĩa vụ của đương sự quy định tại Điều 49 của Luật tố tụng
hành chính năm 2010.
2. Rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện; thay đổi, bổ sung nội
dung yêu cầu khởi kiện, nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn.
Đối với quyền và nghĩa vụ của người khởi kiện, người khởi kiện có các
quyền và nghĩa vụ chung tại Điều 49 và các quyền cụ thể khác gồm:
Người khởi kiện có thể rút một phần yêu cầu khởi kiện hoặc rút toàn bộ yêu
cầu khởi kiện (trong trường hợp này Tòa án đình chỉ vụ án hành chính, án phí
xung vào quỹ nhà nước); có quyền thay đổi bổ sung nội dung, yêu cầu khởi kiện
trong suốt quá trình từ khi khởi kiện cho đến khi xét xử sơ thẩm, phúc thẩm vụ án
hành chính.
1.4.2. Quyền, nghĩa vụ của người bị kiện

9

Luật tố tụng hành chính 2010

GVHD: Diệp Thành Nguyên


14

SVTH: Trần Thị Hằng


Xác định tư cách đương sự trong vụ án hành chính – lý lụân và thực tiễn

Theo quy định tại Điều 51 Luật tố tụng hành chính 2010 thì quyền và nghĩa
vụ của người bị kiện được quy định như sau:
1. Các quyền, nghĩa vụ của đương sự quy định tại Điều 49 của Luật này.
2. Được Toà án thông báo về việc bị kiện.
3. Sửa đổi hoặc hủy bỏ quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc
thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh,
danh sách cử tri bị khởi kiện; dừng, khắc phục hành vi hành chính bị khởi kiện.
Khi tham gia tố tụng hành chính ngoài những quyền và nghĩa vụ chung của
đương sự, người bị kiện còn có quyền và nghĩa vụ sau: Được Tòa án thông báo
về việc bị kiện; có quyền xem xét những yêu cầu của người khởi kiện để chấp
nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu bằng cách sửa đổi, hủy bỏ quyết định hành
chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết
định xử lý vụ việc cạnh tranh, danh sách cử tri bị khởi kiện; dừng, khắc phục
hành vi hành chính bị khởi kiện.
1.4.3. Quyền, nghĩa vụ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
Theo quy định tại Điều 52 Luật tố tụng hành chính 2010 thì quyền và nghĩa
vụ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được quy định như sau:
1. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có thể có yêu cầu độc lập, tham
gia tố tụng với bên khởi kiện hoặc với bên bị kiện.
2. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập thì có các
quyền, nghĩa vụ của người khởi kiện quy định tại Điều 50 của Luật này.
3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nếu tham gia tố tụng với bên

khởi kiện hoặc chỉ có quyền lợi thì có các quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 49
của Luật này.
4. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nếu tham gia tố tụng với bên bị
kiện hoặc chỉ có nghĩa vụ thì có các quyền, nghĩa vụ quy định tại khoản 1 và
khoản 2 Điều 51 của Luật này.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hành chính là người tuy
không khởi kiện, không bị kiện nhưng việc giải quyết VAHC có liên quan đến
quyền lợi, nghĩa vụ của họ.
Nếu người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập, thì họ có
quyền và nghĩa vụ như người khởi kiện.
Nếu người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng với bên khởi
kiện hoặc chỉ có quyền lợi thì có các quyền, nghĩa vụ chung cho các đương sự.
GVHD: Diệp Thành Nguyên

15

SVTH: Trần Thị Hằng


Xác định tư cách đương sự trong vụ án hành chính – lý lụân và thực tiễn

Nếu người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng với bên bị kiện
hoặc chỉ có nghĩa vụ thì có các quyền quy định tại khoản 1, khoản 2 tại Điều 51.
Tóm lại, việc xác định quyền và nghĩa vụ của đương sự trong vụ án hành
chính là vấn đề hết sức quan trọng trong việc xác định tư cách đương sự trong vụ
án hành chính. Bởi lẽ, khi các đương sự thực hiện các quyền được luật tố tụng
hành chính quy định trong quá trình giải quyết vụ án có thể dẫn đến việc thay đổi
địa vị pháp lý của người tham gia tố tụng hoặc làm thay đổi cơ bản nội dung vụ
án so với yêu cầu khởi kiện.


