Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Hướng dẫn soạn bài : Đọc tiểu thuyết và truyện ngắn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (46.7 KB, 1 trang )

ĐỌC TIỂU THUYẾT VÀ TRUYỆN NGẮN
I. Những yêu cầu về đọc tiểu thuyết và truyện ngắn
Tiểu thuyết và truyện ngắn thuộc loại tác phẩm tự sự. Tác phẩm được
cấu tạo bởi các yếu tố cốt truyện, nhân vật, lời kể của người kể
chuyện, chi tiết, tình tiết, tình huống...
Khi đọc tiểu thuyết và truyệnngắn cần lưu ý
1. Phân tích hình tượng nhân vật
Tư tưởng của nhà văn thể hiện ở hệ thống nhân vật, tập trung ở nhân
vật chính. Khi phân tích nhân vật chú ý:
+ Các chi tiết miêu tả ngoại hình, nội tâm, hành động, biến cố, ngôn
ngữ. Các yếu tố này thể hiện tính cách, bản chất và số phận nhân vật.
+ Quan hệ giữa nhân vật này với nhân vật khác, với hoàn cảnh.
+ Nhân vật thể hiện tư tưởng gì của nhà văn?
2. Phân tích chi tiết, cốt truyện
Cốt truyện là hệ thống sự kiện xảy ra trong đời sống nhân vật, có tác
dụng bộc lộ tính cách, số phận của nhân vật. Các chi tiết cho thấy tính
cách nhân vật và diễn biến quan hệ của nhân vật này đối với nhân vật
khác...
3. Phân tích sự miêu tả hoàn cảnh trong tác phẩm. Hoàn cảnh nghệ
thuật biểu hiện tâmtình, địa vị của nhân vật và thể hiện tư tưởng của
nhà văn.
4. Phân tích kết cấu để thấy được tính cách, quan hệ, số phận của nhân
vật. Kết cấu tác phẩm là một yếu tố rất quan trọng tạo nên sức hấp dẫn
của tác phẩm và thể hiện tư tưởng của tác giả. Kết cấu là cách tổ
chức, sắp xếp các chi tiết, sự kiện, tình tiết trong tác phẩm.
5. Phân tích ngôn ngữ của tác phẩm. Trong đó có ngôn ngữ kể chuyện,
ngôn ngữ của nhân vật, nội dung và hình thức của ngôn ngữ để từ đó
phântích nhân vật và tác phẩm.




×