Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ được sử dụng trong một số tiểu thuyết và truyện ngắn việt nam hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 135 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên










































ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM







Lê Thị Mai Ngân






CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO TIẾP PHI NGÔN NGỮ
ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT
VÀ TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI




LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC











THÁI NGUYÊN - 2009







Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên











































ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM






Lê Thị Mai Ngân




CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO TIẾP PHI NGÔN NGỮ
ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT
VÀ TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số 60 22 01


LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC





NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐÀO THỊ VÂN








THÁI NGUYÊN - 2009




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, chưa từng ai công bố trong bất
kì công trình nào khác.


TÁC GIẢ LUẬN VĂN





LÊ THỊ MAI NGÂN























Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1
MỤC LỤC



MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài

2. Lịch sử vấn đề

3. Đối tƣợng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu

4. Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

6. Cấu trúc của luận văn

Chƣơng 1 : CÁC PHƢƠNG TIỆN GIAO TIẾP PHI NGÔN NGỮ ĐƢỢC
SỬ DỤNG TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT VÀ TRUYỆN NGẮN
VIỆT NAM HIỆN ĐẠI NHÌN TỪ BÌNH DIỆN TÍN HIỆU HỌC

1.1. Một số vấn đề lí thuyết có liên quan
1.2. Phƣơng tiện giao tiếp phi ngôn ngữ nhìn từ phƣơng diện cái biểu hiện
(tức mặt hình thức của tín hiệu)

1.3. Phƣơng tiện giao tiếp phi ngôn ngữ nhìn từ phƣơng diện cái đƣợc
biểu hiện (tức mặt nội dung của tín hiệu)

Chƣơng 2: CÁC PHƢƠNG TIỆN GIAO TIẾP PHI NGÔN NGỮ ĐƢỢC
SỬ DỤNG TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT VÀ TRUYỆN NGẮN
VIỆT NAM HIỆN ĐẠI NHÌN TỪ BÌNH DIỆN NGỮ DỤNG HỌC

2.1. Một số vấn đề lí thuyết có liên quan


2.2. Phƣơng tiện giao tiếp phi ngôn ngữ xét từ phƣơng diện thể hiện hành
động ngôn trung (hành vi ở lời)

2.3. Phƣơng tiện giao tiếp phi ngôn ngữ xét từ phƣơng diện chủ thể sử dụng

2.4. Phƣơng tiện giao tiếp phi ngôn ngữ xét từ phƣơng diện hoàn cảnh sử
dụng

2.5. Vai trò của phƣơng tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
Chƣơng 3: VAI TRÒ CỦA CÁC PHƢƠNG TIỆN GIAO TIẾP PHI
NGÔN NGỮ ĐƢỢC SỬ DỤNG TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN
CHƢƠNG VIỆT NAM HIỆN ĐẠI

3.1. Tình hình sử dụng các phƣơng tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong một
số tác phẩm văn chƣơng Việt Nam hiện đại

3.2. Phƣơng tiện giao tiếp phi ngôn ngữ góp phần thể hiện tính chân thực
và sinh động cho cuộc thoại của các nhân vật

3.3. Phƣơng tiện giao tiếp phi ngôn ngữ góp phần khắc họa tính cách nhân
vật

KẾT LUẬN
THƢ MỤC THAM KHẢO



















Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3

MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngôn ngữ bằng lời là phƣơng tiện giao tiếp trọng yếu nhất của con ngƣời
nhƣng không phải là duy nhất. Trong nhiều hoàn cảnh giao tiếp, đặc biệt là giao
tiếp đƣơng diện (mặt đối mặt), ngƣời ta có thể dùng các phƣơng tiện nhƣ cử chỉ,
điệu bộ, nét mặt, hành động,…của cơ thể, các tín hiệu màu sắc, âm thanh, các vật
thể để phụ trợ cho lời. Thậm chí các phƣơng tiện phi ngôn ngữ này còn có khả
năng dùng độc lập để giao tiếp. Trong đó phổ biến nhất, đƣợc sử dụng thƣờng
xuyên nhất phải kể đến là các cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, hành động…của cơ thể.
Ngƣời ta đã gọi những phƣơng tiện giao tiếp ngoài ngôn ngữ nhƣ trên bằng

nhiều thuật ngữ khác nhau nhƣ ngôn ngữ cử chỉ, ngôn ngữ cơ thể (body
languague), tín hiệu kèm ngôn ngữ, ngôn ngữ cử chỉ điệu bộ, các phương tiện á
ngữ học,… Sau đây xin đƣợc gọi chúng là các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ
(PTGTPNN) và sẽ luận giải tên gọi này rõ hơn ở phần sau.
Các PTGTPNN đƣợc sử dụng đồng thời với phƣơng tiện ngôn ngữ bằng lời
trong giao tiếp là hiện tƣợng có thật, hơn nữa còn rất phổ biến và có vai trò quan
trọng trong giao tiếp xã hội. Về mức độ phổ biến của PTGTPNN, nhà tâm lý học
ngƣời Anh, Michael Archil đã quan sát và nhận thấy rằng trong một giờ trò
chuyện, một ngƣời Phần Lan chỉ sử dụng điệu bộ có 1 lần, trong khi đó ngƣời Italia
dùng đến 80 lần, ngƣời Pháp 120 lần và ngƣời Mêhicô 180 lần. Về vai trò của
PTGTPNN, Birdwhistell đã phát hiện ra trong một cuộc trò chuyện trực diện thì
yếu tố lời nói chiếm chƣa đến 35% còn trên 65% là giao tiếp không lời. Albert
Maerabian, một nhà nghiên cứu tiên phong về ngôn ngữ cơ thể vào thập niên 50
của thế kỉ 20, đã nghiên cứu và cũng đƣa ra những số liệu đáng lƣu tâm: trao đổi
thông tin diễn ra qua các phƣơng tiện bằng lời (chỉ bằng lời) chiếm có 7%, qua các
phƣơng tiện âm thanh (bao gồm giọng nói, ngữ điệu và các âm thanh khác) chiếm
38%, còn qua các phƣơng tiện không lời thì chiếm tới 55% (Dẫn theo Allan và
Barbara Pease [17])
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
Phương tiên không lời
(55%)
Phương tiện bằng lời (7%)
Phương tiện âm thanh
(38%)

