TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
2012-2015
VẤN ĐỀ HÔN NHÂN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Giảng viên hướng dẫn:
Th.S Bùi Thị Mỹ Hương
Sinh viên thực hiện:
Trịnh Thanh Phong
MSSV: S120062
Lớp: Văn bằng 2 Đồng Tháp
Cần Thơ, tháng 12/2014
Đề tài:
Vấn đề hôn nhân có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
……………………………………………………………
Cần Thơ, ngày…tháng 12 năm 2014
GVHD: ThS Bùi Thị Mỹ Hương
2
SVTH: Trịnh Thanh Phong
Đề tài:
Vấn đề hôn nhân có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam
MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài ....................................................................................................... 1
2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................. 2
3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................ 2
4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 2
5. Bố cục đề tài .............................................................................................................. 2
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUAN HỆ HÔN NHÂN CÓ
YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
1.1 Khái niệm và đặc trưng về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài ................ 4
1.1.1 Khái niệm về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài ...................................... 4
1.1.2 Đặc trưng về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài ....................................... 6
1.2 Đối tượng điều chỉnh về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài..................... 7
1.2.1 Về mặt chủ thể ................................................................................................... 7
1.2.2 Về mặt khách thể ............................................................................................... 9
1.2.3 Về mặt sự kiện pháp lý..................................................................................... 10
1.3 Phương pháp điều chỉnh về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước
ngoài ............................................................................................................................ 11
1.3.1 Phương pháp thực chất ..................................................................................... 11
1.3.2 Phương pháp xung đột. .................................................................................... 11
1.4 Nguồn luật điều chỉnh về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài ................. 13
1.4.1 Pháp luật quốc gia. ........................................................................................... 13
1.4.2 Điều ước quốc tế. ............................................................................................. 14
1.5 Nguyên tắc áp dụng pháp luật và một số hệ thuộc giải quyết xung
đột pháp luật trong quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài ............................... 15
1.5.1 Nguyên tắc áp dụng pháp luật trong quá trình giải quyết quan hệ
hôn nhân có yếu tố nước ngoài ......................................................................... 15
1.5.2 Một số hệ thuộc giải quyết xung đột pháp luật trong quan hệ hôn
nhân có yếu tố nước ngoài ................................................................................ 16
1.5.2.1 Hệ thuộc luật quốc tịch............................................................................ 16
1.5.2.2 Hệ thuộc luật nơi cư trú .......................................................................... 17
GVHD: ThS Bùi Thị Mỹ Hương
3
SVTH: Trịnh Thanh Phong
Đề tài:
Vấn đề hôn nhân có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam
1.5.2.3 Hệ thuộc luật nơi có vật .......................................................................... 17
1.5.2.4 Hệ thuộc luật nơi thực hiện hành vi ........................................................ 18
CHƯƠNG 2. PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUAN HỆ HÔN NHÂN
CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
2.1 Pháp luật Việt Nam về kết hôn có yếu tố nước ngoài ....................................... 19
2.1.1 Điều kiện kết hôn có yếu tố nước ngoài ....................................................... 20
2.1.1.1 Điều kiện về nội dung ............................................................................... 21
2.1.1.1.1 Điều kiện về độ tuổi ............................................................................. 22
2.1.1.1.2 Điều kiện về sự tự nguyện .................................................................... 22
2.1.1.1.3 Điều kiện không rơi vào các trường hợp cấm ...................................... 24
2.1.1.2 Điều kiện về hình thức .............................................................................. 28
2.1.1.2.1 Nghi thức kết hôn ................................................................................. 28
2.1.1.2.2 Lễ đăng ký kết hôn ............................................................................... 29
2.1.2 Thẩm quyền đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài ................................... 29
2.1.2.1 Thẩm quyền đăng ký kết hôn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh .................... 29
2.1.2.2 Thẩm quyền đăng ký kết hôn của Cơ quan dại diện Việt Nam ở
nước ngoài ................................................................................................... 30
2.1.2.3 Thẩm quyền đăng ký kết hôn tại Cơ quan có thẩm quyền của
nước ngoài ở nước ngoài ............................................................................. 31
2.1.3 Giải quyết việc đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài ............................... 31
2.1.3.1 Hồ sơ đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài ............................................. 31
2.1.3.2 Trường hợp cấp giấy xác nhận của Trung tâm tư vấn, hỗ trợ
hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài ................................................ 33
2.1.3.3 Thời hạn giải quyết việc đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài ................ 34
2.1.3.4 Trình tự, thủ tục giải quyết việc đăng ký kết hôn tại Việt Nam .................. 35
2.1.3.4.1 Nộp, tiếp nhận hồ sơ ............................................................................. 35
2.1.3.4.2 Giải quyết việc đăng ký kết hôn tại Việt Nam ..................................... 35
2.1.3.5 Trình tự, thủ tục giải quyết việc đăng ký kết hôn tại cơ quan đại
diện của Việt Nam ở nước ngoài ................................................................. 38
2.1.3.5.1 Nộp, tiếp nhận hồ sơ ............................................................................. 38
2.1.3.5.2 Giải quyết việc đăng ký kết hôn tại cơ quan đại diện của
Việt Nam ở nước ngoài.......................................................................... 38
GVHD: ThS Bùi Thị Mỹ Hương
4
SVTH: Trịnh Thanh Phong
Đề tài:
Vấn đề hôn nhân có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam
2.1.4 Công nhận và từ chối đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài .................... 39
2.1.4.1 Công nhận việc kết hôn của công dân Việt Nam đã được giải
quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài ................. 39
2.1.4.2 Các trường hợp từ chối đăng ký kết hôn .................................................... 40
2.2 Pháp luật Việt Nam về ly hôn có yếu tố nước ngoài ......................................... 42
2.2.1 Điều kiện, quyền yêu cầu và căn cứ cho ly hôn có yếu tố nước
ngoài ......................................................................................................................... 43
2.2.1.1 Điều kiện ly hôn có yếu tố nước ngoài ...................................................... 43
2.2.1.2 Quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn trong việc ly hôn có
yếu tố nước ngoài ....................................................................................... 44
2.2.1.3 Căn cứ cho ly hôn có yếu tố nước ngoài .................................................... 47