GVHD: Diệp Thành Nguyên

16

SVTH: Trần Thị Hằng


Xác định tư cách đương sự trong vụ án hành chính – lý lụân và thực tiễn

CHƯƠNG 2
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH TƯ CÁCH ĐƯƠNG
SỰ TRONG VỤ ÁN HÀNH CHÍNH
2.1. Vai trò của Tòa án nhân dân trong giải quyết vụ án hành chính
Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bộ máy nhà nước được tổ
chức theo nguyên tắc tập trung quyền lực có sự phân công và phối hợp chặt chẽ
giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện ba quyền: lập pháp, hành pháp, tư
pháp. Thực hiện quyền tư pháp mà chủ yếu là quyền xét xử là một trong những
chức năng rất quan trọng của Nhà nước Việt Nam và được giao cho Toà án nhân
dân. Do vậy, Toà án nhân dân có vị trí rất quan trọng trong bộ máy nhà nước.
Toà án có vị trí trung tâm trong các cơ quan tư pháp. Nghị quyết số 49NQ/TW ngày 02-6-2005 của Bộ Chính trị “Về Chiến lược Cải cách tư pháp đến
năm 2020” đã khẳng định: “Tổ chức các cơ quan tư pháp và các chế định bổ trợ
tư pháp hợp lý, khoa học và hiện đại về cơ cấu tổ chức và điều kiện, phương tiện
làm việc; trong đó xác định Toà án có vị trí trung tâm và xét xử là hoạt động
trọng tâm”10.
Toà án nhân dân tối cao, các Toà án nhân dân địa phương, các Toà án quân
sự và các Toà án khác do luật định là các cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam. Toà án nhân dân có vai trò quan trọng trong việc giữ
vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường ổn định cho sự phát
triển kinh tế, hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Toà án nhân dân là
chỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con người, đồng thời là

công cụ hữu hiệu bảo vệ pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa, đấu tranh có
hiệu quả với các loại tội phạm và vi phạm.
Cũng như mỗi cơ quan nhà nước đều có thẩm quyền hoạt động trong một
lĩnh vực nhất định để thực hiện chức năng, nhiệm vụ mà luật đã quy định. Các cơ
quan này tuyệt đối không được phép hoạt động ra ngoài thẩm quyền của mình.
Phạm vi hoạt động và quyền năng pháp lý của các cơ quan nhà nước do pháp luật
quy định được hiểu là thẩm quyền của các cơ quan nhà nước đó. Tòa án là một bộ
phận cấu thành bộ máy nhà nước. Trong hệ thống cơ quan tư pháp của Việt Nam
thì Tòa án là cơ quan thực hiện quyền tư pháp chủ yếu, với chức năng, thẩm

10

Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2002

GVHD: Diệp Thành Nguyên

17

SVTH: Trần Thị Hằng


Xác định tư cách đương sự trong vụ án hành chính – lý lụân và thực tiễn

quyền xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hành chính và các vụ việc khác mà pháp
luật quy định để bảo vệ pháp luật và sự công bằng xã hội.
2.2. Xác định đối tượng khởi kiện của vụ án hành chính
Luật Tố tụng hành chính năm 2010, có hiệu lực từ ngày 01/7/2011, nhưng
hiện nay vẫn còn nhiều người chưa hiểu đúng đối tượng khởi kiện trong vụ án
hành chính.
Để xác định tư cách đương sự trong vụ án hành chính, trước hết Tòa án cần