PTGTPNN, do vậy, là vấn đề rất đáng đƣợc quan tâm và đi sâu nghiên cứu.
Sở dĩ PTGTPNN không thể trở thành phƣơng tiện giao tiếp chung của nhân loại
bởi nhiều lý do, trong đó có một lý do quan trọng là bởi chúng chịu sự chi phối của

yếu tố văn hóa. Cùng một cử chỉ, điệu bộ,… nhƣng ở các dân tộc khác nhau nó có
thể đƣợc gán cho những ý nghĩa biểu hiện khác nhau. Nghiên cứu PTGTPNN
trong hoạt động giao tiếp của ngƣời Việt và tìm hiểu những dấu ấn văn hóa Việt
Nam trong các phƣơng tiện giao tiếp đặc biệt này là một công việc đầy hứng thú và
cũng rất hữu ích. Đây là lí do quan trọng khiến chúng tôi lựa chọn đề tài này để đi
sâu tìm hiểu.
Lẽ ra luận văn cần quan sát ghi lại hoặc sao chụp các cuộc giao tiếp tự nhiên
diễn ra trong nhiều hoàn cảnh giao tiếp khác nhau để làm tƣ liệu nghiên cứu. Tuy
nhiên, công việc đó quả thật vô cùng khó khăn và phức tạp. Hơn nữa, rải rác trong
một vài công trình, các nhà nghiên cứu đã tiến hành công việc này. Là một giáo
viên dạy văn ở trƣờng phổ thông, tác giả đề tài mong muốn gắn những kiến thức
học đƣợc từ ngôn ngữ học với tác phẩm văn chƣơng nên đã tìm hiểu về PTGTPNN
thông qua các cuộc hội thoại của các nhân vật trong tác phẩm đƣợc nhà văn miêu
tả. Bởi một mặt, việc làm này vẫn đáp ứng đƣợc mục đích tìm hiểu PTGTPNN
trong hoạt động giao tiếp và những dấu ấn văn hóa Việt Nam trong các phƣơng
tiện ấy. Mặt khác, cũng bởi ngôn ngữ nhân vật trong tác phẩm văn chƣơng chính là
sự ánh xạ ngôn ngữ đời thƣờng. Nghiên cứu cử chỉ, điệu bộ…của nhân vật trong
tác phẩm văn chƣơng còn giúp thấy đƣợc vai trò của loại phƣơng tiện giao tiếp đặc
biệt này trong việc khắc hoạ tính cách nhân vật của các nhà văn.
Biểu đồ 1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
Với những lí do trên, chọn đề tài “Các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ
được sử dụng trong một số tiểu thuyết và truyện ngắn Việt Nam hiện đại” để
nghiên cứu thiết nghĩ là một công việc cần thiết và nên làm.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Nhƣ đã nói, PTGTPNN có vai trò vô cùng to lớn trong đời sống con ngƣời.
Lời nói bắt đầu đƣợc phát triển cách đây khoảng 500.000 đến 2 triệu năm, là
khoảng thời gian mà kích cỡ não bộ con ngƣời tăng gấp ba. Trƣớc đó, PTGTPNN

và những âm phát ra từ cổ họng là các phƣơng tiện chủ yếu để chuyển tải cảm xúc,
tình cảm. Điều đó có nghĩa, PTGTPNN là phƣơng tiện giao tiếp cổ xƣa nhất của
loài ngƣời. Tuy nhiên, sự nghiên cứu đầy đủ, nghiêm túc, mang tính hệ thống, khoa
học về loại phƣơng tiện này cũng mới chỉ đƣợc tiến hành vài chục năm trở lại đây
(kể từ thập niên 50 của thế kỉ 20) trong một số giáo trình và bài báo khoa học, và
đa số công chúng biết đến sự tồn tại của loại phƣơng tiện này chỉ mới từ năm 1978,
thời điểm Allan Pease xuất bản cuốn sách Ngôn ngữ cơ thể.
Có thể điểm qua một số công trình, các bài nghiên cứu của tác giả trong và
ngoài nƣớc về đối tƣợng nghiên cứu này.
2.1. Các công trình, các bài nghiên cứu của tác giả trong và ngoài nƣớc
2.1.1.Các tác giả trong nƣớc
2.1.1.1. PTGTPNN đã đƣợc thừa nhận bên cạnh phƣơng tiện giao tiếp chính là
ngôn ngữ trong các giáo trình nghiên cứu về ngôn ngữ học.
Các giáo trình phong cách học tiếng Việt và ngữ dụng học chính thức thừa
nhận sự tồn tại của các PTGTPNN (mà các tác giả gọi bằng thuật ngữ khác nhau)
bên cạnh ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp.
a. Trong các giáo trình phong cách học tiếng Việt, hầu hết các nhà nghiên
cứu đã đề cập đến sự phân biệt giữa nói và viết, cho rằng nói và viết là “hai phong
cách ngôn ngữ”- phong cách nói và phong cách viết (Hồ Lê), hay “hai dạng của lời
nói” - dạng nói và dạng viết (Định Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa), hoặc gọi là
“những hình thức truyền tin” (Cù Đình Tú). Dù gọi nói và viết bằng thuật ngữ nào
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
thì các nhà phong cách học, về cơ bản, đều thống nhất phân biệt hình thức nói và
viết trƣớc hết là ở phƣơng tiện biểu hiện:
Bảng 1
tiêu chí so sánh dạng nói đạng viết
định hƣớng vào
nhân vật giao tiếp

hƣớng vào sự tri giác và phản
ứng trực tiếp cuả ngƣời nhận
không hƣớng vào sự tri giác
và phản ứng trực tiếp của
ngƣời nhận.
phƣơng tiện
biểu hiện
có thể dùng âm thanh, ngữ điệu
gắn liền với vẻ mặt, cử chỉ,
dáng điệu của ngƣời nói
dùng văn tự, do đó không có
khả năng sử dụng các
PTGTPNN .

Nhƣ vậy, đề cập đến các phƣơng tiện biểu hiện của phong cách nói, các nhà
phong cách học thừa nhận có loại phƣơng tiện là vẻ mặt, cử chỉ, dáng điệu,... –
PTGTPNN. Không chỉ thừa nhận sự tồn tại của PTGTPNN, các nhà phong cách
học còn nhấn mạnh đến ý nghĩa và vai trò quan trọng của loại phƣơng tiện này
trong hoạt động giao tiếp.
Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa: “Muốn nói tốt, không những phải biết
suy nghĩ tốt mà còn phải biết cách sử dụng lời nói với cách phát âm đúng và rõ kết
hợp với ngữ điệu, nét mặt, cử chỉ, dáng điệu để ngƣời nghe có thể hiểu ngay, hiểu
hết ý tứ mình. Còn muốn nghe tốt thì cần phải biết tổng hợp ý nghĩa của lời nói với
sắc thái cảm xúc, bình giá thông qua ngữ điệu, nét mặt, cử chỉ, dáng điệu của
ngƣời nói để có thể hiểu hết ngay, hiểu hết tình ý của ngƣời nói” [7,tr.45].
Hồ Lê: “Ngôn hiệu (điệu bộ, cử chỉ, nét mặt, ánh mắt…) là yếu tố không thể
thiếu trong phong cách nói”, “Ngôn hiệu có tác dụng phối hợp với lời để diễn đạt ý
nghĩa (...) Nó cũng sẽ góp phần tạo ra phong cách nói của từng ngƣời”, “Nếu lạm
dụng ngôn hiệu sẽ không tránh khỏi sự thái quá, thậm chí sự lố bịch. Song nếu
không biết sử dụng ngôn hiệu để đến nỗi lúc nào cũng chỉ “nói chay” thì sẽ dễ bị