2.2.2 Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam đối với vụ việc ly hôn có yếu
tố nước ngoài ........................................................................................................... 50
2.2.2.1 Thẩm quyền xét xử chung của Tòa án Việt Nam ....................................... 50
2.2.2.1 Thẩm quyền xét xử riêng biệt của Tòa án Việt Nam ................................. 51
2.2.3 Vấn đề công nhận bản án, quyết định về ly hôn của Tòa án
nước ngoài ..................................................................................................... 52
2.2.3.1 Quyền yêu cầu và thẩm quyền xét đơn yêu cầu công nhận bản
án, quyết định về ly hôn của tòa án nước ngoài .......................................... 52
2.2.3.2 Nguyên tắc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định về ly
hôn của tòa án nước ngoài ........................................................................... 53
2.2.3.3 Thủ tục công nhận và cho thi hành bản án, quyết định về ly hôn
của tòa án nước ngoài .................................................................................. 54
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ VẤN ĐỀ HÔN
NHÂN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
3.1 Thực trạng về vấn đề hôn nhân có yếu tố nước ngoài ...................................... 56
3.1.1 Thực trạng về vấn đề hôn nhân có yếu tố nước ngoài trên phạm vi
cả nước .............................................................................................................. 56
3.1.1.1 Về mặt xã hội ......................................................................................... 56
3.1.1.2 Về mặt pháp luật .................................................................................... 60
3.1.2 Thực trạng về vấn đề hôn nhân có yếu tố nước ngoài trên địa bàn
tỉnh Đồng Tháp ................................................................................................. 63
GVHD: ThS Bùi Thị Mỹ Hương
5
SVTH: Trịnh Thanh Phong
Đề tài:
Vấn đề hôn nhân có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam
3.2 Giải pháp về vấn đề hôn nhân có yếu tố nước ngoài ........................................ 67
3.3.1 Giải pháp về vấn đề hôn nhân có yếu tố nước ngoài trên phạm vi cả
nước .................................................................................................................. 67
3.3.2 Giải pháp về vấn đề hôn nhân có yếu nước ngoài trên địa bàn tỉnh
Đồng Tháp ........................................................................................................ 70
KẾT LUẬN ................................................................................................................. 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO
GVHD: ThS Bùi Thị Mỹ Hương
6
SVTH: Trịnh Thanh Phong
Đề tài:
Vấn đề hôn nhân có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ở Việt Nam trước đây quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài là một loại quan
hệ không phổ biến. Tuy nhiên, trong gần hai thập kỷ qua, đặc biệt trong quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế Việt Nam đã mở rộng các quan hệ hợp tác đối ngoại với các
nước thì vấn đề hôn nhân có yếu tố nước ngoài không còn là hiện tượng hiếm hoi
trong đời sống xã hội. Hiện nay thậm chí có nơi, quan hệ hôn nhân có yếu tố nước
ngoài đã trở thành một hiện tượng khá phổ biến. Mặt khác, hôn nhân đóng vai trò rất
quan trọng trong sự phát triển ổn định của một xã hội. Không chỉ vợ chồng, mà cả
Nhà nước và xã hội đều quan tâm tới việc xây dựng và củng cố quan hệ hôn nhân, làm
sao cho hôn nhân được bền vững, gia đình được hòa thuận, hạnh phúc. Sự bền vững
trong hôn nhân là sự bền vững của từng gia đình và làm cho xã hội bền vững. Hơn
thế, vấn đề hôn nhân có yếu tố nước ngoài cũng cần được quan tâm nhằm bảo vệ
quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam, giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống,
phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Theo chiều hướng khác, không như sự mong muốn của chúng ta. Sự tan vỡ của
những gia đình cũng là hiện tượng thực tế của xã hội đặt ra trong chiều hướng ngược
lại. Như một hệ quả tất yếu, tình trạng ly hôn ngày càng trở nên phổ biến và phức tạp
hơn, số vụ ly hôn ngày càng tăng, nhất là trong quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài
với những lý do khác nhau.
Để đáp ứng nhu cầu của xã hội, bảo đảm thực hiện đầy đủ quyền kết hôn,
quyền ly hôn của công dân Việt Nam cũng như của người nước ngoài, người Việt
Nam định cư ở nước ngoài. Thì quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài cần có sự điều
chỉnh của pháp luật.
Vì vậy nghiên cứu các vấn đề pháp lý liên quan đến quan hệ hôn nhân trong
giai đoạn hiện nay là rất cần thiết. Để tìm hiểu rõ hơn pháp luật Việt Nam về vấn đề
hôn nhân có yếu tố nước ngoài và đưa ra những giải pháp nhằm giảm bớt những rũi ro
là những lý do khiến người viết chọn đề tài “Vấn đề hôn nhân có yếu tố nước ngoài
theo pháp luật Việt Nam” để nghiên cứu viết Luận văn tốt nghiệp, qua đó nhằm trang
bị kiến thức thêm cho bản thân và những nghiên cứu khác trong cuộc sống hiện nay.
GVHD: ThS Bùi Thị Mỹ Hương
7
SVTH: Trịnh Thanh Phong
Đề tài:
Vấn đề hôn nhân có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam
2. Phạm vi nghiên cứu
Với đề tài Vấn đề hôn nhân có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam,
người viết nghiên cứu các vấn đề lý luận chung về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước
ngoài như: đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh và một số hệ thuộc giải
quyết xung đột pháp luật. Bên cạnh đó, người viết nghiên cứu pháp luật Việt Nam về
kết hôn có yếu tố nước ngoài gồm điều kiện kết hôn, thẩm quyền đăng ký kết hôn,
công nhận và từ chối đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài, pháp luật Việt Nam về ly
hôn có yếu tố nước ngoài gồm điều kiện ly hôn, quyền yêu cầu ly hôn, thẩm quyền xét
xử chung và riêng biệt của Tòa án Việt Nam. Trên cơ sở đó, người viết nêu ra một số
thực trạng về vấn đề hôn nhân có yếu tố nước ngoài trên phạm vi cả nước và trên địa
bàn tỉnh Đồng Tháp nhất là quan hệ hôn nhân giữa nữ công dân Việt Nam và nam
công dân nước ngoài để đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện bất cập về vấn đề trên.
3. Mục đích nghiên cứu
Qua đề tài nghiên cứu, người viết có thể giới thiệu một cách khái quát các quy
định pháp luật Việt Nam về vấn đề hôn nhân có yếu tố nước ngoài. Có thể tư vấn cho
công dân Việt Nam về điều kiện, trình tự, thủ tục cũng như cơ quan giải quyết việc kết
hôn, ly hôn có yếu tố nước ngoài. Và trường hợp nào áp dụng pháp luật Việt Nam để
giải quyết các vấn đề xung đột pháp luật. Từ đó có những kiến nghị của bản thân góp
phần hoàn thiện quan hệ này, qua đó người viết có thể tích lũy vốn kiến thức phục vụ
cho công việc sau này.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài trên, người viết tập trung nghiên cứu vào các quy định
pháp luật hiện hành về hôn nhân có yếu tố nước ngoài. Tìm hiểu thực tiễn áp dụng
pháp luật, đánh giá những thành công và hạn chế của việc áp dụng pháp luật. Từ đó
nêu lên một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về kết hôn và ly hôn có yếu tố
nước ngoài.
5. Bố cục đề tài
Ngoài phần lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Nội
dung luận văn còn được trình bày thành 03 chương:
Chương 1. Khái quát chung về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài.
Người viết trình bày về những nội dung cơ bản như khái niệm, đặc trưng về
quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, đối tượng, phương pháp, nguồn luật điều
GVHD: ThS Bùi Thị Mỹ Hương
8
SVTH: Trịnh Thanh Phong
Đề tài:
Vấn đề hôn nhân có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam
chỉnh về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài và một số hệ thuộc giải quyết xung
đột pháp luật trong quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài.
Chương 2. Pháp luật Việt Nam về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài.