xác định được đối tượng khởi kiện vụ án hành chính. Cụ thể, quyết định hành
chính hoặc hành vi hành chính đó có phải là đối tương khởi kiện vụ án hành
chính hay không. Bởi lẻ chỉ có những quyết định hành chính, hành vi hành chính
được quy định tại Điều 28 Luật tố tụng hành chính mới là đối tượng khởi kiện vụ
án hành chính; Cụ thể: Tại khoản 1 điều 1 Nghị quyết 02/2011/NQ.HĐTP Ngày
29/07/2011 Của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tôi cao quy định:
“Khiếu kiện quyết định hành chinh, hành vi hành chính, trừ các quyết định
hành chinh, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh
vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ quy định (Nghị
định số 49/2012/NĐ-CP ngày 04/6/2012) và các quyết định hành chinh, hành vi
hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức.”
“Khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri
bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân.”
“Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ
Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống.”
“Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh
tranh.”
Thực tế cho thấy, việc xác định đúng đối tượng khởi kiện trong vụ án hành
chính không phải là chuyện dễ dàng đối với người dân, kể cả công chức nhà
nước. Vấn đề này, một mặt do hoạt động quản lý hành chính nhà nước hết sức đa
dạng, phức tạp, nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều chủ thể được nhà nước giao quyền
quản lý, cho nên các chủ thể này được quyền ban hành quyết định hành
chính(QĐHC), hành vi hành chính (HVHC) để quản lý nhà nước đối với ngành,
lĩnh vực và đơn vị cho nên rất đa dạng các loại quyết định hành chính, hành vi
hành chính; mặt khác, do nhận thức về quyết định hành chính, hành vi hành chính
xưa nay lại có nhiều cách hiểu khác nhau và chưa có sự thống nhất, do đó việc
xác định đối tượng khởi kiện vụ án hành chính cũng gặp nhiều khó khăn.
GVHD: Diệp Thành Nguyên

18


SVTH: Trần Thị Hằng


Xác định tư cách đương sự trong vụ án hành chính – lý lụân và thực tiễn

Để hiểu và xác định đúng đối tượng khởi kiện trong vụ án hành chính là vấn
đề có ý nghĩa rất lớn, không chỉ trong việc giải quyết đúng đắn vụ án hành chính
mà còn giúp bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích chính đáng của mình trong mối quan
hệ giữa công dân với các cơ quan nhà nước.
2.2.1. Quyết định hành chính thuộc đối tượng khởi kiện vụ án hành chính
Quyết định hành chính là đối tượng khiếu kiện phổ biến có vai trò đặc biệt
quan trọng trong hoạt động xét xử của Tòa hành chính từ trước đến nay. Vì việc
ban hành quyết định hành chính là hình thức hoạt động chủ yếu của các chủ thề
quản lý nhà nước.
Để hiểu thế nào là một quyết định hành chính được xem là đối tượng khởi
kiện vụ án hành chính. Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Tố tụng hành
chính đưa ra khái niệm: “Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành
chính nhà mước, cơ quan, tố chức khác hoặc người có thẩm quyền trong các cơ
quan, tổ chức đó ban hành, quyết định về một vấn để cụ thể trong hoạt động
quản lý hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một sô đối tượng cụ
thể”.
Khái niệm trên cho thấy điều kiện để được chấp nhận là một quyết định
hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án phải thỏa mãn các đặc điểm
sau:
Thứ nhất, chủ thể ban hành quyết định hành chính là cơ quan hành chính
nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc của người có thẩm quyền trong các cơ
quan, tổ chức đó thực hiện nhiệm vụ cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính
nhà nước. Đặc điểm này xuất phát từ thực tế, việc thực hiện nhiệm vụ cụ thể
trong quản lý hành chính không chỉ do cơ quan hành chính nhà nước mà ngay cả

cơ quan tư pháp, cơ quan lập pháp, hoặc các tổ chức khác được Nhà nước trao
quyền cũng có thẩm quyền hành chính. Đặc điểm này làm thay đổi về một số
nhận thức cho rằng chỉ có cơ quan hành chính nhà nước - cơ quan duy nhất ban
hành quyết định hành chính.
Thứ hai, hình thức cơ bản của quản lý hành chính nhà nước là ban hành
văn bản quy phạm pháp luật nhằm cụ thể hóa các Luật, Nghị quyết, Pháp lệnh
của các cơ quan dân cử và các văn bản pháp luật khác để thực hiện chức năng
chấp hành và điều hành các quan hệ trong đời sống xã hội.
Một hình thức khác vừa cơ bản, vừa được thực hiện thường xuyên và thể
hiện rõ nhất chức năng quản lý hành chính là việc cơ quan hành chính nhà nước,
cơ quan, tố chức khác hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tố chức đó ban
GVHD: Diệp Thành Nguyên