rơi vào tình trạng nói đều đều, kém sinh động và kém hiệu quả”. [8,tr.465]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
b. Trong tài liệu về lí thuyết hội thoại, về hoạt động giao tiếp hay hoạt động
ngôn giao (hoạt động giao tiếp bằng lời) - thuộc lĩnh vực nghiên cứu của ngữ dụng
học, các nhà nghiên cứu cũng bàn đến PTGTPNN và thừa nhận chúng là loại
phƣơng tiện giao tiếp phổ biến, quan trọng trong hoạt động giao tiếp, bên cạnh
ngôn ngữ.
Trong giáo trình “Đại cương về ngôn ngữ học” - Tập 2 - Ngữ dụng học [1],
ở phần chƣơng V - Lí thuyết hội thoại, tác giả Đỗ Hữu Châu bàn về các vận động
hội thoại nhƣ sau:
Trong số các vận động hội thoại có vận động trao lời, vận động trao đáp và
tƣơng tác hội thoại.
Vận động trao lời: Là vận động của ngƣời nói A nói ra và hƣớng lời nói của
mình về phía B. A có những vận động cơ thể (điệu bộ, cử chỉ, nét mặt) hướng tới
người nhận hoặc tự hướng về mình để bổ sung cho lời nói.
Vận động trao đáp: Ngƣời nói B đáp lời ngƣời nói A, B có thể hồi đáp bằng
những yếu tố kèm ngôn ngữ như cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, nụ cười, …
Cũng trong giáo trình này, Đỗ Hữu Châu đã dẫn ra ý kiến của Arbercrombie
bàn về sự có mặt của cử chỉ (hành vi kèm ngôn ngữ) trong hội thoại và sự cần thiết
phải nghiên cứu chúng: “Chúng ta nói bằng các cơ quan cấu âm nhƣng chúng ta
cũng hội thoại với cả cơ thể chúng ta. Những sự kiện kèm ngôn ngữ xuất hiện với
ngôn ngữ nói, hòa lẫn vào ngôn ngữ và cùng với ngôn ngữ nói hình thành nên một
hệ thống giao tiếp trọn vẹn (...). Nghiên cứu về các hành vi kèm ngôn ngữ là một
bộ phận của sự nghiên cứu về ngôn ngữ cần đƣợc chú ý đầy đủ” [1,tr.223]
Trong giáo trình “Quy luật ngôn ngữ” - Quyển II - Tính quy luật của cơ chế
ngôn giao [8], phần bàn về cơ chế ngôn giao, tác giả Hồ Lê cũng phát biểu rằng:
Những cử chỉ điệu bộ và những phƣơng tiện phi ngôn ngữ nói chung kèm theo lời
đƣợc gọi là ngôn hiệu, là 1 trong 7 thành tố của ngữ huống phát ngôn. Trong quá

trình tƣơng tác hội thoại những ngƣời đối thoại có thể tác động lẫn nhau bằng lời,
bằng cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, bằng thái độ khi nói năng và bằng bối cảnh - điều
kiện, không khí đƣợc tạo ra cho sự đối thoại. Trong số này, nội dung của lời
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
thƣờng đƣợc coi là phƣơng tiện/công cụ tƣơng tác quan trọng nhất. Nhƣng trong
thực tế không nhất thiết luôn luôn nhƣ thế. Mà có khi, những phƣơng tiện/công cụ
khác lại tỏ ra quan trọng hơn. Thí dụ, cũng là câu nói “Mời anh sang nhà tôi chơi”
nhƣng kết hợp với cử chỉ, điệu bộ, nét mặt có ý mỉa mai hay không chân thành thì
nội dung câu nói tất bị hiểu khác hẳn [8,tr.112, 113].
Do vậy, Hồ Lê khẳng định: “Văn hóa giao tiếp – mà phép lịch sự trong giao
tiếp là một biểu hiện – đòi hỏi sự nhất quán giữa nội dung của lời và các phƣơng
tiện/công cụ khác đi kèm theo. Nếu không có sự nhất quán đó, thậm chí có sự
ngƣợc chiều nhau, thì nội dung hàm ẩn của lời đƣợc phát ra sẽ khác hay sẽ trái
ngƣợc hẳn với nội dung hiển hiện của lời. Lúc ấy, văn hóa giao tiếp sẽ bị vi phạm”
[ 8,tr.114].
Tiếp tục bàn về nghi thức ngôn giao, Hồ Lê còn nói rõ thêm: “Cử chỉ, điệu
bộ, nét mặt có khả năng biểu hiện trực tiếp nghi thức ngôn giao. Nhìn vào cử chỉ,
điệu bộ, nét mặt ngƣời ta thấy ngay nghi thức ngôn giao mà những ngƣời giao tiếp
đã sử dụng với nhau ngụ ý điều gì. Coi trọng hay coi thƣờng, lễ độ với nhau hay xấc
xƣợc, yêu mến hay ghét bỏ, thành thật hay mỉa mai, châm biếm” [8,tr 260, 261].
Nhƣ vậy, trong các giáo trình nghiên cứu về ngôn ngữ học đã dẫn,
PTGTPNN chính thức đƣợc thừa nhận và bƣớc đầu đƣợc xem xét về ý nghĩa, vai
trò của chúng. Đây là cơ sở khoa học quan trọng để tiến hành nghiên cứu về loại
phƣơng tiện giao tiếp này.
2.1.1.2. PTGTPNN đƣợc bàn đến trong các bài báo khoa học và trong các công
trình nghiên cứu về văn hóa giao tiếp.
Sau đây xin đƣợc giới thiệu một cách sơ lƣợc thành tựu nghiên cứu về
PTGTPNN trong một số bài báo khoa học và các công trình nghiên cứu tiêu biểu .

a. Trong bài viết “Thử tìm hiểu về ngôn ngữ của cử chỉ, điệu bộ” [5], Phi
Tuyết Hinh đã bàn về ngôn ngữ của cử chỉ, điệu bộ, điệu mặt (thuật ngữ đƣợc tác
giả sử dụng) trên các phƣơng diện sau:
- Về vai trò: Tác giả đã khẳng định vai trò quan trọng của một loại
PTGTPNN là điệu bộ, cử chỉ. “Trong giao tiếp không lời, cử chỉ điệu bộ và điệu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
mặt có vai trò quan trọng hơn cả. Cử chỉ điệu bộ là những yếu tố tự nhiên trong
hành vi giao tiếp của con ngƣời (...). Thật khó tƣởng tƣợng đƣợc rằng con ngƣời có
thể giao tiếp mà không cử động, không ra hiệu, không thay đổi nét mặt”.
- Về chức năng: Tác giả cũng đã chỉ ra chức năng của ngôn ngữ cử chỉ điệu
bộ trong mối quan hệ với ngôn ngữ âm thanh. Theo tác giả, cử chỉ điệu bộ có hai
chức năng cơ bản:
+ Chức năng thay lời: Nói đến chức năng thay lời của ngôn ngữ cử chỉ
là nói tới khả năng làm công cụ giao tiếp một cách độc lập của cử chỉ điệu bộ trong
hoàn cảnh giao tiếp đặc biệt (hoàn cảnh giao tiếp mà ngƣời ta không có khả năng
nói hay không đƣợc phép nói) và cả trong hoàn cảnh giao tiếp bình thƣờng (vì
không tiện nói, không muốn nói hay để truyền đạt có hiệu quả hơn điều cần nói).
Ví dụ thay vì nói “Tôi đồng ý”, “Tôi bằng lòng”, ngƣời ta có thể gật đầu.
+ Chức năng kèm lời: Khi cử chỉ điệu bộ, ánh mắt, điệu mặt đi kèm
với lời nói, nó có tác dụng bổ sung cho lời, tác động qua lại với lời nhằm đạt đƣợc
hiệu quả cao nhất trong giao tiếp. Cụ thể, cử chỉ điệu bộ có thể lặp lại thông tin (ví
dụ vừa nói “Tôi đồng ý” vừa gật đầu), nhấn mạnh thông tin (ví dụ vừa khẳng định
vừa đập tay xuống bàn hay đặt tay lên ngực), dự báo thông tin (khi chƣa tìm đƣợc
cách diễn đạt ý tứ bằng lời, ngƣời ta dùng cử chỉ để mô phỏng), phủ định thông tin
(ví dụ lời nói là “Đi đi!” nhƣng đôi mắt lại tha thiết mời gọi thì cần hiểu là “Xin
hãy ở lại!”), để đạt tới tính một nghĩa trong giao tiếp (khi lời nói đa nghĩa), và để
truyền đạt thông tin đến đối tƣợng khác (nói với ngƣời này nhƣng lại nháy mắt với
ngƣời kia).