Người viết tập trung phân tích những quy định hiện hành của pháp luật Việt
Nam về kết hôn và ly hôn có yếu tố nước ngoài. Như các vấn đề về điều kiện, thẩm
quyền, giải quyết việc đăng ký kết hôn, công nhận hoặc từ chối đăng ký kết hôn hay
vấn đề công nhận bản án, quyết định về ly hôn của Tòa án nước ngoài.
Chương 3. Thực trạng và giải pháp về vấn đề hôn nhân có yếu tố nước ngoài
Người viết tập trung nêu lên thực trạng về vấn đề hôn nhân yếu tố nước ngoài
trên phạm vi cả nước nói chung và trên đại bàn tỉnh Đồng Tháp nói riêng, từ đó có
giải pháp hoàn thiện những bất cập về vấn đề trên.
GVHD: ThS Bùi Thị Mỹ Hương
9
SVTH: Trịnh Thanh Phong
Đề tài:
Vấn đề hôn nhân có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUAN HỆ HÔN NHÂN CÓ YẾU TỐ
NƯỚC NGOÀI
1.1 Khái niệm và đặc trưng về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài
1.1.1 Khái niệm về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài
Ngày nay quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài không còn là hiện tượng
hiếm hoi trong đời sống xã hội, mà quan hệ này ngày càng phát triển một cách đa
dạng, phức tạp. Chính vì thế, việc điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài
đã trở thành một yêu cầu cấp bách, quan trọng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của công dân khi tham gia vào quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài.
Mặt khác, hôn nhân là một hiện tượng xã hội phát triển với xã hội loài người,
hôn nhân thể hiện mối quan hệ xã hội giữa vợ và chồng hay hôn nhân là quan hệ giữa
vợ và chồng sau khi đã kết hôn.
Theo quy định tại Khoản 14 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 20001:
“Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia
đình:
a) Giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài;
b) Giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam;
c) Giữa công dân Việt Nam với nhau mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt
quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước
ngoài”.
Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 4 Điều 100 Luật Hôn nhân và gia đình năm
2000 thì: “Các quy định của Chương này cũng được áp dụng đối với quan hệ hôn
nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên hoặc cả hai bên định
cư ở nước ngoài”.
Như vậy, theo các quy định trên quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài là
quan hệ hôn nhân giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài; giữa người nước
ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam; giữa công dân Việt Nam với nhau mà căn cứ
Khoản 25 Điều 3 trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, khái niệm quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu
tố nước ngoài định nghĩa như sau: “Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và
1
gia đình mà ít nhất một bên tham gia là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; quan hệ hôn
nhân và gia đình giữa các bên tham gia là công dân Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan
hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài”.
GVHD: ThS Bùi Thị Mỹ Hương
10
SVTH: Trịnh Thanh Phong
Đề tài:
Vấn đề hôn nhân có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam
để xác lập, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến
quan hệ đó ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên hoặc cả hai
bên định cư ở nước ngoài. Hay nói cách khác, quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài
là quan hệ hôn nhân mà ít nhất một bên tham gia là người nước ngoài, công dân Việt
Nam định cư ở nước ngoài, quan hệ hôn nhân giữa các bên tham gia là công dân Việt
Nam nhưng căn cứ xác lập, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài hoặc tài
sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.
Trong các trường hợp trên để xác lập quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài
thì hai bên nam nữ phải tuân theo các điều kiện kết hôn do luật định hay nói cách khác
kết hôn có yếu tố nước ngoài là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định
của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn mà ít nhất một trong các bên
tham gia là người nước ngoài, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc kết hôn
giữa công dân Việt Nam với nhau mà xác lập quan hệ đó ở nước ngoài.
Ví dụ: Hai công dân Việt Nam kết hôn với nhau ở nước ngoài tại cơ quan có
thẩm quyền của nước ngoài. Như vậy hai công dân Việt Nam phải tuân theo pháp luật
Việt Nam và pháp luật nước ngoài về điều kiện, hình thức kết hôn. Khi đó sự kiện xác
lập quan hệ hôn nhân đã xảy ra ở nước ngoài và đặt ra vấn đề áp dụng pháp luật nước
nào để giải quyết quan hệ trên. Như vậy việc kết hôn giữa họ mang yếu tố nước ngoài.
Trong quan hệ hôn nhân nếu kết hôn là hiện tượng bình thường thì ly hôn là
hiện tượng bất thường. Khi quan hệ hôn nhân đã thực sự tan vỡ, mục đích hôn nhân
không đạt được thì việc chấm dứt hôn nhân tất yếu xảy ra. Mặc khác, “ly hôn là chấm
dứt quan hệ hôn nhân do Tòa án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc
của chồng hoặc cả hai vợ chồng”2. Như vậy ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ
chồng khi có sự yêu cầu của vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng trên cơ sở là quyết
định hay bản án của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
Vậy ly hôn có yếu tố nước ngoài là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng mà một
trong các bên chủ thể là người nước ngoài, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài
hoặc ly hôn giữa công dân Việt Nam với nhau mà căn cứ ly hôn chấm dứt ở nước
ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ ly hôn ở nước ngoài theo yêu cầu ít nhất một
bên vợ hoặc chồng bằng bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
2
Theo quy định tại Khoản 8 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
GVHD: ThS Bùi Thị Mỹ Hương
11
SVTH: Trịnh Thanh Phong
Đề tài:
Vấn đề hôn nhân có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam
Ví dụ: Hai công dân Việt Nam xin ly hôn tại Mỹ, trước cơ quan có thẩm quyền
của Mỹ. Khi đó căn cứ chấm dứt quan hệ hôn nhân đã xảy ra ở nước Mỹ nên vụ việc
mang yếu tố nước ngoài hoặc căn cứ ly hôn xảy ra ở nước ngoài như việc công dân
Việt Nam kết hôn với nhau ở nước ngoài nay xin ly hôn tại Việt Nam thì căn cứ giải
quyết ly hôn là việc kết hôn được tiến hành ở nước ngoài nên vụ việc mang yếu tố
nước ngoài.
1.1.2 Đặc trưng về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài
Vì tính đặc thù của quan hệ hôn nhân và gia đình nói chung và quan hệ hôn
nhân có yếu tố nước ngoài nói riêng, ta có thể rút ra một số đặc trưng cơ bản sau:
Thứ nhất, quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài sẽ bị chi phối, điều chỉnh bởi
hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau, tạo ra sự xung đột pháp luật và đặt ra yêu
cầu cần phải xem xét, lựa chọn hệ thống pháp luật áp dụng đối với quan hệ này.
Ví dụ: Công dân Việt Nam kết hôn với công dân Hàn quốc tại cơ quan có thẩm
quyền của Việt Nam thì việc kết hôn phải tuân theo pháp luật Việt Nam và pháp luật
Hàn Quốc về điều kiện kết hôn và nghi thức kết hôn. Như thế hiện tượng xung đột
pháp luật đã xảy ra và việc áp dụng pháp luật nước nào sẽ được đặt ra.