19

SVTH: Trần Thị Hằng


Xác định tư cách đương sự trong vụ án hành chính – lý lụân và thực tiễn

hành văn bản áp dụng quy phạm pháp luật, tức là văn bản cá biệt dưới dạng các
quyết định hành chính. Các quyết định này trực tiếp tác động đến quyền, lợi ích
của các đối tượng có liên quan, đến các cá nhân công dân.
Nội dung quyết định hành chính luôn tồn tại những quy định có tính ràng
buộc pháp lý làm xuất hiện, thay đổi hoặc hủy bỏ các quyền và nghĩa vụ của chủ
thể trong một quan hệ pháp luật hành chính cụ thể. Đó là những mệnh lệnh hành
chính như cho phép, ngăn cấm hoặc buộc thực hiện. Vì vậy, quyết định hành
chính được ban hành trái pháp luật, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích của công dân
thì nó sẽ bị phản ứng và làm phát sinh các khiếu kiện hành chính. Đây là đặc
điếm có ý nghĩa quan trọng thể hiện tính chất pháp lý của một tranh chấp hành

chính có thể xuất hiện nhu cầu bảo vệ trước Toà án. Đặc điểm này sẽ giúp phân
biệt giữa quyết định hành chính với một quyết định thực tế xuất hiện trong quá
trình tổ chức thực hiện chức năng quản lý hành chính như: công văn hướng dẫn,
chỉ dẫn, quyết định kiểm tra, thanh tra... hoặc với các quyết định được ban hành
để thực hiện các chính sách, các biện pháp cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày
01/7/1991.
Đồng thời, đặc điểm trên cho phép xác định một quyết định xuất hiện mới,
sau thủ tục khiếu nại, hoặc trong quá trình tố tụng khi nào thì trở thành một quyết
định hành chính thuộc đối tượng khởi kiện vụ án hành chính. Theo quy định Luật
khiếu nại hiện hành, thì cơ chế tiếp nhận khiếu nại và người có thẩm quyền giải
quyết khiếu nại đều là cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc
người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó. Vì vậy, quyết định được ban
hành để giải quyết khiếu nại đối với QĐHC, HVHC mặc dù là quyết định tài
phán nhưng vẫn thường được hiểu theo nghĩa là quyết định để giải quyết, xử lý
những việc cụ thể thuộc thẩm quyền của mình trong hoạt động quản lý hành
chính của cơ quan nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền
trong cơ quan, tổ chức đó. Như vậy, thì một quyết định xuất hiện mới sau thủ tục
khiếu nại hoặc trong quá trình tố tụng chỉ nhắc lại nội dung của một quyết định
hành chính trước đó không xuất hiện những biện pháp hành chính mới, không
được coi là quyết định hành chính thuộc đối tượng khởi kiện vụ án hành chính.
Và do vậy, nếu trong quyết định giải quyết khiếu nại hoặc trong quyết định
hành chính, được ban hành trong quá trình tố tụng có xuất hiện những biện pháp
hành chính mới, thì quyết định đó được xác định là quyết định hành chính thuộc
đối tượng khởi kiện vụ án hành chính.
Ví dụ: Quyết định giải quyết khiếu nại có nội dung là thay đổi nội dung của
GVHD: Diệp Thành Nguyên

20

SVTH: Trần Thị Hằng



Xác định tư cách đương sự trong vụ án hành chính – lý lụân và thực tiễn

quyết định hành chính ban đầu là một quyết định hành chính thuộc đối tượng
khởi kiện vụ án hành chính, nếu Toà án không xem xét để huỷ bỏ quyết định giải
quyết khiếu nại đó thì nội dung của quyết định này và có thể quyết định hành
chính ban đầu vẫn còn hiệu lực.
Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao đã hướng dẫn quy định tại
khoản 1 Điều 28 Luật tố tụng hành chính tại khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số
02/2011 /NQ-HĐTP ngày 29/7/2011 như sau:
“Quyết định hành chính thuộc đối tượng khởi kiện để yêu cầu Toà án giải
quyêt vụ án hành chính là văn bản được thể hiện dưới hình thức quyết định hoặc
dưới hình thức khác như thông báo, kết luận, cống văn do cơ quan hành chỉnh
nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền trong các cơ quan,
tổ chức đó ban hành có chứa đựng nội dung của quyết định hành chính được áp
dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể
trong hoạt động quản lý hành chính mà người khởi kiện cho rằng quyền, lợi ích
hợp pháp của mình bị xâm phạm (trừ những văn bản thông báo của cơ quan,tổ
chức hoặc người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức trong việc yêu cầu cá
nhân, cơ quan, tổ chức bổ sung, cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc
giải quyết, xử lý vụ việc cụ thể theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức đó
bao gồm:
a) Quyết định hành chính được cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ
chức khác hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban hành trong
khi giải quyết, xử lý những việc cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính;
b) Quyết, định hành chính được ban hành sau khi có khiếu nại và có nội
dung sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết, định hành
chính được hướng dẫn tại điểm a khoản này”.
Thế nhưng, quyết định giải quyết khiếu nại theo nghĩa là quyết định hành