Bên cạnh những vai trò trên, ở chức năng kèm lời, tác giả đã phân tích thêm:
Cử chỉ điệu bộ còn có vai trò liên kết hành động giao tiếp (bổ sung hay giải thích
các thời điểm im lặng trong cuộc thoại), duy trì mối quan hệ giữa những ngƣời
tham gia hội thoại, điều chỉnh dòng ngữ lƣu để phân đoạn thông báo (ví dụ vung
tay để tách thông báo thành từng điểm riêng biệt) và gánh tải lƣợng lớn tình thái và
cảm xúc của ngƣời nói.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
- Về bản chất: Cũng giống nhƣ ngôn ngữ, theo tác giả, cử chỉ điệu bộ mang
bản chất tín hiệu, có hai mặt hình thức và nội dung – ý nghĩa. Mối quan hệ giữa hai
mặt này có thể là 1:1 nhƣng cũng có khi không phải nhƣ vậy. Cử chỉ điệu bộ cũng
có tính đồng nghĩa (nhiều cử chỉ điệu bộ cùng biểu thị một nội dung ý nghĩa) và đa
nghĩa (một cử chỉ điệu bộ có thể biểu thị nhiều ý nghĩa khác nhau).
- Về đặc tính văn hoá: Tác giả cũng chú ý tới đặc tính văn hóa của cử chỉ
điệu bộ và lƣu ý mọi ngƣời hãy chú ý sử dụng cử chỉ điệu bộ sao cho bảo đảm
đƣợc tính văn hóa, và phải phù hợp với văn hóa giao tiếp của từng cộng đồng ngôn
ngữ khác nhau.
b. Đồng quan điểm với Phi Tuyết Hinh, Thục Khánh trong bài viết “Bước
đầu tìm hiểu giá trị thông báo của cử chỉ điệu bộ của người Việt trong giao tiếp”
[6] cũng khẳng định vai trò và ý nghĩa quan trọng của loại phƣơng tiện giao tiếp cử
chỉ điệu bộ: “Ngoài ngôn ngữ âm thanh, con ngƣời còn dùng nhiều hệ thống tín
hiệu phi lời hay còn gọi là ngôn ngữ không lời (neverbal’nyj jazyk) (silent
languague) để tiến hành hoạt động giao tiếp của mình. Trong nói năng, đặc biệt là
trong đối thoại, ngôn ngữ và cử chỉ điệu bộ nhƣ hai mặt của một chỉnh thể giao
tiếp”.
Tác giả Thục Khánh cũng đề cập đến hai chức năng cơ bản của cử chỉ điệu
bộ là chức năng thay lời và chức năng trợ lời.
Trong bài viết, Thục Khánh đi sâu phân tích loạt cử chỉ điệu bộ biểu thị hành
vi tán đồng và hành vi không tán đồng của ngƣời Việt rồi khẳng định: Nhiều khi

ngƣời ta không sử dụng riêng rẽ một cử chỉ điệu bộ nào đó mà phối hợp sử dụng
nhiều cử chỉ điệu bộ để biểu thị các cung bậc khác nhau của trạng thái tình cảm.
Đồng thời cũng nhƣ Phi Tuyết Hinh, Thục Khánh cũng đi đến kết luận về tính đa
nghĩa của cử chỉ điệu bộ và cả khả năng đồng nghĩa hay trái nghĩa của chúng.
c. Trong cuốn sách “Nỗi oan thì, là, mà” [3], Nguyễn Đức Dân cũng dành
một phần để nói về “Cử chỉ: Thứ ngôn ngữ không lời”. Tác giả khẳng định cử chỉ
là một công cụ để giao tiếp. Có những cử chỉ là bẩm sinh, vô thức, và có nhiều cử
chỉ là do học hỏi, do đƣợc giáo dục mà hình thành ở ngƣời nói.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
Về ý nghĩa của cử chỉ điệu bộ: Nguyễn Đức Dân cũng nói đến tính đa nghĩa
và đồng nghĩa của chúng. Tác giả khẳng định: “Cùng một cử chỉ có thể biểu hiện
những ý nghĩa khác nhau” [3,tr.224], và “có thể dùng những cử chỉ khác nhau để
biểu hiện cùng một ý nghĩa” [3,tr.225].
Đóng góp đáng chú ý của Nguyễn Đức Dân khi bàn về ngôn ngữ cử chỉ
(thuật ngữ đƣợc tác giả sử dụng) là đã bƣớc đầu chỉ ra những yếu tố ảnh hƣởng đến
cử chỉ với tƣ cách là phƣơng tiện giao tiếp, đó là:
- Cử chỉ mang đậm nét đặc thù dân tộc và phụ thuộc từng nền văn hóa. Bên
cạnh những cử chỉ giao tiếp chính và vô thức hầu nhƣ không khác nhau trên toàn
thế giới, mỗi dân tộc còn có những quy ƣớc riêng về hệ thống kí hiệu cử chỉ.
- Cử chỉ phụ thuộc vào vị thế, nghề nghiệp và uy tín xã hội của một ngƣời.
Ngƣời có vị thế cao hay có tri thức rộng, ngôn từ phong phú thì cử chỉ thƣờng
chậm rãi, ít bộc lộ. Ngƣợc lại, một ngƣời ít học, vị thế xã hội thấp thƣờng phải sử
dụng cử chỉ để diễn đạt rõ hơn lời nói của mình. Cử chỉ của họ thƣờng phong phú
hơn. Những nhà ngoại giao, chính trị, luật sƣ,…thƣờng biết sử dụng cử chỉ có hiệu
quả và biết che giấu những cử chỉ không có lợi,…
- Cử chỉ và mức độ rõ ràng của chúng thƣờng cũng phụ thuộc vào tuổi tác và
khí chất cá nhân.
- Khoảng cách trong giao tiếp – một đặc điểm của ngôn ngữ cử chỉ, thuộc