Thứ hai, quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài cũng là một loại quan hệ dân
sự nhưng có tính chất đặc biệt và được thể hiện ở mặt tình cảm giữa các chủ thể khi
tham gia vào quan hệ này. Đây cũng là yếu tố quyết định trong việc xác lập hay chấm
dứt quan hệ hôn nhân. Mặc khác, quan hệ hôn nhân còn bị ảnh hưởng nhiều bởi phong
tục tập quán, đạo đức xã hội, những hiểu biết về pháp luật nước ngoài làm cho quan
hệ này bị chi phối, tác động bởi nhiều yếu tố nên việc tìm hiểu giữa các bên về mặt
tình cảm là việc rất khó khăn dể dẫn đến tình trạng ly hôn ngày càng tăng như hiện
nay.
Thứ ba, quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài có sự tham gia của người nước
ngoài, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với những quy chế pháp lý khác nhau
trong từng mối quan hệ cụ thể nên quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài thường đa
dạng và phức tạp hơn nhiều so với quan hệ hôn nhân và gia đình nói chung.
Thứ tư, tài sản liên quan đến quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài còn phải
chịu sự điều chỉnh riêng của các hệ thống pháp luật khác nhau nên việc xác định tài
sản trong quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài là việc rất khó khăn và phức tạp.
GVHD: ThS Bùi Thị Mỹ Hương
12
SVTH: Trịnh Thanh Phong
Đề tài:
Vấn đề hôn nhân có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam
Hơn thế, do tài sản ở nước ngoài nên việc phân loại tài sản là động sản hay bất động
sản hoặc việc chia tài sản cần phải tuân thủ theo các hệ thống pháp luật khác nhau.
Thứ năm, đa số các trường hợp xác lập hay chấm dứt quan hệ hôn nhân có yếu
tố nước ngoài đều là nữ công dân Việt Nam đây là một chủ thể đặc biệt, dể bị tổn
thương và cần nhận sự quan tâm giúp đỡ, bảo vệ từ nhiều phía. Đặc biệt là các cô gái
trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm sống, dể bị dụ dổ, lừa gạt. Đã có nhiều chị em trở
thành đối tượng của các hành vi vi phạm pháp luật như mua bán phụ nữ, bốc lột sức
lao động, ép buộc hành nghề mại dâm, xâm phạm tình dục đối với phụ nữ hoặc vì
mục đích trục lợi khác, cho nên chủ thể đặc biệt này cần có sự quan tâm, giúp đỡ của
các tổ chức đoàn thể ở địa phương nhằm đảm bảo các quyền lợi hợp pháp của người
phụ nữ, tạo cho hôn nhân được bền vững lâu dày, tránh được tính chất nhất thời và
tính đền bù ngang giá.
1.2 Đối tượng điều chỉnh về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài
Đối tượng điều chỉnh về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài tương tự như
đối tượng điều chỉnh về quan hệ dân sự đó là các quan hệ hôn nhân có yếu tố nước
ngoài và với những yếu tố nước ngoài trong quan hệ hôn nhân làm cho quan hệ hôn
nhân có yếu tố nước ngoài thêm đa dạng và phức tạp hơn so với quan hệ hôn nhân nói
chung. Như vậy các quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài được thể hiện ở mặt chủ
thể, khách thể và về mặt sự kiện pháp lý:
1.2.1 Về mặt chủ thể
Chủ thể trong quan hệ hôn nhân là công dân Việt Nam, người nước ngoài và
công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài.
- Chủ thể là công dân Việt Nam. “Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam”3. Theo Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật quốc tịch Việt Nam, Luật số 56/2014/QH13 thì người có quốc tịch Việt
Nam là:
1.
“Người có quốc tịch Việt Nam bao gồm người đang có quốc tịch Việt Nam cho
đến ngày Luật này có hiệu lực và người có quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật
này.
3
Theo Điều 17 Hiến Pháp 2013.
GVHD: ThS Bùi Thị Mỹ Hương
13
SVTH: Trịnh Thanh Phong
Đề tài:
Vấn đề hôn nhân có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo
2.
quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày Luật này có hiệu lực thì vẫn còn quốc
tịch Việt Nam.
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài chưa mất quốc tịch Việt Nam mà không
có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 11 của Luật này thì
đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để được xác định có quốc tịch
Việt Nam và cấp Hộ chiếu Việt Nam.”
Ngoài ra, nếu có một trong các căn cứ sau thì được xác định có quốc tịch Việt
Nam.
+ Trẻ em khi sinh ra có cả cha và mẹ đều là công dân Việt Nam hoặc có cha, mẹ
là công dân Việt Nam còn người kia là người không quốc tịch hoặc có mẹ là công dân
Việt Nam còn người kia không rõ là ai hoặc có cha mẹ là công dân Việt Nam còn
người kia là công dân nước ngoài nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản, còn không thỏa
thuận được thì trẻ em phải sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam hoặc cha mẹ đều là người
không quốc tịch nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam hoặc mẹ là người không quốc
tịch nhưng thường trú tại Việt Nam còn cha không rõ là ai.
+ Được nhập quốc tịch Việt Nam (quy định tại Điều 19 Luật quốc tịch năm 2008
về Điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam)
+ Được trở lại quốc tịch Việt Nam (quy định tại Điều 23 Luật quốc tịch năm
2008 về các trường hợp được trở lại quốc tịch Việt Nam)
+ Theo quy định tại các Điều 18 Quốc tịch của trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được
tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam, Điều 35 Quốc tịch của con chưa thành niên khi cha
mẹ được nhập trở lại hoặc thôi quốc tịch Việt Nam, Điều 37 Quốc tịch của con nuôi
chưa thành niên.
+Theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Chủ thể là người nước ngoài. Theo quy định tại Điều 3 Luật quốc tịch Việt
Nam năm 2008 thì: Người nước ngoài là người không có quốc tịch Việt Nam, bao
gồm: Người có quốc tịch nước ngoài và người không quốc tịch. Người có quốc tịch
nước ngoài là người có một hay nhiều quốc tịch nước ngoài mà không phải quốc tịch
Việt Nam. Người không quốc tịch là người không có quốc tịch Việt Nam và cũng
không có quốc tịch nước ngoài.
GVHD: ThS Bùi Thị Mỹ Hương
14
SVTH: Trịnh Thanh Phong
Đề tài:
Vấn đề hôn nhân có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam
- Chủ thể là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài. Khi đó, quan hệ hôn
nhân giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên hoặc cả hai bên định cư ở nước
ngoài thì quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài. Quy định này là hoàn toàn phù hợp
khi số lượng người Việt Nam cư trú ở nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam ngày càng
tăng. Do đó, quan hệ hôn nhân giữa công dân Việt Nam với người Việt Nam cư trú ở
nước ngoài cũng tăng lên. Theo quy định tại Điều 3 Luật quốc tịch Việt Nam năm
2008 thì: người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc
Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài (Người gốc Việt Nam định cư ở nước
ngoài là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của
họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh
sống lâu dài ở nước ngoài).