chính được ban hành sau khi có khiếu nại hoặc kết quả của việc giải quyết khiếu
nại mà không có nội dung sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết
định hành chính, hành vi hành chính thì không xác định là đối tượng khởi kiện vụ
án hành chính.
Mặc khác, quyết định giải quyết khiếu nại đối với hành vi hành chính là
quyết định hành chính thuộc đối tượng khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án, vì
là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tố chức khác hoặc của
người có thẩm quyền trong các cơ quan, tổ chức đó ban hành để giải quyết khiếu
nại đối với hành vi hành chính nào đó, nhưng thực chất là quyết định về một vấn
GVHD: Diệp Thành Nguyên

21

SVTH: Trần Thị Hằng


Xác định tư cách đương sự trong vụ án hành chính – lý lụân và thực tiễn

đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính được áp dụng một lần đối với một
hoặc một số đối tượng cụ thể.
Thứ ba, quyết định được ban hành trong khuôn khổ thực hiện quyền lực
hành chính, thể hiện ý chí đơn phương trong mối quan hệ quyền lực giữa nhà
nước với công dân và được áp dụng đối với một hoặc một số trường hợp cụ thể,
cho một cá nhân, tổ chức hoặc một nhóm người nhất định (thường được gọi là
quyết định hành chính cá biệt). Đặc điểm này giúp phân biệt quyết định hành
chính thuộc đối tượng khởi kiện vụ án hành chính với các loại quyết định hành
chính mang tính chủ đạo, quyết định hành chính mang tính quy phạm hay các
quyết định hành chính trong nội bộ công sở mang tính chỉ đạo, điều hành.
Thứ tư, theo định nghĩa của khái niệm quyết định hành chính tại Điều 3
Luật tố tụng hành chính thì nội dung là một quy định, chứ không phụ thuộc vào

hình thức có tính chuẩn mực là một “quyết định”. Đặc điểm này không phủ nhận
hình thức văn bản có ảnh hưởng tới nội dung của nó, vì theo quy định của pháp
luật hình thức văn bản luôn chứa đựng nội dung phù hợp, một biểu hiện về bản
chất pháp lý của nó. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn xuất hiện quyết định hành
chính được ban hành dưới nhiều hình thức văn bản khác nhau như: công văn,
thông báo, kết luận... thì đặc điếm này của khái niệm sẽ có ý nghĩa quan trọng
cho việc xác định đâu là quyết định hành chính thuộc đối tượng khởi kiện vụ án
hành chính, để bảo vệ quyền khiếu kiện của công dân.
Từ phân tích trên có thể rút ra kết luận: Khi xác định quyết định hành chính
là đối tượng khiếu kiện của Toà án phải dựa vào các đặc điểm, trong đó chủ yếu
phải căn cứ vào đặc điểm về nội dung và mục đích của nó. Các đặc điểm của
khái niệm không chỉ giúp cho người khiếu kiện nhận diện dễ dàng hơn về đối
tượng khiếu kiện mà còn giúp cho Toà án xác định đúng về thẩm quyền giải
quyết, cũng như căn cứ để đưa ra phán quyết của mình.
2.2.2. Hành vi hành chính thuộc đối tượng khởi kiện vụ án hành chính
Việc thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước của các chủ thể có
thẩm quyền không chỉ được phản ánh trong việc ban hành các quyết định hành
chính mà còn được thể hiện ở các hành vi cụ thể của những chủ thể này trong
thực tiển quản lý hành chính nhà nước. Như vậy, hành vi hành chính được xem là
đối tượng khởi kiện của vụ án hành chính được khái niệm cụ thể tại khoản 2,
Điều 3 Luật tố tụng hành chính năm 2010 như sau: “ Hành vi hành chính là hành
vi của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc của người có
thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ,
GVHD: Diệp Thành Nguyên

22

SVTH: Trần Thị Hằng



×