phạm trù “không gian cá nhân” - phụ thuộc vào tuổi tác (ví dụ ngƣời lớn có thể xoa
đầu một em bé vì lãnh địa của em bé còn nhỏ, nhƣng dù là cán bộ cao cấp thì cũng
không thể xoa đầu một cụ già 80 tuổi), phụ thuộc vị thế xã hội (vị thế xã hội càng
cao thì lãnh địa càng lớn), phụ thuộc quan hệ thân sơ giữa những ngƣời đối thoại,
phụ thuộc địa phƣơng và văn hóa của từng dân tộc (khoảng cách trong giao tiếp
của ngƣời châu Á khác với ngƣời châu Âu,…)
d. Năm 2005, tác giả Trần Thị Nga đã tiến hành một đề tài khoa học nghiên
cứu một cách khá hệ thống về một lọai PTGTPNN mà tác giả gọi là ngôn ngữ cử
chỉ, đó là “Nghiên cứu đặc điểm văn hóa ngôn ngữ cử chỉ của người Việt” [9].
Trong công trình này, tác giả đã tìm hiểu ngôn ngữ cử chỉ dƣới lí thuyết của tín
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
hiệu học, lí thuyết giao tiếp và ngữ dụng học để thấy đƣợc bản chất tín hiệu của
ngôn ngữ cử chỉ, tính đồng nghĩa, đa nghĩa, đơn nghĩa của cử chỉ; thấy đƣợc ý
nghĩa cử chỉ trong việc biểu thị các hành vi ngôn ngữ. Đóng góp lớn của đề tài là
đã mô tả và thiết lập đƣợc hệ thống danh sách ngôn ngữ cử chỉ của ngƣời Việt dựa
trên những quan sát trong thực tiễn hoạt động giao tiếp và dựa trên những cứ liệu
trong các tác phẩm văn học, đồng thời so sánh khái quát sự tƣơng đồng và dị biệt
giữa cử chỉ của ngƣời Việt với ngƣời Anh, ngƣời Nga.
Những thành tựu nghiên cứu của những nhà khoa học nƣớc ta về PTGTPNN
rất đáng trân trọng, đã tạo tiền đề lí thuyết cơ bản cho luận văn tiếp tục tìm hiểu về
vấn đề này.
2.1.2. Các tác giả nƣớc ngoài.
Có khá nhiều tác giả nƣớc ngoài quan tâm đến PTGTPNN là cử chỉ điệu bộ,
đã trình bày những ý tƣởng của mình trong các bài báo khoa học hay các công
trình viết về ngôn ngữ cơ thể - ngôn ngữ cử chỉ trong văn hóa giao tiếp.
a. J.Vendryes (1990) cho rằng: “Có thể đƣa ra một định nghĩa chung nhất
cho ngôn ngữ. Ngôn ngữ là một hệ thống kí hiệu”, và “nên hiểu kí hiệu là bất kì
phù hiệu nào mà con ngƣời có thể dùng để giao tiếp qua lại với nhau”. Do vậy,

“mọi giác quan đều có thể là cơ sở để tạo ra ngôn ngữ. Có ngôn ngữ khứu giác và
ngôn ngữ xúc giác, ngôn ngữ thính giác và ngôn ngữ thị giác. Chúng ta nói đến
ngôn ngữ khi hai cá thể quy ƣớc gán cho một hành động nào đó một nghĩa nhất
định và thực hiện hành động này nhằm mục đích giao tiếp qua lại với nhau” [20].
Trong số đó, ngôn ngữ thính giác (ngôn ngữ phát âm) là quan trọng nhất, chiếm ƣu
thế hơn về các hình thái biểu đạt. Ngôn ngữ thính giác đôi khi đi kèm hoặc thƣờng
đƣợc thay thế bằng ngôn ngữ thị giác (cử chỉ, điệu bộ, điệu mặt,...)
J.Vendryes khẳng định cử chỉ, điệu bộ cũng là một loại ngôn ngữ nếu hiểu
“ngôn ngữ là một hệ thống kí hiệu”. Và do vậy, mối quan hệ giữa nội dung và ý
nghĩa của cử chỉ điệu bộ là một sự quy ƣớc.
b. F.de.Saussure (1973) cũng viết: “Mọi phƣơng tiện đƣợc chấp nhận trong
một xã hội về nguyên tắc mà nói, đều dựa trên thói quen tập thể, hoặc – chung quy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
cũng vẫn thế – trên sự quy ƣớc. Nghĩa là những dấu hiệu để tỏ lễ độ chẳng hạn,
thƣờng có một tính biểu hiện tự nhiên nhất định (Ta hay nghĩ đến ngƣời Trung
Quốc chào vua bằng cách sụp lạy chín lần sát đất). Song những dấu hiệu ấy thật ra
vẫn do một quy tắc ấn định; chính các quy tắc ấy buộc ta phải dùng nó chứ không
phải cái giá trị nội tại của bản thân nó” [19,tr.123].
c. K.A.Pshenko trong bài “Huấn luyện các phương tiện á ngữ học ở các
khóa tiếng Nga ngắn hạn” đã sử dụng thuật ngữ “phương tiện á ngữ học” để chỉ
loại phƣơng tiện không lời, ngôn ngữ cử chỉ - điệu mặt: “Xuất phát từ quan điểm
ký hiệu học, cần thừa nhận rằng toàn bộ cử chỉ và các phƣơng tiện biểu cảm qua
điệu mặt đƣợc sử dụng trong quá trình giao tiếp chính là các đơn vị kí hiệu quy
ƣớc. Ngôn ngữ tự nhiên liên quan chặt chẽ (và thậm chí đôi khi hòa lẫn với một hệ
thống kí hiệu khác gần gũi với nó – đó là hệ thống các cử chỉ điệu bộ )”.
d. Bài viết “Ngôn ngữ cử chỉ điệu bộ” của Atenla Alenikova cũng bàn đến
vai trò, nguồn gốc của cử chỉ điệu bộ và khẳng định đặc tính dân tộc của loại
phƣơng tiện giao tiếp này.

Bên cạnh những bài viết trên còn có những cuốn sách bàn sâu hơn về ý
nghĩa, cách thức, tính văn hóa của các cử chỉ điệu bộ khi giao tiếp nhƣ:
Cuốn sách hoàn hảo về ngôn ngữ cơ thể (2008)- Allan và Barbara Pease.
Cử chỉ - những điều nên làm và nên tránh trong ngôn ngữ chỉ khắp thế giới–
Roger E.Axtell.
Ngôn ngữ cơ thể - Julias Fast.
2.2. Đánh giá kết quả nghiên cứu của những ngƣời đi trƣớc và những vấn đề
còn bỏ ngỏ
Tuy mới đƣợc quan tâm nghiên cứu vài chục năm gần đây song những
nghiên cứu về ngôn ngữ cử chỉ cũng rất đáng kể. Có thể tóm tắt nhƣ sau:
- Các tác giả đều thừa nhận có sự tồn tại thƣờng xuyên của loại PTGTPNN
(ngôn ngữ cử chỉ điệu bộ, ngôn ngữ không lời, ngôn ngữ thị giác,…) bên cạnh
ngôn ngữ trong giao tiếp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
- Bƣớc đầu chỉ ra chức năng cơ bản của PTGTPNN trong hoạt động giao
tiếp cũng nhƣ vai trò thông tin của nó.
- Phân tích đƣợc bản chất tín hiệu của PTGTPNN, những yếu tố ảnh hƣởng,
chi phối việc sử dụng loại phƣơng tiện giao tiếp này trong hoạt động giao tiếp.
- Thiết lập đƣợc hệ thống danh sách ngôn ngữ cử chỉ của ngƣời Việt. Bƣớc
đầu chỉ ra ý nghĩa biểu hiện của chúng trên phƣơng diện tín hiệu học và ngữ dụng
học.
- Phần nào chỉ ra đƣợc sự khác nhau giữa các PTGTPNN dùng trong mỗi
quốc gia, dân tộc, mỗi nền văn hóa.
Một số vấn đề chƣa đƣợc xem xét hoặc xem xét chƣa kĩ nhƣ sau:
- Các tác giả chủ yếu xem xét PTGTPNN là các cử chỉ, điệu bộ, nét mặt –
mà chƣa quan tâm nhiều đến các yếu tố nhƣ sự thay đổi không gian tƣơng tác giữa
các nhân vật giao tiếp, các hành động nhân vật sử dụng trong quá trình giao tiếp,...
cũng có giá trị thông tin và chức năng trợ lời .