Như vậy việc kết hôn hay ly hôn giữa công dân Việt Nam với người có quốc
tịch nước ngoài, giữa công dân Việt Nam với người không quốc tịch, giữa người có
quốc tịch nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam, giữa người không quốc tịch
với nhau thường trú tại Việt Nam, giữa công dân Việt Nam cư trú trong nước với công
dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài
với nhau là quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài.
1.2.2 Về mặt khách thể
Khi quan hệ hôn nhân được xác lập thì quan hệ về tài sản (tài sản chung, tài sản
riêng…) và các quan hệ về nhân thân (danh dự, nhân phẩm, uy tín…) giữa các chủ thể
cũng được xác lập đặc biệt là tài sản đó ở nước ngoài, nên còn phải chịu sự điều chỉnh
của pháp luật nước ngoài. Như vậy khách thể trong quan hệ hôn nhân có yếu tố nước
ngoài là tài sản, quyền nhân thân liên quan đến quan hệ hôn nhân ở nước ngoài.
Khi điều chỉnh những tranh chấp về tài sản trong hôn nhân có yếu tố nước
ngoài người ta thường áp dụng các quy phạm xung đột để giải quyết các vấn đề có
liên quan đến tài sản này. Đa số các quy phạm xung đột thường dựa vào quy tắc pháp
luật của nước nơi có tài sản. Theo pháp luật Việt Nam thì áp dụng pháp luật Việt Nam
để giải quyết các vấn đề về tài sản là bất động sản. Như vậy các quyền về tài sản sẽ do
pháp luật của nước nơi có tài sản điều chỉnh.
Ví dụ: Quan hệ hôn nhân giữa công dân Việt Nam với nhau có liên quan đến
tài sản ở nước ngoài. Như hai vợ chồng Anh A và Chị B là công dân Việt Nam làm
ăn, sinh sống ở Việt Nam nhưng có tài sản là bất động sản ở nước ngoài. Khi giải
GVHD: ThS Bùi Thị Mỹ Hương
15
SVTH: Trịnh Thanh Phong
Đề tài:
Vấn đề hôn nhân có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam
quyết quan hệ ly hôn thì pháp luật điều chỉnh đối với các vấn đề liên quan đến tài sản
(bất động sản) là pháp luật của nước nơi có bất động sản. Như vậy việc ly hôn có yếu
tố nước ngoài.
1.2.3 Về mặt sự kiện pháp lý
Sự kiện pháp lý để xác lập, chấm dứt trong quan hệ hôn nhân theo pháp luật
nước ngoài. Như việc kết hôn hay ly hôn giữa công dân Việt Nam với nhau ở nước
ngoài. Do đó, khi nam và nữ là công dân Việt Nam kết hôn trước cơ quan có thẩm
quyền của nước ngoài ở nước ngoài hay việc vợ chồng xin ly hôn với nhau ở nước
ngoài trước cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì pháp luật áp dụng để điều
chỉnh quan hệ trên sẽ là pháp luật của nước nơi tiến hành kết hôn hay nơi giải quyết ly
hôn và pháp luật của nước mà hai bên mang quốc tịch. Khi đó cũng đã nảy sinh vấn
đề xung đột pháp luật. Như vậy sự kiện pháp lý để xác lập, chấm dứt quan hệ hôn
nhân xảy ra ở nước ngoài thì vấn đề lựa chọn pháp luật sẽ được đặt ra để giải quyết
vấn đề trên.
Ví dụ: Anh A và chị B đều là công dân Việt Nam nhưng kết hôn với nhau ở
nước ngoài trước cơ quan có thẩm quyền nước ngoài. Như vây, Anh A và chị B không
chỉ chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam mà còn chịu sự điều chỉnh của pháp
luật nước ngoài (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy
định khác) về điều kiện và nghi thức kết hôn. Như vậy, căn cứ xác lập quan hệ hôn
nhân xảy ra ở nước ngoài và tuân theo pháp luật nước ngoài nên quan hệ hôn nhân
mang yếu tố nước ngoài. Còn nếu công dân Việt Nam chấm dứt quan hệ hôn nhân ở
nước ngoài trước cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì pháp luật được áp dụng để
điều chỉnh là pháp luật của nước mà các bên vợ, chồng mang quốc tịch (pháp luật Việt
Nam) và pháp luật nơi tiến hành ly hôn (pháp luật của nước mà Tòa án có thẩm quyền
giải quyết) thì yếu tố chấm dứt quan hệ hôn nhân ở nước ngoài được xem là có yếu tố
nước ngoài.
Như vậy việc xác định đúng thời điểm mà sự kiện pháp lý như việc xác lập hay
chấm dứt quan hệ hôn nhân có ý nghĩa rất quan trọng. Việc xác định như vậy giúp cho
cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định đúng luật áp dụng để giải quyết xung đột
pháp luật phát sinh giữa các chủ thể. Từ đó, ta có thể áp dụng luật trong việc giải
quyết tranh chấp liên quan đến các chủ thể tham gia quan hệ hôn nhân có yếu tố nước
ngoài một cách nhanh chóng và chính xác.
GVHD: ThS Bùi Thị Mỹ Hương
16
SVTH: Trịnh Thanh Phong
Đề tài:
Vấn đề hôn nhân có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam
1.3 Phương pháp điều chỉnh về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài
Phương pháp điều chỉnh là cách thức ngành luật tác động lên các đối tượng
thuộc phạm vi điều chỉnh nhằm đạt được mục tiêu mong muốn. Phương pháp điều
chỉnh về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài cũng dựa trên phương pháp điều
chỉnh của pháp luật dân sự. Có hai phương pháp điều chỉnh trong quan hệ hôn nhân
có yếu tố nước ngoài.
1.3.1 Phương pháp thực chất
Phương pháp thực chất áp dụng các quy phạm thực chất để điều chỉnh quan hệ
hôn nhân có yếu tố nước ngoài. Phương pháp thực chất là phương pháp trực tiếp giải
quyết vấn đề hay phương pháp thực chất là phương pháp áp dụng các loại quy phạm
quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của các bên hay quy định cách thức hành xử các
bên chủ thể liên quan. Như tại Khoản 2 Điều 100 Luật hôn nhân và gia đình năm
2000 quy định: “Trong quan hệ hôn nhân và gia đình với công dân Việt Nam, người
nước ngoài tại Việt Nam được hưởng các quyền và có nghĩa vụ như công dân Việt
Nam”. Việc xây dựng quy phạm thực chất để điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố
nước ngoài là hết sức cần thiết tuy nhiên thực tiễn cho chúng ta thấy quan hệ có yếu
tố nước ngoài là quan hệ hết sức phức tạp, nó không chỉ tác động đến các chủ thể
trong quan hệ mà đôi lúc còn ảnh hưởng đến vấn đề ngoại giao, hợp tác với các nước
mà có công dân là chủ thể liên quan trong quan hệ này. Do đó, việc xây dựng quy
phạm thực chất rất khó khăn và phức tạp.
Quy phạm thực chất có hai loại:
+ Quy phạm thực chất thống nhất nằm trong điều ước quốc tế có giá trị ràng
buộc đối với tất cả các quốc gia có liên quan.