- Các tác giả chƣa đặt những PTGTPNN là cử chỉ, điệu bộ,… vào những
hoàn cảnh giao tiếp cụ thể để chỉ ra những sắc thái biểu cảm và nội dung thông tin
tinh tế của chúng.
- Các tác giả đã chỉ ra vai trò của PTGTPNN song chƣa thực sự đầy đủ và
sâu sắc.
- Chƣa có công trình nào nghiên cứu về PTGTPNN với tƣ cách là một
phƣơng tiện thể hiện những dụng ý nghệ thuật của nhà văn trong tác phẩm văn học
Việt Nam.
3. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là các PTGTPNN đƣợc các nhân vật sử
dụng trong những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể, đƣợc nhà văn miêu tả trong tác phẩm
văn chƣơng. Các tác phẩm đƣợc chọn khảo sát là một số tiểu thuyết và truyện ngắn
Việt Nam hiện đại mà trong đó các nhà văn thƣờng chú trọng miêu tả PTGTPNN
nhân vật sử dụng trong quá trình giao tiếp. Những tác phẩm này sẽ cho luận văn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
một nguồn tƣ liệu phong phú để tìm hiểu vấn đề. Thêm nữa, luận văn cũng có ý
chọn những tác phẩm gần gũi với nhà trƣờng phổ thông, đƣợc chọn giảng hoặc
đƣợc nhắc đến nhiều trong chƣơng trình Ngữ văn ở trƣờng phổ thông nhằm hƣớng
tới một mục đích của luận văn là để phục vụ cho quá trình giảng dạy. Cụ thể các
tác phẩm đƣợc chọn khảo sát gồm:
Bảng 2
STT tác giả tác phẩm thể loại
Năm
sáng tác
1.
Vũ Trọng Phụng
Giông tố tiểu thuyết 1936

2. Số đỏ tiểu thuyết 1936
3.
Nam Cao
Chí Phèo tiểu thuyết 1941
4. Lão Hạc truyện ngắn 1943
5. Sống mòn truyện ngắn 1944
6. Đôi mắt truyện ngắn 1948
7. Kim Lân Vợ nhặt truyện ngắn 1954
8. Lê Lựu Thời xa vắng tiểu thuyết 1984
9.
Ma Văn Kháng
Mùa lá rụng trong vườn tiểu thuyết 1985
10. Đám cưới không có giấy giá thú tiểu thuyết 1988
11. Nguyễn Minh
Châu
Chiếc thuyền ngoài xa truyện ngắn 1987
12. Bảo Ninh Nỗi buồn chiến tranh tiểu thuyết 1987 (?)

(Xuất xứ tác phẩm: xin xem thƣ mục tham khảo)
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Dựa trên tƣ liệu là các PTGTPNN đƣợc các nhân vật sử dụng và nhà văn
miêu tả lại trong các tác phẩm văn chƣơng, luận văn sẽ xem xét PTGTPNN trên
bình diện tín hiệu học – cái biểu hiện (mặt hình thức vật chất) và cái đƣợc biểu
hiện (ngữ nghĩa) cùng một số bình diện thuộc dụng học nhƣ chủ thể sử dụng, hoàn
cảnh sử dụng, đích giao tiếp… Khác với các nghiên cứu trƣớc đây, PTGTPNN sẽ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16
đƣợc đặt vào những tình huống giao tiếp cụ thể đƣợc miêu tả trong tác phẩm văn
chƣơng để phân tích.

Từ việc nghiên cứu PTGTPNN với tƣ cách là phƣơng tiện giao tiếp, luận
văn tìm hiểu những dụng ý nghệ thuật cuả nhà văn khi tập trung miêu tả cử chỉ,
điệu bộ, hành động,… của các nhân vật trong quá trình giao tiếp.
4. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
4.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn sẽ chỉ ra những đặc tính, ý nghĩa của PTGTPNN đƣợc miêu tả
trong các tác phẩm văn học và từ đó phát hiện dụng ý nghệ thuật của nhà văn khi
“gán cho” nhân vật các PTGTPNN ở những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu những khía cạnh lí thuyết làm cơ sở lí luận cho đề tài và xác định
đối tƣợng nghiên cứu.
- Chỉ ra các biểu hiện của PTGTPNN đƣợc sử dụng trong các tiểu thuyết và
truyện ngắn Việt Nam hiện đại đã đƣợc chọn là đối tƣợng nghiên cứu.
- Miêu tả, phân tích, đánh giá những biểu hiện của PTGTPNN đã thu thập
đƣợc.
- Chỉ ra những dụng ý nghệ thuật chính của các nhà văn khi miêu tả các
PTGTPNN của nhân vật trong tác phẩm của mình.
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phƣơng pháp miêu tả: Việc phân tích và tổng hợp nhằm chỉ ra các đặc
trƣng trong sử dụng PTGTPNN ở tác phẩm văn chƣơng
- Phƣơng pháp thống kê – phân loại: Phân loại PTGTPNN theo tiêu chí nhất
định, thống kê cụ thể các PTGTPNN trong một số trƣờng hợp cần thiết phục vụ
cho mục đích nghiên cứu
6. DỰ KIẾN ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
- Về mặt lí luận:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

17
Luận văn khẳng định thêm về sự phong phú, đa dạng và hiệu quả sử dụng
của PTGTPNN. Góp phần làm sáng tỏ hơn nữa PTGTPNN của ngƣời Việt về

phƣơng diện lí thuyết cũng nhƣ thực hành.
- Về mặt thực tiễn:
+ Luận văn có thể làm tƣ liệu tham khảo cho những ai muốn tìm hiểu
về PTGTPNN, giúp mọi ngƣời khi tham gia giao tiếp biết nên sử dụng những cử
chỉ, điệu bộ nào và tránh những cử chỉ điệu bộ không đẹp mắt, không phù hợp với
hoàn cảnh giao tiếp.
+ Luận văn có thể làm cơ sở cho phân tích cử chỉ, hành động,…của
nhân vật trong tác phẩm văn chƣơng.
7. CẤU TRÖC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tƣ liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn gồm
3 chƣơng:
- Chƣơng 1: Các phƣơng tiện giao tiếp phi ngôn ngữ đƣợc sử dụng trong
một số tiểu thuyết và truyện ngắn Việt Nam hiện đại nhìn từ bình diện Tín hiệu
học.
- Chƣơng 2: Các phƣơng tiện giao tiếp phi ngôn ngữ đƣợc sử dụng trong
một số tiểu thuyết và truyện ngắn Việt Nam hiện đại nhìn từ bình diện Ngữ dụng
học.
- Chƣơng 3: Vai trò của các phƣơng tiện giao tiếp phi ngôn ngữ đƣợc sử
dụng trong tác phẩm văn chƣơng.








Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

18





Chƣơng 1
CÁC PHƢƠNG TIỆN GIAO TIẾP PHI NGÔN NGỮ ĐƢỢC
SỬ DỤNG TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT VÀ TRUYỆN NGẮN
VIỆT NAM HIỆN ĐẠI NHÌN TỪ BÌNH DIỆN TÍN HIỆU HỌC
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT CÓ LIÊN QUAN
1.1.1. Về khái niệm “phƣơng tiện giao tiếp phi ngôn ngữ”
1.1.1.1. Hiện đã có nhiều công trình, bài viết tìm hiểu về loại phƣơng tiện giao tiếp
là cử chỉ, điệu bộ, song nhìn chung chƣa thấy có một định nghĩa cụ thể, đầy đủ về
loại phƣơng tiện giao tiếp này. Các tác giả mới chỉ nêu ra các tên gọi “cử chỉ điệu
bộ”, “ngôn ngữ cử chỉ”, “ngôn ngữ cơ thể”, “ngôn hiệu”, “hệ thống tín hiệu phi
lời”, “phƣơng tiện á ngữ học”, …và chỉ ra những gì thuộc về loại phƣơng tiện giao
tiếp này (nhƣ điệu bộ, vận động của tay, chân, nét mặt, tƣ thế, khoảng cách,…) chứ
chƣa đƣa ra một sự xác định đủ rõ cho khái niệm này.
Trong cuốn “Đại cương về ngôn ngữ học” [1], ở phần “Ngữ dụng học” Đỗ
Hữu Châu quan niệm “yếu tố kèm lời” và “yếu tố phi lời” là những tín hiệu thƣờng
xuất hiện cùng yếu tố ngôn ngữ trong những cuộc đối thoại và hiểu chúng nhƣ sau:
- Yếu tố kèm lời (paraverbal) là những yếu tố siêu đoạn tính nhƣng đi kèm với
yếu tố đoạn tính, đó là những yếu tố nhƣ ngữ điệu, trọng âm, cƣờng độ, độ dài,
đỉnh giọng.
- Yếu tố phi lời (non verbal) là những yếu tố không phải là những yếu tố kèm
lời đƣợc dùng trong đối thoại mặt đối mặt, đó là những yếu tố cử chỉ, khoảng
không gian tƣơng tác, những tiếp xúc cơ thể, tƣ thế cơ thể, định hƣớng cơ thể, vẻ
mặt, ánh mắt,… Đó còn là những tín hiệu âm thanh nhƣ tiếng gõ, tiếng kéo bàn, xô
ghế, tiếng huýt sáo, tiếng còi,… Những yếu tố trang phục, không gian thoại trƣờng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


19
cũng thuộc những yếu tố phi lời. Tác giả còn gọi đây là những “tín hiệu phi lời” và
nói rõ thêm:
+ Các yếu tố cơ thể - vận động đƣợc tiếp nhận bằng thị giác là những tín
hiệu xuất hiện trong hội thoại nhƣ: sự thay đổi cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, sự thay đổi
khoảng cách (không gian tƣơng tác), tƣ thế của những ngƣời trò chuyện trong quá
trình giao tiếp.
+ Các yếu tố tĩnh nhƣ diện mạo, trang phục…cung cấp thông tin về giới
tính, tuổi tác, dân tộc, thành phần xã hội, tính cách (“trông mặt mà bắt hình dong”)
của ngƣời đối thoại. Những thông tin này bƣớc đầu tạo ra thiện cảm hay gây ác
cảm ở ngƣời đối thoại. Những tín hiệu cung cấp thông tin về thoại trƣờng làm
thành điều kiện tiên khởi cho hội thoại.
Theo Đỗ Hữu Châu, những yếu tố phi lời cũng là một loại tín hiệu có
mặt trong các cuộc đối thoại, dùng làm phƣơng tiện giao tiếp, bên cạnh tín hiệu
ngôn ngữ.
Trong công trình “Nghiên cứu đặc điểm văn hóa ngôn ngữ cử chỉ của người
Việt”, Trần Thị Nga có đƣa ra một định nghĩa về ngôn ngữ cử chỉ nhƣ sau:
“Thuộc về ngôn ngữ cử chỉ điệu bộ của con ngƣời là tất cả những điệu bộ, cử
chỉ mà con ngƣời đã dùng một cách cố ý hay không cố ý trong khi giao tiếp với
ngƣời khác. Do tính độc lập và hiệu quả mạnh của phƣơng tiện này, nên khác với
các phƣơng tiện đi kèm khác trong giao tiếp, trong nhiều điều kiện cụ thể của giao
tiếp, cử chỉ, điệu bộ có thể dùng độc lập không có ngôn ngữ bằng lời đi kèm nhƣng
vẫn có nội dung tƣơng tự khi phải hiển ngôn hóa bằng lời. Chúng là những phù
hiệu trong hoạt động giao tiếp và luôn gắn liền với ngôn ngữ bằng lời.” [9,tr.19]
Cử chỉ, điệu bộ mang tính văn hóa, tạo thành hệ thống và đƣợc xác lập, đƣợc
quy ƣớc hóa cao.
Theo mục đích nghiên cứu của công trình trên thì có thể xem đây là một định
nghĩa tƣơng đối đầy đủ và phù hợp, bởi dựa vào định nghĩa có thể nhận diện đƣợc
ngôn ngữ cử chỉ, điệu bộ với những đặc điểm phản ánh đƣợc bản chất của loại
phƣơng tiện giao tiếp này nhƣ sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

20
- Là tất cả những điệu bộ, cử chỉ đƣợc con ngƣời dùng một cách cố ý hay
không cố ý trong khi giao tiếp với ngƣời khác.
- Cử chỉ, điệu bộ có thể dùng kèm ngôn ngữ hay có thể dùng độc lập, không
có ngôn ngữ bằng lời đi kèm nhƣng vẫn có nội dung tƣơng đƣơng một phát ngôn.
- Có tính phù hiệu (đƣợc quy ƣớc hóa cao).
- Mang tính văn hóa.
- Tạo thành hệ thống.
1.1.1.2. Tham khảo cách định nghĩa khái niệm của ngƣời đi trƣớc, dựa vào cách
hiểu về yếu tố phi lời (tín hiệu phi lời) của Đỗ Hữu Châu, căn cứ vào mục đích
nghiên cứu riêng của đề tài, trong luận văn này xin đƣợc dùng khái niệm “phương
tiện giao tiếp phi ngôn ngữ” với cách hiểu nhƣ sau:
Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ là các tín hiệu cơ thể - vận động có thể
tiếp nhận đƣợc bằng thị giác, thính giác, xúc giác, thƣờng xuất hiện trong quá trình
hội thoại, do con ngƣời cố ý hay không cố ý tạo ra, có tác dụng mang lại cho ngƣời
tiếp nhận một giá trị thông báo thay lời hoặc một giá trị thông báo bổ sung, kèm
lời.
Xin đƣợc làm rõ định nghĩa trên nhƣ sau:
a. Các tín hiệu cơ thể - vận động (xin đƣợc gọi sự thay đổi các cử chỉ, điệu
bộ, tƣ thế, khoảng cách,... nhân vật tạo ra trong quá trình giao tiếp là các tín hiệu
hay các yếu tố cơ thể - vận động nhƣ cách gọi của Đỗ Hữu Châu) đƣợc hiểu là
những vận động do các bộ phận cơ thể con ngƣời tạo ra trong quá trình giao tiếp,
có thể đƣợc tiếp nhận bằng thị giác, thính giác hay xúc giác. Tóm lại, đây là loại
phƣơng tiện xét trong sự đối lập với ngôn ngữ lời nói. Đó có thể là:
+ Những cử chỉ, điệu bộ, hành động, động tác con ngƣời tạo ra trong
quá trình hội thoại nhƣ: nháy mắt, cười, cau mày, nhăn trán, vỗ tay, vung tay,
đánh, đấm, tát,…
+ Những sự thay đổi về khoảng cách, tƣ thế của ngƣời tham gia hội

thoại - những yếu tố thuộc về không gian tƣơng tác nhƣ: đang ngồi bỗng đứng phắt
dậy, đang nằm bỗng bật dậy, tiến lại gần/lùi ra xa người đối thoại,...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