+ Quy phạm thực chất do từng quốc gia xây dựng nằm trong pháp luật của
từng quốc gia có giá trị trong phạm vi quốc gia.
Cũng chính việc xây dựng quy phạm thực chất rất khó khăn và phức tạp nên
chúng ta thấy trong các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam có rất ít quy phạm
thực chất điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài mà phần lớn quy phạm
được áp dụng điều chỉnh quan hệ này là quy phạm xung đột.
1.3.2 Phương pháp xung đột
Phương pháp xung đột là phương pháp gián tiếp giải quyết vấn đề. Phương
pháp này sử dụng quy phạm xung đột để điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước
GVHD: ThS Bùi Thị Mỹ Hương
17
SVTH: Trịnh Thanh Phong
Đề tài:
Vấn đề hôn nhân có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam
ngoài. Do yếu tố nước ngoài đã dẫn đến tình trạng xung đột pháp luật giữa các quốc
gia có liên quan và đặt ra yêu cầu cần xem xét lựa chọn hệ thống pháp luật áp dụng.
Như tại Khoản 1 Điều 103 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000: “Trong việc kết hôn
giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật
nước mình về điều kiện kết hôn, nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà
nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân theo các quy
định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 về điều kiện kết hôn”. Hoặc tại Khoản
2 Điều 104 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000: “Trong trường hợp bên là công
dân Việt Nam không thường trú tại Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly
hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng”.
Khi đó quy phạm xung đột là loại quy phạm mang tính chất hướng dẫn đưa ra nguyên
tắc chọn luật hay xác định hệ thống pháp luật nước nào sẽ áp dụng.
Đối với các quan hệ hôn nhân, các quy phạm xung đột không trực tiếp điều
chỉnh mà chỉ quy định pháp luật nước nào cần được áp dụng để điều chỉnh quan hệ cụ
thể đó. Do vậy, quy phạm xung đột là loại quy phạm pháp luật dẫn chiếu, theo sự dẫn
chiếu của quy phạm xung đột các cơ quan có thẩm quyền chọn được hệ thống pháp
luật tối ưu để điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài.
Có thể tính gián tiếp của phương pháp xung đột được thể hiện ở việc dẫn chiếu
đến hệ thống pháp luật áp dụng còn việc điều chỉnh cụ thể đối với quyền và nghĩa vụ
của các bên chủ thể thì hoàn toàn phụ thuộc vào nội dung pháp luật của nước mà quy
phạm dẫn chiếu đến. Có nghĩa là quy phạm xung đột quy định không những áp dụng
pháp luật nước mình mà còn áp dụng pháp luật của nước khác.
Ví dụ: Như xung đột về điều kiện kết hôn, về thẩm quyền giải quyết…
Quy phạm xung đột có hai loại:
+ Quy phạm xung đột thống nhất nằm trong điều ước quốc tế có giá trị ràng
buộc đối với tất cả các quốc gia có liên quan.
+ Quy phạm xung đột do từng quốc gia xây dựng nằm trong pháp luật của
từng quốc gia có giá trị trong phạm vi quốc gia.
Hai phương pháp trên phối hợp sử dụng đồng thời nhằm đạt hiệu quả cao
nhất trong thực tế, nếu có quy phạm thực chất thì áp dụng giải quyết trực tiếp, nếu
không thì áp dụng quy phạm xung đột. Hai phương pháp này tác động hỗ trợ lẫn
nhau, đảm bảo trật tự pháp lý dân sự quốc tế ổn định.
GVHD: ThS Bùi Thị Mỹ Hương
18
SVTH: Trịnh Thanh Phong
Đề tài:
Vấn đề hôn nhân có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam
1.4 Nguồn luật điều chỉnh về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài
Lần đầu tiên Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 đã ghi nhận và điều chỉnh
quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài và trong quan hệ quốc tế Việt Nam cũng đã
ký kết nhiều Hiệp định tương trợ tư pháp để giải quyết xung đột pháp luật trong quan
hệ dân sự có yếu tố nước ngoài nói chung và quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài
nói riêng. Đã tạo nên nguồn luật điều chỉnh về hôn nhân có yếu tố nước ngoài.
1.4.1 Pháp luật quốc gia
Pháp luật quốc gia là hình thức chứa đựng các nguyên tắc, các quy phạm pháp
luật trong nước. Trên thực tế có rất nhiều hình thức chứa đựng các nguyên tắc và quy
phạm điều chỉnh quan hệ này tuy nhiên hình thức cụ thể nào được coi là nguồn của
pháp luật trong nước thì hoàn toàn phụ thuộc vào quy định của hệ thống pháp luật của
mỗi nước.
Ở Việt Nam, hệ thống pháp luật Việt Nam là hệ thống pháp luật thành văn
được quy định trong các văn bản pháp luật như sau:
Chủ yếu là trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã dành chương XI để
quy định những vấn đề mang tính nguyên tắc về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước
ngoài như thẩm quyền giải quyết các việc về hôn nhân có yếu tố nước ngoài, kết hôn,
ly hôn có yếu tố nước ngoài. Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng dành riêng
XIII để quy định về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài từ Điều 121 đến Điều
130. Ngoài ra, còn có một số văn bản luật khác cũng quy định một số vấn đề liên
quan đến quyền kết hôn, quyền ly hôn, giải quyết việc ly hôn, trình tự thủ tục đăng ký
kết hôn cũng như giải quyết ly hôn được quy định trong Bộ luật dân sự năm 2005,
Luật quốc tịch năm 2008, Luật cư trú năm 2006, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004
ngoài ra còn có các quy định chi tiết như Nghị định số 24/2013/NĐ-CP của Chính
Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hôn nhân và gia đình về quan hệ
hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. Nghị định 138/2006/NĐ-CP của Chính
Phủ quy định chi tiết thi hành các quy định của Bộ luật dân sự về quan hệ dân sự có
yếu tố nước ngoài. Thông tư số 22/2013/TT-BTP của Bộ Tư Pháp quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 24/2013/NĐ-CP ngày 28 tháng 3
năm 2013 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hôn nhân và
gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
GVHD: ThS Bùi Thị Mỹ Hương
19
SVTH: Trịnh Thanh Phong
Đề tài:
Vấn đề hôn nhân có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam
Do mỗi nước có điều kiện riêng về chính trị, kinh tế, xã hội. Do vậy để chủ
động trong việc điều chỉnh các quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài mỗi quốc gia
đã tự ban hành hệ thống pháp luật của nước mình và tạo nên nguồn luật của pháp luật
quốc gia.
1.4.2 Điều ước quốc tế
Điều ước quốc tế là văn bản chính thỏa thuận giữa các chủ thể của Luật quốc
tế nhằm điều chỉnh các vấn đề về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ
quốc tế. Việc xác định một điều ước quốc tế là nguồn luật điều chỉnh trong quan hệ
hôn nhân có yếu tố nước ngoài thì căn cứ vào đối tượng điều chỉnh của nó. Theo đó
các điều ước quốc tế có quy phạm điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài
được xem là nguồn luật điều chỉnh quan hệ này. Điều ước quốc tế về hôn nhân có yếu
tố nước ngoài thường là các nước tham gia ký kết các điều ước quốc tế song phương
với từng nước hữu quan để giải quyết các vấn đề liên quan về hôn nhân có yếu tố
nước ngoài. Nội dung của điều ước thường quy định một cách chung chung, thông
thường chỉ quy định cụ thể chọn luật để áp dụng.