21
b. Các yếu tố cơ thể - vận động ấy có thể do con ngƣời cố ý hoặc không cố
ý tạo ra trong quá trình giao tiếp nhƣng có giá trị bổ sung cho lời.
Nhƣ vậy khái niệm PTGTPNN ở đây được quan niệm rộng, gồm cả những
tín hiệu cơ thể - vận động do con ngƣời chủ động (cố ý) tạo ra để làm phƣơng tiện
giao tiếp, chẳng hạn nhƣ gật đầu (đồng ý), lắc đầu (không đồng ý), bĩu môi (mỉa
mai),... – ý nghĩa của chúng đƣợc nhận ra ngay cả khi không có lời nói đi kèm, và
cả những yếu tố cơ thể - vận động vô ý thức của nhân vật nhƣng mang lại cho
ngƣời tiếp nhận (ngƣời đối thoại) một giá trị thông báo nào đó. Giá trị thông báo ấy
đƣợc ngƣời nghe suy ra từ thói quen, kinh nghiệm giao tiếp và bằng sự am hiểu về
văn hoá giao tiếp của cộng đồng. Cũng đƣợc xem xét là cả những yếu tố cơ thể -
vận động vô ý thức bởi nghiên cứu trên tƣ liệu là các tác phẩm văn chƣơng thì
những cử chỉ, điệu bộ, hành động ấy có thể là vô ý thức với nhân vật - chủ thể của
hành động nhƣng không vô thức với nhà văn, và nhà văn miêu tả chúng trong tác
phẩm thì không phải không có ý đồ nghệ thuật nào.
c. Khái niệm PTGTPNN đƣợc quan niệm có chỗ hẹp hơn khái niệm tín hiệu
phi lời của Đỗ Hữu Châu. Tín hiệu phi lời còn gồm các yếu tố tĩnh nhƣ diện mạo,
trang phục,... của ngƣời đối thoại và cả các tín hiệu vật chất nhƣ màu sắc, âm
thanh,... Những tín hiệu này cũng coi là phƣơng tiện giao tiếp không phải là ngôn
ngữ, song ở đây chƣa có điều kiện tìm hiểu. Thêm nữa, loại phƣơng tiện này trong
các tác phẩm văn chƣơng nhìn chung hiếm gặp.
d. Những yếu tố cơ thể - vận động có thể đƣợc con ngƣời tạo ra một cách cố
ý hoặc không cố ý (cử chỉ vô thức – ngoài ý thức của con ngƣời) theo thói quen.
Việc sử dụng các cử chỉ trong giao tiếp phần lớn là cố ý song ngƣời sử dụng
không cần thiết phải suy nghĩ lựa chọn lâu, cũng không ý thức thật nhiều về nó.
Các cử chỉ nhƣ vậy dần xuất hiện trong quá trình con ngƣời tham gia giao tiếp, sau

trở nên quen thuộc đến mức trở thành phản xạ tự nhiên. Ngƣời sử dụng biết ở
trƣờng hợp này, tình huống giao tiếp này, để diễn tả nội dung ý nghĩa này thì
phải/nên sử dụng cử chỉ này chứ không phải/không nên sử dụng cử chỉ kia. Thao
tác lựa chọn ấy diễn ra rất nhanh chóng, gần nhƣ đồng thời với phản xạ lời nói.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

22
VD1: “- Khoan, chƣa hết – Lý xua tay, tranh lời Phƣợng – (…)”[29,tr.15]
Cử chỉ xua tay trong ví dụ trên là nhân vật cố ý tạo ra
VD2: “- Có tin tức gì mới không, bác?
Luận cố làm cho ông già ra khỏi mặc cảm. Ông gãi cái cái cổ mƣớt mồ hôi:
- Dạ, chỉ có tin tức về giá cả thôi ạ. (…)” [29,tr.261]
VD3: “- Mời thủ trƣởng uống bia ạ.
Ông thƣờng trực lại vào, đặt một cốc chè tƣơi nữa lên bàn, mời ông Tổng
biên tập, rồi lại gãi gãi đầu đi ra”. [29,tr.262]
Ở ví dụ 2, 3, cử chỉ gãi đầu, gãi cổ của ông thƣờng trực không phải là cố ý,
mà là do thói quen, trong lúc bối rối, thiếu tự tin vì bị bắt gặp làm việc không chính
đáng ngƣời ta thƣờng một cách vô thức, sử dụng cử chỉ này. Nhờ cử chỉ này mà
nhân vật Luận “đọc” đƣợc tâm trạng bối rối, thái độ ngƣợng ngùng của ông khi bị
Luận bắt gặp đánh máy thuê trong giờ làm việc.
Việc phân biệt các cử chỉ, điệu bộ là do cố ý hay không cố ý tạo ra đôi lúc
không phải là dễ dàng. Cần nắm vững hoàn cảnh giao tiếp và thói quen giao tiếp,
tính cách nhân vật giao tiếp mới phân biệt đƣợc những cử chỉ điệu bộ này.
e. Thiết nghĩ, việc phân biệt các yếu tố cơ thể - vận động là cố ý hay không
không thật quan trọng bằng việc xét xem chúng có tạo ra đƣợc một giá trị thông
báo nào đó cho ngƣời tiếp nhận hay không. Khả năng đem lại giá trị thông báo là
đặc tính quan trọng khiến các yếu tố cơ thể - vận động có thể trở thành phương
tiện giao tiếp. Giá trị thông báo của PTGTPNN này có thể là do ngƣời nói cố tình
gửi tới ngƣời nghe, hoặc cũng có thể do ngƣời nói vô tình biểu lộ qua các cử chỉ
điệu bộ của mình. Giá trị thông báo đó có thể là thay lời hoặc bổ sung cho lời.

VD4: “- Thôi thì ác cũng đƣợc! Anh cứ trả lời thế đi!
San bàn nhƣ vậy bằng một giọng đùa. Thứ lắc đầu, cười. Cả hai cùng cho
rằng chẳng khi nào họ hèn đến nỗi dám dùng cái lối vừa bàn” [32,tr.227].
Cử chỉ lắc đầu, cười của nhân vật Thứ có giá trị thay lời. Đó là một lời từ
chối đề nghị của San, đồng thời Thứ cũng hiểu ý đồ đùa cợt của bạn.

×