Trong khi pháp luật quốc tế ngày càng đóng vai trò quan trọng và mang ý
nghĩa thiết thực, trong đó có các điều ước quốc tế, Hiệp định tương trợ tư pháp, Công
ước viên. Đã tạo nên nguồn luật nhằm điều chỉnh quan hệ dân sự nói chung, quan hệ
hôn nhân có yếu tố nước ngoài nói riêng. Tính đến tháng 8/2014 Việt Nam đã ký kết
“18 Hiệp định tương trợ tư pháp”4 với các nước liên quan trong lĩnh vực dân sự, lao
động, hôn nhân và gia đình.
Một số Hiệp định Việt Nam tham gia ký kết nhằm điều chỉnh quan hệ hôn
nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài như: Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt
Nam với Lào ngày 6/7/1998 ngày có hiệu lực 19/02/2000, với Bungari ngày
3/10/1986 đang có hiệu lực, với Ba Lan 22/3/1993 ngày có hiệu lực 18/01/1995, Bêla-rút ngày 14/9/2000 ngày có hiệu lực 18/10/2001...
4
Theo thông tin trên cổng thông tin điện tử về danh mục hiệp định tương trợ tư pháp của công tác lãnh sự -
Bộ ngoại giao Việt Nam tại địa chỉ:
/>Dafeb%2D47d4bee70eee&ID=414 [truy cập ngày 22/8/2014]
GVHD: ThS Bùi Thị Mỹ Hương
20
SVTH: Trịnh Thanh Phong
Đề tài:
Vấn đề hôn nhân có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam
1.5 Nguyên tắc áp dụng pháp luật và một số hệ thuộc giải quyết xung đột pháp
luật trong quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài
1.5.1 Nguyên tắc áp dụng pháp luật trong quá trình giải quyết quan hệ hôn
nhân có yếu tố nước ngoài
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 100 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì
“Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài được tôn trọng và bảo vệ phải
phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt
Nam đã ký kết hoặc tham gia”.
Còn theo Khoản 2 Điều 7 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì: “Trong
trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với
quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì áp dụng các quy định của điều
ước quốc tế”.
Như vậy, về nguyên tắc việc áp dụng pháp luật đối với các quan hệ hôn nhân
và gia đình có yếu tố nước ngoài được thực hiện như sau:
Thứ nhất, khi điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài thì các quy
định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế được ưu tiên áp dụng.
Thứ hai, quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam đã kí kết hoặc gia nhập
sẽ được ưu tiên áp dụng trong trường hợp pháp luật trong nước có quy định khác với
điều ước quốc tế đó.
Thứ ba, trong trường hợp pháp luật Việt Nam và trong điều ước quốc tế mà
Việt Nam đã kí kết hoặc gia nhập dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật nước ngoài thì
pháp luật của nước đó được áp dụng nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng
pháp luật không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp Việt Nam và trong điều ước quốc
tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia. Trường hợp pháp luật nước đó dẫn chiếu trở lại
pháp luật Việt Nam thì áp dụng pháp luật Việt Nam.
Tóm lại, việc điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài tại
Việt Nam phải tuân theo một số nguyên tắc pháp lý nhất định. Việc tuân thủ các
nguyên tắc cơ bản này không chỉ bảo vệ lợi ích của quốc gia trong quan hệ quốc tế mà
còn bảo vệ quyền lợi chính đáng của các chủ thể trong quan hệ hôn nhân có yếu tố
nước ngoài.
GVHD: ThS Bùi Thị Mỹ Hương
21
SVTH: Trịnh Thanh Phong
Đề tài:
Vấn đề hôn nhân có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam
1.5.2 Một số hệ thuộc giải quyết xung đột pháp luật trong quan hệ hôn nhân có
yếu tố nước ngoài
Xung đột pháp luật là hiện tượng có hai hay nhiều hệ thống pháp luật cùng
tham gia vào điều chỉnh một quan hệ pháp luật mà nội dung điều chỉnh trong mỗi hệ
thống pháp luật có sự khác nhau. Dựa trên các dấu hiệu như quốc tịch, nơi cư trú, nơi
tiến hành kết hôn, ly hôn... để xác định pháp luật áp dụng. Tuy nhiên, pháp luật của
hầu hết các nước đều quy định để áp dụng hệ thống pháp luật đã được quy phạm xung
đột dẫn chiếu nhằm điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài thì phải tuân
theo một số điều kiện nhất định và việc xem xét, lựa chọn hệ thống pháp luật áp dụng
đối với quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài sẽ được giải quyết qua một số hệ
thuộc sau:
1.5.2.1 Hệ thuộc luật quốc tịch
Hệ thuộc luật quốc tịch hay còn gọi là luật của quốc gia mà đương sự là công
dân. Hệ thuộc này quy định áp dụng pháp luật nước mang quốc tịch khi quan hệ hôn
nhân có yếu tố nước ngoài phát sinh. Mỗi cá nhân đều có mối quan hệ pháp lý mật
thiết với một nhà nước, nên sẽ được hưởng những quyền và sự bảo hộ của quốc gia,
cũng như phải chịu những nghĩa vụ pháp lý mà quốc gia qui định. Cá nhân mang
quốc tịch của quốc gia nào thì sẽ chịu sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật quốc gia
đó. Tại điều 103 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “Trong việc kết hôn
giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của
nước mình về điều kiện kết hôn”. Nước mình được hiểu là nước mà người nước ngoài
là công dân hoặc cư trú nếu là người không quốc tịch hoặc nước mà người nước
ngoài mang quốc tịch và cư trú nếu là người có hai hay nhiều quốc tịch nước ngoài.
Việc áp dụng hệ thuộc luật quốc tịch của đương sự sẽ đảm bảo một cách tốt nhất về
quyền và lợi ích hợp pháp của họ trong quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài bao
gồm quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.
Ví dụ: Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài. Khi đó,
công dân Việt Nam là người mang quốc tịch Việt Nam nên sẽ chịu sự điều chỉnh của
hệ thống pháp luật Việt Nam. Còn người nước ngoài cũng phải tuân theo pháp luật
của nước mình về điều kiện kết hôn.
GVHD: ThS Bùi Thị Mỹ Hương
22
SVTH: Trịnh Thanh Phong
Đề tài:
Vấn đề hôn nhân có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam
Hệ thuộc luật quốc tịch được áp dụng rộng rãi và phổ biến nhất được nhiều
nước áp dụng trong đó có Việt Nam để giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực
hôn nhân và gia đình nói chung, quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài nói riêng.
1.5.2.2 Hệ thuộc luật nơi cư trú
Hệ thuộc luật nơi cư trú được hiểu là luật của quốc gia mà ở đó đương sự có
nơi cư trú ổn định (thường trú). Những quốc gia coi trọng qui chế lãnh thổ sẽ áp dụng
hệ thuộc luật nơi cư trú: luật áp dụng để giải quyết xung đột pháp luật sẽ là pháp luật
của nước mà đương sự cư trú. Tại Khoản 2 Điều 104 Luật Hôn nhân và gia đình năm
2000: “Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú tại Việt Nam
vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước
nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì theo
pháp luật Việt Nam”. Như vậy, khi áp dụng hệ thuộc luật nơi cư trú sẽ giúp cho việc
giải quyết vụ việc về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài được nhanh chống và
thuận lợi hơn.
Ví dụ: Ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài. Nếu vào thời
điểm yêu cầu ly hôn công dân Việt Nam và người nước ngoài thường trú tại Hàn
Quốc thì sẽ giải quyết theo pháp luật Hàn Quốc, nếu công dân Việt Nam thường trú
tại Việt Nam và người nước ngoài thường trú tại Hàn Quốc thì sẽ giải quyết theo pháp
luật Việt Nam.
Hệ thuộc luật nơi cư trú ngày càng được nhiều nước áp dụng khi có vấn đề
phát sinh. Thực tế trong điều kiện kinh tế xã hội hiện nay, với chính sách mở cửa và
hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới, số lượng người nước ngoài, người
Việt Nam định cư ở nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam ngày càng tăng. Do đó, quan
hệ hôn nhân có yếu tố yếu ngoài cũng tăng lên. Vì vậy, việc áp dụng hệ thuộc luật nơi
cư trú là hết sức cần thiết.
1.5.2.3 Hệ thuộc luật nơi có vật (tài sản)
Hệ thuộc luật nơi có tài sản là cách thức áp dụng pháp luật dựa vào yếu tố tài
sản: tài sản nằm ở đâu thì áp dụng pháp luật ở nơi đó để giải quyết. Tại khoản 3 điều
104 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “Việc giải quyết tài sản là bất
động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản
đó”. Như vậy tài sản là bất động sản của hai vợ chồng nằm trên lãnh thổ của quốc gia
nào thì sẽ áp dụng pháp luật của quốc gia đó để giải quyết vấn đề tài sản trên. Nếu tài
GVHD: ThS Bùi Thị Mỹ Hương
23
SVTH: Trịnh Thanh Phong
Đề tài:
Vấn đề hôn nhân có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam
sản là bất động sản nằm trên lãnh thổ Việt Nam thì sẽ áp dụng pháp luật Việt Nam để
giải quyết quan hệ ly hôn trên.
VD: Giữa công dân Việt Nam ly hôn với nhau có bất động sản ở nước ngoài.
Thì việc ly hôn sẽ tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó. Nếu tài sản là
bất động sản nằm trên lãnh thổ Việt Nam thì áp dụng pháp luật Việt Nam giải quyết
vụ việc ly hôn trên.
1.5.2.4 Hệ thuộc luật nơi thực hiện hành vi
Hệ thuộc luật nơi thực hiện hành vi là một hành vi được thực hiện ở nước nào
thì pháp luật nước đó sẽ điều chỉnh hành vi này. Như hai bên nam, nữ tiến hành kết
hôn ở nước nào thì pháp luật nước đó sẽ được áp dụng để xác định điều kiện kết hôn.
Tại Khoản 1 Điều 103 Luật hôn nhân và gia đình 2000 quy định: “Việc kết hôn giữa
những người nước ngoài với nhau tại Việt Nam trước cơ quan có thẩm quyền của Việt
Nam phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn”
Việc áp dụng hệ thuộc luật nơi thực hiện hành vi nhằm đảm bảo cho người
nước ngoài tại Việt Nam được hưởng các quyền và có nghĩa vụ như công dân Việt
Nam như quyền kết hôn.
Khi quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài phát sinh thì có nhiều hệ thống
pháp luật của các nước khác nhau cùng tham gia điều chỉnh. Như vậy, để giải quyết
xung đột pháp luật ta sẽ dựa vào các hệ thuộc trên để đưa ra nguyên tắc chọn luật áp
dụng cho phù hợp. Hoặc khi các bên chủ thể không cùng quốc tịch thì việc áp dụng hệ
thuộc luật nơi có Tòa án là hợp lý nhất.
Ngoài ra, khi kết hợp các nguyên tắc áp dụng luật để giải quyết các vụ việc về
quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài sẽ tránh được việc vi phạm trật tự công cộng,
các nguyên tắc cơ bản trong pháp luật quốc gia.
GVHD: ThS Bùi Thị Mỹ Hương
24
SVTH: Trịnh Thanh Phong
Đề tài:
Vấn đề hôn nhân có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam
CHƯƠNG 2
PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUAN HỆ HÔN NHÂN CÓ YẾU TỐ
NƯỚC NGOÀI
2.1 Pháp luật Việt Nam về kết hôn có yếu tố nước ngoài
Hiện nay Việt Nam đang mở rộng quan hệ hợp tác và tăng cường quan hệ đối
ngoại với các nước, các vùng lãnh thổ đã và đang làm phát sinh nhiều quan hệ xã hội
mới. Tình trạng công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập, lao động cư trú và kết hôn
với nhau ở nước ngoài hoặc kết hôn với người nước ngoài; người nước ngoài cư trú
tại Việt Nam có nhu cầu kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam
ngày càng phổ biến.
Ngoài quy định tại Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 định nghĩa
chưa cụ thể về kết hôn có yếu tố nước ngoài. Thì tại Điều 1 Nghị định số
24/2013/NĐ-CP quy định rõ hơn nội hàm của kết hôn có yếu tố nước ngoài “trong
trường hợp kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa công dân
Việt Nam với nhau mà ít nhất một bên định cư ở nước ngoài, giữa người nước ngoài
với nhau tại Việt Nam”. Theo định nghĩa trên, không riêng gì người nước ngoài
thường trú tại Việt Nam mà cả trường hợp tạm trú tại Việt Nam cũng được xem là kết
hôn có yếu tố nước ngoài. Nên có các trường hợp kết hôn sau đây:
-
Kết hôn giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam
-
Kết hôn giữa người nước ngoài với nhau tạm trú tại Việt Nam
-
Kết hôn giữa người nước ngoài thường trú với người nước ngoài tạm trú tại
Việt Nam
Lưu ý, khi người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có yêu cầu đăng ký kết hôn
tại Việt Nam thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam mới thực hiện việc
đăng ký kết hôn cho họ.
Trong trường hợp công dân Việt Nam kết hôn với nhau ở nước ngoài. Mặc dù
hai bên kết hôn đều là công dân Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập quan hệ vợ chồng
là ở nước ngoài. Vì vậy, giữa công dân Việt Nam kết hôn với nhau ở nước ngoài cũng
được xác định là quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài.
Để đáp ứng nhu cầu của xã hội, đảm bảo thực hiện đầy đủ quyền tự do kết hôn
của công dân Việt Nam cũng như của người nước ngoài. Nhà nước ta đã xây dựng
GVHD: ThS Bùi Thị Mỹ Hương
25
SVTH: Trịnh Thanh Phong